Bốn mươi năm và bao nhiêu năm nữa?

 

Viết từ Sài G̣n

 

Nghĩa trang Biên Ḥa hiện nay

 

Bốn mươi năm, những vong linh mồ xiêu nấm lạc, không người nhang khói, bị bêu riếu bằng cái tên “mả ngụy” và người ta đă dày xéo không thương tiếc! Nghĩa trang Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa ở nhiều nơi đă thành khách sạn, công ty, dấu xưa chẳng c̣n ǵ.

 

Bốn mươi năm, những vong linh lang bạc ḱ hồ, không chốn nương náu bởi ḷng người lạnh nhạt và người ta măi say sưa trong cái gọi là "chiến thắng", đạp lên tất cả mọi giá trị của đối phương, kể cả giá trị làm người và giá trị làm ma!

Bốn mươi năm, tượng đài bị đập phá, công tŕnh, di tích bị đập phá, sách bị đốt, người bị nhốt, những bộ năo thi đậu thủ khoa đại học lại bị vất ra đường để bán cà rem, bán bánh ḿ, những bộ năo đỏ tuy không có chữ nào, học lớp ba lớp bốn trường làng lại được dán lên đó cái bằng tiến sĩ, bằng cao học… để lănh đạo đất nước!

 

Bốn mươi năm, khoảng thời gian đủ để vài thế hệ sinh ra, lớn lên, nhận lănh một nền giáo dục mà đến khi trường thành, sự sợ hăi, tính dối trá, giảo hoạt, ḷng ích kỉ và thù hận đă chi phối toàn bộ hành vi hằng ngày, chuyển hóa thành bản chất đeo đẳng bởi giáo dục nhà trường và tương tác xă hội.

 

Bốn mươi năm, dường như ḷng thù hận chưa bao giờ được xóa bỏ bởi chính sách phân biệt lư lịch trong các cơ quan nhà nước, cũng như tính ưu tiên cho những con cháu của đảng viên Cộng sản, dẫn đến hàng loạt bất công, phi lư và những người có ư thức xậy dựng tương lai cá nhân, xă hội phải rơi vào chỗ cô thế, bị khủng bố tinh thần bằng mọi giá.

 

Bốn mươi năm, mỗi dịp lễ hội, Tết, nhà cầm quyền Cộng sản vẫn không bao giờ quên mở những bài hát mà nội dung của nó ca ngợi đảng Cộng sản, đẩy Việt Nam Cộng Ḥa vào chỗ "giặc bán nước", “ngụy quân”, “ngụy quyền”.

 

Bốn mươi năm, đất nước không có chiến tranh Nam – Bắc nhưng số người chết bởi chiến tranh Campuchia, chiến tranh biên giới Việt – Trung nhiều gấp ba lần số người chết trong hai mươi năm chiến tranh Nam – Bắc, không có bắn nhau trong nội địa Việt Nam nhưng người Trung Quốc ngang nhiên bắn giết bộ đội Việt Nam trên biển, mặc dù vậy, đảng Cộng sản Việt Nam và đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn giao hảo với nhau, vẫn anh em “bốn tốt mười sáu vàng”.

 

Bốn mươi năm không có Tây, Mỹ nào "xâm lược" nhưng lănh thổ, lănh hải Việt Nam vẫn tiếp tục nhỏ lại, các cột mốc biên giới Việt – Trung vẫn tiếp tục dời lệch về phía Việt Nam, biển đảo tiếp tục mất dưới bàn tay Trung Cộng.

 

Bốn mươi năm “sống và làm việc noi gương bác Hồ vĩ đại”, người cán bộ Cộng sản đă tàn phá thiên nhiên, mọi nguồn tài nguyên cạn kiệt, đất đai hẹp dần, quyền sở hữu đất của người dân vẫn chưa có và tiếng kêu oan từ nhân dân mất đất vẫn kêu thấu trời xanh, chỉ có nhà cầm quyền là không nghe thấy.

 

Bốn mươi năm, những trí thức, văn nghệ sĩ, thanh niên yêu nước đă xuống đường biểu t́nh chống Trung Cộng và bị lực lượng công an Việt Cộng đàn áp, đánh đập, bắt bớ và dập tắt bằng mọi giá. Thậm chí có cán bộ công an đă hù dọa sẽ biến những cuộc biểu t́nh thành một “Thiên An Môn tại Việt Nam” hoặc chửi thề “tự do là cái con c.!” với những người biểu t́nh.

 

Bốn mươi năm, hệ thống nhà nước trở thành bộ máy tham nhũng khổng lồ và chạy rất nhịp nhàng trong cơ chế quyền lực phe nhóm của nó. Người dân trở thành thứ nô lệ gián tiếp nộp thuế để nuôi cái bộ máy tham nhũng, cái hệ thống quyền lực này.

 

Bốn mươi năm, người dân quen sống trong sợ hăi, ḱm kẹp và vô h́nh trung trở thành một thứ đảng viên Cộng sản không chính thức, lấy sự bợ đỡ quyền lực đảng, quyền lực nhà cầm quyền địa phương, quyền lực công an làm chỗ dựa mà tồn tại. Một ông hàng phở, một bà hàng xén sẵn sàng bỏ ra những đồng bạc ki cóp của ḿnh để đút lót cho quan lại địa phương để được ưu tiên một việc ǵ đó, kể cả ưu tiên cứu trợ lũ lụt, phục hồi nhà cửa hư hỏng sau thiên tai.

 

Điều đáng sợ nhất của thế giới tiến bộ và điều mà người Cộng sản mong mỏi nhất cũng đă đến, đó là sự tê liệt trong các tế bào xă hội, sự khiếp nhược cũng như sự dốt nát trong văn hóa ứng xử của người dân. Điều này vốn là một thứ ǵ đó quá đáng sợ với thế giới tiến bộ nhưng lại là thành tựu của kẻ độc tài, chỉ có một mặt bằng dân trí ngu đần, sợ sệt và tê liệt mới đảm bảo ngôi vị lâu dài của kẻ độc tài.

 

Và một khi mà phần đông, nói khác là đại đa số nhân dân thỏa hiệp, sợ sệt, đội trên đạp dưới để tồn tại, liệu đảng Cộng sản đă thành công thực sự? Không, điều đó hoàn toàn không phải là một sự thành công của đảng Cộng sản mặc dù họ muốn thế!

 

Tham vọng của đảng Cộng sản là tham vọng độc tài, độc tôn lănh đạo đất nước. Nhưng với một đất nước què quặt, kém tiến bộ, thiếu văn hóa, liệu họ sẽ nói dối và đứng trên đôi nạng thế giá đến bao giờ trước công luận quốc tế, trước những yêu cầu của thế giới tiến bộ?

 

Chắc chắn, người Cộng sản phải trả giá về việc này, bất luận như thế nào. Bởi lẽ, sau bốn mươi năm, người ta có mù cũng dễ dàng nhận ra tuy về mặt địa lư không phân biệt Nam – Bắc, không có đường ranh giới vĩ tuyến 17 nhưng về mặt tâm thức, sự phân biệt Nam – Bắc bởi do phân chia quyền lực, những đặc quyền đặc lợi cũng như sự khác biệt giữa "văn hóa" Cộng sản nằm ḷng miền Bắc với văn hóa Tư Bản trứng nước miền Nam đă đẩy hai lối sống về hai phía.

 

Điều này không nằm trong mong muốn của nhân dân nhưng đó là sự tiếp nhận thụ động cũng như cơ chế phản kháng rất tự động của con người trong tiến tŕnh trưởng thành của mỗi người. Sự sai lầm lớn nhất của đảng Cộng sản sau bốn mươi năm chiếm cả hai miền Việt Nam chính là sự phân biệt đối xử, phân chia đặc quyền đặc lợi cho phe nhóm trong nội bộ đảng CS, và nói láo quá lâu, xem thường sự hiểu biết của nhân dân.

 

Chắc chắn, người Cộng sản cũng như chế độ Cộng sản phải trả giá cho điều này, khó mà trốn vào đâu được. Bởi bốn mươi năm, con số đủ trưởng thành cho một đứa trẻ từ lúc lọt ḷng mẹ cho đến nay cũng như đủ trưởng thành cho một xă hội mặc dù tính cách của xă hội đó có lệch lạc cỡ nào th́ sự thật vẫn đập vào mắt thiên hạ. Chính sự thật sẽ cất lên tiếng nói của nó! Đó là tài sản có được sau bốn mươi năm! Và bao nhiêu năm nữa?

 

Ngày 8/1/2015

Viết từ Sài G̣n

 

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính