Tiếng sáo Trương Chi

 

Uyên Sồ

 

 

 

 “Đêm nay thu sang cùng heo may. Đêm nay sương lam mờ chân mây. Thuyền ai lờ lững trôi theo ḍng. Như nhớ thương ai chùng tơ ḷng”…

 

Thưa nhạc sỹ tài hoa nhưng yểu mệnh Đặng Thế Phong, con thuyền đang “lờ lững trôi theo ḍng” kia là của một chàng ngư dân. Tên chàng là Trương Chi.

 

 Đó là một “con thuyền không bến”. Gọi như thế là v́ chàng ngư dân này  lúc th́ ở đây, lúc th́ lại đến một nơi khác, thoắt hiện, thoắt biến. Chàng cứ ngày tháng ung  dung tự tại giữa trời nước mênh mông. Chẳng có chi trói buộc mái chèo của chàng cả.

 

 Người đời vốn dĩ thích sự trói buộc nên mới đặt định ra bến băi. Họ đâu biết rằng những bến băi kia là mầm mống phát sinh đau khổ.

 

Trăm năm đành lỗi hẹn ḥ,

Cây đa bến cũ con đ̣ khác đưa.

 

Thuyền về có nhớ bến chăng?

Bến th́ một dạ khăng khăng đợi thuyền.

 

Những đợi những mong rồi  những khắc khoải trách hờn. Cái ṿng luẩn quẩn ấy chẳng khác chi mũi kim nhọn xuyên thấu trái tim con người  khiến cho những ḍng lệ phải tuôn ra. Ấy thế mà con người nào đâu đă tỉnh, cho nên bến băi cứ măi măi tồn lưu.

 

C̣n chàng ngư dân Trương Chi  th́ thênh thang sông nước ngược ngược xuôi xuôi. Nơi chàng  không có bến băi nào hết. Chân trời góc bể bn phương luôn luôn là tiếng mời gọi chan chứa mặn nồng và thủy chung  miên viễn.

 

Lênh đênh sóng nước, nhưng chàng chẳng hề cô đơn v́ bên chàng lúc nào cũng có một người bạn tri kỷ: cây sáo trúc. Tiếng sáo của chàng thanh thoát. Nó lăng đăng như mây trời ngày tháng phiêu du. Nó ngọt ngào như mật ong rừng nguyên thủy. Nó là bàn tay mềm mại d́u hồn người vào cơi mộng có hoa muôn sắc, có bướm muôn màu, có giàn hợp xướng diệu kỳ của muông chim.

 

Tiếng sáo  phù thủy của chàng khiến những cánh cửa sổ lầu son khuê các không thể then cài  kiêu mị. Người ta thấy những đôi mắt  ươn ướt xa xăm bên cửa sổ.

 

Tiếng sáo mang vị  thơm ngọt của lúa  trổ đ̣ng đ̣ng trên những cánh đồng bát ngát dưới ánh trăng làm thổn thức bao trái tim thôn nữ..

 

Chàng ngư – dân – nghệ - sỹ  nào hay  nào biết. Chàng vẫn thản nhiên đặt sáo trúc lên môi mỗi hoàng hôn.  Giữa bầu trời đêm thanh tĩnh, chàng đắm hồn trong cung bậc bổng trầm của thanh âm. Mái chèo buông lơi. “Lướt theo chiều gió, một con thuyền theo trăng trong…”. Con thuyền đi… Đi măi…

 

Rồi, không hiểu do nguyên cớ nào mà bóng dáng chàng- ngư-dân-nghệ-sỹ  Trương Chi bng biệt tăm. Những cánh cửa sổ lầu son khuê các nghẹn ngào khép lại. Những vạt áo nâu non ngẩn ngẩn ngơ ngơ.

 

Có những tiếng sầm ś nổi lên. Người th́ nói Trương Chi đă lạc vào một động tiên như Từ Thức ngày nào. Có kẻ lại bảo: tiếng tiêu của chàng đă khiến một cô con gái của một vị quan đại thần sinh bệnh v́ tương tư. Vị quan đă cho mời bao nhiêu là lương y tài giỏi đến chữa bệnh cho cô con gái yêu, nhưng thảy đều bó tay. Cuối cùng, có một vị lương y kia t́m ra được bệnh của cô, nên đă bảo với gia chủ nên gọi chàng ngư - dân-nghệ-sỹ đến cho cô gặp mặt th́ cô mới hết bệnh. Quả nhiên, khi gặp mặt người trong mộng th́ cô gái khỏi bệnh. Cô khỏi bệnh và vỡ mộng. Bởi chàng có dung mạo xấu xí quá..

 

Từ lúc  gặp mặt mỹ nhân th́ tiếng sáo của chàng không c̣n hồn nhiên thanh thoát nữa. Nó trở nên day dứt, nặng nề ngàn cân v́ “ai oán thương ai tàn mơ màng”. Từ đó, thế gian mới bảo nhau rằng chàng đă  nằm sâu dưới đáy  nước mang theo dung nhan diễm tuyệt của giai nhân.

 

Đấy là miệng lưỡi thế gian- thứ lưỡi không xương nhiều đường lắt léo. Có thể nào tin được chăng?  Tin hay không tin th́ tiếng sáo vi vu huyễn hoặc kia cũng đă  mai một với thời gian. Và ngày hôm nay không c̣n ai biết đến sự hiện hữu của một thiên tài đă một thời đi vào ḷng người  bằng tiếng sáo trúc huyền thoại.

 

Các làng chài ven biển miền Trung đang trong thời kỳ tang chế. Ngày cũng như đêm khắp nơi nơi vang lên tiếng khóc nỉ non, ai oán.  Y tang trắng toát cà một vùng rộng lớn. Già, trẻ, lớn, bé…con mắt trũng sâu. Những tấm thân cằn cỗi  trông chẳng khác nào những thân cây héo quắt héo quơ giữa trời nắng hạn. Tiếng khóc kéo dài  từ nhà ra tới bờ biển, rồi lại từ bờ biển đi vào trong nhà. Những thân  cây khô liêu  xiêu, vật vờ như những cô hồn không chốn đầu thai.

 

Trên băi biển, những chiếc tàu đánh cá nằm chỏng chơ, mặc cho nắng mưa  tha hồ làm mưa làm gió trên tấm thân tàn phế của chúng. Chúng bỗng dưng trở nên những ngôi mộ hoang. Chủ nhân của chúng hoặc đă bỏ thân ngoài khơi xa, hoặc bị bắt đem đi đến một nơi nào đó. Thủ phạm của những chết chóc kinh hoàng đó không ai ngoài các “tàu lạ” và “người lạ”. Không ǵ phi lư hơn việc giữa khi anh đang miệt mài kiếm sống trên mảnh đất của ḿnh mà bị những kẻ “ lạ mặt” hùng hổ xông vào bắn giết một cách tàn bạo và dă man. Ấy vậy  mà chẳng tiếng nói phản kháng nào hết. Ngay cả gọi đích danh kẻ thù cũng không. “Tàu lạ”,  “người lạ”. Một cách miễn cưỡng  và chiếu lệ cho qua chuyện. Thế thôi. Và thế là “Tàu lạ” và “Người lạ” cứ mặc sức tung hoành trên mặt biển quê hương như chỗ không người. Mà không người thật. Ôi! Thảm thương thay!  Ở đầu thập niên của thế kỷ 21 này mà mảnh đất mang tên Việt Nam tứ bao nhiêu thiên niên kỷ  lại trở thành mảnh đất hoang vu đến như vậy. Và thế là xác ngư dân Việt lènh bềnh ngoài khơi như những xác vô thừa nhận. Và thế là máu ngư dân Việt ngầu đỏ cả biển Đông..

 

Trên mảnh đất hoang vu này, người dân vạn chài chỉ c̣n biết than khóc cho thân phận cái kiến con sâu của họ chứ biết làm ǵ bây giờ? Khi nào “Tàu lạ” và “Người lạ” c̣n nghênh ngang ngất ngưởng ngoài kia th́ tiếng khóc của họ vẫn c̣n âm ỉ. Chừng nào “Tàu lạ” và “Người lạ” c̣n làm mưa làm gió trên biển quê ta th́ chết chóc vẫn c̣n bao phủ những làng chài Việt Nam.

 

Trong bầu không khí u sầu ngạt thở đó, vào một buổi hoàng hôn, bỗng nhiên người ta nghe có tiếng sáo trúc vang lên. Người người ngó nhau ngơ ngác. Những dấu hỏi liên tiếp hiện ra. Không có câu trả lời.

 

Tiếng sáo nghe năo nuột đến đứt ruột vỡ gan. Nó làm cho cả những ghè đá cũng phải ứa lệ. Sóng biển thôi ŕ rào. Trong oán than tiếng sáo, người ta thấy vất va vất vưởng oan hồn các ngư dân.

 

Dân vạn chài cảm thấy được ủi an phần nào v́ đă có người đến chia sẻ nỗi đau mất mát. Họ hướng mắt ra khơi xa để t́m chủ nhân tiếng sáo. Nhưng chẳng trông thấy ǵ cả. Chắc đây là một vị thần linh. Họ th́ thào với nhau. Dù người phàm hay thần thánh, họ vẫn thầm cám ơn tiếng sáo. Nó vỗ về. Nó băng bó những vết thương ḷng.

 

Tiếng sáo là đề tài duy nhất trong các bữa ăn, trong  những lần gặp mặt. Sầu muộn đă vơi đi phần nào trong ánh mắt. Thay vào đó là nỗi niềm đợi mong mỗi khi hoàng hôn xuống. Những cặp mắt lung linh hướng ra biển đợi chờ thứ âm thanh huyền nhiệm và huyền diệu.

 

Những ánh mắt của các vị trưởng lăo th́ có vẻ đăm chiêu hơn. H́nh như các cụ có một thứ linh cảm nào đó. Thứ linh cảm này thoạt tiên chỉ là một thứ cảm giác mơ mơ hồ hồ, nghi nghi hoặc hoặc. Rồi, với thời gian, nó trở nên rơ nét dần lên. Những câu chuyện thần tiên cổ tích mà các cụ được nghe thời ấu thơ bắt đầu trở về trong trí nhớ. Mặc dù  không c̣n minh mẫn như hồi thanh xuân, nhưng các cụ vẫn hết sức cố gắng đi t́m cho bằng được câu giải đáp cho sự việc lạ kỳ đang xảy ra nơi các làng chài này. Thế rồi, vào một buổi nọ, các cụ đồng loạt vỗ trán và đồng thành kêu lên : “Đúng rồi! Đúng rồi! Đúng rồi!”. Mắt các cụ sáng lên rỡ ràng. Bờ môi  dúm dó của các cụ bỗng chốc trở thành những nụ hồng rực rỡ.

 

Sau đó, các con cháu làng chài biết được tên chủ nhân của tiếng sáo trúc kia. Trương Chi. Sự buồn đau tạm thời lùi đi dành chỗ cho sự thích thú về chàng ngư dân nghệ sĩ thuở xa xưa. Không hiểu tại sao mà trong ḷng mỗi người vạn chài đều nảy sinh một niềm hy vọng, nhất là các cụ trưởng thượng.

 

Đêm nay là đêm rằm. Mặt trăng tṛn trĩnh nằm vắt vẻo trên bầu trời. Ánh trăng  quấn quyện những giải khăn sô và ôm ấp những tiếng khóc than u uất. Màu trắng của y tang được bàn tay điệu nghệ của nữ họa sỹ Hằng Nga dệt thành một bức tranh  có một không hai của nhân loại. Khách thưởng ngoạn cảm nhận một luồng khí lạnh chạy dài suốt cột sống lưng và lan tỏa khắp châu thân. Giữa đêm trường mà mồ hôi tuôn đổ như giữa trưa hè nắng hạn.

 

Trong màn đêm tang tóc ấy, tiếng sáo trúc lại cất lên. Nó ấm ức. Nó tức tưởi. Nó cào xé trái tim con người.

 

Bỗng im bặt tiếng sáo. Những cặp mắt đỏ hoe nh́n nhau và đồng hướng về phía khơi xa. Vắng ngắt. Lặng tanh. Một bầu không khí vô cùng nặng nề bao phủ làng chài. Những vành khăn sô chấp chới chấp chới…Thời gian như ngưng đọng. Đêm đă vào khuya.

 

Đột nhiên tiếng sáo lại vang lên. Vang lên đúng lúc để ngăn chặn tiếng thở dài thất vọng của dân làng. Lần này, nó  không tức tưởi, không u uất nữa. Người ta cảm nhận được một trận cuồng phong đang ào ạt đổ xuống. Cái khối u sầu và căm phẫn ngàn cân bấy lâu đè nặng cơi ḷng dân vạn chài được trận cuồng phong kia  cuốn trôi khiến những bờ môi he hé nụ cười.

 

Lần này tiếng sáo trúc không bay là là trên mặt biển, không vuốt ve từng đụn cát,  không ôm ấp từng mái nhà. Nó vút bay lên tận chín tầng mây rồi đổ ập xuống như những đợt sóng thần. Rồi dân vạn chài thấy ở ngoài khơi xa những đám lửa ngùn ngụt bốc lên từ thân những con “tàu  lạ” cùng những tiếng nổ long trời lở đất.

 

Dân vạn chài ôm nhau nhảy múa khi từng… chiếc từng chiếc… ch́m sâu đáy đại dương. Những giải khăn sô được tung lên không trung. Chúng quấn quyện vào nhau và lả lướt lượn bay như những áng mây trời.

 

Khi những đốm lửa cuối cùng tan biến trên mặt biển th́ dân vạn chài dập d́u nhau khiêu vũ theo tiếng sáo trúc đặt d́u, êm ả. Tiếng sáo trúc nhỏ dần… nhỏ dần… nhỏ dần… rồi mất hút cuối chân mây. Phía non đoài,   mảnh trăng rằm chênh chếch.

 

Đêm đó, các làng chài im ắng. Nhà nhà ch́m sâu trong giấc điệp. Một giấc ngủ thật an b́nh. Những ác mộng từ đây sẽ chỉ c̣n là quá khứ…

 

 

Uyên Sồ

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính