Một ngày dài như thế kỷ.
Truyện ngắn
Uyên Sồ
Một ngày bắt đầu bằng một buổi sáng.
Buổi sáng bắt đầu từ thời điểm nào th́ c̣n tùy thuộc vào hoàn cảnh địa lư, hoàn cảnh kinh tế, hoàn cảnh sức khỏe và tuổi tác…
Ở thôn quê, buổi sáng bắt đầu bằng tiếng gà gáy. Đó là tiếng chuông đồng hồ báo thức chưa hề sai chạy và đă có từ hàng ngh́n năm. Khi gà cất tiếng gáy th́ lần lượt ánh đèn từng nhà được thắp sáng. Trong thứ ánh sáng lù mù đó, sinh hoạt của ngày mới bắt đầu. Không tiếng kêu ca, không lời phiền trách. Người ta chấp nhận như một lẽ tất nhiên là phải thế; như một định luật tuần hoàn không thể đảo ngược.
Ở chốn kẻ chợ th́ buổi sáng bắt đầu không bằng một dấu chỉ cố định như nơi thôn dă. Nó đa dạng như vốn dĩ bản chất đa tạp của nó.
Đó có thể là tiếng rao hàng của một chị bán hàng rong luồn lỏi trong từng ngơ ngách của các khu chung cư. Đó có thể là tiếng xe ba gác máy nổ śnh sịch của một người đàn ông chuyên chở mối cho mấy bà bán rau, bán cá. Đó cũng có thể là tiếng lịch kịch mở cửa của một quán cà-phê đầu một con hẻm trong xóm lao động… Thôi th́ hằng hà sa số tiếng động báo hiệu một ngày mới bắt đầu.
C̣n đối với những người “thất thập cổ lai hy” th́ ngày mới đă bắt đầu từ sớm lắm. Sớm hơn hết mọi người.
Sau một đêm dài, mở mắt ra, nh́n thấy mọi người mọi vật chung quanh th́ lúc ấy mới biết là ḿnh hăy c̣n sống. Buổi tối, sau khi đă nằm trên giường cũng mới biết ḿnh đă an toàn thoát khỏi mọi biến loạn của kiếp nhơn sanh.
Cho dù là đôi mươi phơi phới hay lụ khụ vật vờ th́ ngày mới đến vẫn đem lại một niềm hy vọng. Hy vọng là viên thuốc dưỡng sinh tối cần thiết cho con người. Thiếu nó, người ta sẽ héo hon như cây thiếu nước.
Hôm nay, theo đúng quy luật tuần hoàn của tạo hóa, một ngày mới lại bắt đầu. Mặt trời lên đem theo hy vọng ngút ngàn trong mọi con tim. Và thế là người ta hăm hở lên đường.
Thế nhưng, những bước chân hăm hở kia bỗng chốc chựng lại. Những cặp mắt đầy ắp niềm tin yêu thoáng chốc tối sầm. Nụ cười tắt ngấm. H́nh như đang có một sự bất thường xảy ra.
Không phải là h́nh như mà là sự thật. Một sự bất thường đă thực sự xảy ra. Nỗi hăi sợ bao phủ lên muôn người muôn vật. Càng lúc nỗi hăi sợ càng tăng… tăng… tăng… để trở thành sự kinh hoàng. Không ai tin vào mắt ḿnh nữa. Tất cả đều đảo lộn. Mọi thứ đă thay đổi. Một sự đổi thay đến chóng mặt. Một sự thay đổi không ngờ. Người ta có cảm giác như đang đứng trước một thửa đất vừa được cày xới. Cày xới vội vă. Cày xới cẩu thả. Những nhát cày tàn nhẫn phá nát mảnh đất màu mỡ và hứa hẹn.
Trời không mưa, không băo mà con người lạnh cóng run rẩy. Những ánh mắt hoảng loạn đẩy xô những bước chân vô hồn. Đi về đâu? Đi đến đâu? Chẳng ai h́nh dung được. Vô trật tự hoàn toàn. Tất cả như đang bị chụp vào trong một cái lưới.
Những cái bảng tên đường thường ngày không c̣n nữa. Thay vào đó là những tấm bảng lạ hoắc lạ hươ. Không ai hiểu được những ḍng chữ viết trên đó. Có phải là chữ không? Chữ nước nào?
Faq D́n’ Fùq – Fan C’u C’in’- Quye64q Wi Min’ Xai- Qô Wi N’iệm….
Tên các cơ quan nhà nước cũng vậy.
Ủy Baq N’aq Zâq Wan’ Fo- Bện’ Việq N’i Dồq 2- Sâq Bay Tâq Sơq N’ất- C’ườq C’uq Họk Ko Sở Fam Văq C’iêu….
Những tiếng “Trời ơi!” thống thiết kèm theo nước mắt giàn giụa. Thế nhưng, Trời ở xa quá nên con người chỉ c̣n biết trút giận lên những đồ vật vô tri tội nghiệp.
Tại trường học, trong tiết Sử, học sinh thấy trên bảng ghi hàng “ chữ”:
Kuok xáq c’iến c’ốq quân Quyêq sâm lượk
Và trong tiết văn học, các em cũng thấy trên bảng ghi:
Qam Kuok Sơq Hà:
Qam kuok sơq hà Qam Dế Ku
Tiệt qiên dịn’ fận tại wien wu
N’ư hà qịk lỗ lai sâm fam
N’ữ dản’ hành xan wu bại hư
Học sinh nhốn nháo. Các em hỏi thầy cô giáo:
- Chữ ǵ vậy, thưa thầy cô?
- Chữ nước nào thế, thưa thầy cô?
Thầy cô lúng túng măi mới lắp bắp trả lời:
- Chữ nước ta đó, các em ạ.
Tức thời học sinh la ó:
- Không phải. Không phải. Không phải chữ Việt Nam.
- Không phải bất cứ một thứ chũ nào trên thế giới này.
Thầy cô đỏ mặt và lại càng lúng túng hơn:
- Chữ nước ḿnh thật mà, nhưng là tiếng Việt cải cách.
Tiếng Việt cải cách! Tiếng Việt cải cách! Tiếng Việt cải cách! Hahahahaha… Những cái cặp sách được tung lên…Và học sinh ùn ùn kéo nhau ra khỏi lớp, rồi ra khỏi trường. Vừa đi vừa la hét: “Tiếng Việt cải cách! Tiếng Việt cải cách! Tiếng Việt cải cách! Hahahahahaha…”. Và thế là các trường đều phải đóng cửa.
Tại các bệnh viện th́ t́nh h́nh lại gay go và tồi tệ hơn. Các bênh nhân và người nhà bệnh nhân vây kín các bác sĩ, các y tá và các văn pḥng để hỏi về bệnh t́nh của họ: “ Tôi bị bệnh ǵ thế? Tôi bị bệnh ǵ thế? Người nhà tôi bị bệnh ǵ vậy? Thuốc này uống như thế nào? …” Cảnh tượng chẳng khác nào cái chợ trời khổng lồ. Bác sĩ, y tá và nhân viên bệnh viện phải chui vào các pḥng và đóng chặt cửa lại. Thế là la hét. Thế là đập phá. Cuối cùng bệnh viện phải đóng cửa. Tất cả những giao dịch xă hội khác cũng chịu chung số phận..
Đường phố lúc này càng lúc càng kẹt cứng. Người và xe cộ chen chúc. Ngược xuôi lẫn lộn v́ chẳng ai biết đường mà đi mà về. Tiếng la, tiếng thét, tiếng khóc… kết thành một mớ ḅng bong khổng lồ. Âm thanh của chúng làm nên sức mạnh của một quả bom tấn, mạnh hơn tiếng sấm tiếng sét.
Bỗng chốc xuất hiện những tấm biểu ngữ với hàng chữ: “Tiếng ta c̣n, nước ta c̣n”. Đủ mọi kích cỡ. Đủ mọi màu sắc. Có tấm được viết bằng hàng chữ in đậm ngay ngắn. Có tấm chữ viết nguệch ngoạc, chứng tỏ nó được hoàn tất một cách vội vă và chủ nhân có thể c̣n rất nhỏ tuổi..
Tiếng la thét, khóc lóc không c̣n nữa. Thay vào đó là là tiếng vỗ tay đồng loạt cùng với tiếng hô long trời lở đất: “Tiếng ta c̣n, nước ta c̣n”.
Mặt trời bắt đầu đi vào giấc ngủ mà đường phố vẫn người đông như kiến. Đường cũ lối xưa t́m hoài chẳng thấy. Nhà cửa quê quán nơi mô lần măi không ra. Bất ưng thành chim mất tổ thành kẻ lưu dân. Oái oăm kể sao cho xiết. “V́ ai gây dựng cho nên nỗi này?”.
Những tấm biểu ngữ càng lúc càng tăng thêm. Và hầu như trên tay mỗi người đều có một tấm. Biểu ngữ được giương cao nhất như có thể. Và tiếng hô vẫn dơng dạc, vẫn mạnh mẽ, vẫn cứng cỏi: “ Tiếng ta c̣n, nước ta c̣n”.
Rồi mặt trời đi ngủ thật sự.
Đám lưu dân vẫn bập bềnh như loài lục b́nh trên ḍng sông vô định.
Rồi mặt trời thức giấc. Có lẽ đêm qua mặt trời không thể yên giấc v́ tiếng thét gào của gần một trăm triệu con tim: “Tiếng ta c̣n, nước ta c̣n”. Gần một trăm triệu cánh tay không ngừng mạnh mẽ và dứt khoát vung lên. Trong bầu khí ngùn ngụt lửa ấy th́ hỏi ai có thể làm ngơ? Và v́ thế mặt trời đành phải trở ḿnh thức dậy.
Một ngày mới lại bắt đầu. Hy vọng ǵ chăng? Một chút như hạt cát cũng chẳng ma nào dám mơ.
Thế nhưng, khi mặt trời đủng đỉnh lên cao th́ người ta bỗng la lớn: “Nh́n ḱa! Nh́n ḱa!” Sự ǵ đă xảy ra thế nhỉ? Lạ lùng làm sao! Gần một trăm triệu con mắt đều sửng sốt. Mơ chăng? Người nọ đánh vào người kia để thử xem có phải là đang ch́m đắm trong mộng không. Những cái véo, cái tát mạnh đă xác định rằng đó chính là sự thật một trăm phần trăm. Và thế là, cứ như thể đang trong tiết tập đọc của lớp Một, gần một trăm triệu cái miệng đồng thanh:
Phan Chu Trinh Nguyễn Công Trứ Chu Mạnh Trinh Trần Nhật Duật… Lạng Sơn Ḥa B́nh Lai Châu Quảng B́nh Quảng Trị Phan Thiết Biên Ḥa B́nh Dương Châu Đốc Long Xuyên Cà Mau…
Khi tiếng thước gơ nhịp trên bảng của cô giáo vừa ngưng th́ một cơn địa chấn mạnh hàng trăm độ Richter nổi lên; “Nhà tôi ḱa!” “Phố tôi ḱa!” “Làng tôi ḱa!”…Và thế là rùng rùng chim bay về tổ. Đàn chim miệt mài sải cánh mà bên tai vẫn nghe rơ mồn một tiếng vó ngựa dồn vang của đạo quân Lư Thường Kiệt:
Nam quốc sơn hà Nam Đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Nương theo tiếng vó ngựa kiêu hùng đó, trên bầu trời xanh lơ lững thững những áng mây trắng, hằng hà sa số con diều đang ra sức đua tài khoe sắc. Tiếng sáo diều vi vu quấn quyện với tiếng hát vượt thời gian của nữ danh ca Thái Thanh
“Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi!
Mẹ hiền ru những câu xa vời
À ơi! Tiếng ru muôn đời.
Tiếng nước tôi! Bón ngh́n năm ṛng ră buồn vui
Khóc cười theo vận nước nổi trôi, nước ơi!
Tiếng nước tôi! Tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi
Thoắt ngh́n năm thành tiếng ḷng tôi, nước ơi!
Tôi yêu tiếng ngang trời
Những câu ḥ giận hờn không nguôi
Nhớ nhung hoài mảnh t́nh xa xôi
Vững tin vào mộng đẹp ngày mai…”
Trong tổ ấm vừa giành lại được, đàn chim nghe ḷng bồi hồi xao xuyến. Từng chữ, từng câu, từng nốt nhạc là ngọn lửa ấm áp t́nh người, là ánh sáng soi đường cho những bước chân đi tới. Tự nhiên, những giọt lệ nóng hổi lăm dài trên má…
SÀI G̉N trong cơn băo số 16
Uyên Sồ