Tàu xuất cảng vũ khí?

 

Trần Lư

 

 

 BBC News tiếng Việt, ngày 13 tháng 11, 2024 có bài viết khá ’giật gân’:

   ”Những vũ khí khiến thế giới ngỡ ngàng tại Triển lăm Hàng không Trung Quốc 2024”

 

   Tựa đề bài viết, có lẽ là một ’tuyên truyền khen ngợi vũ khí Tàu? Thế giới nào ngỡ ngàng? Mỹ, Âu châu, Nga(?) hay.. Phi châu? Cambodia..!

 

   Trần Lư xin gửi đến quư thân hữu thích các chủ đề vũ khí, vài nhận định và phân tích.

 

   BBC News nhấn mạnh đến “Tiêm kích tàng h́nh J-35” và “Trực thăng nâng cấp Z-20’, rồi tên lửa chống đạn đạo HQ-19.. Chiến đấu cơ tàu sân bay J-15..

  Những mô tả kiểu quảng cáo được BBC News mô tả.. đều những tin tức’ “xưa rồi” mà các bài viết chuyên môn về vũ khí trên Jane’s Defence, Military News đă nhiều lần phân tích từ thập niên qua..Khả năng của J-35 đă được tŕnh bày, mổ xẻ trong nhiều bài trên AirForce, Combat Aircraft.. và dĩ nhiên là.. không ai ‘ngỡ ngàng’!

 

 

Trung Cộng đă dùng Triển lăm Hàng Không Zhuhai (Châu Hải) 2024 làm dịp quảng cáo cho các loại máy bay ‘tối tân’ do họ chế tạo và sắp chế tạo (bằng các mô h́nh), để bán ra thế giới, cạnh tranh với..Nga và Ấn (v́ không so sánh được với máy bay Mỹ và Tây Âu; hơn nữa khi mua máy bay Mỹ c̣n phải được Quốc hội Mỹ chuẩn thuận!)

 

   Tàu là một trong các nước xuất cảng vũ khí chính của thế giới (xếp hạng 4). Việc xuất cảng vũ khí của Tàu được tập trung bán cho vài quốc gia và vài khu vực trên thế giới: Trong thời gian từ 2019-2023 ( Tàu chiếm 8% thị trường vũ khí toàn cầu ); 85% số lượng vũ khí xuất cảng của Tàu là đến vài quốc gia Á châu; riêng Pakistan mua  đến 61%

 

  Vũ khí Tàu như súng nhỏ, súng hạng nhẹ..rất được ưa chuộng do giá rẻ và được bán rộng răi đến rất nhiều quốc gia Phi châu đang có tranh chấp nội bộ (như Angola, Ethiopia, Tchad..) Á châu như Myanmar, Pakistan, Sri Lanka..)  Các nhóm phiến quân Ả rập tại Trung Đông (Iraq, Yemen)..tiêu thụ nhiều súng đạn do Tàu sản xuất..

 

 

  • Một số .. nhận định của các khách hàng tửng mua vũ khí Tàu.

   Một số quốc gia mua và dùng vũ khí Tàu (không kể súng đạn cá nhân) đă có những nhận xét rất tiêu cực, nhất là về các chiến cụ cỡ lớn, quan trọng như máy bay chiến đấu, drones, và cả xe tăng, chiến hạm..!

 

1- Tàu rất yếu kém về quản trị và theo dơi cùng khách hàng, trong kỹ thuật buôn bán vũ khí. Bán rồi.. xem như xong? Nhiều khách hàng mua vũ khí (loại lớn) của Tàu đă than phiền và phải tỏ ra thất vọng. Thương vụ buôn bán vũ khí loại lớn, của Tàu đang bị sụt giảm (Tàu mong sẽ vực được dậy, sau khi giới tiêu thụ chê vũ khí Nga kém hữu hiệu trong chiến tranh Ukraine?). Lư do quan trọng nhất để các quốc gia phải ‘suy xét’ khi mua vũ khí Tàu là do phẩm chất kém (thành kiến sẵn về sản phẩm ’made in China’), không đúng như quảng cáo, và bỏ mặc khách mua, sau khi đă giao hàng và thu tiền, không theo dơi các trục trặc của hàng đâ giao..

 

2- Jordan là một trường hợp điển h́nh về thất vọng của khách sau khi mua vũ khí Tàu. Jordan (2017) mua và nhận 6 chiếc drones vũ trang CH-4B do Tàu chế tạo và chỉ sau 1 năm sử dụng đă phải đ́nh động và đưa ra bán. Quốc gia láng giềng Iraq, 8 trong 20 chiếc này bị rơi không rơ lư do; Algeria, cũng có 3 chiếc rơi..

 

   Drones vũ trang này, từng được Tàu hănh diện là thành quả ‘xuất sắc’ của Công nghiệp vũ khí, ngang hàng với các drones Mỹ, nhưng đă cho thấy chỉ  là đồ ‘dỏm’ (fad). Các khách hàng từng mua drones Tàu nay quay sang Thổ Nhĩ Kỳ!

 

     Jordan, từ 2014, đă xin mua Drones vũ trang (UAV) Predator XP của Mỹ, nhưng bị từ chối, dù Mỹ đă bán loại này cho UAE.

 

    Drone CH-4B của Tàu , theo quảng cáo, thuộc loại Medium Altitude, Long Endurance (MALE) UAV, có khả năng hoạt động đến 1000km, bay 40 giờ liên tục, trang bị các hệ thống cảm ứng hồng ngoại (IR) và camera điện quang (electro optical), mang được các phi đạn AKD (air to ground) do Tàu chế tạo.

 

     Theo tài liệu kỹ thuật Tàu công bố, th́ CH-4B có khả năng tương đương với drone Predator của Mỹ? và c̣n vượt qua Predator do các kỹ thuật điện tử Tàu.. tối tân hơn!

 

 

  Tàu sản xuất khoảng 500 drones này và bán được 200 chiếc cho nhiều quốc gia Phi châu trong đó Congo ( 9 chiếc), Nigeria, Maroc, Ai cập..; các nước Ả rập vùng Vịnh  như Saudi Arabia. Á châu có Indonesia (6); Myanmar (12); Pakistan (khoảng 24 chiếc)

 

3- Nhiều quốc gia từng mua các vũ khí (lớn) của Tàu, đă ngừng mua, bỏ dở các hợp đồng đă đặt hàng. Danh sách các quốc gia này theo SIPRI (Stockholm International Peace Research Institute) gồm cả Algeria, Ai cập, Iran (?), Sri Lanka..

 

Tổng thương vụ xuất cảng vũ khí của Tàu sụt giảm 23% trong thời gian 2018-2022, so với 2013-2017.

 

 

4- Hơn 80% tổng số lượng vũ khí xuất cảng của Tàu là bán cho các nước Á châu; 17% bán cho các nước Phi châu và số c̣n lại bán cho vài nước Trung và Nam Mỹ. Khoảng 60% được bán cho 3 quốc gia chính: Pakistan, Bangladesh và Myanmar .Đa số các quốc gia mua vũ khí Tàu là do giá rẻ, rẻ hơn khá nhiều khi so với vũ khí Phương Tây, đồng loại (?) và cũng rẻ hơn vũ khí Nga..

 

 

5- Vấn đề nan giải, không được giải quyết là bảo tŕ sau khi bán hàng: 

  • Bangladesh đă gặp trở ngại, sau khi mua của Tàu các phi cơ huấn luyện K-8, phi cơ chiến đấu F-7 và Hệ thống phi đạn pḥng không FM-90. Bộ binh Bangladesh gặp trở ngại với xe tăng MBT 2000 của Tàu; Bangladesh đă mụa 45 hệ thống phóng phi đạn (Multi launch Rocket systems) của Tàu và nay đă phải thay thế bằng 36 hệ thống khác làm tại Thổ..Hải quân mua chiến hạm (frigates) hiện không sử dụng được?

 

Hongdu JL-8 hay K-8 Light attack/trainer

 

K-8 của KQ Pakistan dùng động cơ Honeywell TF731-2A turbofan (Mỹ)

  • Myanmar gặp trở ngại khi mua các phi cơ chiến đấu JF-17 (do Tàu thiết kế, Pakistan lắp ráp từ các linh kiện do Tàu cung cấp)

   

JF-17 hay FC-1 (Tàu) là phi cơ phản lực chiến đấu hạng nhẹ, cộng tác chế tạo giữa Tàu và Pakistan, nhằm thay thế cho các phi cơ hạng nhẹ mà Pakistan đang có như A-5C (F-5), F-7/PG, Mirage..hết hạn sử dụng. JF-17 c̣n có tham vọng cạnh tranh với F-16 của Mỹ. Pakistan đă chế tạo được 175 chiếc, trong đó 160 chiếc dành cho KQ Pakistan; Iraq (đặt mua 12); Myanmar (15 chiếc, đang đ́nh động..) Tàu không dùng loại này, nhưng nhận làm trung gian, bán loại lắp ráp tại Pakistan!

 

 

6- Pakistan là quốc gia quan trọng nhất đă mua và sử dụng vũ khí Tàu cũng đang gặp nhiều trở ngại. Không quân Pakistan (PAF) là lực lượng KQ quan trọng nhất, đang dùng phi cơ chiến đấu do Tàu chế tạo (không kể KQ Tàu). PAF cũng là quốc gia ngoại quốc duy nhát xài phi cơ chiến đấu Tàu J-10. Pakistan đă phải mua J-10 sau khi không thể mua các linh kiện thay thế cho các F-16 cũ của Mỹ!

 

   

Chengdu J-10 Mănh long là phi cơ phản lực chiến đấu đa nhiệm, do Tàu chế tạo từ 2002,  khoảng 600 chiếc và được KQ Tàu và Pakistan sử dụng (2020). Dựa theo thiết kế bỏ dở của Phi cơ Lavi (Do Thái), Lavi phát xuất từ một dự án căn bản F-16. (Xem thêm phần hàng nhái cuối bài)

 

PAF, từ chối mua trực thăng tấn công CAIC Z-10 của Tàu để đổi sang mua các T129 ATAK của Thổ..

   

Các phi cơ cảnh báo điện tử AWAC mua của Tàu, thường xuyên bị hư hỏng, ngưng hoạt động , và khi muốn chuyển sang thành phi cơ vận tải cũng không khá hơn?

   

Lục quân Pakistan cũng gặp những trở ngại với các trang bị mua của Tàu, nhất là các xe tank mới VT-4; Pakistan than phiền về các Hệ thống pḥng không do Tàu cung cấp và luôn cần đến các chuyên viên bảo tŕ Tàu giúp

 

         

Xe tăng hạng nặng VT-4, 52 tấn, dự trù sản xuất từ 2017, để xuất cảng, khởi đầu lắp động cơ Đức, sau đó dùng động cơ do Ukraine sản xuất. Trang bị đại bác 125mm..Chưa có khách hàng,ngoại trừ Nigeria (6 chiéc) và Thái Lan (62 chiéc), Algeria đang đặt mua?

 

Hải quân Pakistan không hài ḷng với Hệ thống FM-90 của Tàu gắn trên các chiến hạm (frigate) lớp Zulfiqar do Pakistan tự đóng, đă không thể hoạt động  ngoài biển, v́ các hệ thống pḥng không và điện tử khác do Tàu chế tạo, thiết đặt trên chiến hạm.. không dùng được?

 

           

Frigate lớp Zulfiquar (F-22P) là loại frigate, gắn phi đạn hướng dẫn đánh mục tiêu, đa nhiệm, hiện hoạt động trong HQ Pakistan. Chiến hạm được đóng theo mẫu chiến hạm Tàu lớp 053H3. HQ Pakistan có 4 chiếc; 3 đóng tại Xưởng đóng tàu Hudong/Zhonghua; 1 đóng tại  KS&EW, Karachi. Pakistan; trọng tải 3100 tấn;  123m x 13.8m x 3.76m; trang bị phi đạn cùng các hệ thống quân sự khác  do Tàu chế tạo.

 

7- Thái nhận một Chiến hạm loại đổ bộ, do Tàu chế tạo Type 071E, không gắn các cảm ứng điện tử , cùng các hệ thống vũ khí Tàu, nên tránh được các trục trặc, Thái thay vào đó bằng các hệ thống điện tử và vũ khí của Phương Tây.. dù phải chi phí nhiều hơn..

 

Xin đọc thêm về Vụ khí Tàu trong bài: “Vũ khí Tàu: hàng giả và hàng nhái”

https://dconnect.co.jp/friend/tranly/l/09HangNhai/index.html

   (Cũng xin mời đọc tiếp bài riêng về các phi cơ chiến đấu Tàu ‘rao bán’ tại Triển Lăm Hàng Không Zhuhai 2024).

 

 

Trần Lư

11-2024

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính