Chuyện thời sự: BRICS và Giải trừ sử dụng đồng Đô la MỸ

 

Trần Lư

 

 

   

Phiên họp thượng đỉnh lần thứ 16 của Tổ chức BRICS đă diễn ra tại Kazan (Nga) từ ngày 22 đến ngày 24 tháng 10, 2024. Phiên họp này được Giới Truyền thông thế giới chú ư theo dơi, ngoại trừ Mỹ.. v́ đang tập trung vào Cuộc Bầu cử Tổng Thống sắp đến.

   

Thông tấn Reuters tóm lược các diễn tiến:

  • Chủ tịch Tàu, Tập và Thủ tướng Ấn, Modi đă gặp riêng nhau và chỉ hai ngày sau khi New Delhi loan báo là Ấn và Tàu đă đạt được một thỏa thuận nhằm giải quyết cuộc đối đầu quân sự đă kéo dài 4 năm về vấn đề biên giới tại Himalaya.

  • Rất nhiều Nhà lănh đạo của các Quốc gia trên thế giới tham dự: Tổng thống Nga, muốn chứng minh là mưu toan của Phương Tây nhằm cô lập Nga do Chiến tranh Ukraine bị thất bại, nên đă mời các Nguyên thủ quan trọng như Tập, Modi cùng gần 20 vị khác kể cả Tổng thống Thổ Tayyip Erdogan và..Tổng thư kư LHQ Antonio Guterres.. đến tham dự (dù không có vai tṛ ǵ trong BRICS)

  • Các Quốc gia chờ gia nhập: Putin cho biết trên 30 quốc gia đang chờ để được xét gia nhập BRICS (trong đó có VN), tuy nhiên hiện nay chưa có chi tiết nào về việc BRICS sẽ được mở rộng.

  • Chiến tranh Ukraine: Các nhà lănh đạo BRICS có nêu vấn đề Ukraine với Putin qua nhiều phát biểu và khuyến cáo, nhưng chưa thấy dấu hiệu có hy vọng cuộc chiến sẽ chấm dứt.

  • Đồng tiền BRICS: Khối BRICS tiên đoán, ảnh hưởng của Khối sẽ gia tăng và phác họa những kế hoạch chung, từ trao đổi hàng hóa (nông sản với dầu hỏa) đến việc t́m ra một hệ thống thanh toán vượt biên giới.

   

Ngoài các mục tiêu ngoại giao, Hội nghị BRICS 2024 có thể được xem như có hai mục đích chính:

  • Địa chính trị (các Quốc gia lănh đạo BRICS gồm Tàu, Nga và Ấn t́m các đồng minh và tạo các ảnh hưởng địa chính trị..). quy tụ các quốc gia có khuynh hướng chống Tây phương thành một ‘khối’ đối cực?

  • Tài chánh (Chống sư khuynh đảo của Đồng Đô la Mỹ, Mỹ dùng đô la và hệ thống tài chính thế giới hiện hành để áp đặt cấm vận lên các nước thù nghịch)

   

Xin gửi đến Quư vị những nhận định về kế hoạch và kết quả “Tài chánh” trong Phiên họp BRICS 2024.

 

   

BRICS và Kế hoạch tài chính giải trừ Dollar Mỹ

   

De-dollarisation, theo định nghĩa ‘tài chính’ là làm giảm và loại bớt vai tṛ của đồng USD trong các liên hệ quốc tế. De-dollarisation được đo lường bằng việc tạo ‘thay đổi’, giảm được phần vụ của USD trong nhiều lĩnh vực sinh hoạt toàn cầu, bao gồm việc dùng USD làm đồng tiền dự trữ quốc tế (reserve), vay mượn ngân hàng liên quốc, thế chấp bảo trợ cho các món nợ liên quốc,  và chi trả trong các giao dịch tài chánh (transaction)..

 

VOA News ngày 26 tháng 10, 2024 đưa tin:

                  “BRICS’s de-dollarisation agenda has a long way to go”

   

Các nhà lănh đạo BRICS, đặc biệt là Putin và Tập đă nhiều lần cùng lên tiếng, sẽ cộng tác để đưa ra một phương thức chi trả trong giao thương, mà không tùy thuộc vào đồng USD.

     “Tuyên bố có vẻ quá đơn giản, nhưng thực hiện lời tuyên bố có vẻ không dễ?”

   

Trong Phiên họp Thượng đỉnh 2024, các đại biểu Brazil, Nga, Ấn, Tàu và Nam Phi đă bàn thảo về phương thức thiết lập một hệ thống thay thế cho SWIFT (hiện là hệ thống duy nhất cho việc chi trả quốc tế và Nga hiện đang bị loại khỏi SWIFT, từ khi khởi động cuộc chiến xâm lăng Ukraine 2022). Nga đang rất ‘tích cực’ trong việc này.

   

Putin tuyên bố: “Chúng ta (BRICS) cần t́m một khả năng mở rộng các phương thức dùng đồng tiền riêng của mỗi quốc gia, đặt các tiêu chuẩn mới cho các thỏa ước buôn bán liên quốc, và tạo các ‘phương tiện cần thiết’ để giúp cho việc giao thương (giữa các quốc gia BRICS) được “an toàn và thuận tiện”;

   

Putin đề nghị thêm: “BRICS cần nghiên cứu một kế hoạch sắp xếp việc chi-trả với sự công tác của các Ngân hàng trong khối!”.

   

Các Quốc gia ‘đối nghịch với Mỹ’ (trong Khối) hưởng ứng lời kêu gọi của Putin nhưng các quốc gia khác, có vẻ không mặn mà với ư kiến của Putin? (Tập và Modi.. không gấp v́ hiện đang dùng trao đổi cách thương mại song phương với Nga,  Nga nhận việc trả tiền dầu thô bằng đồng Yuan Tàu và đồng rupi Ấn. Nga đang bán cho hai nước này với giá chiết khấu khá cao..)..Iran hăng say nhất v́ đang bị ảnh hưởng khá nặng do cấm vận của Mỹ!

    

Sau 2 ngày bàn thảo, các bộ trưởng tài chánh BRICS, trong Tuyên cáo KAZAN, cũng chỉ đề nghị một kế hoạch mơ hồ mang tên BRICS-Cross Border Payment Initiative (BCBPI) đề nghị liên kết các Ngân hàng của các quốc gia trong Khối, giúp giải quyết việc chi trả thương mại giữa các quốc gia.. với nhau? và Kế hoạch này lại do tự nguyện và không buộc phải thi hành (voluntarily & non-binding)

   

Các Chuyên viên ngân hàng, ngay trong khối BRICS, cũng nghi ngờ là khó có thể thành lập được một hệ thống chi-trả  ‘quốc tế’ (dù chỉ giới hạn trong các hệ thống ngân hàng của các nước BRICS) thay thế được cho  SWIFT, v́ có rất nhiều khó khăn kỹ thuật và yểm trợ khó vượt nổi trong việc điều hành! Vấn đề căn bản là “Làm cách nào để ứng phó với sự biến động tiền tệ (currency fluctuations) trong Hệ thống chi trả BRICS khi được lập ra”? Nếu Hệ thống mới này vẫn phải dùng USD như một đồng tiền bản vị (reference currency)!  và  mục tiêu ‘vượt khỏi ṿng kiềm tỏa’ của USD.. không c̣n nữa?

     

Brazil tuy đi xa nhất: Đề nghị thiết lập một đồng tiền chung cho BRICS! nhưng kế hoạch này có vẻ không tưởng, khi không thể t́m ra một tiêu chuẩn tài chính ‘chung’ mà ngay các nước ‘Anh Hai” trong nhóm như Tàu, Ấn, Saudi.. đều không sẵn sàng. Tàu không muốn đồng Yuan làm đồng tiền chung! c̣n Nga th́ ‘lực bất ṭng tâm’!

     

Bộ Trưởng Ngân Khố Mỹ Janet Yellen, điều trần trước Ủy Ban Tài chánh Hạ viện Mỹ (tháng7-2023) nói rất rơ.. Chính sách cấm vận của Mỹ đă.. xúi các nước (bị và bị đe dọa cấm vận) t́m các cách né tránh bằng dùng một đồng tiền khác hơn USD! Mỹ càng dùng cấm vận làm một vũ khí chính trị.. th́ sẽ càng có thêm các quốc gia gia nhập.. BRICS!

  • Thái độ của vài Hội viên BRICS

  BRICS được tạm chia thành 2 nhóm:

  • Nhóm 5 hội viên sáng lập: Brazil (B), Nga (R), Ấn độ (I), Tàu (C) và Nam Phi (S)

  • Nhóm 4 hội viên mở rộng, mang tên BRICS +:  Ai cập, Ethiopia, Iran, UAE;  (Saudi Arabia, tuy được mời nhưng chưa là hội viên chính thức).

(Argentina cũng được mới  (trong đợt mời thêm 6 nước + ) nhưng từ chối.

   

Ngoài Nga, Iran..do các quyền lợi riêng, có những thái độ ‘quyết tâm’ giải trừ việc sử dụng USD..Tàu ‘nửa chừng’, Ấn Độ và Saudi Arabia lại ‘miễn cưỡng..Các hội viên khác có ‘tiếng’ nhưng lại không có ‘miếng’?

 

 

1- Ấn Độ:

   

Ấn là một hội viên sáng lập,  quan trọng của Khối BRICS, những kết quả muốn đạt được đều cần đến sự đồng thuận của Ấn. Lo ngại lớn nhất là Ấn rút khỏi BRICS!

   

Về vấn đề ‘giải trừ đồng USD, các Nhà kinh tế Ấn đưa ra các nhận định :

   

Nhóm BRICS không có chung một ‘nhu cầu khẩn cấp’ hay một ‘nghị tŕnh’ để làm suy yếu Mỹ (?) và cũng không có một cơ cấu đủ vững chắc để thực hiện được các phương án đề ra. Đồng tiền BRICS, nếu có, chỉ có thể được trao đổi giới hạn trong nhóm quốc gia chỉ chiếm có 24% tổng GDP của thế giới và cũng chỉ chiếm 16% giao thương toàn cầu, nên không thể ‘hạ’ nổi đồng USD v́ giá trị kinh tế của đồng BRICS lại không đồng đều cho mọi quốc gia trong Nhóm?

   

Đồng USD đă đạt được vị trí dùng làm tiền tệ dự trữ toàn cầu, không do Chính quyền Mỹ áp đặt trên bất kỳ quốc gia nào!

   

Vị trí  của đồng tiền được chấp nhận làm tiền dự trữ, sẽ mất đi khi đồng tiền này bị mất giá liên tục, bị mất khả năng chi trả (insolvency) và khi giá trị ṛng (net worth) xuống mức ‘âm’ (negative)

   

(Đồng Yen Nhật là một ví dụ: Nhật đă từng muốn ‘quốc tế hóa’ đồng Yen trong giao thương toàn cầu, bằng thiết lập thị trường giao dịch và viện trợ cho các nước nghèo bằng đồng Yen, nhưng không thành công, khi  Kinh tế Nhật bị ngưng trệ vào 1990s).

 

 

Ấn độ, dù cho có thể sẽ có lợi khi dùng ‘đồng BRICS’, nhưng sẽ vẫn dùng USD hơn là đồng Yuan trong giao thương với thế giới! (Về geopolitics, Ấn có những đường hướng khác với các quốc gia trong khối  BRICS và c̣n chống đối hẳn với Tàu).

 

Về kinh tế, khi chọn ‘ngưng xài USD’, Ấn sẽ gặp:

  • Phí tổn gia tăng trong các chuyển  đổi (transaction) quốc tế khi buôn bán với các quốc gia ngoài BRICS. Giao thương bằng USD có lợi điểm kinh tế thuận tiện hơn là bằng các loại tiền tệ khác.

  • Đầu tư của Ấn ra ngoại quốc sẽ phải bỏ vốn tăng cao hơn tại các thị trường toàn cầu vẫn c̣n dùng USD làm căn bản giao thương.

  • Khả năng cạnh tranh của các Công ty Ấn tại thị trường toàn cầu sẽ bị giới hạn khi..Ấn không dùng USD..

 

2- Nga

 

Quốc gia tổ chức Kỳ họp Thượng đỉnh 2024, tại Kazan, đặt ‘kỳ vọng’ vào kết quả sẽ đáp ứng được các nhu cầu của Nga:

  • Về kinh tế, BRICS sẽ giúp Nga ‘phá ṿng vây’ cấm vận của Mỹ và NATO

  • Về địa chính trị, giúp Nga ra khỏi t́nh trạng đang bị cô lập do xâm lược Ukraine..

   

Là nước chủ nhà, Phái đoàn Nga tham dự kỳ Họp rất hùng hậu: Ngoài TT Putin, c̣n có BT Quốc pḥng Andrei Belousov (hy vọng kinh tế Nga khi được vực dậy, sẽ phục vụ cho nhu cầu quốc pḥng); BT Tài chánh Anton Siluanov; Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Elvira Nabiullina (được chú ư v́ thường không tháp tùng Putin trong các cuộc công du ra nước ngoài). Bà Nabiullina được xem là có vai tṛ quan trọng trong kế hoạch de-dollarisation của Nga..

 

Mục tiêu chính yếu của Nga là cần tiến hành thật sớm kế hoạch de-dollarisation toàn cầu, phá vỡ được ‘vũ khí cấm vận’ của Mỹ mà Nga đang phải chịu (cùng Iran..).. Tuy ‘De-dollarisation’ trong giao thương ‘giữa quốc gia’ song phương như Nga-Tàu, Nga-Ấn  vẫn diễn ra nhưng.. không đủ để Nga vực lại nền kinh tế ‘petropolitics’ bị Mỹ  phá sập!

 

3- Brazil

 

Khi tham gia việc thành lập BRICS, Brazil hy vọng có cơ hội củng cố vị trí, thành một cường quốc mới trỗi dậy, vượt được t́nh trạng tŕ trệ kinh tế từ nhiều thập kỷ qua, xích  lại gần và mở rộng được giao thương với Tàu.

   

Tuy nhiên, tuy là hội viên BRICS nhưng Brazil đă ‘không’ được hưởng các ‘lợi ích’ mong muốn, và trải qua các thời TT từ Lula de Silva (thiên tả), Michel Temer (2016-18) đến Bolsonaro..Brazil đă nhận ra là  BRICS, với Putin chỉ muốn là một đối trọng với G-7; Khi Argentina từ chối tham dự, các quốc mới gia nhập (BRICS+) đă biến khối thành  một Tổ chức ‘Chống Tây phương’ do Tàu giật dây (khi thêm Iran, Ethiopia..)

 

Để giữ vị thế ‘trung dung’ v́ c̣n quá nhiều liên hệ với Mỹ, Brazil hầu như  không chú trọng đến de-dollarisation..v́ thật sự không có lợi cho chính kinh tế Brazil?

 

 

4- Nam Phi

   

Nam Phi, quốc gia.. nghèo nhất trong 5 hội viên sáng lập, được mời.. v́ Nga và Tàu chỉ muốn Tổ chức có một đại diện của Phi châu!  Nga và Tàu muốn dùng Phi châu để tạo một đối trọng với Phương Tây. Nam Phi không có.. tiếng nói trong vấn đề de-dollarisation, v́ không có ǵ để nói và tiếng nói cũng không có giá trị về kinh tế..

 

5- Tàu

 

Quốc gia ‘tối quan trọng’ này hiện lại ‘chưa sẵn sàng’ để tiến hành các kế hoạch de-dollarisation v́ các lư do rất phức tạp (Xem bài riêng vè China and De-dollarisation)

 

6- Các Quốc gia ‘mới’ gia nhập’ (BRICS+)

 

Nhóm 4 quốc gia mới gia nhập, có mặt tại BRICS 2024 kỳ này có Ai cập, Iran, Ethiopia và UEA; Chỉ 2 nước lưu tâm đến vấn đề de-dollarisation  là Iran và UAE.

 

A- Iran, Quốc gia mong ước có ngay lập tức ‘de-dollarisation’, để thoát ‘ách’ cấm vận’ cực kỳ ‘tàn bạo và hữu hiệu’ của Mỹ! Iran là  đồng minh ‘chí cốt’ của Nga trong việc thúc đẩy.. de-dollarisation’. Iran đă từng phải trao đổi dầu hỏa để lấy nông sản mà không thể dùng USD; Iran cũng phải dùng Thổ làm trung gian nhận chi trả tiền bán dầu bằng vàng và đồng Euro (Mỹ đă bỏ trừng phạt do vi phạm cấm vận đối với Ấn, để Ấn mua dầu thô Iran). Ước vọng của Iran là có ngay Đồng BRICS!

 

     

Trong Kỳ họp Kazan, nhóm BRICS cũng bàn thảo về việc phát hành một ‘đồng tiền BRICS (theo mẫu trên) đặt tên là đồng ‘UNIT”, dùng kim bản vị, như một đồng tiền thay cho USD. Dự án đang được nghiên cứu và chưa thực hiện (in đọc Bài riêng về kế hoạch này)

 

B- UAE (United Arab Emirates), hội viên mới, một quốc gia trong Gulf States Council=GCC ( nhóm gồm cả Saudi Arabia, Iraq..) có thể có những vai tṛ trong tương lai, với tiến tŕnh giải trừ USD.  UAE và Saudi đang thử nghiệm sử dụng một loại tiền ‘Central bank digital’ trong các giao dịch liên quan đến Dầu-Khí. Năm 2019 Saudi và Ngân hàng Trung ương Emirati đă thử Kế hoạch Aber, thăm ḍ phương thức dùng một loại tiền độc nhất, dual-issued digital currency (tiền ảo do hai nước cùng nhau thiết lập riêng) để thanh toán giữa các ngân hàng dưới sự điều hành của họ. Năm 2022 UAE tham gia kế hoạch thử nghiệm mBridge, kế hoạch này do Bank for International Settlements BIS) khởi xướng, Ngân hàng này có những liên lạc với các Ngân hàng Trung ương và những ngân hàng thương mại Tàu. Kế hoạch thử nghiệm liên kết giữa các ngân hàng Tàu, HongKong, Thái Lan và UAE. Thử nghiệm này tuy không phát triển được, nhưng có thể tạo nền tảng cho việc giao dịch thương mại từng khu vực giới hạn mà không dùng đến USD?. Tuy nhiên, các nước GCC, đặc biệt là Saudi, cho thấy, họ chưa sẵn sàng tham gia  tiến tŕnh giải trừ USD, ngay trong giao thương nội bộ về các vấn đề dầu khí của nhóm. Nhóm GCC c̣n đang mua vũ khí Mỹ, trả bằng USD (!)

  • Hội nghị BRICS 2024 có kết quả thực tiễn ǵ?

   

Hội nghị BRICS 2024 bế mạc với một Bản tuyên cáo 38 trang (Tuyên ngôn Kazan) đề cập đến nhiều vấn đề thời sự: từ việc Cải cách Hệ thống tiền tệ thế giới (reform UNSC) và các Cơ cấu Bretton Woods, đến các vấn đề Chính trị chung như Thay đổi khí hậu, Đa dạng sinh học (biodiversity) và Bảo tồn môi trường (conservation)..

   

Phần kinh tế được chú trọng nhất,  ‘ghi nhận’ là có những tiến bộ từng bước trong việc thành lập các Cơ cấu nội bộ BRICS, như Interbank Cooperation Mechanism,  vấn đề cross-border payment, xác định là  các nước hội viên BRICS có sự đồng tâm và  ‘tin cậy’ lẫn nhau?

   

Những mỹ từ của bản Tuyên Ngôn, không đem lại những kết quả  thực tiễn, đáp ứng được kỳ vọng của Nga về cả chính trị lẫn kinh tế.

   

Riêng về mục đích De-dollarisation th́ cho thấy con đường c̣n rất xa (a long Road)

“Vai tṛ của đồng USD vẫn c̣n thật quan trọng trong thời gian sắp tới, dù cho một số quốc gia và một số ‘khối giao thương’, đă bắt đầu không dùng USD trong giao dịch xuất-và-nhập cảng hàng hóa (cross-border payment). Các phương thức trao đổi song phương này, khi tiếp diễn, chắc chắn sẽ làm giảm bớt vai tṛ của USD..Nhưng vai tṛ của USD như một medium in exchange (đồng tiền trung gian trao đổi) một unit of account(đơn vị tài chính trong tài khoản) và một store in value(đồng tiền có giá trị lưu trữ) vẫn c̣n ngự trị trong một thời gian dài sắp đến..

   

Sự kiện rơ rệt ‘không thể chối bỏ’ là UDS vẫn c̣n được sử dụng như một phương tiện chi-trả trong giao dịch thương mại tại nhiều khu vực trên thế giới, do lư do chính, trên thực tế là USD vừa có khả năng thanh toán rộng răi và vừa có vai tṛ ‘ làm neo =anchor’, bảo đảm vững chắc để làm nơi dựa của Hệ thống giao thương toàn cầu..

   

Nói cách khác USD sê vẫn c̣n tiếp tục được sử dụng rộng tại nhiều nơi trên thế giới với lư do là  USD đă được thế giới tin tưởng từ trên 70 năm, được xem như có nền tảng bảo đảm vững chắc, dù cho TT Nixon đă tách USD khỏi kim bản vụ từ 1971, chấm dứt thời kỳ Bretton Wood, và dù Hoa Kỳ cũng đă từ bỏ các thỏa ước về Petrodollars với Saudi Arabia,  từ khi đạt được ‘độc lập về năng lượng”.

   

USD hiện được giới đầu tư toàn cầu (kể cả Tàu và Nga) xem là một nơi trú ẩn an toàn ‘safe haven’ mỗi khi thế giới xảy ra khủng hoảng tài chính!

 

USD có bị.. suy yếu trong tương lai.. không phải do BRICS mà chính là do sự suy yếu của kinh tế Mỹ..

 

 (Xin đọc tiếp ‘Tàu, BRICS và đồng Yuan trong khả năng de-dollarisation?)

Mời đọc các bài viết về BRICS của Trần Lư: Brics 2024 – Trần Lư

 

 

Trần Lư 11-2024    

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính