Viết Sách

 

Trần Công Lân

 

 

Thời Việt Nam Cộng Ḥa (VNCH) th́ sách là tài liệu hiếm quư. Người viết (hay dịch) rất ít. Đề tài thưa thớt. Giá trị của sách cũng không có bao nhiêu v́ người đọc sách, điểm sách c̣n ít hơn. Sách ngoại quốc cũng hiếm chỉ có tại các sứ quán hay thư viện lớn và người có khả năng đọc bằng ngoại ngữ không có nhiều. Từ khi ra nước ngoài th́ thư viện có khắp nơi, quận hạt (county) nào cũng có. Tuy nhiên đọc sách th́ dễ, lựa sách mới khó. Bạn muốn biết cái ǵ? Để làm ǵ cho cuộc đời bạn? Mục đích của tác giả là ǵ khi viết như vậy? Dư luận phê b́nh, phản ứng ra sao (bạn có theo dơi không?).

 

Thường là đọc sách để trau dồi kiến thức, khi có kiến thức rồi th́ bạn làm ǵ với nó? Giống như đi học để có kiến thức chuyên môn kiếm việc làm nhưng đọc sách c̣n giúp xây dựng con người bạn v́ kiến thức chuyên môn chưa đủ để gọi là “làm người”. Thế nhưng biến cố 30/4/75 đẩy người Việt tỵ nạn khắp nơi.  Qua cơn khủng hoảng và được định cư th́ một số các nhân vật lănh đạo VNCH viết hồi kư. Một phần kể lại kinh nghiệm, một phần chạy tội và kể tội người khác. Một số sách VNCH được in lại và nền văn hóa hải ngoại phát triển trong cộng đồng Việt Nam (CĐVN) khắp nơi.

 

Nhưng sau 50 năm th́ lớp người VNCH tàn lụi dần mang theo văn hóa VNCH. Sách, tài liệu c̣n đó nhưng không có nghĩa là đọc hết th́ sẽ thành người VNCH. Trong thời gian CĐVN phát triển th́ cũng có một số văn nghệ sĩ sáng tác, in sách. Những nhân vật thành công trong đời sống mới cũng viết sách nhưng dĩ nhiên không phải là sách bán chạy hạng nhất (best seller).

 

Xă hội Mỹ là sản xuất nhiều sách nhất v́ in ấn dễ, đa số dân Mỹ chịu khó đọc sách bất cứ khi nào có cơ hội: trên xe lửa, chờ chuyến bay, tại pḥng mạch bác sĩ, lúc nghỉ hè, du lịch... cho tới khi mạng xă hội xuất hiện th́ lớp trẻ bớt đọc sách nhưng lên mạng t́m, có ngay. Chịu khó đọc sách v́ từ nhỏ, cha mẹ, thầy cô đă khuyến khích trẻ em đọc sách để trau dồi kiến thức. Nhưng đọc sách ǵ lại là một vấn đề khác. Từ tuổi ấu thơ đến dậy th́ rồi trưởng thành, con người có nhu cầu hiểu biết khác nhau. Cùng với sự khuyến khích về giấc mơ (dream) nhưng cha mẹ lẫn nhà giáo có về xấu-tốt, phải- trái... hay cứ làm theo ư thích?

 

Sự hiểu biết biến kiến thức thu thập từ đời sống, sách vở thành của “ḿnh”. Ư vào th́ lời ra. Viết sách không chỉ là biểu lộ kiến thức mà c̣n là nguồn tài chính, sự nổi tiếng trong xă hội. Nhất là khi máy điện toán cá nhân giúp con người viết lưu trữ, phổ biến nhanh hơn nhưng viết ra sách vẫn là h́nh thức quảng cáo tên tuổi cho mọi giới, mọi lănh vực kinh tế, chính trị, xă hội.... Vậy người Việt hải ngoại viết ǵ? Viết (ra) là mặt trái của đọc (vào). Đa số sách mới được viết và in từ hải ngoại là hồi kư về thời VNCH, về vượt biên, tù cải tạo.... Ngay cả những người cộng sản Việt Nam (CSVN) bỏ chế độ ra nước ngoài cũng chỉ viết về quá khứ. Một số sáng tác về văn hóa, đời sống hải ngoại nhưng nhu cầu không có trước sự xuất hiện của tài liệu phim ảnh (video), mạng xă hội.

 

Tuy số người đọc sách suy giảm nhưng viết, in và ra mắt sách vẫn là nhu cầu trong CĐVN về mặt chính trị v́ sách được coi như là bằng chứng, thành tích, vốn liếng của tác giả. Nhưng viết sách là một chuyện, nội dung cuốn sách nói ǵ? Có giá trị như thế nào? CĐVN thiếu các nhà phê b́nh, b́nh luận thời sự, chính trị trầm trọng. Các tờ báo VN trong CĐVN thường chỉ là “báo chợ” kiếm sống nhờ quảng cáo nên chẳng muốn mất ḷng ai. Các đài truyền thanh, truyền h́nh cũng vậy. Ngoài chuyện bảo vệ lá cờ VNCH th́ chuyện thời sự chính trị, kinh tế Mỹ hay Việt đều là “oảnh củ tỏi” (chẳng ra ǵ). Đó là chuyện thiên hạ. C̣n chuyện cá nhân, bè đảng th́ khi nhân vật X ra mắt sách Y th́ bạn bè, thân hữu, đồng môn, hàng xóm, đảng phái thân quen... xúm vào hỗ trợ. Có khi tại gia có khi ngoài cộng đồng. Dĩ nhiên tiền bán sách chẳng bao nhiêu, thường là lỗ vốn nhưng đó là cách để tiếng cho đời, cho hậu thế, cho lịch sử. Người xưa nói “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”. C̣n sách?

 

Nhưng sách nói ǵ?

 

Người xưa nói “văn là người”. Đọc sách th́ sẽ biết tác giả là con người như thế nào. Nếu là đề tài dấm dớ, ngớ ngẩn th́ cho thấy người viết cũng lang thang trong cuộc đời. Nếu là đề tài quan trọng đến đời sống, thời cuộc, xă hội... th́ sự giải thích, nhận xét, phân tích, t́m kiếm nguồn tin từ đâu.... sẽ cho thấy khả năng, kiến thức, suy luận của người viết và đó là giá trị của sách: cái vốn của người viết. Nếu là văn chương, thơ thẩn, hồi kư, du lịch... th́ chẳng nói làm ǵ. Nhưng nếu là tư tưởng, lư luận về chính trị, kinh tế, xă hội, giáo dục... th́ trong giới hạn nào? Phạm vi, mức độ, phẩm chất đề cập được tŕnh bày như thế nào? Nhiều tác giả hiên ngang phang túi bụi theo chủ quan hay theo kiến thức cóp nhặt từ các tài liệu khác mà không thấy giải thích hay dẫn chứng th́ khác ǵ “mù sờ voi”? Chuyện đúng sai hạ hồi phân giải cho đến khi sự kiện được bàn tới trong sách thực sự thành h́nh, xuất hiện.

 

Viết không phải nói, nói sai nói lại được. Viết là “bút sa, gà chết”. Viết xuống phải đọc đi, đọc lại… tự đặt ḿnh vào vị trí độc giả sẽ hiểu (hay hỏi) như thế nào? Những ǵ viết xuống có được thảo luận với ư kiến khác (một cách dân chủ) trước khi được chọn để viết xuống hay viết ra (không cần ư kiến tranh luận) v́ “tôi” muốn (độc tài) viết như vậy. Vậy th́ viết sách để sáng tỏ vấn đề hay để gây (bút) chiến? Mạng xă hội là chiến trường để mỗi cá nhân tŕnh bày ư kiến cho sướng. Bất kể đúng sai, lợi, hại... v́ chẳng ai biết ḿnh là ai. Có phê b́nh cũng không quan trọng. CĐVN vẫn c̣n giới hạn trong việc phê b́nh, b́nh luận v́ các “b́nh luận gia” c̣n quá nhiều cảm xúc, ám ảnh quá khứ, thành kiến… trong khi tŕnh độ lư luận “xuôi-ngược” c̣n không xong th́ c̣n ai dám góp ư với các ngài “b́nh luận” khi ư kiến đă là “b́nh vôi”? Một khi các ư kiến về sinh hoạt chung đă không được sáng tỏ th́ làm sao có tiến bộ? Vậy th́ có viết sách (nhiều) chỉ là xả rác tư tưởng.

 

Khi viết sách để được mang tiếng “nhà văn” (writer) v́ nhà văn rất được tôn trọng trong xă hội Âu Mỹ nhưng sách không có giá trị th́ “nhà văn” có vào hội Văn Bút (Pen Club) không? Khi viết ra sách là chấp nhận sự phê b́nh từ mọi phía. Tác giả có chấp nhận sự phê b́nh hay không? Sự khen chê đúng, sai, hay, dở cũng c̣n là giá trị của nhà phê b́nh, phân tích trước công chúng nhưng c̣n chuyện để sách vào thư viện? Cầu chứng tại ṭa (copyright) để bảo vệ bản quyền?

 

Khi tuổi trẻ bước vào thư viện đọc sách th́ có đọc lời phê b́nh về sách hay không? Hay chỉ đọc lời khen nơi b́a sau cuốn sách?

 

Sách có tựa đề (title). Tựa đề nói ǵ? Lời giới thiệu hướng độc giả về lănh vực nào? Mục lục nói lên sự tŕnh bày nội dung cuốn sách, các tiết mục quan trọng của vấn đề, cách hội nhập, giải thích sự kiện, đối phó với các trở ngại, biến cố theo nhận thức của tác giả các điều thuận (pro) nghịch (con)... hay tất cả chỉ là giấc mơ chưa thành của người viết?

 

Ra mắt sách th́ ngoài tác giả sẽ có ai? Người tham dự biết ǵ về nội dung sách? Khen hay chê th́ phải có đọc rồi mới biết. Chưa đọc mà khen chê loạn xị th́ lên tiếng làm ǵ? Bạn có cảm giác ǵ khi mua lầm một cuốn sách v́ tựa đề, v́ người khen giới thiệu? V́ nhà phê b́nh “b́nh luận” hay quá? Nhưng khi đọc rồi bạn chỉ muốn quăng thùng rác hay chẳng lẽ cho thư viện để đầu độc người khác?

 

Tiểu sử tác giả cũng rất quan trọng để chọn sách. Mạng điện tử giúp bạn t́m hiểu về nguồn gốc tác giả. Viết lâu hay mới viết? Chuyên môn là ǵ? Ảnh hưởng trong lănh vực chuyên môn, trong xă hội. Sự phê b́nh, nhận định của các tầng lớp quần chúng khi đón nhận sách.

 

Viết sách là chịu trách nhiệm lịch sử. Đă có ai viết chưa? Nếu “tôi” viết ra th́ có ǵ khác? Giúp đời, giúp người ở chỗ nào? Nếu là tốt đẹp th́ có hơn ǵ sự truyền đạo của các bậc thánh nhân. Nếu kinh điển không giúp được người th́ sách của bạn có giá trị hơn chăng? Nếu cóp nhặt của người đi trước, chế biến thành của ḿnh th́ có ích lợi ra sao hay chỉ là sự gian lận khéo léo?

 

Viết sách giống như quy luật phát minh (invention): Bạn tŕnh bày (1) cái cũ hay, dở ra sao. V́ sao cần cải tiến, cái mới sẽ đem lại lợi ích ǵ cho xă hội; (2) cái bạn gọi là mới sẽ như thế nào, phạm vi, giới hạn, mục đích; (3) qua đồ h́nh, chỉ dẫn, giải thích từng bước, từng giai đoạn để bất cứ ai cũng có thể hiểu và sử dụng để đem lại lợi ích mà không rơi vào sai lầm; (4) xác nhận các mục đích vạch ra. Người xưa đă nói: biết 100, nói 10, viết 1. Nhân vật cao siêu nhất là Lăo Tử đưa ra thuyết “vô vi” đă có mấy ai hiểu. Khi được yêu cầu để lại di sản cho hậu thế, ông đă viết “Đạo Đức Kinh”. Chúa cũng chẳng viết sách. Phật sau 40 giảng đạo khi nằm xuống cũng nói “suốt 40 năm ta chưa nói điều ǵ”. Vậy kinh điển ai viết? Giá trị của sách cũng không phải dựa theo bằng cấp của tác giả. Bằng cấp không phải kinh nghiệm thật sự trong đời sống. Và người đọc lẫn người phê b́nh đă có kiến thức, lư luận như thế nào về chủ đề và nội dung sách? Người đọc (hay phê b́nh) có cùng tŕnh độ hay hơn, kém với người viết th́ sự khen chê sẽ khác.

 

Kết quả của sự đọc sách cũng quan trọng. Đọc sách để cải tiến bản thân, đời sống hay để nhai lại, mượn lời tác giả để khoe với đời? Vậy th́ khi bạn muốn viết sách, hăy tự hỏi: Điều bạn muốn tŕnh bày với độc giả có thực sự quan trọng và cần thiết hay chỉ v́ cái “tôi” nên viết?

 

Vậy bạn sẽ viết ǵ?

 

Một: viết ra là sự đóng góp, hy sinh cho đời, chấp nhận đời chà đạp hay thu nhận. Danh và lợi là chuyện phụ, ích lợi cho đời là chính. Hai: ra sách dỏm chỉ là phí công in, ấn, điện nước, chuyên chở, mất thời giờ của độc giả và mất công đem đổ rác, ô nhiễm môi sinh. Ba: Cuối cùng là đầu độc tuổi trẻ.

 

 

Trần Công Lân

Tháng 8 năm 2024 (Việt lịch 4903)

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính