Nằm Bẹp (lying flat)

 

Trần Công Lân

 

 

Sự đổi mới kinh tế của Trung Cộng (TC) tưởng chừng sẽ đè bẹp nền kinh tế thị trường của Tây phương với hệ thống sản xuất hàng hóa tràn ngập thế giới. TC bước vào sản xuất xe hơi, máy bay, chiến hạm… với tiềm năng đe dọa các nước lân bang và thế giới. Trong khi Tây phương đang t́m cách chận đứng khả năng quân sự và kinh tế của TC trước khi quá trễ th́ ngay từ trong nước người dân Trung Hoa, đặc biệt là giới trẻ, đă có phản ứng tự vệ trước sự lănh đạo của đảng cộng sản Trung Hoa: họ “nằm bẹp”.

 

Khi TC phát triển đô thị bằng cách xây các cao ốc, chung cư, trung tâm thương mại theo khuôn mẫu Tây phương để tạo các thí điểm kinh tế đă khiến giá bất động sản tăng vượt bực. Những người dân phải làm việc vất vả để kiếm chỗ ở đă không cạnh tranh nổi với nhà đầu tư. Dân quê bị dồn về thành phố không t́m ra việc làm để trả tiền thuê pḥng. Nhà nước kiểm soát mọi luật lệ khiến nền kinh tế thị trường Trung Hoa không có tự do để phát triển. Sáng kiến đầu tư bị chận đứng bởi an ninh về chính trị. Tuổi trẻ Trung Hoa sau một thời gian tranh đấu đă bỏ cuộc v́ kiếm việc làm đă khó, bị bóc lột v́ làm nhiều giờ, việc làm không bền vững, sinh hoạt đắt đỏ.

 

Cùng với hậu quả của kế hoạch gia đ́nh 1978, TC buộc mỗi gia đ́nh chỉ có một con.Truyền thống ưa chuộng Nam khiến xă hội thiếu Nữ. Với kinh tế đắt đỏ, thanh niên có việc làm cũng không mua nhà nổi và hy vọng lập gia đ́nh càng xa vời nếu không có nhà. Sau 30 năm đổi mới, lớp già về hưu nhưng lớp trẻ không đủ người thay thế khiến xă hội Trung Hoa bị “lăo hóa”.

 

Tuy nhà nước TC đổi chính sách cho mỗi gia đ́nh có 2 con hay hơn nhưng quá trễ. Tuổi trẻ Trung Hoa “nằm bẹp” v́ không có việc làm vững chắc, không nhà, không lập gia đ́nh. Nhà nước cố ngăn chặn phong trào lan tràn nhưng hiện tượng cho thấy bản chất tự phát nơi con người “nằm bẹp”: tại sao phải vất vả làm việc khi có thể thoải mái, nhàn hạ ngay bây giờ”?

 

Các nhà văn, xă hội Trung Hoa không trực tiếp quy tội cho Đảng nhưng chỉ nói có thiếu cơ hội cho tuổi trẻ phát triển để tiến đến thành công trong đời sống mới. Đảng và nhà nước có nh́n ra sai lầm hay t́m ra phương thức chữa bệnh hay không là chuyện của Tập Cận B́nh phải củng cố giấc mơ “đại đồng” khi xă hội lăo hóa, nhân dân tẩy chay các chính sách nhà nước, kinh tế bị Tây phương chận đứng về mậu dịch, khoa học kỹ thuật. Sự xung đột với lân bang từ Phi Luật Tân, Đài Loan, Ấn, Nhật... đă gây khó khăn cho TC trên mặt ngoại giao.

 

Đài BBC đă làm phóng sự về sự t́m việc làm của giới trẻ, tốt nghiệp đại học nước ngoài, trở về nước đă không t́m ra việc làm v́ chủ trương kỳ quặc của nhà nước: “ứng viên phải là mới tốt nghiệp trong năm và phải có kinh nghiệm(?)”. Đă là mới ra trường cùng năm th́ làm sao có việc làm để có kinh nghiệm? Cho dù tốt nghiệp đại học nước ngoài và có làm việc với các công ty lớn Âu Mỹ cũng không được chấp nhận. Như vậy TC đă tự ngăn chận sự tham dự của lớp trẻ b́nh dân lẫn học thức. “Nằm bẹp” chỉ là phản ứng của tuổi trẻ phản kháng lại chính sách nhà nước khi các phong trào đ̣i hỏi tự do, dân chủ bị đàn áp.

 

Khởi đi từ biến cố Thiên An Môn, Pháp Luân Công, phong trào giấy trắng (Whitepaper), màu vàng (Hongkong)...khi người Trung Hoa thấy sự phản đối qua hành động không hiệu quả đă đi đến sự phản đối thụ động. Phong trào “nằm bẹp” cũng được so sánh với xă hội Tây phương, đặc biệt là Mỹ, khi lớp trẻ cho dù tốt nghiệp đại học đă không t́m ra việc làm và phải trở về sống với cha mẹ. Sự kiện trẻ không kiếm tiền hay kiếm tiền một cách vất vả đến khi về già th́ (1) là gánh nặng xă hội, (2) có tiền mà không hưởng thụ v́ sức khỏe, thời gian không c̣n.

 

Khi đảng cộng sản tập trung quyền hành để chỉ đạo sự phát triển đất nước th́ sự sáng tạo chấm dứt. Các công tŕnh kinh tế, quân sự đồ sộ được thực hiện nhưng giáo dục quần chúng không có. Người dân bị bỏ rơi để tự túc chạy theo các chương tŕnh vĩ đại của đảng. Một khi người dân thất bại th́ sự giúp đỡ của nhà nước xă hội chủ nghĩa không c̣n nữa v́ đă theo kinh tế thị trường. Mất phương trong đời sống, người dân Trung Hoa chạy theo Pháp Luân Công để ổn định tinh thần (tập để giữ sức khỏe là yếu tố đầu tiên). Nhưng đối với đảng cộng sản th́ đó là âm mưu chống nhà nước cần tiêu diệt. Khi mọi lối thoát đều bị ngăn chận th́ người dân chỉ c̣n phản ứng cuối cùng: ĺ ra. Không chống lại đảng và nhà nước nhưng không tham dự và vô t́nh trở thành vũ khí vô cùng lợi hại: “vô vi” như Lăo Tử đă nói hàng ngàn năm trước. Vô vi của Lăo Tử không có nghĩa là không làm ǵ hết nhưng chỉ là làm vừa đủ để sống, để c̣n hưởng nhàn. V́ có làm quần quật như dân Mỹ th́ chết đi có hưởng được ǵ? Ăn nhiều cũng chết v́ bệnh. Đi chơi nhiều cũng chết v́ làm đă mệt lại c̣n ham đi chơi th́ thân xác nào chịu cho thấu.

 

Sau 30 năm phát triển kinh tế và quân sự, Tập Cận B́nh tin rằng đă đi đúng đường nên lên ngôi “cửu ngũ” làm chủ tịch muôn đời nhưng âm mưu “vành đai thế giới” không thành. Tây phương bắt đầu rút các chương tŕnh đầu tư, thương mại ra khỏi Trung Hoa và ngăn chận mậu dịch v́ sự tràn ngập hàng tiêu thụ, sản phẩm bị ngăn cấm. Chỉ số tiêu thụ của người dân Trung Hoa không đủ mạnh để đẩy kinh tế phát triển. Thị trường chứng khoán không c̣n hấp dẫn các nhà đầu tư quốc tế khi nhà nước kiểm soát và phạt các công ty thành công và trở nên hùng mạnh. Khi giới lănh đạo các công ty bị tê liệt v́ sự kiểm soát của đảng th́ không phát triển. Nhân viên không c̣n tinh thần cạnh tranh để thăng tiến. Nhu cầu mở mang không c̣n th́ không cần nhân viên mới. Sinh viên ra trường không t́m được việc làm. Dân lao động thất nghiệp trở về quê khiến các chung cư không người ở. Theo NHK th́ 21% lớp trẻ từ 16-24 thất nghiệp, c̣n từ 25-59 chỉ là 4.2% v́ cơ quan nhà nước và công ty phải trả tiền thất nghiệp theo số năm làm việc. Vậy tuổi trẻ năng động không có việc làm và đa số đứng bán chợ trời. Trong khi những ai có việc làm th́ thụ đông, bảo sao nghe vậy.

 

Sự phát triển “thông minh nhân tạo” khiến việc làm càng khan hiếm cho cả trí thức lẫn lao động. Để cạnh tranh với Âu Mỹ, Trung Cộng phải có “chip” điện tử là mặt hàng bị Tây phương ngăn chận mà Trung Hoa không đủ sức sản xuất. Trong ṿng thập niên tới, nếu TC không theo kịp th́ tất cả công tŕnh quân sự, không gian, khoa học, kinh tế của TC sẽ tàn lụi.

 

Cũng như Liên Xô của thập niên 1980s, chạy đua vũ trang quân sự đă khiến kinh tế sụp đổ và bây giờ TC tưởng chừng thoát cạm bẫy đó cũng rơi vào ṿng bế tắc khi chế độ độc tài xiết kinh tế th́ người dân tê liệt, xă hội tê liệt và bộ máy quốc gia đứng tại chỗ.  Phải chăng Lăo Tử đă “tiên tri” về Trung Hoa hàng ngàn năm trước khi đưa ra triết lư “vô vi” và để lại Đạo Đức Kinh cho dân Trung Hoa? Nếu khuôn mẫu kinh tế thị trường thất bại, kinh tế chỉ huy thất bại, kinh tế thị trường theo chủ nghĩa xă hội cũng thất bại th́ tại sao không t́m hiểu kinh tế b́nh sản (Lư Đông A) khi luật Cung Cầu chỉ là xảo thuật v́ lợi dụng ḷng tham hơn là phục vụ con người. Một khi các quốc gia tranh chấp tài nguyên thiên nhiên (biển, mỏ) đến cạn kiệt rồi sẽ đi về đâu khi hủy hoại môi sinh, khí hậu? Cho dù có vét cạn sông, biển, đất để dự trữ th́ cuối cùng cũng hết, trái đất chết th́ thế giới loài người tận diệt. Cung và Cầu đi về đâu?

 

Khi con người kết thành xă hội phát sinh ra chính trị và kinh tế. Nhu cầu của con người là an sinh xă hội: có gia đ́nh, sinh kế (việc làm để kiếm cơm), chỗ ở. Chính trị là điều hành và thiết kế (kế hoạch) đời sống cho mọi người trong xă hội. Kinh tế (cho dù bất cứ danh hiệu nào) chỉ là tạo sản phẩm, phân phối tiêu thụ đến mọi người một cách đều ḥa, tương xứng. Nhưng v́ ḷng tham ăn và tham lợi tạo nên Cung và Cầu. Nếu nhu cầu thiết yếu như gia đ́nh, nhà ở, thực phẩm, việc làm được cung ứng cho mọi người th́ xă hội sẽ như thế nào? Phải chăng v́ có người đ̣i hỏi ABC nên mới có kẻ lợi dụng để gây tranh chấp, chiếm đoạt, gây xung đột.

 

Nếu dựa theo Nhân quyền th́ mọi người như nhau bất kể tŕnh độ, khả năng th́ có nên được hưởng như nhau. Hay chỉ v́ “tôi” có tài XYZ nên phải được hưởng nhiều hơn (nếu không th́ “tôi” sẽ không làm?). Hay v́ cá nhân đó lười, không chịu làm ǵ hết th́ tại sao phải nuôi cá nhân đó? Có thật sự một cá nhân có thể “bất động đậy”, không làm ǵ hết suốt cuộc đời? Tinh thần và thể chất con người không thể tự tê liệt v́ sự đối lập thống nhất của một bản thể sẽ phát sinh hoạt động. Vậy nếu biết khai thác sự hoạt động của bản thể đó th́ cá nhân đó sẽ đóng góp cho xă hội một cách thích hợp. Nhưng Nhân quyền không có nghĩa là “có quyền XYZ” th́ cá nhân sẽ muốn ǵ được nấy. Thế giới loài người cần có cương thường chung cho mọi dân tộc, chủng tộc để có chung một trật tự cần thiết cho nhân quyền phát triển không thiên vị cá nhân hay xă hội. Mỗi cá nhân sống trong tập thể xă hội tức là chấp nhận sự nương tựa lẫn nhau. Sự phân công trong xă hội là cần thiết. Phân công đi đôi với phân lợi. Công việc làm xác định quyền lợi của bạn. Làm việc ǵ là do bạn chọn lựa, quyết định. Đó là phân mệnh, làm theo sở thích, năng khiếu. Nếu bạn không có khả năng lẫn tài năng th́ (1) chấp nhận an sinh xă hội; (2) đi làm công để t́m đường thăng tiến; (3) đừng đ̣i hỏi phải được đối đăi như kẻ có tài đóng góp cho xă hội trong khi bạn không làm được như họ.

 

“Nằm bẹp” phải chăng là một dấu hiệu người dân muốn “tái xét lại từ đầu” cuộc sống của con người (cá nhân), xă hội, và thiên nhiên? Nếu nhà nước không chấp nhận th́ chỉ có Cách Mạng để thay đổi nhưng trước hết phải biết thay đổi như thế nào? Đi về đâu? Suy nghĩ đi bạn, trong thời gian “nằm bẹp”?

 

 

Trần Công Lân

Tháng 8 năm 2024 (Việt lịch 4903)

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính