Tin tức đó đây

 

 

 

Ngoại trưởng Nga - Mỹ đấu khẩu ở Hội Đồng Bảo An về Syria

 

Thùy Dương

 

 

media
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong phiên họp Hội Đồng Bảo An LHQ ngày 21/09/2016.REUTERS/Lucas Jackson

 

Hôm qua, Hội Đồng Bảo An đă họp ở New York để bàn về t́nh h́nh Syria. Cuộc họp diễn ra rất căng thẳng, với cuộc đấu khẩu dữ dội giữa Nga và Mỹ.

 

Từ Washington, đặc phái viên Anne Corpet cho biết thêm chi tiết :

Ngoại trưởng Nga là người đầu tiên phát biểu. Ông thông báo đă nhận được thông tin về việc đoàn cứu trợ bị tấn công. Ông nhắc tới vụ việc với giọng lạnh lùng: « Một số người gọi đó là một vụ không kích, nhưng chúng ta phải tỉnh táo, không được để cảm xúc lấn át ».

 

Cảm thấy bực bội, ngoại trưởng Mỹ đă đáp lời: « Khi nghe người đồng nhiệm Nga nói, tôi có cảm giác chúng ta đang sống ở hai thế giới khác nhau ». Ông John Kerry nói thêm, trước sự ngạc nhiên của người Nga: « Chúng ta sẽ phải cố gắng giữ các máy bay ở mặt đất, không cho bay trên vùng trời trong khu vực để làm dịu căng thẳng ».

 

Ông Vitali Churkin, đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc khi ra khỏi pḥng họp đă tuyên bố: « Ông Kerry đă bóp méo lời những lời tuyên bố của chúng tôi về sự cố bi thương liên quan đến đoàn cứu trợ nhân đạo. Tôi thấy điều này là không đúng. Chúng tôi muốn có một cuộc điều tra công bằng và độc lập. Chúng tôi có đầy đủ các tài liệu.»

 

Ngoại trưởng Anh Boris Johnson th́ b́nh luận: « Ông Kerry và Lavrov không nhất trí về quan điểm nhưng t́nh h́nh chưa đến mức tuyệt vọng và có thể nối lại cuộc đàm thoại ».

 

Ngoại trưởng Pháp Jean-Marc Ayrault th́ đề nghị các đơn vị quân đội của Syria phải rút về căn cứ và phải có cơ chế giám sát việc thực thi thỏa thuận hưu chiến.

 

 

Nga đưa hàng không mẫu hạm đến tăng viện cho lực lượng tham chiến ở Syria

 

Trọng Nghĩa

 

 

media
Đô Đốc Kuznetsov, hàng không mẫu hạm duy nhất của Hải quân Nga. (CC)/Wikipédia

 

Trong một động thái được cho là mang tính khoa trương rơ rệt, lần đầu tiên Nga cho hàng không mẫu hạm đến hỗ trợ cho lực lượng của ḿnh đang tham chiến tại Syria. Chính bộ trưởng Quốc Pḥng Nga vào hôm qua 21/09/2016 đă loan báo tin này.

 

Theo hăng tin Pháp AFP, trong một bản thông cáo, bộ trưởng Quốc Pḥng Nga Sergei Shoigu cho biết là tàu sân bay Đô Đốc Kuznetsov sẽ đến vùng Địa Trung Hải góp sức cho số sáu chiến hạm và ba hoặc bốn tàu tiếp liệu đang có mặt tại chỗ để tham gia chiến dịch quân sự tại Syria.

 

Đặt căn cứ tại Murmansk ở vùng Biển Barents, chiếc Đô Đốc Kuznetsov hiện là hàng không mẫu hạm duy nhất của Nga. Theo truyền thông Nga, sắp tới đây, tàu này sẽ được trang bị bằng loại chiến đấu cơ Mig-29 thế hệ thứ tư.

 

Cho đến nay, để giúp chế độ Damas, Hải Quân Nga đă cho triển khai các loại khu trục hạm và tàu ngầm tại vùng Địa Trung Hải. Hỏa tiễn hành tŕnh đánh vào Syria chẳng hạn đă đặc biệt được bắn đi từ tàu ngầm hay từ các chiến hạm đóng tại vùng Biển Caspi.

 

Thông báo tăng cường lực lượng quân sự của Nga được đưa ra khi lệnh ngừng bắn từ ngày 09/09 dày công đàm phán giữa Nga và Mỹ đă bị tan vỡ chỉ sau một tuần thực hiện.

 

Trong những ngày qua, hai bên đă khẩu chiến dữ dội về việc bên nào là thủ phạm vụ oanh kích vào đoàn xe cứu trợ nhân đạo của Liên Hiệp Quốc hôm thứ Hai vừa qua, khiến khoảng hai chục người thiệt mạng.

 

Vào hôm qua, một phát ngôn viên Lầu Năm Góc xác định rằng không hề có bất kỳ một phi cơ nào – có người lái hay không có người lái - của liên minh do Mỹ lănh đạo bay gần khu vực bị đánh bom vào lúc xẩy ra sự cố.

 

Tuyên bố này nhắm phản bác lời tố cáo của Quân Đội Nga trước đó ít lâu, theo đó đă có một chiếc phi cơ không người lái Predator của liên minh bay trên khu vực lúc vụ oanh kích xẩy ra.

 

 

Airbus và Boeing được chính quyền Mỹ cho phép bán máy bay cho Iran

 

Thùy Dương

 

media
Bộ Tài Chính Mỹ, ngày 21/09/2016, chấp thuận về nguyên tắc cho Boeing bán máy bay cho IranSimon Dawson/Bloomberg via Getty Images

 

Hai tập đoàn sản xuất máy bay Airbus và Boeing hôm nay, 22/09/2016, lần lượt tuyên bố là đă được nhà chức trách Mỹ « bật đèn xanh » cho phép bán máy bay cho Iran. Về cơ bản, các thỏa thuận đă được kư kết nhưng để chính thức kư kết hợp đồng với Teheran th́ hai tập đoàn này cần có sự đồng ư của Bộ Tài Chính Hoa Kỳ. Và họ đă làm được điều đó.

 

Từ Washington, thông tín viên RFI cho biết thêm chi tiết :

« Hôm qua, giá cổ phiếu củaBoeing đă tăng cao sau khi tập đoàn này thông báo bộ Ngân Khố Mỹ bật đèn xanh cho hăng này bán khoảng 100 máy bay cho Iran. Teheran cần số máy bay này để thay mới đội máy bay của hăng hàng không quốc gia. Boeing th́ cần hợp đồng này trong bối cảnh đang gặp nhiều khó khăn.

 

Thỏa thuận thương mại của tập đoàn sản xuất máy bay của Mỹ đánh dấu một bước mới trong việc b́nh thường hóa quan hệ với Iran. Nhưng các trở ngại vẫn c̣n. Báo chí Mỹ lo ngại các ngân hàng sẽ ngăn cản hay làm chậm trễ việc thực hiện hợp đồng trị giá 25 tỉ đô la này. Bởi v́ phía Iran cần có nguồn tài chính để mua máy bay, mà trong giai đoạn bầu cử tại Mỹ, các ngân hàng đều rất thận trọng.

 

Chủ tịch Quốc Hội Paul Ryan thuộc Đảng Cộng Ḥa đă rất phấn khởi với thỏa thuận thương mại này của Boeing. Mọi người đều biết là ứng viên Donald Trump đe dọa hủy bỏ thỏa thuận về chương tŕnh hạt nhân của Iran. Chừng đó lư do đủ để các ngân hàng không vội vàng, họ muốn chờ đợi kết qủa bầu cử tổng thống ngày 08/11 »

 

 

Ấn Độ mua 36 chiến đấu cơ Rafale của Pháp

 

Minh Anh

 

media
Une photo d'avions de guerre Rafale, diffusée par les services du ministère français de la Défense au moment du début de l'intervention française en Syrie, en septembre 2015.AFP PHOTO / ECPAD

 

Hôm qua, 21/09/2016, New Dehli đă bật đèn xanh cho việc kư hợp đồng mua 36 chiến đấu cơ Rafale do Pháp sản xuất. Bộ trưởng Quốc Pḥng Pháp, Jean-Yves Le Drian đến Ấn Độ để kư kết thỏa thuận vào ngày mai, thứ Sáu 23/09/2016.

 

Từ New Dehli, thông tín viên RFI, Sébastien Farcis giải thích :

“Chính cuộc họp về an ninh của văn pḥng chính phủ, do thủ tướng chủ tŕ, đă bật đèn xanh cho hợp đồng mua vốn được trông đợi từ rất lâu nay. Chiến đấu cơ Rafale đă được không quân Ấn Độ chọn ngay từ năm 2012.

 

Vào thời điểm đó, New Dehli muốn mua đến 126 chiếc, trong đó có 108 chiếc phải được sản xuất tại Ấn Độ. Nhưng về mặt hậu cần lại quá phức tạp, nên kế hoạch này đă bị thủ tướng Narendra Modi bỏ qua, thay vào đó là mua hẳn 36 chiếc lần này do Pháp sản xuất.

 

Hợp đồng được kư vào ngày mai, thứ Sáu tại New Dehli với sự có mặt của bộ trưởng Quốc Pḥng Pháp Jean-Yves Le Drian, có tổng trị giá lên đến khoảng 7,8 tỷ euro. Dassault và nhiều nhà cung cấp trang thiết bị khác của Pháp cũng phải cam kết tái đầu tư một nửa số tiền trên vào ngành công nghiệp Ấn Độ.

 

Những chiếc Rafale đầu tiên sẽ được giao trong ba năm tới, để tăng cường cho một hạm đội Ấn Độ cũ kỹ và có số lượng quá ít để đối phó với các mối đe dọa đến từ Trung Quốc láng giềng và nhất là Pakistan.”

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính