Tin tức đó đây

03/8/2015

 

 

Tổng thống Obama đưa ra kế hoạch lớn chống biến đổi khí hậu

 

Thụy My

 

 

media

Sáu tháng trước hội nghị toàn cầu tại Paris về khí hậu, Tổng thống Barack Obama thông báo một kế hoạch chống biến đổi khí hậu với quy mô lớn chưa từng có. REUTERS/Jonathan Ernst

 

Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm nay 03/08/2015 công bố kế hoạch chống thải khí gây hiệu ứng nhà kính, do các nhà máy điện chạy bằng than gây ra. Kế hoạch « Clean Power » dự kiến giảm 32% lượng khí CO2 thải vào bầu khí quyển, nhờ cải cách sâu sắc lănh vực sản xuất năng lượng. Nhưng ngay từ lúc chưa loan báo, nhiều tiểu bang với sự ủng hộ của phe đa số Cộng ḥa tại Quốc hội đă đe dọa sẽ kiện ra ṭa. 

 

Từ Washington, thông tín viên RFI Anne-Marie Capomaccio tường tŕnh:

Kế hoạch này đầy tham vọng, được đo ni đóng giày cho từng tiểu bang. Các nhà máy điện phải giảm thải khí carbone bằng cách sử dụng các loại năng lượng tái tạo, chẳng hạn như năng lượng mặt trời hay năng lượng gió. Mỗi vùng tiến hành theo tiến độ riêng, lộ tŕnh để đạt được mục tiêu dành cho mỗi tiểu bang sẽ được tŕnh bày vào năm 2018.

 

Sự chuyển đổi có vẻ đặc biệt khó khăn đối với 14 tiểu bang, nơi lượng điện sản xuất chủ yếu từ than đá như Kentucky, Colorado hay Wyoming. Tại Hoa Kỳ, quốc gia gây ô nhiễm thứ nh́ thế giới chỉ đứng sau Trung Quốc, có đến 40% năng lượng được sản xuất từ các nhà máy điện chạy than.

 

Tuy chính quyền Obama khẳng định việc cải cách trên đây sẽ làm giảm bớt chi tiêu cho người Mỹ trong lúc vẫn bảo vệ được hành tinh cho các thế hệ tương lai, nhưng có rất nhiều ư kiến chống đối. Một số người, như ông Mitch McConnell, lănh đạo phe Cộng ḥa ở Thượng viện cho rằng kế hoạch này là một thảm họa cho công ăn việc làm, dẫn đến việc giá năng lượng tăng lên đối với người nghèo. Thượng nghị sĩ bang Kentucky đe dọa kiện chính quyền và kêu gọi các thống đốc bất tuân dân sự.

 

 

Mỹ nối lại đối thoại chiến lược với Ai Cập

 

Thanh Hà

 

media

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trên đường công du Trung Đông và Châu Á - AFP /T. KARUMBA

 

Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đến Ai Cập. Lần đầu tiên Washington mở lại đối thoại chiến lược với Cairo từ sau cuộc nổi dậy hồi năm 2011. Ai Cập là chặng đầu ṿng công du Trung Đông và Châu Á của ông John Kerry.

 

Sáng nay 02/08/2015, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry và đồng nhiệp Ai Cập Sameh Choukri cùng chủ tọa « đối thoại chiến lược song phương ». Lần cuối đối thoại này diễn ra là vào năm 2009. Mỹ cam kết hỗ trợ Ai Cập tăng cường an ninh và trong cuộc chiến chống khủng bố. 

 

Cả Washington lẫn Cairo cùng lo ngại trước sự kiện tổ chức Ansar Beït al-Maqdess đang hoành hành ở phía bán đảo Ai Cập trong vùng Sinai. Một quan chức trong phái đoàn Mỹ nhấn mạnh là phía Hoa Kỳ rất quan ngại về vấn đề an ninh của Ai Cập và trước moosi đe dọa của các tổ chức khủng bố, Washington cần hỗ trợ Cairo. 

 

Quan hệ giữa Ai Cập với Hoa Kỳ đă nguội lạnh kể từ khi Tổng thống dân cử Mohamed Morsi bị quân đội truất phế vào tháng 7/2013. Nhưng tháng 3/2015, Washington nối lại chương tŕnh viện trợ quân sự cho Cairo 1,3 tỷ đô la một năm. Mỹ đă giao cho Ai Cập 8 chiến đấu cơ F-16 trên tổng số 12 chiếc theo như thỏa thuận đôi bên đă đạt được hồi tháng 3/2015. 

 

Công luận Mỹ chỉ trích Washington b́nh thường hóa quan hệ với chính quyền quân sự Ai Cập bất chấp chính quyền của Tổng thống al Sissi đàn áp thô bạo phe đối lập là những người ủng hộ tổng thống bị lật đổ Mohamed Morsi. 

 

Sau Cairo, Ngoại trưởng Mỹ lên đường đến Doha với mục đích trấn an 6 nước Hồi giáo trong vùng Vịnh sau khi Washington đặt được thỏa thuận hạt nhân với Iran. Ngoài ra, ông Kerry cũng sẽ có một cuộc họp tay ba với đồng nhiệm Nga Sergei Lavrov và Ả Rập Xê Út Adel al-Jubeir để bàn về Syria và Yemen. 

 

 

Tổng thống Ukraina: Quyết không bỏ một tấc đất chủ quyền đất nước

 

RFI

 

media

Tổng thống Ukraina Petro Porochenko trong một buổi nói chuyện với đơn vị quân đội hôm 14/2/2014.REUTERS/Valentyn Ogirenko/Files

 

 Tự nhận là một « tổng thống ḥa b́nh » trong một đất nước đang có chiến tranh. Ông Petro Porochenko lên lănh đạo Ukraina từ tháng 5 năm 2014. Ngoài việc phải đối mặt với rất nhiều hồ sơ lớn từ việc Crimée bị sáp nhập vào Nga, cuộc nội chiến liên miên ở miền Đông, tổng thống Ukraina c̣n phải lao vào những nhiệm vụ đầy khó khăn như tiến hành hàng loạt các cải cách ở trong nước từ kinh tế đến tư pháp và song song đó là đấu tranh chống tham nhũng, chống lại sự lũng đoạn của những nhóm lợi ích tài phiệt....

 

Thông tín viên RFI tại Ukraina đă có cuộc pḥng vấn tổng thống Ukraina hôm 1/8 vừa qua tại pḥng làm việc của ông xung quanh những thách thức mà ông Porochenko và đất nước Ukraina đă và đang phải đối mặt trong hơn một năm cầm quyền chống chọi với khủng hoảng.

 

RFI: Thưa Tổng thống, ông lên nắm quyền giữa làn sóng của cuộc Cách mạng Phẩm giá, hồi mùa đông 2013-2014. Nhưng gần một năm rưỡi sau, dường như người dân Ukraina vẫn đang chờ đợi các cải cách mà v́ đó mà họ đă đấu tranh?

 

Petro Porochenko: Trong bối ảnh chiến tranh và phải gia tăng chi phí quân sự, không có một chính phủ hay một tổng thống nào khác có thể tiến hành thành công các cải cách.Nhưng chúng tôi, trong chiến tranh, chúng tôi đă giảm được thâm hụt ngân sách, chúng tôi triển khai chương tŕnh tản quyền, chúng tôi thiết lập Nhà nước pháp quyền, chúng tôi đang tiến hành một cuộc cải cách tư pháp rất khó khăn, chúng tôi đấu tranh chống tệ quan liêu, sự lũng đoạn của nhóm lợi ích. Những cuộc cải cách như vậy rất khó khăn và đau đớn. Chúng tôi lấy uy tín của ḿnh ra đánh cược để làm thay đổi đất nước.

 

RFI: Nguồn của cải vật chất của Ukraina giờ đây thấp hơn so với năm 1990, thời điểm Liên Xô tan ră. Ông hứa hẹn tương lai nào cho người dân Ukraina?

 

Petro Porochenko: Tôi nghĩ không có nhiều người c̣n thực sự hoài niệm về Liên Xô. Các kết qủa của cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội vừa qua đă cho thấy điều này rất rơ ràng. Nhưng đúng là nguồn của cải của đất nước đă giảm và câu trả lời rất đơn giản là: 25% sản xuất công nghiệp của đất nước nằm trong vùng đất bị chiếm đóng. 10% thu nhập từ công nghiệp đă bị chiến tranh phá hủy hoặc bị chia xé và chuyển về nước xâm lược là Liên bang Nga.
Cùng lúc với việc xâm lăng ở miền Đông Ukraina và vụ sáp nhập Crimée, nước Nga đóng cửa thị trường đối với chúng tôi. Họ mở cuộc chiến thương mại trên quy mô lớn chống lại Ukraina. Chúng tôi đang tích cực t́m kiếm các thị trường thay thế. Nhưng có lẽ đây là thử thách ghê gớm nhất mà kẻ xâm lược gây ra cho chúng tôi.

 

RFI: các hành động thù địch vẫn tiếp diễn ở Donbass, miền Đông Ukraina, vẫn đang là trở ngại thực sự cho sự phát triển kinh tế và cải cách. Tại sao không nhường vùng đó đi cho những ai muốn.

 

Petro Porochenko: Đó là lănh thổ của Ukraina! Bốn triệu người Ukraina đang sống ở đo. Họ đang phải chịu nhiều sức ép từ đội quân chiếm đóng của Nga. Chúng tôi, những người Ukraina, chúng tôi không gặp vấn đề nào để thỏa hiệp với nhau. Chính hệ thống tuyên truyền của Nga đang cố vẽ lên đó là một cuộc nội chiến giữa người Ukraina. Không! Đó là một cuộc xâm lược thực sự vào đất nước chúng tôi. Vào lúc mà tôi đang nói chuyện với các vị đây th́ vẫn c̣n 9000 quân Nga, được trang bị các loại vũ khí hiện đại nhất đang chiếm đóng trên lănh thổ của chúng tôi và c̣n hơn 60000 quân Nga đang chiếm đóng Crimée! Đây là sự vi phạm thô bạo luật pháp quốc tế và v́ thế không thể từ bỏ một mảnh đất nhỏ nào thuộc lănh thổ đất nước tôi.

 

RFI: Luật mới về tản quyền trao cho các địa phương nhiều quyền hành hơn, nhất là trong vùng lănh thổ ly khai. Mặc dù vậy, ông vẫn gọi các đại diện thân Nga là những phần tử khủng bố. Ông có thể đối thoại, hay thậm chí làm việc với họ không?

 

Petro Porochenko: Nếu những người đó không giết hại người Ukraina th́ họ được hưởng ân xá sau cuộc bầu cử tới. Những người đó, tôi không gọi họ là khủng bố, nhưng là tội phạm. Nếu họ đă giết người th́ họ phải chịu trách nhiệm về hành động của ḿnh. Nếu không, rất đơn giản: Chúng tôi sẽ vẫn tổ chức bầu cử và sẽ có đạo luật về ân xá.

 

RFI: Ông nói rằng người Ukraina chiến đấu v́ an ninh của toàn lục địa châu Âu, vậy ông hy vọng ǵ từ những đối tác phương Tây trong cuộc chiến đấu này?

 

Petro Porochenko: Thứ nhất chúng tôi cần sự ủng hộ của các nước châu Âu với Ukraina. Điều này chúng tôi đă có. Thứ hai là chúng cần có sự đoàn kết xuyên Đại Tây Dương. Hành động của Nga là vi phạm thô bạo luật pháp quốc tế, một mối nguy cho an ninh thế giới. Thứ ba: Chúng tôi cần sự hỗ trợ tài chínhđể cải cách. Vấn đề chính của người Ukraina là họ rất không muốn nghĩ rằng họ sống trong không gian của đế chế Xô Viết. Tự họ cảm thấy Ukraina là một quốc gia châu Âu. Người Ukraina muốn bằng mọi giá cải cách đất nước. Thứ tư là cần phải có một cơ chế để hối thúc kẻ xâm lược thực thi nghĩa vụ, tức là rút ngay quân đội của họ ra khỏi Ukraina. Điểm thức năm là phối hợp có hiệu quản để thực thi kế hoạch ḥa b́nh Minsk.

 

RFI: Ông có thể tin vào sự tham dự của Nga và vào nhiệm vụ quan sát của OSCE như là một công cụ đủ để bảo đảm thực thi kế hoạch ḥa b́nh?

 

Petro Porochenko: Trên vấn đề giảm leo thang căng thẳng, ngừng bắn ngay lập tức, rút quân, cả Nga và những nhóm khủng bố do họ hậu thuận đều không hề thực thi ǵ hết. V́ tất cả những điều đó mà chúng tôi phải cần có một lực lượng duy tŕ ḥa b́nh. Nhiệm vụ của OSCE có tầm quan trọng sống c̣n đối với chúng tôi. Nhưng như thế vẫn chưa đủ. Ngày 1/8 này là kỷ niệm 40 năm kư hiệp định Helsinki lập ra tổ chức OSCE ( Tổ chức an ninh hợp tác châu Âu). Đây là một cơ chế được tạo ra để bảo đảm giữ ǵn an ninh và ổn định trên lục địa châu Âu, một phương pháp làm của châu Âu văn Minh.

 

Cùng ngày hôm đó, tại Matxcơva, Ngoại trưởng Nga đă ra thông cáo về 40 năm thành lập OSCE trong đó nói rằng việc sáp nhập Crimée vào Nga là hợp pháp. Họ nh́n t́nh h́nh theo cách như vậy đó. Chúng tôi và cả thế giới đă bỏ phiếu tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đ̣i thành lập Ṭa án quốc tế xét xử vụ máy bay MH17, Nga hoàn toàn bị cô lập th́ lại sử dụng quyền phủ quyết để ngăn cản. Chính lá phiếu phủ quyết đó là sự thừa nhân trách nhiệm của Nga trong vụ tấn công khủng bố đó.

 

RFI: Ông nói nhiều đến xự xâm lược của Nga. Nhưng bên trong Ukraina, các đội quân t́nh nguyện đă trở thành thực sự một lực lượng chống lại chính quyền Nhà nước. Nhóm dân tộc cực hữu Praviy Sektor, đang là trung tâm của cuộc chiến giữa các phe phái ở miền tây đất nước từ đầu tháng bảy. Làm thế nào để ngăn chặn không để các nhóm này trở thành một thứ Nhà nước trong Nhà nước?

 

Petro Porochenko:Trong năm nay, chúng tôi đă xây dựng được một quân đội thuộc hàng tinh nhuệ và mạnh nhất châu Âu, không có ǵ nghi ngờ về điều này. Phần lớn những đội quân t́nh nguyện đă gia nhập vào quân đội vệ bịnh quốc gia và họa đă góp phần tăng cường an ninh quốc cho đất nước. Đáng tiếc là, một vài kẻ tội phạm đă sử dụng tên của các nhóm quân t́nh nguyện đó để gây tội ác. Đó là những kẻ phạm tội! Chúng không có cơ sở chính trị nào. Sự đáp trả của Nhà nước sẽ là như sau: Chúng phải bị coi là những kẻ tội phạm.

 

 

Petro Porochenko: Vladimir Putin muốn nắm trọn cả Châu Âu

 

Đức Tâm

 

media

Tổng thống Petro Porochenko trước Quốc hội Ukraina ngày 16/7/2015.REUTERS/Valentyn Ogirenko

 

 Lên cầm quyền từ tháng 05/2015, Tổng thống Ukraina Petro Porochenko đă phải đối mặt với việc Nga sáp nhập Crimée, xung đột quân sự ở phía đông nước này giữa phe ly khai thân Matxcơva và quân đội chính phủ. Đồng thời, nguyên thủ Ukraina c̣n đẩy mạnh các cải cách trên nhiều lĩnh vực, từ kinh tế đến tư pháp, đấu tranh chống tham nhũng.

 

Trong cuộc trả lời phỏng vấn dành cho thông tín viên RFI Sébastien Gobert và hai nhà báo Áo và Phần Lan, tại văn pḥng Tổng thống, ở Kiev, ngày 01/08/2015, khi đề cập đến t́nh h́nh Ukraina, quan hệ Nga-Châu Âu, Tổng thống Porochenko đă tố cáo tham vọng của Tổng thống Nga Vladimir Putin:

Ông Putin muốn đi xa chừng nào người ta c̣n cho phép. Ông ta muốn cả Châu Âu. Cách nay hai năm, nếu người ta hỏi tôi câu này, tôi sẽ trả lời là không thể có điều đó. V́ hệ thống an ninh quốc tế được thiết lập sau đệ nhị thế chiến không cho phép làm điều này. Thế nhưng, giờ đây, nếu người ta lại hỏi tôi câu này, th́ tôi sẽ trả lời là mọi việc đều có thể xẩy ra. Lănh đạo nhiều nước Châu Âu chia sẻ quan điểm này.

 

Với việc sáp nhập Crimée và xâm lược miền đông Ukraina, ông Putin đă phá bỏ hệ thống an ninh quốc tế. Liệu Nga có thể xâm lăng Phần Lan hay không? Có và Phần Lan ư thức được điều này. Liệu Nga có thể xâm lăng các nước vùng Baltic hay không? Chắc chắn là có. Liệu Nga có xăm lăng khu vực Hắc Hải hay không? Có. Chính v́ thế, khi chúng ta nói đến việc người Ukraina đang chiến đấu ở miền đông, chúng ta không thể nói đó chỉ là một cuộc chiến bảo vệ toàn vẹn lănh thổ và độc lập của Ukraina. Người Ukraina chúng tôi đang chiến đấu cho dân chủ, tự do, cho an ninh của toàn lục địa Châu Âu.

 

 

Chứng khoán Hy Lạp mất giá 20 % sau một tháng đóng cửa

 

Thanh Hà

 

media

Hy Lạp vẫn hạn chế việc rút tiền mặt tại các ngân hàng - REUTERS /Y. Kourtoglou

 

Sau 5 tuần lễ ngưng hoạt động, ngày mai 03/08/2015 thị trường tài chính Athens mở của trở lại. Các nhà môi giới dự báo chỉ số chứng khoán của Hy Lạp giảm mạnh, có thể lên tới 20%.

 

Thị trường Athens phải đóng cửa từ hôm 29/06/2015 cùng lúc chính quyền của Thủ tướng Alexis Tsipras ra lệnh đóng cửa các ngân hàng, kiểm soát các luồng tư bản trên thị trường nội địa. 

 

Trong thời gian qua Hy Lạp và các chủ nợ đă t́m ra đồng thuận về chương tŕnh cải tổ của Athens. Nội các của Thủ tướng Tsipras cùng với Bruxelles và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế đồng ư đàm phán về một gói hỗ trợ tài chính thứ ba cho Hy Lạp, trị giá hơn 80 tỷ euro.

 

Tuy nhiên, đó mới chỉ là thỏa thuận ban đầu, cần có thời gian để được thực hiện. T́nh h́nh chính trị nội bộ của Hy Lạp đang gây lo ngại cho các nhà đầu tư. Thủ tướng Alexis Tsipras không loại trừ khả năng tổ chức bầu cử trước thời hạn. 

 

Một yếu tố khác gây lo ngại cho các nhà đầu tư là cuộc đọ sức kéo dài trong 5 tháng vừa qua giữa Athens với các chủ nợ làm tiêu tan những thành quả kinh tế nhỏ nhoi vừa nhem nhúm của Hy Lạp. 

 

Báo cáo mới nhất của Ủy ban Châu Âu dự phóng kinh tế Hy Lạp lại rơi vào ṿng suy thoái trong tài khóa 2015. Một lo ngại thứ ba là Hy Lạp tiếp tục bị chảy máu tư bản khi các nhà đầu tư không tin tưởng vào đà phục hồi của quốc gia này. Trong bối cảnh đó sự tồn tại của các ngân hàng Hy Lạp bị đe dọa. Theo tiết lộ của một tờ báo ở Athens thân với chính quyền, Hy Lạp cần 10 tỷ euro để tái cơ cấu ngày ngân hàng.  

 

 

Mốt, thuốc giảm cân và t́nh dục: Châu Âu thiệt hại nặng v́ hàng giả

 

Đức Tâm

 

media

Nhân viên hải quan tịch thu Viagra giả: thuốc cường dương bán rất chạy, nhưng cũng bị làm giả nhiều nhất - Wikimedia Commons

 

Trong báo cáo mới nhất, được công bố ngày 21/07 vừa qua, Cơ quan phụ trách các thị trường nội địa – OHMI – của Liên Hiệp Châu Âu, lên tiếng báo động các chính phủ và dân chúng. Giới sáng chế phát minh, sản xuất, kinh doanh và siêu thị, tất cả đều bị thiệt hại nặng nề do tệ nạn làm hàng giả.

 

Chỉ tính cà-vạt, giầy, túi sách và quần áo giả, năm ngoái, Châu Âu đă bị thiệt hại 26 tỷ euro. Sau buôn bán ma túy, hàng giả là lĩnh vực quan trọng thứ hai đối với các băng đảng tội phạm.

 

Mafia biết tấn công vào những lĩnh vực mang lại nhiều lợi nhuận nhất. Đó là t́nh dục, thuốc làm giảm cân, các pḥng tập thể h́nh. Các loại thuốc nói chung, cùng với quần áo, túi xách tay là những sản phẩm bị làm giả nhiều nhất trên thế giới.

 

Đặc biệt vào lúc này, có bốn loại sản phẩm bán rất chạy: thuốc cường dương, thực phẩm chức năng, thuốc làm giảm cân và các loại bột để kích thích phát triển cơ bắp của giới tập thể dục thể thao.

 

Hàng nhái đương nhiên là rẻ hơn hàng thật, nhưng điều nguy hiểm là hàng nhái có chứa nhiều chất độc hại gây nhiều rủi ro ung thư và bệnh tật. Thậm chí, túi xách tay Hermes cũng có hại đối với sức khỏe.

 

Luật sư Christophe Levy-Dières, chuyên nghiên cứu về hàng giả, tại Paris, cho biết: Đă có một vụ bê bối nghiêm trọng liên quan đến một số hàng giả nhăn hiệu de luxe, do dùng da xử lư với chất thủy ngân (mercure), làm cho khách hàng bị mẩn ngứa. Đối với hàng giả, không bao giờ là mua hời cả mà đó là mua hớ.

 

Trong bản báo cáo, cơ quan điều phối thị trường OHMI thẩm định, giầy, quần áo và đồ phụ kiện giả đă làm cho Châu Âu mất đi ít nhất là 400. 000 việc làm. Một nghiên cứu khác đang được tiến hành để đánh giá những thiệt hại liên quan đến nạn làm tân dược giả.

 

 

Angelina Jolie đến Miến Điện thăm các công nhân dệt may

 

RFI

 

media

Angelina Jolie và Aung San Suu Kyi ghé thăm các xưởng dệt may ở phía bắc Rangoon - REUTERS /Soe Zeya Tun

 

Hôm qua 01/08/2015, Angelina Jolie đă ghé thăm các xưởng dệt may ở phía bắc thành phố Rangoon. Minh tinh màn bạc người Mỹ đă đến Miến Điện với tư cách là đặc sứ Liên Hiệp Quốc, theo lời mời của lănh đạo đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi.

 

Cả hai nhân vật nổi tiếng này đă tiếp xúc trao đổi với các nữ công nhân ngành dệt may để t́m hiểu thêm về diều kiện làm việc của họ. Miến Điện đang trên đà hội nhập thế giới từ khi cộng đồng quốc tế băi bỏ cấm vậm. Tuy nhiên, công nhân ngành dệt may thường hay xuống đường biểu t́nh đ̣i tăng lương. Thông tín viên RFI Rémy Favre tường tŕnh từ Rangoon: 

 

Hồi đầu năm 2015, hàng ngàn nữ công nhân ngành dệt may đă nhiều lần đ́nh công tại Rangoon: họ phong toả lối vào các xưởng may, đôi khi nhốt các ông giám đốc quản lư trong pḥng làm việc, đ̣i các chủ nhà máy phải tăng lương cho họ. Các phong trào đ́nh công này mới xuất hiện gần đây tại Miến Điện, kể từ khi chính phủ Miến Điện trong quá tŕnh dân chủ hóa, đă cho phép thành lập các công đoàn, cách đây bốn năm. 

 

Ngành dệt may Miến Điện đang phát triển mạnh mẽ trong hai năm qua, nhất là kể từ khi các quốc gia phương Tây đă dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với nước này. Hơn 200.000 người, đại đa số là phụ nữ làm việc trong các xưởng may, tức là cao hơn gấp 4 lần so với cách đây hai năm. Hiện giờ ngành dệt may ở Miến Điện chiếm 10% tổng kim ngạnh xuất cảng, tương đương với hơn một tỷ đô la hàng năm. 

 

Trong tháng qua, các nữ công nhân dệt may đă yêu cầu việc ấn định một mức lương tối thiểu: phía công đoàn đề nghị 4.000 kyats mỗi ngày, tức tương đương vói khoảng 4 đô la cho 8 giờ làm việc. Tuy nhiên, giới chủ đă bác bỏ yêu cầu này, với lập luận mức lương tăng quá nhanh, đôi khi là tăng gấp đôi đối với các trường hợp công nhân c̣n thiếu tay nghề. Các giám đốc nhà máy c̣n cho rằng việc tăng lương như vậy sẽ khiến cho Miến Điện mất sức cạnh tranh, và ngành dệt may có nguy cơ giảm xuất cảng.

 

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính