Tin đó đây

 

Mỹ đưa phi cơ tấn công điện tử đến Philippines

 

Thanh Phương         

 

 

media
Máy bay tác chiến điện tử Boeing EA-18G Growler của Mỹ được trang bị cho phi đội VAQ-129 “Vikings”.U.S. Navy photo by Mass Communication Specialist 3rd Class Torre

 

Trong một thông cáo đưa ra ngày 16/06/2016, tư lệnh Đệ thất Hạm đội của Mỹ cho biết là một phi đội máy bay tấn công điện tử vừa được điều động đến căn cứ không quân Clark Air Base ở Philippines để giúp huấn luyện quân đội nước này.

 

Phi đội gồm bốn phi cơ điện tử EA-18G Growler của hải quân Mỹ cùng với 120 quân nhân đă đến căn cứ Clark Air Base ngày 15/06 để yểm trợ các hoạt động thường xuyên của hải quân Philippines. Phi cơ EA-18G Growler được thiết kế để phát hiện, gây nhiễu và phá hủy các sóng radar của địch, cũng như làm rối loạn các cuộc tấn công bằng vũ khí điện tử của đối phương. Phi đội của Mỹ cũng sẽ yểm trợ các hoạt động thuờng xuyên nhằm « nâng cao hiểu biết về hàng hải khu vực và bảo đảm việc tiếp cận các vùng biển và vùng trời theo đúng luật pháp quốc tế ».

 

Phi đội này là một phần của đơn vị không quân được Bộ tư lệnh Thái B́nh Dương của Mỹ thành lập tháng Tư vừa qua tiếp theo sau một hiệp định hợp tác pḥng thủ giữa Hoa Kỳ với Philippines. Hiện giờ, Trung cộng chưa có phản ứng ǵ về việc triển khai các phi cơ tấn công điện tử của Mỹ đến Philippines.

 

Quân đội Philippines đă đề nghị cho đơn vị nói trên đóng tại căn cứ Clark Air Base để huấn luyện các phi công Philippines lái chiến đấu cơ FA-50, đồng thời yểm trợ cho các đơn vị đóng tại đây.

 

Cũng theo báo chí Mỹ, ngày 16/06, các quan chức Hải Quân Hoa Kỳ, xin miễn nêu tên, đă xác nhận kế hoạch của Washington đưa thêm tàu chiến đến tăng cường cho việc triển khai Đệ tam Hạm đội ở vùng Biển Đông.

 

 

Trung cộng đề nghị châu Âu không can thiệp vào hồ sơ Biển Đông

 

Đức Tâm 

 

 

media
Đại sứ Trung cộng bên cạnh Liên Hiệp Châu Âu, bà Dương Yến Di (Yang Yan Yi), tại buổi lễ kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Trung cộng – China - EU.@fmprc.gov.cn

 

Trang thông tin châu Âu EuroActiv, ngày 17/06/2016, cho biết, đại sứ Trung cộng bên cạnh Liên Hiệp Châu Âu yêu cầu khối này không nên can thiệp vào cuộc xung đột ở Biển Đông.

 

Đầu tuần trước, nhân chuyến thăm Bắc Kinh, thủ tướng Đức Angela Merkel đă bày tỏ lo ngại về cuộc xung đột ở Biển Đông và cho rằng « cần phải sử dụng một loạt cơ chế, kể cả đàm phán đa phương, để tránh làm nẩy sinh những căng thẳng mới ».

 

Truớc đó, trong tháng Năm, tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Nhật Bản, chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Donald Tusk đă tuyên bố là Liên Hiệp Châu Âu cần phải có một lập trường rơ ràng về các đ̣i hỏi lănh thổ của Trung cộng.

 

Đáp lại, đại sứ Trung cộng bên cạnh Liên Hiệp Châu Âu, bà Dương Yến Di (Yang Yan Yi) cho rằng do đây là các xung đột về chủ quyền liên quan đến lợi ích hàng đầu của Trung cộng và việc giải quyết các loại bất đồng này không thuộc thẩm quyền của Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển và các quy định của Công ước này, Trung cộng đă làm như nhiều quốc gia khác và đă lựa chọn h́nh thức đàm phán song phương, thay cho một giải pháp có sự tham gia của bên thứ ba.

 

Vẫn theo đại sứ Trung cộng, Liên Hiệp Châu Âu không nên từ bỏ lập trường trung lập trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông và nên tập trung vào việc bảo đảm an ninh hàng hải trong khu vực, ví dụ như chống nạn cướp biển.

 

Đại sứ Trung cộng nhấn mạnh, nạn cướp biển « mới là mối đe dọa thực sự, khác với vấn đề chủ quyền hoặc biên giới trên biển » và tranh chấp chủ quyền lănh thổ cần được giải quyết giữa Trung cộng và các nước có đ̣i hỏi và đó không phải là vai tṛ của châu Âu.

 

Nhân dịp này, đại sứ Trung cộng cũng tố cáo, các khiêu khích chính trị và quân sự của Mỹ mới thực sự là nguyên nhân gây căng thẳng ở Biển Đông.

 

Ngày 15/06, bộ Ngoại Giao Malaysia đă công bố thông cáo của các ngoại trưởng ASEAN, sau cuộc họp với đồng nhiệm Trung cộng ở Vân Nam, bày tỏ mối lo ngại sâu sắc về căng thẳng tại Biển Đông. Tuy nhiên, theo b́nh luận của website EuroActiv, thái độ chống Trung cộng này không kéo dài v́ chỉ vài giờ sau đó, bản tuyên bố này đă được rút lại và theo giải thích của đại diện Malaysia là văn bản này cần được « sửa đổi khẩn cấp ».

 

 

Hải quân Indonesia diễn tập lớn ở Biển Đông

 

Khánh B́nh 

 

 

media

Khu trục hạm có tên lửa dẫn đường USS Pinckney (DDG 91) và chiến hạm KRI Slamet Riyadi (FFG 352) của Hải Quân Indonesia cùng tập trận.U.S. Navy photo by Cryptologic Technician 3rd Class Raul Sanchez

 

Ngày 16/06/2016, trang tin chuyên về quân sự quốc phòng Janes’s Defence cho biết Indonesia huy động một lực lượng hải quân hùng hậu để tiến hành cuộc tập trận 12 ngày ở vùng đảo Natuna, gần nơi tranh chấp ở Biển Đông.

 

Một đại diện của Hải Quân Indonesia cho biết, cuộc tập trận diễn ra từ ngày 09/06/2016 đến 20/06/2016, huy động nhiều phương tiện nhất, bao gồm năm tàu chiến, một tàu tiếp tế và một máy bay tuần duyên chuyên tìm kiếm và cứu nạn.

 

Lần diễn tập trước đó ở quần đảo Natuna là vào năm 2012, nhưng chỉ gồm có các tàu chiến.

 

Cũng theo nguồn tin này, việc phối hợp máy bay tuần duyên và tàu chiến nhằm đảm bảo sự phối hợp đồng bộ của các lực lượng trong các tình huống giả định.

 

Hải Quân Indonesia nâng độ phức tạp của cuộc diễn tập trong bối cảnh các căng thẳng ở Biển Đông ngày càng tăng. Nhất là gần đây, các cuộc tuần tra, diễn tập được Hoa Kỳ, Trung cộng và nhiều nước Đông Nam Á thực hiện

 

Indonesia tham gia vào “nhóm Singapore”, đại diện cho nhóm Tây Thái Bình Dương trong cuộc tập trận đa quốc gia RIMPAC 2016 ở Hawaii.

 

 

Trung cộng: Chuyên gia chính phủ báo động về nợ

 

Thanh Phương 

 

 

media
Khu Quang Phúc Lí tại thành phố Thượng Hải, Trung cộng, ngày 08/04/2016.REUTERS/Aly Song/File Photo

 

Tổng nợ của Trung cộng vào năm 2015 đă nhiều hơn gấp hai lần GDP của nước này. Đây là báo động của một chuyên gia kinh tế của chính phủ Bắc Kinh.

 

Nợ của Trung cộng đă gia tăng nhanh chóng do chính phủ Bắc Kinh thi hành chính sách tín dụng rẻ trong nỗ lực nhằm kích thích tăng trưởng của nền kinh tế thứ hai thế giới, hiện đang chậm lại.

 

Ngày 15/06/2016, một nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Viện Khoa Học Xă Hội Trung cộng cho báo chí biết rằng tính đến cuối năm 2015, Trung cộng đă vay tổng cộng hơn 25 ngàn tỷ đôla, tương đương với 249% GDP.

 

Thật ra con số nợ khổng lồ này vẫn c̣n thấp hơn một số thẩm định của quốc tế. Theo công ty tư vấn McKinsey Group, tổng nợ của Trung cộng đă tăng gấp bốn kể từ năm 2007 và tính đến giữa năm 2014 đă lên đến 28 ngàn tỷ.

 

Theo kinh tế gia Trung cộng nói trên, rủi ro đáng lo ngại nhất là nằm ở khu vực doanh nghiệp không thuộc lĩnh vực tài chính. Nhiều công ty trong số này là các doanh nghiệp Nhà nước đă vay rất nhiều từ các ngân hàng được Nhà nước hỗ trợ. Các vấn đề của khu vực này có thể gây nên những rủi ro mang tính hệ thống (systemic risks) cho nền kinh tế Trung cộng.

 

Vấn đề này cũng sẽ ảnh hưởng đến ngân sách Nhà nước bởi v́ các ngân hàng Trung cộng có liên hệ rất chặt chẽ với chính phủ. Chính v́ vậy mà theo chuyên gia kinh tế của chính phủ, Trung cộng phải giải quyết vấn đề nợ khẩn cấp hơn là các quốc gia khác, tuy rằng tỷ lệ nợ tính trên GDP của Trung cộng không phải là thuộc loại cao nhất thế giới (tỷ lệ này của Hoa Kỳ là 331%).

 

Vào tuần trước, một lănh đạo của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF cũng đă báo động về món nợ ngày càng tăng của các doanh nghiệp Trung cộng. Phát biểu trước các kinh tế gia tại Thâm Quyến ngày 11/06, phó tổng giám đốc thứ nhất của IMF David Lipton cho biết nợ của các doanh nghiệp Nhà nước nay đă chiếm đến 145% GDP. Theo ông, mức nợ này là rất đáng quan ngại cho nền kinh tế thứ hai thế giới và chính phủ phải cấp tốc giải quyết vấn đề này để tránh những vấn đề nghiêm trọng khác.

 

Những báo động về nợ của Trung cộng được đưa ra vào lúc tăng trưởng kinh tế của nước này đang chậm lại, năm ngoái chỉ đạt 6,9%, tức là mức thấp nhất từ một phần tư thế kỷ qua. Các số liệu kinh tế yếu kém cho thấy xu hướng tăng trưởng chậm sẽ tiếp diễn năm nay.

 

Vấn đề là Trung cộng đang ở trong một cái ṿng lẩn quẩn : Trong năm tháng đầu năm 2016, mức tăng đầu tư của Trung cộng đă sụt xuống dưới mức 10% lần đầu tiên từ năm 2000. Cho nên, chính phủ Bắc Kinh được dự báo là sẽ lại thi hành những biện pháp mới để kích thích nền kinh tế, với nguy cơ làm tăng hơn nữa mức nợ của Trung cộng.

 

 

Dân Hồng Kông biểu t́nh sau tiết lộ của một nhân viên nhà sách từng bị mất tích

 

Minh Anh 

 

 

media
Người biểu t́nh Hồng Kông trước Pḥng Liên lạc Trung Quốc tại Hồng Kông, ngày 17/06/2016.REUTERS/Bobby Yip

 

Nhiều người dân Hồng Kông đă tức giận xuống đường biểu t́nh sau những tiết lộ của một nhân viên tiệm sách từng bị “mất tích” trong ṿng nhiều tháng. Vụ tiết lộ này có thể sẽ khiến cho Bắc Kinh nổi giận.

 

Được trả tự do có bảo lănh, ông Lam Wing Kee, một trong số năm nhân viên nhà sách Hồng Kông bị “mất tích” hồi cuối năm 2015, trong một cuộc họp báo ngày 17/06/2016, đă tường thuật cặn kẽ những ǵ ông phải gánh chịu trong suốt mấy tháng bị giam cầm ở Trung cộng.

 

Đối với ông Lam, đây là một quyết định cực kỳ khó khăn. Lẽ ra ông phải đến đại lục từ hôm qua, nhưng sau hai đêm thức trắng, ông đă chọn ở lại cựu thuộc địa Anh Quốc và cho rằng: “Nếu tôi không nói ra, Hồng Kông sẽ không thể làm được ǵ cả. Đây không c̣n là chuyện cá nhân nữa”.

 

Ông Lam cho biết ông đă bị ép thú tội trên đài truyền h́nh được phát sóng trên các kênh truyền thông Trung cộng hồi tháng 02/2016. “Tôi đă đóng kịch trước ống kính camera. Lúc ấy có một người đạo diễn. Tôi phải đọc một bài viết sẵn. Tôi đă không biết những ǵ họ sẽ làm ǵ tôi nữa”.

 

Theo lời kể, tuy ông không bị những trận đ̣n nào nhưng phải chịu đựng về mặt tinh thần, khi phải trả lời thẩm vấn liên tục. Bàn chải đánh răng ông mang theo người bị một người canh tù giữ chặt bằng một sợi dây v́ sợ ông nuốt bàn chải để tự tử.

 

Ông Lam cho biết đă bị bắt khi đang đi qua biên giới giữa Hồng Kông và một thành phố lân cận ở Thâm Quyến vào tháng 10/2015. Sau đó, họ bịt mắt ông và dẫn ông về Thượng Hải bằng tầu hỏa. Tại đây, ông bị giam giữ trong ṿng 5 tháng trong một căn pḥng bé xíu trước khi bị đưa về nhốt trong một căn hộ dưới sự giám sát chặt chẽ.

 

Ông Lam Wing Kee là một trong số 5 năm nhân viên nhà sách bị “mất tích” và Bắc Kinh bị cáo buộc đă tiến hành các vụ bắt bớ trái phép này. Những người này đều là nhân viên nhà sách Mighty Current, một nhà sách chuyên bán các đầu sách nói về đời tư của các nhà lănh đạo Trung cộng hay những tranh chấp chính trị trên thượng tầng lănh đạo.

 

Vụ mất tích xảy ra vào thời điểm nhà sách này sắp ra mắt một quyển sách nói về đời tư của Tập Cận B́nh. AFP cho biết hiện người “mất tích” thứ năm vẫn c̣n đang bị giam giữ tại Trung cộng.

 

 

Pháp kêu gọi Miến Điện tiếp tục chuyển tiếp dân chủ

 

Minh Anh 

 

media
Ngoại trưởng Pháp Jean-Marc Ayrault (T) họp báo với đồng nhiệm Miến Điện Aung San Suu Kyi tại Naypyidaw, ngày 17/06/2016.YE AUNG THU / AFP

 

Ngoại trưởng Pháp Jean-Marc Ayrault, đang viếng thăm chính thức Miến Điện, đă kêu gọi nước này tiếp tục tiến tŕnh chuyển tiếp dân chủ và quân đội nên để cho chính phủ dân sự toàn quyền lănh đạo đất nước.

 

Đang thăm Miến Điện, trong buổi họp báo chung ngày 16/06/2016 với đồng nhiệm Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi tại Naypyidaw, ngoại trưởng Pháp Jean-Marc Ayrault đă hoan nghênh quá tŕnh chuyển tiếp dân chủ tại Miến Điện, đồng thời ông cũng kêu gọi quân đội nước này nên để cho chính phủ dân sự toàn quyền điều hành đất nước.

 

Trả lời riêng câu hỏi của hăng tin Pháp AFP sau buổi họp báo, ngoại trưởng Pháp khẳng định sự ủng hộ của Paris với bà Aung San Suu Kyi, người đă dẫn dắt đảng Liên Đoàn Quốc Gia V́ Dân Chủ đi đến thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 11/2015. Do đó theo ông, bà “Aung San Suu Kyi có đủ tính chính đáng” để điều hành đất nước.

 

Ông Jean-Marc Ayraut c̣n nhấn mạnh rằng “trong một đất nước dân chủ, chính quyền lực dân sự điều hành toàn bộ các định chế, kể cả quân đội”. Tuy nhiên, ngoại trưởng Pháp cũng tỏ ra khá thận trọng khi cho biết thêm là Pháp “tôn trọng các quyết định của chính phủ dân sự” nhưng “cuộc đối thoại của quân đội nước này với một nước như Pháp, có quân đội hoàn toàn dân chủ cũng có thể là hữu ích”.

 

Ngoài việc ủng hộ tiến tŕnh dân chủ hóa tại Miến Điện, mục tiêu củng cố sự hiện diện của các doanh nghiệp Pháp tại đây cũng nằm trong chương tŕnh của chuyến đi này.

 

Tập đoàn dầu khí Total và Bouygues của Pháp đă có mặt Miến Điện từ lâu. Các doanh nghiệp này nhắm vào nhiều dự án đường sá và bệnh viện đang cần được tái thiết. Nước Pháp cam kết hỗ trợ các dự án cải tạo hệ thống cấp nước tại Rangun, thủ phủ kinh tế của Miến Điện. Cũng nhân chuyến đi này, ngoại trưởng Pháp thông báo hỗ trợ 200 triệu euro để giúp đất nước phát triển từ đây đến năm 2018.

 

Tuy luật đầu tư về kinh tế nước này vẫn c̣n chưa rơ ràng, nhưng với số dân 50 triệu người, Miến Điện được đánh giá là một thị trường tiềm tàng lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài.

 

 

Úc tạm hoãn xuất khẩu gia súc sống cho Việt Nam

 

Khánh B́nh 

 

 

media
Cảnh tượng trong một ḷ mổ ở Việt Nam được “Animals Australia” đăng ngày 16/06/2016.Handout / ANIMALS AUSTRALIA / AFP

 

Ngày 17/06/2016, bộ trưởng Nông Nghiệp Úc cho biết tạm dừng xuất khẩu gia súc sống sang Việt Nam cho đến khi có kết quả điều tra về cáo buộc các gia súc này bị giết một cách tàn bạo. Trước đó, kênh truyền hình ABC của Úc tối ngày 16/06 đă chiếu cảnh các con bò bị đập đầu đến chết ở các lò mổ ở Việt Nam.

 

Bộ trưởng Nông nghiệp Úc Barnaby Joyce cho biết chính phủ Úc có phản hồi ngay khi biết vụ việc. Bộ Nông Nghiệp làm việc với tích cực với ngành gia súc và lò mổ bị hoãn nhập bò từ Úc. Cũng theo nguồn tin này, cần có thêm thông tin và sự phối hợp cho việc điều tra.

 

Thủ tướng Úc nhận định cảnh các con bò bị giết “thật đáng quan ngại”. Trong khi đó, giám đốc điều hành của Hội đồng các nhà xuất khẩu gia súc cho rằng cảnh phát sóng trên đài truyền hình ABC gây sốc, và việc giết gia súc bằng cách dùng búa đập đầu là vô nhân tính, không thể có ở xã hội hiện đại.

 

Trước mắt, ba lò mổ của Việt Nam bị tạm dừng nhập khẩu bò sống từ Úc. Hiện nay, Úc chấp thuận cho 200 lò mổ ở Việt Nam được nhập khẩu bò sống. Tuy nhiên, theo Hiệp hội động vật Úc, chỉ có hai trong số mười ba lò mổ mà họ đi thực tế là đủ tiêu chuẩn.

 

Tổ chức bảo vệ động vật RSPCA của Úc ước tính mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 10.000 đến 15.000 gia súc bị giết thịt ở những lò mổ không được cấp phép.

 

Với nhiều gia đình có điều kiện kinh tế ở Việt Nam, họ sẵn sàng chi nhiều tiền hơn để mua thực phẩm nhập khẩu như thịt, đồ hải sản, trái cây vì lý do an toàn thực phẩm.

 

 

Thành phố Sài G̣n: Đô thị hoá và thách thức

 

Thùy Dương

 

media
Quang cảnh thành phố hcm nh́n từ sông Sài G̣n.Flickr.com

 

Với 10 triệu dân và tỉ lệ tăng trưởng dân số trên 3%, thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) là một trong những thành phố có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất khu vực Đông Nam Á và đang có tham vọng vươn lên ngang hàng với các thành phố kinh tế lớn khác trong khu vực. Nhưng liệu TP. HCM có đủ phương tiện để hiện thực hóa tham vọng của ḿnh hay không ? Trên đây là câu hỏi của phóng viên tự do Sabrina Rouillé, cựu tổng biên tập tạp chí L’écho des rizières của Hội Pháp Ngữ Việt Nam.

 

Kiểm soát quá tŕnh đô thị hóa

 

Sau Đổi Mới năm 1986, rất nhiều người di cư từ nông thôn ra thành thị để t́m kiếm việc làm có thu nhập cao hơn. Từ những năm 1990 đến đầu những năm 2000, di cư tới thành thị tăng nhanh chóng cùng với sự phát triển công nghiệp và dịch vụ. Bà Fanny Quertamp, đồng giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu và Dự Báo Đô Thị tại TP. HCM nhận định : Ở đâu có hoạt động kinh tế th́ ở đó dần dần sẽ thu hút được nhiều nhân lực và phần lớn các khu vực này nằm ở ngoại ô thành phố. Nguồn nhân lực này không chỉ gồm có di dân từ nông thôn ra thành thị mà c̣n có di dân từ nội thành ra ngoại ô. Điều này gây ra áp lực về hạ tầng cơ sở và chính quyền không thể giải quyết ngay lập tức các vấn đề này v́ thiếu ngân sách.

 

Các cuộc chuyển động dân cư này cũng tạo ra « dân số trôi nổi ». Đây là bộ phận dân số thường xuyên di chuyển giữa quê quán và TP. HCM. Họ không được tính tới khi tiến hành điều tra dân số. Theo ông Patrick Gubry, phụ trách nghiên cứu của Viện Nghiên Cứu Phát Triển, những người này thường làm việc ở thành phố nhưng vẫn có tên trong hộ khẩu ở nông thôn. Họ sinh hoạt và ngủ ngay tại nơi làm việc. Việc không thu thập được thông tin về bộ phận dân số này thường làm sai lệch kết quả các nghiên cứu về đô thị hóa, di cư, sự nghèo đói ở thành thị, việc làm và khu vực phi chính thức…

 

Sự xuất hiện của các khu vực dân cư sống tạm bợ và thiếu trang thiết bị đă dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về điều kiện vệ sinh và giao thông vận chuyển. V́ thế sự phát triển các khu vực này phải đi đôi với việc tài trợ các thiết bị, dịch vụ và xây dựng cơ sở hạ tầng (cung ứng nước sạch, vệ sinh, thu gom và xử lư rác thải, giao thông, trường học, bệnh viện…)

 

Theo đường lối phát triển chính, thành phố chủ trương mở rộng và hiện đại hóa khu vực nội thành, xây dựng các khu đô thị mới, tăng cường hệ thống giao thông công cộng.

 

Thủ Thiêm - dự án đầu tàu

 

Sau Đổi Mới, nhu cầu tăng trưởng và mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài đă kéo theo sự phát triển về xây dựng và đẩy giá bất động sản tăng cao. Thành phố đă chủ trương tái quy hoạch khu vực nội thành và xây dựng các thành phố vệ tinh với các khu đô thị hiện đại như Phú Mỹ Hưng, Thủ Thiêm. Dự án này như một tín hiệu cho các nhà đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp quốc tế lớn thấy TP. HCM có khả năng trở thành một trung tâm kinh tế tài chính quốc tế hấp dẫn.

 

Dự án khu đô thị siêu hiện đại Thủ Thiêm sẽ biến khu vực nông thôn, śnh lầy chủ yếu với các hoạt động nuôi cá có diện tích 657 ha ven bờ sông Sài G̣n thành một trung tâm tài chính, thương mại và dân cư cao cấp với 130.000 người sinh sống và 220.000 người tới làm việc hàng ngày. Một cây cầu và một đường hầm đă được xây dựng để kết nối Thủ Thiêm với phần c̣n lại của TP. HCM. Bốn cây cầu khác và một tuyến tàu điện ngầm cũng đang trong giai đoạn thi công hoặc đang nằm trong quy hoạch. Chính quyền cũng dự kiến xây dựng các tuyến phà, taxi đường sông và các tuyến xe buưt.

 

Do 65% diện tích nằm thấp hơn mực nước biển 1,5 mét và bị ngập lụt theo chu kỳ, thành phố sẽ phải đặc biệt lưu ư đến các tác động của biến đổi khí hậu khi xây dựng chính sách phát triển đô thị. Và trong dự án Thủ Thiêm, sẽ có rất nhiều điểm mới : Thủ Thiêm sẽ có vành đai xanh chạy dọc bờ sông ; sẽ có nhiều không gian chung, đặc biệt là cho người đi bộ.

 

Tuy nhiên, hiện tại, những trở ngại về thu hồi đất, giải phóng mặt bằng đă làm chậm tiến độ thi công dự án Thủ Thiêm.

 

Hệ thống giao thông đầy tham vọng

 

Từ năm 2003 đến năm 2013, số lượng xe cơ giới tham gia lưu thông đă tăng gấp ba lần. Việc cải thiện mức sống của các hộ gia đ́nh và việc xuất hiện một tầng lớp trung lưu mới đă khiến số lượng xe ô tô tăng vọt. Bên cạnh đó, số lượng xe máy cũng không ngừng tăng. V́ vậy, t́nh trạng tai nạn đường bộ, tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng.

 

Một thách thức lớn đặt ra là chính quyền phải khuyến khích được người dân dùng các phương tiện giao thông công cộng. Muốn thế, phải đa dạng về phương tiện, hấp dẫn về giá cả, đảm bảo an toàn và giao thông thông suốt. Song hiện nay, hệ thống giao thông công cộng gồm 100 tuyến xe bus cũng chỉ mới đáp ứng được 7% nhu cầu đi lại của người dân thành phố.

 

Chính quyền đề ra mục tiêu đến năm 2030, giao thông công cộng phải chiếm 60%, triển khai được 8 tuyến tàu điện ngầm cao tốc và 6 tuyến xe bus cao tốc. Tuyến tàu điện ngầm cao tốc đầu tiên được Cơ quan Hợp Tác Quốc Tế Nhật Bản đầu tư phần lớn, đang trong giai đoạn xây dựng theo công nghệ Nhật Bản và dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2020. Ngân Hàng Thế Giới cũng đă đồng ư cho vay vốn để xây dựng tuyến xe bus cao tốc đầu tiên. C̣n cơ quan Hợp Tác Đức, ngân hàng Châu Á Phát Triển và ngân hàng Đầu Tư Châu Âu th́ hợp tác tài trợ xây dựng tuyến xe bus cao tốc thứ 2.

 

Do số vốn đầu tư 18 tỉ USD vượt xa ngân sách của thành phố, chính quyền phải huy động thêm nguồn vốn tư nhân.

 

Ngoài hạn chế về tài chính, chính quyền c̣n phải đối mặt với các vấn đề về quỹ đất, thu hồi đất và bồi thường, xác định địa điểm xây dựng các tuyến đường, các điểm dừng đỗ xe, bến băi.

 

Thành phố cũng đă tính tới hệ thống taxi điện để giảm ô nhiễm môi trường và giảm chi phí nhiên liệu. Tập đoàn Mai Linh đă kư thỏa thuận với nhà phân phối chính thức của hăng Renault tại Việt Nam để mua 5.000 ô tô điện Renault trong ṿng 3 năm và dự kiến nhập khẩu 10.000-20.000 ô tô điện của hăng này trong ṿng 5 năm tới.

 

Câu hỏi bảo tồn di sản kiến trúc

 

Hiện đại hóa thành phố có thể ảnh hưởng tới việc bảo tồn các di sản kiến trúc. Kiến trúc hiện đại, các ṭa nhà chọc trời sẽ làm thay đổi cảnh quan đô thị. Ngay cả các công tŕnh được xây dựng từ thời Pháp thuộc và đă được xếp hạng di tích lịch sử như trụ sở UBND thành phố, Nhà Hát Lớn và Bưu Điện cũng như nhiều ngôi nhà cổ được xây theo phong cách kiến trúc Pháp cũng không tránh khỏi bị phá dỡ. Tuy nhiên, năm 2012, UBND TP. HCM đă xây dựng chương tŕnh bảo tồn di sản kiến trúc và cảnh quan đô thị, bảo tồn các biệt thự tuyệt đẹp ở quận 1 và quận 3 cũng như kho di sản Khu phố Tàu Chợ Lớn.

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính