Nửa Thế Kỷ Việt Nam

 

 

 

  

CHƯƠNG V

Ngày bắt đầu cuộc đời

 

 

Trên suốt những chặng đường nửa thế kỷ nổi trôi từ đầu non tới cuối biển, tôi đă từng nhiều lần làm lại đời ḿnh từ sau những đổi dời do rủi may, hoạn nạn. Ngày vượt biên sang Lào sau CCRĐ tị nạn, ngày rời Lào về miền Nam, ngày trở về từ trại tù cải tạo, ngày bỏ đất nước đem vợ con sang định cư tại Hoa Kỳ.... Mỗi chặng đường là một đổi thay đ̣i hỏi nhiều nghị lực để vượt qua gian khó, vươn lên để làm mới lại cuộc sống và phần đời phía trước.

 

Mỗi chặng đường thay đổi ấy là một dấu mốc đậm nét trong đời. Sau bốn năm lưu trú ở tỉnh Khammuane, ngày 10 tháng 4-1960 tôi “tung cánh” bay về vùng trời Miền Nam Tự Do qua chuyến bay Paksé – Sài G̣n, chấm dứt giai đoạn tỵ nạn chính trị tại Vương quốc Hoàng Gia Lào, dưới chính thể quân chủ lập hiến [Triều vua cha Sisavang Vong, và hoàng tử nối ngôi, Savang Watthana] thời thủ tướng Souvana Phouma.

 

Về Sài G̣n, việc đầu tiên của tôi là nhờ người anh họ ở Ban Mê Thuột làm giấy Thế V́ Khai Sinh theo ngày tháng năm sinh trong sổ thông hành (Passport).

 

Sau đó tôi mang thư của Lănh Sự quán VNCH đến văn pḥng Ông Nguyễn Hữu Chỉnh, Phụ tá Cố Vấn Ngô Đ́nh Nhu, tŕnh thư đề nghị gửi tôi vào trường Trung học Chu Văn An. Nơi đây giới thiệu tôi với GS Nguyễn Văn Khánh. GS Khánh cho tôi biết, thay v́ vào trường Chu Văn An, tôi được cấp học bổng toàn phần theo học trường tư trong tất cả các năm trung học. Tôi theo học lần lượt tại các trường Trung học Huỳnh Thị Ngà, Tổng Đoàn Thanh Niên Học Đường, Trung học Đăng Khoa, và Trung Học Hưng Đạo của GS Nguyễn Văn Phú.

 

Sau sáu năm bị gián đoạn việc học, tôi trở lại trường “học rút” cho kịp với tuổi tác của ḿnh. Tại các lớp Trung học tôi là người học tṛ “già” nhất lớp, nhiều tuổi hơn các bạn khác, lại đă từng trải qua đủ gian nan nên là người “chững chạc” hơn bạn cùng lớp, do đó tôi được thầy giáo và Bà Hiệu trưởng giao cho nhiều việc. Ngoài tôi, c̣n có Ngô Khắc Thế, một bạn học ngồi cùng bàn, dân di cư, từ Cái Sắn lên Sài G̣n học tiếp sau nhiều năm nghỉ học v́ hoàn cảnh. Sau này Thế là Sĩ quan “Lính Mũ Xanh” dưới quyền tướng Lam Sơn. Chúng tôi trở thành đôi bạn “nối khố” cho tới ngày tôi đi HO. Bạn tôi đă qua đời năm 2004 tại G̣ Vấp.

 

Tại trường Huỳnh Thị Ngà, tôi được Bà Hiệu Trưởng giao phụ trách các lớp tối miễn phí, mở tại trường tiểu học Phan Đ́nh Phùng do Phong Trào Phụ Nữ Liên Đới của Bà Ngô Đ́nh Nhu tổ chức. V́ là lớp học buổi tối từ 7 đến 10 giờ, nên tôi thường phải “đi đêm về hôm” để gặp bà Hiệu Trưởng lănh tiền phát lương cho các ông thầy giáo ban đêm, (ban ngày là học tṛ). Bà Hiệu trưởng Huỳnh Thị Ngà rất bận rộn nên thường tiếp chúng tôi sau 10 giờ đêm, có khi chuyện tṛ xong, bà mời chúng tôi đi ăn phở đến 1 giờ sáng mới về nhà.

 

Tại Tổng Đoàn Thanh Niên Học Đường, tôi được đề cử làm Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn B với khoảng 300 “khóa sinh” đoàn ngũ hóa. Sau mấy tháng diễn tập, Tổng Đoàn đă tổ chức buổi tŕnh diễn tại sân Vận động Hoa Lư tŕnh diện ông cố vấn Ngô Đ́nh Nhu.

 

Tại trường Hưng Đạo, tôi tập trung cho việc học để thi bằng Tú Tài toàn phần nên không tham gia một hoạt động nào.


 

Mặt trận văn hóa

Cuộc đối đầu giữa SV Quốc Cộng

 

Sau khi đậu Tú tài Toàn phần ban Toán tôi mới biết ḿnh chọn không đúng khả năng. Tôi không giỏi toán mà lại có năng khiếu về Văn. Tôi thi vào Đại học Y Dược, nhưng không đậu, tôi ghi danh Cử Nhân I đại học Luật khoa, (năm thứ nhất). Tôi không ưa nghề “thầy căi” và cũng không chắc làm tới... luật sư. Tôi ghi danh vào trường Luật v́ tôi không vào được những trường mà tôi lựa chọn. Tôi “chê” Cao đẳng Kiến trúc.


Trước đó mấy năm ông anh cả tôi ở bên kia vĩ tuyến 17 gởi bưu thiếp qua sông Bến Hải, do Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đ́nh Chiến (Ấn độ, Canada, Balan CS) chuyển trao, “răn đe” tôi nên theo ngành Y, Dược cùng lắm th́ chọn nghề dạy học là nghề mà từ đời ông cố, ông nội và bố tôi, anh tôi đă đeo đuổi. Ư ông anh tôi sợ tôi chọn ngành Sĩ quan, Tâm Lư Chiến, hay T́nh báo... khi t́nh h́nh đất nước đang hồi chưa biết sấp ngửa ra sao.


Nhưng rồi, “ghét của nào trời trao của đó”. Tôi không lựa chọn, không xin xỏ thế mà sau khi tốt nghiệp khóa Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức lại nhận Bưu điệp thứ nhất về Bộ Tư lệnh Hải quân, Bưu điệp thứ hai về Pḥng Tổng Quản Trị Bộ Tổng Tham Mưu. Sau cùng cầm Sự vụ lệnh biệt phái về nha Nhân Viên Hành Chánh Phủ Tổng Thống. Ba lần ông Đại Úy Huỳnh Văn Dân, Đại đội trưởng ĐĐ19 Khóa sinh tập họp đại đội giữa sân tuyên đọc bưu điệp của Bộ Quốc Pḥng, khiến nhiều anh em trong đại đội nh́n tôi bằng con mắt khác trước. Có anh c̣n la lên “Gốc ǵ mà bự thế. Bộ TL Hải Quân chê, Bộ TTM cũng chê, phải về Phủ Đầu Rồng mới chịu”.

 

Thật ra tôi không có gốc gác nào cả.

 

Tôi vào Vạn Hạnh sau những biến động chính trị chấm dứt nền Đệ nhất Cộng Ḥa, đưa Phật giáo vào “chính trường” nhưng rồi biến động cứ tiếp tục lan tràn từ Sài G̣n ra tới miền Trung măi tới năm 1967, bàn thờ Phật từ trong chùa được đem bày ra ở lề đường để... Phật tham gia biểu t́nh chống chính phủ!

 

“Cách mạng” 1-11-1963 thành công, khí thế ngùn ngụt của Phật giáo sục sôi. Cái ngày mà người ta gọi là “Cuộc Cách mạng” ấy được lấy làm ngày “Quốc khánh” của VNCH; cũng như ngày 2- 9- 45, ngày mà Hồ chí Minh và đảng CS cướp chính quyền áp đặt chủ nghĩa cộng sản trên nửa phần đất nước, là ngày “Quốc Khánh” của miền Bắc, nay là ngày quốc khánh của Việt Nam!!

 

Ở miền Bắc, sau năm 1954 đảng Cộng sản tiến hành cuộc Cải cách Ruộng đất, đến năm 1960 thành lập “Mặt trận Giải Phóng Miền Nam”, phát động cuộc chiến tranh thôn tính VNCH. Tại miền Nam sau những xáo trộn nhằm “dứt điểm” chế độ của Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm, chấm dứt một thời kỳ thanh b́nh an lạc, tiếp theo từng chuỗi biến động và xáo trộn chính trị liên tục diễn ra cho tới ngày ră đám.

 

Cuộc đấu tranh của Phật giáo được đạo diễn và giựt dây bởi bàn tay lông lá của hai thế lực cộng sản và “đế quốc” Hoa Kỳ. Người ta có cảm tưởng Phật giáo Việt Nam trở lại thời kỳ hưng thịnh Lư Trần. Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ra đời, nhưng không bao lâu lại chia thành hai phái: Ấn Quang và Việt Nam Quốc Tự (VNQT). Người ta c̣n nhớ sau năm 1965 VNQT thuộc phái của Thượng Tọa Thích Tâm Châu, và Ấn Quang do TT Thích Trí Quang thống lănh.

 

Thượng Tọa Thích Tâm Châu gốc Bắc (sinh tại Ninh B́nh), cùng TT Thích Trí Quang và TT Thích Thiện Minh điều hành “Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo” trong phong trào tranh đấu của Phật giáo năm 1963. Thượng Tọa Thích Tâm Châu, Viện trưởng Viện Hóa Đạo, được cho là “thân chính quyền”, trong khi TT Trí Quang chủ trương đấu tranh quyết liệt chống chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa.

 

Ba mươi lăm năm, từ ngày miền Nam bị cộng sản thôn tính, tại hải ngoại đă có nhiều sách báo, bài viết, dư luận khen, chê, bênh và chống TT Trí Quang và Phật giáo Ấn Quang. Ba mươi lăm năm, chỉ mới là một bước ngắn của lịch sử, muốn có một kết luận phải chờ lịch sử phán xét sau.

 

Tuy nhiên, những người hôm nay đă từng chứng kiến giai đoạn lịch sử 1963 rơ ràng nh́n thấy những hành động của TT Trí Quang và Phật Giáo Ấn Quang là làm lợi cho Cộng sản.

 

Tôi vào Vạn Hạnh từ năm 1965. Trong thời gian cơ sở trường ốc đang tiến hành xây cất, trước ngày Lễ đặt viên đá đầu tiên, ngày 9. 6. 1965 tại đường Trương Minh Giảng. Đại học Vạn Hạnh, cơ sở văn hóa đầu tiên của Phật giáo ra đời đáp ứng thôi thúc tâm lư thời thượng và là một nhu cầu thiết thực của Phật giáo nhằm hoằng dương đạo cũng như đời.

 

Tôi vào Vạn Hạnh, hơn ba năm, đến đó rồi ra đi, cho tới một ngày tôi trở về, sau gần một thập niên làm người tù biệt xứ lưu đày từ Nam ra Bắc... Một buổi chiều tôi ngồi trên yên chiếc xe đạp mini, ḷng rưng rưng nh́n ngôi trường cũ mà sáng tác “Bài Thơ Viết Trước Cổng Trường Vạn Hạnh”. Tôi viết bài thơ bằng cảm xúc chân thật, bằng mối “rung động” từ tâm cảm ngỡ ngàng trước thực cảnh và một dĩ văng cuồn cuộn trong ḷng khiến bật ra ngôn ngữ của thơ.

 

Bài thơ như một đ̣i hỏi của con tim, như một tự sự, thổ lộ tâm trạng của một kẻ thất t́nh, của một người thua cuộc, sau một chặng đường theo đuổi một ư hướng, một t́nh yêu. Khi viết bài thơ tôi không hề có bất cứ một chút trách móc giận hờn nào. Nhưng khi bài thơ được phổ biến và in vào sách, một số không nhiều các bạn SV Vạn Hạnh không vui, bất b́nh với tác giả khi họ nh́n thấy h́nh bóng thầy Viện trưởng trong bài thơ. Biết làm sao hơn! Tôi là chứng nhân, là người trong cuộc, một chặng đường sôi nổi suốt hơn ba năm. Tôi viết cảm xúc, tâm sự của ḿnh.

Bài Thơ Viết

Trước Cổng Trường Vạn Hạnh


Tôi trở về thăm lại trường xưa

Khuôn viên cũ đă thay lề đổi thói

Câu Duy Tuệ (*) xoáy ḷng người nhức nhối

Từng nỗi buồn thấm lạnh từng cơn


Tôi trở về văng vẳng nỉ non

Ngọn tháp rưng rưng giữa chiều cuối hạ

Rên rỉ oán hờn

Quằn quại hồn Chiêm quốc

Mười năm núi lở đá ṃn

Mười năm hồn người nhập viên đá cuội

Ch́m lặng giữa ḍng sông


Từng đợt sóng ngược ḍng cuồn cuộn

éo tan hoang một cơi cơ đồ


Tôi trở về thăm lại trường xưa

Trong thác nguồn của thời Vọng Nghiệp

Cuốn đời theo thiên tai

Ngỡ ngàng hư thực

Mở cửa Chân Như: lệ thấm Phật đài!


Tôi trở về thăm lại người xưa

Người xưa xuống núi

Tôi lục lọi từ hư vô

T́m sắc hoàng y một thời rạng rỡ

Người năm xưa tán lạc mơ hồ

Ôm kinh điển trá h́nh vào cơi tục

Đám sinh đồ nh́n theo lơ ngơ

Gẫm từng trang Thị Nghiệp (*)


Tôi trở về thăm lại trường xưa

Cổ tháp rêu phong giữa đời gió bụi

Bầy chim nhỏ ẩn ḿnh sau mái ngói

Kinh sách cuộn ḿnh phủ bụi nằm mơ


Tôi trở về thăm lại trường xưa

Hồn mê mải góc giảng đường thư viện

Một thuở ḷng say mê

Một thuở đời rộn ră...


Mười năm tơi tả tôi về

Chập chờn ác mộng

Thiện ác chân giả lập lờ

Một cơi trần ai nhốn nháo

Bặt tiếng kinh cầu

Trời đất hoang sơ./


Sài G̣n 1985

----------------------------------
(*) Duy Tuệ Thị Nghiệp là châm ngôn trên huy hiệu ĐH Vạn Hạnh.

 

Tuổi trẻ. Lư tưởng

T́nh yêu. Lầm lạc

 

Mở tập lưu ảnh như lật lại những trang đời, tôi ngắm nghía một khúc phim sôi nổi của thời trai trẻ. Tôi nhớ từng con đường, tôi nhớ từng người bạn. Tôi nhớ từng giờ phút xôn xao, từ trong gia đ́nh tới trường học. Vạn Hạnh đă để lại trong tôi nhiều dấu ấn vui có, buồn có. Tôi nhớ Tường, nhớ Hải... Tôi nhớ Long, cô bạn học Bắc kỳ thường “phớt lờ” những lời “tán tỉnh” của tôi, nhưng khi nào cũng quấn quưt... Có lần ngồi bên nhau suốt buổi chiều trên bờ sông Hương, quên cả giờ hẹn lái xe ra sân bay Phú Bài.

- “Long, sao không là Phụng?” Long trả lời tôi: “Ừ, có lẽ v́ vậy mà Long không có đôi cánh mềm mại thướt tha để bay theo những lời mời gọi...”

 

Sau chuyến bay rời Huế về Sài G̣n, Long, rồi Phượng “của tôi” và những người ngày đó có nhau ở Vạn Hạnh đă mất nhau, như chỉ trong một ngày, hôm sau hôm trước. Tôi muốn nói đến Dũng, đến Quang, đến các thầy, các cô trong lớp áo tu hành...

 

Từ một Hướng Đi, tờ Bán nguyệt san của SV Vạn Hạnh đă đi về hai ngả. Phải chăng từ tiền kiếp cha Rồng mẹ Tiên, đàn con chia làm hai miền sông núi. Một tŕnh tự dân tộc đă mấy phen chia ĺa. Trịnh Nguyễn phân tranh, sông Gianh chia cắt đôi bờ đất nước. Nguyễn Tây Sơn, Nguyễn Gia Long. Bến Hải, cầu Hiền Lương. Người Việt Quốc gia, người Việt Cộng sản. Người Việt Hải ngoại, người Việt trong nước...

 

Phải chăng cái nghiệp dĩ từ huyền thoại lưu truyền kia cứ măi đeo đẳng, đè nặng trên thân phận con người Việt Nam măi đến ngày hôm nay. Thế hệ chúng tôi sinh ra và lớn lên cùng một thời, trải qua hàng chục năm chiến tranh, hận thù, chia rẽ. Cho tới hôm nay, nhân lọai đă bước qua một thập niên đầu của thế kỷ Hai Mươi Mốt, sau hai ngh́n năm Tây lịch; và sau năm ngh́n năm Hùng Vương dựng nước, vết thương đó vẫn c̣n rỉ máu.

 

Tôi nghĩ cả dân tộc Việt Nam, con người lương tri không ai ưa ǵ thù hận. Tại sao con người Việt Nam, từ bọc mẹ trăm trứng lại là kẻ thù của nhau? Và tại sao là con người có lương tri lại chấp nhận tội ác, chấp nhận những tráo trở, bịp lừa? Là con người tự nhận là yêu quê hương đất nước lại chấp nhận một thứ lư thuyết phản logic, phi đạo đức, phi nhân bản, ngoại lai...??

 

Tôi không bao giờ chấp nhận chủ nghĩa cộng sản. Nhưng tôi cũng không chủ trương ân oán hận thù người cộng sản. Hăy nh́n nhận nhau là đồng bào, cùng máu thịt Việt Nam trong cộng đồng dân tộc. Hăy cùng nhau nh́n ra bằng được lư thuyết và thực tiễn nghịch ngược của chủ nghĩa Mác-xít không tưởng. Nó đă tạo nên những thực tế nghịch ngược, gây nên biết bao tai họa cho đất nước và dân tộc, để rồi cùng nhau dứt khoát đoạn tuyệt với quá khứ và bóng đen con ma cộng sản. Từ đó cùng bắt tay xây dựng lại t́nh người và xây dựng lại quê hương. Đó chính là sự ḥa giải ḥa hợp đích thực để t́m về với cội nguồn dân tộc.

 

Tấm gương người dân Nga, các nước Đông Âu, Mông Cổ là một bài học phải noi theo. Tại Vạn Hạnh, tuổi trẻ chúng tôi đă được thi thố và thử thách. Tất cả chúng tôi đều thể hiện ḷng yêu nước bằng t́nh yêu và lư tưởng nồng nhiệt. Mỗi người đến đây từ mỗi hoàn cảnh, mỗi môi trường khác biệt, nên mỗi người chọn một hướng đi khác nhau. Tôi tin tất cả anh em chúng tôi đều hồn nhiên ước vọng cống hiến tuổi trẻ của ḿnh cho tổ quốc, dù là tả hay hữu.

 

Thời cuộc đă đưa đẩy tuổi trẻ Sài G̣n, trong đó có Sinh Viên các đại học Vạn Hạnh, Huế, Sài G̣n, Cần Thơ, Đà Lạt đứng về hai chiến tuyến khi chính trị xâm nhập học đường.

 

Lịch sử sẽ rơ ràng minh bạch sau này, nhưng thời gian đến đó không phải là khoảng ngắn để chúng ta có thể chờ đợi. Lác đác theo thời gian, từ sau biến cố 30.4.1975 đến nay đă có những con người từng dấn thân nhập cuộc “trong đám người ấy”, giành phần hơn thua thắng bại Bắc-Nam, ngày nay đă nh́n thấy ánh sáng mà tự thú với ḿnh, với dân tộc và lịch sử. Số người này ngày một đông đúc thêm: Dương Thu Hương, Bùi Tín, Bùi Minh Quốc, Nguyễn Thanh Giang, Hà Sỹ Phu, Đào Hiếu, Trần Mạnh Hảo, Tiêu Dao Bảo Cự, Trần Anh Kim, Nguyễn Xuân Nghĩa, Trần Khải Thanh Thủy, Lê Thị công Nhân... và đang dấy lên hàng hàng lớp lớp...

 

Khi chính trị đi vào trường học

 

Một cách chính thức Bộ Giáo dục VNCH cấm đưa chính trị vào học đường. Giáo chức và Sinh viên, học sinh nếu có tham gia các sinh hoạt chính trị là với tư cách cá nhân. Sách giáo khoa Trung học, môn công Dân Giáo dục không có chương mục nào dạy cho học sinh lư thuyết chủ nghĩa cộng sản và tuyên truyền chống cộng. Cũng không có những bài học tuyên truyền cho chính thể quốc gia trong sách giáo khoa môn công dân giáo dục.

 

Ở Đại học, do tuổi tác và tŕnh độ nhận thức, sinh viên không những được khuyến khích mà c̣n được giáo sư chỉ định đọc những sách về chính trị để t́m hiểu và nghiên cứu các triết thuyết từ các triết gia Jean-Jacques Rousseau, Montesquieu đến Karl Marx, Engels...

 

Cuộc chính biến 1-11-1963, lực lượng Sinh Viên Học Sinh nói riêng và giới trẻ, nói chung đă đóng góp một phần đáng kể vào “thành quả cách mạng” lật đổ chế độ Đệ Nhất Cộng Ḥa, kết thúc một chuỗi biến động bằng sinh mệnh của vị Tổng thống khai sáng và lănh đạo nền Cộng ḥa đầu tiên của Việt Nam.

 

Hai lănh tụ Sinh Viên – con bài góp phần “làm lịch sử” thời bấy giờ là Lê Hữu Bôi và Nguyễn Trọng Nho. Ông Nho vài ba năm sau ra tranh cử làm dân biểu Hạ Nghị Viện, c̣n ông Bôi khoác áo lính lên đường chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Trong cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân, ông Bôi bị Cộng sản giết, t́m thấy xác trong một mồ chôn tập thể. Cả hai ông là biểu tượng của tuổi trẻ dấn thân, đă đi và đă “đến”. Một: “công thành danh toại”; một: Tổ Quốc Ghi Ơn.

 

Người xưa, Quản Trọng đưa ra kế sách: “Nhất niên chi kế mạc ư thụ cốc/ Thập niên chi kế mạc ư thụ mộc/ Bách niên chi kế mạc ư thụ nhân”. Ông HCM đă “mượn” câu cuối biến thành câu ‘châm ngôn’ của ḿnh: “v́ lợi ích trăm năm trồng người”. Một thời, báo đài trong nước ra rả ngày đêm câu “châm ngôn” này của “bác”, về sau nhiều người đưa bằng chứng là câu nói của người xưa bên Tàu, nên từ đó im luôn.

 

Dưới thời Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm chính quyền đă có những quan tâm đặc biệt đến kế sách “trồng người” dành cho giới trẻ và Sinh viên, học sinh trong chính sách đào tạo lớp người mới cho đất nước. Thời đệ Nhất Cộng Ḥa, ngoài Quán cơm Xă hội dành cho giới lao động, SVHS Sàigon có quán Anh Vũ ở đường Bùi Viện. Giới trẻ đến đó ăn cơm trả tiền bằng phiếu được phát không. Cuối tuần có các danh ca Sài G̣n, Minh Hiếu, Thanh Thúy, Túy Phượng... đến hát giúp vui.

Chính sách đó, sau cuộc đảo chính vẫn được Hội đồng Tướng lănh tiếp tục thực hiện. Mùa Hè 1964, Trung Tướng Phạm Xuân Chiểu, cho tổ chức một trại Hè một tuần lễ tại Vũng Tàu dành cho SVHS các trường Trung học và SV học sinh cũ thuộc Tổng Đoàn Thanh Niên Học Đường Việt Nam. Tôi bất ngờ khi nhận được giấy mời tham dự trại Hè này. Đúng là một trại hè, nghỉ mát, tắm biển, văn nghệ, ăn chơi. Ban ngày có giới chức địa phương hướng dẫn và phục vụ ăn uống. Ban đêm có Cảnh sát thường phục và sắc phục đi theo bảo vệ, dẫn đi hóng gió biển, thăm phố.

 

Buổi chiều tối hôm rời Vũng Tàu về Sài G̣n có xe thiết giáp theo hộ tống đoàn GMC về tới Long Thành.

 

Tháng Tư năm 1967, một trại hè khác lại được Ủy Ban Hành Pháp Trung ương tổ chức tại Huế trong hai tuần lễ dưới h́nh thức một cuộc tranh tài thể thao: Đại Hội Thể Thao SV Liên Viện Toàn quốc Kỳ Năm, tranh tài các bộ môn bóng tṛn, bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông, và nhu đạo. Tham dự có các đội tuyển Sinh Viên thuộc các viện đại học Sài G̣n, Vạn Hạnh, Cần Thơ, Đà Lạt, Huế. Tất cả mọi chi phí ăn ở trong bốn tuần lễ đều do công quỹ đài thọ. Tôi được mời tham dự với tư cách Trưởng Ban Báo chí SV Vạn Hạnh.

 

6 giờ chiều ngày 27 tháng 3 -1967 chúng tôi tập trung tại sân bay quân sự Phi Long, Phi trường Tân Sơn Nhất. Chiếc phi cơ C130 chở phái đoàn SV Vạn Hạnh hạ cánh tại phi trường Phú Bài vào khoảng 11 giờ đêm. Một đoàn xe GMC, được thiết giáp hộ tống chở đoàn về Trường Đại Học Sư Phạm, trên đường Lê Lợi. Tất cả các phái đoàn đều cư ngụ tại đây trong thời gian ở Huế. Các phái đoàn SV từ trong Nam ra được hướng dẫn đi thăm các đền đài lăng tẩm, và các danh lam thắng cảnh của cố đô, đi tắm biển Thuận An, thưởng thức đêm văn nghệ “Lễ Nhạc Cung đ́nh” tại khách sạn Hương Giang. Ngoài thời gian tham dự các cuộc tranh tài, thời giờ c̣n lại các vận động viên tự do đi đây đó, dạo phố, mua sắm, thăm bà con, bạn hữu, ngủ đ̣, ngắm trăng trên sông Hương, chụp h́nh lưu niệm v.v..

Lần đó tôi và Nguyễn Thiêm Tường đến thăm một người quen: Thầy giáo Minh. Ông bà chủ nhà đăi một bữa cơm thịnh soạn. Chia tay, hẹn sẽ gặp lại nhau ở Sài G̣n. Sau Tết Mậu Thân, nhóm anh em chúng tôi Tường, Hải... đi tắm biển Vũng Tàu bất ngờ gặp vợ con thầy giáo Minh căng lều bạt ngủ trên vỉa hè. Hỏi ra được biết thầy giáo Minh đă bị CS vào nhà bắt đi và giết chết trong thời gian Huế bị chiếm giữ.

 

Trở lại Giải Thể Thao Liên Viện, buổi lễ khai mạc diễn ra tại Vận Động Trường Tự Do, Huế dưới sự chủ tọa của Trung Tướng Hoàng Xuân Lăm, có sự hiện diện của giới chức lănh đạo chính phủ từ Sài G̣n ra, Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ, Chủ tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương đá trái banh danh dự khai mạc trận túc cầu.

 

Các cuộc tranh tài thể thao cùng những tuần lễ hội hè, văn nghệ, vui chơi hào hứng lành mạnh ấy diễn ra trong t́nh h́nh cuộc chiến đang hồi “dầu sôi lửa bỏng”. Mục đích của những cuộc vui chơi này chính quyền nhằm “tranh thủ” giới trẻ hướng tới những sinh hoạt lành mạnh. Đây là một dịp hiếm hoi quy tụ được đông đảo giới Sinh viên tất cả các viện đại học về quây quần bên bếp lửa trại, trong các sân khấu văn nghệ, trên các sân thể thao và trong các cuộc vui chơi khác...

 

Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ (Chủ tịch Uỷ Ban Hành Pháp Trung Ương) tiếp SV và đá trái banh danh dự khai mạc trận túc cầu tại sân Vận động Tự Do, Huế. (phía sau là Tr/tướng Hoàng Xuân Lăm) – Ảnh tác giả chụp 4/1967).

 

Dưới bề mặt sinh hoạt lành mạnh ấy, nhóm sinh viên họat động cho VC đă ngấm ngầm tiếp xúc với nhau và tiếp xúc với người của MTGP nằm vùng tại Huế. Chủ Tịch SV Vạn Hạnh vắng mặt khó hiểu trong hai đêm sinh họat với đoàn SV.VH lúc đó. Một năm sau chính người gần gũi với SV này đă khẳng định với tôi trước hành lang Đại học Vạn Hạnh rằng: “Lúc đó Dũng bỏ anh em đi vào bưng tiếp xúc với VC”.

 

Mấy tháng sau Đại Hội Thể Thao SV toàn quốc tại Huế, một hội nghị được triệu tập, họp tại Pḥng số 1, lầu 1 Đại Học Vạn Hạnh.

 

 

Từ nghị tŕnh văn hóa

Đến nghị tŕnh chính trị

 

Phe đăng cai với tư cách Ban Chấp Hành Sinh Viên chủ nhà gửi thư mời Ban Chấp hành SV bốn đại học bạn gồm Tổng hội SV Viện Đại Học Sài G̣n, ĐH Cần Thơ, ĐH Đà lạt, và ĐH Huế. Thư mời do Chủ tịch Ban Chấp Hành SV Vạn Hạnh kư tên. Tôi nhận được thư mời ghi rơ tham dự với tư cách Trưởng Ban Báo Chí. Chương tŕnh nghị sự được thông báo trên thư mời gồm có bốn điểm vắn tắt:

 

1-     Thắt chặt mối giao hảo giữa sinh viên các viện đại học trong nước.

2-     Trao đổi các đề án giáo khoa,

3-     Trao đổi báo chí,

    4 - Tổ chức Giải thể thao SV liên viện.

 

Đúng 8 giờ sáng trong pḥng họp đă đủ mặt phái đoàn các Đại học Huế, Cần Thơ, Sài G̣n, Đà Lạt. Chủ tọa đoàn được ban tổ chức đề cử rồi giơ tay tán thành “đơn giản”, chẳng ai có ư nghi ngờ ǵ. Phe chủ nhà là Ban Đại diện SV Vạn Hạnh đă kết hợp từ trước với nhóm sinh viên Hồ Hữu Nhựt, chủ tịch Tổng Hội SV Sài G̣n. Khi buổi họp chính thức vào nội dung thảo luận, Chủ Tọa đoàn đă làm cho hầu hết những người tham dự vô cùng sửng sốt khi tuyên đọc nghị tŕnh thảo luận gồm có:

 

1. Nhận định và thái độ của giới Sinh Viên trước hiện t́nh đất nước.

2. Đ̣i hỏi Hoa Kỳ ngưng oanh tạc miền Bắc và chấm dứt can thiệp vào nội bộ của miền Nam Việt Nam.

3. Yêu cầu Thiệu Kỳ từ chức.

4. Công nhận Mặt Trận Giải Phóng miền Nam như một thực thể chính trị.


Cả pḥng họp nín thinh, mọi người im lặng như để ḍ xét phản ứng của nhau. Một không khí khá nặng nề. Mới khoảng vài mươi phút trước đó c̣n tay bắt mặt mừng, bá vai bá cổ, đến lúc bấy giờ là ngờ vực, xa cách, thủ đoạn. Từ giờ phút đó, một số sinh viên trước nay vẫn đóng vai “hiền lành” nay bắt đầu lộ diện. Và từ giờ phút đó trong pḥng họp nói riêng, và trong giới SV nói chung bắt đầu h́nh thành hai phe: Phe Tả và Phe Hữu.

 

Nghĩ lại, chủ trương “học đường phi chính trị” là một cái nh́n rất thấu đáo. Thế mới biết tại sao nền giáo dục VNCH trước năm 1975 cấm đem chính trị vào trường học.

 

Đám bọn tôi, những người thuộc “phe ta” liếc mắt nh́n nhau, rồi đảo mắt nh́n quanh một lượt để nhận diện “bà con”, xem những ai là đồng minh của ḿnh, những ai có thể nhờ cậy được. Tôi thấy bên phía Tổng Hội Sài G̣n có Lưu Vĩnh Khương, em trai Nghị Viên Lưu Vĩnh Lữ là người có thể “đồng thanh tương ứng” với chúng tôi. Tôi ngờ vực phái đoàn Huế, nhưng tôi lại trông đợi rất nhiều ở phái đoàn Đà Lạt. Tôi chưa có ư tưởng nào về phái đoàn Cần Thơ.

 

Mọi dự tính, và những ư kiến manh nha để phát biểu đề nghị và cổ vũ cho các chương tŕnh văn hóa, báo chí, thể thao đă bị hụt hẫng, chúng tôi bị đặt vào thế bị động. Nhưng chỉ sau lời tuyên bố của chủ tọa đoàn thuộc “phe bên kia,” và ư kiến phát biểu của một SV trong phái đoàn Tổng hội Sài G̣n lên án cuộc chiến tranh can thiệp của Mỹ với luận điệu nghe y hệt như từ làn sóng của đài phát thanh MTGPMN.

 

B́nh tĩnh, nhă nhặn nhưng cứng rắn, “phía bên này” liền xông trận, phản pháo. Với lập luận đanh thép, các SV Nguyễn Thế Ngũ, người viết, Bùi Quốc Quyền, Phạm Văn Ngũ Hải, Lưu Vĩnh Khương đă phân tích:

Mầm mống và thực chất cuộc chiến Việt Nam do từ tham vọng nhuộm đỏ cả nước của giới lănh đạo Hà Nội. Hà Nội là tay sai của Trung Cộng và Nga Sô; MTGPMN là công cụ, là con đẻ của Hà Nội. Chính phủ Sài G̣n và nhân dân miền Nam phải chịu đựng một cuộc chiến tranh thôn tính, chống lại chủ nghĩa cộng sản, do cộng sản Bắc Việt phát động.

 

Thật là phi lư khi đ̣i hỏi Hoa Kỳ ngưng yểm trợ cuộc chiến đấu bảo vệ tính mạng và sự an ổn của nhân dân miền Nam. Không một lư do chính đáng nào để đ̣i Ông Thiệu, Ông Kỳ lănh đạo một chính phủ hợp pháp phải từ chức; và thật là phi lư khi đ̣i hỏi công nhận một tổ chức, con đẻ của thủ phạm phát động cuộc chiến tranh.

 

Nhóm SV phe Hữu mạnh mẽ yêu cầu hủy bỏ nghị tŕnh chính trị, trở lại nghị tŕnh văn hóa, thể thao như đă ghi trong thư mời họp; đồng thời bày tỏ thái độ bất tín nhiệm đối với chủ tọa đoàn. Tuy nhiên v́ thiểu số, so với đám sinh viên thuộc các phái đoàn không bày tỏ thái độ lập trường và số sinh viên phe tả áp đảo nên cuộc thảo luận vẫn được tiếp tục.

 

Đến giờ trưa nhóm sinh viên phe Hữu bỏ pḥng họp ra ngoài để phản đối. Cuộc họp cho mục đích văn hóa, thể thao đă trở thành “cuộc hiệp thương chính trị” mà những người chủ xướng đă không lường trước được phản ứng quyết liệt của đám sinh viên phe Hữu, khiến họ không kịp đối phó và lái nghị tŕnh phiên họp theo ư muốn, tạo thành một cuộc tranh luận gay go, căng thẳng suốt từ 8 giờ sáng đến hơn 10 giờ đêm mới đúc kết được một bản tuyên bố chung chỉ có chữ kư của ba trưởng phái đoàn: Sài G̣n, Vạn Hạnh, Huế.

 

 

Họp báo tại số 4 Duy Tân

TT Johnson nhận hụt điện văn

 

Cuộc họp hôm đó kéo dài đến 8 giờ tối, nhóm hữu khuynh c̣n lại một ḿnh Ngũ Hải ngồi nghe và theo dơi diễn tiến. Tôi đă bỏ pḥng họp ra ngoài từ 12 giờ trưa. Tôi sang làm việc ở pḥng bên cạnh. Pḥng này được thầy Viện trưởng Thích Minh Châu cho mượn sử dụng làm văn pḥng Trung Tâm Giáo Dục Tráng niên Trương Minh Giảng, Hải là Giám đốc Điều Hành và tôi là Giám đốc Học Vụ. Tôi ngồi nghe ngóng t́nh h́nh. Đến 9 giờ tối, có mấy người bên pḥng họp gơ cửa văn pḥng. Tôi mời vào. Hai SV bên pḥng họp trao tôi mấy tờ giấy và nói: “Ban Chấp Hành (SV.VH) nhờ anh dịch sang Anh văn giùm thư này”.


Đó là bản tuyên bố chung của hội nghị và bức điện văn gửi Tổng thống Johnson và Quốc Hội Hoa Kỳ. Tôi nhận lời và cầm mấy tờ giấy họ trao rồi khóa cửa văn pḥng, ra về. Khoảng hai tiếng đồng hồ sau, nhóm chủ tọa đoàn cử một sư huynh (mặc cà sa nâu) cùng với Trần Hữu Quang tới nhà tôi lấy bản dịch. Tôi trả lại cho hai người bản Việt ngữ và nói với họ “Tôi bị nhức đầu”.

 

Bảy giờ sáng hôm sau tôi đến nhà Ngũ Hải. Sáng hôm đó Hải cũng dậy sớm. Tôi hỏi diễn tiến buổi họp, Hải cho biết: “Th́ nó cứ kéo cù nhăng vậy măi tới tối, chúng nó cũng đâu có đồng ư với nhau hết đâu”.

 

Tôi rủ Hải đi ăn sáng. Hải nói: “Tao phải xuống Trụ sở Tổng Hội SV Sài G̣n, số 4 Duy Tân (Phạm Ngọc Thạch) có việc. Sáng nay tụi nó họp báo ngoài đó”.

 

Nghĩ rằng Hải đi hàng hai, không thành thật với tôi, tôi tỏ thái độ bất b́nh với Hải:

- “Bây giờ không đi đâu cả. Đi ăn sáng với tao rồi đến văn pḥng giải quyết một số việc; nếu mày ra ngoài chỗ tụi nó họp báo, tao sẽ ra thông cáo đóng cửa văn pḥng và ngưng hoạt động trung tâm”.

 

Thấy tôi làm dữ, Hải dịu giọng: “Tại v́ tao lỡ hứa cho tụi nó mượn cặp loa. Hay là mày chở tao tạt qua đó tao bỏ cặp loa xuống rồi ta đi ăn. Mày thấy tao chưa thất hứa với ai điều ǵ. Tao không có ư hỗ trợ tụi nó”.

 

Tôi nhất định buộc Hải bỏ cặp loa lại và hai đứa đến phở gà Hiền Vương, sau đó về văn pḥng làm sổ sách và nhận học viên cho khóa học. Đến chiều đọc báo mới biết cuộc họp báo bị cảnh sát “giàn chào”, tịch thu biểu ngữ, micro và truyền đơn. Trụ sở Tổng Hội SV Sài G̣n bị phong tỏa suốt một ngày.

 

Chiều hôm đó T.T Johnson và Quốc Hội Hoa Kỳ nhận hụt điện văn “phản đối chiến tranh can thiệp”.

 

 

Bầu cử sinh viên,

Tṛ chơi dân chủ gian lận

 

Câu chuyện hiệp thương chính trị, họp báo, kiến nghị vừa nguôi ngoai th́ cuộc bầu cử Ban Chấp Hành mới của Tổng Hội SV Vạn Hạnh diễn ra. Lúc này SV Vạn Hạnh đă có hai phe rơ rệt. Một thuộc cánh hữu và một thuộc cánh tả. Nhóm hữu gồm mấy tay chủ lực: Ngũ Hải. Nguyễn Thiêm Tường, Nguyễn Văn Lâm., Bùi Quốc Quyền, Nguyễn Thị My, Nguyễn Thế Ngũ, được ủng hộ của đa số. Nhóm tả có Hoàng Tiến Dũng, Bùi Nghị, liên kết với một số người vừa ghi danh vào Vạn Hạnh với sự ủng hộ ngầm của một số “giới chức” và các “SV tu sĩ ” Phân khoa Phật Học. Ngoài ra c̣n có một số “sinh viên bạn” từ bên các phân khoa đại học Sài G̣n tấp sang, trong số đó người xông xáo nhất là Trần Thị Lan. Tôi vẫn thường gặp cô SV này bên trường Luật. Lan có cô em gái là Trần Thị Huệ cùng hoạt động cho MTGP/MN. Sau Hiệp định Paris 1973, Lan và Huệ được trao trả cho MTGP tại Lộc Ninh. Ngày tôi đi tù về mới biết Trần Thị Lan là Phó Chủ tịch Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Giải phóng quận B́nh Thạnh, (sau chết v́ tại nạn lưu thông).

 

Phe hữu khuynh (nhóm Đồng Hành) lúc đầu không có ư định ra tranh cử; cũng không có ai trong nhóm muốn ra làm đại diện, nhưng khi thấy liên danh I do phe tả đưa ra, anh em mới bàn nhau nếu để liên danh I độc diễn, trúng cử th́ tập thể SV Vạn Hạnh sẽ bị lợi dụng hoặc bị lôi kéo vào các hoạt động chính trị có lợi cho CS. Ngũ Hải bàn với tôi thành lập Liên danh II, tôi và anh là thụ ủy. Tôi từ chối đứng trong liên danh và đề nghị Hải làm chủ tịch. Trong cuộc vận động, liên danh II bị phá và bị cản trở nhiều mặt. Những tấm áp-phic, những flyers bị xé bỏ, người của Liên danh II đi phát flyers bị hăm dọa. Tôi cảm thấy một không khí ngột ngạt, căng thẳng lạ thường trong khuôn viên trường học, có tính cách như là khủng bố. Hải và tôi cho một số học sinh lớp 11 và 12 của TTGD Trương Minh Giảng làm “xung kích”, bảo vệ các em đi dán và phân phát flyers khi bị hăm dọa, cản trở. Cuộc bỏ phiếu sau đó diễn ra rất gay go v́ Ban tổ chức bầu cử phần đông là người của Ban Chấp hành cũ, thuộc phe tả.

 

Tṛ chơi dân chủ ở trong một trường học đă diễn ra y như một đấu trường chính trị, như cách chơi nhà nghề của những cuộc đua giành nhau chiếc ghế dân cử trên trường chính trị.

 

Liên danh I đă cho một số người lạ có thẻ sinh viên Vạn Hạnh vào bỏ phiếu và không ai biết được những lá phiếu gian lận khác. Kết quả kiểm phiếu, liên danh II lúc đếm hơn liên danh I ba (03) phiếu, sau đó “Ban tổ chức bầu cử” tuyên bố LD II chỉ hơn 01 phiếu.


Liên danh I rất tự tin vào số phiếu gian lận nên rất bất ngờ với kết quả đó. Ban Tổ chức bầu cử liền t́m cách tŕ hoăn công bố kết quả chính thức. Vài hôm sau họ tuyên bố Liên danh II hơn một phiếu nhưng là phiếu “bất hợp lệ”.


Liên danh II liền khiếu nại lên Hội Đồng Viện, chờ viện giải quyết nhưng không được trả lời. Liên danh II bèn trương biểu ngữ, ngồi xếp hàng trước hành lang Vạn Hạnh, tuyên bố tuyệt thực vô hạn định. Sau ba ngày tuyệt thực, Thầy Viện trưởng Thích Minh Châu từ trên lầu xuống nói với các môn sinh của thầy: “Thứ Bảy tuần này có phái đoàn người Mỹ và Tổ chức Asia Foundation đến viếng thăm. V́ danh dự của Viện, thầy đề nghị các anh ngưng tuyệt thực, giải tán; sang thứ Hai tuần sau thầy sẽ giải quyết theo nguyện vọng của các anh”.


“Được lời như cởi tấc ḷng”, cuộc tuyệt thực chấm dứt sau khi thầy Viện trưởng bước lên lầu. Tất cả ra về vui vẻ với ḷng tin tưởng tuyệt đối. Thế rồi ngày thứ Hai qua đi b́nh lặng, nhưng với kẻ đợi chờ th́ từng giờ phút xê dịch nặng nề, ḷng dạ bồn chồn, bứt rứt. Măi đến hơn một tuần lễ sau người ta đọc được một thông cáo của Hội đồng Viện: Hủy bỏ kết quả cuộc bầu cử. Ban Chấp Hành cũ xử lư thường vụ trong khi chờ tổ chức ṿng bầu khác!!


Khi đọc bản thông cáo này dán trước văn pḥng Viện, Ngũ Hải, Mai Văn Tỏan và tôi lên lầu gơ cửa ba lần pḥng thầy Viện trưởng, không ai mở cửa. Toản co chân đạp mạnh vào cửa, lớn tiếng phản đối. Hải và tôi kéo Toản xuống sân.
 

 

Một cuộc chiến không súng đạn giữa Sài G̣n

 

T́nh trạng của giới trẻ chúng tôi lúc đó là cuộc đối đầu Quốc Cộng giữa Sài G̣n và các đô thị miền Nam, không bằng súng đạn mà bằng những thủ đoạn ăn thua quyết liệt, tạo nên một hậu phương xáo trộn bất an, thắng hay thua th́ CS vẫn là kẻ thủ lợi. Những người tuổi trẻ miền Nam hồi đó không ôm súng ra mặt trận, hay ít ra không phải khoác áo lính, phần đông là Sinh Viên đại học.

 

Người miền Nam nói chung và giới trẻ, nói riêng chưa hiểu biết tí ǵ về cộng sản nên số đông thờ ơ với thời cuộc, không có lập trường chính kiến rơ rệt, họ chỉ biết lo cho bản thân mà không mấy quan tâm đến “việc người khác” khi “nước chưa đến chân”. Một số có ḷng nhiệt huyết, bị hấp lực “giải phóng dân tộc” đem lại công bằng cho xă hội, nghe theo những tuyên truyền rủ rê của CS mà không hề biết cộng sản là cái ǵ, từ đâu tới, không hề biết thực trạng xă hội miền Bắc ra sao. Những ǵ người Bắc di cư vào Nam nói cho họ nghe, họ cho là nói thêm, bịa đặt.

 

Năm 1959, khi cuốn phim “Chúng Tôi Muốn Sống” của đạo diễn Vĩnh Noăn, với hai vai chính Lê Quỳnh và Mai Trâm thủ diễn, mô tả cuộc Cải Cách Ruộng Đất ở miền Bắc, được Pḥng Thông Tin Ṭa Lănh Sự VNCH chiếu ở Lào. Sau buổi xem phim, một thanh niên phát biểu:

- “Cái này là Ngô Đ́nh Diệm tuyên truyền. Làm ǵ có cảnh dă man đó”. Tôi nói với anh ấy:

- “Tôi là người từng nh́n thấy những cảnh như vậy. Sự thật c̣n hơn thế nhiều”.

Thế là từ tranh luận đến căi cọ xẩy ra, tôi bị anh thanh niên kia dùng cây kéo trong tiệm may đâm bị thương ở chân, phải đi bệnh viện băng bó. Về nhà tôi nói dối mẹ tôi “bị té ngă, cái đinh ở thành cầu đâm trúng chân”.

 

Mấy thân nhân trong gia đ́nh Ba Mẹ vợ tôi, vốn là dân gốc gác Sài G̣n từ bao đời. Những ngày chộn rộn cuối tháng Tư 75, thấy gia đ́nh tôi hốt hoảng lo sợ đă nói lời an ủi: “Th́ có sao đâu. Cùng là người VN cả. Hết chiến tranh rồi, sẽ được sống yên ổn...”. Nhưng chỉ hơn một tháng sau đó, bốn năm đứa, vừa con, vừa rể vào tù “yên ổn” đến trên dưới mười năm mới được thả về. Mấy anh em khác trong nhà đă vượt biên sau đó.

 

Sau ngày tôi ở tù CT về, các anh chị trong nhà nói như cũng để “an ủi” tôi:

- “Hồi trước nghe mấy người di cư nói mà không tin. Đâu có ai nghĩ cộng sản khủng khiếp đến như thế”.

 

Chính v́ không biết “cộng sản khủng khiếp đến như thế”, nên một số thanh niên miền Nam đi theo “cách mạng”, cùng với thành phần cộng sản trà trộn phá làng phá xóm, khuấy động cuộc sống yên ổn của hơn ba triệu dân Sài G̣n, đặt chính quyền vào thế bắt buộc phải đối đầu với những kẻ “nội thù”, bao gồm cả thành phần “ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản” trên một mặt trận như đă mặc nhiên tuyên chiến.


 

Mặt trận Sinh Viên Đại học Sài G̣n

 

Để chuẩn bị cho cuộc “tổng tiến công nổi dậy” vào Tết Mậu Thân, theo Trần Bạch Đằng, từ năm 1966 Nguyễn Văn Linh, Phó Bí thư Trung Ương Cục kiêm Bí thư Khu Sài G̣n-Gia Định cho ra đời “Thành đoàn Thanh Niên Lao động Hồ Chí Minh” đặt trọng tâm công tác xâm nhập, tổ chức, kết nạp giới trẻ tại các thành thị miền Nam, chủ yếu tại hai thành phố lớn Huế và Sài G̣n. Lực lượng Sinh viên Học sinh tại hai thành phố này rất đông nên là mục tiêu ưu tiên của “Khu đoàn Thanh Niên Nhân dân Cách Mạng khu Sàigon-Gia định”, thuộc “Hội Liên Hiệp Thanh Niên Sinh Viên Học Sinh Giải phóng”.

 

Năm 1967 thí điểm đầu tiên của “Thành đoàn Thanh Niên Lao động HCM” là cuộc hội nghị Sinh viên Liên Viện tại đại học Vạn Hạnh, và cuộc bầu cử Ban đại diện Sinh Viên Vạn Hạnh sau đó do các sinh viên cán bộ Thành đoàn phối hợp giữa Tổng hội Sinh viên Sài G̣n của Hồ Hữu Nhựt, Trần Thị Lan và Ban Đại diện sinh Viên Vạn Hạnh của Hoàng Tiến Dũng, Bùi Nghị đứng ra tổ chức.

 

Sau khi gặp thất bại hai công tác “hội nghị hiệp thương” và bầu cử tại Vạn Hạnh, “Đêm Quang Trung” đốt lửa trại tại Trường Quốc Gia Hành Chánh cũng không đạt được kết quả nào, và mục tiêu “Tổng tiến công nổi dậy” Tết Mậu Thân hoàn toàn bị vô hiệu hóa, Thành đoàn Thanh niên cộng sản hướng các hoạt động tới các phân khoa thuộc Viện đại học Sài G̣n, gồm Luật Khoa, Văn Khoa, Y Khoa, Đại học Dược, Khoa Học, Nông Lâm Súc, Đại học Kiến Trúc, Cao đẳng Công Chánh, Trung Tâm Kỹ Thuật Phú Thọ, Đại học Sư Phạm v.v...

 

Nhiều cán bộ của Thành đoàn và những sinh viên học sinh đă được kết nạp đảng, những sinh viên học sinh thiên tả hoặc có cảm t́nh đă được gài vào các phân khoa nói trên, gần như hoạt động công khai. Một số học sinh các trường trung học bị tuyên truyền lôi kéo vào hàng ngũ chống đối chính phủ, tham gia các cuộc biểu t́nh quấy rối. Tôi có mấy em học sinh đang học với tôi ở Phan Sào Nam cũng bỏ học đi “tranh đấu”.

 

Từ niên khóa 1966-1967 Tổng Hội Sinh Viên (Viện Đại Học) Sài G̣n do Hồ Hữu Nhựt làm Chủ tịch. Ba nhiệm kỳ tiếp theo, các Sinh viên cán bộ Thành đoàn: Nguyễn Đăng Trừng, Nguyễn Văn Qùy, và Huỳnh Tấn Mẫm nắm chủ tịch Ban Đại diện, khống chế các hoạt động của Sinh viên cho tới niên khóa 1970-1971 liên danh của Lư Bửu Lâm (Chủ tịch Ban đại diện SV Kiến Trúc) khuynh hướng Quốc gia đắc cử Chủ tịch trong cuộc bầu cử vào ngày 20-6-1971.

 

Những tên tuổi nổi lên trong giới Sinh viên thiên tả từ sau đó (1967-1973) có Nguyễn Đăng Trừng, Trịnh Đ́nh Ban, Huỳnh Tấn Mẫm, Nguyễn Hữu Thái, Lê Văn Nuôi, (học sinh Cao Thắng), Tôn Thất Lập, Miên Đức Thắng, Dương Văn Đầy, Trần Thị Lan... Bọn này dấy lên nhiều hoạt động chống đối chính quyền, chống chiến tranh, chống chương tŕnh Quân sự Học đường, chống bầu cử, chống “đàn áp Sinh viên học sinh”.

 

Chương tŕnh văn nghệ “Hát cho đồng bào tôi nghe” đầu tiên do Tôn Thất Lập rồi Trương Th́n, Trần Xuân Tiến làm trưởng đoàn. Sau năm 1970 đoàn Văn Nghệ SV Vạn Hạnh được thành lập, gia nhập vào phong trào, Nguyễn Kim Hạnh (sau 1975 là Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ) làm trưởng đoàn thay Trần Xuân Tiến.

 

Phong trào này phổ biến những ca khúc phản chiến, những ca khúc khích động nổi dậy (Dậy mà đi hỡi đồng bào ơi...) theo chỉ thị của thành đoàn.

 

Kể từ ngày Hội Liên Hiệp Thanh Niên Sinh Viên Học sinh Giải phóng ra đời, Thành đoàn đă gặp thất bại, hay đúng hơn đă bị bẻ găy ba kế hoạch lớn nhằm chuẩn bị cho tổng công kích nổi dậy Tết Mậu Thân. Thất bại đầu tiên trong năm 1967, là cuộc hội nghị Sinh viên Liên viện “đ̣i Thiệu Kỳ từ chức, chống chiến tranh xâm lược, đ̣i Mỹ ngưng oanh tạc miền Bắc, đ̣i Mỹ rút, đ̣i công nhận Mặt trận Giải Phóng Miền Nam” bị sinh viên phe hữu phản công tẩy chay, không gây được tiếng vang nào. Thất bại thứ hai là đám SV cán bộ Thành đoàn và nhóm SV thiên tả không nắm được Ban Chấp hành Tổng hội SV Vạn Hạnh. Thất bại thứ ba, cay cú nhất của Thành đoàn cộng sản là mất quyền lănh đạo Ban Chấp hành Tổng hội sinh Viên Sài G̣n.

 

Tại Vạn Hạnh, sau hai thất bại về cuộc hội nghị SV Liên Viện và cuộc bầu cử Ban Chấp hành Tổng hội Sinh viên Vạn Hạnh, tôi là mục tiêu được phe tả và “giới chức cộng sản” trong trường nhắm vào với các biện pháp: Cách chức tôi khỏi Chủ bút Bán Nguyệt san Hướng Đi, gửi văn thư đến Nha Động Viên Bộ Quốc Pḥng nhằm thu hồi chứng chỉ Hoăn dịch của tôi.

 

Sự việc có hai người chở nhau trên Honda lên trường Trung học Khiết Tâm Biên Ḥa t́m tôi đúng vào giờ nghỉ trưa là một điều không b́nh thường, đáng suy nghĩ. Nếu như hôm đó tôi không đi ăn trưa ngoài quán, hoặc tôi có mặt tại pḥng giáo sư như thường lệ th́ chuyện ǵ đă xẩy ra??

 

Sau khi SV Lê Khắc Sinh Nhật bị ám sát tại trường Luật và các Sinh viên Bùi Hồng Sĩ, Ngô Vương Toại, Nguyễn Văn Tấn (bút hiệu Cao Sơn) bị bắn trọng thương tại Đại học Văn Khoa, tôi liên tưởng đến ḿnh. Nếu hôm đó tôi có mặt ở trường, hai người kia đến gặp, gọi tôi ra sân, một phát súng nổ, tôi ngă gục, chiếc xe chở hai người vụt chạy... hôm sau báo chí có mấy ḍng hay mấy bài th́ một mục tiêu họ nhắm tới cũng đă đạt được.

 

Tại Vạn Hạnh, sau năm 1968, khi tôi đă vào quân trường, cuộc đối đầu giữa sinh viên hai phe Quốc Cộng vẫn tiếp tục diễn ra quyết liệt. Lúc này không xuất phát từ Phân khoa Văn Học và Khoa Học Nhân Văn nữa (v́ lớp SV chúng tôi đă ra trường hết) mà từ Phân khoa Khoa Học Xă Hội, nơi có rất đông số sinh viên VC và thân cộng từ cư xá Quảng Đức (đường Công Lư) ghi danh theo học. Một số sinh viên cán bộ VC tại Vạn Hạnh hoạt động công khai như Nguyễn Kim Hạnh, Vơ Như Lanh, Phạm Kiêm Tràng.

 

Hai SV Phạm Bằng Tường và Khổng Trọng Hinh theo học ở phân khoa này từ năm 1967, bọn tôi trở thành những người bạn quen thân từ đó. Phạm Bằng Tường được Hàng ngũ SV Chống cộng cử đặc trách Phân bộ Vạn Hạnh. Nhiều cuộc xung đột diễn ra khi đám sinh viên VC tổ chức biểu t́nh xuất phát từ nơi đây. Lê Văn Nuôi (học sinh trường Cao Thắng) có lần đến sách động biểu t́nh tại đây đă bị các sinh viên chống cộng đánh gục tại cầu thang viện Đ.H Vạn Hạnh.

 

T́nh trạng này kéo dài cho đến sau Hiệp định Paris 1973. Sáng 30-4-1975 sân trước trường Đ.H Vạn Hạnh là nơi giao nạp vũ khí và quân trang quân dụng của binh sĩ VNCH, bên trong các giảng đường, pḥng học đám sinh viên VC, có cả những người khoác áo cà sa vác gậy rượt đuổi những sinh viên mà họ cho là trước đó theo chính phủ.

 

Tại Tổng hội Sinh Viên Sài G̣n, sinh viên VC bị đánh bại trong cuộc bầu cử, Thành đoàn cộng sản hết sức cay cú, họ đưa ra quyết định hạ sát SV Lê Khắc Sinh Nhật. Nhật bị bắn chết ngay tại đại học Luật Khoa Sài G̣n lúc 10 giờ sáng ngày 28-6-1971. (Cao Sơn/ Tin Việt News và Bạch Diện Thư Sinh, Việt Nam Thời Báo số 5157, thứ Bảy, Chủ nhật 26, 27-9-2009, tr 17).

 

Người ta c̣n nhớ trong buổi tối văn nghệ tại đại học Văn Khoa của Liên danh sinh viên Quốc gia, năm 1967, súng đă nổ và máu đă chảy giữa hai phe sinh viên Quốc Cộng. (*) Tối hôm đó tại hội trường Đại học Văn Khoa, đường Cường Để, Liên danh Trần Như An (Chủ tịch), Phạm Tài Tấn (bút hiệu Thư Sinh, Phó Chủ tịch), Bùi Bảo Trúc (Phó Chủ tịch) và Ngô Vương Toại (Tổng Thư Kư), tổ chức buổi văn nghệ vận động tranh cử. Trịnh Công Sơn và Khánh Ly liên tiếp tŕnh bày nhiều bài ca trước một cử tọa rất đông hâm mộ.

 

Giờ giải lao, một đôi nam nữ ăn mặc như sinh viên xuất hiện. Người nữ mặc áo dài, tay ôm cặp, mắt đeo kiếng bước lên sân khấu tiến lại cầm máy vi âm mở lời: “Xin tất cả anh chị em yên chí. Chúng tôi đă bố trí chung quanh cả rồi. Hôm nay nhân kỷ niệm bảy năm thành lập Mặt trận Giải phóng miền Nam...” Vừa nói tới đó th́ SV Ngô Vương Tọai chận lại: “Bậy nà! Câm mồm!” và giựt lại microphone. Người nam cán bộ cộng sản từ phía sau bước lên đưa tay xoay người Toại về phía ḿnh và rút súng bắn vào bụng Ngô Vương Toại. Nguyễn Văn Tấn (Cao Sơn) nhanh tay cúp hệ thống âm thanh, bâng cái bàn ném vào người kẻ nổ súng và nhào lên tiếp cứu bạn liền bị tay đặc công bắn trúng chân, ngă quỵ. Nhiều phát súng bắn lên trần nhà, bắn ra bốn phía liên tiếp sau đó. Hai cán bộ CS nhanh chân rời bục sân khấu, lẩn vào đám đông hỗn loạn, biến vào bóng đêm. Khuya hôm đó Trịnh Công Sơn phải đi lánh nạn nơi khác.

 

Sau khi Ngô Vương Toại bị bắn, SV Nguyễn Ngọc Ngạn (Paris By Night) thay Toại trong chức vụ Tổng Thư Kư. Một tuần lễ sau đó, dù chân trái c̣n băng bó Nguyễn Văn Tấn và một số người trong Hàng ngũ sinh Viên quốc Gia tổ chức đêm văn nghệ tại “Quán Văn” ở đại học Văn Khoa cũ, (đường Nguyễn Trung Trực), một SV nằm vùng ngồi phía sau lên tiếng hăm dọa giết Trịnh Công Sơn khi thấy Trịnh Công Sơn đang hát. Thực ra người đang hát là Hoàng Xuân Sơn có dáng người rất giống Trịnh Công Sơn nhạc sĩ.

 

Ca sĩ Khánh Ly sau đó đă tuyên bố “Nếu Ngô Vương Toại và Nguyễn Văn Tấn chết, Khánh Ly sẽ bỏ hát”. Câu nói toát lên tấm ḷng và nghĩa khí của một người nghệ sĩ.

 

C̣n Trịnh Công Sơn khi nh́n thấy hành động rừng rú giết người của đám cán bộ đặc công VC đă sáng tác ca khúc “Nhân Danh Ai - Hát cho Toại Tấn” mà một số SV hồi đó thuộc, nay c̣n nhớ loáng thoáng: “Nhân danh ai anh đến đây bắn vào người, cho máu em, cho máu anh tuôn trên da thịt này. Nhân danh ai anh đến đây bắn đồng loại. Lũ dơi trời đêm nay vùng biết nói/ Nhân danh ai anh đến nay bắn vào người/ Trong mắt anh, trong mắt em, hăi hùng.../ xin nhân loại một ngày nhủ ḷng thương mến nhau thôi/ Nhân danh ai anh đến đây bắn vào người...

 

Sau “cách mạng 1-11-1963” Ban đại diện Tổng hội SV Sài G̣n vẫn do Lê Hữu Bôi làm chủ tịch. Ngày 20-7-1964 kỷ niệm 20 năm ngày Quốc Hận, SV Đỗ Ngọc Yến (báo Người Việt, Nam California) tổ chức một “Đêm không ngủ” tại đại học Văn Khoa (lúc này c̣n ở đường Nguyễn Trung Trực) quy tụ khoảng 10 ngàn người tham dự. Một cuộc diễn hành được sắp đặt xuất phát từ đại học Văn Khoa qua lộ tŕnh Cường Để - Nguyễn Bỉnh Khiêm đến trước Phủ Thủ Tướng rồi trở về Văn Khoa, nhưng sau đó v́ ban tổ chức không kiểm soát được, đoàn diễn hành kéo tới, xông vào đốt cháy Ṭa đại sứ Pháp trên đường Hồng Thập Tự, gần góc Hai Bà Trưng.

 

Lùi lại thời kỳ sau cuộc đảo chính năm 1963, Mặt trận sinh viên sài g̣n ngày càng diễn ra quyết liệt. Một số sinh viên theo Việt Cộng, từ năm 1964 toan tính thành lập một lực lượng để yểm trợ “Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc” của Lê Khắc Quyến tại miền Trung.

 

Ban đại diện 14 phân khoa thuộc viện Đại học Sài G̣n họp bàn thành lập Ủy “Ban Bảo Vệ Tổ Quốc và Dân Quyền” do Trần Lam Giang làm Chủ tịch, Nguyễn Văn Tấn Tổng Thư kư. Vào thời gian đó Thủ tướng Trần Văn Hương ban hành nghị định “Đặt tôn giáo ra ngoài học đường”, nhóm sinh viên VC liền phân phát truyền đơn tại đại học Văn Khoa chống đối quyết định của Thủ Tướng.

 

Tại một cuộc hội thảo của sinh viên ở đại học Dược Khoa năm 1964 SV Trần Lam Giang bị nhóm sinh viên VC đánh gục và bị đóng một cái đinh dài cỡ 10 cm từ sau ót, ngay trong pḥng họp. Trên bàn chủ tọa “cuộc hội thảo” lúc ấy có Nguyễn Hữu Thái, Nguyễn Vạn Hồng, nữ SV Hồng Khắc Kim Mai.

 

Nguyễn Văn Tấn (Cao Sơn) được tin đến tiếp cứu bạn, đă phải dùng dao găm tự vệ khi bị tấn công. Nguyễn Văn Tấn trong chiếc áo sơ-mi đẫm máu phải khó khăn lắm mới cơng d́u được Trần Lam Giang ra đường (Cường Để) đưa đi cấp cứu. Hơn hai năm sau, cuối năm 1966 Trần Lam Giang bị động viên, hàng ngũ Sinh viên quốc gia bị lấn át nên nhóm này đă họp nhau thành lập “Hàng ngũ Sinh viên Chống cộng” gồm có Phạm Quân Khanh (chủ tịch), Phạm Quốc Bảo, Phạm Phúc Hưng, Khổng Trọng Hinh, Phạm Bằng Tường, Bùi Bảo Trúc, Phạm Tài Tấn... Về sau Phạm Quân Khanh là chủ tịch “Liên Minh Thanh Niên Sinh Viên Thế Giới Chống Cộng”, hoạt động song song với “Liên Minh Á Châu Chống Cộng” của Bác sĩ Phan Huy Quát.

 

Tôi cũng được “mời” tham gia tổ chức này. Tôi có dự một phiên họp tại đường Hồng Thập Tự (sau Dinh Độc lập), một thời gian ngắn trước khi vào quân trường Thủ Đức.

 

Song Nhị - Bùi Hồng Sĩ trong buổi RMS “Nửa Thế Kỷ Việt Nam” tại Westminster, California ngày 22-8-2010.

 

Một biến cố khác, cũng năm 1967, nhóm Sinh viên Quốc Gia tổ chức một đại hội Thanh Niên, Sinh Viên Thế Giới Chống Cộng họp tại Vũng Tàu. Trong khi đang tham dự đại hội này, nhóm sinh viên Văn Khoa được báo tin văn pḥng của Nhóm Sử Địa tại đại học Văn Khoa đă bị nhóm sinh viên VC vào chiếm giữ. Bùi Hồng Sĩ liền lên xe đ̣ đi thẳng về đại học Văn Khoa. Sĩ vừa bước vào cửa văn pḥng liền bị bắn một phát, đạn xuyên qua cổ, nhưng không chết.

 

Tại đại hội Thanh Niên, Sinh Viên Thế Giới Chống Cộng ở Vũng Tàu, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu khi lên đọc diễn văn không rơ do ai đưa tin, Tổng Thống lên án cộng sản đă bắn chết SV Bùi Hồng Sĩ tại đại học Văn Khoa, Sài G̣n. Cả hội trường đứng dậy mặc niệm nạn nhân. Từ ngày đó Bùi Hồng Sĩ không bao giờ được đi ra ngoại quốc, v́ Tổng thống đă “khai tử” anh SV này!

 

Ngoài những sinh viên đă bị “thi hành án”, đă bị giết như SV Lê Khắc Sinh Nhật; đă lănh đạn như Ngô Vương Toại, Bùi Hồng Sĩ, Nguyễn Văn Tấn, một danh sách gồm 17 người bị cộng sản lên án tử h́nh c̣n có: Phạm Quân Khanh, Phạm Phúc Hưng, Phạm Tài Tấn (Thư Sinh), Phạm Bằng Tường, Nguyễn Tường Quư, Khổng Trọng Hinh, Nguyễn Văn Tấn (Cao Sơn), Hồng Nguyên Sĩ. (*)


Nhà văn Nguyễn Văn Lục, một tác giả có nhiều bài nghiên cứu về t́nh trạng Sài G̣n của những năm đầy biến động ấy đă nói lên tâm trạng của lứa tuổi chúng tôi như sau:

“Bên cạnh sinh hoạt đấu tranh có vẻ dân chủ, có một thứ đấu tranh một mất một c̣n giữa Cộng Sản và chính quyền miền Nam thông qua những thanh niên, sinh viên, học sinh. Chính những sinh viên, học sinh này đang đấu tranh, đang hô hào phản đối chính quyền đă góp phần làm tiêu hao lực lượng cũng như tinh thần của miền Nam Việt Nam. Đó mới là bộ mặt thực của cuộc chiến tranh này. Bộ mặt được dẫn dắt và chỉ đạo từ đảng Cộng Sản miền Bắc Việt Nam.

 

Có một cuộc chiến tranh ngoài Sài G̣n bằng bom, bằng đạn, bằng trực thăng, bằng đại bác 105 ly, bằng hầm chông, bằng xe tăng. Bằng xác người phơi thây bên bờ kinh, bờ rạch. Bằng đô la và xác người.

 

Nhưng cũng có một cuộc chiến tranh thứ hai ngay giữa ḷng Sài G̣n bằng biểu t́nh, tuyệt thực, xuống đường, bằng hô hào, đả đảo, bằng lựu đạn cay, bằng hàng rào kẽm gai”.

 

[Mặt Trận Văn Hóa và Những Thủ Tiêu Ám Sát Trí Thức Miền Nam. Nguyễn Văn Lục. Tạp chí Nguồn số 45/46 tháng 4/5-2008. tr. 63]


***

 

Giới trẻ Sài G̣n nói riêng và miền Nam, nói chung, họ thật sự bơ vơ, không có định hướng và không được định hướng. Trong khi đó những thanh niên Sinh viên Học sinh hoạt động cho MTGPMN đă được cán bộ CS móc nối hướng đạo, trui rèn, kềm cặp rất chặt chẽ.

 

Trong ba năm tôi theo học và sinh hoạt tại Vạn Hạnh, chưa bao giờ có một giới chức chính quyền đến tiếp xúc hay gợi ư hỗ trợ tinh thần nhóm Sinh viên Quốc gia. Chúng tôi ngồi lại với nhau bày tỏ quan điểm chung và hành động tự phát để đấu tranh với nhóm SV cộng sản. Chính quyền không hề để ư đến họ, đến một tập thể đa số đông đảo có thực lực.

 

Chương tŕnh “Quân sự Học đường” chỉ là một biện pháp h́nh thức, không thực sự ươm vào giới trẻ một lư tưởng dấn thân đích thực.

 

Đề cập đến sự kiện phản kháng, đối lập của làng báo Sài G̣n và t́nh trạng hùa theo, do từ cảm tính của giới văn nghệ sĩ Sài G̣n bênh vực, giải cứu cho những cán bộ cộng sản và những phần tử thiên tả thuộc tổ chức Trí vận Sài G̣n Chợ Lớn, Nhà văn Nguyễn Văn Lục viết:

“Ai đập ai giữa những người Quốc gia? Bên cạnh đó là các tên tuổi lớn hỗ trợ tờ báo Sóng Thần như Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Hiến Lê, B́nh Nguyên Lộc, Sơn Nam, Lam Giang, Lê Ngộ Châu. Và các nghệ sĩ như Năm Châu, Bích Thuận, Kim Chung, Khánh Ly lên tiếng để chịu chung bản án với Sóng Thần. Rồi 32 nhà văn, nhà thơ tên tuổi kư tên chung tuyên bố: Phản đối đàn áp báo chí, truy tố Sóng Thần. Cạnh đó h́nh ảnh diễn hành của một số luật sư ra ṭa biện hộ như các luật sư Bùi Tường Chiểu, Hồ Tri Châu, Lư Văn Hiệp, Trần Ngọc Liễng, Nguyễn Lâm Sanh tại một ngă tư. Ở một góc pḥng với bị can Trùng Dương, chủ nhiệm báo Sóng Thần, vây quanh có các luật sư Đỗ Văn Vơ, Đặng Thị Tám, Nguyễn Văn Tấn, Nguyễn Tường Bá. Cũng cạnh đó, bà luật sư Nguyễn Phước Đại thay v́ cầm tập hồ sơ biện hộ th́ lại đang cắt chanh pḥng hờ bị lựu đạn cay. Tôi có liên lạc với nhà văn Trùng Dương, chủ nhiệm báo Sóng Thần. Chị khẳng định và xác nhận lại cuộc tranh đấu của báo chí qua vụ báo Sóng Thần là đúng, không làm khác được...”

[Mặt Trận Văn hóa... Nguyễn Văn Lục, bđd].

 

Nhà văn Trùng Dương sau khi đọc được bài của ông Nguyễn Văn Lục đă có gửi đến tạp chí Nguồn một bài viết để phổ biến, nhưng sau đó chị đă gọi đến nói với tôi “xin không đăng bài viết lên Nguồn” nữa.

 

Về tổ chức Trí Vận (nhà văn Nguyễn Văn Lục đề cập), năm 1972 tại văn pḥng làm việc ở cơ quan, tôi nhận được một hồ sơ danh sách kư giả trong tổ chức Trí Vận Sài G̣n Chợ Lớn cộng sản gài lại sau năm 1954. Trong danh sách có những tên tuổi như: nhà văn Vũ Hạnh, nhà thơ Kiên Giang Hà Huy Hà, nhà văn Sơn Nam, soạn giả cải lương Mộc Linh, tên thật Nguyễn Hiệp Duyên, c̣n có bút hiệu Minh Lộc; nhà báo Thanh Nghị, nhà báo Vân Sơn Phan Mỹ Trúc (chủ nhiệm nhật báo Đông Phương), c̣n một số người khác, cả vài kư giả báo Hoa ngữ ở Chợ Lớn... tôi không nhớ hết. Trong những nhà báo nằm vùng này, Vũ Hạnh là người quậy phá hăng nhất. Nguyễn Hiệp Duyên do được móc nối “trở về” cộng tác với an ninh VNCH.

 

Mặc dù bộ phận an ninh nắm được đầy đủ lư lịch, quá tŕnh hoạt động của tổ chức Trí vận, nhưng để yên, theo dơi họ mà không có biện pháp bắt bớ hay cấm cản hành nghề. Một số được mời viết cho báo thân chính quyền để “giữ chân” họ. Cho tới năm 1974, khi phong trào chống đối Luật Báo chí làm náo loạn Sài G̣n, măi đến ngày “Kư giả ăn mày”, chính quyền mới bắt giữ một số người như Vũ Hạnh, Kiên Giang, Phan Nghị... Dư luận lại tung ra từ những người không biết sự thật đằng sau, hùa với luận điệu của cộng sản, lại phản đối nhà cầm quyền “Đàn áp Báo chí”.

 

Năm 1975, khi vào trại cải tạo, gặp lại một số “kư giả ăn mày” tôi nói với họ: “Bây giờ th́ mới thực sự là đi ăn mày đấy”.

 


Song Nhị

----------------------------------

(*) [Tài liệu bổ túc do các nhân chứng trong cuộc: Phạm Tài Tấn, Phạm Bằng Tường, Nguyễn Văn Tấn cung cấp trong một cuộc phỏng vấn có thu âm tại San Jose ngày 20-3-2010 cùng tham chiếu bài viết “Chạm Mặt Tử Thần”, Hoàng Xuân Sơn, Sàig̣n Nhỏ tuần báo số 961, 23-4-2010, trA6-A7)

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính