Nửa Thế Kỷ Việt Nam

 

 

 

  

CHƯƠNG III

Bố Tôi – Một Ngày Vào Tù Cộng Sản Cũng Không

 

 

Một ngày sau khi gia đ́nh tôi về “nhà mới” là một túp lều dột nát, hai người du kích, một người đàn ông tên là Lê Lự (con bà d́, em bà nội tôi), gọi bố tôi bằng cậu, mang cây kiếm, đi với một người đàn bà tên là Nuôi Đề, cầm cây gậy đến túp nhà lều, nơi gia đ́nh tôi trú ngụ. Hai người này mang bản án đến để bắt bố tôi kư tên vào. Bố tôi ra hiệu, chỉ cho tôi cầm lấy tay ông kư nguệch ngoạc vào bản án. Bố tôi kư xong, hai du kích cầm bản án, trước khi ra về họ dặn:

“Khi nào cha tụi bây ngồi dậy được phải đến báo cho nông dân ngay, không th́ chết cha bay hết!”

 

Sau khi kư vào bản án, bố tôi vẫn nằm im một chỗ trên cái chơng tre như từ hơn nửa năm trước đó. Đêm đêm mẹ tôi vào nói chuyện thầm th́ với bố tôi. Một hôm mẹ tôi gọi tôi và người chị kế tôi lại nói nhỏ: “Thầy các con không chịu đi tù, sẽ tự tử chết. Các con vào van lạy thầy con”.

 

Chị tôi và tôi vào chỗ bố tôi nằm, chị tôi khóc và năn nỉ:

- “Xin thầy đừng chết, thầy đi tù th́ c̣n sống, c̣n có ngày về với mẹ và chúng con”. 

 

Chị em tôi ra trước bàn thờ tổ tiên vừa đặt tạm. Ông ngồi xuống, chị tôi sụp xuống quỳ lạy, tôi quỳ theo, chị tôi khóc: “Con xin thầy, thầy đừng chết, đừng bỏ mẹ và chúng con”.

 

Bố tôi nén giấu xúc động, ông nói:

- “Thầy không thể sống được. Thầy không thể đi tù. Một ngày vào tù cộng sản thầy cũng không. Khi thầy không c̣n nữa, các con phải thương và đỡ đần công việc cho mẹ, lo nuôi các em. Nhớ chôn thầy ở chỗ đất cao góc vườn, đầu hướng về đồng Nhà Sạ” (nơi có mộ phần ông cố và ông bà nội chúng tôi).

 

Chúng tôi đau khổ buồn lo giây phút bố tôi uống thuốc độc, như mẹ tôi cho biết. Thời gian nặng nề nhích đi từng giờ, từng ngày. Một hôm, giữa đêm khuya người anh họ tôi, đang bị truy nă từ hơn một năm trước, trốn trong rừng quay về lén vào mái nhà tranh lụp xụp, vào pḥng thầm th́ ǵ đó với bố mẹ tôi, cả đàn con chúng tôi thức dậy, bố tôi và người anh họ vụt ra khỏi nhà, mất biệt. Trước khi đi bố tôi đă dặn mẹ tôi sau ba ngày, ngày thứ tư mới đi báo cho du kích là bố tôi đă đi đâu từ sáng, không thấy về.

 

Cuộc vượt thoát của bố tôi không phải là bỏ lại gia đ́nh, vợ con, xóm làng, đất nuớc… mà là bỏ lại cái chết đang mang trong tâm tư và trên thân xác một cách dứt khoát, đoạn tuyệt. Khác với trường hợp các thuyền nhân vượt biên sau năm 1975 họ đi t́m sự sống trong cái chết bằng sự rủi may, bố tôi đi t́m sự sống đă được định đoạt mà phút lâm chung chỉ tính từng ngày từng giờ.

 

Như một sự xui khiến linh thiêng, một buổi sáng đầu năm 1957, người anh cả tôi trên đường từ sở Giáo Dục tỉnh về nhà t́nh cờ gặp người anh họ là TRẦN KIM PHÚ, người đă lẩn trốn trong rừng từ hơn một năm v́ bị quy thành phần “phản động”. Hai anh em mừng tủi hỏi han. Anh tôi hỏi người anh họ:

- Anh sẽ tính liệu thế nào?

 

Trần Kim Phú trả lời một cách kiên quyết và dứt khoát:

- Tao sẽ vượt Trường Sơn sang Lào.

- Anh cho thầy em đi với.

- Tao nghe nói chú nằm liệt giường kia mà!

- Không, thầy em đi được.

- Một giờ đêm nay tao qua.

 

Đúng hẹn, vào đêm khuya hôm đó, bố tôi được người cháu họ dẫn đường vượt Trường Sơn trong nhiều ngày gian nan nguy hiểm. Cuối cùng, như giấc mơ, qua cơn ác mộng, bỏ lại caí chết phía sau, đến được vùng trời Tự do sống bốn năm tỵ nạn cộng sản dưới chính thể Quân chủ Lập Hiến của chính phủ Hoàng Gia Lào.

Ngày xóm làng biết bố tôi mất tích th́ ông đă đến gần giáp ranh biên giới Lào Việt. Khi gia đ́nh tôi đến báo cáo bố tôi “đi đâu từ sáng không thấy về” th́ lập tức một đám du kích kéo tới bắt mẹ tôi đưa đi tra khảo. Đến khuya mẹ tôi được thả về. Sáng sớm hôm sau du kích và cán bộ tới bảo chúng tôi:

- “Tụi bay phải chia nhau tới những bờ sông, mé rừng t́m cha bay. Thế nào chiều về báo cáo nông dân”.

 

Các anh chị em tôi bủa nhau ra đồng hái rau, tắm giặt, đến chiều về báo cáo - “không t́m thấy tông tích ǵ cả. Chắc tự vẫn ở sông Tiêm rồi”.

 

Sáng hôm sau cán bộ lại tới bảo “Tụi bay chia nhau xuống vực Hà Vang và vực Xuân Lũng mà t́m. Nghe nói mấy ngày nay có quạ bay về đó nhiều lắm”.

 

Các anh chị em chúng tôi cứ mỗi sáng thức dậy là xách rổ ra đi, mỗi người một hướng, lại hái rau, tắm sông và núp đâu đó cho hết ngày, chiều tối về “báo cáo cán bộ..!!”. Sau hơn một tuần lễ, biết không c̣n t́m được nữa họ cho ở nhà.

 

Sau ngày bố tôi trốn thoát, gia đ́nh tôi ăn cái tết cuối cùng trên quê quán và là cái Tết đầu tiên hăi hùng trong đời đến với gia đ́nh tôi, đến với những gia đ́nh thành phần địa chủ, mà số đông những người cha, người mẹ trong gia đ́nh đă bị bắt đưa đi, có người đă vào trại giam, có người đă bị xử tử, có nguời đă quyên sinh, có nguời đă chết bờ chết bụi.

 

Tuổi thơ của đám anh em chúng tôi bắt đầu u ám, ủ dột, đói rách và tủi nhục.

Chiều Ba Mươi Tết mẹ tôi ngồi khuất sau một tấm phên rách nát, vừa lượm về che lên cho đỡ gió, đỡ lạnh, đôi mắt quầng thâm, mặt vẫn chưa hết những vết gai bưởi, vết bầm sau hai tháng bị bắt giam và sau bảy ngày đêm bị hành hạ giữa đấu trường của cuộc đấu tố...

 

Bố tôi thoát được bản án 20 năm tù khổ sai trong chuyến vượt qua Trường Sơn, trốn thoát sang Lào, t́m sự sống trong cái chết cận kề, giờ đó chưa biết sống chết thế nào. Mẹ tôi ngồi rũ rượi, đau nhói cả thể xác lẫn tinh thần. Nước mắt mẹ tôi ràn rụa, bà đưa hai tay kéo từng anh chị em chúng tôi chụm đầu vào ḷng như con gà mẹ x̣e cánh ủ ấm những con gà con.

 

Giờ Giao Thừa, bảy mẹ con chúng tôi nằm nghe gió thổi vùn vụt qua những tấm phên lá che hờ của túp lều tranh. Bữa ăn tối ba mươi Tết, mỗi người một chén canh lá rau lang. Mẹ tôi ngồi dậy ôm hôn từng đứa con, nước mắt mẹ nhạt nḥa, rồi đứng lên chắp tay vái bốn phương, cầu trời cho bố tôi thoát nạn.

 

Sáng mồng Một Tết, anh chị em chúng tôi, mỗi đứa một hướng tủa ra đồng hái rau má, rau lang, rau dại... Cũng như bao gia đ́nh địa chủ khác, chúng tôi bị gạt ra ngoài lề xă hội trong cảnh huống cùng quẫn, đói rách, thiếu thốn, bị khủng bố áp bức, khủng hoảng tinh thần, đời sống tận cùng thê thảm...


* *


Cuộc Vượt Thoát Giữa Lằn Ranh Sống Chết

Chặng Đầu Đời Lưu Lạc

 

Gần một năm trôi qua, trong đói khổ, tủi nhục tận cùng của địa ngục trần gian ấy, mấy mẹ con chúng tôi, con mất cha, vợ mất chồng, cốt nhục tương tàn, anh em ruột thịt không dám nh́n nhau, bà con họ hàng quay lưng ngoảnh mặt. Chúng tôi sống trong lầm lũi, bị cô lập và ngược đăi...

 

Thế rồi, “sông có khúc, người có lúc”, một buổi tối cuối tháng Chạp, bố tôi cho người vượt biên giới Lào-Việt trở về nhắn tin gia đ́nh chúng tôi theo họ t́m đường trốn thoát. Mẹ tôi nhận được một mảnh giấy bằng một phần tư trang vở học tṛ, chữ viết của bố tôi:

“Gia đ́nh liên lạc với người đưa tin này, thu xếp theo họ ra đi. Chỉ có một lần này thôi, không có lần thứ hai. Phải dứt khoát ra đi để gia đ́nh sum họp”.

 

Ông anh cả tôi được người nhà nhắn tin, nửa đêm đi xe đạp từ huyện về nhà, tôi và bà chị kế tôi sang gặp, ba anh em chúng tôi đi đến gặp người liên lạc dẫn vào rừng tiếp xúc với một trong những người từ Lào về. Họ chỉ bằng ḷng cho Mẹ tôi và tôi đi, c̣n các anh chị em tôi chờ: –“Con địa chủ chết nhiều lắm rồi.Tụi bay chưa chết, chờ đi chuyến sau”.

 

Mẹ tôi không thể bỏ lại mấy đứa con để ra đi. Ông anh tôi sắp đặt kế hoạch cho cả nhà đi cách xa phía sau, đến điểm hẹn trong rừng giữa đêm khuya, đặt họ trước việc đă rồi. Kết quả đúng như anh tôi tiên liệu. Cuối cùng tuy có bị nạt nộ la mắng, nhưng cả gia đ́nh tôi cùng được cho đi.

 

Nếu không có anh cả tôi đích thân liên lạc, thu xếp, cung cấp lương thực, chắc chắn bố tôi không thoát chết với bản án 20 năm tù khổ sai và gia đ́nh tôi không có cơ hội thoát thân đến vùng trời tự do an ổn để có ngày hôm nay. Ông anh tôi tuy đă “thoát ly” gia đ́nh cha mẹ địa chủ, nhưng trong chỗ kín đáo, ông thường xuyên liên lạc cưu mang họan nạn với cha mẹ và các em. Anh đă làm tṛn bổn phận của một đứa con, một người anh cả: T́nh Đă Vẹn, Hiếu Đă Ṭan.

 

Sau hai ngày thu xếp, “ngụy trang” sinh hoạt b́nh thường ở căn nhà lều trú ngụ, nửa đêm gia đ́nh tôi vượt sông, băng đồng ruộng vào điểm hẹn ở chân núi, người hướng dẫn đưa chúng tôi vào sâu trong rừng giao cho những người từ Lào về đón.

 

Ra đi mang theo được vài ba kí gạo, một ít muối và mỗi người một bộ quần áo mặc trên người. Hai mươi ngày vượt Trường Sơn, rừng thiêng nước độc, cọp beo chực ŕnh hằng đêm, rắn quấn lên cổ, sên vắt bám đầy chân tay, khắp trong cơ thể, máu chảy đầy ḿnh. Không ai biết đường đi Lào, không có lối ṃn, người hướng dẫn cũng chỉ nhắm hướng Tây, nh́n phía mặt trời lặn mà đi tới. Rừng âm u, nhiều ngày đêm mưa như nước trút, không nón lá, áo tơi, nước xối xả vuốt mặt không kịp. Tuần lễ đầu, ngày ngủ đêm đi, những tuần lễ sau, ngày đi đêm ngủ. Mười hai người, đàn bà con nít ngồi quây quần quanh một gốc cây cổ thụ, đốt lửa sưởi ấm, thỉnh thoảng lại ném ra ngoài, giữa màn đêm một thanh củi cháy đỏ để đuổi cọp đang chực ŕnh.

 

Có lần đang đi, gặp mấy con rùa bắt làm thịt nấu với cây chuối rừng làm canh, húp lót dạ. Đi ba ngày sau lại trở về chỗ làm thịt rùa. Chẳng biết có phải đúng là “Gặp hổ th́ đi, gặp quy th́ về”?

 

Để t́m đường, một trong hai người hướng dẫn rẽ đi một hướng khác – ông Phan Kiêm Lộc mang túi gạo – bị té xuống một cái vực cạn, nằm mấy tiếng đồng hồ tỉnh lại, t́m đường đi tiếp. Người hướng dẫn đám đàn bà con nít chúng tôi, ông Lê Khắc Bái (năm 1963 là Biệt Kích nhảy toán) đi theo hướng khác. Ông Lộc nhai gạo sống qua ngày, đoàn chúng tôi có nồi, có lửa nhưng không có gạo, nhịn đói cả mười ngày, hái rau rừng luộc ăn cầm hơi. Cuối cùng biết đă gần tới biên giới, không ai bước nổi nữa, đứa em út tôi đă rũ người xuống, tay không c̣n níu ôm được vai mẹ, khi mẹ cơng trên lưng. Cô em gái út chúng tôi lúc đó mới hơn 5 tuổi. Mẹ tôi cơng trên lưng suốt chặng đường 20 ngày đêm vượt Trường Sơn.

 

Bà cụ Đông khoảng sáu mươi, đi chung đoàn có trong túi áo chừng vài nắm gạo, đưa cho mẹ tôi một nhúm, nhai mớm vào miệng, đứa em út tôi nhấp từng ngụm nước mẹ mớm vào, biết là c̣n sống. Cả đoàn vào ẩn trong một lùm cây. Ông Lê Bái, người dẫn đoàn dắt tôi đi theo từ sáng tới 6 giờ chiều vào tới một làng (người Lào gọi là “bạn” hay “bản”) sát biên giới. Chúng tôi được hai người đàn ông Lào dẫn tới nhà một người Lào biết tiếng Việt. Họ tiếp đón niềm nở, vui vẻ. Chủ nhà cho biết có một ông người Việt vào nghỉ ở nhà ông này và đă được đưa vào làng trong giao cho lính để đem vào tỉnh. Cách đó một tuần lễ cũng có lính Việt Minh vào “bản” và họ đă đi rồi.

 

Chúng tôi được đăi một bữa cơm tối với thịt nai và rượu cần. Tôi đưa cây rựa, ông Bái đưa cái khăn len quàng cổ đổi một con gà và hai kí nếp, nhờ chủ nhà làm thịt gà và nấu xôi vào lúc gần sáng. Ngủ dậy hai ông cháu tôi gói cơm, gà trở ra rừng tiếp cứu đám người già và con nít, rồi dẫn đoàn trở vào “bản” Lào. Đoàn ở lại một đêm, sáng hôm sau xin dân làng dẫn vào gặp đồn lính Lào mà không dám ở lại, sợ lính Việt Minh vào bắt.

 

Đến đồn chỉ khai loa qua, không làm giấy tờ, chúng tôi được xe chở vào thị trấn Nhùm Mà Lạt (Nhummarath) tŕnh diện ông “Quan Một”, Trưởng đồn nói tiếng Việt rất sành sỏi. Chúng tôi ở đây một tuần lễ khai báo tên tuổi, quê quán, lư do ra đi. Nơi đây là trạm đầu tiên chúng tôi có thời gian nghỉ ngơi, ăn uống no nê đầy đủ. Cứ đến bữa ăn lên nhà bếp gánh về cả thúng xôi, và mọât nồi thịt trâu. Ăn được bao nhiêu lấy bấy nhiêu. (Người Lào không ăn cơm gạo tẻ và thịt ḅ).

 

Chỉ mới một tháng trước đó, bị cô lập, khủng bố, cái đói, cái chết rập ŕnh đe dọa từng giờ, từng ngày bởi đồng bào của ḿnh, cùng chung làng chung xóm v́ tin theo đảng, đă mất hết tính người. Chúng tôi như vừa thoát khỏi địa ngục trần gian. Dưới bầu trời thênh thang cao rộng, hít thở không khí tự do, bà con Việt kiều, đồng hương chào mừng tiếp đăi. Lúc đầu họ gánh từng bữa cơm vào đồn lính đăi người tỵ nạn, về sau xin được phép của “ông Quan Một” (Thiếu úy, người Lào), chúng tôi được ra khỏi đồn ăn những bữa ăn thịnh soạn của bà con ngoài phố.

 

Hơn một tuần lễ qua rất nhanh với chúng tôi. Bố tôi đă mở lớp dạy tiếng Việt ở trong tỉnh Thakhet, không ra Nhum-ma-rat đón gia đ́nh được, chắc là thời gian này ông trông đợi rất lâu. Chúng tôi từ giă bà con ở thị trấn nhỏ lên xe vào tỉnh. Cuộc đời tỵ nạn cộng sản thực sự từ đây. Bến bờ tự do, no ấm cũng thực sự từ nơi này.



1957 Chặng Đầu Đời Tỵ Nạn Cộng Sản

 

Chuyến xe nhà binh Lào dừng lại trước trụ sở Ty Cảnh sát thị xă Thakhet. Mọi người xuống xe, tôi nằm lăn ra trên mặt đường nhựa, nh́n lên bầu trời mà cảm nhận một giấc chiêm bao đă hiện thực. Bố tôi ôm lấy từng đứa con, mẹ tôi nước mắt ràn rụa. Ḍng lệ của hồi sinh, của mừng vui sum họp, của hoạn nạn cay đắng, khổ đau đă thuộc về quá khứ.

 

Người sĩ quan cấp tá, Trưởng ty Cảnh sát tỉnh này và bố tôi nhận ra nhau là người quen, khi ông ta đích thân thẩm vấn toán ba người Việt vượt biên đến Thakhet một năm trước.

 

Nguyên khoảng năm 1950-51 ông ta là một hạ sĩ quan Phathet Lào, đem một trung đội lính Lào Cộng về đóng quân ở làng tôi. Ông có một thân h́nh cao to, da trắng, bảnh trai, một hôm chàng hạ sĩ quan Lào Cộng này vào Chợ Gia ở làng tôi, cởi cái khăn len quàng cổ đem bán, lấy tiền mua một đĩa bún ngồi ăn giữa chợ, bố tôi gặp và tránh mặt, v́ trước đó đă có những lần gặp và nói chuyện trong các buổi họp.

 

Rồi sau đó trung đội lính Phathet Lào rút đi, chàng hạ sĩ quan Lào đẹp trai rất sỏi tiếng Việt kia cũng mất biệt. Đầu năm 1957 bố tôi vượt biên đến Lào, khi lính dẫn vào ty Cảnh Sát tỉnh làm thủ tục an ninh di trú, viên Trưởng Ty nh́n chằm chặp vào mặt bố tôi và nói: - “Anh T. tôi thấy anh có vẻ quen lắm”. Bố tôi nh́n kỹ, chợt nhớ ra và đáp:

- “Tôi cũng thấy quan như quen lắm. Xin lỗi, có phải quan là người trước kia đóng quân ở xă Phú Gia không? Có lần quan bán cái khăn foulard ở Chợ Gia...”. Ông ta liền đứng dậy bắt tay bố tôi và nói:

- “Đúng là tôi đă gặp anh rồi. Tôi rút khỏi Phú Gia một thời gian ngắn sau đó...”. Rồi ông kể tiếp:

“Sau một thời gian đem lính về giúp VN, tôi thấy tôi đi lạc đường, tôi nhớ gia đ́nh, bản mường (làng, tỉnh) của tôi, lúc đầu tôi định trốn về một ḿnh, nhưng sau đó tôi dẫn tất cả lính của tôi đi tuần biên giới. Đến biên giới Lào Việt, tôi tập họp lính, bắt họ bỏ súng xuống. Tôi bảo họ: Ai muốn về Lào đứng sang một bên; ai muốn trở lại VN đứng sang một bên, không ai được ngăn cản ai.

 

Có người hỏi tôi: “chậu” (như chữ you) đứng bên nào. Tôi bảo họ tôi sẽ đứng một bên sau khi họ giải tán đứng thành hai hàng, hai phía. Sau cùng tôi ra lệnh những người muốn quay lại VN quay lưng. Tôi bảo những người phía bên tôi lấy hết đạn để súng lại cho họ. Tôi dẫn gần mười người lính của tôi trở về Lào, tôi được làm việc ở chỗ này từ đó...”

 

 

Từ sự t́nh cờ nhận ra nhau là “người quen”, nên lần này bố tôi được dẫn gia đ́nh về, hôm sau mới ra khai báo chi tiết. Mấy ngày sau, ông Thiếu tá, trưởng ty vào nhà tạm trú thăm gia đ́nh tôi, dần dà coi bố tôi như là bạn. Ông sĩ quan người Lào này giỏi tiếng Việt lắm. Có lần ông ta “đố” bố tôi:

-“Nếu anh thấy hai người, một trai một gái; và hai con ḅ th́ anh gọi thế nào?”

Bố tôi muốn biết ư ông ta định nói ǵ nên trả lời: “Th́ cứ gọi là hai con ḅ và hai con người, một trai một gái”. Ông ta đáp lại: - “Không phải vậy, phải nói là một đôi trai gái và một cặp ḅ”.

 

Ông sĩ quan này đă có công giúp công tác t́nh báo cho VNCH trong nhiều năm.

 

Dân Lào có chung một luồng văn hóa và ngôn ngữ văn tự, có nhiều tương đồng với Thái Lan, cũng là một quốc gia Phật giáo Tiểu Thừa, nhưng người Lào nói chung hiền ḥa, hiếu khách. Họ thật thà và quư trọng t́nh người. Đó cũng là lư do gia đ́nh tôi ở lại Lào 4 năm sau mới về Sài G̣n.

 

Bọn hải tặc Thái Lan với tội ác man rợ đối với hàng trăm ngàn nạn nhân người Việt vượt biên trên biển Đông trong thập niên 70 - 80 sẽ măi măi là một vết nhơ, bị loài người phỉ nhổ.


 

Phúc Đức. Số Phần. Và Định Mệnh

 

Tôi vẫn nghĩ rằng sự đời đưa đẩy, trong cái rủi có cái may, trong niềm vui có nỗi buồn nhen nhúm; trong nỗi buồn lại le lói niềm vui. Bố mẹ tôi, gia đ́nh tôi từng nh́n lại những vinh nhục, thăng trầm mà chiêm nghiệm phúc đức tổ tiên dành cho. Trong số hơn một trăm bảy mươi hai ngàn (172.000) địa chủ bị đấu tố, bị giết oan trong thời kỳ CCRĐ, số người thoát chết, thoát khỏi tù đày không có được bao nhiêu. Bố tôi đă thoát khỏi hoạn nạn, thoát chết như một phép lạ.

 

Sau 16 năm ở Mỹ, lần đầu tiên về thăm quê (tháng 2-2009), một người trong ḍng tộc họ Trần Kim, phụ trách việc tế tự, hàng ngày tiếp đón khách viếng thăm ngôi đền Trại Trụ được đưa vào danh mục di tích lịch sử, gặp bố tôi, ông nói oang oang giữa đám đông vài chục người:

- “Bác về đây, tổ tiên dành bác lại. Hồi đó bác không khôn khéo giả ốm, giả điên th́ bác là người bị bắn chứ không phải Ngô Hệ. Ngô Hệ chết thay cho bác. Khi bắn Ngô Hệ, nó c̣n hỏi thằng T. ở đâu?...”.

 

Tôi và cô em gái phải lái sang chuyện khác, lên tiếng hỏi: “Chú được mấy cháu nội cháu ngoại rồi...?”

 

Chẳng hay ho ǵ để nhắc lại những nỗi đau thương. Nhưng h́nh như với nạn nhân, kể cả người ngoại cuộc, và kẻ chứng kiến vết thương dĩ văng đă nửa thế kỷ vẫn chưa lành da liền thịt.

 

Khuynh hướng đấu tranh diệt trừ cái ác chủ trương phải khắc ghi và biến đau thương đó thành căm thù. Phải căm thù cái ác để tiêu diệt cái ác. Nỗi bất hạnh ấy, thế hệ cha anh tôi là nạn nhân trực tiếp, thế hệ tôi vừa là nạn nhân vừa là nhân chứng. Cả dân tộc phải hứng chịu một thế kỷ đau thương nghiệt ngă, dù là kẻ thắng hay người thua, ngoại trừ bọn ngoại lai mất gốc.

 

Lịch sử đang được thời gian lật lại từng trang để lương tri soi rọi. Ngày nay không thiếu ǵ những người từng tham dự vào canh bạc xương máu của dân tộc đă sửng sốt nh́n lại tội ác có chính bàn tay ḿnh dính máu. Xin hăy đọc một đoạn trong bài viết của một người lính cộng sản 33 năm sau cuộc chiến:

“Định mệnh trớ trêu đưa đẩy, chúng ta đă chọn con đường cách mạng vô sản! Sự lựa chọn ấy đă xác định luôn cả bạn đường cho dân tộc ta là giai cấp vô sản thế giới! ‘Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại!’ Tiêu chí giai cấp được đưa lên trên hết. Dân tộc không c̣n được tính đến. Dân tộc phải ḥa tan trong giai cấp. Từ một khái niệm c̣n mơ hồ, giai cấp bỗng hiện h́nh sừng sững trùm lên xă hội, đè xuống từng số phận con người! Từ đó, con người Việt Nam vốn bao dung, nhường nhịn "Chín bỏ làm mười", "Tranh quyền cướp nước chi đây/ Coi nhau như bát nước đầy là hơn", con người Việt Nam vốn chan chứa thương yêu "Thương người như thể thương thân", dân tộc Việt Nam vốn rộng ḷng đùm bọc "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng", bỗng thành con người khác, dân tộc khác.

 

“Con người ấy, dân tộc ấy bỗng đằng đằng sát khí ôm súng lao vào hết cuộc chiến tranh này đến cuộc chiến tranh khác, lâu dài và thảm khốc! Con người ấy, dân tộc ấy bỗng lạnh lùng, cay nghiệt, tay cầm nghị quyết, mê mải đi từ cuộc đấu tranh giai cấp này đến cuộc đấu tranh giai cấp khác. Chiến tranh kéo dài, mất mát của chiến tranh trải rộng trên đất nước, đè nặng xuống số phận cả dân tộc. Đấu tranh giai cấp triền miên, nỗi đau từ đấu tranh giai cấp thấm sâu vào hằng triệu số phận con người. Bước vào cuộc chiến tranh từ Nam Bộ kháng chiến, ngày 23, tháng chín, năm 1945, đến khi quân đội Việt Nam rút khỏi Campuchia, 1989, chúng ta mới thực sự bước ra khỏi cuộc chiến. Hơn bốn mươi năm trời liên tiếp mấy cuộc binh đao khốc liệt.

 

"Và khốc liệt nhất, mất mát lớn nhất, đau thương lớn nhất, phân ră, li tán dân tộc lớn nhất là cuộc tương tàn nam bắc hơn mười năm trời! Bọc trăm trứng của Mẹ Âu Cơ ngày nào nay tan tác muôn nơi. Hàng triệu người trôi giạt tận góc biển chân trời nơi đất khách quê người. Bản thân...

[Phạm Đ́nh Trọng, Suy Nghĩ từ Ấn Độ @talawas 3-2008]


Chủ nghĩa Mac-xit ngoại lai đă chực cướp từng cơ hội, hoành hành, làm điên đảo cả toàn dân, kéo dài hậu quả tưởng chừng như vô tận. Từ tuổi thiếu niên nhi đồng, tôi đă chứng kiến “con người ấy, dân tộc ấy bỗng đằng đằng sát khí ôm súng lao vào hết cuộc chiến tranh này đến cuộc chiến tranh khác, lâu dài và thảm khốc!”

 

Năm 1948, thanh niên quê tôi hăm hở “lao vào” đoàn thanh niên cứu quốc. Từng buổi sáng tôi ùa ra khỏi nhà đi xem anh cả tôi cùng đoàn thanh niên xuống đường tập cơ bản thao diễn, tiếng hô diễn tập ḥa lẫn tiếng hát làm chộn rộn khung cảnh trầm lặng của xóm làng trước đó. Mấy tháng sau, những người thanh niên ấy vắng bặt xóm làng đi theo kháng chiến và biệt ngày về. Anh cả tôi nhờ trúng tuyển khóa giáo viên đi học sư phạm nên không phải “ṭng quân”. Làng tôi có mấy thanh niên ra đi chiến dịch vào sanh ra tử năm, bảy năm, mang trên vai lon lá, trong khi cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ ở nhà bị quy thành phần địa chủ, gục ngă giữa đấu trường, chết trong tù, chết trên đường giải đến trại giam..!!


 

Song Nhị

 

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính