Nửa Thế Kỷ Việt Nam

 

 

 

 

CHƯƠNG XVI

Từ Cửa Ải Tới Cửa Quyền

 

 

Phục Hồi Quyền Công Dân

 

Trong Giấy Ra Trại của tôi có ghi “quản chế 12 tháng”. Quyết Định V/v phục hồi quyền công dân do UBND/Q3 kư ngày 12-5-1984.

 

QĐ có hai điều: “Xét quá tŕnh quản chế và đơn xin phục hồi quyền công dân của ông.... Xét báo cáo và đề nghị của ông Trưởng công an quận 3 và chủ tịch UBND phường (bỏ trống)

 

Quyết định:

Đ.1/ Nay phục hồi quyền công dân cho anh… sinh ngày tại… hiện cư ngụ…
Đ.2/ Các ông Chánh văn pḥng UBND Quận 3, Trưởng công an Q 3, Chủ tịch UBND Phường… và anh chị có tên ở điều 1 chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
(Kư tên)


Trong giấy ra trại ghi tôi bị Quản Chế 12 tháng. Quyết định kư đúng một năm sau ngày tôi được thả. Tôi không hề làm đơn xin được phục hồi quyền công dân như trong quyết định ghi. Tờ quyết định cấp cho một người nhưng có hai nhân xưng đại danh từ (personal Pronoun) khác nhau. Câu trên là “ông”, xuống câu dưới là “anh”.

Tờ Quyết định phục hồi quyền công dân chỉ là một h́nh thức thủ tục hành chánh. Thực tế, sau khi có quyết định, hàng tuần tôi vẫn phải tŕnh diện công an phường, đi ra khỏi phường khóm, ở qua đêm phải xin phép công an, vẫn không được ghi tên vào sổ hộ khẩu và không được mua gạo theo tiêu chuẩn ấn định cho mỗi hộ. Tôi vẫn là người sống ngoài lề xă hội. Tôi vẫn bị theo dơi chặt chẽ cho tới khi lấy được Passport xuất cảnh. Ngoài sự cấm đoán tôi không được đi đâu ra khỏi địa phương phường khóm, không được tiếp xúc với “các phần tử xấu”, tôi c̣n bị loại ra ngoài danh sách được mua gạo theo tiêu chuẩn dành cho mỗi nhân khẩu trong gia đ́nh.


Sau thời hạn quản chế trên giấy tờ và được “trả quyền công dân”, tôi làm đơn đưa lên Pḥng Lương Thực Thành phố xin được mua gạo theo tiêu chuẩn, người nhận đơn là một cô gái ngoài hai mươi trả lời tôi:

- Đơn của chú ở đây không giải quyết được, phải qua công an.

 

Biết là cô kia “vô tội”, chỉ làm theo chỉ thị ở trên nhưng tôi phải nói cho hả dạ. Nói để cô gái kia nghe. Biết đâu có cả… trời nghe:

- Cô không giải quyết th́ cô đưa lên những người có quyền trên cô giải quyết. Tôi mua gạo theo quy định bán cho người dân. Tôi cũng là người dân. Tôi đâu có phạm tội ǵ mà phải lên công an. Ở trong trại cải tạo c̣n nuôi tôi th́ ở ngoài xă hội tôi cũng phải được mua gạo theo tiêu chuẩn chứ.

 

Thấy cô gái ngồi chịu trận, tôi nói như để phân bua.

- Tôi biết cô không giải quyết được. Cô chỉ là cấp thừa hành. Xin lỗi cô, nhưng tôi phải nói.

 

Cô gái tỏ ra thông cảm và nói lại với tôi:

- Chú cứ đến công an xem. Biết đâu ở đó giải quyết cho chú.


Thật ra, tôi chỉ làm công việc khiếu nại để xem tôi đă hết bị trù ếm chưa. Tôi không có nhu cầu phải mua gạo tiêu chuẩn và đă nhiều năm từ ngày được thả về tôi có bao giờ phải ăn thứ gạo hẩm, gạo mốc ấy đâu. Trong tù ăn cơm nấu từ gạo trộn cứt chuột, trộn thóc, gạo mốc, gạo hẩm nhiều quá rồi. Bấy giờ nghĩ đến c̣n sợ, như c̣n nh́n thấy, như đang ngửi mùi mốc, như đang ngậm miếng cơm, c̣n cảm thấy vị chát trong miệng. Tôi thấy nhiều người tương đối “khá giả” quanh khu phố họ mua gạo tiêu chuẩn không phải để ăn mà để bán lấy tiền, một vốn hai lời. Có những người chuyên thu mua loại gạo này. Không biết họ đem tiêu thụ nơi đâu.


Tôi nghĩ, như vậy là nhiều người c̣n cùng khổ hơn ta. Những người đó lại được rêu rao là đội ngũ tiên phong, là giai cấp “làm chủ” đất nước. Tôi lại nhớ đến câu nói của người em con chú bác của tôi, một đảng viên kỳ cựu, kể chuyện ông Lê Duẫn về thăm Nghệ Tĩnh. Địa phương phải chuẩn bị mấy tháng, trong đó có một khu thu gom các loại chim quư như chim cu, chim công, chim sẻ… và hươu, nai về nuôi, mỗi ngày làm thịt; chim sẻ th́ lấy máu pha rượu đăi ông Tổng Bí Thư. “Chỉ có ông Đồng ông Duẫn mới muốn ǵ có nấy. Cấp Bộ trưởng mỗi bữa ăn tiêu chuẩn một hộp bia, chứ loại tụi em dân sao ḿnh vậy”, chú em họ, đảng viên nói với tôi.


Tôi gặp lại người em này trong chuyến về thăm quê, sau 32 năm biệt xứ, kể từ ngày trốn chạy sau Cải Cách Ruộng Đất. Khi Đội CCRĐ về, gia đ́nh người chú em họ này lập tức đoạn tuyệt với mọi liên hệ máu mủ thân tộc, cộng tác chặt chẽ với “Đội” dựng đứng nhiều tội ác tày trời ập lên đầu nhiều người giàu có hơn họ để quy kết “địa chủ cường hào gian ác”. Người em bà con tôi gặp lại đă được kết nạp đảng viên từ sau cuộc CCRĐ. 32 năm gặp lại tôi được nghe câu tâm sự thật ḷng chứ không phải như những lời “tố khổ” buộc tội tôi thời CCRĐ.


Từ hồi c̣n nhỏ tôi ước mong được đi thăm Hà Nội một lần, từ sau ngày trốn chạy, tôi mong được trở về thăm lại quê cha đất tổ, nơi chôn nhau cắt rốn một lần. Ông anh cả và người em gái thứ bảy của tôi kẹt lại bên kia vĩ tuyến 17, sau hơn 30 năm tái ngộ cũng mong muốn tôi có một lần về thăm cố xứ. Cuối năm 1988, khi chương tŕnh H.O đang ở dạng tin đồn, sẵn dịp ông anh tôi trở về Nghệ Tĩnh, tôi làm đơn xin vắng mặt tại địa phương một tháng. Đơn ghi rơ ngày đi, ngày về, địa chỉ nơi đến… Tôi cầm lá đơn lên Công an phường ba lần liên tiếp nhưng đều bị từ chối. Tôi hỏi một anh công an gốc Nghệ Tĩnh:

–“Tôi xa quê hơn 30 năm rồi. Tôi c̣n hai gia đ́nh, ông anh và cô em gái nên tôi muốn về thăm quê, thăm bà con. Tôi đă được phục hồi quyền công dân sao không cho tôi đi”.

 

Anh công an này trả lời có vẻ thành thật – “chính sách mà anh”.


Tôi cầm tờ đơn về và không hề có ư định đi chơi xa chuyến ấy nữa. Mấy ngày sau, một anh Tr/tá công an gốc cùng quê với tôi, làm việc trên Sở CA thành phố ghé đến thăm bố tôi. Ông cụ nói với anh ta là tôi muốn về thăm quê một chuyến nhưng công an phường không cho đi. Anh Tr/t cầm tờ đơn lên phường kư về trao cho bố tôi. Thỉnh thoảng anh ta đến thăm bố tôi. Bố của anh ấy là người quen thân với bố tôi thời trai trẻ cho đến lúc bố tôi bị quy địa chủ.


Một chuyến về quê dù không háo hức như thời trẻ thơ nhưng tôi cũng thấy ḷng chộn rộn. Bao nhiêu h́nh ảnh tuổi thơ cùng với những con đường, ḍng sông, bờ tre, ruộng lúa… và những con người – những con người một thời thân thương, một thời thù hận, dù giữa tôi, gia đ́nh tôi với họ không hề có một chút ân oán ǵ.


32 năm, tất cả đă là băi bể nương dâu. Ḍng sông tôi tắm mát một thời thơ ấu giờ đă biến thành một giải đất cát, một con lạch nhỏ chạy dài, cây cỏ xanh um. Tất cả những đền đài đ́nh miếu không c̣n dấu tích. Ngôi nhà ba gian nhà dọc, hai gian nhà ngang bị tịch thu thời Cải Cách Ruộng Đất, được trả lại cho ông anh tôi ở, nh́n khác lạ hoàn toàn. Trông vừa nhỏ vừa thấp và rất là “nhà quê”… Cũng v́ nhà, v́ ruộng, v́ nương như thế mà biết bao gia đ́nh tan nát, biết bao người phải chết oan nghiệt sau những cuộc đấu tố thanh trừng.


Tôi không nhận ra ai, dù người đó hồi nhỏ tôi từng quen thân qua lại. Lớp người trẻ đă thành trung niên, lớp trung niên đă già cỗi. Những thằng bạn học thân thiết rời bỏ nhau từ ngày đầu Cải Cách Ruộng Đất, không người nào t́m đến gặp tôi. Một số người hiếu kỳ đến nhà đi ngang qua sân, nh́n vào xem mặt mũi, h́nh dạng tôi thế nào. Không một lời chào, không một câu hỏi han. Tôi đi thăm lại những nơi c̣n in hằn trong kư ức. Tôi không nhận ra một ai, một nơi nào quen thuộc nữa.

Trên đường những lần đi về như vậy tôi thường gặp một số người. Họ biết tôi, biết tôi là đứa con lưu lạc từ miền Nam trở về thăm lại cố hương. Tôi không nhận ra ai. Cặp mắt họ nh́n tôi có chút ǵ hậm hực, xa lạ, có phần “nể nang”, khiến tôi không thể mở lời chào. Tôi hoàn toàn xa lạ giữa “thiên đường tuổi nhỏ”, nơi mà tôi đă trốn chạy, nơi mà tôi đă t́m về.


Tôi xin giấy vắng mặt một tháng, cô em gái tôi và ông anh, bà chị dâu, mấy đứa cháu nài nỉ tôi ở lại “hết phép” hăy về. Hơn hai tuần lễ đă đủ cho tôi nh́n thấy được những ǵ mà tôi mong t́m lại. Tôi bắt đầu thấy “lạnh cẳng”.


Một đoạn phim dĩ văng quay cuồng trong kư ức tôi. Những bó đuốc thắp sáng cả khu sân đền Quan Ngọc, nơi được lấy làm trụ sở Ủy Ban, những tiếng hô đả đảo rời rạc trong đêm khuya, những phụ nữ bị kéo lê trên mặt đất, những người đàn ông bị trói thúc ké lên chiếc cọc tre, ba phát súng, vài tiếng hô, đầu ngoẹo xuống. Một xác người, hai xác người… được kéo lê quăng xuống hố bởi một đám người như những con kên kên ngoài mé núi đang bu lại quanh một con mồi.


Tôi rán lại vài ba ngày cho vui ḷng những người thân ruột thịt, rồi một sáng sớm lên tàu trở lại miền Nam. Khi chuyến tàu chuyển bánh khập khễnh, nặng nhọc trên đường ray, tôi thở ra nhẹ nhơm, như tâm trạng năm xưa khi vượt thoát, đứng trên đỉnh ngọn Giăng Màn của dăy Trường Sơn, nỗi buồn trộn lẫn mừng vui. Hai câu thơ trong bài thơ tôi viết sau chuyến đi này:


Tôi về “kẻ đón người đưa”

bước lên, tàu chạy tưởng vừa thoát thân.

(32 năm về lại quê nhà, Về Lối Đi Xưa. Cội Nguồn xb 1999)



Năm Năm Quản Chế


Tôi sống trong hai căn nhà của tôi từ năm 1961, cùng với bố mẹ và các em tôi. Hai căn nhà vách ván mái tôn, sau xây lên lầu, tường gạch, mái bằng, sân thượng. Lúc đó tôi cũng đă cưới vợ, có gia đ́nh. Tôi cư trú hợp pháp trên cư sở của tôi 15 năm th́ “giải phóng”. Tám năm gián đoạn cư trú v́ bị bắt đi tù, giấy ra trại ghi địa chỉ trả về là căn nhà cũ của tôi, nhưng thực tế tôi lại là kẻ vô gia cư. Tôi không có tên trong sổ “Hộ khẩu”, mà sổ “hộ khẩu” thời buổi ấy c̣n hơn giấy tùy thân, là bùa hộ mạng. Ai không có tên trong sổ hộ khẩu có thể bị đuổi đi bất cứ lúc nào. Đi đâu? Đi vào rừng lập nghiệp. Đi vùng kinh tế mới. Không có tên trong sổ hộ khẩu là trở thành một kẻ vô thừa nhận, sống bên lề xă hội, sống bên ngoài luật pháp. Luật pháp dành cho hạng người này là luật rừng. Ông anh cột chèo tôi bị buộc rời khỏi Sài G̣n, không chịu đi, xe công an đến nhà xúc đi, bỏ vợ con lại…


Mặc dù ở tù về đă được 5 năm, đă được trả “quyền công dân” nhưng hàng tuần tôi vẫn phải đến công an phường tŕnh diện. Tôi hỏi lư do ǵ? Tại sao? Th́ họ bảo “tại v́ anh chưa có tên trong hộ khẩu”. Tôi làm đơn khiếu nại xin vào hộ khẩu đem lên phường, lên quận. Không nơi nào giải quyết. Đi lại nhiều lần, phiền phức quá, ấm ức, bất an, tôi cầm lá đơn đi thẳng lên công an thành phố, trụ sở trên đường Trần Hưng Đạo. Một nữ công an cầm tờ đơn của tôi đọc qua rồi trả lời:
- Anh đem về quận giải quyết.

 

Chỉ với một câu trả lời cộc lốc ấy, đồng thời ch́a tờ đơn trả lại tôi. Tôi tỏ vẻ khó chịu và xẳng giọng:

- Tôi đang ở trong nhà của tôi. Tôi sống với gia đ́nh tôi trong nhà này gần 30 năm rồi. Tại sao không cho tôi vào hộ khẩu? Năm năm rồi, hàng tuần, hàng tháng tôi phải đến phường tŕnh diện. Nếu muốn đuổi tôi đi đâu, hay bắt tôi ra nằm lề đường xin nói thẳng cho tôi biết.


Cũng như cô gái ở pḥng lương thực, người nữ công an này cũng chỉ là cấp thừa hành, nhưng khác với thứ gạo hẩm, tôi chỉ muốn “thử xem” được hay không, không thành vấn đề. Trường hợp này tôi mạnh miệng, vừa xả nỗi ấm ức, vừa cố ư đ̣i hỏi tôi phải có hộ khẩu, phải được ở trong nhà tôi hợp pháp. Người nữ công an tỏ ra ngạc nhiên về thái độ cứng rắn của tôi. Cô ta đổi xưng hô “anh” thành “chú”:
- “Chú đừng nóng”. Tôi đáp lại:

- Không, tôi nói không v́ nóng giận, và tôi cũng không hỗn với nhân viên công lực. Tôi muốn chị tŕnh lên cấp trên giải quyết cho tôi.

 

Người nữ công an:

- Thôi được, chú để lại đây tôi tŕnh các ông ấy giải quyết. Sáng thứ ba tuần sau chú trở lại.


Tôi thấy cô ta ghi lên trên tờ đơn của tôi “Tŕnh Tr/ tá Thinh giải quyết”. Sáng thứ ba tuần sau đó tôi trở lại, cũng người nữ công an ấy. Cô ta thấy tôi như nhớ ra. Tôi hỏi thăm kết quả thế nào. Cô ta đứng dậy, bảo tôi chờ và bước vào pḥng trong. Vài phút sau trở ra, nói với tôi “Ngày mai chú trở lại lấy kết quả”. Tôi cảm thấy hơi khó chịu, nhưng lịch sự trả lời:

- Vâng, cám ơn. Sáng mai tôi đến. Nhờ chị giúp.

 

Sáng thứ Tư tôi tới, người nữ thư kư trực trông thấy tôi đă quen mặt, liền mở tập hồ sơ, rút ra tờ giấy trao cho tôi – “Chú đem về công an quận người ta nhập hộ khẩu cho chú”.


*  *  *


Tôi có tên trong hộ khẩu chỉ khoảng ba tháng trước ngày chương tŕnh H.O được chính thức thông báo đến những người tù đă được thả. Tháng 9-1988 tôi nhận được giấy báo của bộ phận “An Ninh nhân dân” quận 3 thông báo sẽ có giấy gửi tới nhà cho ngày hẹn đi làm thủ tục xuất cảnh. Hơn một năm sau, tháng 10-1989 chương tŕnh H.O mới thực sự được thi hành. Tôi được giấy báo đến Tổ Xuất Cảnh Quận Ba (Tổ XC/Q3) để làm thủ tục và nạp hồ sơ.


- Ngày 16-9-1988 Đội An Ninh Nhân Dân Quận 3 gửi phiếu hẹn đến địa chỉ yêu cầu “an tâm chờ” khi có giấy báo cụ thể tới nhà. Tránh tụ tập...

 

- Ngày 3-10-1989 tôi nhận được giấy báo đến tổ Xuất Cảnh (Tổ XC/Q3) nạp hồ sơ.


- Ngày 13-12-1989 Công An Quận 3 gửi phiếu báo tin đến nhà cho biết hồ sơ xuất cảnh của gia đ́nh tôi đă được chuyển đến Pḥng quản Lư Người Nước Ngoài và Xuất Nhập Cảnh, số 161 đường Nguyễn Du.

 

- Hơn 5 tháng sau, ngày 23-4-1990 tôi nhận được giấy mời đến 161 Nguyễn Du để họ “nhận diện” và hỏi han đôi điều.

 

- Ngày 26-5-1990 Pḥng QL/NNN-XNC gửi thông báo cho tôi biết nơi đó đă chuyển hồ sơ của tôi ra Bộ Nội Vụ, số 40A phố Hàng Bài, Hà Nội “để xét cấp thông hành”.

 

Ngày 4-6-1990 tôi kư với Trung Tâm Dịch Vụ Xuất Nhập Cảnh một bản “Hợp Đồng” do một bên (TTDV/XNC) soạn thảo, tôi chỉ việc đặt bút kư và đóng tiền. Đấy là lối “hợp đồng” một chiều kiểu XHCN.


Hồ sơ tôi nộp gồm có:

- Một đơn “tường tŕnh hồ sơ”

- Một Giấy báo tin

- Một Giấy Ra Trại

- Một bản sao Tờ L.O.I

 

Tôi phải đóng một khoản tiền tổng cộng 514.000 đồng tiền VN cho hai sổ Thông Hành. Nhà nào đông con, nhiều người số tiền phải đóng lên rất cao.
Từ ngày kư hợp đồng đến ngày khăn gói lên máy bay thuờng phải mất hơn hai năm chờ đợi. Trong thời gian đó phải hoàn tất các khâu: làm thủ tục nhập cảnh Hoa Kỳ, khám sức khỏe, chích ngừa, đăng kư chuyến bay. Gia đ́nh tôi lần lượt nhận được giấy mời:

- Ngày 18-4-1992 đến Sở Ngoại Vụ làm thủ tục nhập cảnh Hoa Kỳ.

- Ngày 4-5-1992 chích ngừa lần thứ nhất

- Ngày 04-7-1992 chích ngừa lần thứ hai

- Ngày 08-01-1993, đăng kư chuyến bay

- Ngày 04-1-1993 chích ngừa lần thứ ba

- Ngày 16-2-1993 lên máy bay.

 

Chuyến bay số V074572 và số IV 127514. (Số IV này do Sứ Quán Hoa Kỳ tại Bangkok cấp trên tờ L.O.I từ năm 1985).


Hành tŕnh H.O hay hành tŕnh của một đời người, nếu nói về phương diện cuộc tồn sinh th́ đây quả là một sự chết đi sống lại của một kiếp người, mặc dù đoạn đường trước mặt có nhiều thử thách khi mới vừa chân ướt chân ráo tới một xứ sở hoàn toàn xa lạ.


 

Thủ Tục Đầu Tiên


Khoảng đầu năm 1988 “cơn sốt” H.O làm nóng bỏng cả thành phố Sài G̣n, làm lu mờ mọi tin tức thời sự. Không những chỉ những người liên hệ với việc đi/ở xôn xao, mà hầu như mọi người, mọi nhà đều t́m nghe tin tức, lúc đầu tụ tập từng nhóm bạn tù ở những nơi “kín đáo” để trao đổi, loan truyền tin sốt dẻo, về sau từng nhóm, lúc đầu năm mười người ở góc đường Nguyễn Du, ở bên lề đại lộ Thống Nhất về sau mỗi ngày mỗi đông.

 

Đến một lúc đi ngang qua vườn bông đối diện nhà thờ Đức Bà, trước đường Thái Văn Lung (đường Alexandre de Rhodes cũ) là nơi đặt Sở Ngoại Vụ (Bộ Ngoại Giao VNCH trước 75), số người tập họp lên đến hàng trăm. Tưởng như là có một cuộc biểu dương lực lượng nào đó. Cuộc tập họp không có tổ chức, không ai điều động mà rất đông đảo, trật tự, êm ả, không có tiếng ồn ào, không hoan hô đả đảo. Mỗi buổi sáng khoảng sau 8 giờ người ta lục tục kéo tới, đến gần trưa vơi dần, thưa thớt, chiều lại đông thêm. Cứ thế ngày này qua tháng khác, “phe ta” công khai tụ họp để chia sẻ với nhau niềm hy vọng được thoát ra khỏi... xứ sở của ḿnh. Nhà cầm quyền biết rơ tâm lư đó nên làm ngơ.


Những cuộc tụ tập tự động h́nh thành ấy rồi cũng tự động biến luôn khi báo chí bắt đầu đồng loạt phổ biến những bản tin và thông báo chính thức. Báo Công an số ra ngày 27-7-1988 loan tin về việc “tái định cư tại Mỹ cho những người được thả từ các trại cải tạo”. Báo Tuổi Trẻ số 53 tháng 8-1988: “Trong hai ngày 14 và 15-7-1988, tại Hà Nội đoàn chuyên viên Việt Nam và Mỹ đă hội đàm về việc cho tái định cư tại Mỹ những người được tha từ các trung tâm cải tạo”. Báo Sài G̣n Giải Phóng ngày 14.10.1988 cũng chạy tít lớn: “Đồng Chí Trần Quang Cơ Gặp Giôn Vét-Xi Bàn Về Các Vấn Đề Nhân Đạo”. Đồng thời, một số gia đ́nh tù cải tạo nhận được giấy của Công An gửi đến tận nhà, thông báo cho từng người và trấn an dư luận.


Có một hai lần tôi đi ngang qua Sở Ngoại Vụ, “đáp” vào đám đông năm, mười phút rồi về nhà nghe ngóng tin tức và “an tâm chờ đợi” cho tới ngày 16-9-1988 tôi nhận được một “phiếu hẹn” nhưng không “hẹn” ǵ cả của Đội An Ninh Nhân Dân Quận 3 (Đội ANND/Q). Nội dung nói “Đây là phiếu hẹn gửi đến địa chỉ (người nhận) yêu cầu “an tâm chờ” cho tới khi có giấy báo cụ thể tới nhà. Tránh tụ tập...


Măi hơn một năm sau, ngày 3-10-1989 tôi mới nhận đựơc giấy báo đến Tổ Xuất Cảnh Quận Ba (Tổ XC/Q3) để làm thủ tục và nạp hồ sơ xuất cảnh. Trong hồ sơ của tôi c̣n thiếu một chữ kư của công an phường trên tờ đơn xin xuất cảnh. Tổ XC/Q3 bảo tôi về phường xin chữ kư và đưa tới nộp. Tôi trở về trụ sở công an phường, nơi mà tôi luôn luôn tránh né, theo lời người xưa “tránh voi chẳng xấu mặt nào”, bởi mỗi lần có việc phải đến là bị sừng sộ, hoạnh họe khó dễ. Tôi đưa tờ đơn xuất cảnh cho một nữ công an, tŕnh bày lư do theo yêu cầu của Tổ XC/Q3 xin chữ kư của công an phường xác nhận tôi cư trú tại địa phương. Người nữ công an cầm lá đơn vào pḥng phía trong, một lát, anh Trưởng Công an Phường cầm lá đơn của tôi trên tay, nhưng lại hất hàm hỏi anh Nguyễn Đức Thịnh (Th/tá CSQG) cũng chung pḥng, chung trại tù với tôi từ Long Thành ra Thanh Hóa:

- Anh cần ǵ? Anh Thịnh trả lời: Tôi xin đóng dấu vào sổ tŕnh diện.


Quay sang tôi anh Trưởng CA Phường với phong cách “quan lớn” và thái độ hằn học, hỏi tôi một câu “lăng nhách”, khiến tôi hơi ngạc nhiên:

- Ở trong trại người ta dạy anh những ǵ?

 

Tôi trả lời một cách ỡm ờ bằng những tiếng rời rạc:

- Th́ người ta nói ở trong trại phải chấp hành nội quy, phải lao động, về ngoài xă hội th́ phải chấp hành luật pháp.

 

Tôi chưa nói hết câu th́ anh trưởng CA cướp lời:

- Không, tôi muốn hỏi anh người ta dạy anh những ǵ về tư tưởng.

 

Tôi tỏ ra khó chịu nhưng vẫn từ tốn:

- Tôi không hiểu ông muốn nói ǵ. Tôi xin chữ kư là theo yêu cầu ở trên Quận. Ông kư hay không tùy ông.


Anh Trưởng CA ném tờ giấy xuống bàn và nói xẳng giọng:

- Anh nên nhớ đây không phải là cái máy kư.

 

À, th́ ra... thế! Tôi hiểu rồi. Tôi quên, hay đúng ra tôi không bao giờ làm cái “thủ tục đầu tiên”, mà hầu hết mọi người dân dưới thời XHCN muốn được việc đều phải qua thủ tục ấy. Hỡi ôi, “thủ tục đầu tiên”! Người dân chỉ c̣n một cách phản kháng duy nhất bằng lời kêu than thụ động: “thủ tục đầu tiên, tiền đâu”? Đào đâu ra tiền! kiếm đâu ra tiền! Mọi người đều nghèo đói, kiết xác.


*  *  *

 


Tŕnh Diện


Ngày tôi được thả về, hai hôm sau tôi đến tŕnh diện công an phường. Ở đây cấp cho tôi một tập vở học tṛ, và dặn tôi mỗi ngày ghi lại những công việc mà tôi làm, những nơi mà tôi đến. Nếu tôi đi đâu, phải ghi thật chi tiết. Rời nhà lúc mấy giờ? Đi tới đâu? Gặp gỡ, tiếp xúc với ai? Nói chuyện những ǵ? Trong bao lâu? Về tới nhà lúc mấy giờ?


Trong tuần lễ đầu thật sự tôi không đi đâu, và cũng không có việc ǵ để làm, nên trong sổ tŕnh diện tôi chỉ ghi một ḍng duy nhất: Tuần lễ từ thứ Hai ngày... đến chủ nhật ngày... ở nhà uống thuốc chữa bệnh, nằm ngủ.

 

9 giờ sáng thứ hai tôi đem sổ tŕnh diện đến công an phường. Người công an trực tiếp tôi, mở sổ ra đọc một lúc, rồi ngẩng đầu lên hỏi tôi:

- Anh uống thuốc chữa bệnh ǵ?

 

Tôi trả lời:

- Tôi uống thuốc xổ và thuốc trị bệnh sốt rét rừng.

 

Người công an hỏi tiếp một câu có vẻ là để thăm hỏi “xă giao”, không có vẻ ǵ là hách x́ xằng như tôi chờ đợi:

- Anh không đi chơi đâu à? Được về với gia đ́nh, anh ổn định tư tưởng rồi chứ? Thôi anh về nghỉ.

 

Tôi nói “cám ơn anh” một cách thật ḷng.


Thứ Hai tuần sau tôi cũng chỉ ghi một hàng chữ duy nhất: “Suốt tuần lễ này tôi ở nhà tiếp tục uống thuốc chữa bệnh và nghỉ dưỡng sức”.


Khoảng 9 giờ sáng tôi lại cầm quyển tập giấy học tṛ đến trụ sở công an phường. Người công an trực đọc rồi đóng dấu và kư tên vào trang giấy với mấy chữ xác nhận “đương sự đă tŕnh diện”, mà không có “lời bàn” về nội dung tường tŕnh của người bị quản chế.


Tôi được thả về, hay đúng ra là được gia đ́nh chuộc về năm 1983. Trong giấy ra trại ghi “Quản Chế 12 tháng”. Tôi nghĩ nếu trong suốt một năm quản chế ấy mà cứ mỗi tuần lễ bảy ngày phải ghi hết chi tiết từng việc làm để mỗi thứ hai lên công an phường tŕnh báo, chắc là trở vào tù c̣n nhẹ nhơm hơn. V́ vậy sau sáu tuần lễ tôi không ghi thêm ǵ trong quyển vở học tṛ ấy nữa và tôi quyết định đem quyển vở đến trả lại cho công an phường. Người công an trực hỏi tôi tại sao tôi không chấp hành quy định như mọi người khác. Anh CA nói:

- Các anh khác viết cả một hai trang mỗi ngày rất thành khẩn. Tại sao anh không tuân thủ. Anh từ chối v́ lư do ǵ?

 

Tôi trả lời anh CA vừa như phân bua, vừa như nhờ cậy:

- Xin anh tŕnh với cấp trên, tôi xin trả quyển tập này nhưng hàng tuần tôi vẫn đến tŕnh diện các anh. Tôi đi đâu, làm ǵ tôi sẽ báo cáo. Vả lại an ninh tổ dân phố cạnh nhà tôi, có ǵ không tin các anh cứ hỏi bà ấy. Nếu tôi phải nhớ, phải ghi chép từng chút việc mỗi ngày chắc tôi điên mất.


Câu chuyện cù cưa hơn một giờ sau người CA bảo tôi:

- Thôi được, anh về đi, chúng tôi sẽ mời anh đến làm việc sau.

 

Tôi bước ra khỏi trụ sở Công an mà không có chút lo lắng nào cả. Tôi vẫn nghĩ đời là một canh bạc và tôi chấp nhận mọi rủi may khi con bài được lật lên. Tôi chờ đợi một tuần lễ trôi qua. Lại đến sáng thứ Hai tôi tới tŕnh diện. Người công an trực khác hỏi tôi “Anh cần việc ǵ?” Tôi nói: “Tôi tŕnh diện hàng tuần”.
Người công an trực hỏi tên tôi, mở sổ ghi qua loa rồi nói: “Xong rồi, anh về được rồi”.

Khỏe quá. Tôi bước ra khỏi cửa thấy ánh nắng tươi mát lạ thường. Mấy ngày sau, một Thượng Úy công an đến nhà tự giới thiệu là công an khu vực, phụ trách khu phố 4, là khu tôi ở, đ̣i xem giấy ra trại của tôi. Tôi xuất tŕnh Giấy ra trại, người Thượng úy ghi ghi chép chép ǵ đó. Tôi ngồi chờ đợi. Tôi không có thói quen “trà lá” tiếp đăi mấy loại chức trách này. Anh Thượng úy xếp tờ giấy bỏ vào cặp da, trả Giấy Ra trại lại cho tôi và lạnh lùng chỉ thị:

- Anh thuộc diện quản chế trong thời hạn ba năm. Trong thời gian này anh không được đi đâu ra khỏi địa phương. Không được tiếp xúc với các đối tượng xấu. Nếu anh muốn đi đâu, nếu có ai tiếp xúc với anh, anh phải báo cáo với tôi. Tôi là cán bộ Muộn, Tạ Quang Muộn.

 

Tôi trả lời anh:

-“Trong giấy ra trại ghi tôi bị quản chế một năm. Sao bây giờ lại ba năm?”

 

Anh công an khu vực trả lời trịch thượng: -“Một năm, ba năm cũng vậy!”.


Để “xă giao làm quen”, tôi hỏi quê anh ở tỉnh nào? Gia đ́nh c̣n ở ngoài Bắc hay đă vào đây? Anh vào Nam năm nào?


Tôi không ngờ anh đổi giọng, trở lại lối nói chuyện “b́nh thường”. Anh cho biết quê quán của anh. Vào Nam theo chiến dịch. Từ biên giới Việt Miên qua Tây Ninh về ngả Bà Điểm. Anh kể có mấy nút chận “lính ngụy ngoan cố ” xả súng bắn chết mấy “đồng chí” của anh. Anh tỏ ra tiếc hùi hụi khi vào một trụ sở “cơ quan ngụy” bắn phá mấy cái tủ, “tiền ngụy” bung ra như bướm, nhưng anh không biết có giá trị ǵ không, nên không lượm một tờ nào. Anh nói với tôi như tâm sự thật ḷng - “Hồi đó biết như bây giờ, hốt đầy một ba lô con cóc giờ này khá rồi”. Tôi không ngờ anh công an khu phố mới gặp một sĩ quan “ngụy” lần đầu mà lại thật ḷng đến như vậy. Có thể do từ nỗi ẩn ức nên anh ta buột miệng. Dẫu sao buổi sơ ngộ mà tôi tưởng sẽ có nhiều gay cấn, rắc rối cho tôi đă chấm dứt qua một cử chỉ thật dễ chịu.


Anh Thượng úy ra về. Không thấy đề cập ǵ đến quyển sổ tŕnh diện là điều tôi suy nghĩ và chờ đợi, tôi cảm thấy vui vui và nghĩ thầm “ta thắng rồi”. Bỗng tôi chợt nghĩ sao lại Thượng úy? Mấy anh công an khu vực thường là lính trơn, dân địa phương, là “dân Nam bộ”. Sao anh công an khu phố này lại là một sĩ quan cấp bậc Thượng Úy? Lại là lính ngoài bắc vào? Về sau chính anh ta cho tôi biết anh là bộ đội chuyển qua ngành công an. Tŕnh độ của người sĩ quan này chỉ có thế, chỉ làm những công việc như thế thôi. Anh lại bị phe đảng Nghệ Tĩnh đẩy ra ŕa cho ngồi chơi xơi nước.


Một lần tôi gặp anh ta ở nhà một cô học tṛ cũ và là bạn cô em gái tôi. Khi anh ấy nhớm dậy ra về, cô chủ nhà lại mở xà cạp nhét vào một gói ǵ đó. Khách ra khỏi nhà, tôi chưa kịp hỏi ǵ th́ cô chủ nhà nói, “Ông Muộn này coi vậy chứ dễ chịu đấy anh ạ. Một tuần vài ba lần ông ấy ghé đến, em lại cho mỗi lần vài trăm gram thịt. Khi th́ thịt ḅ, khi th́ thịt heo. Có đi có lại mà anh. Nó hư chứ ḿnh không hư”. Tôi tán thành cách chơi này:

- “Cũng tốt thôi. Chỉ sợ nó không ăn hoặc đ̣i ăn to, chứ cứ chút chút như vậy mà câu được là tốt rồi”.


Thg/úy Tạ Quang Muộn thay thế người CA khu vực “của tôi” trước đó tên là Gạc, người miền Nam. Vài năm sau khi đảm nhận CA Khu vực, ông Thượng úy Muộn qua đời tại Sài G̣n, trước khi tôi đi HO.


 

Công An Thuế Vụ Kiểm Lâm


Từ ngày ra khỏi tù tôi được sự “đùm bọc” cấp dưỡng của gia đ́nh hai bên nội ngoại, bên tôi và bên ba má nhà tôi. Sau gần một năm thấy t́nh h́nh có vẻ b́nh lặng, tôi bắt đầu t́m kế sinh nhai. Tôi thuê kẻ chữ một tấm bảng nhỏ bằng thiếc cỡ 8x11 inches: “Nhận May Sửa Quần Áo. Giá Tùy Hỉ”. Tấm bảng vừa được treo lên trên hàng song sắt trước nhà, hai ngày sau, công an khu vực đến gọi tôi lên làm việc.

 
Đến nơi, tôi được bảo sang Trụ sở Ủy Ban. Tới đó, có hai người tự giới thiệu với tôi, một là chính quyền, một là thuế vụ tiếp tôi. Họ hỏi tôi:

- Anh đă xin phép chưa mà treo bảng mở dịch vụ ngành may mặc?

 

Tôi đáp:

- Đâu có ǵ là dịch vụ lớn lao như các anh nói. Tôi treo bảng may sửa quần áo thôi, thử ít lâu. Nếu có khách, làm ăn được th́ tôi sẽ đăng kư và đóng thuế cho nhà nước. Tôi cũng cần có việc làm để sinh sống.

 

Một trong hai người nói xẳng giọng với tôi:

- Ai cho anh đăng kư mà đăng kư. Diện của anh không được mở dịch vụ như vậy. Anh về gỡ tấm bảng xuống nội trong ngày hôm nay, nếu không chúng tôi nhờ bên công an can thiệp.


Tôi trả lời buông xuôi:

- Vâng, nếu các anh không cho th́ thôi. Tôi sẽ gỡ tấm bảng xuống.


Chiều hôm đó tôi gỡ tấm bảng xuống. Khoảng hơn một tuần lễ sau, một buổi sáng, vợ chồng tôi chở nhau vào vườn cây cảnh đường Nguyễn Trăi, Chợ Lớn ngắm hoa. Đến trưa về nhà, bố mẹ tôi cho hay có ba người, công an, thuế vụ, và ủy ban đến nhà đi thẳng lên lầu vào xem cái pḥng tôi đặt bàn máy may. Hôm đó trước khi rời khỏi nhà tôi đă sập bàn máy may xuống, dẹp cái bàn ủi và cất hết mọi thứ vào tủ nên đám người kia tới thấy không có ǵ, lặng lẽ ra về.


Mấy tháng sau, Thượng úy công an khu vực Tạ Quang Muộn đến nhà ngỏ ư mượn cái bàn máy may trong sáu tháng tập may. Tôi nói cái bàn máy may ấy không phải là của tôi mà là của cả gia đ́nh. Chúng tôi chỉ có lại một thứ đó để làm vui, để hy vọng vào một sinh kế. Không thể cho ai mượn và cũng không bao giờ bán cho ai.
Anh ta nói:

- “Anh c̣n có hai chiếc xe (Honda) và nhà cửa như thế này mà”.

 

Tôi vẫn cương quyết:

- Tất cả đều không phải là của tôi.


Liên tiếp trong nhiều tháng sau đó, mỗi tuần lễ một hai lần, người công an khu vực này cứ khoảng sau 1 giờ sáng là tới nhà tôi, rọi đèn pin từ ngoài ngơ, chiếu thẳng vào nhà, gơ cửa, nói vọng vào: “Mở cửa vào kiểm tra”. Thường là bố tôi (nằm nhà dưới) mở cửa cho anh ta vào. Tôi ngủ trên lầu, bố tôi gọi tôi xuống. Người công an khu vực bảo tôi tŕnh giấy ra trại. Đứng yên tại chỗ, anh ta cầm đèn pin rọi khắp các pḥng lục lọi tầng dưới, sau đó bảo tôi đi theo lên lầu, rọi đèn xuống gầm giường, từng góc nhà, xong “nhiệm vụ”, xuống mở cửa ra về.


Không chịu nổi hành vi khủng bố kiểu đó, bố tôi lên Ủy Ban Phường khiếu nại, yêu cầu UB can thiệp với công an phường về sự sách nhiễu vô cớ của công an khu vực. Nếu không được giải quyết, không chấm dứt bố tôi sẽ khiếu nại lên Quận và Thành phố. Từ đó tôi và gia đ́nh được yên thân.


Tháng 10 năm 1988, tôi và bố tôi chở nhau bằng xe Honda đi B́nh Giă, Xuân Sơn thăm cô em gái tôi đi buôn bán và có thửa vườn ở đó, cũng để xem một thửa vườn khác mà một người bà con từ ngoài Bắc vào muốn mua, nhờ bố con tôi đến xem và hỏi giá. Mục đích chuyến đi và công việc chỉ có thế thôi. Cha con tôi ra đi ngày thứ Sáu, trưa Chủ nhật về đến nhà. Khi tôi vừa dựng chiếc xe vào thềm th́ lập tức người công an khu vực bước vào sân, đứng trước thềm hỏi tôi “Anh đi đâu về”? Tôi trả lời:

- Cô em tôi đi buôn bán và làm vườn ở Bà Rịa. Người “phụ xế” đưa giấy báo cô ấy đau nặng, hai bố con tôi vội đi thăm.

- Tại sao anh không báo cáo trước khi đi?

- Một phần v́ lo lắng, nên tôi vội vă. Hơn nữa tôi đă có quyết định phục hồi quyền công dân rồi th́ tôi có quyền đi lại chứ.

- Không, diện của anh không được phép đi ra khỏi địa phương mà không khai báo.
- Như vậy th́ Quyết định phục hồi quyền công dân trao cho tôi không có giá trị hay sao?

- Anh không được lư sự.


Nói xong câu đó, người công an khu vực ra về. Sáng thứ Hai anh ta đến trao cho tôi “Giấy mời” làm việc với “Pḥng Bảo Vệ Chính Trị Quận Ba”. Trong giấy hẹn phải có mặt lúc 8 giờ sáng ngày thứ Ba tại Công An Quận Ba. “Nhớ mang theo giấy mời”.


Đúng 8 giờ ngày hôm sau tôi tới tŕnh diện. Một công an thường phục cầm lấy giấy mời, dẫn tôi vào một căn pḥng nhỏ ẩm thấp, không có đèn, ánh sáng mù mờ, có một cái bàn nhỏ chỉ tay bảo tôi ngồi chờ. Gần một tiếng đồng hồ sau một công an thường phục khác, người mà tôi đă gặp một hai lần, gốc Quảng Nam. Anh này đă từng “làm việc” với bố tôi mấy lần. Anh ta mở lời hỏi tôi:

- “Anh đến đây lâu chưa?”

- Tôi đến đúng 8 giờ.

 

Anh ta bật đèn lên sáng cả pḥng. Lấy ra một xấp hồ sơ giấy tờ ǵ đó. Ngồi đối diện với tôi. Câu mở đầu anh ta hỏi tôi:

- Tuần vừa qua anh đi đâu?


Tôi trả lời anh này như đă trả lời anh công an khu vực. Tôi nói rất mạnh dạn rằng tôi không làm việc ǵ trái khuấy với pháp luật nhà nước. Tôi đi thăm em gái tôi, bố tôi đi thăm con chẳng lẽ là vi phạm luật pháp? Tôi tŕnh bày việc công an khu vực trong nhiều tháng cứ đêm đêm sau 1 giờ sáng đến gơ cửa vào kiểm tra giấy ra trại của tôi. Tôi chỉ có một tờ giấy ra trại duy nhất sao cứ phải bị kiểm tra, phải xuất tŕnh hoài. Lại lấy cớ kiểm tra giấy ra trại để đột nhập vào nhà tôi giữa đêm khuya. Tôi tŕnh bày việc công an, và thuế vụ phường cấm tôi không được treo bảng nhận may, sửa quần áo, mặc dù tôi xin đăng kư. Tôi nói với anh công an pḥng Bảo Vệ Chính Trị Q.3 rằng: Lúc ở trong trại tôi thường nghĩ một là tôi chết, hai là tôi không bao giờ được thả, ba là tôi được về. Tôi được về, tôi không chết th́ phải cho tôi sống.


Tôi đề cao “cách mạng”:

“Tôi nghĩ cách mạng không có chủ trương như vậy mà do địa phương. Xin anh cứ phối kiểm lại những điều tôi vừa nói. Tôi cần được sự giúp đỡ của anh”.

 

Anh công an này vẫn giọng kẻ chấp pháp:

- “Bố con anh là những người sắc sảo, nhưng chúng tôi biết các anh là ai. Tôi nói thẳng cho anh biết bố anh v́ đă cao tuổi nên chúng tôi đă xếp hồ sơ (*). Anh đă cải tạo, được thả về, nhưng không phải là anh muốn làm ǵ th́ làm, đi đâu th́ đi. Chúng tôi quản lư các anh v́ an ninh chính trị, nếu các anh không có những hành động vi phạm an ninh chính trị th́ chúng tôi không phải mất công với các anh”.


Đến lượt tôi nói:

- “Chắc anh hiểu là chúng tôi đă chịu một khoảng thời gian chín, mười năm học tập cải tạo để được thả về th́ chúng tôi đă có cái ư muốn làm lại cuộc đời, muốn được sống yên ổn. Tôi không dại ǵ húc đầu vào đá với những hành vi chống lại nhà nước”.

 

Anh công an này đổi hướng đề tài “thảo luận”, hỏi tôi một câu tưởng là không ăn nhập ǵ với buổi chấp pháp, nhưng thực ra là để t́m hiểu có phải do tôi mà nhà tôi nghỉ việc tại công ty thủy lợi hay không.

- Vợ anh c̣n đi làm chứ?

- Không, nhà tôi nghỉ việc ở Sở Khảo Sát Thiết Kế Thủy Lợi lâu rồi.

- Sao lại nghỉ làm?

- Thực ra nhà tôi bị buộc nghỉ việc v́ có chồng đi cải tạo lâu dài.

- Vợ anh có đi làm nơi khác mà.

- Vâng, nhà tôi sau đó đi làm cho Công Ty Than Miền Nam hơn 6 tháng th́ tôi được về. V́ để săn sóc sức khỏe cho tôi nên nhà tôi xin nghỉ.

- Anh không có ư kiến ǵ?

- Tất cả do vợ tôi quyết định. Tôi là người ăn bám mà. Đâu có dám nói ǵ đâu anh.

Anh công an mỉm cười và hỏi câu khác:

- Thế th́ gia đ́nh anh sống bằng cách nào?

- Vợ chồng tôi sống nhờ vào sự giúp đỡ chút chút của bố mẹ tôi, của ba má vợ tôi và chủ yếu nhờ vào cô em gái tôi ở ngoại quốc.

 

Anh ta quay sang hỏi tôi về công việc tôi làm trước 75; cấp bậc, chức vụ tôi đảm nhiệm, những người làm việc với tôi trước kia, thượng cấp cũng như những người thuộc quyền của tôi, ai ở lại, ai đă đi ra nước ngoài, ai c̣n ở trong trại cải tạo, ai đă được về. Tôi nghĩ ngay đấy là một cách gài để xem tôi có liên lạc với những người xưa không. Tôi trả lời không biết ai ở ai về. Vào trại chỉ nghe nói người này di tản, người kia tŕnh diện học tập. Phần đông những người làm chung với tôi đều đi cải tạo cùng trại. Anh ta lấy giấy bút bảo tôi viết ra hết và ghi rơ địa chỉ của từng người. Lại một cách gài nữa. Tôi nói là tôi không nhớ địa chỉ của bất cứ ai. Hồi làm việc chung tôi không lấy địa chỉ của họ, việc làm này là của Pḥng Hành Chánh Nhân viên. Đi cải tạo về tôi không gặp ai, không biết địa chỉ của ai, muốn thăm cũng không biết nhà mà đến.


Tôi đến đó lúc 8 giờ sáng như giấy mời. Gần 10 giờ mới bắt đầu “làm việc” đến đúng 1giờ 30 chiều tôi mới được cho về. Người công an đưa tôi ra tận chỗ dựng xe. Ư đồ để xem tôi đi đến bằng xe ǵ, Honda hay xe đạp. Tôi lại mở khóa chiếc xe đạp mini.

 

Anh ta dặn tôi:

- Buổi sáng nay tôi và anh có một cuộc trao đổi cởi mở và thoải mái đó nha. Anh về không được nói với gia đ́nh là tôi có thái độ nạt nộ hay xúc phạm đến anh.

 

Tôi trả lời:

- Vâng, cám ơn anh. Có ǵ là xúc phạm đâu.

----------------------------

(*) Hồ sơ mà họ dựng lên cho bố tôi gồm có bốn điều quy kết thành tội danh:
(1) Liên hệ tổ chức đưa biệt kích thả về Bắc.

(2) Làm việc cho Bác Sĩ Trần Kim Tuyến.

(3)“Vận chuyển” vàng từ Lào về Sài G̣n thời ông Diệm.

(4) Cộng tác với Ty CSQG Quận Ba thời ông Thiệu.

Bố tôi bị gọi đến CA và bị thẩm vấn nhiều lần về các sự kiện này từ năm 1975 đến năm 1977. Hồ sơ được giàn dựng căn cứ vào các sự kiện:

- Người anh con bác của tôi là Trần Kim Phú, người đưa bố tôi vượt biên trốn sang Lào sau Cải Cách Ruộng Đất, chạy thoát bản án 20 năm tù khổ sai. Anh này là Trưởng toán Biệt Kích, bị bắt và bị xử tử tại Hà Tĩnh tháng 7 năm 1964. Thời gian ông anh tôi nhảy dù về Bắc th́ bố tôi đang làm việc tại Lănh Sự quán VNCH tại Paksé, Lào.

- Bác Sĩ Trần Kim Tuyến cùng là họ Trần Kim, nguồn gốc từ Thanh Hóa. Bố tôi có bạn và quen thân với một số người làm việc trong Sở Nghiên Cứu Xă Hội của BS Tuyến.

- Thời gian 5 năm làm việc ở Lào, bố tôi thường đi về giữa Paksé và Sài G̣n, mỗi chuyến đi về, lấy tiền lương mua vàng về Sài G̣n, mua bán công khai, nhiều người biết, nhưng đă được cấu thành tội trạng “vận chuyển vàng từ Lào về Sài G̣n”. Ư nói làm kinh tài cho chế độ.

- Việc “Cộng tác với Ty CSQG Quận Ba” là một “tội trạng” tưởng tượng, hoàn toàn dựng đứng.

Bố tôi đă trưng các bằng chứng và lập luận, phủ nhận, vô hiệu hóa toàn bộ tập hồ sơ. Bố tôi nói thẳng với viên cán bộ chấp pháp này: “Tập hồ sơ tội trạng này, dĩ nhiên không phải do chú tưởng tượng lập ra, mà phải có người báo cáo. Tôi đề nghị chú điều tra lại kỹ càng và nên xé bỏ nó đi. Tất cả đều là bịa đặt, hoàn toàn không có giá trị pháp lư”.

Anh công an có vẻ khó chịu:

- “Việc đó tôi quyết định. Bây giờ bác có thể ra về. Khi cần sẽ có người đến mời bác”.
Có lẽ v́ vậy nên anh công an sở Bảo Vệ Chính Trị Quận Ba, người từng thẩm vấn bố tôi nhiều lần đă nói với tôi “bố con anh là những người sắc sảo”.



Trấn Lột


Sau ngày đi tù về, có được quà cáp của thân nhân bạn hữu từ nước ngoài gửi cho, gia đ́nh tôi có bữa trưa, bữa tối. Đói th́ không đói nữa, nhưng vẫn sống trong sự thiếu thốn chung của cả nước. Thèm một ly bia sủi bọt, thèm được đi đây đi đó, thèm được tụm năm tụm ba như lúc ở trong tù mà tṛ chuyện, mà trút hết tâm sự cho nhau.


Trong cái gọi là “được trả tự do” sao lại có quá nhiều trói buộc, khắt khe. Thời buổi của 10 năm sau ngày đất nước “tiến nhanh tiến mạnh lên XHCN”, Sài G̣n vắng bóng những chiếc xe hơi. Xe đạp, xe xích lô tràn ngập mọi nẻo đường. Kẻ buôn gánh bán bâng không c̣n đất sống. Tất cả mọi thứ đă gom vào trong các “Cửa Hàng Thực Phẩm” do chính quyền từ cấp phường trở lên quản lư. Có nhiều món hàng lạ xuất hiện, lúc đầu bán chui, sau công khai. Một trong các món hàng thịnh hành thời buổi ấy lấp ló ở những góc đường, phát đạt nhất là bia lên men hiệu Hải Âu. Người ta mua về nhâm nhi và đăi bạn, tự ḿnh đánh lừa khứu giác, vị giác của ḿnh với tâm lư an ủi “có sao hưởng vậy”! Ngày đó dân Sài G̣n gọi loại bia lên men này là bia “lên cơn”. Nó thịnh hành được một thời gian gần cả năm th́ bị đài Truyền H́nh “phóng sự” về các loại giải khát “lên cơn” này. Bài phóng sự nêu lên t́nh trạng làm chui, làm lén tạo ra những sản phẩm không phẩm chất và thiếu vệ sinh.


Một nhăn hiệu nước giải khát lên men bị nêu đích danh đă lấy nước từ một ṿi nước trong nghĩa địa Đô Thành, vào thời gian nghĩa địa này đang bị giải tỏa, đào xới ngổn ngang. Dân t́nh nghe được bài phóng sự ấy, không c̣n ai dám đụng vào cái thứ “lên cơn” ấy nữa. Một thời gian ngắn sau bia hơi quốc doanh được tung ra rót đầy các hàng quán. Kẻ “xấu” liền tung ra luận điệu cho rằng bài phóng sự đă nhận tiền bia hơi quốc doanh để phóng đại chuyện bia “lên cơn”. Bia hơi ngày đó chỉ phân phối cho cán bộ, và các cửa hàng nhà nước. Từ đó mới được bán lẻ từng lít, từng ly cho dân nghiền.


Vai tṛ của công an, thuế vụ, kiểm lâm vào thời kinh tế tập trung ấy vô cùng quan trọng. Những viên chức thuộc ba ngành này vừa quyền hành vừa lợi lộc. Ai có phước đức ba đời bần cố nông làm thuê, ở đợ, được biên chế vào một trong ba “đội ngũ” mũi nhọn này là như người trúng số. Sự hống hách quyền hành của đám này cũng cực kỳ tàn bạo.


Một lần vợ chồng tôi xuống Khu Chợ Cũ, đường Hàm Nghi t́m mua tôm (lobsters). Tôi vừa t́m thấy có thứ tôm ngon, th́ ngóng thấy một thanh niên to khỏe đang giằng kéo một em bé cỡ mười một, mười hai tuổi. Bé gái ấy nách một cái rổ ở trong có chừng mươi lăm trái chanh và mấy trái cóc. Tôi tới gần khoảng vài thước, nhà tôi kéo tay tôi lại, chắc tưởng là tôi định xông vào can thiệp. Tôi nh́n thấy người thanh niên mặc thường phục là công an “quản lư thị trường” một tay nắm cái rổ, một tay nắm cánh tay em bé giựt mạnh, giành cái rổ em đang ôm chặt lấy bằng tất cả sức lực của em. Cái rổ lắc lư, mấy trái chanh bị chao rơi ra lăn trên vỉa hè. Bỗng người thanh niên co chân tống mạnh vào hông bé gái. Em bé té nhào xuống, người thanh niên xách cái rổ bước đi. Chứng kiến cảnh tượng đó, tôi và nhà tôi bỏ ư định mua tôm. Tôi nói với nhà tôi:

- Thôi, hết ngon rồi. Đừng mua tôm nữa em. Về thôi.

 

Hai vợ chồng tôi ra về cả ngày hôm đó tôi có cảm giác như bất an. Cho tới măi bây giờ mỗi lần chợt nhớ lại h́nh ảnh của em bé tội nghiệp ấy tôi lại cảm thấy nhói đau.


Không phải chỉ có em bé buôn thúng bán bâng ấy mà cả những ông già bà lăo đều chịu cảnh tai trời ách nước này. Bản thân tôi cũng một lần là nạn nhân của màn trấn lột công khai giữa ban ngày. Của cải chẳng đáng mấy đồng xu cắc bạc bây giờ, nhưng vào lúc đó tôi cảm thấy bàng hoàng trước hành động của đám công an quản lư thị trường của chế độ, mặc dù tôi đă chứng kiến và là nạn nhân trong cuộc CCRĐ.


Như tôi đă đề cập về chuyến đi Xuân Sơn, B́nh Giă. Ở đó gia đ́nh tôi có nhiều người đồng hương, thân thiết như bà con. Lúc ra về có gia đ́nh biếu một kư nếp, có nhà cho hai kư đậu xanh, có nhà cho một kư tiêu sọ, rồi khoai, rồi bắp toàn là cây nhà lá vườn cả.


Với chủ trương ngăn sông cấm chợ của chế độ mới, bố con tôi đành chối từ, v́ biết đem về cũng sẽ bị mất ở dọc đường. Sau cùng hai cha con tôi nhận một kg hạt tiêu chín vừa hái xuống, chưa phơi khô và hai kí đậu. Kư hạt tiêu tôi bỏ xuống dưới yên xe Honda, hai kí đậu bố tôi bỏ trong cái xắc nhỏ mang kẹp bên nách. Đúng như dự đoán khi xe tôi vừa chạy tới gần trạm kiểm soát kinh tế, hai thanh niên “Quản lư thị trường” ra đứng giữa đường chận xe lại. Họ bắt xuất tŕnh Chứng Minh nhân dân, tôi có Giấy Ra Trại. Họ đ̣i khám xét người. Bố tôi bảo: “Sao lại khám xét thân thể? Các chú làm theo lệnh ở đâu?”. Nghe bố tôi nói vậy, một thanh niên nói “Xin Bác cho coi cái xách bác đang mang”. Bố tôi đưa cái xắc, người thanh niên móc ra bịch đậu 2kg. Móc ra từng tờ giấy nhỏ rồi đặt tất cả lên miếng ván nhỏ thay cái bàn kê ở lề đường bên bờ ruộng.


Thanh niên kia xét giấy tờ của tôi, rồi lật cái yên xe, móc ra cái bịch đựng khoảng 1kg hạt tiêu tươi. Họ viết biên bản tịch thu “tang vật lưu hành không có phép” trên một miếng giấy bằng nửa trang vở học tṛ, trao cho tôi và nói “Anh về xin giấy phép địa phương đến đây nhận lại”. Họ c̣n tính tịch thu luôn cả cái xắc vô tội vạ kia. Bố tôi bảo: - Chú trả cái xắc lại cho tôi và cả giấy tờ nữa”. Một cán bộ lấy cái xắc trao bố tôi. Hai cha con tôi lên xe tiếp tục từ B́nh Giă chạy thẳng về nhà. Tôi vừa vào thềm nhà, dựng chiếc xe th́ anh công an khu vực cũng từ ngoài ngơ bước vào đứng đợi ở sân!!!


Đă đành vào thời buổi đó gia đ́nh tôi đói, toàn đân đói, mấy anh cán bộ kia cũng đói. “Đói th́ đầu gối phải ḅ” nhưng với chủ trương chính sách trấn lột công khai giữa ban ngày, cướp miếng cơm trên tay kẻ khác, th́ lớp “cùng đinh” thấp cổ bé miệng chỉ c̣n biết thầm th́, x́ xào trong thiên hạ những câu ca dao tân thời để hả dạ nỗi căm phẫn tràn ḷng. Nhờ vào thời đại đó nền văn chương truyền khẩu đă được bồi đắp phong phú thêm, nhiều ca dao tục ngữ phổ biến trong dân gian sau ngày Bắc Nam thống nhất:


- Công an thuế vụ kiểm lâm

Trong ba thằng ấy nên đâm thằng nào


- Ai ơi phải nhớ câu này

Cướp đêm là giặc cướp ngày công an.


- Bàn tay tham thọc sâu tất cả

Có chúng mày sỏi đá cũng hờn căm (*)

-------------------------------------
(*) Trần Khải thanh Thủy nhại thơ Ḥang Trung Thông:

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

 

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính