Nửa Thế Kỷ Việt Nam

 

 

 

 

CHƯƠNG XV

Hy Vọng Trong Màn Đêm
Ánh Sáng Cuối Đường Hầm

 

 

Phần đông số tù cải tạo bị chuyển ra Bắc đều không nghĩ đến ngày về. Hầu hết phó mặc cho định mệnh đẩy đưa và cũng hầu hết có chung một tâm trạng đợi chờ như nhau. Đợi chờ một “cái ǵ đó” sẽ làm thay đổi cuộc đời của họ, một “cái ǵ đó” làm lại cuộc đổi đời một lần nữa, đảo ngược cuộc đổi đời 30 tháng Tư -75. Nhưng “cái ǵ đó” th́ thực sự không ai biết là cái ǵ. Mỗi người có một viễn kiến riêng. Cái viễn kiến chung nhất là một biến cố thời sự, trong đó nỗi mong chờ một sự can thiệp từ bên ngoài giải cứu họ. Đó là mong đợi gần gũi nhất với nhiều người.

Cuối năm 1978 trong một đêm mùa Đông lạnh lẽo ở phân trại B, Lam Sơn, Thanh Hóa, đám tù nghe được bài b́nh luận của đài Hà Nội, bài viết của Tổng Biên tập Hoàng Tùng phản bác cái mà bài b́nh luận nói là “các thế lực phản động, thù nghịch tố cáo chúng ta đang giam giữ hàng trăm ngh́n tù chính trị chật ních trong các trại cải tạo”. Bài b́nh luận nghe được đă như một liều thuốc bổ được chích vào những cơ thể đang liệt nhược; như một tia chớp sáng vụt lên trong màn đêm tăm tối, và đă củng cố cho ước vọng mơ hồ và sự mong chờ kia bớt phần mù mịt.


Ngày 9 tháng 1 năm 1979 toàn thể tù cải tạo tại phân trại C, Lam Sơn, Thanh Hóa nổi dậy biểu t́nh tuyệt thực ba ngày đêm, tôi nghĩ, phần nào cũng do từ niềm tin và ước vọng mà người tù hướng tới.


Bảy tháng sau đó tại Geneve, Thụy Sĩ đă diễn ra cuộc họp quốc tế do Liên Hiệp Quốc triệu tập để buộc Hà Nội kư thỏa hiệp giải quyết vấn đề nhân đạo cho người Việt xuất cảnh, trong đó có vấn đề thả tù cải tạo và cho xuất cảnh định cư tại Hoa Kỳ. Cái huyền nhiệm vô h́nh nào đă dẫn tới cuộc biểu t́nh tuyệt thực của hơn một ngàn tù cải tạo tại phân trại C, Lam Sơn? Tôi chỉ có thể kết luận là do niềm tin, ước vọng và sự mong chờ chính đáng của đoàn tù đang sống thoi thóp giữa cơi trầm luân.


Không một người dân nào dưới chế độ XHCN lúc bấy giờ hay biết một tí ǵ về những tin tức thời sự diễn ra tại Genève, tại Thanh Hóa. Không một người tù nào có được một tin tức từ bên ngoài, nhưng qua những rục rịch, những động tĩnh từ đám công an, từ những sinh hoạt hàng ngày, người tù biết được đang có “cái ǵ đó” không b́nh thường.


Năm 1978 tù xôn xao đồn đăi về việc chuyển trại, cán bộ, ban Giám thị cải chính, phủ nhận, trấn áp cách mấy tù vẫn tin là có chuyển động. Vài ba tháng sau tù được chuyển lùi về các tỉnh cách xa biên giới Việt Hoa.


Năm 1980, một số tù được thả về từ các trại ngoài Bắc. Rồi một lúc tin đồn chuyển tù về Nam rầm rộ khắp toàn trại. Lại một lần nữa tin đồn bị phủ nhận, người loan tin bị trấn áp, nhưng cuối cùng từng đoàn tù được lên tàu chuyển trại về Nam.


Năm 1984 Tổng Tống Ronald Reagan lại lên án Hà Nội về việc giam giữ các quân cán chính miền Nam, đ̣i hỏi phải thả hết tù cải tạo và đưa ra cam kết cho họ định cư tại Hoa Kỳ tất cả những người được thả ra từ các trại cải tạo. Vào thời gian này cuộc chuyển tù cải tạo về giam giữ trong Nam đă vào giai đoạn kết thúc. Các đợt thả tù diễn ra thường xuyên hơn.


Tại Sài G̣n, giới “cựu tù” thường gặp nhau bàn tán việc ra đi bằng máy bay do Hoa Kỳ can thiệp. Hành tŕnh H.O đang bước qua từng chặng đường gai góc, nhưng có vẻ xuôi chiều.


Năm 1988, trong khi hai phía Việt Mỹ đang tiếp xúc thảo luận về việc thả hết tù cải tạo và tiến hành chương tŕnh cho xuất cảnh định cư, mặc dù chưa có thỏa hiệp nhưng số tù c̣n lại đă được thả đồng loạt. Một mẫu đơn gửi Sứ Quán Mỹ tại Bangkok xin can thiệp được chuyền tay nhau sao chép gửi đi. Một số người nhận được LOI (Letter Of Introduction) do Ṭa Đại sứ Hoa Kỳ gửi từ Bangkok. Không khí lạc quan lan truyền trong giới cựu tù. Tuy nhiên số người t́m cách vượt biên vẫn đông đảo. Những ai không đủ điều kiện đi chui th́ cứ tiếp tục loay hoay, chờ đợi.

Tôi không nhớ tôi lấy từ đâu, người bạn nào đă cho tôi địa chỉ của Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc ở Thụy Sĩ. Khoảng năm, sáu tháng sau ngày được thả, tôi có được cái địa chỉ đó, sẵn c̣n cái máy chữ trong nhà, tôi đánh máy gửi lá đơn cho Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ, qua trung gian địa chỉ người thân ở Úc.


Bản nháp lá thư tôi c̣n giữ lại như là một tài liệu và là một kỷ niệm, có nội dung như sau:


Mr. Judith Kumin

Resettlement Section

U.N High Commissioner fo Refugees

Palais des Nations

CH-1211 GENEVE 10

Switzerland

*  *  *


December 1, 1983

Dear Sir, First and the beginning of this letter, I beg your pardon if I have anything disturbing you.


I, the undersigned, am...., a former Officer of the RVN Armed Forces, former Editor of Quat Cuong daily Newspaper, former Director of Studies of Truong Minh Giang Center of Education, poet, have the honor to solicitate your intervention with the Vietnamese Government and the Government of The United States of America, or the Government of Australia, or any country for myself and my wife to leave Vietnam for a permanent resettlement in the United States, or Australia, or anywhere in the Free World, under your protection.


This is my question of vital important because I am a political prisoner – although I was released at presence – and lives of myself and my wife have always been in taut.

I respectfully request you to assist us with our personel background on the enclosed copies and questionaire. Would you kindly keep us informed of any developments to our sister and brother-in-law V & N.D.T 18 Berigan Ct.,... Australia.

Thank you very much for your consideration. Anything you can do will be sincerely appreciated on my part and my wife also.


Respectfully Yours,


Một tháng sau tôi lại có được mẩu đơn xin Sứ quán Hoa Kỳ tại Bangkok can thiệp với chính quyền Việt Nam cho ra đi. Mẩu đơn này đơn giản hơn, có địa chỉ rơ ràng hơn, khác với questionaire lần trước. Tôi tin là mẩu đơn thứ thiệt, liền đánh máy gửi đi, lại hy vọng:


September 27, 1984

The United States Orderly Departure Ofice

13 Soi Tien Siang – South Sathorn Road

Bankok, Thailand

c/o Mr. John Cullen

Ordrly Departure Program

Box 58 O.D.P

95 Wireless Road

Bangkok, Thailand


Subject: Request fo Immigration to the Unied States under the O.D.P.


Dear Sir,

I undersigned....

Date and Place of birth...... Nationality.....

Home address:..... Hoang Dao Street, Saigon 3, Ho Chi Minh City

Mailing address: Mrs. T.T.K.V. 18 Berigan Ct., Australia.

Last Rank/Position: Lieutenant/ Chiep of the Press Bureau at the xxx, Saigon
Serial Number: xx/xxx.xxx

Re-eduction from.... to....

Released from Xuan Loc camps on....

Have the honor to beg you and your office to consider my case and generously extend your favor to our family (consist of my wife only) in order that we leave Vietnam as soon as possible for the United States under the O.D.P.


We hope that you will grant for our names to be included in list of immigrants. We are longing for reply with the I.V number and a L.O.I. These will be the great assistance for us, so we can apply for exit permit from the Vietnam Government.


(The questionaire enclosed herewith had been twice sent to your office, but we had no your reply. This time it is confidentially sent to you from Ho Chi Minh City).

Your approval on my request to assist us through your humanitarian act will be highly appreciated.


The enclosed copies included:

- Birth Certificate (two copies)

- Marriage Permit of the Joint The Joint General Staff of RVN-AF

- Marriage Certificate

- Released Certificate

- Photos.


Respectfully Yours,


Cũng như những lần trước, tờ đơn này tôi gửi qua địa chỉ trung gian ở Úc. Thư hồi âm đầu tiên tôi nhận được, không phải là của giới chức Ṭa Đại sứ Mỹ mà là thư của cô em tôi. Lá thư có nội dung “làm nản chí anh hùng” của tôi với lời lẽ không có ǵ “khích lệ”:

“Anh đừng mơ mộng hăo huyền. Anh nên theo chị Nguyệt mà làm ăn, em sẽ giúp vốn. Bọn lính Úc đi lính thời đó, què cụt c̣n lang thang đầy đường chẳng có ai ngó ngàng ǵ đến.....”.


Cô em tôi viết lóng, có ư khuyên tôi theo người bạn học thời Trung học của tôi đi vượt biên, đừng ảo tưởng vào chuyện không đâu ấy. Tôi gửi thư tiếp, vừa phân bua, vừa năn nỉ, vừa... cầu cứu “cứ gửi lá thư ấy đến địa chỉ người bạn của anh. Đă có người nhờ cậy như anh, họ đă được giúp. Anh không làm chuyện chiêm bao đâu...”.


Cô em tôi gửi lá thư của tôi sang Bangkok, đồng thời làm thủ tục bảo lănh cho vợ chồng tôi sang Úc theo diện đoàn tụ. Gần một năm sau, “thắng lợi đă về ta”. Tháng 8-1985 cô em tôi gửi cho tôi lá thư của Sứ quán Hoa Kỳ nhờ chuyển tờ L.O.I (Letter Of Introduction) cho tôi, đồng thời hướng dẫn cách đăng kư với nhà chức trách Việt Nam.


Kèm theo hai văn bản của sứ quán Mỹ, có lá thư cô em gái chúc mừng và hỏi tôi “bây giờ anh chị lựa chọn đi Mỹ hay đi Úc?” Hồ sơ bảo lănh đi Úc của tôi cũng đă hoàn tất từ tháng 5-1984, đă được Sở Di Trú Úc chấp thuận.


Dĩ nhiên, lúc bấy giờ c̣n quá sớm để có thể đi tới một quyết định lựa chọn đi Úc hay đi Mỹ. L.O.I mới chỉ là một bản văn của chính phủ Mỹ chấp thuận cho gia đ́nh tôi được định cư tại Hoa Kỳ với điều kiện chỉ được ra đi theo thủ tục xuất cảnh hợp lệ. Nhưng có ra đi được hay không là do phía chính quyền Việt Nam. Nội dung tờ L.O.I ghi rơ bằng hai thứ tiếng Anh và Việt (không dấu, tôi ghi ra đây bằng chữ Việt có dấu):

“Sứ Quán Hoa kỳ cho phép những người có tên trên đây đi Bankok, Thái Lan, để nộp đơn tại Sứ Quán Mỹ để sang Hoa Kỳ, với điều kiện họ được phỏng vấn của đại diện Cao Ủy Liên Hiệp Quốc, Đặc Trách Tỵ Nạn (UNHCR). Chúng tôi yêu cầu giới thẩm quyền cấp cho họ giấy xuất cảnh cùng những giấy tờ cần thiết để rời Vệt Nam.


The American Embasy gives permission for the above persons to come to Bangkok, Thailand to make application at this Embasy to go to the United States, provided that they have a medical exmination in Vietnam and an interview by a representative of the United Nations High Commissioner fo Refugees (UNHCR). We request the authorities to issue exit prmits and the necessary documents to leave Vietnam.


Những người kể trên đă được UNHCR đề nghị tới thẩm quyền Việt Nam theo danh sách chiếu khán nhập cảnh Hoa Kỳ.


The names above have been submitted to the Vietnamese Authorities by the UNHCR on the American Visa entry working list.


Tờ L.O.I gửi cho tôi đề ngày 30 tháng 7 năm 1985

số IV 127514.

Richard Dunbar

Quyền Giám đốc ODP (Acting Director)

kư tên.



Đi Gơ “Cửa Quan”


Vừa ở tù ra, nỗi chết và sự đớn đau chưa rời, cầm được tờ giấy trên tay của chính phủ Mỹ mà tên tuổi ḿnh đă được cả Liên Hiệp Quốc gửi cho nhà cầm quyền Việt Nam can thiệp cho ra khỏi nước để tỵ nạn, quả là như một giấc chiêm bao. Tôi xốn xang vui mừng, nhưng cũng suy nghĩ băn khoăn. Liệu giấc chiêm bao này có là “giấc mộng kê vàng” (*) không đây. Ḿnh sẽ làm ǵ với văn bản có trong tay. Suy đi nghĩ lại, ngó trước nh́n sau tôi thấy tờ giấy có trong tay mà như ngoài tầm tay vói. Ḿnh sẽ nộp cho ai, nộp chỗ nào? Khi đưa văn bản từ nước ngoài gửi tới, do “đế quốc Mỹ” cấp lại có cả Liên Hiệp Quốc can thiệp, liệu có là bằng chứng “liên lạc trái phép” với nước ngoài không? Liệu có bị gán ghép cái tội tày đ́nh “làm gián điệp” hay không? Có mấy người bạn, khi tôi đưa mẩu đơn xin LOI mà tôi đă đánh máy sẵn, họ không dám cầm về, chỉ v́ những lo sợ ấy.


Chúng tôi, những con chim đă bị tên, vết thương c̣n ung mủ nên sự lo sợ, cảnh giác, đề pḥng kia là chính đáng. Sau mấy tháng thăm ḍ và nghĩ ngợi chín chắn, một buổi sáng tôi cầm tờ L.O.I đến sở Ngoại Vụ gặp người tiếp viên tên Loan ngồi ở pḥng tiếp nhận văn thư. Tôi đưa tờ LOI ra xin Sở Ngoại Vụ giải quyết. Sau khi đọc nội dung, Chị Loan trả lại tờ LOI và giải thích Sở Ngoại Vụ chưa có chỉ thị giải quyết loại hồ sơ này. Và bảo tôi “Ông nên liên lạc với bên công an”. Nghe đến hai tiếng Công an tôi rụt chí và nghĩ thầm, “bà xúi dại tôi”. Nhưng một tuần lễ sau, tôi mạnh dạn cầm tờ LOI đi đến trụ sở Công An Quận Ba, trên đường CMT8 (Lê Văn Duyệt cũ). Tôi dựng xe đạp xong, thấy một anh cũng rời chiếc xe ba gác bước vào sân, tôi hỏi thăm “anh đi làm giấy tờ ǵ?” Anh ta đưa ra tờ LOI. Tôi yên tâm, không phải một ḿnh tôi có LOI và cũng không phải chỉ một ḿnh tôi “can đảm”. Anh bạn ấy là một biệt kích nhảy toán.


Trước khi đem tờ LOI đến công an để “lạy ông tôi ở bụi này”, tôi đă chấp nhận mọi hậu quả. Đời là một canh bạc. Tôi đă chứng kiến những canh bạc đổi cả sinh mệnh của một con người, như những người đấu tranh trong tù, chẳng hạn Lê Quảng Lạc, Trần Văn Từ (cựu Hiệu trưởng trường Phan Sào Nam Sài G̣n), như trưởng toán biệt kích Trần Kim Phú, hay như các tướng lănh Nguyễn Khoa Nam, Phạm Văn Phú, Trần Văn Hai v.v.


Sau những cảnh giác và nghĩ ngợi mông lung ấy, tôi và anh bạn mới gặp nhau bước lại đứng trước cửa pḥng đặt bàn giấy của người công an, chúng tôi cùng đưa ra tờ LOI và nói với người công an:

“Chúng tôi tŕnh anh lá thư này của Ṭa Đại sứ Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc gửi cho chúng tôi để xin nhà nước cấp giấy xuất cảnh. Nhờ anh hướng dẫn thủ tục”.


Anh công an là một người gốc miền Nam, trả lời chúng tôi:

“Thôi, đi về lo mà làm ăn đi các ông ơi. Đi đâu. Ai cho các ông đi mà đi”.

 

Tôi nói với anh ta ra điều năn nỉ, thân mật:

“Anh ạ, tôi đă hỏi Sở Ngoại Vụ. Họ bảo chúng tôi về đăng kư ở Công An mà. Anh làm ơn hướng dẫn thủ tục và cho biết chúng tôi nạp lá đơn này ở đâu”.


Anh ta có vẻ thành thật:

“Tôi không hay biết ǵ về vụ này. Nếu có th́ các anh cứ theo dơi trên báo Công an”. Chúng tôi cám ơn, ra về. Tôi cất tờ LOI vào tủ, lại chờ đợi “một cái ǵ đó”. Nhưng lần này hy vọng nhiều hơn.


Năm 1977 khi đang ở trại Quảng Ninh, tôi nhận được lá thư gia đ́nh cho biết người bạn tôi ở Pháp, anh Dương Văn Lập, gửi lời thăm sức khỏe và mong cho tôi sớm hết bệnh. (ư lóng là sớm ra khỏi tù). Sau ngày được thả về nhà, tôi nhận được thư của người bạn tôi, đồng thời tôi được đọc lại lá thư cũ gửi từ năm 1977.


V́ có liên hệ đến việc “liên lạc với nước ngoài” tôi ghi lại đây một mẩu chuyện, cũng để tỏ bày ḷng tưởng nhớ đến anh, một người bạn đă khuất bóng. Tôi và anh ấy là đôi bạn có thời gian sinh sống, đi học và làm việc chung với nhau tại thị xă Thakhek, tỉnh Khammuan, Lào từ 1957 đến 1960). Cả hai gia đ́nh chúng tôi đều vượt biên sang Lào sau Cải Cách Ruộng Đất. Năm 1960 tôi về Sài G̣n đi học, anh ấy ở lại, di chuyển lên thủ đô Vientiane sinh sống với nghề Họa Viên Kiến trúc. Năm 1975 tôi đi tù, anh ấy từ Lào đưa gia đ́nh sang Pháp, sống ở Paris.


Năm 1977 anh ấy gửi thư cho gia đ́nh tôi, kèm theo một thư giới thiệu có địa chỉ của đại diện Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế tại Khách sạn Thống Nhất ở Hà Nội để gia đ́nh tôi liên lạc, đưa các chi tiết về t́nh trạng của tôi để Hội Hồng Thập tự Quốc Tế can thiệp. Gia đ́nh tôi lo sợ hậu quả cho tôi, sợ “gơ cửa quan cách mạng” nên xếp lá thư cất cho tới ngày tôi được thả về mới được đọc. Ra tù về nhà, tôi gửi một thư ngắn báo tin và cảm ơn t́nh cảm của người bạn. Anh ấy nhận được thư tôi chỉ ghi vội mấy ḍng gửi vào trong một số thuốc tây cho tôi. Tôi gửi sang anh ấy một lá thư nhiều trang, chờ mấy tháng sau th́ nhận tin vợ anh cho biết anh vừa từ trần. Theo lời chị, anh ấy ôm lá thư tôi nằm đọc trong suốt mấy ngày nằm bệnh và cứ mong sớm về nhà để viết hồi âm. Tôi đau buồn về sự mất mát của gia đ́nh anh và của cả tôi. Về sau chị ấy có gửi tiền và một thùng quà cho chúng tôi. Trước khi sang Mỹ tôi có gửi nhiều lần thư cho chị ấy nhưng không được hồi âm.



Cuộc Mặc Cả Giằng Dai


Trại cải tạo thực chất là trại tập trung, v́ vậy tù nhân được giam chung nhiều người trong một pḥng giam tập thể. Một pḥng giam có ít nhất 30 người. Pḥng giam có khi cũng là một nhà giam chứa từ 50 đến 100 người. Một trại giam có nhiều khu. Mỗi khu có nhiều nhà giam hay buồng giam. Do điều kiện sinh hoạt, ăn ở, lao động cho nên không thể thực hiện được sự cách ly tuyệt đối, mặc dù đó là ưu tiên số một. Tù cải tạo khác với tù h́nh sự, người buồng này không được liên hệ với người buồng kia, người ở trại này không được liên lạc với người trại khác. Với người ngoài xă hội, dù chỉ là thường dân, tù cũng bị cấm ngặt mọi hỏi han, tiếp xúc. Xă hội cộng sản là một xă hội bưng bít, từ bức màn tre đến bức màn sắt.

Những ǵ xẩy ra trong các trại tù người ngoài không hề hay biết; ngược lại mọi biến cố ngoài xă hội, người trong tù như kẻ mắt mù tai điếc. Thế mà có những diễn biến ‘trong ngoài’ lại tỏ ra nhịp nhàng, tưởng như có một sự sắp đặt vô h́nh nào đó. Năm 1979 tù cải tạo phân trại C, Lam Sơn Thanh Hóa nổi dậy đ̣i cải thiện chế độ lao tù, đ̣i được tôn trọng nhân phẩm và quyền làm người, th́ ở Geneve quốc tế đang họp t́m giải pháp cứu vớt họ.


Năm 1980 tù biệt xứ được chuyển trại về Nam. Năm 1984 Tổng Thống Reagan tuyên bố cam kết đưa hết tù cải tạo được thả sang định cư tại Hoa Kỳ.


- Tại cuộc hội thảo bàn tṛn về châu Á-Thái B́nh Dương họp tại TP/HCM đầu năm 1988 Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh tuyên bố sẽ cho phép những người trước đây ở các trại cải tạo đă được trở về và có nguyện vọng được đi tái định cư ở nước ngoài, kể cả Mỹ.

- Ngày 2-6-1988 liên bộ Nội Vụ - Ngoại Giao CSVN ra Thông báo giải quyết cho người VN có nguyện vọng xuất cảnh đoàn tụ gia đ́nh v́ lư do nhân đạo.

- Ngày 27-6-88 Bộ trưởng Ngoại giao CS Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch trong một cuộc phỏng vấn của TTXVN đă tuyên bố: “Tôi và tướng Vessey đều quyết tâm thúc đẩy tốc độ giải quyết các vấn đề nhân đạo của cả hai bên. Hai bên sẽ đàm phán về việc cho những người đă được thả trong trại cải tạo đi Mỹ trong tháng 7 tại Hà Nội. (CA/TP.HCM ngày 6.7.1988)


Mọi việc vẫn được giấu kín, không phải người tù, mà người dân cũng không được quyền hay biết. Cho tới khi không c̣n có thể giấu diếm được nữa, nhà cầm quyền mới x́ ra, qua báo chí nhà nước. Ngày 27-7-1988 báo Công An loan tin dưới hàng tựa: VỀ VIỆC TÁI ĐỊNH CƯ TẠI MỸ CHO NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC THẢ TỪ CÁC TRẠI CẢI TẠO. Bài báo cho biết theo lời cam kết của TT Reagan được đưa ra từ năm 1984, những người đă một thời “hợp tác chặt chẽ với Mỹ” sẽ được phép tái định cư tại Hoa Kỳ cùng với gia đ́nh.


Bài báo viết tiếp: “Trên tinh thần nhân đạo đó, ngày 13-7-1988, hai phái đoàn Việt Nam và Mỹ đă kết thúc tại Hà Nội cuộc hội đàm về việc tái định cư tại Mỹ những người được thả từ các trung tâm cải tạo cùng gia đ́nh họ muốn được xuất cảnh để sinh sống tại Hoa Kỳ. Phái đoàn Mỹ được dẫn đầu bởi ông R. Phăn-xet, Phó trợ lư cao cấp Ngoại Trưởng Mỹ. Đoàn Việt Nam do thứ trưởng ngoại giao Trần Quang Cơ dẫn đầu. Đ/c Trần Quang Cơ đă khẳng định lại chính sách của nhà nước VN là những người đă được thả tại các trung tâm cải tạo cùng với gia đ́nh, họ sẽ được phép định cư ở nước ngoài nếu họ muốn.


“Phía Mỹ cũng cho biết việc HK cho phép những người được tái định cư tại Hoa Kỳ không như một sự khuyến khích họ ra đi hay là sẽ sử dụng họ để tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp để chống lại nhà nước VN. Và Mỹ sẽ chống lại bất cứ hành động nào như vậy.


“Phái đoàn VN cũng tái khẳng định là sẽ không khuyến khích hay sử dụng những người này để làm việc ǵ có phương hại đến nền an ninh Mỹ. Hai bên đă nhất trí là sẽ đẩy nhanh việc xem xét đơn của những người thuộc diện nêu trên và thân nhân của họ là những người muốn xuất cảnh định cư tại HK” (ngưng trích).

Do áp lực của dư luận, chính quyền Việt Nam đă buộc ḷng phải chính thức đưa ra bản tin này. Nội dung phần kết bản tin cho thấy luận điệu trấn an dân chúng:
“Khi tin tức về việc phái đoàn Mỹ - VN thỏa thuận được một giải pháp nhân đạo dành cho những người được thả từ các trại cải tạo đă gây nên một nguồn dư luận không hay trong quần chúng bởi những nguồn tin không chính xác gây hoang mang trong nhân dân. Việc cho xuất cảnh tái định cư tại Hoa Kỳ mới chỉ được thỏa thuận trên nguyên tắc giữa hai nhà nước. Phía Mỹ mới chỉ hứa nhận nhập cư, phía VN hứa sẽ giải quyết. C̣n việc phía Mỹ sẽ nhận bao nhiêu người? Loại nào? Cấp bậc ǵ...? th́ cho đến nay vẫn chưa có một thông báo nào được công bố.......”


Đồng thời Báo Tuổi Trẻ số 53 tháng 8-1988 cũng đăng tải bản Thông Cáo của “Pḥng Quản Lư Xuất Nhập Cảnh và người Nước Ngoài” như sau:
“VÀI Ư KIẾN VỀ VIỆC CHO TÁI ĐỊNH CƯ TẠI MỸ NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC THA TỪ CÁC TRUNG TÂM CẢI TẠO”

 

“Trong hai ngày 14 và 15-7-1988, tại Hà Nội đoàn chuyên viên Việt Nam và Mỹ đă hội đàm về việc cho tái định cư tại Mỹ những người được tha từ các trung tâm cải tạo.

 

“Kết thúc hội đàm, hai phái đoàn đă ra tuyên bố với giới báo chí trong và ngoài nước – phạm vi bài này chúng tôi chỉ đề cập nội dung chính để giải thích những dư luận không đúng đắn làm cho một số người thiếu an tâm, đồng thời nói rơ chính sách nhân đạo của nhà nước CHXHCNVN.


“Trước hết chúng tôi trích ư kiến của tổng thống Rigân là:... Những người được tha từ các trung tâm cải tạo, những người đă hợp tác chặt chẽ với Mỹ hoặc đồng minh của Mỹ sẽ được tái định cư tại Mỹ cùng với thân nhân của họ...”

“Và chính sách của nhà nước Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là: “...Những người được tha từ các trung tâm cải tạo cùng với thân nhân có thể được phép di cư ra nước ngoài nếu họ muốn...”

 

“Đó là do tính nhân đạo, chứ không phải như một số dư luận hiện nay cho là nhà nước Việt nam xua đuổi số ngụy quân, ngụy quyền hoặc không khả năng tạo điều kiện cho số này làm ăn sinh sống b́nh thường, nên khuyến khích ra đi v.v.


“Theo chủ trương trên, pḥng quản lư người nước ngoài và xuất nhập cảnh tổ chức thực hiện đối với những người nằm trong tuyên bố cho tái định cư tại Mỹ thuộc diện được tha từ các trung tâm cải tạo (có giấy ra trại) đến đăng kư xuất cảnh chúng tôi sẽ hướng dẫn làm thủ tục theo quy định của nhà nước.
“Nếu ai không muốn hoặc chưa muốn đi, chúng tôi không động viên, không khuyến khích cũng không ép buộc đăng kư.

 

“Riêng có một số trường hợp thắc mắc: cũng cùng là sĩ quan sao người được đi, người không được đi? Thực tế chúng tôi chưa cấp một hộ chiếu nào ở diện nói trên. V́ diện này ta mới được thỏa thuận với phía Mỹ...



Đặng Chí Thành

P. trưởng pḥng quản lư người nước ngoài và xuất cảnh, nhập cảnh. "


*  *  *


Cho tới năm 1988 cuộc thương lượng Việt-Mỹ vẫn là một sự mặc cả trên xác chết và số mệnh của người tù cải tạo. Phía Việt Nam cố t́nh đưa ra nhiều yêu sách và kéo dài thời gian để làm cho đối phương mất kiên nhẫn. Chúng ta đă thấy t́nh trạng cù cưa trong cuộc ḥa đàm Paris do phía cộng sản đặt nhiều đ̣i hỏi, tạo thế thượng phong, bắt chẹt Mỹ để mặc cả hơn thiệt.


Vẫn một sách lược cố hữu ấy, trong cuộc thương lượng với Mỹ về tù cải tạo, CSVN đă đ̣i hỏi Hoa Kỳ phải trả bằng đô la khoản tiền nuôi tù cải tạo, tính theo thời gian giam giữ trên mỗi đầu người (tin từ dài BBC).


Yêu sách không được, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch gửi thư cho Tướng John Vessey, đặc phái viên của TT Reagan thông báo đ́nh chỉ hợp tác về việc t́m kiếm người Mỹ mất tích thảo luận việc tha tù cải tạo, cho đi Mỹ.


Báo Sài G̣n Giải Phóng số 4087 ngày 1.9.1988 đă đăng tải bản tin có nội dung như sau: “Ngày 5-8-1988, tướng Giôn Vét-xi, đặc phái viên của tổng thống Mỹ, đă gửi thư tới Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch nói rơ là các phát biểu của các quan chức MỸ cuối tháng 7-1988 [**] chỉ để phản ánh quan điểm lâu nay của chính quyền Mỹ về quan hệ với Việt Nam, phía Mỹ hứa tiếp tục thực hiện thoả thuận giữa hai bên đă đạt được tháng 8-1987 ở Hà Nội và tháng 6-1988 ở Niu Yoóc. Tướng Giôn Vét-xi yêu cầu phía VN nối lại các cuộc họp giữa hai bên để giải quyết các vấn đề người Mỹ mất tích và tiếp tục giải quyết những điểm tồn tại để sớm đi đến thỏa thuận về việc cho phép tái định cư tại Mỹ những người đă được tha từ các trung tâm cải tạo."


Ngày 27-8-1988, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đă có thư trả lời tướng G. Vét-xi. Bức thư có đoạn: “Việc Mỹ tiếp tục chính sách thù địch với Việt Nam không góp phần tạo không khí thuận lợi cho quan hệ giữa hai nước trong thời điểm hiện nay. Mặt khác việc nhà cầm quyền Mỹ tuyên bố gắn vấn đề b́nh thường hóa quan hệ giữa hai nước với việc giải quyết vấn đề MIA (người Mỹ mất tích) là trái với thỏa thuận giữa Ngài và tôi. Trước sau chúng tôi vẫn coi việc giải quyết các vấn đề nhân đạo cần được tách khỏi các vấn đề chính trị và cách tốt nhất là cả hai bên phải chấm dứt thái độ thù địch, tạo ra bầu không khí thuận lợi để giải quyết nhanh chóng các vấn đề đó.


Với mong muốn chính phủ Mỹ sẽ có thái độ thích hợp và để đáp ứng sự quan tâm của Ngài, tôi xin thông báo với Ngài là phía VN đồng ư để phía Mỹ cùng tham gia các hoạt động điều tra và khảo sát chung về vấn đề người Mỹ mất tích và sẵn sàng họp chuyên viên hai bên bàn kế hoạch cụ thể từ 9 đến 12 tháng 9-1988.

 

Riêng đối với việc giải quyết tái định cư tại Mỹ cho những người được thả từ các trung tâm cải tạo, tôi cho rằng, v́ c̣n nhiều bất đồng quan trọng và bầu không khí chưa thuận lợi nên chưa thể tổ chức được cuộc họp chuyên viên lần thứ hai”.

 


Cùng ngày Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch cũng đă có thư gửi tới các nghị sĩ Quốc hội Mỹ quan tâm đến các vấn đề này.

 

“Rơ ràng tuyên bố đó cho thấy Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách thù địch với Việt Nam. Tuyên bố đó đă gây ra phẫn nộ trong nhân dân Việt Nam và cản trở việc thực hiện những thỏa thuận giữa Ngài và tôi.

 

“Chúng tôi nghiêm chỉnh và thiện chí giải quyết những vấn đề nhân đạo của phía Mỹ, nhưng đáp lại thiện chí của chúng tôi, phía Mỹ đưa ra những lời tuyên bố thù địch.


“Trước t́nh h́nh đó, tôi rất tiếc phải thông báo để Ngài rơ phía Việt Nam buộc phải tạm thời đ́nh chỉ việc để phía Mỹ cùng tham gia với Việt Nam trong các cuộc t́m kiếm chung và khai quật chung về những người Mỹ mất tích cũng như việc giải quyết cho những người được tha từ các trung tâm cải tạo đi Mỹ”.

Ngày 4-8-1988 Nguyễn Cơ Thạch gửi thư thông báo phía Mỹ đ́nh chỉ hợp tác, thảo luận, nhưng đúng 2 tháng 6 ngày sau đó, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Trần Quang Cơ lại gặp Tướng John Vessey tại trụ sở Liên Hiệp quốc để “bàn về các vấn đề nhân đạo”. Bản tin được loan báo trên tờ Sài G̣n Giải Phóng số ra ngày 14.10.1988 dưới hàng tựa: Tin Thông Tấn Xă VN - “ĐỒNG CHÍ TRẦN QUANG CƠ GẶP GIÔN VÉT-XI BÀN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NHÂN ĐẠO”.

(TTXVN).- Ngày 10.10, tại phái đoàn Mỹ ở LHQ, thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Trần Quang Cơ đă gặp ông Giôn Vét-xi (John Vessey), đặc phái viên tổng thống Mỹ về vấn đề người Mỹ mất tích trong chiến tranh (MIA) và các vấn đề nhân đạo khác để thảo luận các vấn đề nhân đạo mà hai bên cùng quan tâm như vấn đề MIA, trẻ lai Mỹ, những nổ lực của MỸ để giải quyết các vấn đề nhân đạo của Việt Nam như người tàn tật trong chiến tranh, trẻ lai và trẻ mồ côi tàn tật và vấn đề người trong các trại cải tạo."


Hai bên đă điểm lại những tiến bộ đă đạt được trong việc thực hiện các thỏa thuận tháng 8-87 và tháng 6-88. Phía Mỹ đánh giá cao thiện chí, chính sách nhân đạo và những nổ lực của chính phủ Việt Nam trong vấn đề t́m kiếm người MỸ mất tích trong chiến tranh (MIA), đặc biệt là trong cuộc khảo sát và t́m kiếm chung vừa qua về 6 trường hợp phi công bị bắn rơi trong danh sách những người MỸ bị coi là mất tích trong chiến tranh...

 

Ngày 13.6.1989 Hạ Viện Hoa Kỳ thông qua một Nghị Quyết kêu gọi chính phủ CHXHCN Việt Nam phóng thích tất cả tù cải tạo đang c̣n bị giam giữ trong các “trại cải tạo” và tiến hành cho xuất cảnh tất cả tù nhân đă được trả tự do hay c̣n bị giam giữ.


Một ngày sau, 14-6-1989 Dân Biểu Frank R. Wolf gửi thư đến bà Khúc Minh Thơ, Chủ tịch Gia đ́nh Cựu Tù Nhân Chính Trị, thông báo về nghị quyết do ông đệ tŕnh đă được Hạ Viện thông qua cùng ngày khai mạc hội nghị quốc tế về người tỵ nạn Đông Dương do Liên Hiệp Quốc triệu tập diễn ra hai ngày 13 và 14 tại Genève.

*  *  *


Đúng 10 năm sau, kể từ khi có bản thỏa hiệp Geneve 20-7-1979, cuộc mặc cả dai dẳng về việc thả hết tù cải tạo và cho xuất cảnh định cư, cuối cùng đă được hai bên kư kết bản thỏa hiệp 30-7-1989 tại Hà Nội. Sau khi bản thỏa hiệp được kư kết, tổ Kỹ Thuật Việt-Mỹ được thành lập, chương tŕnh H.O thực sự khởi động từ đó. Danh sách HO1 phần lớn lấy từ những cựu tù đă có hồ sơ bảo lănh của thân nhân ở Mỹ.


Chưa đầy 5 tháng sau, ngày 5-12-1989 tổ công tác hỗn hợp Việt Mỹ, có sự tham dự của đại diện Tổ chức Quốc tế về Di Dân (International Organization for Migration) mở phiên họp kỹ thuật lần thứ hai tại Sài G̣n để kiểm điểm lại bước đầu việc thực hiện chương tŕnh H.O. Theo số liệu do phía Việt Nam đưa ra lúc bấy giờ, trước đó phía VN đă trao cho phái đoàn Mỹ danh sách HO1 gồm hơn 3000 người. Phái đoàn Hoa Kỳ đưa vào phỏng vấn 2.274 người, cho nhập cư 2.109, từ chối nhập cảnh 86 người, 60 người bị treo (pending), 23 hộ bị từ chối phỏng vấn với lư do thời gian cải tạo dưới 3 năm.


Trong phiên họp, phía VN trao tiếp cho phái đoàn Mỹ danh sách HO2 gồm 3.192 người.


Hai chuyến bay đầu tiên được tổ chức vào ngày 5 và 6 tháng 1/1990 cho khoảng 300 người ra đi. Chương tŕnh H.O gặt hái thành quả đầu tiên đầy khích lệ, mở đầu “sự đoàn tụ và hạnh phúc cho tất cả các gia đ́nh cựu tù nhân chính trị Việt Nam”.

 

Những Tấm Ḷng Nhân Ái

Ủy Ban Phối Hợp Tiếp Đón Tù Nhân Chính Trị


Ba tháng trước ngày Bản Thỏa Hiệp được kư kết, một ủy ban có tên là “Ủy Ban Phối Hợp Tiếp Đón Tù Nhân Chính Trị” gồm các tổ chức:

Hội cựu TNCT/CSVN Nam Cali,

Hội cựu TNCT/ CSVN Bắc Cali,

Hội cựu TNCT/CSVN Texas,

Nghị Hội Toàn Quốc Người Việt tại Hoa Kỳ,

 

Hội Gia Đ́nh Tù Nhân Chính Trị Việt Nam được triệu tập, họp tại Hoa Thịnh Đốn, ngày 23-4-1989 đưa ra bản quyết định chung gồm có 5 điều khoản, trong đó có việc thành lập các tiểu ban như:


- Tiểu Ban Liên Lạc Quốc Hội và Chính Phủ Hoa Kỳ. Trưởng ban: Bà Khúc Minh Thơ.
- Tiểu Ban Kế Hoạch và phối Hợp: Ông Nguyễn Ngọc Bích,

- Tiểu Ban Ủy Lạo: Ông Huỳnh Công Ánh

- Tiểu Ban Tài Chánh: Ông Nguyễn Hậu

- Tiểu Ban Thông Tin & Vận Động: Ông Đào Văn B́nh.


  Ngày 28-7-1990 Ủy Ban Phối Hợp Tiếp Đón TNCT tổ chức một “Bữa cơm Hội Ngộ” tại Hoa Thịnh Đốn để kỷ niệm một năm Kư bản Thỏa hiệp tại Hà Nội. Trong “Bữa Cơm Hội Ngộ” này, ông Robert Funseth (ảnh kèm bên dưới), người đă tận tụy, kiên tŕ theo đuổi cuộc mặc cả với CSVN để giải thoát hàng trăm ngàn tù cải tạo đă đọc một bài diễn văn thật cảm động:

 

 

“Một lần nữa, chúng ta ngồi lại quanh bàn ăn, cùng chia sẻ với nhau bữa cơm – tượng trưng cho sự chia sẻ tinh thần của con người - trong bữa dạ tiệc khoản đăi hôm nay do hội từ thiện cao quư này, đă và đang tranh đấu để mang lại sự đoàn tụ và hạnh phúc cho tất cả các gia đ́nh cựu tù nhân chính trị Việt Nam.

 

Sau đúng một năm, hôm nay chúng ta cùng nhau kỷ niệm ngày 30 tháng 7, 1989, ngày kư bản thỏa hiệp tại Hà Nội giữa Hoa Kỳ và Việt Nam về một chương tŕnh đặc biệt định cư các cựu tù nhân cải tạo tại các trại tập trung đă được trả tự do. Đây là kết quả thành công của tám năm trời cố gắng thương thuyết để đạt tới thỏa hiệp ngơ hầu chính phủ Việt Nam cho phép các cựu tù nhân của các trung tâm cải tạo được quyền tự do di cư sang Hoa Kỳ.

 

Năm ngoái, trong bữa dạ tiệc, tôi đă mới từ Hà Nội trở về, và đă tường tŕnh với quư vị về cuộc thương thuyết thành công. Tôi đă dùng hai chữ “Hy Vọng” và “Thách Đố”. Hy vọng th́ đă có trong thỏa hiệp. Thách đố ở chỗ không những phải thi hành thỏa hiệp một cách mỹ măn, mà c̣n phải giúp các cựu tù nhân và gia đ́nh họ xây dựng lại đời sống mới tại quốc gia mới của họ.

 

Trong khi miên man suy nghĩ về những điều tôi sẽ nói với quư vị tối nay, tôi sực nhớ lại cuộc gặp gỡ đầy xúc động và kỷ niệm của tôi với Đức Tổng Giám Mục Francis Xavier Nguyễn Văn Thuận cách đây ba tuần tại Roma. Như quư vị đă biết, Ngài đă trải qua và chịu đựng bao năm tháng dài đằng đẵng trong ngục tù tại Việt Nam. Ngài nói với tôi về quyển sách ngài đă viết trong những năm bị giam cầm, quyển sách mà ngài gọi là “Bức Tâm Thư Trong Ngục tù” mang tựa đề Con Đường Hy Vọng. Trong bài tựa của sách, Đức TGM Nguyễn Văn Thuận bắt đầu viết về kinh nghiệm đời sống của ngài như sau:

 

“Tôi đă đi trên con đường đời,

Và đă trải qua bao nỗi buồn vui..”

 

Con đường chúng ta đă cùng nhau đi trong 9 năm qua đă không những là một con đường đầy hy vọng và thử thách mà c̣n là một con đường trên đó chúng ta đă trải qua bao nỗi buồn vui. Nỗi buồn mà chúng ta đă trải qua và c̣n tiếp tục thấm thía đă được diễn tả một cách đau đớn trong bức thư một người con gái Việt Nam gửi cho tôi cách đây hai năm. Cô gái hiện đang ở bên cạnh chúng tôi. Cô đă xa người cha lúc c̣n thơ ấu vào năm 1975 khi cha cô – cũng như nhiều người khác trong quư vị đây – bị cộng sản chiến thắng cầm tù vào cuối trận chiến Việt Nam. Cha cô c̣n đang bị giam trong một trại cải tạo tại Việt Nam.


Người con gái viết:

“Tôi nhớ cha tôi vô cùng. Gia đ́nh tôi cũng vậy. Tôi đă không c̣n nhớ dung nhan người ra sao v́ cha tôi đă bị bắt đi khi tôi mới lên 10 tuổi. Tôi nghĩ rằng ông sẽ hiểu những đứa con không cha giống như nhà không nóc”.


Nỗi buồn của người con gái, cũng như nỗi buồn của chúng ta sẽ c̣n tiếp tục măi khi người con gái đó cảm thấy rằng ngày nào cha cô c̣n bị tù đày th́ ngày ấy cô ta như một căn nhà không nóc. Nỗi buồn của cô con gái cũng như nỗi buồn của tất cả mọi người con trai, con gái, cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em, cháu, chắt khác đang sống xa cách người thân yêu, và đang như những nhà không nóc. Nỗi buồn ấy cũng là nỗi buồn chung của chúng ta.


Giờ đây chúng ta sẽ vui mừng ra sao?

 

Niềm vui của chúng ta là niềm vui ta chia sẻ với tất cả các cựu tù nhân và gia đ́nh họ quy tụ tối nay tại đây. Năm ngoái họ không có đây, và sự vắng mặt của họ đă làm giảm sự vui mừng của chúng ta về bản hiệp ước. Giờ này sang năm chúng ta hy vọng sẽ có thêm vài ngàn tù nhân bên cạnh chúng ta để chúng ta thêm phần phấn khởi.


Từ lúc chúng ta gặp nhau năm ngoái đến nay, Hoa Kỳ đă gửi đến chính phủ Việt Nam danh sách 20,000 tù nhân và gia đ́nh họ. Trong hai tuần tới, chúng ta sẽ gửi đi danh sách thứ sáu có 5,000 tù nhân. Tổng cộng số cựu tù nhân là 25,000 người chúng ta yêu cầu được phép di dân sang Hoa Kỳ.


Từ thỏa hiệp được kư kết cách đây một năm, chúng ta đă phỏng vấn 16,000 người, kể cả 2,003 người vừa mới được phỏng vấn cách đây sáu ngày tại Sài-G̣n do nhân viên Ṭa Lănh Sự và Sở Di Trú Hoa Kỳ. Và hôm nay tôi vừa nhận được tin của Văn pḥng ODP tại Bangkok cho hay có thêm 4,000 người nữa sẽ được phỏng vấn trong tháng 8 và 9 này tại Sài G̣n, có nghĩa là chúng ta có thể phỏng vấn 20,000 tù nhân và gia quyến họ nội trong 12 tháng đầu của thỏa hiệp.


Và từ ngày 1 tháng 10, 1989, hơn 5,000 cựu tù nhân và gia quyến đă đến Hoa Kỳ. Chúng ta hy vọng là vào khoảng ngày 30 tháng 9 Dương lịch, ít nhất phải 8,000 người nữa sẽ đến, và vào cuối năm nay, ngày 31 tháng 12, 12,000 cựu tù nhân và gia đ́nh sẽ đặt chân lên đất Mỹ kể từ khi thỏa hiệp được kư cách đây một năm.

Xin quư vị dừng lại vài phút suy nghĩ về con số kể trên.

 

Từ lúc chiến tranh chấm dứt, năm 1975 cho đến ngày 30 tháng 9, 1989 – trong thời gian 14 năm – chỉ có 600 cựu tù nhân và 2,400 thân nhân họ được phép di dân sang Hoa Kỳ – tổng cộng 3,000 người. Nay chỉ trong ṿng vỏn vẹn một năm, con số người đến Hoa Kỳ trên hy vọng sẽ tăng lên gấp ba lần.


Sự hiện diện của các cựu tù nhân trong dạ tiệc hôm nay, đại diện cho 5,000 tù nhân trên nước Mỹ là lư do để chúng ta cùng nhau vui mừng hoan hỉ. Năm ngoái chúng ta chỉ hy vọng các cựu tù nhân sẽ đến. Tối nay, sự hiện diện của họ tại nơi này đă y như một phép lạ, biến sự hy vọng kia thành một niềm vui chan chứa mà chỉ có thực tế mới mang lại được cho chúng ta. Đêm nay, chúng ta vui mừng 5,000 lần hơn năm ngoái. Và khi tháng Chạp đến, chúng ta mong đợi sẽ được vui mừng 12,000 lần hơn nữa.


*  *  *

Trong bữa cơm năm ngoái, tôi đă đề cập đến vấn đề cộng đồng Việt Nam sẽ phải đương đầu với một thách đố mới khi các cựu tù nhân và gia đ́nh họ đến Mỹ. Tôi có nhắc đến việc các cựu tù nhân và gia đ́nh họ – kể cả những thân nhân theo sang đây và những thân nhân họ sẽ gặp lại – sẽ cần sự giúp đỡ tối đa của chúng ta trong lúc họ phải lận đận thích nghi cuộc sống mới trong một quốc gia mới.


Xin mỗi người trong quư vị hăy nhớ lại ngày quư vị mới đặt chân đến đây, bấy giờ đang c̣n là phần đất xa lạ đối với quư vị. Xin quư vị nhớ đến những người đă giúp đỡ quư vị trải qua giai đoạn khó khăn thích nghi với cuộc sống mới, nhớ lại sự an ủi khi có bàn tay bạn bè, hàng xóm xoa dịu. Hoặc, nếu quư vị đă không có cái may mắn nhận được sự giúp đỡ cần thiết, th́ xin quư vị nhân dịp này hăy giúp những người mới qua có được sự nâng đỡ mà quư vị biết là rất quan trọng.


Cộng đồng người MỸ gốc Việt đă giải quyết thử thách trên bằng những ṿng tay và tấm ḷng rộng mở. Chính tôi đă chứng kiến sự việc này tại vùng Hoa Thịnh Đốn, tại Texas, miền Nam và Bắc Cali, tại Oregon, và đă tiếp nhận các báo cáo từ các nơi trên nước Mỹ gửi về xác nhận rằng người Mỹ gốc Việt nơi nơi đều giúp các cựu tù nhân và gia đ́nh họ cảm thấy rất thoải mái trong cuộc sống mới.


Một lần nữa, xin quư vị hăy nhớ đến các trẻ em lai và các người mẹ của chúng. Phần đông các em nay đă trưởng thành. Như quư vị đă biết, tại Việt Nam, các em sống bên lề xă hội, và một số đông các em hăy c̣n cảm thấy ḿnh là người xa lạ trên đất Mỹ. Xin hăy nhớ rằng các em và gia đ́nh chúng đă đau khổ và đă trải qua kinh nghiệm chiến tranh với những vết thương c̣n nhức nhối chưa lành, như quư vị đă trải qua.


Chắc quư vị c̣n nhớ vào mùa đông 1988, chúng ta đă thành công thương thuyết để một số tù nhân được phóng thích từ các nhà tù cải tạo. Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam đă không đồng ư cho phép họ di dân sang Hoa Kỳ. Trong thời gian ấy, chúng ta không những mong chờ, hồi hộp mà c̣n lo âu, thất vọng. Cũng trong thời gian đó, tôi đă nghe kể một câu chuyện, một câu chuyện đầy tin tưởng, t́nh nghĩa, kiên tŕ và yêu thương. Và đó cũng là những nguyên tắc chính về tinh thần trách nhiệm, bổn phận, kỷ luật và phục vụ để soi sáng con đường chúng ta đi tới đích, ngơ hầu mang lại tự do cho tù nhân và đoàn tụ với thân nhân, bạn bè họ cũng như họ được tự do di dân sang Hoa Kỳ.


Câu chuyện hai người lính trong Đệ Nhất Thế chiến. Một người lính bị thương nặng trong phần đất giữa hai phe lâm chiến. V́ các vết thương sâu, người lính này không thể ḅ về pḥng tuyến bạn. Người lính thứ hai là bạn thân của người kia, xin vị sĩ quan Trung úy cho phép ra cứu bạn. Vị sĩ quan từ chối với lư do là việc cấp cứu như thế rất nguy hiểm, có thể mang đến thương vong, chết chóc cho chính anh ta. Tuy nhiên, thừa lúc vị sĩ quan quay lưng lại, người lính liền trèo ra khỏi chiến hào, lần đến phần đất hiểm nghèo, bất trắc kia, và dưới làn mưa đạn tới tấp, ṃ đến được chỗ người bạn anh bị thương. Trong lúc anh ta ḅ trở về, kéo theo người bạn sau lưng, th́ bỗng anh ta cảm thấy thân ḿnh đau nhói v́ bị trúng đạn. Anh ta cũng đă bị thương, nhưng anh ta vẫn tiếp tục ḅ về, kéo theo người bạn cho đến lúc cả hai người bạn trở lại chiến hào. Anh ta liền nhào người xuống, kéo bạn theo sau. Lúc quay lại để nói chuyện với bạn, anh ta kinh hăi nhận ra bạn anh đă chết. Người Trung úy giận dữ nói:

- Tôi đă bảo anh đừng đi. Bạn anh đă chết và giờ đây anh lại bị thương. Đó là một việc không đáng làm.


Nhưng người lính trẻ tuổi, bị thương nặng, thều thào trả lời:

- Thưa Trung úy, việc đó đáng làm lắm chứ. Bạn tôi hăy c̣n sống khi tôi đến cứu, và anh ta đă nói với tôi rằng: “Anh Jim, tôi biết thế nào anh cũng đến”.


Người bạn kia trong Đệ Nhất Thế Chiến tên là Jim, nhưng trong thời chúng ta có thể mang tên “Nguyễn”. Người lính trẻ tuổi kia đă làm một việc mà vị sĩ quan của anh ta nghĩ là quá nguy hiểm, nhưng v́ anh ta biết rằng có một người – đó là bạn anh đă đặt hết tin tưởng vào anh. Hẳn có người nói rằng anh ta đă làm một việc hy sinh vô ích v́ bạn anh đă chết trước khi cả hai về đến pḥng tuyến. Tuy nhiên, anh Jim đă hy sinh, v́ đó là phương cách duy nhất chứng tỏ được tinh thần trách nhiệm, nhẫn nại, ḷng trung thành, t́nh bạn, và con tim thương yêu của anh.


Đáng thương thay, chúng ta nhận thấy rằng có bao nhiêu người đă ngă gục trong các trại tù cải tạo, hoặc đă chết tại Việt Nam trước khi chúng ta đạt đến thỏa hiệp kư tại Hà Nội năm ngoái cho phép họ qua đây với chúng ta. Tôi muốn tin rằng, ít ra có vài người, trong số đó đă hiểu, trước khi họ nhắm mắt ĺa đời rằng, chúng ta, cũng như anh Jim trong câu chuyện, đă cố gắng đến với họ để mang họ thoát chốn hiểm nghèo.


Tôi muốn tin rằng những người đang sống sót nhưng hăy c̣n bị giam cầm, hiểu rằng chúng ta đang cố đến với họ trong vùng đất hiểm nghèo của các trại tù cải tạo để mang họ đến miền tự do đang chờ đợi họ bên ngoài bức tường trại giam.


Và tôi muốn tin rằng những người đang c̣n ở Việt Nam, nhưng đă ra khỏi cảnh tù ngục mà hăy c̣n ở trong vùng đất hiểm nghèo chờ đợi giấy thông hành xuất cảnh, hiểu rằng chúng ta đang cố gắng đến với họ để mang họ về nơi an toàn, bên cạnh chúng ta, tại đất Mỹ này.


Chúng ta, quư vị và tôi, dù ở Washington hay Houston. Oklahoma, Kansas, Orange County, San Jose hay một nơi nào khác, phải kiên tŕ tiếp tục gửi những tin tức đầy hy vọng và tin tưởng đến những người đang c̣n trong các trại giam hay trong các trại tập trung. Anh “Jim” đă không bỏ bạn anh trong vùng đất nguy hiểm trong Đệ Nhất Thế Chiến. Chúng ta không được bỏ bạn ta và các chiến hữu tại Việt Nam. Chúng ta phải làm cho các tù nhân c̣n ở lại các trung tâm học tập tin tưởng rằng chúng ta không bao giờ bỏ cuộc cho đến khi nào họ được trả tự do và, nếu họ muốn, được phép qua đây sum họp với gia đ́nh họ.


Đối với những người đang sống tự do trong nước này, nhưng vẫn c̣n đang ở trong phần đất hiểm nghèo của thất vọng và cô đơn, chúng ta phải làm cho họ hiểu rằng, trong khi chúng ta không bị đe dọa bởi làn mưa đạn của súng máy, chúng ta sẽ bước ra khỏi chiến hào của nhà cửa và xóm giềng của chúng ta để tiếp tay giúp họ, bất cứ giờ nào hay nơi nào họ cần đến ta. Chúng ta không làm khác hơn được. Họ đang đặt hết tin tưởng vào ta.


Khi rời khỏi bữa tiệc đêm nay, xin quư vị đừng quên câu khẩn cầu tâm t́nh và đau khổ của cô gái Việt Nam: “Con không cha như nhà không nóc”. Nỗi buồn của cô gái và nỗi buồn của chúng ta vẫn c̣n tiếp tục ray rứt, bao lâu cô gái c̣n bị xa cha, và bao lâu c̣n những người Việt Nam như cha cô gái, đang bị giam cầm tại các trại tù tập trung, hoặc những người ở Việt Nam đă được phóng thích, nhưng vẫn chưa nhận được giấy xuất cảnh di dân.


Quư vị c̣n nhớ người lính hấp hối: “Anh Jim, tôi biết thế nào anh cũng đến”.
Nay tôi lảng vảng nghe tiếng ai đang nói: “Anh Nguyễn, tôi biết thế nào anh cũng đến”.

Thưa quư bạn,

 

Thật vậy, và đó sẽ măi măi là sự thật, trên con đường hy vọng chúng ta cùng đi, chúng ta sẽ phải trải qua và chịu đựng nhiều nỗi buồn cũng như niềm vui.

Robet Funseth.



Song Nhị

____________________


(*) Giấc mộng “Kê vàng”: Lữ sinh đời Đường đến quán trọ nằm đợi chủ nhà nấu nồi kê (hoàng lương) ngủ quên, nằm mộng thấy vợ đẻ con, sinh cháu, giàu sang, vinh hoa phú quư. Tỉnh dậy, nồi kê chưa chín. Mọi thứ thấy trong giấc chiêm bao đă mất hết.

 

[**] Cũng trên SGGP trước đó, ngày 4-8-1988 trích đăng một phần lá thư của Nguyễn Cơ Thạch gửi tướng John Vessey, lá thư có đoạn: “Chúng tôi cũng đă hội đàm với phía Mỹ và sẵn sàng cho tái định cư tại Mỹ những người được tha từ các trung tâm cải tạo. Nhưng rất tiếc phía Mỹ đă không đáp ứng những đề nghị của phía Việt Nam về việc tổ chức thực hiện.

Điều đáng tiếc nữa là, theo đài Tiếng Nói Hoa Kỳ ngày 29-7-1988, Trợ lư Ngoại trưởng Gaston Sigur đă phát biểu với một số nghị sĩ Quốc hội Mỹ ngày 28-7-1988 là “Chính phủ Mỹ phản đối việc thiết lập một cơ quan ngoại giao ở cấp thấp tại Hà Nội, v́ cho rằng việc làm này không cải thiện được sự hợp tác giữa VN và Mỹ về các vấn đề nhân đạo. Cách tốt nhất là Mỹ vẫn tiếp tục chính sách như hiện nay, tức là cô lập Việt Nam”.

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính