Nửa Thế Kỷ Việt Nam

 

 

 

 

 

CHƯƠNG XII

Biểu T́nh Tuyệt Thực

Rừng Vang Tiếng Hát

 

 

Gần như là một thông lệ, mỗi lần tù được chuyển đến trại mới đều phải học tập và thảo luận nội quy. Sáng sớm ngày 7-1.1979 chúng tôi được thông báo các đội các buồng chuẩn bị học tập nội quy. Sáng ngủ dậy, nhiều người ra lấy nước đánh răng rửa mặt từ một cái giếng nằm phía ngoài phạm vi buồng giam, sâu chừng hai mươi thước. Nhân cơ hội đó nhóm “anh em” lại gặp nhau chớp nhoáng thông báo các đội, các buồng tẩy chay nội quy và từ chối học tập thảo luận. Lư do nêu chung là chưa bao giờ thấy nội quy được thi hành một cách ngay thẳng.


Mỗi dăy nhà đều có một hai “hạt nhân” nhờ đó mà gần như đồng loạt tất cả các buồng đều phát biểu như nhau. Đến buổi trưa khi ra lănh cơm nước, “anh em” lại có dịp phối kiểm t́nh h́nh. Diễn tiến có vẻ nhịp nhàng. Đến chiều lại tiếp tục thảo luận như buổi sáng. Ngày hôm sau, cán bộ tăng cường thêm người vào mỗi buồng tham dự buổi học tập, cuộc thảo luận vẫn không đi vào nội dung các điều của bản nội quy mà chỉ xoay quanh lập luận là nội quy chỉ gồm những điều không có giá trị.

 

Tôi không nhớ trong pḥng tôi có những ai phát biểu, nhưng tôi không quên những điều tôi đă tŕnh bày hôm đó, vẫn với những điều tôi đă từng phát biểu trong bản kiến nghị và trong buổi kiểm điểm ở phân trại B. Tôi nói thêm một điều là nội quy ghi lao động tự giác, nhưng trên thực tế là lao động khổ sai. Súng kèm cặp, dí sau lưng trong khi chúng tôi lao động. Chúng tôi ăn uống thiếu thốn, sức khỏe ngày càng suy yếu không c̣n đủ sức để lao động nặng nhọc. Nói là lao động tự giác mà chúng tôi thấy tù h́nh sự c̣n bị đánh đập, trói treo lên nhánh cây ngay tại hiện trường lao động, hoặc, sau khi về trại bị trói treo lên bờ vách hội trường v́ cho là chây lười lao động.

 

Nội quy khuyến khích chúng tôi học tập lao động tiến bộ để được sớm trở về. Thử hỏi hơn ba năm qua không có một người nào tiến bộ hay sao? Chúng tôi tin tưởng vào án tập trung cải tạo ba năm và đinh ninh ngày măn hạn là được thả, nhưng rồi bước sang năm thứ tư vẫn tiếp tục học nội quy, chấp hành kỷ luật, lao động tốt... Luật lệ như vậy, nội quy như vậy, nói và làm như vậy, nếu bắt chúng tôi học tập thảo luận th́ cũng phí th́ giờ mà thôi....

 

Số đông tù trong đội không phát biểu nhưng họ rất tán thành với lập luận của những người dám mạnh dạn nói ra. Điều tuyệt đối là không có bất cứ một ư kiến nào phản bác lại ư chung của tập thể trong các buổi thảo luận đó, cho tới sau khi một số người bị bắt đem đi trại khác kiên giam th́ mới có hiện tượng những “ăng-ten” ra mặt đứng về phía cai tù và quản giáo hống hách với những người tù chân chính.

 

Một số người đôi khi dám “chửi bới” thẳng thừng: Chủ nghĩa cộng sản là một chủ nghĩa phi nhân dối gạt và tàn ác. Điều tôi lấy làm lạ là những người mạnh miệng như thế, lại không bị kỷ luật hay khó dễ ǵ; ngược lại có những người khác họ lại bị dựng lên bản án để áp dụng kỷ luật, cùm vào xà lim.

 

Đợt học tập thảo luận nội quy lần này coi như một thách thức với ban giám thị. Buổi chiều ngày hôm sau, như thường lệ, cơm nước xong, sau 6 giờ cán bộ trực trại tới, tù sắp hàng điểm danh vào buồng. Phía ngoài cổng hàng rào buồng giam đă có một số công an đứng chờ sẵn. Tù không ai để ư v́ những công an kia không vào sân. Trong khi đoàn tù lần lượt bước vào buồng, người công an trực trại nắm lưng áo “đối tượng” kéo nhẹ và nói nhỏ “anh đứng lại chờ”. Mọi người vào buồng hết. Hai cánh cửa sắt khép kín, ống khóa được móc vào, bóp lại, trực trại dẫn đối tượng ra giao cho đám công an phía ngoài. Chỉ một hai bạn tù đứng cuối hàng mới phát hiện được có người bị bắt, những người đứng phía trước không hề hay biết.

 

Khi một buồng phát hiện và kiểm điểm lại số người bị bắt, liền làm loa thông báo cho buồng khác. Tiếng loa vang lên trong đêm. Buồng nọ báo buồng kia. Tổng kết có ba người ở ba đội khác nhau đă bị bắt đem đi lúc chiều. Ba người đó là Trần Văn Chí, Lê Quảng Lạc và Ngô Văn Tiệp. Thế là các buồng tự chế những cái loa bằng giấy, bằng b́a tập vở bắt đầu kêu gọi: Yêu cầu ban giám thị trả Chí Lạc Tiệp về buồng. Yêu cầu ban giám thị trả Chí Lạc Tiệp. Người này thay nguời kia nhập cuộc, bắc loa kêu gọi – Yêu cầu ban giám thị trả Chí Lạc Tiệp.

 

Một số anh em tụ nhau chép ra những bài ca tranh đấu và tập đồng ca. Lúc đầu chỉ một “tốp hợp ca” về sau cả buồng là một ban “đại hợp xướng”. Từng buồng, từng dăy dấy lên khí thế đấu tranh trực diện, khác hẳn với cách thưa dạ, an tâm tin tưởng... như những năm trước đó. Niềm uất hận và tủi nhục chất chứa bao nhiêu năm đă được dịp ̣a vỡ trào dâng. Tôi biết rất ít người tỏ ra lo lắng sợ hăi. Rất ít người nghĩ đến một hậu quả nào đó mà ḿnh sẽ phải hứng chịu. H́nh như họ bất chấp, họ quên bặt, họ hả hê, phấn chấn.

 

Trong khi công an tăng cường kéo đến, đi tới đi lui ngoài buồng giam để thị uy, những tấm phên che lạnh mùa đông bắt đầu được tù kéo lên che kín các cửa sổ. Ở pḥng 7, có một công an giựt tấm che xuống, cốt ư để nhận diện từng người. Tù giựt ngược trở lại trong thế giằng co. Một anh nhanh trí cầm loa gọi đi các buồng khác: Buồng 7 thông báo, cán bộ đang phá cửa buồng giam và hành hung tù. Đám công an liền thả tấm che và tránh xa cửa sổ. Quản giáo mỗi đội đứng ngoài song sắt ghi chép tên những người đóng góp tham gia vào cuộc tranh đấu. Những người được chấm trước hết là người phát ngôn và liên lạc, dùng loa thông báo tin tức đi các buồng khác. Kế đó là những người có đứng lên phát biểu, b́nh luận, cổ vũ tinh thần tập thể. Rồi đến những người ca hát và hô khẩu hiệu.

 

Từ 7 giờ tối đến hơn ba giờ sáng mọi người vẫn canh thức hát vang dội cả một góc trời. Tôi có thể quyết đoán là núi rừng Lam Sơn rung chuyển. Những bài hát, những lời ca hùng tráng vang dội trong màn đêm tĩnh mịch:

- Ta như nước dâng, dâng tràn có bao giờ tàn. Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang, lê đôi bàn chân gông xiềng của thời xa xăm, đôi mắt ta rực sáng theo nhịp xích khua loàng xoàng... (nhạc Nguyễn Đức Quang)

 

- Việt Nam Việt Nam tên gọi là người Việt Nam hai câu nói trên vành nôi... Việt Nam nước tôi... (Việt Nam của Phạm Duy)

 

- Một ngàn năm đô hộ giặc Tàu, một trăm năm nô lệ giặc Tây, hai mươi năm nội chiến từng ngày, gia tài của Mẹ... một lũ vong nô, gia tài của Mẹ, một lũ giày mồ...

 

- Hăy nói giùm tôi hăy thở giùm tôi, thịt da này dành cho thù hận, cho bạo quyền, cho một lũ điên... (Trịnh Công Sơn).

 

Từng bài ca, từng buồng từng dăy nhà giam, khi th́ xen kẽ, có khi đồng loạt vang lên phá tan không khí tĩnh lặng của núi rừng. Xen kẽ giữa âm thanh vang dội ấy là những thông báo, những quyết nghị từ buồng này thông báo buồng khác. Đ̣i hỏi: -“Yêu cầu ban giám thị trả Chí Lạc Tiệp về cho tập thể” vẫn được luân phiên các buồng bắc loa kêu gọi.

 

Thông báo thứ nhất xuất phát từ buồng số 7 do bốn “anh em” gồm Lê Trọng M, Phạm Hữu Đ. Ngô Văn Th và người viết. Nghị quyết đưa ra sau khi hỏi ư kiến số đông:

Buồng số 7 quyết định ngưng lao động và tuyệt thực vô thời hạn cho tới khi các anh Chí Lạc Tiệp được trả về. Nghị quyết chỉ có một ḍng ngắn gọn ấy được “phát ngôn viên” cầm loa thông báo đi các buồng. Buồng số 8 kế cận rồi các dăy nhà số 9, số 10, số 11 và các buồng khác lần lượt bắc loa thông báo hưởng ứng, coi như đây là một quyết định chung của toàn trại.

 

Tại buồng số 7, tôi và mấy “anh em” đi tới chỗ nằm của từng người t́m sự đồng tâm nhất trí và đả thông những ư tưởng lừng khừng, lo lắng sợ hăi của một số người. Chúng tôi kêu gọi những anh em nào đồng ư bày tỏ thái độ với ban giám thị, yêu cầu trả ba anh bạn tù về th́ mở mùng ra, ngồi dậy hưởng ứng một đêm không ngủ. Hầu hết mọi người đồng loạt ngồi bật dậy mở mùng xếp gọn lại, nhưng một lúc sau tôi thấy có hai người là Huỳnh Ngọc Đ. và Nguyễn Văn Th. trùm mền quấn ḿnh trong chiếu, tránh sinh hoạt chung. Anh Nguyễn Văn Xứng lấy một sợi giây thắt thành cái tḥng lọng treo lên trên thành cửa ra vào. Buồng giam chỉ có một cửa duy nhất.

 

Anh Xứng tuyên bố: ngày mai người nào bước ra đây lănh phần cơm th́ sẽ bỏ mạng tại đây. Sau đó cái tḥng lọng này dành cho tôi. Hành động đột ngột, bất ngờ đó của anh X. làm cho anh em chúng tôi vô cùng cảm phục và làm cho mọi người nể sợ. Chúng tôi thực hiện trọn vẹn một đêm không ngủ. Ba anh em chúng tôi Lê T. M. Phạm H.Đ. và tôi luân phiên thay nhau tŕnh bày nguyên nhân, sự việc và mục đích của cuộc biểu dương để bày tỏ nguyện vọng chính đáng.

 

Cả ba chúng tôi đồng ư với nhau tránh không để mọi người cho đó là một sự sách động có thể dẫn tới những hậu quả nguy hiểm. Cả ba “thuyết tŕnh viên” đều nói rằng – “Chúng ta không chống lại đảng và nhà nước, chúng ta đ̣i hỏi chính sách của đảng và nhà nước đưa ra phải được thi hành đúng đắn. Chúng ta đ̣i hỏi trả những người bạn của chúng ta về để chúng ta được an tâm cải tạo. Chúng ta không biết số phận của ba anh ấy thế nào và bao giờ th́ đến lượt chúng ta? Chúng ta đ̣i hỏi chúng ta phải được đối xử đúng với tư cách con người, khác với thú vật...”

 

Sự thật, cuộc biểu dương này không hề có dự tính nào trước. Không có ai là người chủ xướng. Sự bộc phát gần như là ngẫu nhiên khi “một giọt nước tràn ly” nhân sự việc các dăy nhà báo cho nhau biết ba anh Chí Lạc Tiệp bị bắt đem đi trong khi điểm danh vào buồng. Nhưng trước t́nh h́nh đột biến đó, chúng tôi bỗng dưng đứng ra nhận vai tṛ điều hành mà không có một sự cắt cử nào cả. Các anh Lê T. M., Phạm Hữu Đ. xứng đáng là những người “nhạc trưởng” rất có “năng khiếu”. Bên cạnh chúng tôi c̣n một số anh em khác khi nào cũng sát cánh, sẵn sàng chia sẻ mọi suy nghĩ và ư hướng chung. Các anh ấy, như Ngô Văn Th., Lê Văn Tr., Tô Ḥa D., Nguyễn Thành Tr., Lê Đ́nh Kh., đến hôm nay vẫn là những người bạn tốt, vẫn là những người cùng suy nghĩ và ư hướng chia sẻ về đất nước quê hương.

Đêm biểu t́nh bằng kiến nghị, bằng khẩu hiệu, bằng lời ca ấy không những vang dội núi rừng Thanh Hóa mà chắc chắn đă có âm vang tới ngoài xă hội qua sự loan truyền của tù h́nh sự. Mặc dù ngay trong đêm đầu tiên trên 500 tù h́nh sự đă được vội vă chuyển đi, đưa vào tạm trú trong các hang núi. Họ sợ đám h́nh sự này nhân đó nổi loạn, mà tù h́nh sự là loại luôn luôn sẵn sàng liều mạng. Nếu có cơ hội, nếu được hướng dẫn và sách động th́ sẽ như nước vỡ bờ. Về sau, qua thăm nuôi, có người từ trong Nam ra cho hay đài BBC đă có bài tường thuật về biến cố ấy. Tôi chỉ được nghe nhiều anh em nói lại tin này lúc c̣n ở Thanh Hóa.

 

Sau một đêm không ngủ, sáng ngày hôm sau cả buồng nghỉ ngơi yên lặng, chờ đợi kết quả. Khoảng 11 giờ rưỡi, nhà bếp gánh cơm vào đặt trước cửa buồng, một công an cán bộ đi theo kêu người ra nhận. Có tiếng trả lời – “chúng tôi không nhận phần ăn, nhà bếp gánh về đi”. Gánh cơm vẫn được để lại trước thềm, sát khung cửa. Khác với những ngày tháng trước, lần đầu tiên chúng tôi nh́n thấy một thúng cơm đầy, không độn ngô, khoai, sắn. Cơm trắng c̣n bốc hơi. Mỗi người tù chỉ liếc mắt nh́n qua rồi tiếp tục chụm nhau luận bàn, tṛ chuyện. Ban ngày các dăy nhà yên tĩnh. Ít thấy đám công an, cán bộ lai văng bên ngoài sân, ngoài buồng giam. Chiều tối ngày 10.1.79 nhà bếp lại gánh cơm đặt trước cửa buồng và kêu người ra nhận, nhưng các buồng đều từ chối. Có thể đó là cơm từ hồi trưa được gánh phân phối trở lại. Đến đêm các buồng lại tiếp tục ca hát sinh hoạt mặc dù đă nhịn đói hơn 24 giờ rồi. Sau nửa khuya một buồng rồi hai buồng có người ngất xỉu v́ đói v́ mệt, v́ bệnh, Có tiếng loa gọi khẩn cấp: - “Báo cáo cán bộ, buồng 5 có người ngất xỉu, yêu cầu ban giám thị cấp cứu”.

 

Tiếng kêu liên tục réo gọi măi vang lên trong màn đêm u tịch rồi tan loăng vào hư vô, không có một đáp ứng nào. Tại buồng số 7 cũng có một người – anh Trần Quang Diệu (thường gọi Diệu trắng để phân biệt với Diệu đen/Nguyễn Ngọc Diệu) vừa ngồi dậy bị té nhào xuống. Lúc đầu chúng tôi tưởng anh này giả vờ, nhưng khi lại đỡ lên th́ thấy chân tay anh lạnh toát buông thơng, nét mặt biến sắc, xanh mét, nhợt nhạt, thân ḿnh mềm nhũn. Trong khi mấy người thay phiên nhau gọi: –“Báo cáo cán bộ, buồng 7 có người ngất xỉu, xin cấp cứu”. Những người khác đi lục lọi đầu chỗ nằm t́m thuốc, t́m “lương thực dự trữ”. Có anh móc ra được một túi đường cát khoảng hơn 100 gram, múc mấy th́a, mỗi người bớt một chút nước uống cho vào ḥa tan rồi đổ vào miệng, Tôi c̣n ba viên vitamin C, lấy ra đưa cho mấy anh đang phụ giúp ḥa vào nước đường cứu người bạn. Tiếp đến buồng 11 lại kêu có hai người bệnh nặng xin được đưa đi trạm xá. T́nh h́nh biến chuyển, tạo thuận lợi làm áp lực ban giám thị phải giải quyết, nếu không muốn để có người chết dễ trở thành bạo động, nhưng nó gây hoang mang làm nhiều người xuống tinh thần.

 

Đến gần sáng buồng số 11 bắc loa gọi sang buồng số 7 đồng thời thông báo các buồng khác: -“Buồng số 11 thông báo và xin ư kiến, v́ buồng này gồm những người lớn tuổi, đă kiệt sức, chúng tôi đề nghị trở lại sinh hoạt b́nh thường”. Như vậy, có nghĩa là buồng 11 sẽ chấm dứt tuyệt thực và bỏ yêu sách đ̣i trả về ba người bạn bị bắt. Chúng tôi bàn nhau cứ để buồng 11 tự quyết định riêng theo họ. Các buồng khác nên tiếp tục, nếu bỏ cuộc nửa chừng sẽ nguy hiểm hơn là khi được BGT thương lượng. Buồng số 7 trả lời trước nhất. Tiếng loa lại vang lên giữa canh khuya. Mọi người đều ngồi dậy, mở mùng màn xếp gọn lại, xúm nhau từng nhóm bàn bạc, chuyện tṛ xoay quanh đề tài ngưng hay tiếp tục cuộc tuyệt thực.
 


Cuộc Hành Quân Giải Tỏa

 

7 giờ 30 sáng ngày 11, lực lượng vũ trang và công an tiến vào trại, một số đóng chốt ở các góc quanh hàng rào, nhiều tốp khác canh gác phía cổng chính và trên các tháp canh. Từng tốp vũ trang tiến đến trước mỗi buồng, dẫn đầu là mấy người công an áo vàng theo sau là những người lính mặc quân phục bộ đội. Toán vũ trang dừng lại trước buồng số 7. Một giọng nói vọng vào buồng từ khung cửa sắt:

- “Anh nào muốn trở lại sinh hoạt b́nh thường th́ đi ra khỏi buồng tập họp, không ai được mang theo bất cứ một thứ ǵ trên tay. Người nào không tuân theo lệnh này th́ nằm yên tại chỗ, không được cản trở người khác. Mọi hành động chống đối lúc này sẽ phải chịu mọi hậu quả”.

 

Nói xong, có lẽ họ chờ phản ứng từ bên trong nên một lúc sau cửa buồng mới được mở khóa. Hai cánh cửa mở hẳn sang hai bên. Người công an lặp lại một lần nữa mệnh lệnh đă tuyên bố trước đó. Trong khi chờ đợi mở cửa buồng, một số anh lại hỏi ba anh em chúng tôi:

- Bây giờ các anh tính sao?

 

Tôi và anh P.H.Đ. trả lời:

- Tất cả ra sân thôi. Chúng ta không thể chống lại súng đạn và chúng ta cũng không chủ trương bạo động.

 

Mọi người lần lượt ra sân đi theo hai hàng dọc. Đội trưởng được lệnh cho sắp lại thành bốn hàng. Tất cả được lệnh ngồi xuống. Một công an mang cấp bậc Đại úy tiến lại mở xấp giấy trên tay, đưa lên đọc:

 

Chiếu Hiến Pháp... thành lập nhà nước CHXHCNVN;

Chiếu nghị định thành Lập Bộ Nội Vụ;

Chiếu nghị định thành lập Cục Quản Lư Trại Giam;

Chiếu vân vân...

Nay ra lệnh bắt giam những tên sau đây....

Người nào có tên đứng lên ngay. Các đồng chí sẵn sàng thi hành nhiệm vụ...”


Nhiều cây súng được lên đạn tạo tiếng kêu để thị uy. Viên Đại úy công an đọc tiếp: Một Lê Trọng M. Nghe tên ḿnh, anh M. vừa đứng dậy th́ hai công an tiến nhanh lại c̣ng tay dẫn ra khỏi hàng. Người có tên số hai là tôi. Khi nghe tên, tôi vừa đứng lên, hai công an khác cũng tiến nhanh lại c̣ng tay tôi. Trong khi bị dẫn ra khỏi hàng, tôi quay lại nh́n anh em, những người bạn trong mấy ngày đêm cùng chia sẻ với nhau, tôi thấy nét mặt nhiều người tỏ ra lo sợ. Tôi nh́n anh em với vẻ mặt rất thản nhiên như từ thâm tâm nói với họ, tôi không sợ và nhắn mọi người cũng đừng sợ hăi. Tôi bị dẫn đi nên không biết người bị bắt kế tôi là ai. Ngay khi vừa nghe “Nay ra lệnh bắt giam những tên sau đây”, tôi thầm nghĩ: đang ở tù lại bị bắt giam nữa là sao? Đó là loại tù cấp hai. Không phải chỉ có ở buồng số 7, mà tất cả các buồng khác đều diễn ra cùng lúc với màn “bắt giam” tương tự.

Khi được dẫn ra khỏi cổng sân buồng giam tôi đinh ninh là sẽ bị giam ở một buồng trống nào đó trong trại, nhưng tôi lại được dẫn thẳng ra cổng lớn. Vừa ra khỏi cổng tôi thấy nhiều người khác đă được dẫn ra đứng đó từ trước. Một công an lại mở c̣ng trên tay tôi, tôi đang ngạc nhiên, thắc mắc sao lại được mở c̣ng th́ một công an khác tiến lại với một bó lạt tre trên tay. Tôi bị bẻ quặt hai tay ra sau, hai sợi lạt tre trói hai cánh tay, người lính lấy hết sức lực kéo hai cánh tay tôi sát vào sau, vào giữa đường xương sống rồi buộc chặt lại. Ṿm ngực tôi căng ra, tôi không thể đứng với hai bàn chân bằng phẳng nữa mà phải nhón gót lên để khỏi bị tức ngực. Ngay sau đó, người lính nắm giựt mạnh người tôi kéo đâu lưng vào một người khác trói hai người dính chặt vào nhau, làm tôi không kịp nhận ra tôi bị trói cặp với người nào. Xong một đoàn năm cặp, chúng tôi được dẫn đi về hướng ngọn núi Mành. V́ bị trói cặp, chúng tôi bước ngang như cua. Tôi nh́n ra phía trước thấy anh Lê Thiên Sơn, dáng người nhỏ thó bị trói gắt quá, nhón hai gót bước đi như người địa chủ tử tội ngày nào tôi từng chứng kiến. Bỗng nhiên tôi h́nh dung ra một hàng cọc tre đă cắm sẵn phía chân ngọn núi Mành trước mặt.

 

H́nh ảnh cha mẹ, và những người thân yêu trong gia đ́nh hiện ra trong khoảng không trước mặt. Bỗng tôi như ch́m đi trong vài ba giây khi một đám mây đen từ ngọn núi ập qua người tôi rồi tan biến. Tôi như vừa tỉnh lại, không cảm thấy sợ hăi tí nào. Tôi nghĩ thầm – Tiếc quá, nếu biết thế này th́ phải có đổi mạng mới xứng đáng. Năm cặp anh em chúng tôi được dẫn đi với khoảng cách xa nhau không quá một thước. Tới chân ngọn núi, nhóm tù chúng tôi được rẽ phải theo con đường ṃn đi tiếp. Tôi ngạc nhiên - như vậy là không phải đem đi bắn. Đi được một khoảng đường, anh Dương Xuân Tứ làm rơi cái khăn quàng cổ xuống. Cả đoàn dừng lại chờ anh bạn lấy cái khăn. V́ bị trói cặp nên một người cúi xuống, người kia cũng nghiêng theo. Người công an bảo anh Tứ cúi xuống dùng răng cắn lấy cái khăn mà đưa lên. Hai công an súng dài đi theo đứng nh́n. Tứ cúi xuống thật sát mặt đất th́ cặp kính cận rơi theo, anh nhào người xuống, lồm cồm gượng dậy mà không thể được v́ bị người kia đè lên, trông ngộ nghĩnh buồn cười. Mấy anh em chúng tôi cười và anh Tứ cũng cười. Một công an lên tiếng “Địt mẹ giờ này mà mày c̣n cười à”, rồi xông tới đưa báng súng dộng mạnh vào ngực anh Tứ. Chúng tôi la lên: Cán bộ không được đánh tù. Cán bộ cứ bắn chúng tôi đi. Chúng tôi cần viên đạn hơn là bị đánh, bị làm nhục.

 

Nghe chúng tôi phản ứng mạnh, người công an súng ngắn lại lượm cái kính và cái khăn lên, rồi nói nhỏ nhẹ: Thôi các anh đi tiếp đi. Đi qua những thửa ruộng hoang và con đường ṃn về hướng phân trại B, tôi vẫn không nghĩ là chúng tôi được đưa trở về trại cũ. Nhưng đi càng lúc càng đến gần cổng trại và chúng tôi được đưa thẳng vào trong. Buồng số 1 và buồng số 2 là hai buồng giam được xây bằng xi măng, lợp ngói, c̣n nữa lợp tranh, vách đất. Buồng số 1 vừa được rào thêm hai lớp hàng rào, một bằng tấm phên đan và một bằng cây nứa vót nhọn để... đón chúng tôi. Pḥng giam bít bùng kiên cố hơn lúc trước.

 

Từng đợt, từng đợt tù bị bắt được lần lượt dẫn tới. Từng cặp một bước vào trong, được mở trói rồi khóa cửa lại. Sau khi mở trói, có người té ập xuống, có người ngất đi trong mấy giây. Tôi lảo đảo ngồi xuống kịp nên không bị té ngă. Đến gần trưa buồng giam đă chật. Kiểm điểm con số gồm có 57 người. Một lúc sau có hai người được dẫn tới là anh Phạm Hữu Đàm và anh Tô Ḥa Dương (thứ nam của nhà văn B́nh Nguyên Lộc). Kinh nghiệm khi mở trói phải có người d́u đỡ lại, tránh trường hợp bị té nhào xuống, nên khi hai người bạn đến sau được hai ba người khác xúm lại d́u đỡ trong khi mở trói. Nhưng không biết có phải do quá gầy ốm hay do người phụ giúp sơ ư, khi mở dây xong, anh Tô rớt tỏm xuống giữa sàn đất. Anh em đỡ dậy và may mắn, b́nh an.

 

Con số người bị bắt, tất cả 60 người, nhưng anh Trương Văn Ḥa bị đưa thẳng vào xà lim cùm mà không qua pḥng kiên giam. Anh Trương là “phát ngôn viên” của cuộc biểu dương tuyệt thực. Suốt hai đêm ngày anh là người cầm loa thông báo mọi tin tức, và các quyết định của pḥng này báo đến pḥng khác trong toàn trại.

 

Bị bắt trói dẫn đi, mỗi người chỉ có một bộ đồ trên ḿnh, không chăn chiếu, không mùng mền hay bất cứ một vật dụng nào khác. Mọi người yên tâm. Biết đến đó là đă qua một chặng đường, qua một chặng đời, mà những con người này có thể không thẹn với ḿnh, rửa được phần nào bụi bặm, ô uế đă bám lên danh dự và nhân cách làm người của hàng ngũ người quốc gia trong hơn bốn năm bị đày đọa:

 

Hơn bốn năm qua hờn căm tủi nhục

Nguời đă đứng lên ngẩng mặt làm người

Trước họng súng, trước lưỡi lê cùm kẹp

Từng nụ cười vẫn nở rất tươi...

(Một Tù Khúc Cho Em. Tiếng Hờn Chiến Mă. Song Nhị - Cội Nguồn 2002)


Sau ba ngày nhịn ăn, nhưng hầu như không ai cảm thấy đói và cũng quên luôn cả mệt nhọc, quên buồn ngủ. Lại xúm nhau luận bàn “thời sự”, tính chuyện mai mốt. Sẽ bị đối xử ra sao đây? Biện pháp kỷ luật nào khác nữa? Thái độ của anh em trước giai đoạn mới vân vân... Thật sự anh em chúng tôi hả hê hơn là lo lắng. Năm ba người nằm ngủ một giấc lấy lại sức, một số nằm nghỉ ngơi tṛ chuyện. Nền bục xi măng cũng là cái giường ngủ, là “giang sơn một cơi” của mỗi người tù, bỗng nhiên như êm ái, như mát lạnh sau mấy ngày đêm thức trắng. Tôi nằm thiếp đi đến xế chiều, khoảng bốn năm giờ th́ giật ḿnh dậy. Anh Phan Thanh Việt lại vịn vào vai tôi nói lời thân mật. –“Anh khỏe chưa? Đói bụng không? Có sợ v́ vụ này mà bị cộng thêm nhiều năm không được về sớm với bà nhỏ không?”. Từ lúc ở trại Quảng Ninh, anh Việt thường chọc tôi, thay v́ nói vợ trẻ th́ nói “bà nhỏ”. Tôi trả lời anh – “Tôi hẹn ông ở Sài G̣n và tôi hứa sẽ cơng ông đi một ṿng để làm chứng cho lời tôi nói hôm nay - Ta sẽ về”. Rất tiếc ngày anh Việt trên đường đi gặp bà Nguyễn Thị B́nh (Ngoại trưởng MTGPMN), vận động ḍng họ xây mộ và nhà thờ cho nhà ái quốc Phan Chu Trinh có ghé nhà tôi ở Sài G̣n mà tôi không cơng ông ấy được như đă hứa. Nay th́ anh đă ra người thiên cổ.

 

Hơn 5 giờ chiều, một anh tù h́nh sự thuộc đội nhà bếp vào nói với chúng tôi: Ban giám thị bảo các anh làm đơn xin ăn để nhà bếp nấu. Hầu như không ai bảo ai, có nhiều tiếng nhao lên: Không bao giờ xin ăn. Một đại diện của buồng nói với người nhà bếp:

– Anh báo cáo với Ban Giám thị là chúng tôi có tiêu chuẩn cấp dưỡng của nhà nước khi bắt chúng tôi vào đây. Ban Giám thị có nhiệm vụ cung cấp bữa ăn hoặc bỏ đói chúng tôi.

 

Anh nhà bếp rút lui. Khoảng một tiếng đồng hồ sau, trở vào nói lại với chúng tôi:

- Ban Giám thị hỏi lại các anh có làm đơn xin ăn không để chúng tôi cấp thức ăn. Câu trả lời vẫn như lần trước nhưng nhiều anh em chúng tôi tỏ ra khó chịu hơn, nói với anh tù h́nh sự bằng thái độ bực tức hơn. Anh nhà bếp lại rút lui. Lần thứ ba, cách khoảng hơn nửa giờ sau, anh nhà bếp lại trở vào và nói:

- Các anh không làm đơn th́ làm danh sách cho nhà bếp biết có bao nhiêu người để cấp bữa ăn chứ. Đại diện buồng và vài ba người lên tiếng:

- Ừ làm danh sách th́ được, nhưng về lấy cho chúng tôi giấy bút chứ anh em chúng tôi không có ǵ trong tay cả. Anh nhà bếp trở ra lấy giấy bút đem vào rồi đứng chờ lấy danh sách luôn.

 

Hai tiếng đồng hồ sau, lúc đó đă gần mười giờ đêm, nhà bếp gánh bo bo với nước muối vào. Tay cầm chiếc đèn băo lù mù. Trong pḥng giam bóng đêm đă phủ trùm, đen kịt. Không ai có hộp quẹt, không có đèn dầu, qua ánh sáng lờ mờ của chiếc đèn băo, người th́ bắt hai thân áo lên níu chặt để cho anh nhà bếp đổ bo bo vào, người th́ moi trong túi áo có cái khăn trải ra trên bục xi măng để đựng bo bo. Một anh buổi sáng khi bị bắt đi c̣n đội cái mũ lưỡi trai, nên lúc này làm cái “rổ” đựng thức ăn đắc dụng nhất.

 

Trong bóng đêm mờ mịt ấy 59 người ngồi chụm vào nhau dùng tay bốc bo bo vừa ăn vừa nói chuyện, vừa mạn đàm về ḷng dạ, cung cách nhỏ nhen, mà cả một chế độ áp dụng để trả thù đối với những con người vừa chứng tỏ cho họ thấy cái nhân cách của con người đáng sống.

 

Sáng sớm ngày 12 (tháng 1-1979) tư trang của những người bị bắt được chở sang từ phân trại C. Nhận xong tư trang, đến hơn 10 giờ, một phái đoàn từ Bộ Nội Vụ có Đại Tá Hoàng Thanh đi theo, vào đứng nơi sân buồng giam. Chúng tôi đứng sắp hàng đối diện với phái đoàn. Một người mặc thường phục trong phái đoàn nói với đám tù nổi loạn:

- “Chúng tôi từ Bộ (Nội vụ) về. Chúng tôi đến đây để t́m hiểu xem các anh làm ǵ? Các anh muốn ǵ? Ở ngoài đời các anh từng là cấp chỉ huy, từng làm thầy, làm chồng, làm cha mà vừa qua các anh hành động như một thứ côn đồ. Các anh đ̣i giết người này, hăm dọa người kia, ngăn cản người khác muốn cải tạo tốt...”

 

Người cán bộ này nói hơn 15 phút, đám tù nổi loạn chúng tôi đứng nghe, không ai giơ tay hỏi hay trả lời một câu nào. Phái đoàn ra về. Một lát sau chúng tôi được gọi lên hội trường. Ở đó đă có đặt sẵn giấy bút trên các dăy bàn. Người lúc năy trong phái đoàn lại thuyết tŕnh về “tội lỗi” của những người “cầm đầu nổi loạn”. Vẫn một cách như xưa nay, vừa vuốt vừa hăm dọa. Sau đó mỗi người ngồi viết bản kiểm điểm và tự đặt ra “phương hướng cải tạo” trong tương lai. Mục đích của những bản kiểm điểm này là để phái đoàn biết được thái độ của chúng tôi, mức độ “ăn năn hối cải” và tư tưởng của mỗi người.

 

Ngày hôm trước, nhiều anh em chúng tôi đă bàn với nhau nên có một thái độ chừng mực hơn, tránh để họ có cớ đàn áp, gây tổn hại không ích lợi ǵ. Nhưng vẫn phải giữ lập trường như trước đó, không có thỏa hiệp, không ăn năn chuộc tội. Phần đông viết bản kiểm điểm theo tinh thần đă bàn bạc với nhau hôm trước. Tôi liệt kê ra bảy điều là nguyên nhân khiến tôi tham gia bày tỏ nguyện vọng trong hai đêm ngày biểu t́nh tuyệt thực. Tôi c̣n nhớ đại khái:

 

1- Tôi tin tưởng vào chính sách của nhà nước nên đă tự nguyện tŕnh diện học tập cải tạo theo thông cáo của cách mạng.

 

2- Tôi đă khai báo hết quá tŕnh hoạt động của tôi và thành tâm muốn được sống yên ổn trong một xă hội mới.

 

3- Tôi không an tâm cải tạo v́ thiếu thốn t́nh cảm và sự an ủi, động viên của gia đ́nh sau bốn năm không được thăm nuôi, gặp gỡ người thân.

 

4- Tôi hoang mang v́ sức khỏe ngày càng sa sút. T́nh trạng ăn ở ngày càng tồi tệ và thái độ của các cán bộ đối với chúng tôi sau khi chuyển về trại này, coi chúng tôi như kẻ thù, khi nào cũng t́m cớ bắt bẻ, nạt nộ, hằn học.

 

5- Tôi không tin là nhà nước chủ trương bỏ đói chúng tôi để cho chết dần chết ṃn. Tôi cũng không tin là cán bộ cách mạng lại đi ăn cắp cơm của tù. Nhưng khẩu phần ăn của chúng tôi mỗi bữa chỉ được lưng chén cơm với nước muối; và ăn độn khoai sắn thường xuyên hơn, mà không bao giờ đủ no để có sức lao động.

 

6- Tôi không tin cách mạng lại dối gạt, phỉnh lừa khi kêu gọi chúng tôi đi học tập một tháng, rồi tuyên án ba năm tập trung cải tạo, nay bốn năm rồi vẫn chưa biết ngày về.

 

7- Tôi không tin việc bắt bớ các anh Chí, Lạc, Tiệp là đúng với chính sách của đảng và nhà nước....

 

Tôi hứa soi rọi lại bản thân, khắc phục những sai sót, cố gắng học tập, lao động, cải tạo tốt.

 

Bản tự kiểm người nào viết xong nạp trước, ai viết xong sau nạp sau. Đến 12 giờ trưa xong tất cả. Chúng tôi được cho trở về buồng nhận thức ăn tù. Trong suốt hai tháng tiếp sau đó chúng tôi bị khóa lại trong buồng giam. Mỗi ngày chỉ có hai người được ra ngoài nhận cơm nước đem vào buồng phân chia thôi. Một tuần lễ cho ra sân một lần trong một tiếng đồng hồ để tắm giặt tại giếng.

 

Một quản giáo được cán bộ trực trại dẫn tới giới thiệu với chúng tôi là cán bộ giáo dục phụ trách đội kiên giam này. Người này là một Thiếu úy, tên Lê Minh Khoa. Để tỏ thiện chí Th/úy Khoa đề nghị người nào c̣n tiền gửi lưu kư làm danh sách trại sẽ bán cho một bao sữa bột. Đang khi cần thêm chút dinh dưỡng cho sức lực cạn kiệt, tất cả tán thành mua sữa và cho rằng chắc Ban Giám thị muốn lấy ḷng đám tù cứng cổ. Những người không có tiền lưu kư không ai có ư kiến. Tôi là một trong những người “vô sản” ấy. Mấy ngày sau quản giáo kêu người ra ngoài nhận sữa. Tôi và anh Vơ Thanh Tuấn được chỉ định đi theo Th/úy Khoa. Tới nơi nhà bếp, nằm ngoài cổng trại, cán bộ Khoa dẫn chúng tôi vào một pḥng trống có cái bàn, với một bao sữa bột 20 kg đă để sẵn ở đó. Chỉ thị đầu tiên của Th/úy Khoa là các anh chia đều cho mọi người trừ những anh này: Phan Văn Lời, Trần Hùng Việt, Vơ Văn Phước cùng vài người nữa tôi quên tên. Tôi nói, nếu vậy th́ tôi không có tiền nên tôi cũng không nhận sữa. Th/úy Khoa nói “những anh ấy khác, các anh không có tiền diện khác”.

 

Đem sữa về buồng tôi và Tuấn thông báo lệnh của quản giáo. Anh Phạm Hữu Đ. lên tiếng liền sau đó: - “Tôi đề nghị chia đều sữa cho tất cả mọi người, bất kể có tiền hay không và không trừ một người nào”. Ám chỉ những người bị cán bộ quản giáo trù ếm. Mọi người ào lên “Đồng ư”. Một cử chỉ rất t́nh người, t́nh chiến hữu đó làm tôi và một số anh em khác cảm động nh́n nhau.

 

Bao sữa bột ấy có ghi rơ là thực phẩm viện trợ của Cộng Đồng Châu Âu. Sữa sản xuất tại Ḥa Lan, loại sữa skimmed (sữa đă gạn hết chất béo).


 

Sáu Tháng Kiên Giam


Ba tháng kiên giam để thử sức nhau. Phía cai tù nhận thấy biện pháp kiên giam tập thể không có tác dụng bao nhiêu trong việc răn đe, trừng trị. Nắm bắt được t́nh h́nh đám tù không có tư tưởng cực đoan, không có chủ trương chống đối lao động, hơn nữa đă nắm được một vài nhân sự trong đám này chịu hợp tác với Ban Giám thị, làm ăng ten, làm đội trưởng, nên phải cho “chúng” ra ngoài để cuốc đất để làm cỏ, đào mương, đắp đường... để cho ăn không ngồi rồi, nằm chơi chỉ hao tổn mà biết đâu lại “nhất dạ sinh bá kế”. Phía tù kiên giam mặc dầu coi lao động là một thứ khổ sai, nhưng cũng muốn được ra ngoài hưởng khí trời trong lành và vận động cơ thể, hầu tránh bớt bệnh tật.

 

Biết được “ư” của nhau, hai tù kiên giam được chỉ định làm Tổ trưởng tổ 1 và tổ 2 là Phan Thế Đẳng và Huỳnh Trung Trực. Anh Nguyễn Văn Hội (Th/ tá CSQG) vẫn là đội trưởng (do anh em quư mến đề cử làm đại diện từ ngày đầu bị “xộ khám” kiên giam). Hai tổ trưởng mới Đẳng và Trực đi nhận chỉ thị về họp cả buồng, phổ biến yêu cầu của Ban Giám thị từ ngày mai (hôm sau đó) đội bắt đầu được ra ngoài lao động. Chỉ tiêu cho mỗi người là ba mét khối đất phải đào được mỗi ngày. Người nào đạt được đến năm mét khối sẽ được Ban GT tuyên dương.

Buổi thảo luận thật sôi nổi, hào hứng. Có ư kiến cho rằng chỉ tiêu ấy quá cao và đề nghị mỗi người hai mét khối mỗi ngày. Nhiều người phản đối. Một ư kiến khác đề nghị một mét khối mỗi ngày. Lại có ư kiến không có mét khối nào cả, làm được bao nhiêu th́ làm. Bấy giờ h́nh thành hai phía rơ rệt. Phía hai Tổ trưởng vừa được cắt cử, thêm vài ba người (Nguyễn Công Lư, Vơ duy Quang, Hồ đắc Dũng...) a dua bảo vệ chỉ tiêu do Ban Giám thị đề ra; phía chống đối chỉ tiêu gồm số đông c̣n lại. Cứ bàn đi tính tới, đến 12 giờ trưa vẫn chưa ngă ngũ; chưa quyết định được dứt khoát cả đội đồng ư nhận chỉ tiêu mấy thước khối.

 

Tôi giơ tay xin phát biểu:

-“Các anh c̣n nhớ trước đây mấy tuần lễ Ban Giám thị có kêu tôi lên làm việc. Tôi có tŕnh bày với Ban Giám thị là chúng ta muốn đi lao động, nhưng xin được làm theo sức của ḿnh. Chính Ban Thực (Đại úy) đă nói với tôi Ban Giám thị không bắt buộc chúng ta làm quá sức mà chỉ cần chúng ta chịu đi lao động. Vậy ở đây chúng ta chỉ đồng ư với nhau là chúng ta sẽ đi lao động, chứ không nên bàn đến vấn đề chỉ tiêu hay không chỉ tiêu..”. Tất cả mọi người đồng thanh: “Đúng, đúng. Đồng ư, đồng ư!” Và đứng dậy ra sân lănh cơm... tù!

 

Những buổi lao động ngoài trời quả là làm cho tâm hồn chúng tôi thanh thản hơn, đi đứng có vẻ nhanh nhẹn hơn. Không ai phàn nàn là phải đi làm, nhưng nhất định không làm theo sức ép để xả hết sức hơi cho tới một lúc chở đi trạm xá rồi đi luôn.

Ở tù cộng sản, nơi ăn ở tồi tệ, quanh năm đói đến hoa mắt ù tai. Muốn tồn tại, muốn sống sót bắt buộc phải tự chế bản thân, phải tuân thủ một số nguyên tắc tối thiểu: Không ăn uống sống sít, bừa băi. Nước uống phải được đun sôi. Không làm việc quá sức, cốt vượt chỉ tiêu để được tuyên dương, để làm “anh hùng lao động”. Không lo lắng, suy nghĩ, ưu tư. Thanh thản, hồn nhiên được càng tốt.

 

Kinh nghiệm những ai bắt được bất cứ con ǵ nhúc nhích là ăn con đó, từ chuột, đến cóc nhái, rắn, ếch, cào cào... đều sớm muộn chuốc lấy hậu quả bệnh tật nan y. Nội quy các trại tù thường cấm đun nấu. Tù chỉ nấu lén lút, vội vă, không khi nào được đun sôi, nấu chín kỹ càng. Tôi thấy có một anh bắt được con nhái, rút tờ giấy trong túi quần ra bật hộp quẹt cầm con nhái lên hơ vừa héo da là bỏ vào miệng nhai nuốt. Có anh bẫy được con chuột cống bị ghẻ, da lở lông rụng mà cũng bắt làm thịt, đun nấu sơ sài rồi ăn; có anh bắt được con cua đồng bên đường mương, xổ nước loa qua rồi bỏ vào miệng nhai ngấu nghiến. Những người đó phần đông không ai thoát khỏi bệnh ngặt nghèo. Tôi c̣n nhớ tên mấy người nhưng không muốn viết ra đây, chỉ thêm tội nghiệp.

 

Xin đơn cử vài trường hợp được nh́n tận mắt, nghe tận tai. Từ buồng kiên giam chúng tôi ra băi lao động mấy ngày đầu, có lần gặp một chiếc xe molotova chở cát từ phân trại C đi qua, trên xe có ba người ngồi ủ rũ. Xe dừng lại khi tài xế biết những người ngồi trên xe và đám chúng tôi quen biết muốn hỏi thăm nhau. Tôi quên tên một người trên xe, c̣n hai người kia, một là anh Lưu Trường Kh. nguyên Phó Tỉnh trưởng, nhiệm sở sau cùng là PĐU/TƯTB. Khi ở Long Thành, anh Lưu có một bài thơ, Vũ Thành An phổ nhạc mà nhiều người thuộc ḷng. Bài thơ phổ nhạc ấy có câu mở đầu “Đốt nến hồng lên em, đêm Giao thừa rồi đó...” Anh bị bệnh không nặng nhưng v́ thiếu thuốc, thiếu ăn, sức khỏe cạn kiệt, mất sức đề kháng. Người thứ hai là anh Trần Ngọc D., anh này bị “surmenage”. Từ ngữ tiếng Pháp này có nghĩa là bị “sụm” (làm việc quá sức), rất phổ biến trong tù cải tạo. Trần là một trong những người thuộc thành phần “tiến bộ”. Là một đội trưởng đắc lực. Nhiều người trong đội từng điêu đứng dưới tay này. Sau cuộc biểu dương tuyệt thực, anh ta nổi cộm trong hàng đội trưởng. Trong đợt đào hầm hố, hào lũy “đề pḥng quân Trung cộng tới”, anh ta năng nổ lănh riêng một cái cuốc chim đem hết sức lực đào đá ong tạo thành tích. Chưa đầy hai tháng sau anh bị “sụm”, xuống cân c̣n trên 40 kí.

 

Trong đội tù kiên giam lao động hôm đó có người cháu tên là Nguyễn Công L. gọi anh Trần bằng cậu ruột lại gần hỏi han để nhắn về gia đ́nh, nhưng cả ba người này được chở ra bệnh xá thị xă Thanh Hóa và không bao giờ trở lại trại giam, không bao giờ trở về với gia đ́nh nữa.



Đoàn Ma Đói

Chờ Điểm Số Lên Đồi


Tiết trời tháng ba vùng núi non Thanh Hóa nhiều ngày ảm đạm. Có những buổi sáng, người công an quản giáo dẫn một đội tù h́nh sự khoảng 30 người ra băi đất trống ngoài ṿng rào, cạnh nhà bếp cho họ sưởi chút nắng sớm hiếm hoi. Nh́n vào đoàn tù ấy, tôi h́nh dung đến cảnh tượng đám người được sách vở mô tả nơi chín tầng địa ngục. Tôi nhớ lại rành rọt những đoàn người trong các trại tập trung của Đức Quốc Xă qua phim ảnh mà tôi từng được xem, chỉ khác nhau đám tù này c̣n có quần áo lành lặn và không đến nỗi dơ dáy lắm. Phần đông trong đám họ, người nào đầu cũng lớn hơn thân ḿnh. Hai hàm răng nhô ra, cặp mắt lơm vào, sâu hoẵm. Tay chân khẳng khiu như que củi. Họ bước đi chậm chạp nặng nề. Có người trong đoàn chúng tôi hỏi người công an gác tù:

– “Các anh ấy có được hưởng tiêu chuẩn bồi dưỡng không, cán bộ?”

 

Câu trả lời là: –“Cũng như mọi người thôi, nhưng được bồi dưỡng bằng cách cho ăn nóng”. Cho tới ngày chúng tôi rời trại này chuyển trở về phân trại C, đám “xác ma” biết di động ấy chỉ c̣n lại bảy người.

 

Một buổi sáng khác, chúng tôi đi ngang qua một đội tù h́nh sự, khi hai Quản giáo gặp nhau dừng lại bên lề đường, một người công an hất hàm bảo một tù h́nh sự:

- Nghe nói mày biết múa quyền, biểu diễn vài đường múa xem. Nguời tù trạc tuổi trên dưới hai mươi nói:

– Ông thưởng con cái ǵ?

 

Anh công an trả lời - “Tao cho mày được hái rau”.

 

Vừa nói anh ta vừa chỉ tay tay xuống luống rau muống bên lề đường. Người tù h́nh sự bước ra giữa con đường đất, uốn éo thân ḿnh đi mấy đường quyền trông khá điêu luyện. Biểu diễn xong, đang thở hổn hển th́ nguời công an bảo: - “Cho mày hái rau đấy”.

 

Luống rau vừa được một người tù gánh phân tươi ḥa loăng tưới xong. Người tù h́nh sự từ lề đường nhảy xuống ngắt từng nắm rau muống c̣n dính ướt nước tưới, giũ qua loa ở mương nước bên cạnh rồi bỏ vào miệng nhai nuốt hết mấy nắm. Sau cùng hái thêm một nắm bỏ vào túi áo bước lên nhập vào đoàn bước đi. Tôi cảm thấy rợn người, như điếng đi trước điều trông thấy. Không ai biết cảnh địa ngục ở âm phủ ra sao, nhưng như điều sách vở ghi chép lại th́ quả đó là cảnh tượng của địa ngục trần gian có thật.

 


Xà Lim

Biện Pháp Kỷ Luật “Giết Người”


Ba tháng kiên giam cộng thêm ba tháng vừa kiên giam vừa lao động, chúng tôi t́m hiểu, học hỏi được nhiều điều của chính sách tập trung cải tạo. Bất cứ những ai bị cách ly khỏi xă hội bên ngoài, vào trong bốn bức tường của trại tập trung phải tỏ ra ngoan ngoăn chấp nhận, làm việc hết sức ḿnh, sống th́ về, chết bỏ. Đừng bao giờ nghĩ đến nhân phẩm, nhân cách, nhân quyền.

 

Tù cải tạo miền Nam nhờ số đông lại gặp được “thiên thời”. Chế độ CS lúc ấy không c̣n cái thuở sau bức màn sắt, múa gậy vườn hoang, tự tung tự tác. Lúc này thế giới nh́n vào, lương tri loài người soi rọi. Nhiều tổ chức, nhiều quốc gia lên tiếng... nên các cuộc phản kháng không bị đàn áp thẳng tay, thô bạo. Thay vào đó là chính sách “bẻ măng”, sẵn sàng trừng trị, dập tắt mọi mầm mống chống đối. Một số người trong đội kiên giam đă lần lượt vào xà lim v́ thể hiện tư tưởng đối mặt. Người thứ nhất là anh Lê Đ́nh Kh. bị cùm 4 tháng v́ “dám trả lời xách mé” cán bộ. Đó lại là cán bộ trung ương khi đến buồng kiên giam quan sát “cho biết sự t́nh”. Phái đoàn gặp một số người tù hỏi chuyện. Viên Giám thị trưởng đứng nép một bên. Người hỏi chuyện ngược lại không phải là cán bộ mà là tù nêu lên thắc mắc:

- Thưa cán bộ, án tập trung cải tạo ba năm đă qua lâu rồi, bao giờ th́ chúng tôi được thả?

- Đáng ra các anh được về lâu rồi nhưng v́ t́nh h́nh an ninh bên ngoài c̣n nhiều diễn tiến phức tạp. chúng tôi đang phải đương đầu với Trung quốc và trong Nam c̣n nhiều nhóm phản động tập họp lại chống phá cách mạng nên chưa thể cho các anh về được.

 

Nghe lập luận ngược ngạo ấy, anh Kh. hỏi lại:

– “Nói là chúng tôi có tội th́ khi chúng tôi đă đền xong tội phải thả chúng tôi. C̣n vấn đề an ninh ngoài xă hội là trách nhiệm của nhà nước. Trong trường hợp xă hội chính trị mất an ninh năm năm, mười năm, hai mươi năm hay cả mấy chục năm rồi giam chúng tôi vĩnh viễn hay sao”.

 

Người cán bộ trả lời ỡm ờ. Riêng ông Giám thị trưởng bị bẽ mặt với cấp trên nên hai ngày sau, tập họp tù đọc lệnh thi hành kỷ luật cùm vào xà lim bốn tháng người tù “trả lời xách mé” ấy với “tội danh chống đối và nói xấu chế độ”.

 

Người thứ hai là anh Trần Hùng V. khi cán bộ quản giáo, Th/ úy Khoa vào bảo từng người sắp xếp lại chỗ nằm cho gọn ghẽ. Đến chỗ nằm của Việt người quản giáo tỏ ra “quan tâm” bảo phải thế này, phải thế nọ. Bực ḿnh quá, người tù Trần Hùng V. gắt lên:

– Chỗ nằm như ổ trâu, cán bộ cứ đ̣i hỏi chúng tôi xếp cho gọn. Gọn vào chỗ nào, gọn cách nào nữa.

 

Cũng chỉ với câu “cự nự” ấy thôi, ngày hôm sau, Trần Hùng V. nhận bản án bốn tháng kỷ luật, cùm một chân và giảm xuống mức ăn D. Người thứ ba là anh Nguyễn Văn S. cũng v́ cái giọng nói “khó ưa” nên lănh bốn tháng cùm vào pḥng tối.

 

Thật ra, những người bị thi hành kỷ luật không chỉ với một câu nói ấy mà “thành tích” đă được báo cáo đầy đủ trước rồi. Luồng tin tức phát đi từ “cụm ăng-ten” anh em tù biết cả. Chỉ có 57 người trong một cái buồng hơn hai chục thước vuông có ai qua nổi mắt ai. Vài ba anh em xúm nhau to nhỏ. Phải có biện pháp cảnh cáo, chận đứng kịp thời. Sự trở mặt để hăm hại anh em là hành vi vô luân nhất trong cảnh tù đày, lại là đang trong t́nh cảnh bị kiên giam. Một sáng sớm thức dậy bốn chiếc dép B́nh trị Thiên của Huỳnh Trung Trực và Phan Thế Đẳng đă bị cắt trụi hết quai từ trong đêm.

 

Ngủ từ sàn trên, vừa leo xuống, nh́n thấy đôi dép không c̣n quai, Trực cầm chiếc dép giơ lên cao nói với chủ nhân đôi dép kia: - Đẳng, mày coi đây, bây giờ chỉ có mày với tao đứng về một phía, phải dựa lấy nhau mà sống. Trực và Đẳng đều là “bạn” tôi. Đẳng là Kiến trúc sư, tôi quen biết trước 75, qua một người bạn thân cùng ngành với Đẳng. Trực làm việc cùng cơ quan với tôi.


**

Nh́n lại lịch sử dân tộc, ở nhiều giai đoạn biến động thời cuộc thường xuất hiện một hai kẻ phản bội Tổ quốc, phản bội sự nghiệp tiền nhân. Từ một Lê ích Tắc, đến Trương Quang Ngọc bán đứng vua Hàm Nghi, huống chi trong cảnh tù đày, cái chết luôn cặp kề bên sự sống. Vài kẻ trong 59 người thuộc đội kiên giam có bán linh hồn cũng là điều dễ hiểu.

 

Cuộc hành tŕnh biệt xứ của người tù chúng tôi vẫn một hướng đi. Trong pḥng kiên giam, chúng tôi vẫn đ̣i hỏi Ban Giám thị phải công khai tài chánh tiêu chuẩn ẩm thực do Cục quản lư trại giam cung cấp và số lượng nhà bếp chi tiêu cho 59 người tù kiên giam trong mỗi ngày. Yêu cầu chính đáng này được thỏa măn. Theo bản công khai tài chánh trong 5 tháng số tiền thặng dư của đội kiên giam là một con số khá lớn. Số tiền thặng dư này tính ra đội kiên giam có thể mua cả một con heo 60 kg theo thời giá lúc ấy. Chúng tôi đang suy nghĩ xem Ban Giám thị sẽ giải quyết thế nào cho hợp t́nh hợp lư, vừa thỏa măn phần nào 59 người tù vừa không mất thể diện các chức sắc của trại.

 

Tết Quư Mùi 1979, chúng tôi được phát mỗi người một cái bánh bột khoai ḿ, 100 gr đường cát, một bao thuốc lá, một chén rau xào, mấy miếng thịt heo, nửa chén thịt trâu và ba lưng chén cơm vào bữa ăn chiều ba mươi. Những ngày khác vẫn sắn khoai nước muối như thường lệ. Sau Tết, nhà bếp đem tấm bảng công khai tài chánh vào dựng trước cửa buồng giam. Bảng chiết tính ghi các món đă phân phát trong bữa cơm chiều Ba mươi Tết. Để tính cho chẵn số tiền chi tiêu và số tiền thặng dư b́nh quân là số không, nhà bếp ghi thêm tiền củi để nấu bếp và tiền muối. Tính theo thời giá bấy giờ, mỗi người tù trong đội kiên giam, ba ngày tết đă ăn hết 5 kg muối! Đọc bản chiết tính chúng tôi mỉm cười, lắc đầu khen người kế toán nào đó thật xuất sắc. Chẳng ai thèm thắc mắc làm ǵ. Tù đói, tù khổ, nhưng tù có nhân cách, chẳng lẽ lại đôi co cái tṛ con nít ấy.

 

Một lần anh Trần Măn bị sốt nặng, người bạn nằm bên cạnh là anh Huỳnh Thanh Nh. (Th/tá CSQG) dùng cái lon Guigoz đun một chén nước sôi cho người bệnh, Công an tuần tra và trực trại bắt gặp, gọi anh Nhơn lại. Anh Nhơn vừa bước tới gần, người công an trực trại kéo tay anh c̣ng vào song sắt. Lúc đó đă 10 giờ đêm. Cả buồng ngồi dậy, mở hết mùng xuống. Tất cả đồng thanh phản đối hành động của công an tuần tra, yêu cầu Ban Giám thị vào giải quyết. Sau nhiều lần kêu gọi không được đáp ứng, Tất cả đồng thanh hát bài “Việt Nam Việt Nam”, xen lẫn với tiếng hô phản đối. Chừng một giờ sau, xuất hiện cán bộ giáo dục, Th/ úy Phú, mà nhiều lần người tù h́nh sự tên là Ḥa đă ghép với tên trưởng trại để hô “Đả đảo Phú -Thực ăn cướp cơm tù”. Th/úy Phú vào, đại diện buồng tŕnh bày sự việc, Cán bộ Phú bảo một người tù h́nh sự đi theo mở c̣ng cho anh Nhơn. Tất cả anh em chúng tôi không cho người tù h́nh sự mở mà đ̣i hỏi chính người cán bộ trực trại phải đích thân mở c̣ng. Yêu sách đó được đáp ứng. Một đêm trở lại yên ổn, ngủ ngon giấc. (Anh Măn đă qua đời tại miền Nam California sau khi sang Mỹ được một năm)

 


Từ Kiên Giam

Đến Lao Động Trừng Giới


Rời phân trại B, chấm dứt sáu tháng kiên giam, đúng 6 tháng chúng tôi sống mơ hồ giữa trần gian và địa ngục. Giữa cái chết và sự sống, giữa cái thiện và cái ác. Phần đông sức khỏe đă xuống tới mức tồi tệ nhất. Bệnh tật bắt đầu xuất hiện trong cơ thể gầy guộc, ốm yếu của mỗi người, nhất là những người được xả cùm từ xà lim ra. Chúng tôi trở về phân trại C dưới con mắt thiện cảm của phần đông anh em, nhưng số người đang là chức sắc trong hàng đội trưởng, thi đua, trật tự tỏ ra dè dặt, có người c̣n ác cảm nữa.

 

Nhiều người cũng không muốn hỏi han gần gũi v́ sợ bị quy vào tội liên hệ với các “phần tử xấu”. Những người bị kỷ luật cũng lần lượt được ra khỏi xà lim và cho về nhập chung vào đội kiên giam. Đội kiên giam trở về phân trại C được đặt tên là Đội số 9. Người quản giáo mới nhận việc có lẽ chưa nắm vững t́nh h́nh nhân sự, chưa được “báo cáo” nên cử tôi làm một trong hai tổ trưởng. Ngày “ra quân” đầu tiên tôi có nhiệm vụ đi lấy dụng cụ cuốc cào phát cho từng người. Tôi đ̣i phải có thêm hai người đi khuân vác, một ḿnh tôi không vác hết nổi. Đội trưởng cử thêm một người, Hồ Đắc D. Anh này tỏ ra khó chịu, miệng càu nhàu “Chỉ có sáu bảy cái cuốc mà cũng hai người”. Tôi cứ tưởng vẫn như anh em lúc trong pḥng kiên giam, nên tỏ ra thân mật: – “Th́ tội ǵ mà è cổ ra một ḿnh vác bảy cái cuốc một lúc”.

 

Hiện trường lao động hôm đó là một khu đất hoang, cỏ mọc cao tới gần đầu gối. Loại cỏ ngủ chằng chịt những gai, cũng c̣n gọi là cỏ hoa mười giờ, hoa mắc cỡ. Tôi bảo anh em giàn hàng ngang “tiến quân”. Tôi nói nhỏ với mấy người “cứ nhởn nha thong thả, c̣n năm dài tháng rộng”. Sau hai tiếng đồng hồ, có người đă cuốc được một khoảng khá xa, tiến trồi lên trước, có người c̣n thụt lại sau. Hồ Đắc D. đă cuốc xong một vạt tiến thẳng đến cuối bờ đối diện. Anh bỏ cuốc xuống quay lại sừng sộ với tôi:

–“Tại sao anh không chia chỉ tiêu ra cho từng người. Anh có thấy có người lười biếng không chịu làm, chừa lại cho người khác không”.

 

Tôi trả lời:

–“Anh có sức bao nhiêu làm bấy nhiêu. Đa số anh em sức khỏe yếu, cứ để họ làm theo sức. C̣n dài dài mà Dũng”.

 

Công việc thay đổi từng ngày. Hôm đi phát hoang, hôm đi đào mương, hôm đi hốt bùn ao thả sen. Hai tuần lễ sau, một buổi tối sau khi vào buồng, đội trưởng tuyên bố “hôm nay cán bộ quản giáo ra lệnh họp kiểm điểm”. Thực chất của buổi họp là do đội trưởng Phan thế Đẳng với ba người “đệ tử” trong một nhóm ăn chung báo cáo và đề nghị quản giáo. Ngoài đội trưởng, thư kư, có bốn người thay phiên nhau nhắm vào hai đối tượng là anh Phan Văn Lân (Th/ Tá Bộ TL/CSQG) và tôi. Đây là một cuộc đấu tố mà đối tượng và người đứng ra “thẳng tay vạch mặt tố cáo” đều là tù. Người cộng sản đă dùng miếng ăn để mượn tay người tù khống chế người tù. Đó là một chủ trương đúng theo chính sách “lấy tù trị tù”. Cả hai “bị cáo”, anh Phan Văn Lân và tôi bị tố là có tư tưởng chống đối, cố t́nh chây lười lao động, có lời nói và việc làm tác động xấu lên người khác.

 

Riêng tôi c̣n bị tố cản trở những người khác muốn lao động và cải tạo tiến bộ trong vai tṛ tổ trưởng. Bốn người thay phiên nhau quần thảo chúng tôi là Nguyễn Công L., Hồ Đắc D., Vơ Duy Q., và Nguyễn Tường Q. Anh bạn Nguyễn Tường Q. là SV ban Toán Lư Hóa, đại học Khoa Học, trước 1975 dạy môn Lư Hóa lớp 11 tại TT/GDTN/TMG mà tôi là Giám đốc Học Vụ, từng phát lương cho anh. Ngày tôi biệt phái về dân chính gặp lại Q. cùng cơ quan. Cùng vào tù với nhau, lại “có duyên” ở chung một pḥng giam.

 

Do đề nghị của bốn người này chủ tọa lấy biểu quyết cách chức tổ trưởng, hạ phần ăn của tôi và anh Phan Văn Lân xuống mức C. Đội trưởng Phan Thế Đẳng hỏi “ai đồng ư giơ tay lên”, rồi đi nh́n mặt từng người để đếm nên đa số “nể mặt đội trưởng”, giơ tay tán thành, trừ mười một (11) người. Buổi kiểm điểm chấm dứt sau 11 giờ đêm. Hôm sau Nguyễn Tường Q. và Hồ Đắc D. được cử làm tổ trưởng. Tôi được đặt dưới sự “săn sóc” của Nguyễn Tường Q.

 

T́nh trạng sức khỏe của tôi trở nên tệ hơn. Tôi bị đau thần kinh tọa, mỗi khi cử động mạnh hay bước nhanh là bị nhức nơi khớp xương bàn tọa và khớp xương đầu gối. Tôi vẫn phải đi lao động hàng ngày. Tôi bước đi cà thọt như người bị tật. Nhiều anh em gọi tôi là “con vịt què”. Một sáng chủ nhật lao động XHCN, “tṛ chơi” này do Ban Thi Đua bày ra, cả trại kéo ra đồng. Đội 9 đi đào đất đắp bờ ruộng. Người quản giáo thấy tôi đau chân lại gần bảo tôi:

- Anh đau chân th́ đứng trên bờ.

 

Đứng trên bờ nhưng vẫn phải bâng những khối đất chuyền tay nhau từ đầu hàng đến cuối.

 

Q. Tổ trưởng lại nh́n tôi ra chiều “thân ái”, gằn giọng:

– Anh bước xuống ruộng.

 

Tôi nói “cán bộ quản giáo cho tôi đứng trên bờ v́ chân tôi đau”.

Q. nh́n vào tôi “thân mật” hơn:

- Người nào cũng đau như anh th́ lấy ai làm việc.

 

Rồi nhắc lại lần thứ hai, giọng gay gắt như ra lệnh:

– “Anh bước xuống ruộng, xuống đứng chỗ này”.

 

Tôi có thể đứng trên bờ v́ đă được quản giáo cho phép, mặc dù là tôi không hề xin, nhưng tôi bước xuống ruộng với ư nghĩ để những người khác trong đội nh́n thấy cách “đối xử” của Q. với bạn... tù.

 

Khi bị hạ khẩu phần xuống mức ăn C, tôi vui hơn là buồn, v́ điều đó làm cho tôi an tâm về thái độ chọn lựa khó khăn mà tôi đă làm, được “kết quả mức ăn C”. Tôi và anh Phan V. Lân cứ tỉnh như không có chuyện ǵ, vẫn như b́nh thường từ trước đó. Nhưng về lâu về dài biện pháp hạ mức ăn rất có tác dụng làm chết người.

 

Có ba mức ăn được áp dụng: Mức A ba chén cơm gạt ngang miệng chén, dành cho người có thành tích. Mức B hai chén cho những người vô thưởng vô phạt, mức C một chén. So với mức B, người ăn mức C bị bớt đi mỗi bữa ăn một chén cơm. Nếu hưởng mức C chỉ trong một hai tuần, hay cùng lắm trong một tháng, tác dụng trừng phạt ấy không đến nỗi ǵ, nhưng kéo dài trên ba, bốn tháng, mỗi ngày bị bớt đi hai chén, mỗi tháng cơ thể mất đi 60 chén cơm, sức khỏe suy sụp trông thấy. Việc thăm nuôi tiếp tế của gia đ́nh trong trường hợp này là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, không phải có gia đ́nh đến thăm là được gặp, được nhận quà. Nếu đang bị kỷ luật cùm trong xà lim, người nhà sẽ bị dứt khoát từ chối cho gặp và không cho gửi quà lại. Nếu bị kỷ luật mức độ thấp như trường hợp của tôi, tùy theo quản giáo đề nghị cho gặp hay không.

 

Từ ngày ra khỏi pḥng kiên giam, chuyển về trại C, chúng tôi bị quần thảo bằng h́nh thức lao động trừng giới. Tất cả mọi công việc nặng nhọc khó khăn đều giao cho đội chúng tôi. Người ta c̣n bày ra những công việc để hành hạ hơn là lao động có lợi ích. Vào mùa đông, mỗi buổi sáng chúng tôi được giao công việc lội xuống một cái đầm, nước đến ngang bụng, chỉ có vài cụm sen loe ngoe, phân heo nổi lềnh bềnh, cả đám lội xuống hốt bùn ném lên bờ, bùn được ném lên lại trôi xuống và cứ tiếp tục như vậy hết ngày này sang ngày khác. Đến một hôm một anh trong đội – anh Nguyễn Phan Phát nói với quản giáo:

– “Cán bộ ạ, kiếm công việc ǵ khác cho chúng tôi làm, c̣n lao động kiểu để trả thù này trẻ con quá”.

 

Không ngờ lời đề nghị cũng là cách lên án đó lại được lắng nghe. Chúng tôi không c̣n phải ngụp lặn dưới cái đầm nước đầy phân heo ấy nữa. Thời gian sau đó chúng tôi được phân chia khiêng đất đắp bờ, thay trâu cày xới ruộng nước.

 


Song Nhị

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính