Tàu cộng dùng tiền tệ để “nuốt” Việt Nam

 

Quê Hương

 

 

 

 

Ngày 28/8/2018 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư số 19/2018/TT-NHNN (gọi tắc là Thông tư 19) cho phép cư dân vùng biên giới Việt Nam- Trung Quốc có thể dùng tiền Việt Nam Đồng (VND) hoặc Nhân dânTệ (CNY) trong thanh tóan hàng hóa, dịch vụ. Vậy là giới quan tâm hiện t́nh Việt Nam một lần nữa lại phải lao vào cuộc chiến bảo vệ chủ quyền, lần này là cuộc chiến bảo vệ tiền tệ…

 

Theo giới quan tâm hiện t́nh Việt Nam nói chung mà cụ thể ở đây là những thành viên của CLB Lê Hiếu Đằng và nhóm Lăo Mà Chưa An cho biết, vụ việc bắt nguồn từ ngày 12/9/2016 tại Bắc Kinh, Hiệp định thương mại biên giới giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc, do Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Thương mại Cao Hổ Thành kư trong đó Điều 8 quy định thanh toán bằng VND hay CNY, hay ngoại tệ chuyển đổi cho thương mại biên giới Việt Nam- Trung Quốc. Ngày 28/8/2018, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đă cụ thể hoá Điều 8 của Hiệp định thương mại biên giới Việt-Trung nói trên bằng Thông tư số 19.

 

C̣n theo báo đài Nhà nước Việt Nam cho biết, căn cứ vào nội dung của Thông tư 19 th́ kể từ ngày 12/10/2018, thương nhân, cư dân biên giới Việt Nam, thương nhân, cư dân biên giới Trung Quốc có hoạt động thương mại biên giới Việt Nam – Trung Quốc có thể dùng ngoại tệ tự do chuyển đổi, VND hoặc CNY trong thanh toán hàng hóa, dịch vụ…với 3 phương thức thanh toán gồm:

 

- Thứ nhất, thanh toán qua ngân hàng qua các chi nhánh ngân hàng biên giới của hai nước việt-Trung.

 

- Thứ hai, thanh toán bằng VND tiền mặt hoặc CNY tiền mặt.

 

- Thứ ba, thanh toán phần chênh lệch trong giao dịch bù trừ hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ của thương nhân.

 

Ngay sau Thông tư 19 được các báo đài Việt Nam thông tin th́ lập tức các thành viên của CLB Lê Hiếu Đằng và nhóm Lăo Mà Chưa An vào ngày 31/8 đă ra tuyên bố “về quy định cho phép sử dụng Nhân dân Tệ”. Theo đó, tuyên bố nêu việc Thông tư 19 cho phép sử dụng ngoại tệ tự do chuyển đổi VND hoặc CNY trong thanh toán bằng tiền mặt và qua ngân hàng trong các hoạt động thương mại ở hai bên biên giới Việt-Trung kéo dài trên 1450 km sẽ có những hệ quả nhăn tiền và khôn lường đối với chủ quyền tiền tệ của Việt Nam, có thể dẫn đến việc Nhân dân tệ hoá nền kinh tế Việt Nam. Bởi lẽ nền kinh tế Việt Nam một thời đă bị Đô la hoá, vàng hoá và đă mất rất nhiều công sức, tiền bạc để xoá bỏ. Với Thông tư 19, Ngân hàng Nhà Nước đă mở đường cho việc Nhân dân tệ hoá nền kinh tế Việt Nam, một việc mà lẽ ra Ngân hàng Nhà nước phải chống như đă chống đô-la hoá và vàng hoá.

 

Tiếp nữa, tuyên bố nêu việc sử dụng Nhân dân tệ trong giao thương, dù giới hạn ở khu vực biên giới Việt-Trung đă vi phạm nguyên tắc chủ quyền tiền tệ. Bởi theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam quy định trên lănh thổ Việt Nam chỉ được thanh toán bằng đồng tiền VND, nay tạo tiền lệ nguy hiểm về sự tồn tại mặc nhiên hai đơn vị tiền tệ song hành trên lănh thổ Việt Nam. Đây c̣n là hành động xâm lấn và xâm phạm chủ quyền tiền tệ của Việt Nam, vô cùng nguy hại cho an ninh quốc gia.

 

Trước t́nh h́nh nghiêm trọng, các thành viên của CLB Lê Hiếu Đằng và nhóm Lăo Mà Chưa An cùng các cá nhân và tổ chức xă hội dân sự đồng ḷng kư tên và tuyên bố:

 

-Thứ nhất, kịch liệt phản đối Thông tư số 19/2018/TT-NHNN (gọi tắc là Thông tư 19).

 

-Thứ hai, yêu cầu Bộ Tư pháp, Chính phủ ngay lập tức hủy bỏ Thông tư 19 v́ quyền lợi của đất nước và dân tộc.

 

-Thứ ba, truy xét trách nhiệm của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ông Lê Minh Hưng và mọi quan chức có liên quan đến việc soạn thảo và ban hành Thông tư 19, một văn bản vi phạm chủ quyền tiền tệ quốc gia của Việt Nam và có thể gây ra những hậu quả khôn lường.

 

Đồng thời qua đây người viết nhận thấy, từ mấy chục năm nay nền kinh tế Việt Nam vốn phụ thuộc quá lớn vào nền kinh tế Trung Quốc, căn cứ vào những nội dung quy định tại Thông tư 19 cho phép thương nhân, cư dân biên giới Việt Nam, thương nhân, cư dân biên giới Trung Quốc có hoạt động thương mại biên giới Việt Nam – Trung Quốc có thể dùng ngoại tệ tự do chuyển đổi, VND hoặc CNY trong thanh toán hàng hóa, dịch vụ…sẽ dễ dẫn đến việc Trung Quốc đẩy mạnh hơn nữa hoạt động hàng hóa xâm nhập sâu hơn vào nội địa Việt Nam từ những thuận lợi về tự do thanh toán tiền tệ, từ đó Việt Nam sẽ gặp thêm nhiều khó khăn không chỉ về mặt kinh tế mà c̣n về mặt tài chính bởi lẽ xét thị trường tiền tệ th́ VND yếu thế, giá trị nhỏ hơn CNY nên người dân sẽ nghiêng phần nhiều về việc sử dụng đồng CNY.

 

Theo phân tích của chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, hiện nay Việt Nam đang nhập siêu rất nặng từ Trung Quốc. Nếu thanh toán bằng những đồng tiền khác th́ Việt Nam c̣n có hy vọng để trả cho Trung Quốc, ví dụ Việt Nam có thể kiếm được đồng USD từ việc xuất cảng sang Hoa Kỳ, Nhật Bản…nhưng nếu chỉ thanh toán bằng đồng Nhân dân Tệ th́ Việt Nam chỉ có một cách là vay của Ngân hàng Trung Quốc, tức là ngoài nhập siêu, Việt Nam c̣n phụ thuộc thêm về mặt tài chính đối với Trung Quốc và đây là điều rất đáng lo ngại, cần phải xem xét kỹ.

 

Như vậy là cùng với những vấn đề thời sự “nóng bỏng” ở Việt Nam hiện tại, giới quan tâm hiện t́nh Việt Nam nói chung một mặt vừa phải đấu tranh ngăn chặn dự thảo Luật Đặc khu liên quan đến chủ quyền lănh thổ quốc gia th́ nay phải đấu tranh thêm về chủ quyền tiền tệ quốc gia./.

 

 

Quê Hương

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính