Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm một đời v́ Nước v́ Dân

 

 

CHƯƠNG 1

 

THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP CỦA TỔNG THỐNG NGÔ Đ̀NH ĐIỆM

 

***********

 

Tôi không phải là thần thánh, tôi chỉ là một người b́nh thường, tôi chỉ biết thức khuya, dậy sớm làm việc, một ḷng hiến dâng đời tôi cho đất nước và dân.

 

TT Ngô Đ́nh Diệm

 

     Đôi ḍng tiểu sử

 

 

Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm sinh ngày 3/1/1901 tại làng Đại Phong, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng B́nh, con của Cụ Nhiếp Chánh Đại Thần Ngô Đ́nh Khả và cụ bà Phạm Thị Thân.

 

Tổng Thống là người con thứ Ba trong gia đ́nh có 6 trai và 3 gái.

 

Cụ cố Ngô Đ́nh Khả nổi danh là một vị khoa bảng xuất chúng. Thời đó, tại Việt Nam rất hiếm có người được hấp thụ cả hai nền giáo dục Đông và Tây, như cụ cố Ngô Đ́nh Khả.

 

Lúc thiếu thời, ông Diệm được theo học dưới sự dạy dỗ rèn cặp của một vị cha tinh thần, cũng nổi tiếng về kiến thức quảng bác, đức độ và ḷng yêu nước. Đó là Quận Công Nguyễn Hữu Bài, quan Thượng Thư dưới triều vua Duy Tân. Ngài là vị đại thần duy nhất chống lại việc người Pháp tham lam muốn đào ngôi mộ vua Tự Đức để lấy vàng bạc châu báu. V́ thế dân chúng miền Trung thời đó vô cùng cảm kích, ngưỡng mộ nên đă có câu truyền khẩu:“Đày vua không Khả. Đào mả không Bài”.

 

Ngoài sự hấp thụ những đức tính cao đẹp và ḷng yêu nước nồng nàn của thân phụ và nghĩa phụ, ông Diệm c̣n chịu ảnh hưởng sâu đậm của nền giáo dục Nho giáo và Thiên Chúa giáo. Thực vậy, nếu Nho giáo đă hun đúc ông Diệm thành một con người thanh liêm, tiết tháo và cương trực, th́ nền giáo dục Thiên Chúa giáo, đă đào tạo ông Diệm thành một con người đầy ḷng bác ái, vị tha và công chính. Về đường học vấn, lúc nhỏ ông theo học tại trường Pellerin Huế.

 

Năm 1913, lúc 12 tuổi, ông thi vào trường Quốc Học Huế. Đến năm 1917, lúc 16 tuổi, ông đỗ hạng thứ nh́ trong kỳ thi tốt nghiệp Trung Học. Năm 1918. Lúc mới 17 tuổi, ông đă được mời làm giáo sư Trường Quốc Tử Giám, một trường dành riêng cho con cháu các quan trong triều đ́nh.

 

Đến năm 1919 (18 tuổi), ông đủ tuổi để vào học trường Hậu Bổ, một trường tương tự như Học Viện Quốc Gia Hành Chánh sau này. Trong suốt ba năm học, ông luôn luôn là một sinh viên xuất sắc trong các ngành hành chánh, chính trị, luật pháp. Do đó ông đă tốt nghiệp thủ khoa. Năm 1923, lúc 22 tuổi, ông được bổ nhiệm làm Tri Huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên, rồi Tri Phủ Hải Lăng tỉnh Quảng Trị. Năm 1930 với thành tích tận tụy phục vụ đồng bào, ông được đề cử làm Tuần Vũ tỉnh B́nh Thuận, Phan Thiết, khi vừa tṛn 29 tuổi. Như đă nói trên, năm 1932, Hoàng Tử Vĩnh Thụy sau thời gian du học tại Pháp trở về nước, lên ngôi Hoàng Đế lấy hiệu Bảo Đại. Để thực hiện một cuộc cải tổ sâu rộng, nhà vua đă mời ông Ngô Đ́nh Diệm, lúc đó mới 31 tuổi, đang làm Tuần Vũ tỉnh Phan Thiết, đảm nhận chức vụ Thượng Thư Bộ Lại, một chức vụ đứng đầu Nội Các, tương đương Thủ Tướng ngày nay, và kiêm nhiệm chức Tổng Thư Kư Hội Đồng Hỗn Hợp PHÁP-VIỆT vào ngày 2/5/1933. Lúc đó ông Diệm vừa tṛn 32 tuổi. Với chức vụ quan trọng này, ông Diệm đề nghị thi hành các kế hoạch canh tân xứ sở, như băi bỏ hai chức Thống Sứ Bắc Kỳ và Khâm sứ Trung Kỳ, đồng thời sáp nhập hai kỳ Trung Bắc lại và bổ nhiệm một Thống Sứ cho cả hai miền, như cho phép Viện Dân Biểu được lo những vấn đề quốc sự giống như Quốc Hội. Những đề nghị của ông Diệm không được Toàn Quyền Pasquier chấp thuận. Ngày 12/7/ 1933, ông Diệm đệ đơn lên Hoàng Đế Bảo Đại xin từ chức. Việc từ quan của chí sĩ Ngô Đ́nh Diệm đă làm chấn động Triều Đ́nh Huế và Chính Phủ Pháp thời đó. Và 21 năm sau ông lại xuất hiện trên vơ đài chính trị đối địch với ông Hồ Chí Minh.

 

    Ngô Đ́nh Diệm về nước chấp chánh ngày 7/7/1954, được gọi Ngày Song Thất. Thời gian cầm quyền của TT Ngô Đ́nh Diệm vỏn vẹn chỉ có 9 năm (7/1954-11/1963). Nhưng báo chí CSVN tức Việt Cộng đă không ngừng đả kích với đủ ngôn từ thậm tệ. Không có ǵ đáng ngạc nhiên v́ tên tuổi nhân vật Ngô Đ́nh Diệm đă nổi bật từ hồi thập niên 30 thế kỷ trước vượt xa Hồ Chí Minh.

 

Về vườn nhưng cuộc sống không yên

 

Trong khi lui về dạy học, ông Diệm âm thầm nghiên cứu các sách vở và thường xuyên liên lạc với các nhà ái quốc như Cụ Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, Cụ Phan Bội Châu và những nhà ái quốc cách mạng chống Pháp, hiện đang hoạt động tại Nhật Bản và trong nước, để mưu cầu dành Độc Lập, Tự Do cho đất nước.

 

Đến năm 1939-1945, Toàn Quyền Đông Dương là Thủy Sư Đô Đốc Jean Decoux ra lệnh cho Khâm Sứ Trung Kỳ là Émile Grandjean, bắt ông Diệm đưa đi an trí tại Xieng-Khoang, Lào. Nhưng nhờ có ông Nguyễn Bá Mưu làm Thông Phán tại Ṭa Khâm Sứ biết được, đă vội vàng mật báo cho ông Diệm biết. Ông Diệm muốn trốn đi Phan Thiết, nhưng luôn bị Pháp truy lùng ráo riết, may nhờ có ông Trần Văn Dĩnh đang làm Hiến Binh cho Nhật, đă đưa ông Diệm vào Sàig̣n lánh nạn (Sau này khi ông Diệm chấp chánh, đă cử ông Dĩnh làm Tổng Lănh Sự tại Miến Điện, TùyViên Ṭa Đại Sứ rồi Xử Lư Thường Vụ Ṭa Đại Sứ VNCH tại Hoa Thịnh Đốn).

 

Lánh nạn ở Sàig̣n một thời gian, ông Diệm trở lại Huế để thăm mẹ già, và ông đă bị Việt Minh chặn bắt tại Tuy Ḥa. Ông bị Hồ Chí Minh đưa đi an trí tại Thái Nguyên. Nhưng sau đó nhờ giới Công giáo do Giám mục Lê Hữu Từ lên tiếng phản đối quyết liệt, buộc ḷng Hồ Chí Minh phải trả tự do cho ông, lại c̣n mời ông giữ chức Bộ Trưởng Nội Vụ. Nhưng ông Diệm cương quyết khước từ. (Theo Ngô Đ́nh Châu).

 

Tháng 7/1954, trận chiến Điện Biên Phủ đang trong giai đoạn quyết liệt giữa đôi bên Liên Quân Pháp-Việt và lực lượng Việt Minh CS. Hội nghị Genève đă khai mạc được gần 3 tháng, (từ 26/4/1954) nhằm mục đích ban đầu để bàn về vấn đề khôi phục ḥa b́nh tại Triều Tiên Đông Dương. Do vấn đề Triều Tiên không đạt được kết quả nên từ ngày 8/5/1954, vấn đề Đông Dương được đưa ra thảo luận. Trước t́nh h́nh nghiêm trọng khi Việt Minh đă chiến thắng trận Điện Biên Phủ, Quốc Trưởng Bảo Đại một lần nữa lại mời ông Ngô Đ́nh Diệm ra lập Chính Phủ thay thế Thủ Tướng Hoàng Thân Bửu Lộc. Ông Ngô Đ́nh Diệm đă nhận lời với điều kiện là trên cương vị Thủ Tướng Chính Phủ, ông phải được ủy nhiệm Toàn quyền. Bảo Đại chấp thuận. Ông về chấp chính ngày 7/7/1954.

 

Giai đoạn mới: đất nước Việt Nam bị chia đôi

 

Hiệp định Genève chia đôi đất nước VN thành 2 miền Nam Bắc, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới. Miền Bắc thuộc phe Việt Minh CS dưới danh nghĩa là VNDCCH dưới sự lănh đạo của ông Hồ Chí Minh. Miền Nam thuộc phe Quốc Gia VN đứng đầu là Quốc Trưởng Bảo Đại ủy nhiệm Toàn quyền cho Thủ Tướng Ngô Đ́nh Diệm.

 

Theo Hiệp định, đôi bên có thời gian 300 ngày phải di chuyển tất cả các cơ sở, dân sự cũng như quân sự của phe ḿnh về phía của ḿnh. Dân chúng cũng có thời hạn 300 ngày để di chuyển về phía ḿnh lựa chọn. Trong thời gian 300 ngày này, đôi bên phải tôn trọng quyền tự do đi lại và di chuyển của đôi bên cũng như của mọi người dân về bên họ đă chọn. Sau thời gian 2 năm (1956) sẽ có Tổng Tuyển Cử Thống Nhất đất nước. Tất cả những hoạt động của đôi bên luôn được Ủy Ban Quốc Tế Kiểm Soát Đ́nh Chiến giám sát.

 

Nguyên tắc là như thế, nhưng thực tế th́ khác:

 

      Việt Minh CS thay v́ tôn trọng tự do của người dân trong việc di chuyển, lại t́m đủ mọi cách, mọi thủ đoạn, kể cả vũ lực ra sức ngăn cản dân chúng Miền Bắc ồ ạt di cư vào Miền Nam Quốc Gia.

       

      Theo Hiệp Định, Lực lượng Việt Minh CS ở miền Nam phải rút hết về Miền Bắc. Thực tế chúng chỉ di chuyển một số đơn vị nổi. C̣n bao nhiêu cơ sở đảng bộ, cán binh, bộ đội... chúng ra lệnh chôn giấu vũ khí, rút vào bưng biền, vùng rừng núi và vùng nông thôn hẻo lánh chờ cơ hội vùng lên theo lệnh Đảng.

 

      Theo nhận định của nhiều giới, nếu t́nh h́nh VN cứ diễn tiến b́nh thường như thế mà không có ǵ thay đổi thời phe Việt Minh có hy vọng nắm phần thắng lợi nếu như có Tổng Tuyển Cử (1956).

 

Nhưng t́nh h́nh đă biến chuyển mau lẹ ở cả hai miền Nam Bắc.

 

Miền Bắc CS: Tuy mang danh nghĩa là chế độ VNDC CH, chính quyền phải tôn trọng quyền tự do của mọi người dân. Nhưng thực tế, Hồ Chí Minh và tập đoàn CS theo chủ nghĩa Mác Lê đă đi ngược lại nguyện vọng của người dân. Nhà nước VN mệnh danh là DCCH lại áp dụng chế độ độc tài Đảng trị. Hồ Chí Minh và tập đoàn CSVN thẳng tay dùng bạo lực để đàn áp dân chúng qua cái gọi là cuộc Cải Cách Ruộng Đất và Phong Trào Đấu Tố Địa Chủ dưới sự chỉ đạo của hai đàn anh Nga Sô và Trung Cộng. Chính Hồ Chí Minh sang tận Moscow nhận chỉ thị từ Stalin. Chính Hồ Chí Minh để cho Tướng Lă Quư Ba và đoàn Cố Vấn Trung Cộng đứng ra chỉ đạo Phong Trào Đấu Tố Địa Chủ. Chúng đặt ra các chỉ tiêu phải đấu tố giết hại bao nhiêu phần trăm dân chúng trong làng xă với mục đích là dùng bạo lực trấn áp dân chúng để tiến lên “xă hội chủ nghĩa”. Chúng đă giết hại khoảng 300 ngàn người dân vô tội. Trước sự đàn áp của Việt Minh CS, dân chúng vùng Quỳnh Lưu Nghệ An đă nổi lên chống đối. Chúng đưa bộ đội đến đàn áp dă man. Các Văn Nghệ Sĩ trong Nhóm Nhân Văn Giai Phẩm đ̣i quyền tự do sáng tác, liền bị đàn áp thẳng tay. Cuộc sống của dân chúng Miền Bắc bị cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Dân chúng tuyệt đối không được nghe các đài phát thanh bên ngoài, của VNCH cũng như các đài của thế giới Tự Do, đài BBC, đài VOA...

 

Miền Nam Quốc Gia: Khi Thủ Tướng Ngô Đ́nh Diệm về chấp chánh th́ t́nh h́nh thật vô cùng rối ren, lộn xộn.

 

Theo Hiệp Định Genève 1954, cả hai bên có thời hạn 300 ngày để di chuyển cơ sở và nhân sự của ḿnh về miền đă được quy định. Những người dân miền Bắc không chấp nhận chủ nghĩa CS đă tạo nên một Phong Trào Di Cư vĩ đại. Gần một triệu người đă bỏ nhà cửa ruộng vườn ồ ạt di cư vào Nam. Giá như thời hạn cho thêm 100 ngày nữa thời số người di cư vào Nam chắc chắn c̣n tăng lên gấp bội. Chính phủ Ngô Đ́nh Diệm chân ướt chân ráo phải lo đủ chuyện. Ngoài công việc cấp tốc phải lo tiếp đón, lo định cư cho khối lượng đồng bào di cư, chính phủ phải lo ổn định t́nh h́nh, bảo vệ an ninh, xây dựng lại các cơ sở hành chánh, quân sự, an ninh v.v... Trách nhiệm của Thủ Tướng Ngô Đ́nh Diệm và tân chính phủ quả thật là nặng nề. Nhiều người đă tỏ ra bi quan, thầm nghĩ rằng chính phủ này khó ḷng tồn tại được 6 tháng. Vậy mà chính phủ Ngô Đ́nh Diệm đă vượt qua được cơn thử thách tưởng chừng như một phép lạ.

 

Chính Thủ Tướng Ngô Đ́nh Diệm, trong Bản Tuyên Cáo ngày 26/10/1955 thành lập chế độ Cộng Ḥa và chọn ngày này là ngày Quốc Khánh với sự ra đời của Bản Hiến Pháp. Vậy làm thế nào Chính phủ Ngô Đ́nh Diệm đă đạt được những thành quả ấy?

 

Trước hết, chính phủ Ngô Đ́nh Diệm lo việc ổn định t́nh h́nh, thống nhất các lực lượng bằng việc kêu gọi các giáo phái về hợp tác với chính phủ để xây dựng một Quân Đội Quốc Gia thống nhất. Phần lớn các giáo phái đă về hợp tác. Một số phần tử ngoan cố như Bảy Viễn, Lê Quang Vinh tự Ba Cụt đă bị quân chính phủ dẹp tan qua các chiến dịch Nguyễn Huệ, chiến dịch Thoại Ngọc Hầu v.v...

 

Nói tóm lại, trong hai năm trời (1954-1956), Miền Nam Quốc Gia dưới sự lănh đạo của TT Ngô Đ́nh Diệm đă làm được những việc phi thường: đưa được gần một triệu đồng bào di cư từ Bắc vào Nam, giúp đỡ cho có nơi ăn chốn ở, tạo công ăn việc làm, dẹp tan các giáo phái, thống nhất lực lượng quốc gia, thành lập chế độ Cộng Ḥa, đẩy mạnh Phong Trào Tố Cộng, khởi sự xây dựng các Dinh Điền và những Khu Trù Mật làm cho đời sống nhân dân Miền Nam vững mạnh và sung túc.

 

 

  

Hà Nội phản ứng thế nào trước sự lớn mạnh của Miền Nam?

 

Trước một Miền Nam lớn mạnh với danh xưng là VN CH có đầy đủ các cơ chế hiến định, một bộ máy hành chánh quy mô, một quân đội thống nhất, dân chúng từ Cà Mau tới Bến Hải có cuộc sống an b́nh, sung túc và uy tín ngoại giao mỗi ngày một tăng lên khiến Hà Nội lo sợ. Vả lại, khi thấy Hà Nội ra sức đàn áp dân chúng qua Phong Trào Đấu Tố và Cải Cách Ruộng Đất cũng như đàn áp, tước đoạt quyền tự do ngôn luận, tự do tư tưởng của các Văn Nghệ Sĩ trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm, Chính phủ VNCH đă tuyên bố tẩy chay cuộc Tổng Tuyển Cử năm 1956 qua Tuyên Cáo:“Nếu nhà cầm quyền Hà Nội muốn hiệp thương, muốn thống nhất thời phải tôn trọng quyền tự do của người dân, hăy để cho cho họ được tự do di cư vào Nam”. Biết rằng bao dự tính và âm mưu thực hiện không được nên Hà Nội trở lại con đường bạo lực gây chiến tranh xâm lược Miền Nam. Thực tế là trước Phong Trào Tố Cộng do chính phủ VNCH phát động đă tiêu diệt được hầu hết các cơ sở nằm vùng của Việt Cộng. Có thể nói 95% cơ sở nằm vùng bị phát hiện. Hàng chục ngàn cán binh bị bắt. Và cũng có hàng chục ngàn cán binh ra đầu thú xin trở về Chính Nghĩa Quốc Gia. Ngoài việc phá vỡ các cơ sở nằm vùng, cơ quan an ninh t́nh báo của VNCH đă phát hiện ra các ổ t́nh báo, gián điệp của CS gài ở Miền Nam. Bao nhiêu cơ sở của Việt Cộng bị phát hiện. Hầu hết các cơ sở nằm vùng của Việt Cộng ở Miền Nam bị lực lượng an ninh của chính phủ VNCH tiêu diệt nên Hà Nội theo lệnh của hai đàn anh Nga Sô và Trung Cộng phát động chiêu bài chiến tranh giải phóng. Chúng liền tung ra cái gọi là MTDTGPMN (1960) và phát động chiến tranh du kích. Chính phủ VNCH quyết liệt đối phó bằng mọi biện pháp quân sự nhằm dẹp tan các vụ nội loạn, khủng bố, đồng thời ngăn chặn con đường đưa bộ độ xâm nhập Miền Nam qua ngả Lào.

 

Về mặt ngoại giao, chính phủ VNCH công bố Bạch Thư tố cáo Hà Nội vi phạm Hiệp Định Genève và MTDTGP MN chỉ là công cụ bù nh́n của Hà Nội dựng nên nhằm xâm lăng Miền Nam. Hai thành viên của Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đ́nh Chiến là Canada và Ấn Độ công nhận Bạch thư của VNCH là chính đáng. Riêng Ba Lan là nước CS th́ không. Nhưng đa số 2/3 đă nói lên chính nghĩa của VNCH.

 

CSVN càng gia tăng phá hoại thời VNCH càng cương quyết diệt trừ. Năm 1961, Quốc sách Ấp Chiến Lược ra đời. Chỉ sau 2 năm thực thi, t́nh h́nh an ninh đă khả quan. Tiếc rằng khi chính phủ Hoa Kỳ do Đảng Dân Chủ lên cầm quyền th́ quan hệ đôi bên lại đi vào chiều hướng mới. Chính quyền Kennedy muốn thực hiện giải pháp “trung lập hóa Ai Lao” và dành quyền chỉ đạo chiến tranh nên đă gây áp lực với chính quyền VNCH phải cho họ đem quân vào VN. Bị VNCH phản đối, chính quyền Kennedy, liền t́m đủ cách thực hiện cuộc đảo chánh 1/11/1963, sát hại TT Ngô Đ́nh Diệm và CV Ngô Đ́nh Nhu khiến VNCH đi vào vũng lầy bi thảm. Giới lănh đạo mới bất lực, chỉ lo tranh chấp và tham nhũng. Quốc sách Ấp Chiến Lược bị Dương Văn Minh ra lệnh phá bỏ tạo cơ hội cho Việt Cộng nằm vùng sống lại. An ninh nguy ngập. Ngày 22/11/1963, TT Kenne-dy bị ám sát sau đúng ba tuần đảo chánh tại VN. T́nh h́nh Miền Nam mỗi ngày một suy sụp. Mỹ vội đem nửa triệu quân vào VN, nắm quyền lănh đạo cuộc chiến. VNCH chỉ c̣n đóng vai tṛ phụ. Nhưng khi đă thực hiện được mục tiêu chiến lược toàn cầu th́ Mỹ vội rút đi để mặc cho VNCH chiến đấu đơn độc, không viện trợ vũ khí đạn dược nên bị Cộng quân tấn chiếm dễ dàng. Rơ ràng ngày quốc hận 30/4/1975 là kết quả đương nhiên của cuộc đảo chánh ngày 1/11/1963.

 

Nh́n lại ngày đau thương của dân tộc từ 47 năm trước với bao biến cố xẩy ra theo ḍng thời gian, mỗi người chúng ta không khỏi ngậm ngùi cho số phận một dân tộc đă chịu quá nhiều đau khổ về chiến tranh mà hậu quả vẫn c̣n di hại đến ngày hôm nay. Trong khi các quốc gia khác cùng hoàn cảnh đói nghèo như VN vào thời điểm 47 năm trước,   nay đă trở thành những Con Rồng Kinh Tế Á Châu, thời VN dưới chế độ CS vẫn c̣n là nước chậm tiến, đói nghèo, lạc hậu thua xa các nước trong vùng như Đại Hàn, Đài Loan, Thái Lan, Hong Kong, Singapore và Nhật Bản.

 

Ngụy quyền CS Hà Nội huênh hoang gọi ngày 30/4/ 1975 là ngày Thống Nhất đất nước, sẽ đưa đất nước lên chủ nghĩa xă hội phồn vinh! Thực chất chỉ toàn là ảo tưởng và bịp bợm láo khoét v́ chúng đă thẳng tay:

     Áp đặt chế độ độc tài dựa vào chủ nghĩa Mác Lê phi nhân và phi dân tộc.

 

     Tước đoạt mọi quyền tự do căn bản của người dân.

 

     Thực hiện kinh tế chỉ huy bằng nền kinh tế quốc doanh, đánh tư sản mại bản, ngu dân và bần cùng hóa nhân dân theo đúng chủ trương “Trí phú địa hào, đào tận gốc trốc tận rễ” như ở Miền Bắc từ thập niên 50 đưa đất nước lâm vào cảnh nghèo đói.

 

      Trả thù Dân Quân Cán Chính VNCH bằng cách đưa vào các trại tù mệnh danh là học tập cải tạo, không thực tâm ḥa hợp, ḥa giải dân tộc như chúng tuyên truyền.

 

     Hủy diệt văn hóa dân tộc, đề cao văn hóa vô sản dựa trên đấu tranh giai cấp.

        

       Chính sách dùng người “hồng hơn chuyên” không động viên được tiềm năng và sức mạnh của toàn dân.

 

Những chủ trương nói trên đưa đến hệ quả thảm hại khôn lường: một nước VN vẫn đói nghèo lạc hậu, không sao ngóc đầu lên được! Trước sự oán than của dân chúng, và nhất là chứng kiến những xáo trộn bao năm qua và nhất là sự sụp đổ thê thảm của chủ nghĩa CS tại Đông Âu lan cả sang Đông Đức và Nga Sô (1989-1991), ngụy quyền Hà Nội vội bám theo quan thầy Trung Cộng kẻ thù truyền kiếp của dân tộc VN, để đổi mới bằng cái gọi là “Kinh tế thị  trường theo định hướng xă hội chủ nghĩa”, một thứ chủ trương “đầu Ngô ḿnh Sở” nhằm mục đích bảo vệ quyền hành và địa vị cho phe nhóm.

 

Vơ Văn Kiệt, Thủ Tướng Việt Cộng, là dân Miền Nam nên ít nhiều hiểu rơ thực trạng, đă phải nhắm mắt (bỏ qua Đảng) thực hiện chủ trương mở rộng, cho dân chúng phần nào được tự do làm ăn, kinh doanh qua cái gọi là “khóan sản phẩm” để cứu văn t́nh h́nh đă phải thừa nhận:“Ngày 30/4, có triệu người vui, có triệu người buồn”.

 

Hệ quả của ngày 30/4/1975

 

Ngày 30/4/1975 là ngày tạm gọi là thống nhất, cả nước VN bị đặt hoàn toàn dưới ách thống trị của CS. Đáng lư ra, nếu đúng như giọng điệu tuyên truyền của Việt Cộng thời đây là cơ hội ngàn vàng để thực hiện tinh thần ḥa giải, tạo ra sức mạnh, tạo cho mọi người dân có cơ hội đóng góp công sức vào việc hàn gắn vết thương, xây dựng và phát triển đất nước.Thực tế, thống nhất được đất nước mà không thống nhất được ḷng dân.Cái gọi là nhà nước CHXHCN VN xây dựng trên nền tảng Mác Lê, và được lănh đạo bởi một đảng độc tài chuyên chính thời VN đói nghèo và lạc hậu là chuyện đương nhiên. Cho nên khi chứng kiến thực trạng bi thảm, nghèo đói, èo ọt... của đất nước suốt từ Bắc chí Nam kể từ ngày 30/4/ 1975, người ta đă đưa ra một nhận định hữu lư: Ngày 30/4/1975, kẻ thắng người thua đều thất bại:

 

     CSVN thắng về quân sự nhưng thất bại trong việc xây dựng đất nước dù có đủ điều kiện để xây dựng và phát triển. Thực chất CSVN chỉ giỏi phá hoại! Cả một tập đoàn từ lớn tới nhỏ không ai bảo ai tự động đi theo một chủ trương mới “từ CS biến thành Cộng hưởng” và tạo thành giai cấp Tư Bản Đỏ.

      

Đối ngoại c̣n tệ hại hơn nữa, nhất là đối với Tầu Cộng, cho Tầu Cộng vào khắp ba miền khai thác, thuê đất trồng cây kỹ nghệ 50 năm, cho Tầu khai thác Vũng Áng và khai thác mỏ Bô-Xít ở Tân Rai, Tây nguyên, cho dân Tầu ra vào tự do buôn bán, thuê đất mua nhà, mở phố chợ, lấy vợ gả chồng, đẻ con, tự do làm ăn không bị kiểm soát. Cho Tầu Cộng ưu tiên khai thác ba Đặc khu: Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc với 99 năm thuê đất. Với những hành động khiếp nhược đê hèn như vậy cho thấy tập đoàn Hà Nội hiện nguyên h́nh là bọn Việt gian bán nước.

 

      VNCH thua v́ không giữ được Miền Nam Tự Do. Đúng! Nhưng suốt trên hai chục năm (1954-1975), VNCH đă bảo tồn và phát huy được nền Văn hóa Dân tộc. Đó là một thắng lợi lớn lao về văn hóa.

 

Suốt hơn hai chục năm đó, VNCH đă xây dựng được một nền dân chủ, tự do lành mạnh, tuy chưa hoàn hảo nhưng cũng đă đem lại hạnh phúc tự do no ấm cho người dân đồng thời tạo được uy tín và sự kính nể trên trường quốc tế. Chế độ VNCH đă xây dựng được nền giáo dục lành mạnh dựa trên ba chủ trương: nhân bản, khai phóng và dân tộc, bảo tồn và phát huy được nền văn hóa dân tộc rực rỡ vượt hẳn chế độ CS miền Bắc. Bao nhiêu tác phẩm văn học nghệ thuật mà ngụy quyền CS Hà Nội cho là đồi trụy, ủy mị của nhóm Tự Lực Văn Đoàn hay của các nhà văn tiền chiến như Đào Duy Anh, Vũ Ngọc Phan, Xuân Diệu, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Hồ Dzếnh, Huy Cận, Nguyễn Công Hoan, Tô Hoài, Ngô Tất Tố, Bùi Hiển, và một số tác phẩm của Nhóm Nhân Văn Giai Phẩm v.v... đều được chế độ VNVH ở Miền Nam trân trọng, cho tái bản và cho vào chương tŕnh giáo dục để các học sinh, sinh viên học hỏi. Ngay tác phẩm của một số các nhà văn, nhà thơ tiền chiến c̣n ở Miền Bắc đă gia nhập Đảng CS vẫn được Miền Namtrân trọng v́ giá trị văn học và lịch sử. Những nhà văn này chẳng qua v́ miếng cơm manh áo họ đă phải mang thân phận “bồi bút”. Rơ ràng nhất là những nhà văn nổi tiếng ở Miền Bắc có sáng tác được những tác phẩm độc đáo như khi họ c̣n sống trong thời tiền chiến hay không? Tuyệt nhiên là không. V́ sống trong chế độ độc tài, bị tước đoạt hết quyền tự do nên khả năng sáng tác của họ đă bị thui chột! Trái lại ở Miền Nam, dưới chế độ Cộng Ḥa, mọi người được tự do sáng tác. Ngay những kẻ “ăn cơm quốc gia, thờ ma Việt Cộng” điển h́nh như học giả Nguyễn Hiến Lê đă biên soạn được hơn 100 tác phẩm. Giả sử Nguyễn Hiến Lê sống ở Miền Bắc dưới chế độ CS thời ông có thể thoải mái ngồi đọc, viết và xuất bản như ở Miền Nam hay không? Chắc chắn là không và số phận của ông chắc chắn cũng không hơn ǵ Đào Duy Anh, Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo!

 

Sau khi tấn chiếm được Miền Nam, CSBV phát động phong trào “bài trừ văn hóa đồi trụy” bằng việc hô hào, gom góp, tịch thu sách vở, văn hóa phẩm của Miền Nam đem đốt sạch! Vậy mà chỉ sau một thời gian thất bại ê chề, chúng vội vàng phải cởi trói, phải đổi mới!

 

Những ǵ CSBV đă kích VNCH với tất cả những ngôn từ tồi tệ và bỉ ổi nhất th́ nay lại tận t́nh khai thác đón nhận trở thành cái “mode” của thời đại. Cung cách đó của CS được mệnh danh là “mạnh chống mạnh chấp”, nhổ ra rồi lại liếm. CS càng chửi, càng chê, thời chúng lại càng ôm vào. Thực tế cho thấy, chủ trương cực đoan bảo thủ rặt mùi Mác Lê phi nhân và phi dân tộc không được dân chúng chấp nhận. Dân chúng cả nước hướng vể nền văn hóa, văn học, văn nghệ Dân Tộc mà chế độ Cộng Ḥa tại Miền Nam đă cương quyết bảo tồn và phát huy chống lại chủ nghĩa Mác Xít. Chưa nói đến tiến tŕnh dân chủ hóa đất nước theo đúng xu thế của văn minh nhân loại, Miền Nam đă đi trước miền Bắc cả vài thập niên.

 

Chế độ VNCH chỉ tồn tại được 21 năm tại Miền Nam. Nền móng chế độ là do TT Ngô Đ́nh Diệm xây dựng. Chế độ VNDCCH tại Miền Bắc là do Hồ Chí Minh và tập đoàn Việt Cộng dựng nên theo chỉ thị của CS Quốc Tế điển h́nh là hai đàn anh Nga Sô và Trung Cộng đă tồn tại trên 70 năm. Hai chế độ đó đối nghịch nhau và được biểu tượng bằng hai nhân vật Ngô Đ́nh Diệm và Hồ Chí Minh. Ngô Đ́nh Diệm một người tài ba, trong sạch, đạo đức, yêu nước thương dân, quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền cho Dân Tộc. Hồ Chí Minh và tập đoàn CSVN khi cam tâm làm tay sai cho Đệ Tam Quốc Tế (Nga Sô và Trung Cộng) rước tà thuyết Mác Lê vào, gây nên cuộc chiến bi thảm giết hại hàng chục triệu đồng bào, đă hiện nguyên h́nh là giặc ngoại xâm trá h́nh, hủy hoại đất nước và dân tộc.

 

 

(C̣n tiếp)

 

Phạm Quang Tŕnh

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính