Nhớ Quốc Hận 30 tháng Tư

 

Dưới mái trường trung học Chân Phước Liêm, một ngôi trường có nề nếp rất tốt được sự điều hành của các Linh mục, các Cha xứ ḍng Thánh Đa-Minh đáng kính, thế mà vào những ngày cuối của lớp 11B


Phạm Ngọc Ninh

 

 

Tháng tư 71: Nhớ về cội nguồn, từ đó ra đi


- Dưới mái trường trung học Chân Phước Liêm, một ngôi trường có nề nếp rất tốt được sự điều hành của các Linh mục, các Cha xứ ḍng Thánh Đa-Minh đáng kính, thế mà vào những ngày cuối của lớp 11B, niên khóa 70-71, tôi đă dừng lại việc học để đi vào quân ngũ th́ quả thật là liều lĩnh. Mà không liều lĩnh sao được, khi mà ước muốn của ḿnh đă trở thành hiện thực- Lính nghề, kỷ thuật KQ. Thêm nữa là được bay bỗng mới thú vị làm sao. Khi nộp đơn tôi có hỏi: Cơ phi là ǵ ? Th́ được ông Tr/S nhận hồ sơ ở cổng Phi Long, phi trường TSN, cho biết là: thợ máy đi bay đó, rồi ông ấy nhấn mạnh thêm: khi máy bay có trục trặc th́ phải leo ra ngoài mà sửa.



 

Úi trời! nhưng tôi cũng kịp nghĩ lại từ trước tới giờ có tin tức nào cho biết là có thợ máy bị rớt từ trên trời xuống đất đâu. Không sao, không sao nhé.

 

 

Tháng tư 72: Nhớ về bạn bè, trước lúc chia tay

 

- Bạn bè chúng tôi từ khắp nơi trên 4 vùng chiến thuật lại tụ hội về đây, khu huấn luyện quân sự – phi trường Biên Ḥa, đang trăi qua thời gian cuối của giai đoạn 2 QS, sau khi đă hoàn tất giai đoạn 1 QS, cũng như 2 giai đoạn huấn luyện chuyên môn trước đó.


Bây giờ đa số ai cũng có cái tên cúng cơm để mà gọi, có điều hết thảy đều được gọi với chữ Thằng , nhưng duy nhất có thằng Thể, Trần Minh Thể trưởng toán của tôi, khóa 4/71 CPTT lại được gọi là Chú, Chú Thọn. C̣n nhớ Phúc Chó, Phúc vịt đẹt, Quư mát, Lê trường đua, Hùng gà con, Hảo heo hầm, Nam toe toét, Chị Xuân, ….. Đầu tháng sau, tháng 5/1972 chúng tôi lần lượt lên Pḥng nhân viên của SĐ3KQ để bốc thăm về đơn vị mới. Tôi cứ nhớ măi thằng Thành lùn, Nguyễn Đại Thành, bốc được thăm xuống miền Tây, lại đổi cho bạn bè để đi Nha Trang, rồi lại đổi nữa để ra Đà Nẵng, và buồn thay hắn lại là đứa ra đi đầu tiên trong chiến dịch

 

Bastonge 1972, phía tây nam Huế, trong PHĐ gunship của Đ/U Trần Lê Tiến.

 

Bastogne – Pháo đội 175 ly khai hỏa

 

Tháng tư 73: Nhớ những ngày ḥa b́nh, thật mong manh

- Những phi vụ ḥa b́nh cho UBLHQS thực thi hiệp định Paristhật đầy cảm giác mới lạ. Tàu được sơn màu tươi mới với 4 sọc da cam, PHĐ trên UH-1 chỉ có 3 người, không có chức vụ gunner, không trang bị vũ khí kể cả vũ khí cá nhân, Hành khách là những quan chức với mũ cát-bi, nón cối lẫn lộn. Hành tŕnh phải hạ thấp cao độ, và ra vào vùng “nguy hiểm” với sự cảnh giác vốn có.
Được tiếp xúc trực tiếp với người bên kia chiến tuyến bằng ngôn từ chớ không phải bằng súng đạn. Những tưởng nền ḥa b́nh như hằng mong đợi đă đến với mọi người, nhưng thực tế c̣n khốc liệt hơn bao giờ hết. Vẫn có hy sinh trong các phi vụ ḥa b́nh này, như trường hợp của PĐ 237. Bất giác tôi nhận thấy ḥa b́nh mong manh quá. Chỉ có điều khoản về trao trả tù binh là được thi hành, nhưng cũng lắm chông gai cho người trở về của phe miền nam.

 

Trao trả tù binh năm 1973.

 

Tháng tư 74: Nhớ lần vượt qua biên giới


- Đă từng tham dự nhiều phi vụ hành quân qua biên giới cambodge trong thời gian đâu năm 72 ở vùng IV chiến thuật với lực lượng 44 BĐQ biên pḥng, xuất phát từ căn cứ Chi Lăng trong vùng Thất Sơn, từ Mộc Hóa qua Chi Phu, đến Neak Luong bên bờ sông Mekong. Mà giờ đây lại qua Cambodge yểm trợ cho LĐ 3 kỵ binh cùng LĐ 33 BĐQ đến tận phía đông nam thị trấn Chi Phu dọc theo biên giới để giải tỏa áp lực cho căn cứ Đức Huệ. Thuộc PHĐ gunship tôi đă thấy sự yểm trở hỏa lực cho thiết giáp khi họ đang cùng bộ binh tùng thiết tiến vào mục tiêu mới dữ dội và hiệu quả làm sao. Chiến dịch Đức Huệ đă chấm dứt vào những ngày cuối tháng 4 với tiền đồn Đức Huệ đă được giải tỏa hoàn toàn.

 

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu thăm căn cứ Đức Huệ

 

Tháng tư 75: Nhớ ngày kết thúc chiến tranh


- Từ Phù Cát vào ngày cuối tháng 3, trong PHĐ của Đ/U Hậu với con tàu mang số 000 tôi đă di tản khẩn cấp về Nha Trang. Hôm sau đầu tháng tư lại tiếp tục vào nam, về TSN, để rồi sáp nhập vào đơn vị mới PĐ 237 ở phi trường BH. Vẫn tiếp tục thi hành nhiệm vụ măi cho đến những ngày cuối cùng. Thật mệt mỏi, kinh hoàng…..



Và tháng Tư bây giờ

 

- Tôi cứ măi nhớ về những tháng tư ấy, tuy bước đường binh nghiệp của tôi rất ngắn nhưng nó đă để lại trong tôi những kỷ niệm khó quên.


- Xin tưởng nhớ đén những NT, bạn bè đă hy sinh trong cuộc chiến. Xin được sẻ chia những cảm nghĩ nhỏ nhoi đến những NT và bạn bè vẫn c̣n đang hiện hữu, để thấy chúng ta đă có một thời đáng để nhớ.

 

 

Phạm Ngọc Ninh 231-241

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính