Mời bạn đọc tìm hiểu về tiểu sử Tôi tớ Chúa ĐHY Fx. Nguyễn Văn Thuận

 

 

 

 

Ngày 16/9/2011, kỷ niệm 9 năm ngày giỗ của Tôi tớ Chúa ĐHY F.x Nguyễn Văn Thuận,

một chứng nhân của Giáo hội Công giáo Việt Nam thời Cộng sản.

 

 

Kỷ niệm ngày giỗ lần thứ 9 của ngài, tại TGP Sài Gòn, (nơi ngài đã từng được Tòa Thánh bổ nhiệm là TGM Phó TGP Sài Gòn với quyền kế vị) đã dâng Thánh lễ cầu nguyện cho ngài và công bố tiểu sử của ngài.

 

Thánh lễ giỗ do Đức cha phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Khảm chủ tế. Đồng tế với ngài có các linh mục Trưởng ban Mục vụ Ơn gọi, Trưởng ban Mục vụ Gia đình và linh mục phụ tá nhà thờ Chánh tòa Sài Gòn.

 

Để tìm hiểu thêm về một vị Tôi tớ Chúa của Giáo hội Việt Nam, Nữ Vương Công Lý xin trích một đoạn trong phần tiểu sử của ngài được website Tổng Giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh đưa lên mạng internet để độc giả tìm hiểu thêm về cuộc đời của ngài.

 

Cũng xin độc giả bổ sung những phần thiếu, thừa của bản tiểu sử của Tôi tớ Chúa Hồng Y Fx. Nguyễn Văn Thuận mà Tòa TGM TPHCM đã công bố, nhằm giúp cho TGP có bộ tiểu sử đầy đủ hơn về cuộc đời một cố TGM của Giáo phận.

 

 

 

 

 

 

Nữ Vương Công Lý

 

Ý kiến bạn đọc:

39 Responses to “Mời bạn đọc tìm hiểu về tiểu sử Tôi tớ Chúa ĐHY Fx. Nguyễn Văn Thuận”

 

Giu Se Phát says:

Sao không thấy nói Ngài bị CSVN và cái gọi là “UBĐKCG” TP. HCM (trong đó có LM. Huỳnh Công Minh) ngăn cản Ngài về Tổng GP TP. HCM? Đúng ra phải nói rõ như vậy để LM. Minh nhận ra lỗi lầm của mình mà xin Chúa và Chân Phước PX. Thuận tha thứ???

Sao không thấy nói Ngài bị CSVN ngăn cản và tống vào tù hàng chục năm trời và không cho về VN. Chính vì điều này mà Ngài mới có định mệnh làm việc ở giáo triều Roma thay vì được dẫn dắt đàn chiên VN đang bị CSVN đánh tan tác ???

Đã là tiểu sử thì cũng có nghĩa là lịch sử của một cá nhân, mà đã là lịch sử thì phải nói thât, đầy đủ, không thể thêm hay bớt. Trang WGPSG đến giờ này còn bán mình cho quỷ dữ nữa sao?

 

  • minhkho says:

    Cháu hoàn toàn đồng ý với Bác Giuse Phát. Nói đến lịch sử hay tiểu sử thì cũng cần nêu rõ những sự kiện hay dữ kiện để người đọc hiểu rõ con người ấy của cái thời ấy. Còn việc bình luận thì để dành cho bình luận gia. Có lẽ ngài viết mấy giòng tiểu sử nầy vẫn còn sợ ngài hồng y Phạm minh Mẫn vì hồng y Phạm minh Mẫn và hồng y Nguyễn văn Thuận thì hoàn toàn khác nhau. Hồng y Nguyễn văn Thuận thì đạo đức, thánh thiện, và xã kỷ. Còn hồng y Phạm minh Mẫn thì……hoàn toàn ngược lại. Rồi kẻ đi trước người đi sau cũng phải ra đi. Cái gì còn đọng lại trong tâm hồn người ở lại. Đó mới là điều QUAN TRỌNG!! phạm minh khờ.

     

  • Hoang says:

    Bạn Giuse Phát ơi!
    Bài Tiểu sử này đã được đồng chí Huỳnh Công Minh duyệt trước rồi.
    Mong các bạn thông cảm.

     

Nguyễn Lương Tâm says:

Xin bổ túc thêm tin tức ĐHY Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đã làm phép lạ chữa lành mắt cho Sr.Marie Léontin FMI tức là Chị Marie Đỗ Thị Lan, Nữ Tu Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế ( còn gọi là Dòng Phú Xuân )
Để biết thêm chi tiết xin Quí Báo và Quí Vị liên lạc với Ông Nguyen Trong Da là em ruột cuả Chị Marie Đỗ Thị Lan, qua e-mail :
danguyentrong@yahoo.com
Chúng ta hi vọng Toà Thánh Vatican sẽ tiến hành mở án phong Chân Phưóc cho ĐHY Nguyễn Văn Thuận.
Tạ ơn Chuá.

 

Nguyễn Lương Tâm says:

Xin cải chính : em ruột chị Đỗ Thị Lan là Ông Đỗ Thắng Cảnh Cựu Chủng Sinh Huế, và Cựu HV GHHV Pius XK11.
Còn Ông Nguyen Trong Da là người đưa tin.
Cảm on Quí Vị.

 

Minh Tâm says:

Tại sao TGP Sài Gòn vì lý cớ gì cắt mất tiểu sử của ĐHY một giai đoạn từ 1975-1988? Giai đoạn này ngài đi đâu hay làm TGM Phó Sài Gòn với quyền kế vị? Tại sao ngài có quyền kế vị nhưng lại không lên làm TGM SG khi TGM Nguyễn Văn Bình qua đời?

Đề nghị TGP Sài Gòn giải thích vì sao tiểu sử của ngài bị cắt bới giai đoạn này với chủ ý gì?

Xin mọi người góp ý cho TGP SG

 

Tâm says:

Đức TGM Nguyễn Văn Thuận sau khi chịu chức LM tại Phú Cam, Ngài được bổ nhiệm làm cha xứ một ho đạo ở Quảng Bình, Sau khi đất nươc bị chia độ, Ngài được bổ nhiệm làm cha xứ họ đạo Phan xi cô ngay trung tâm thành phố Huế (người dân Huế hồi đó gọi là Nhà Thờ Nhà Nước)

 

Đan Thanh says:

Từ 1975 đến 1994 Đức Cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận ở đâu ? Ngài làm gì trong thời gian náy ?
Sao trong Tiểu Sử của Ngài lại không nói tới ?

 

Huy Hùng says:

Nói về Chân phước FX. Nguyễn Văn Thuận thì con còn nhớ về Ngài như thế này:
Ngày ấy, khoảng năm 67-68, Ngài đang là Giám mục địa phận Nha Trang. Ngài đi đến đâu đều được giáo dân trân trọng và quý mến, những bài giảng của Ngài tỏ rõ sự thông thái, còn ứng xử của Ngài đơn sơ như trẻ thơ, bóng dáng một vị Thánh đã được giáo dân cảm nhận từ thời ấy rồi.
- Có một kỷ niệm về Ngài: Nhân ngày lễ bổn mạng TCV Sao Biển 8-12, Ngài ghé thăm các chủng viện và có đôi lời cùng các chủng sinh.
Ngài hỏi một câu như thế này:
“Cha đố các con, khi ta ngồi trong nhà vệ sinh mà ta cầu nguyện thì Chúa có nhậm lời không?”. Tất cả đều cười ồ.
Sau đó Ngài trả lời: “Chúng ta là con cái Chúa, cầu nguyện với Chúa thì bất cứ hoàn cảnh nào cũng thích hợp và đẹp lòng Chủa cả. Ta chỉ không thể cầu nguyện khi làm sự ác, sự tội mà thôi. Không bao giờ có chuyện một kẻ làm chuyện tội lỗi mà miệng và lòng trí thì lại cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin cho con làm chuyện tội lỗi này cho trọn vẹn”.
Tôi nhớ đại khái là như vậy.
Còn chuyện đáng nhớ nhất là trong thời gian Ngài làm Giám mục Nha Trang thì không có một Linh mục nào bị điều tiếng về đức khiết tịnh mà Ngài không gọi về TGM giải quyết chỉ trong vòng vài ngày.
Cầu xin Ngài thương đến đoàn con cái Chúa tại Việt Nam hôm nay.

 

Quang Tran says:

Đã nói thì nói cho rõ – Nói mà sợ các quan thầy CS thì hay hơn hết đừng nói – Làm mà làm cho có lệ thiêú lòng thành thì tắt đèn ngủ cho chắc ăn –

Hỏng bie

 

Giáo dân SG says:

Tạ ơn Chúa và vinh danh Người qua người con yêu quý của Người là ĐHY Thuận.
Với gương thánh thiện và anh dũng của ĐHY Thuận, trong ngày lễ trọng đại này của ngài, không biết có gây một sự suy nghĩ cần có, cho những người đang ở cương vị lớn nhất nhì trong TGP SG hiện tại, hay họ đui mù thật rồi? Và những đại điện của quỷ sứ lẩn trốn trong hàng giáo phẩm ở TGP SG có biết run sợ không?

 

Sơn Nam says:

Nếu Đức Hông̀ Y lam̀ tông̉ giaḿ mục điạ phận Saigon thì sẽ không có canh̉ đất nhà thờ cuả giaó dân và Giaó Phâṇ Saiggon bị giao nộp cho csvn kinh doanh khách sạn Yến Tiệc năm sao phục vụ cho giai câṕ giaù có (chân chinh́ và bất chính) và bỏ rơi giai câṕ đói ngheò taị VN.
PS: hình anh̉ hy mêń cung̀ với hai đaị đạo sĩ ̣(đ/c nhơn , đ/c thể) chăm lo uỷ laọ tươnǵ thú Dung̃, tiêṕ đón các nhân vật nước ngoài, hinh̀ anh̉ hy mãn trong các lễ hội, hinh̀ anh̉ hy mâñ bên baǹ yến tiệc thì thưà mưá trên các thông tin mạng, nhưng hiǹh anh̉ hy mâñ thăm viếng uỷ lạo các nạn nhân thiên tai baõ lụt các naṇ nhân cuả csvn thì hiêḿ như tim̀ kiêḿ viên ngọc quý.

 

Giuse Nguyen says:

Đáp theo lời kêu gọi của trang web Nữ Vương Công Lý, chúng tôi xin trích nguyên văn Tiểu Sử Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận từ trang web “Cardinal Nguyen Van Thuan Foundation”.

Xin lưu ý: bài viết được viết vào ngày 17-09-2002 nên một vài tin tức không có còn giá trị về thời gian tính. Xin đọc với tâm tình yêu thương, cởi mở.

—————————————————

Tiểu Sử Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận
Chủ Tịch Hội Đồng Tòa Thánh “Công Lý và Hòa Bình”

 

Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận sinh tại Phú Cam, thuộc Tổng Giáo phận Huế, Tỉnh Thừa Thiên, Việt Nam, ngày 17 tháng 4 năm 1928. Gia đình Ngài có 8 anh chị em: 3 trai và 5 gái, mà Ngài là con cả. Ông Bà Cụ Cố thân sinh của Ngài là Cụ Nguyễn Văn Ấm, qua đời ngày 1 tháng 7 năm 1993 tại Sydney, Australia, và Cụ Bà Elisabeth Ngô Đình Thị Hiệp. Bà là con gái của Cụ Ngô Đình Khả. Bà Cụ Cố hiện đang sống tại Sydney, Australia với người con gái Anna Hàm Tiếu và thọ trên 100 tuổi.

 

Đức Hồng Y Thuận thuộc một gia đình có truyền thống công giáo lâu đời và tổ tiên từng bị bách hại vì đạo từ năm 1698.

 

Từ còn nhỏ, Cậu Thuận được giáo dục trong một gia đình đạo đức và do bà mẹ Elisabeth gương mẫu thánh thiện. Bà lo giáo dục cậu khi còn nhỏ, mỗi tối bà dạy con những truyện Kinh thánh, kể cho cậu nghe lịch sử các Thánh Tử đạo Việt Nam, nhất là về tổ tiên của dòng tộc, giới thiệu cho cậu gương Thánh Nữ Têrêsa Hài đồng Giêsu; dạy con biết yêu thương và tha thứ cho mọi người; bà cũng dạy cậu hết lòng yêu mến Tổ Quốc Việt Nam.

 

Khi lớn lên Cậu Thuận nhập Tiểu chủng viện Anh Ninh và sau đó theo học triết học và thần học tại Đại chủng viện Kim Long, Huế. Thầy Thuận lãnh chức linh mục ngày 11 tháng 6 năm 1953. Sau khi chịu chức, tân linh mục Thuận được cử đi làm Phó xứ Họ Thánh Phanxicô Xaviê, Huế, lúc đó Cha sở là Cha Darbon, quen gọi là Cố Triết. Năm 1956 Ngài được gửi sang theo học Phân khoa Giáo luật thuộc Đại học Giáo hồng Urbaniana, tại Rôma của Bộ Truyền giáo từ năm 1956-1959, và đã đậu tiến sĩ Giáo luật năm 1959, với kết quả “summa cum laude” với đề tài “Tuyên úy quân đội trên thế giới”. Khi học tại Rôma, Cha Thuận đã được cùng Đức Cha Phêrô Maria Ngô Đình Thục (Giám mục Vĩnh Long) là Cậu ruột vào triều yết Đức Thánh Cha Piô XII.

 

Khi về nước, Cha Thuận được cử làm giáo sư, rồi năm 1962 được cử làm giám đốc Tiểu chủng viện Hoan Thiện từ năm 1959 đến năm 1967 và làm Tổng Đại Diện Tổng Giáo phận Huế từ năm 1964-1967.

 

Ngày 13 tháng 4 năm 1967, Cha Thuận được Đức Thánh Cha Phaolô VI bổ nhiệm làm giám mục Việt Nam tiên khởi Giáo phận Nha Trang thay thế Đức Cha Paul Raymond Piquet Lợi M.E.P. (Đức Cha Lợi, làm giám mục Nha Trang từ 1957-1967). Là truyền chức Giám Mục được cử hành vào ngày 24 tháng 6 năm 1967, là Thánh Gioan Tẩy Giả, tại Huế, do Đức Cha Angelo Palmas, Khâm sứ Tòa Thánh tại Việt Nam, Lào va Campuchia, chủ phong. Khẩu hiệu của Đức Tân giám mục là “Vui Mừng và Hy vọng” (Gaudium et Spes), tên của Hiến chế mục vụ của Công đồng chung Vaticanô II.

 

Ngày 10 tháng 7 năm 1967, Đức Cha Thuận đã về nhận Giáo phận Nha Trang. Trong 8 năm làm giám mục, Đức Cha đã làm hết sức để phát triển Giáo phận Nha Trang, trước khi thời gian khốn khĩ xẩy đến (xc. Năm chiếc bánh và hai con cá, tr. 26).

 

Trọng tâm hoạt động của Ngài là huấn luyện nhân sự, gia tăng đại chủng sinh từ 42 đến 147; số tiểu chủng sinh từ 200 đến 500 trong 4 chủng viện; tổ chức các khóa tu nghiệp cho các linh mục trong 6 giáo phận nằm trong 6 tỉnh Miền Trung Việt Nam; phát triển và huấn luyện các phong trào thanh niên, giáo dân, các hội đoàn giáo xứ, mục vụ, qua các khóa như Phong trào Công lý và Hòa bình, Cursillos và Focolare, Hướng đạo; thành lập Cộng đoàn La vang, Tu hội Hy Vọng.

 

Để hướng dẫn cộng đồn giáo phận Nha Trang, Đức Cha Thuận đã viết 6 thư luân lưu:

Tỉnh thức và cầu nguyện (1968)
Vững mạnh trong Đức tin, Tiến lên trong An bình (1969)
Công lý và Hòa bình (1970)
Sứ mạng Chúa Kitô là sứ mạng của chúng ta (1971)
Kỷ niệm 300 năm (1971)
Năm Thánh Canh tân và Hòa giải (1973)


Trong khuôn khổ Hội Đồng Giám Mục Miền Nam Việt Nam, Ngài là Chủ Tịch Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình, rồi Chủ tịch Ủy Ban Truyền thông xã hội; Chủ tịch Ủy Ban phát Triển Việt Nam; đảm trách hoạt động của cớ quan lo cho các người di tản từ các vùng chiến tranh về vùng an tồn. Ngài là một trong những Giám mục thành lập Đài Phát thánh công giáo “Chân Lý Á Châu” (Veritas Asia, Manila). Ngài đã nhiều lần tham dự các khóa họp của Liên Hội Đồng Giám mục Á Châu (F.A.B.C.). Ngài được chọn làm cố vấn Hội Đồng Tịa Thánh về Giáo dân từ năm 1971-1975. Và trong những lần đi họp Hội Đồng này, Ngài đã có dịp gặp Đức Giáo hoàng đương kim Gioan Phaolô II, lúc đó là Tổng Giám mục của Giáo phận Cracovia (Ba Lan), để học hỏi các kinh nghiệm mục vụ trong những giai đoạn khó khăn dưới chế độ cộng sản ở Ba Lan. Ngài cũng được bổ nhiệm làm cố vấn, rồi thành viên của Bộ Truyền giảng Tin mừng cho các Dân tộc; thành viên của Bộ Phụng Tự và Kỷ luật Bí tích.

 

Ngày 24 tháng 4 năm 1975, Đức Thánh Cha Phaolô VI đã bổ nhiệm Ngài làm Giám mục Phó với quyền kế vị Tổng Giáo phận Sàigon, và thăng chức Tổng Giám mục hiệu tịa Vadesi. Nhưng nhà cầm quyền cộng sản thời đó không chấp nhận cho Ngài về Sàigon và đã dùng bạo lực đưa Ngài ra lại Nha Trang.

 

Ngày 15 tháng 8 năm 1975, Là Đức Mẹ Linh hồn và xác lên trời, Ngài đã bị bắt giải ra Nha Trang, giam ở Cây Vông, sau đó là Nhà tù Nha Trang, Phú Khánh; nhà tù Thủ Đức; rồi được đưa ra Bắc Việt. Ngài sống trong lao tù 13 năm, trong đó 9 năm biệt giam, trong các trại giam Vĩnh quảng (núi Vĩnh phú), nhà giam của Công an thành phố Hà Nội, rồi bị quản thúc tại Giang xá. Trong năm tù thứ nhất 1976, Ngài đã viết cuốn “Đường hy vọng”. Cuốn sách này được Ngài coi là di chúc tinh thần của Ngài gửi tới mọi người công giáo Việt Nam trong và ngoài nước. Sau khi nghe những bài giảng trong đó có những chứng tá về những năm tù ngục của Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận trong tuần tĩnh tâm Mùa Chay của Giáo triều Rôma năm 2000, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã có cảm nghĩ như sau trong thư gửi cho Đức Hồng Y, ngày 18-3-2000: “Tôi đã ước mong rằng trong năm Đại tồn xá này, có một chỗ đặc biệt được dành cho chứng tá của những người ‘đã chịu đau khổ vì đức tin, đã trả bằng máu sự gắn bĩ của họ đối với Chúa Kitô và Giáo hội, hoặc chịu đựng những năm thật dài cảnh tù ngục và thiếu thốn đủ loại’ …” (Tơng sắc Mầu nhiệm nhập thể số 13) (Chứng nhân hy vọng, tr. 8).

 

Ngày 21 tháng 11 năm 1988, là Đức Mẹ dâng mình trong Đền thánh, Ngài được thả tự do và được đưa về cư trú tại Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội, nhưng không được phép thi hành công việc mục vụ. Sau đó Ngài được phép đi thăm Ông Bà Cố tại Sydney, Australia, đi Rôma triều yết Đức Thánh Cha, rồi trở về Hà Nội. Năm 1991 Ngài được phép ra nước ngoài và sau đó không được phép trở về Việt Nam. Từ đây Ngài sống cuộc đời lưu vong, nhưng Ngài luôn hiện diện với Giáo hội tại Việt Nam và quê hương Việt Nam. Ngài luôn lo lắng giúp đỡ các công tác xã hội, như các trại phong cùi, các công tác bác ái từ thiện, các công trình nghiên cứu và phổ biến văn hóa Việt Nam và Văn hóa Công giáo Việt Nam, việc trùng tu và xây cất các thánh đường, việc huấn luyện các chủng sinh và giáo dân, theo khả năng Ngài cos thể. Trước mọi đau khổ và bách hại bản thân và Giáo hội, Ngài luôn sống và rao giảng sự tha thứ và hòa giải.

 

Trong thời gian ở ngoại quốc, Ngài đã được mời đi giảng và thuyết trình ở nhiều nơi và cho nhiều giới khác nhau, như tại nhà thờ chính tòa Paris trong một Mùa Chay, hoặc nói truyện tại các Đại học công giáo trên thế giới; tại Mà tây cơ vào tháng 5 năm 1998 cho hơn 50,000 giới trẻ. Ngày 11 tháng 5 năm 1996, Ngài lãnh bằng tiến sĩ danh dự tại Đại học Dòng Tên ở New Orleans, LA, Hoa Kỳ. Bộ Truyền giáo cũng ủy thác cho Ngài thi hành các cuộc thăm viếng và kiểm tra các chủng viện tại một số nước ở Phi Châu.

 

Ngài cũng nhận được những huy chương để đề cao cuộc sống chứng tá, hoạt động kiến tạo hòa bình của Ngài. Ngày 9 tháng 6 năm 1999, Chính Phủ Pháp đã trao tặng Ngài huy chương “Commandeur de l’Ordre National du Mérite” (tại Tịa Đại sứ Pháp bên cạnh Tịa thánh). Ngày 12 tháng 12 năm 2000, tại Tịa Thị chính Rôma, Hội “Cùng nhau xây dựng hòa bình” đã trao tặng huy chương cho Ngài. Tại Tôrontô, ngày 20 tháng 10 năm 2001, Ngài lãnh giải hòa bình do tổ chức SERMIG – hiệp hội truyền giáo của giới trẻ. Sau cùng, ngày 9 tháng 12 năm 2001, Trung tâm Nghiên cứu G. Donati đã trao tặng Ngài giải thưởng hòa bình năm 2001.

 

Ngày 24 tháng 11 năm 1994 Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Ngài làm Phó Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh “Công Lý và Hòa Bình” và sau đó vào ngày 24 tháng 6 năm 1998, Ngài được bổ nhiệm làm chủ tịch Hội đồng này, thay thế Đức Hồng Y Roger Etchegaray, nghỉ hưu. Ngài giữ chức vụ Chủ tịch cho tới ngày nay.

 

Sau thời gian bị cầm tù, Ngài đã bị giải phẫu 7 lần, trong đó có ba lần suýt chết vì nhiàm trùng. Lần giải phẫu áp chót vào ngày 17 tháng 4 năm 2001 tại một bệnh viện ở Boston, Hoa Kỳ và cuộc giải phẫu cuối cùng vào ngày 8 tháng 5 năm 2002 tại Trung tâm nghiên cứu về ung thư, Milano (Bắc Italia). Ngài trở bệnh nặng từ đầu tháng 6 năm 2002 và được đưa vào cấp cứu tại Bệnh Viện Agostino Gemelli thuộc Đại học Công giáo Thánh Tâm, Rôma. Sau đó được đưa về Bệnh viện Piô XI để tiếp tục điều trị.

 

Đặc biệt Mùa Chay năm 2000, Ngài được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II mời giảng cấm phòng Mùa Chay cho các viên chức tại Giáo triều Rôma, bắt đầu thiên niên kỷ thứ III. Đức Thánh Cha noí với Đức Hồng Y Thuận: “Năm đầu tiên của Ngàn Năm thứ ba, một người Việt Nam sẽ giảng tuần Tĩnh tâm cho Giáo Triều Rôma”. Rồi Đức Thánh Cha nói tiếp: “Hãy kể lại cho chúng tôi những chứng tá của Đức Cha”. Trong dịp này, sau khi được Đức Thánh Cha tiếp riêng và tặng một chén là, Đức Hồng Y Thuận đã nói như sau: “Cách đây 24 năm, khi cử hành Thánh là với 3 giọt rượu và một giọt nước trong lòng bàn tay, tôi khơng bao giờ tưởng tượng, ngày hôm nay Đức Thánh Cha tặng tôi một chén là mạ vàng… Thiên Chúa thật cao cả và Tình thương của Ngài cũng cao cả” (Chứng nhân hy vọng, tr. 12.13).

 

Ngày 21 tháng 2 năm 2001 trong cuộc họp mật viên các Hồng Y, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã trao mũ Hồng Y cho Ngài và đặt Ngài làm Hồng Y Phố tế, hiệu tòa Nhà thờ Santa Maria della Scala (Đức Mẹ tại các bậc thang). Nhà thờ này do các Cha dòng Đức Mẹ Núi Carmelo coi sóc, nằm tại vùng Trastevere, Rôma.

 

Ngài qua đời lúc 18 giờ ngày 16 tháng 9 năm 2002 tại Rôma.

 

nguyen says:

Một tiểu sử không trung trực. Những năm ĐHY FX Nguyễn Văn Thuận bị tù đày đâu rồi ? Lẽ tất nhiên đã bị kiểm duyệt Thế mà cứ rêu rao: Tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng. O Nước XHCNVN ai cũng thừa biết chỉ có: tự do kiểm duyệt, tự do đàn áp, tự do cướp của dân, tự do đạp mặt người yêu tổ quốc,
tự do bỏ tù người dân vô tội, vvv.

 

Một Giáo dân says:

Tiểu sử của một vĩ nhân (xin được xem là thế) gắn chặt với quá khứ, môi trường và thành quả của vĩ nhân đó. Tiểu sử của ĐHY Thuận gắn chặt với vận mệnh của đất nước và giáo hội VN đặc biệt trong giai đoạn từ lúc Ngài được bổ nhiệm làm phó tổng giáo phận Sài Gòn với quyền kế vị đến khi rời khỏi nước. Tại sao lại né tránh không đề cập đến giai đoạn mấu chốt đó ?


Sự thật phải được công bố 100%, một nửa sự thật không phải là sự thật. Cố tình không đề cập đến giai đoạn quan trọng đó Tổng Giáo Phận thành phố Hồ Chí Minh đã không đủ trưởng thành và can đảm để nhìn lại lịch sử của chính mình. Xin đừng cho rằng vì áp lực chính trị, quyền lợi và tương lai giáo hội v.v…. nên không dám đề cập. Xin đừng đem con ngáo ộp cộng sản ra để biện minh cho thái độ hèn nhát. Người giáo dân chỉ thực sự kính trọng các vị lãnh đạo can đảm. Buồn thay lớp lãnh đạo giáo hội thời nay.

 

Giuse Nguyen says:

Xin gửi đến tất cả đồng bào Việt Nam trên toàn thế giới – đặc biệt tuổi trẻ Việt Nam tại quê hương ngày hôm nay – bài thơ “Con Có Một Tổ Quốc” của Đức Cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận nhân dịp lễ giỗ lần thứ 9 của Ngài.

 

CON CÓ MỘT TỔ QUỐC

 

Con có một Tổ Quốc: Việt Nam
Quê hương yêu quý ngàn đời
Con hãnh diện
Con vui sướng
Con yêu non sông gấm vóc
Con yêu lịch sử vẻ vang
Con yêu đồng bào cần mẫn
Con yêu chiến sĩ hào hùng
Sông cuồn cuộn máu chảy cuộn hơn
Núi cao cao, xương chất cao hơn
Ðất tuy hẹp nhưng chí lớn
Nước tuy nhỏ nhưng danh vang
Con phục vụ hết tâm hồn
Con trung thành hết nhiệt huyết
Con bảo vệ bằng xương máu
Con xây dựng bằng tim óc
Vui niềm vui đồng bào
Buồn nỗi buồn của dân tộc
Một nước Việt Nam
Một dân tộc Việt Nam
Một tâm hồn Việt Nam
Một văn hoá Việt Nam
Một truyền thống Việt Nam.

 

Hồng Y Nguyễn Văn Thuận

 

  1. Ánh sáng cuối đường says:

     

    Đọc tiểu sử của Đức Hồng Y FX NGUYỄN VĂN THUẬN trên trang web của TGP hcm thì hiểu ngay vấn đề rồi ! Thật ra người CGVN đã nắm rõ tiểu sử của NGÀI như hiểu rõ tiểu sử của bản thân mình rồi !

     

  2. DÂN CHÚA says:

    GƯƠNG SÁNG thì dù có bị vùi dập, bưng bít, che giấu, vẫn TỎA SÁNG.
    GƯƠNG TỐI thì dù có cố đánh bóng, tô vẽ, dát hào quang vào, nó cũng TỐI THUI và LẤM LEM!
    Đó là hai hình ảnh phản nghịch của ĐHY CŨ và MỚI của TGP SAIGON, của một VỊ THÁNH, và của KẺ TRẦN TỤC!!!
    Các “lãnh đạo” của TGP SG hẳn cũng biết và không muốn tôn vinh ĐHY Thuận lúc này, để tạo cơ hội cho GD so sánh tốt-xấu, chính-tà! Chẳng qua là ý Chúa muốn, nên họ phải làm thôi! Xin tạ ơn Chúa.

     

  3. Hoàng Như Quỳnh says:

    cả thế giới này tôn kinh người tôi tớ trung thành của GHVN, một chứng nhân anh dũng đã hy sinh cuộc đời mình vì rạng danh Thiên Chúa. Người ta có Giải Thưởng Nguyễn Văn Thuận, người ta có Học Viện Nguyễn Văn Thuận thế sao GHCG Việt Nam mình lại không phát triển tinh thần của ngài? tại sao không có một cái câu lạc bộ FX Nguyễn Văn Thuận như cái CLB Phaolo Nguyễn Văn Bình. Thự sự mà nói hỏi tức là đã trả lời được rồi. Huỳnh Công Minh còn đó, Phan Khắc Từ còn đó đố mấy ngài GM nhà mình dám lên tiếng về chân phước Nguyễn Văn Thuận. May mà Huỳnh Công Mình còn cho ngài Khảm dâng lễ dỗ cho Đức Tổng FX Nguyễn Văn Thuận tại nhà thờ chánh tòa Sài Gòn, chứ Huỳnh Công Minh mà cấm thì ngài Khảm đố mà dám dâng lễ cầu nguyện cho ngài. Mà cũng lạ nhỉ, sao Hồng Y “thói đời” không chủ sự thánh lễ dỗ lần thứ 9 của ngài nhỉ? hay lại sợ đồng chí Huỳnh Công Minh méc thượng cấp của mình?

     

  4. người SG says:

    Tại sao Gp. Saigon lại mang tên Gp. TPHCM? Cái tên nghe dị ứng quá.

     

  5. bui says:

    Điểm nổi bật có sức hỗ trợ cho tiến trình phong thánh của Đức Cố Hồng Y Francico Xivier Nguyễn Văn Thuận là thời gian Ngài ngồi tù và thời gian phải sống lưu vong. Nếu không có hai thời gian này, thì tiến trình phong thánh cho Ngài xem ra chưa đến lần, vì rất nhiều Hồng Y và Giám Mục tiền nhiệm của Ngài còn sáng giá hơn.

     

    Cho nên, Nữ Vương Công Lý nên đừng giả bộ không biết rõ lịch sử của Đức Cố Hồng Y Thuận mà đăng lịch sử của Ngài thiều đầu thiếu đuôi và thiếu luôn khúc giữa.

     

    Có lẽ khi Đức Cố Hồng Y Thuận nếu được phong thánh, tôi tin chắc Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam, không những không phản ứng xôn xao bất lợi cho việc phong thánh kỳ này, như họ đã làm cho việc phong thánh kỳ năm 1989, trái lại họ tạo mọi sự dễ dãi cho việc phong thánh cho Ngài: như để cho có phái đoàn hay cho bất kỳ ai, từ VN sang Roma, để dự lễ phong thánh; hoặc không bắt giáo dân VN khác học tập phỉ bang Ngài. Vì các lý do sau:

    + Nếu Đức Hồng Y được phong thánh, rút kinh nghiệm kỳ trước, nên phản đối cũng chẳng lay chuyển được ý Trời.


    + Nếu Đức Cố Hồng Y được phong thánh, thì Chính Quyền Cộng Sản sẽ hãnh diện việc quá khứ mà họ đối xử với Ngài: như bắt Ngài ở tù và đày Ngài ra hải ngoại để sống luu vong.

     

  6. Trần thị Hường says:

    Giáo dân chúng tôi rất kính mến chân phước Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận. Cháu ruột tôi cũng được Ngài cầu bầu cùng Chúa cho khỏi bệnh khi cháu tưởng chết vì BV đã bó tay. Gia đình cầu khẩn Ngài và cháu đã được khỏi bệnh.

     

    Đã gọi là tiểu sử thì phải ghi đầy đủ, sao lại bỏ sót thời gian Ngài đi tù CSVN. Nên bổ sung thời gian Ngài đi tù CSVN cho đầy đủ.

     

  7. Mai Chu says:

    Thưa đ/c Nguyễn Văn Khảm , ” MỘT PHẦN CỦA SỰ THẬT” có phải là SỰ THẬT không?

     

  8. hohongphuoc says:

    Thật tuyệt vọng khi nghĩ đến các vị làm truyên thông của Tổng Giáo Phận Sài Gòn (Xin thưa, tôi không gọi là TGP tpHCM). Nắm trong tay công cụ truyền thông, ở vao thời đại thông tin hiện nay mà các vị còn sợ chính quyền đến vậy, thì thôi đừng làm truyền thông, mà truyền thông Công Giáo, nữa.
    Cuộc đời của Đức cố Hông Y Nguyễn Văn Thuận cả thế giới đều biết, các vị còn chưa dám nhắc đến, thử hỏi các vị sẽ nói điều gì. May mà các vị chưa tung hô, vạn tuế cái bọn tham quan của chế độ này? Quá xấu hổ !

     

  9. Cử Già says:

    tôi nhớ là chưa bao giờ ĐHY Thuận làm TGM Phó của Đia Phân Sài Gòn cả, thì làm gì có việc từ chức

     

  10. ĐOÀN NGUYỄN ÁNH says:

    Cái trang web cua Tong Giao Phan SAIGON ( chu khong la Ho Chi Minh gi ca ) đã đi đúng đường lối của đảng cộng sản TỨC LÀ CHỈ BIẾT CẮT XÉN, ĐỤC BỎ SAO CHO CÓ LỢI CHO CỘNG SẢN.


    Thật là khôi hài, thật là thô bỉ. Tại sao lại sợ sệt đến như thế ? Tại sao lạ hèn nhát đến như thế ?


    Viết lịch sử mà CẮT BÊN NẦY ĐỤC BÊN KIA thì cáo lịch sử đó chỉ đáng cho vào toa lét. Cái ban lãnh đạo tổng giáo phận Saigon nầy, mà hiện diện trước mắt là ông linh mục cộng sản Huỳnh Công Minh, một con người đã hùa theo đám phản tặc xua đuổi Dức Cha Thuận khỏi tổng giáo phận Saigon, cùng với cái đám tu sĩ hành xử theo kiểu côn đồ của Uy Ban Đoàn Kết Công Gíao chắc BỊ NGƯỜI CÔNG GIÁO PHỈ NHỔ CHỬI BỚI DỮ LẮM nên ĐÀNH PHẢI CẮN RĂNG MÀ TỔ CHỨC LỄ GIỖ CHỨ CHÚNG NÓ CHẲNG CÓ ƯA GÌ ĐỨC HỒNG Y THUẬN.


    Ma quỷ làm sao mà sánh đôi cùng Chân Phước được.


    Đề nghị trang mạng của TGP Saigon đừng nên bưng bô nịnh bợ cộng sản mà nên SỐNG XỨNG ĐÁNG NẾU KHÔNG THÌ SẼ BỊ TẨY CHAY NHƯ MỘT THỨ CÚI HỦI GHẺ LỞ GỚM GHIẾC.

     

    • Lannam says:

      Thưa bác,
      Không phải HỌ SỢ đâu, nhưng để bảo vệ cho CÁI GHẾ, NỒI CƠM và CÁI BỤNG của HỌ, nên mới có những chuyện CƯỜI RA NƯỚC MẮT từ các ĐẤNG “ĐỎ-HỒNG-ĐEN” trong GHVN đấy.
      Kính,
      Chúng cháu

       

  11. Người Yêu GHVN says:

    Theo lời yêu cầu của NVCL, tôi tìm hiểu và xin gởi chi tiết để bổ túc thêm về “tiểu sử” của Đức HY Nguyễn Văn Thuận.

     

    Theo bản tiểu sử của Đức HY Thuận mà TGM Giáo phận công bố thì thời gian sau 24/4/1975 đến 7/4/1994 bị bỏ trống (thiếu sót) tôi xin được gởi tài liệu bổ túc như sau;

    Ngày 23 tháng 4 năm 1975, ông được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Tổng giám mục hiệu tòa Vadesi, Tổng giám mục phó Tổng giáo phận Sài Gòn với quyền kế vị. Ông đến Sài Gòn ngày 7 tháng 5 năm 1975 để nhận nhiệm vụ mới, nhưng không được chính quyền tạm thời lúc bấy giờ chấp nhận.

     

    Ngày 15 tháng 8 năm 1975, Ủy ban Quân quản Thành phố Sài Gòn-Gia Định bắt giam ông. Ông bị giam giữ tại nhiều nơi khác nhau, cho đến ngày 23 tháng 11 năm 1988 thì được thả tự do và bị quản chế tại Hà Nội.

     

    Năm 1989 ông được phép xuất ngoại sang Úc thăm cha mẹ đang sống tại đó, sau đó sang Roma gặp Giáo hoàng. Quay trở về Việt Nam, tháng 11-1989 ông mắc bệnh viêm tiền liệt tuyến, đã được nhập viện Bệnh viện Việt Đức Hà Nội và được giải phẫu, nhưng bệnh tình nặng kéo dài, nên mới được phép đi Roma tiếp tục điều trị. Ông đến Roma tháng 4-1990. Trong khi đang được điều trị, Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố ông không còn được trở lại Việt Nam (persona non grata). Tại Roma, ông được mời làm thành viên Ủy ban Quốc tế về Di trú và Di dân.

     

    Ngày 9 tháng 4 năm 1994, Tòa thánh bổ nhiệm ông làm Phó chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình.

     

    Ngày 11 tháng 5 năm 1996 ông được nhận bằng Tiến sĩ Danh dự tại Đại Chủng Viện Notre Dame ở New Orleans, Louisiana, Hoa Kỳ.

     

    Ngày 24 tháng 6 năm 1998, ông được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình, thay thế cho Hồng y Y. R. Etchegaray nghỉ hưu.

     

    Ngày 21 tháng 1 năm 2001, Giáo hoàng Gioan Phaolô II công bố tuyển chọn ông vào Hồng y đoàn, tước hiệu Hồng Y nhà thờ Santa Maria della Scala.

     

    Thời gian này, dư luận Công giáo trên thế giới đặc biệt chú ý đến ông. Trong số phàt hành ngày 21 tháng 2 năm 2001, Nhật báo The Los Angeles Times có bài với nhan đề “The Men Who Would Be Pope?” (Người có thể lên ngôi Giáo hoàng?) đã dự đoán danh sách 14 vị hồng ý có nhiều khả năng kế vị giáo hoàng Gioan Phaolô II, trong đó có Nguyễn Văn Thuận.

     

    Ngày 16 tháng 9 năm 2002, ông qua đời tại Roma do bệnh ung thư ruột.

     

    Tiểu sử này tôi lấy từ HY Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận!

     

    Xin lưu ý: Đây là trang Bách khoa toàn thư mở Wikipedia nên cách xưng hô của họ có tính cách chung chung!

     

    Kính xin Đức HY Phạm Minh Mẫn, Đức Cha khảm cho ghi thêm chi tiết trên đây vào bản tiểu sử của Đức HY Thuận để giáo dân trong TGP Sài Gòn và giáo dân Việt Nam biết rõ hơn về vị Hồng Y đáng kính này và lưu truyền cho những thế hệ sau. Chân thành cám ơn!

     

  12. Người Yêu GHVN says:

    Ngày 21.11.1994, ngài được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Phó Chủ Tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Công Lý và Hòa Bình. Đây là lần đầu tiên một giáo sĩ Việt Nam được bổ nhiệm vào một chức vụ quan trọng tại Tòa Thánh Vatican.

     

    Ngày 24.6.1998 ngài được cử giữ chức Chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Công Lý và Hòa Bình, một chức vụ ngang hàng Bộ Trưởng của Tòa Thánh. Ngài tuyên bố:

    Tôi mơ ước một Giáo Hội là chứng nhân của hy vọng và tình thương, bằng những hành động cụ thể, như khi chúng ta thấy Đức Giáo Hoàng tiếp nhận tất cả mọi người: Chính Thống, Anh giáo, Calvin, Luther… trong ơn thánh của Chúa Giêsu Kitô, tình thương của Chúa Cha và sự hiệp thông của Thánh Thần được sống trong kinh nguyện và trong sự khiêm tốn.

     

    Ngài Đi thuyết giảng khắp nơi trên thế giới. Ngày 21.2.2001, lúc 73 tuổi ngài được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong làm Hồng Y.

     

    Bấm vào đây để biết thêm: Tiểu sử Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận!

     

  13. Quang Thịnh says:

    Xin Đức HY Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận cầu nguyện cùng Chúa cho các vị Mục tử, Đức HY Mẫn, Đức Tổng Nhơn và tất cả các GM trong HĐGMVN và các LM được dồi dào Hồng Ân Thiên Chúa, lòng trung kiên , biết sống dấn thân và đồng sinh đồng tử với giáo dân, và ơn can đảm để làm chứng cho Sự thật và Công Lý như các Thánh tử đạo tiền nhân, đã dám lấy máu mình để làm chứng nhân cho Chúa.

     

  14. Người Dân says:

    Mang danh một TGP của một GP lớn nhất nước VN mà khi công bố tiểu sử của một vị chuẩn chân phước như thế thì chúng tôi không hiểu cái danh dự tối thiểu của một TGP để đâu. Nếu nói theo người đời thì phải nói rằng TGP này nói dối, chuyện trọng đại cả thế giới đều biết mà vẫn nói dối thì thử hỏi còn chuyện nào nói thật nữa.
    Kẻ nào đã chủ chốt trong việc ngăn cản sự thật khi công bố tiểu sử của Đức cố HY Nguyễn-Văn-Thuận xin mọi người tìm hiểu và cho dân mạng biết giáo gian đó là ai.
    Nếu TT Vatican biết được bản tiểu sử này thì TT nghĩ sao về cái TGP hèn nhát này?

     

  15. Xứ Nghệ says:

    Tôi bận quá hôm nay nghe dân đi đâu cũng nói về “Tiểu sử Cha Px Nguyễn Văn Thuận” thấy nhiều người, nhiều nhóm quá bức xúc và ra mặt coi khinh trang Web Tổng giáo phận Sài Gòn , nay là HCM vì đã cắt hết tiểu sử của ngài, dân Nghệ An bảo không biết Đức Cha Mẫn có ý kiến gì với ai là biên tập bài tiểu sử này vì ngài là người chịu trách nhiệm chính. Trang Wob này lại mất uy trong mắt người dân cả thế giới cách riêng là giáo dân Nghệ An.

     

  16. Hoàng Như Quỳnh says:

    Người trẻ chúng tôi muốn triển khai một dự án mang tên Nguyễn Văn Thuật. Một dự án phát triển tinht hần FX Nguyễn Văn Thuận. Trong bối cảnh GHCG VN hiện nay, trên tinh thần của Ngài người trẻ nên thế nào để sống trong Công Bình, công lý và đức ái? Tôi nghỉ nếu các đâng bậc không làm thì người trẻ chúng tôi sẽ ngồi lại với nhau để làm chuyện này. Chúng tôi đang ấp ủ một câu lạc bộ người trẻ Công Giáo mang tên FX Nguyễn Văn Thuận. Nếu có thể xin mọi người giúp đỡ chúng tôi về tài liệu nghiên cứu và tọa đàm cùng người trẻ chúng tôi.

     

    Chân thành cảm ơn

     

  17. Hiếu says:

    việc cử hành thánh lễ giỗ lần thứ 9 vừa qua của cố Hồng Y Thuận diễn ra tại Nhà thờ chính tòa Sài Gòn, mà không có sự hiện diện của Hồng Y Mẫn, chỉ có GM phụ tá là GM Khảm, hay là ngài đã lệ thuộc CS nên không quan tâm đến bậc tôi tớ Chúa. Thật đáng buồn thay cho TGP Sài Gòn.

     

  18. saigonese says:

    Trong phần tiểu sử của Đức cố HY Thuận, phần quan trọng nhất giúp ngài nên chứng nhân của Chúa, điều mà cả Giáo hội cần biết để vinh danh ngài thì trang web cỏ TGP sàigon hèn nhát né tránh, không dám đăng vì sợ mất lòng đảng. Điều giả dối nhất là cũng vào dịp lễ giỗ của ĐHY Thuận năm ngóai, LM Huỳnh Công Minh làm chủ tế không dám nhắc đến gương hy sinh của ĐHY Thuận trong những ngày bị lao lý. Không hiểu ông Minh có nhớ lại chính ông ta đã chông lại ĐHY Thuận khi ngài được tòa thánh bổ nhiệm làm TGM phó saigon hay không?

     

  19. Hoàng Như Quỳnh says:

    Ái chà,

    Sau khi Nuvuongcongly.net đưa vấn đề tiểu sử của Đức Hồng Y FX Nguyễn Văn Thuận và trang WEb của Tổng Giáo Phận Sài Gòn bị “búa rìu đổ vào ào ào nên giờ đăng được cái tin thế này. Xin mọi người tham khảo. Không biết Ngài Mẫn hay ngài Khảm phả làm việc với ĐC Huỳnh Công Mình sau khi đăng cái tin này đây. Xin mọi người cùng xem

     

    Đức Hồng y người Việt Nam Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận được tưởng nhớ hôm thứ Sáu tuần trước, nhân lễ giỗ thứ chín của ngài, tại Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình, nơi ngài làm chủ tịch trong bốn năm từ 1998-2002.

     

    Đức Hồng y Thuận, cháu trai của cố Tổng thống Miền Nam Việt Nam Ngô Đình Diệm, khi làm phó tổng giám mục Sài Gòn đã bị bắt năm 1975 sau khi thành phố này được giải phóng và bị giam 13 năm trong trại cải tạo. Ngài được trả tự do năm 1988 và sang Rôma 3 năm sau đó, nhưng không thể trở về quê nhà. Ngài được Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm vào nhiều chức vụ khác nhau trước khi vinh thăng hồng y cho ngài năm 2001.

     

    Đức Hồng y người Ghana Peter Kodwo Appiah Turkson, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình, đã dâng Thánh lễ giỗ tại nguyện đường của hội đồng, cùng với một trong các vị tiền nhiệm của Đức Hồng y Thuận là Đức Hồng y Roger Etchegaray, và thư ký hội đồng Đức ông Mario Toso.

     

    Trong bài báo do tờ báo chính thức của Vatican, l’Osservatore Romano, phát hành trong số ra hôm thứ sáu tuần trước, Đức ông Toso kể lại Đức Gioan Phaolô II từng gọi Đức Hồng y Thuận là “chứng nhân hy vọng”. Đức ông Toso nhấn mạnh tầm quan trọng của bản tóm lược Học thuyết xã hội của Giáo hội, được Đức Hồng y Thuận chủ biên theo yêu cầu của Đức Giáo hoàng. Bản tóm lược này được phát hành năm 2004, hai năm sau khi ngài qua đời.

     

    “Là một cựu tù nhân, một người tị nạn trong số những người tị nạn đến từ quốc gia của chính mình, một nạn nhân của các hệ tư tưởng áp bức và ngược đãi, Đức Hồng y Thuận lại có thể trở thành người vững tin đề xướng cách truyền giáo mới mang tính xã hội” – Đức ông Toso viết.

     

    Án phong chân phước cho ngài bắt đầu vào năm 2007 tại Rôma. Cho đến nay đã có hơn một trăm hồng y, giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân được ‘cáo thỉnh viên’ hay người đề xuất, tiến sĩ Waldery Hilgeman mời ra làm chứng. Tiến sĩ cũng đã nhận được nhiều tường thuật một số phép lạ được cho là nhờ Đức cố Hồng y can thiệp.

     

  20. Người Yêu GHVN says:

    Cắt xén hay không dám viết rõ tiểu sử của Đức Hồng Y F.x Nguyễn Văn Thuận thời kỳ sau ngày 24/4/1975 đến ngày 8/4/1994 là hành động “khiếp sợ” hay “không trung thực” của TGP Sàigòn!

     

    Một sự việc nhỏ như vậy mà còn không làm được thì những việc lớn sẽ ra sao?

     

    Không biết HY Mẫn và ĐC Khảm nghĩ thế nào khi các thánh Tử Đạo Việt Nam dám hi sinh bản thân, lấy máu của mình chứng minh cho sự thật và làm chứng nhân cho Chúa?

     

  21. Thành says:

    cầu xin cho nhân cách của đức cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận được hàng tu sĩ và các vị chủ chăn học hỏi, để sao cho mỗi người là một chứng nhân của yêu thương và hy vọng.

     

  22. Sơn Nam says:

    Taị nhà thờ St. Patrick, SJ, USA, cha chinh́ xứ ra thông baó các linh muc̣ từ VN hay các nước khác muôń tham dự thańh lễ đông̀ tế thì phaỉ baó trước văn phong̀ nhà xứ năm ngaỳ đề xác minh danh tinh́ nhằm tranh́ việc linh mục giả maọ dâng lễ và phaṃ sự thanh́. Chắc csvn có cho ngươì lam̀ kiêủ naỳ mâý lâǹ rôì nên mới có thông baó naỳ. Xưa nay csvn vâñ cho ngươì giả lam̀ sư, giả lam̀ linh mục nhiêù lăḿ.

 

Tin Tức - Bình Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính