Dân Nhật “Muốn Ḥa B́nh phải chuẩn bị Chiến Tranh”

 

Nguyễn Vĩnh Long Hồ

 

 

Thuật ngữ: “Muốn ḥa b́nh phải chuẩn bị chiến tranh” bắt nguồn từ một câu tục ngữ tiếng Latin “Si vis pacem, para bellum”, tạm dịch: “Nếu bạn muốn ḥa b́nh, hăy chuẩn bị cho chiến tranh”. Tác giả là nhà sử học La Mă Publius Flavius Vegetius Renatus: “Lgitur qui desiderat pacem, praeparet bellum” (Bất cứ ai truớc muốn có ḥa b́nh đều phải chuẩn bị cho chiến tranh”.

 

Dù là bắt nguồn từ nguồn gốc nào, câu tục ngữ đă trở thành một thuật ngữ sống động qua tham khảo chính sách ngoại giao của Napoléon Bonaparte, sử gia De Bourrienne nói rằng: “Ai cũng biết câu tục ngữ nầy, nhưng nếu Bonaparte là một học giả Latin, có thể ông sẽ đảo ngược câu nói nầy và nói: “Si vis bellum para pacem” có nghĩa là “Nếu bạn đang chuẩn bị cho chiến tranh th́ bạn phải làm cho các quốc gia khác mất cảnh giác bằng cách nuôi dưỡng ảo tưởng ḥa b́nh”. Có một ư tưởng khác cho rằng, muốn bảo đảm ḥa b́nh bằng cách răn đe các thế lực hiếu chiến bằng vũ trang xuất hiện ở thế kỷ thứ 20. Có thể là do đơn thuần chuẩn bị th́ chưa đủ, đôi khi cần thiết phải tiến hành chiến tranh để chống chiến tranh.

 

Ngày 13/5/2013, tờ Sankei Shimbun của Nhật có đăng bài viết với chủ đề: “Chiến tranh đến từ bờ bên kia” của giáo sư Tomohide Murai - Đại học Quốc pḥng Nhật Bản - bài viết đă phân tích phương thức tiến hành giữa Nhật Bản và TC theo hư cấu cho rằng, TC phát động chiến tranh quy mô ngoài dự đoán. Bài viết c̣n cho rằng, sau Chiến tranh Thế giới II, LHQ cấm đe dọa vũ lực và sử dụng vũ lực. Hiến chương LHQ cho phép sử dụng vũ lực chỉ giới hạn ở Điều 42 trên cơ sở Nghị quyết của LHQ áp dụng hành động vũ lực mang tính cưỡng chế, Điều 51 sử dụng hành động tự vệ đối với hoạt động tấn công vũ lực và Điều 53 căn cứ vào thỏa thuận mang tính khu vực để áp dụng hành động cưỡng chế.

 

Sau chiến tranh Thái B́nh Dương, người Nhật không c̣n suy nghĩ về vấn đề chiến tranh nữa. Mặc dù mọi người vẫn c̣n nói chuyện say sưa về chiến tranh của 70 năm trước, nhưng không ai cho rằng chiến tranh đă “lửa bén lông mày”. Muốn có ḥa b́nh th́ phải chuẩn bị cho chiến tranh, câu nói nầy thuộc điều cấm kỵ ở Nhật Bản lúc bấy giờ. Theo bài viết của GS Tomohide Murai, hiện nay phán đoán căn bản của TC đối với chiến tranh là: “Sau chiến tranh Thế chiến II, nước có thể phát động chiến tranh thế giới chỉ có hai nước Hoa Kỳ & LX. Nhưng thực lực của Mỹ đă giảm; trong khi đó LX đă tan ră, Nga thay thế đă không có thực lực đối kháng với Mỹ. V́ vậy, trong một khoảng thời gian tương đối trong tương lai, chiến tranh sẽ là chiến tranh cục bộ”.

 

Bài viết cho rằng, chiến tranh hiện đại theo thiết tưởng của Bắc Kinh, chắc chắn phải nhanh chóng đạt được mục đích nhất định trong điều kiện công nghệ cao. Đặc điểm chính của nó là, giao tranh chỉ vài ngày, thậm chí ngắn hơn. Chiến tranh hiện đại của Bắc Kinh phải “đánh nhanh rút nhanh”. Chiến tranh hiện đại của TC là chỉ cuộc chiến tranh đoạt biển đảo có sự điều động lực lượng cơ động nhanh trên bộ, trên biển và trên không để đoạt lấy quyền lợi biển.

 

Ở Đại Lục, chiến tranh quy mô nhỏ là h́nh thái của ngoại giao quân sự trong thời b́nh. Mặc dù khả năng chiến tranh quy mô lớn đă không c̣n tồn tại, nhưng chiến tranh quy mô nhỏ lại không thể loại trừ. Đối với TC, chiến tranh quy mô nhỏ là thủ đoạn ngoại giao, chứ không phải thủ đoạn cuối cùng. Cho dù là trong thời b́nh, chiến tranh quy mô nhỏ cũng hoàn toàn không nằm trong dự đoán. Tiêu chuẩn có liên quan việc sử dụng vũ khí của các nước trên thế giới thoải mái hơn nhiều so với Nhật Bản. Người Nhật đă quen với hoà b́nh và nhàn hạ, rất khó dự đoán được hành vi của nước ngoài và sinh tồn trong môi trường chiến tranh tàn khốc.

 

Ngày 13/10/2014, tướng Sun Sytszin - chính ủy Viện Hàn lâm Khoa học Quân sự TC - tuyên bố trên kênh “Vesti” rằng: “Trung Quốc đang chuẩn bị chiến tranh với Nhật Bản và phuơng Tây”. Ngoài ra, Sun Sytszin c̣n bịa đặt chuyện một trong những tướng lĩnh nổi tiếng của TC đưa ra triết lư cố đại của người Trung Hoa: “Để ngăn chận chiến tranh, cần phải chuẩn bị cho chiến tranh” (ai cũng biết, TC chôm câu nói nầy của Publius Flavius Vegelius Renatus). Tập Cận B́nh c̣n tuyên bố lếu láo: “Người Trung Quốc không có gen xâm lược”.

 

Tướng Sun Sytszin nói: “Để đuổi kịp và vượt Mỹ, TQ cần có một bước “đại nhảy vọt” đột phá. Hoa Kỳ đă chọn châu Á-TBD là trọng tâm chiến lược của Thế kỷ 21. Chỉ số tăng ngân sách quân sự của TQ vào năm 2014 là 12,2% (800 tỷ NDT), tên lửa phóng từ tàu ngầm JIN có thể bay tới tận Alaska,” ông ta c̣n cho rằng. “TQ có quyền bảo vệ những lợi ích trên biển, khi chúng ta có khả năng làm được điều đó. Chúng ta xây dựng một lực lượng hạm đội hùng mạnh để bảo vệ quyền lợi của chúng ta trên biển. Trách nhiệm trực tiếp của chúng ta là hợp tác cùng với tất cả các nước trên toàn thế giới để đảm bảo khả năng tiếp cận và an ninh trên tất cả các đại dương.”

 

Tướng Sun Sytszin lại tuyên bố lếu láo, luận thuyết “để tránh chiến tranh, hăy chuẩn bị cho chiến tranh” trích dẫn lư luận nầy, được Tôn Tử viết ra từ hơn một ngh́n năm trăm năm về trước?

 

Nhận định của tướng Sun Sytszin là “lạc quan tiếu” đừng có mơ công nghệ quốc pḥng hiện đại của Nga, Bắc Kinh khó mà đạt được, dù Nga chấp nhận bán những sản phẩm quốc pḥng hiện đại, nhưng muốm sở hữu những công nghệ sản xuất ra chúng, giấc mơ của Bắc Kinh khó thành. Theo đó, theo tạp chí National Interest, hiện Nga đang sắp hoàn tất việc bán chiến đấu cơ Su-35 hiện đại cho TC đi đến kết thúc, nhưng Nga vẫn thẳng thừng khẳng định không có chuyện sản xuất Su-35 tại Hoa Lục dưới h́nh thức chuyển giao giấy phép. Theo nguồn tin ngoại giao quân sự th́ tất cả lô Su-35 mà Nga sắp chuyển giao cho TC đều ở dưới h́nh thức lắp ráp hoàn chỉnh. TT Putin rất ngán chiêu “gậy ông đập lưng ông” của đồng chí tham lam, tráo trở Tập Cận B́nh luôn ḍm ngó tới Vùng Viễn Đông và Siberia của Nga.

 

BẮC KINH MUỐN MUA VŨ KHÍ HIỆN ĐẠI CỦA NGA:

 

Theo Tạp chí National Interest (Mỹ) số ra ngoài 31/5/2015, Bắc Kinh muốn mua đủ bộ vũ khí tối tân của Nga gồm có:

 

·        XE TĂNG T-14 ARMATA: Hiện nay, TC có biên giới trên bộ an toàn. Lực lượng vũ trang trên bộ đông đảo, được h trợ bởi Không - Hải quân. Tuy nhiên, xe tăng chiến đấu chủ lực của PLA là loại Type 99, phiên bản của ḍng tăng T-72 thời Liên Xô. Nếu Bắc Kinh sở hữu được xe tăng Armata chiến đấu hạng nặng sẽ làm biến đổi khả năng tác chiến của bộ binh.

 

·        HỎA TIỄN S-400: Bắc Kinh vẫn rất cần đến hệ thống S-400 của Nga là hệ thống hỏa tiễn pḥng không tối tân nhất trên thế giới hiện nay để tấn công các mục tiêu khác nhau, có khả năng bắn trúng máy bay ở khoảng cách tới 400 km. Bắc Kinh đă đàm phán về một thỏa thuận mua hệ thống S-400 với giá 3 tỷ USD với Nga.

 

·        TÀU NGẦM CHIẾN LƯỢC LỚP YASEN: Ngoài việc tăng cường sức mạnh cho Lục quân & pḥng không. TC cũng không quên trang bị hạng nặng cho hạm đội ngầm bằng tàu ngầm hạt nhân lớp Yassen của Nga. Dù có tham vọng rất lớn, nhưng chương tŕnh đóng tàu ngầm tấn công hạt nhân của Bắc Kinh đă không mang lại kết quả như mong muốn. Thậm chí tàu ngầm hỏa tiễn đạn đạo lớp JIN mới nhất của Bắc Kinh, cùng tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Shang cải tiến, hoạt động ồn hơn cả tàu ngầm lớp Victor III sản xuất từ thập niên 70 của Nga hay tàu ngầm lớp Delta III của Mỹ. Chuẩn Đô đốc Sumihiko Kawamura, nguyên chỉ huy đơn vị chống ngầm thuộc Lực Lượng Pḥng Vệ biển Nhật Bản, cũng từng nêu ư kiến rằng, tàu ngầm TC khó ḷng thoát khỏi các hệ thống phát hiện dưới đáy biển, nhất là khi đi qua “chuỗi đảo thứ nhất” để tiến ra Thái B́nh Dương. Tàu ngầm TC khi hoạt động cứ như là đang khua chiêng gơ trống vậy.

 

 

VỊ THẾ MỚI CỦA NHẬT BẢN:

 

Việc Thượng viện Nhật Bản thông qua dự luật an ninh gây tranh căi, quân đội Nhật Bản sẽ được phép tham chiến ở nước ngoài trong những t́nh huống đặc biệt. Một khi dự luật có hiệu lực trong ṿng 6 tháng tới, Lực lượng Pḥng vệ Nhật Bản (SDF) có thể bảo vệ đồng minh trong các cuộc xung đột dù vai tṛ này vẫn c̣n bị hạn chế, nhằm ứng phó với những thách thức mới, như từ Trung Cộng và Triều Tiên. Trong khi Mỹ và các quốc gia trên thế giới hoan nghênh vị thế mới của Nhật Bản. “Đạo luật sẽ giúp Nhật Bản và Mỹ xích lại gần nhau hơn. Quan hệ quân sự vững chắc dẫn đến mối quan hệ chính trị của 2 nước mạnh mẽ”.

 

Trong khi đó, theo chuyên gia Keith Henry của Công ty Tư vấn Asia Strategy (Nhật Bản), đạo luật an ninh mới là bước tiến giúp Nhật Bản trưởng thành hơn và vượt ra bên ngoài khuôn khổ những khái niệm ḥa b́nh, dân chủ mơ hồ và không c̣n thực tế trong bối cảnh địa chính trị đang thay đổi nhanh chóng. Theo ông Kavi Chongkittavon, nhà Nghiên cứu Đại học Chulalongkorn (Thái Lan) nhận định: “Dự luật an ninh mới sẽ tác động mạnh đến quan hệ giữa Nhật với ASEAN nói chung và với từng nước thành viên nói riêng.”

 

Nhưng, Bắc Kinh lo ngại Nhật Bản “đi chệch khỏi con đường ḥa b́nh” theo đuổi lâu nay, đồng thời kêu gọi Tokyo “hành động thận trọng trong các vấn đề quân sự và an ninh”. GS Hoàng Đại Huệ - Trường ĐH Nhân dân Bắc Kinh - cho rằng: “Với sự mở rộng hoạt động của SDF, cộng nghệ quân sự tiên tiến của Tokyo sẽ tạo thêm áp lực cho Bắc Kinh”. Tại sao vậy? Chỉ có môt lư do duy nhất là nếu một Nhật Bản trở nên hùng mạnh, Bắc Kinh không thể dễ dàng đánh chiếm Nhật Bản để trả mối thù xưa.

 

Theo báo cáo “Nghiên cứu vấn đề nhiên liệu hạt nhân Nhật Bản” số phát hành vào tháng 8/2015 của chính phủ Nhật Bản cho biết: “Lấy nhiên liệu hạt nhân có thể trực tiếp dùng cho chế tạo Vũ khí hạt nhân th́ Nhật Bản sở hữu 47,8 tấn plutonium, trong đó có 10.8 tấn dự trữ ở Nhật Bản. Ngoài ra, Nhật Bản c̣n sở hữu khoảng 1,2 tấn uranium làm giàu cao”. Báo cáo chỉ ra rằng: “Với năng lực hạt nhân của Nhật Bản, những nhiên liệu hạt nhân này có thể được dùng để chế tạo ra vũ khí hạt nhân trong thời gian ngắn”. Ở gốc độ công nghệ, năng lực hạt nhân của Nhật Bản đứng đầu thế giới. Giấc mơ khống chế biển Hoa Đông và thôn tính Nhật Bản của Bắc Kinh quả là giấc mơ xa vời.

 

Ngoài ra bên cạnh đó, một mối lo khác đang khiến Tập Cận B́nh đang ngồi trên chảo lửa, đó là việc lực lượng Pḥng vệ Biển Nhật Bản sẽ tham gia hoạt động tuần tra Biển Đông với Tư lệnh Hạm đội 7 trên Biển Đông. Phát biểu về vấn đề nầy, Bộ trưởng BQP Nhật Bản, ông Gen Nakataki cho hay, lợi ích và an ninh quốc gia của Nhật Bản sẽ bị ảnh hưởng khi TC đơn phương tuyên bố chủ quyền hầu hết gần 90% Biển Đông. Ông Nakataki nhấn mạnh, đây thực sự là mối họa đối với Bắc Kinh, bên cạnh sự hiện diện quân sự ngày càng tăng của lực luợng Hải quân Mỹ tại châu Á-TBD, đặc biệt là Biển Đông. Bắc Kinh sẽ chùn bước mỗi khi muốn có hành động gây hấn.

 

 

SAI LẦM CỦA DÂN NHẬT KHI NÓI “NO WAR” VỚI ĐIỀU CHỈNH HIẾN PHÁP:

 

Theo ông Higuchi Yoichi, nhà lập hiến, cho rằng đó là “một sự phản bội lại Hiến Pháp và phản bội lại lịch sử”, kết luận này dựa trên quan điểm của đa số các luật gia: Theo một cuộc điều tra do tập đoàn truyền thông nhà nước Nippon Hoso Kyokai (NHK) thc hiện vào tháng 6 vừa qua, 90% luật gia chuyên về luật công được hỏi, đều cho rằng dự luật về pḥng vệ tập thể là “vi hiến”.

 

Theo một cuộc thăm ḍ được tờ Tạp chí kinh tế Nikkei Asian Review tiến hành cuối tháng 7/2015 vừa qua, có 57% người được hỏi phản đối việc thông qua dự luật an ninh tại phiên họp thường kỳ của Quốc hội (chỉ có 26% tán thành) và 50% phản đối chính sách của Thủ tướng Abe, so với 38% tán thành. Ngày 19/9/2015, Bắc Kinh cũng lên tiếng tố luật an ninh của Nhật Bản đe dọa ḥa b́nh khu vực, sau khi Tokyo thông qua đạo luật an ninh cho phép binh sĩ Nhật tham chiến ở nước ngoài. Giới quan sát Quốc tế nhận định Thủ tướng Abe cương quyết theo đuổi quyền pḥng vệ tập thể nhằm đối phó với nguy cơ Bắc Kinh đ̣i hỏi chủ quyền vô lư trên Biển Đông và Hoa Đông cũng như mối đe dọa từ Bắc Hàn.

 

Nghiên cứu lịch sử chiến tranh và quân sự trên thế giới và tại Việt Nam cho thấy trong các cuộc chiến tranh từ tấn công tới pḥng thủ chiến lược bảo vệ Tổ Quốc, không ngoài 3 nguyên tắc căn bản sau đây:

 

[1] THƯỢNG SÁCH:

 

Tấn công là phương pháp pḥng thủ tốt nhất, bằng cách đưa chiến tranh ra ngoài biên cương lănh thổ của nước ḿnh. Lịch sử chống ngoại xâm của Dân tộc Việt Nam đă chứng minh điều đó: Năm 1075, Lư Thường Kiệt là bậc đại danh tướng, vị đại anh hùng dân tộc là linh hồn của những chiến công vô cùng hiển hách chống kẻ thù truyền kiếp từ phương Bắc. Năm 1075, Danh tướng Lư Thường Kiệt là người trực tiếp vạch chiến lược và là người tướng chỉ huy quân đội Đại Việt, bất ngờ tiến quân như vũ băo sang lănh thổ Trung Hoa, san bằng 3 căn cứ lớn ở Ung Châu, Khâm Châu và Liêm Châu tiêu diệt một phần tiềm năng quân sự rất quan trọng của nhà Tống chuẩn bị xâm lăng Việt Nam.

 

Trong lịch sử thế giới, Hannibal - Tướng người Carthage (247 - 183 TCN) - Năm 221 TCN, Hannibal lúc đó mới 20 tuổi, nắm quyền tư lệnh các lực lượng Carthage trên bán đảo Iber. Trong 2 năm, Hannibal đă khuất phục toàn lănh thổ nước Tây Ban Nha và đă vi phạm các hiệp ước đă kư kết với La Mă. Quân La Mă đ̣i hỏi Carthage giao Hannibal cho họ và khi Carthage từ chối, họ tuyên chiến với Carthage năm 218 TCN.

 

Thay v́, chuẩn bị kế hoạch pḥng thủ để chờ đợi quân La Mă kéo quân đến tấn công. Hannibal đă quyết định đem chiến tranh vào La Mă. Tháng 9 năm 218 TCN, Hannibal điều động đội quân gồm 50.000 quân với 40 thớt voi trận vượt đỉnh núi Alps và tướng Hannibal đă thành công trong bản thiên anh hùng ca của ông trong ṿng 15 ngày chuyển quân, Hannibal đă đánh bại đội quân La Mă hùng mạnh trong các trận chiến tại Ticinus và Trebia và sau đó ông đă chiếm toàn bộ lănh thổ phía bắc Ư Đại Lợi.

 

[2] TRUNG SÁCH:

 

Nghiên cứu lịch sử chiến tranh và nghệ thuật quân sự trên thế giới, cũng như tại VN cho thấy, trong các cuộc chiến tranh, tác chiến pḥng thủ luôn tồn tại với các h́nh thức khác như chiến tranh tiêu hao, chiến tranh du kích, tiêu thổ kháng chiến…để chống ngoại xâm để bảo vệ các mục tiêu chiến lược trọng yếu để chờ thời cơ phản công giành thắng lợi có tính cách quyết định kết thúc chiến tranh…Nhưng, cần nhận thức kế hoạch pḥng thủ, lực lượng pḥng thủ phải đối đầu với lực lượng quân sự của địch hùng mạnh hơn và khả năng tập trung quân cùng với phương tiện chiến tranh tấn công liên tục theo chiến thuật “xa luân chiến” cho đến khi đạt thắng lợi.

 

Một thí dụ diển h́nh là chiến lũy MAGINOT của Pháp dài trên 270 cây số với 352 trại lính, 5.000 pháo đài, 450 khẩu đại bác, 960 chiến xa và 42.000 quân đồn trú. Nhưng, vẫn dễ dàng thất thủ trước sức tấn công của Sư đoàn 3 Thiết kỵ Đức. Trong số 391 xe tăng của Sư Đoàn 3 Thiết kỵ, 136 chiếc tăng được sử dụng chọc thủng 1 km trên chiến lũy Maginot, mở đường cho đoàn quân xâm lược tràn vào lănh thổ Pháp. Quân Đức chiếm Paris, trước khi Quân Đoàn pḥng thủ Maginot kịp kéo về bảo vệ thủ đô Paris. Không một cây số nào của chiến lũy Maginot có tới 100 thiết Pháp; vậy mà, với 391 chiến xa Đức tấn công vào một vị trí của Maginot đă dễ dàng mở đường cho đại quân Đức tiến vào thiết lập nền đô hộ nước Pháp kéo dài 6 năm.

 

[3] HẠ SÁCH:

 

Một dân tộc sống trong “Ảo tưởng Ḥa b́nh” không chuẩn bị ǵ cho chiến tranh dễ bị các quốc gia hùng mạnh hơn đe dọa thôn tính. Lịch sử thế giới đă chứng minh điều đó: Sống chung ảo tưởng ḥa b́nh với những tên Đế quốc là dẫn đến thảm họa đất nước bị diệt vong. Hậu quả của ảo tưởng chung sống ḥa b́nh với các chế độ độc tài toàn trị trong thập niên 30 là chiến tranh Thế giới II tàn khốc với 60 triệu người chết. Tại mặt trận Tây Âu, Pháp nhanh chóng bị Đức thôn tính. Các dân tộc thiểu số Tân Cương, Tây Tạng và Mông Cổ là những nạn nhân cụ thể của Chủ nghĩa Đại Hán Tàu Cộng.

 

Cũng may mắn cho nước Nhật c̣n có Thủ tướng Shinzo Abe và hàng chục nghị sĩ  Nhật Bản ủng hộ dự luật an ninh mới của Nhật Bản. Một phái đoàn dân biểu hùng hậu ghi nhận có đến 73 nghị sĩ, 96 dân biểu & thượng nghị sĩ và Bộ trưởng Katsunobu Kato đặc trách Dân số và Người lao động đă đến viếng đền Tử sĩ Yasukuni ngày 20/10/2015 để biểu lộ quyết tâm, cỗ vũ cho chủ nghĩa dân tộc Phù Tang nhân lễ hội mùa thu, bất chấp phản ứng của Seoul và Bắc Kinh và bất chấp cuộc họp thượng đỉnh 3 bên Nhật-Trung-Hàn dự định đầu tháng 11/2015.

 

Hy vọng, Nhân dân Nhật Bản “từ bỏ ảo tưởng hoà b́nh” và phải nhớ rằng chiến đấu cơ J-20 TC sẽ chỉ mất 10 giây để bay vào không phận Nhật Bản. Muốn ḥa b́nh phải chuẩn bị chiến tranh!

 

 

NHẬT BẢN VÀ TÍNH TOÁN Ở BIỂN ĐÔNG:

 

Trong bối cảnh Washington lên kế hoạch áp sát đảo nhân tạo của TC trên Biển Đông, một số chuyên gia nói rằng Nhật Bản có thể đóng một vai tṛ lớn hơn trong tranh chấp ngày càng căng thẳng. Tờ Japan Times số ra ngày 21/10/2015 dẫn lời Zack Cooper - Chuyên gia nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS - nói rằng: “Nhật Bản quan ngại về ổn định khu vực bị đe dọa và hành động lấn lướt của TC có thể tạo ra tiền lệ”.

 

“Nếu TC được phép chèn ép các nước nhỏ hơn ở Biển Đông th́ điều đó tạo ra một tiền lệ nguy hiểm cho các quốc gia lớn hơn như Nhật Bản, đang đối mặt với việc Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền tại biển Hoa Đông”. Trong năm 2012, trước khi trở thành Thủ tướng, ông Shinzo Abe thậm chí c̣n liên kết trực tiếp tranh chấp tại Biển Đông và biển Hoa Đông: “Nhật Bản không được nhún nhường trước các hoạt động lấn lướt thường ngày của chính phủ Bắc Kinh quanh quần đảo Senkaku…Bằng cách đưa các tàu thuyền xuất hiện thường xuyên tại đây, Bắc Kinh t́m cách lập quyền tài phán của ḿnh trong vùng biển xung quanh các ḥn đảo như một việc đă rồi…Nếu Nhật Bản không ép, Biển Đông sẽ trở nên khu vực được gia cố hơn nữa,” ông Abe viết trên trang web Project Syndicate. Một số chuyên gia thậm chí cho rằng, các vấn đề tại Biển Đông có thể liên quan tới Nhật hơn là tranh chấp tại biển Hoa Đông.

 

Tetsuo Kotani - Viện Nghiên Cứu Thời sự Quốc tế - b́nh luận: “Vấn đề Biển Đông quan trọng hơn đối với Nhật Bản, không chỉ từ gốc độ kinh tế, mà c̣n ở gốc độ quân sự và chiến lược, trong khi các vấn đề tại biển Hoa Đông là có tính chiến thuật và dễ kiểm soát hơn”. Tuy nhiên, tiềm năng cho sự thay đổi chính sách một cách nhanh chóng của Tokyo là có, đặc biệt nếu Mỹ khởi động cho chiến dịch tự do đi lại.

 

Ian Storey - nhà Nghiên cứu về hàng hải Châu Á-TBD tại viện Yosof Ishak-ISEAS - nói rằng: “Khi Hoa Kỳ quyết định tiến hành chiến dịch tự do đi lại Trường Sa th́ nhiều khả năng đây sẽ không chỉ là hoạt động đơn lẻ,” ông tiếp. “Để củng cố thông điệp của ḿnh rằng, TC phải tôn trọng tự do hàng hải ở Biển Đông, Hoa Kỳ sẽ phải tiến hành các hoạt động đó một cách thường xuyên”. Ông Zack Cooper từ CSIS nói: “Nhật Bản chắc chắn có quyền tiến hành các hoạt động tương tự trong vùng biển quốc tế, hoặc tự ḿnh hoặc phối hợp với Hoa Kỳ”.

 

 

NHẬT BẢN DÀN TRẬN CHIẾN HẠM HẢI QUÂN DẰN MẶT BẮC KINH:

 

Dàn phương tiện quân sự trên biển bao gồm tàu sân bay chở trực thăng, chiến hạm, tàu ngầm đă tập trung phô diễn sức mạnh tại Vịnh Sagami (tây nam Yokosuka, Nhật Bản) tromg buổi duyệt binh Hạm Đội diễn ra hôm 18/10/2015 vừa qua. Lễ duyệt binh hạm đội của Lực lượng Pḥng vệ Biển Nhật Bản (JMSDF) được tổ chức 3 năm một lần. Đây là buổi duyệt binh lớn đầu tiên của quân đội Nhật Bản kể từ khi Thủ tướng Shinzo Abe thắng trong cuộc biểu quyết thông qua đạo luật cho phép Nhật Bản, có thể khai triển lực lượng bảo vệ các nước đồng minh. Điểm nhấn trong buổi duyệt binh là lễ ra mắt tàu sân bay chở trực thăng lớn nhất Nhật Binh dài 250 mét có tên gọi IZUMO, c̣n chiến hạm Kurama hiên ngang lướt sóng qua làn khói súng dày đặc.

 

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang theo đuổi học thuyết pḥng vệ tập thể với các đồng minh bao gồm Ấn Độ, Nam Hàn, Australia, Pháp và Hoa Kỳ nhằm tăng cường vai tṛ quân sự trong an ninh khu vực. Trong buổi duyệt binh, hàng không mẫu hạm “The USS Ronald Reagan” cũng tham gia với tư cách là đại diện cho quân đội Mỹ. Chiếc tàu này cập cảng Yokosuka vào ngày 1/10 và trở thành một phần trong Hạm Đội 7 của Hải quân Mỹ có căn cứ tại Nhật Bản.

 

Trong dịp nầy, Thủ tướng Shinzo Abe cũng đă trở thành nhà lănh đạo đầu tiên của Nhật Bản đặt chân lên chiếc hàng không mẫu hạm hạt nhân USS Ronald Reagan. Tại cuộc duyệt binh, TT Abe đă tuyên bố rằng nước Mỹ siêu cường là “bạn bè thân thiết” của Nhật Bản. Hải quân Mỹ đă cử Phó Đô đốc Nora Tyson tháp tùng Thủ tướng Nhật Bản Abe thăm tàu The USS Ronald Reagan.

 

Phi tuần tŕnh diễn nhào lộn trên không Blue Impulse của không quân Nhật Bản tạo h́nh trên bầu trời. Đội h́nh 3 tuần tra có trang bị hỏa tiễn “Otaka”, “Kumataka” và “Shirataka” xuất hiện trong buổi duyệt binh hạm đội có cả tàu ngầm tối tân Uzushio.

 

Thủ tướng Shinzo Abe đang theo đuổi học thuyết quyền tự vệ tập thể với các đồng minh, hành động nầy giúp Tokyo có vai tṛ an ninh lớn hơn trong khu vực để làm đối trọng với Bắc Kinh ngày càng hung hăng trên biển. Bắc Kinh gần đây càng gia tăng căng thẳng trong khu vực bằng cách xây dựng các đảo nhân tạo phi pháp trên quần đảo Trường Sa của VN ở Biển Đông, đă cho Bắc Kinh biết họ phải coi chừng trước hành động gia tăng sức mạnh quân sự, phát triển không ngừng của Nhật Bản. Một dấu hiệu nữa cho thấy quyết tâm mở rộng vai tṛ của quân đội Nhật Bản trong khu vực, đó là nước nầy đă cử tàu chiến tham gia cuộc tập trận Hải quân Malabar 2015 với Hoa Kỳ & Ấn Độ.

 

Tờ Hoàn Cầu Thời Báo của TC số ra ngày 19/9/2015 có bài viết với nội dung tuyên truyền nói xấu Nhật Bản cho rằng, nhiều dư luận ở Hoa Lục bày tỏ cảnh giác với việc Nhật Bản quay trở lại con đường chiến tranh, lo ngại nước ḿnh sẽ bị ảnh hưởng, bày tỏ lo ngại mạnh mẽ đối với xu hướng hữu khuynh của Thủ tướng Shinzo Abe. Nhật Bản chuẩn bị tham gia hành động tác chiến với Quân đội Mỹ ở khu vực nước ngoài xa Nhật Bản. Liên minh Mỹ - Nhật Bản chống lại mối đe dọa Bắc Kinh. Trong tương lai, Mỹ - Nhật Bản phối hợp tuần tra Biển Đông đó là điều chắc chắn.

 

Hành động tham lam vô độ của Tập Cận B́nh muốn khống chế toàn bộ Biển Đông đă khiến Indonesia muốn đang t́m kiếm sự hỗ trợ từ Mỹ trong n lực xây dựng lực lượng tuần duyên mới tuần tra các vùng biển chiến lược quốc gia và đóng vai tṛ tích cực hơn giúp giải quyết các tranh chấp chủ quyền quyền với TC ở Biển Đông. Tổng thống Indonesia, Joko Widodo sẽ gặp TT Obama trong chuyến công du Washington vào tuần tới. Cuộc họp thượng đỉnh với TT Obama được dự trù vào ngày 26/10. Hồ sơ Biển Đông sẽ nổi bật trong chương tŕnh thảo luận. Trước ngày TT Joko Widodo lên đường, Jakarta đă tái xác định quan điểm bác bỏ đường 9 đoạn mà Bắc Kinh đă ngang ngược vạch ra để đ̣i chủ quyền bất hợp pháp tại Biển Đông.

 

Malaysia cũng ra mặt nhập cuộc chống TC v́ hành vi khiêu khích của Bắc Kinh ở Trường Sa. Tư lệnh các lực lượng vũ trang Malaysia là Zulkefli Mohd cực lực đả kích “hành động khiêu khích vô căn cứ” của TC ở Biển Đông. Rơ ràng, kịch bản xung đột ở Biển Đông, Bắc Kinh sẽ hoàn toàn bị cô lập trước liên minh Mỹ - Nhật - Ấn - Philippines - Indonesia - Malaysia…

 

 

ĐÁNH GIÁ SỨC MẠNH QUÂN SỰ CỦA TC:

 

Theo chuyên gia Roger Cliff - Tổ chức tư vấn RAND Corp - cho rằng, Quân đội TC đang trải qua quá tŕnh phát triển mạnh mẽ và có thể đọ sức cùng Hoa Kỳ và phương Tây chỉ trong ṿng 5 năm tới. “Đến năm 2020, chất lượng học thuyết quân sự, trang bị, nhân lực và huấn luyện của quân đội TC nhiều khả năng sẽ cận tiệm ở nhiều khía cạnh khác nhau với quân đội Mỹ và phuơng Tây”, chuyên gia Roger Cliff nhấn mạnh.

 

Theo chuyên gia nầy, dù quân đội TC vẫn c̣n những điểm yếu về cấu trúc, tiếp liệu và tổ chức, ảnh hưởng đến hiệu quả của các loại vũ khí và khí tài, việc đánh bại được TC trong các cuộc xung đột khu vực sẽ là điều rất khó khăn và tốn kém đối với Mỹ. Hơn nữa TC có nhiều lợi thế về địa h́nh. Ông Roger Cliff nhận định, thập niên 2020, nhiều khả năng sẽ là thời kỳ chuyển giao quyền lực ở Đông Á.

 

Tôi cho rằng nhận định của Roger Cliff thiếu cơ sở, v́ trong ṿng 5 năm tới nền công nghệ quốc pḥng của Hoa Kỳ không đứng nguyên một chỗ mà c̣n tiến xa không giới hạn. Có những thứ “siêu vũ khí” tuyệt mật mà Mỹ chưa tiết lộ, c̣n thứ vũ khí được cho là tối tân mà Mỹ để cho gián điệp Tàu ăn cắp được tài liệu là những thứ vũ khí đă lỗi thời nhằm mục đích để Bắc Kinh chạy đua vũ trang với Mỹ cho đến khi…phá sản. Chiêu nầy, Mỹ đă từng áp dụng với LX trước đây.

 

Nói TC được nhiều lợi thế về địa h́nh lại càng không đúng mà phải nói là hoàn toàn bất lợi về địa chính trị cho Bắc Kinh nếu xảy ra chiến tranh Mỹ - Trung bùng nổ ở Biển Đông & Hoa Đông:

 

·        Bắc Kinh sẽ lâm vào thế “thù trong giặc ngoài”, chiến tranh Mỹ - Trung ngoài Biển Đông sẽ tạo cơ hội cho các dân tộc thiểu số như Tân Cương - Tây Tạng - Nội Mông vùng lên đấu tranh đ̣i “độc lập tự do dân tộc” và nhân dân Hoa Lục có thêm cơ hội nỗi dậy xóa bỏ chế độ “công an trị” do ĐCSTQ dựng lên để đàn áp nhân dân.

 

·        Sau khủng bố vụ 9/11, người phát ngôn BTL tác chiến đặc biệt Mỹ “SOCOM”, Ken McGraw chỉ ra, tính đến năm 2015, lực luợng tác chiến đặc biệt của Hoa Kỳ đă triển khai ở trên 130 quốc gia trên toàn cầu, thực hiện các loại nhiệm vụ công khai hoặc bí mật ở 90 quốc gia để bảo vệ an ninh nội địa nước Mỹ và củng cố địa vị thống trị của Hoa Kỳ trên thế giới. Trong đó c̣n cam kết tăng cường hợp tác với các đối tác ở khu vực Thái B́nh Duơng.

 

·        Có thể nói lănh thổ Hoa Kỳ là bất khả xâm phạm từ sau trận Trân Châu Cảng và biến cố 9/11, không có một quốc gia nào trên thế giới có thể mở cuộc tấn công trực tiếp vào nội địa nuớc Mỹ. Đưa chiến tranh ra xa bờ biển nước Mỹ để bảo vệ an ninh nội địa là ưu tiên hàng đầu của Ngũ Giác Đài. 

 

·        Ngược lại, gây chiến tranh với Mỹ ở Biển Đông hoặc Hoa Đông là Bắc Kinh “nhập khẩu chiến tranh vào Hoa Lục” hoàn toàn bất lợi, Hoa Kỳ sẽ biến Hoa Lục trở thành “THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ”. Đây không phải là “lợi thế” như nhận định của Roger Cliff.

 

Nhận định của Roger Cliff không đề cập yếu tố Nhật Bản ở Đông Á là vô cùng thiếu sót v́ trong ṿng 2 năm tới hoặc sớm hơn, Nhật Bản sẽ thành lập Trung đoàn cơ động trên bộ, đẩy nhanh xây dựng chiến lược với Mỹ để đối phó TC, khi bị PLA tấn công chiếm đảo bằng vũ lực. Nhật Bản đang xúc tiến thành Bộ Chỉ Huy Liên hợp các lực lượng trên bộ Mỹ-Nhật ở tỉnh Kanagawa. Nhật chủ trương sở hữu hơn 6.000 đảo lớn nhỏ.

 

Ngày 23/9/2015, hàng không mẫu hạm trực thăng Hyuga DDH-181 và tàu khu trục Aegis JS Ashigara DDG-178 tới Trân Châu Cảng của Mỹ để tham gia diễn tập “Dawn Blitz 2015” tổ chức ở Santiago, chủ yếu kiểm tra năng lực tác chiến đổ bộ của lực lượng Hải quân Mỹ - Nhật. Trước năm 2018, Nhật Bản sẽ mua thêm 52 xe đổ bộ, tiến hành huấn luyện kỹ thuật đổ bộ chiếm đảo. Quân độ Mỹ và Lực lượng Pḥng vệ Nhật Bản tiến hành giám sát và huấn luyện.

 

 

THE COMING COLLAPSE OF CHINA (Sự sụp đổ sắp tới của nước Tàu):

 

Đó là tựa đề cuốn sách của Gordon Chang, viết vào năm 2011. Tác giả tiên đoán sự sụp đổ của nền kinh tế nước Tàu và sự suy thoái của ĐCSTQ trong ṿng 10 năm tiếp đó. Tính đến năm 2015, lời tiên đoán của ông chậm 4 năm, trong bối cảnh nền kinh tế chính trị của TC đang biến động từng ngày. Đây là giai đoạn đầu của sự sụp đổ, không chỉ là nền kinh tế mà c̣n là cả hệ thống chính trị. Tác giả đă đánh giá về Nhật Bản & TC như sau:

 

·        Nhật Bản có thể vượt qua TC để trở thành nền kinh tế số 2 thế giới.

·        Không có ǵ khó hiểu, nếu TC mất vị trí số 2 vào tay Nhật Bản. Nhật Bản không cần phải phát triển, tất cả những ǵ Nhật Bản cần làm là duy tŕ nền kinh tế như hiện nay. Tôi cho rằng TC đang thụt lùi.

·        TC thực sự không thể tạo ra sự phát triển bền vững.

·        Khi mà công cụ cuối cùng của nhà cầm quyền thất bại, họ sẽ rơi tự do. Và tôi nghĩ rằng nó sẽ kéo theo cả hệ thống chính trị.

·        Tiền đă rút ra khỏi đất nước Tàu với một tốc độ nhanh chưa từng có.

 

 

KẾT LUẬN:

 

Các hoạt động tập trận Hải quân rầm rộ của Nhật Bản được đánh giá là sự khởi đầu cho việc thực hiện luật an ninh mới mà Quốc hội nước nầy vừa thông qua. Trong cuốn sách “NHẬT BẢN ĐỨNG ĐẦU” của học giả Mỹ viết: “Với cơ cấu chính trị và sức mạnh kinh tế như hiện nay th́ không nước nào có thể cùng tham gia lănh đạo thế giới bằng Nhật Bản”.

 

Tin tức mới nhất, ngày 22/10/2015 vừa qua, Thủ tướng Shinzo Abe và đại diện 50 nhà doanh nghiệp tháp tùng đă rời Tokyo lên đường chinh phục thị trường Trung Á. Bắt đầu chuyến công du một tuần với chặng dừng chân đầu tiên tại thủ đô Ulan Bator của Mông Cổ và sau đó sẽ thăm các nước thuộc Cộng ḥa Liên Bang Xô Viết cũ ở Trung Á là Kazakhstan, Uzbekisatn, Turkmenistan, Tajikistan và Kirghizstan. Các quốc gia này phụ thuộc vào xuất cảng tài nguyên, nhưng hiện nay lại đang t́m kiếm nguồn đầu tư hạ tầng cơ sở chất lượng cao và TT Abe muốn tiến một bước trong việc tăng cường quan hệ với từng nước.

 

Satoru Mitzushima – nhà sánh lập Tập đoàn Ganbare Nippon – luôn ủng hộ Thủ tướng Shinzo Abe lại phàn nàn: “Cứ trưng ra h́nh ảnh một nước Nhật yếu ớt, sẽ làm cho kẻ thù (TC) sẽ lấn tới. Chẳng có lư do ǵ chúng ta (Nhật) để bị dẫm chân cả, trong khi chúng ta có lực lượng Hải quân đứng thứ 3 thế giới.”

 

Thủ tướng Abe trong chiều hướng “muốn ḥa b́nh phải chuẩn bị chiến tranh”, theo đó Nhật Bản đă quyết định chi 24.700 tỷ yen (240 tỷ USD) cho ngân sách quốc pḥng 5 năm (2014-2019) tăng 5% so với các năm trước đó (trong khi TC tăng 170%). Nhật Bản chi cho việc mua 3 máy bay không người lái, 3 máy bay tiếp dầu trên không, 4 máy bay cảnh báo sớm, 17 máy bay vận tải MV-22 Osprey, 28 chiến đấu cơ tàng h́nh F-35, 99 xe chiến đấu, 52 xe đổ bộ bảo vệ mặt đất và trên biển.

 

Giới chuyên gia cho rằng: “Quân đội Nhật Bản hiện đang sở hữu lực lượng Không quân & Hải quân dẫn đầu châu Á với 94 chiến đấu cơ, trong đó có F-15J được coi là thế hệ 4+ tốt nhất thế giới. Lực lượng Hải quân gồm 45.000 quân nhân với 114 tàu khu trục, tàu chiến, hàng không mẫu hạm trực thăng, tàu ngầm. Quân đội Nhật được mô tả là quân đội thiện chiến, tinh thần chiến đấu cao độ theo truyền thống vơ sĩ đạo, họ có khả năng tác chiến ở các đảo xa, phối hợp các lực lượng đồng minh trong các chiến dịch lớn, phản ứng nhanh chóng trước các biến cố bất ngờ, thiết lập lực lượng tấn công, đổ bộ và thực hiện “quyền pḥng thủ tập thể” trong khuôn khổ Hiệp ước An Ninh Nhật - Mỹ. Như vậy, với sức mạnh hải quân đứng hàng thứ 3 trên thế giới, hành lang pháp lư đă dược cởi mở, Nhật Bản có thể cùng với đồng minh có những đóng góp quan trọng và hữu hiệu trong việc bảo đảm an ninh khu vực Biển Đông và biển Hoa Đông.

 

Giáo sư Toshio Oti – nhà khoa học chính trị Nhật Bản nổi tiếng – đánh giá: “Sự tham gia của Lực lượng Pḥng vệ Nhật Bản vào các chiến dịch ǵn giữ Ḥa b́nh Quốc tế mà trước đây là không thể, bởi chương thứ 9 của Hiến pháp Nhật Bản không cho phép Lực lượng Pḥng vệ Nhật Bản có quyền pḥng thủ tập thể. Nhưng, bây giờ gói dự luật về quốc pḥng cho quyền pḥng thủ tập thể,” GS Toshio Oti nói. “Đến thăm Hoa Kỳ, Thủ tướng Abe đă hứa sẽ làm cho liên minh Nhật - Mỹ càng thêm vững mạnh và bền chắc hơn. Từ đây, sẽ dẫn đến việc củng cố cả liên minh quân sự Nhật - Mỹ mà điều đó, tự nó sẽ làm kích động ghê gớm đối với Bắc Kinh”.

 

Tôi hy vọng rằng, những người dân Nhật Bản nào c̣n “nuôi ảo tưởng ḥa b́nh” hăy sớm thức tỉnh: “Muốn ḥa b́nh phải chuẩn bị tốt cho chiến tranh”…

 

 

Nguyễn Vĩnh Long Hồ

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính