LTG: Nhân câu chuyện tuyên vận Thanh Lan và giai thoại Ngụy quân tử Nhạc bất quần vvl... bế em, xin đi tiếp một đường về đám ngụy quân tử Sán hố dzề cho đủ bộ:

 

Xin chỉ nói một lần, rồi bỏ

 

Nguyễn Nhơn

 

 

Thưa Quư độc giả của Saigon Nhỏ và các chiến hữu,

 

Bài viết sau đây của bạn Nguyễn Nhơn, San Jose đă thể hiện phần lớn những suy nghĩ của anh chị em cựu tù cải tạo của Cộng sản Việt Nam. Mặc dầu bài viết có những đoạn rất “cay đắng” nhưng chúng tôi nghĩ nó là những thứ “đắng” có thể “dă tật”. Vả lại, “sự thật bao giờ cũng mất ḷng” nên, như tác giả viết “xin chỉ nói một lần” để xoá tan hết những mặc cảm tự nhiên, âm thầm giữa người mới tới và người đă tới và đă “thành công”, ổn định nơi xứ người.

Chúng tôi mong bài viết này sẽ là một lời tâm sự tha thiết của người mới đến mong muốn được hội nhập với Cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại trước hết, để chúng ta có thể kết thành một khối trước những kế hoạch hiểm độc muôn mặt của Cộng sản đang cố gắng tạo phân hoá giữa chúng ta.

 

Nguyên Huy

 

 

Ngày tôi mới qua đây, ngay khi ngồi dậy được sau cuộc giải phẫu, liền đến với anh em cựu tù, lui cui dọn bàn sắp ghế để mong nghe các vị thức giả ban cho lời cao kiến. Thấy ai đăng đàn thuyết giảng đều chạy lại nghe, tham luận viết trên sách báo đều ráng đọc. Hơn ba năm nay, tổng kết lại chẳng có ǵ khích lệ, lại thêm phiền muộn, chua chát.

 

Gần đây, sau vụ chống tuyên vận Thanh Lan, những người trưởng giả ở lâu trên đất nầy, cho dấy lên dư luận trên báo chí, truyền thông đại ư như sau:

 

  • Mấy người cựu tù cải tạo cậy thế được đồng bào thương mến, đâm ra kiêu căng, lếu láo.

  • Bọn nó bị đày đọa quá lâu nên cứ đeo đẳng măi ḷng thù hận, trở nên mù quáng, quá khích.

  • Bọn đó ít học nên không thức thời, chỉ biết chống Cộng một chiều, không biết quyền biến theo thời thế.

 

Nói về cái chuyện huênh hoang thành tích ở tù Cộng Sản th́ xin thưa như vầy. Chúng tôi dù ít học nhưng dù sao cũng đă từng trải qua cuộc vinh nhục gần hết đời người nên lẽ đâu không biết nghĩ ngợi. Chúng tôi vẫn tự biết ḿnh kém cỏi không theo kịp khí tiết của người xưa, khi bị giặc bắt, chỉ dơng dạc kêu lên một lời “tôi đánh lại các ông, nay bị bắt th́ chỉ có chết mà thôi, c̣n nói ǵ được nữa”. Ngẫm lại ḿnh, khi ra đầu hàng giặc, v́ không kham nổi thủ đoạn độc ác của Cộng Sản, đă khai báo cả tam đại tứ đại nhà ḿnh, th́ có chi vinh diệu để khoe khoang. Có chăng là có chút an ủi nhờ mấy năm tù đày, coi đó như chút đóng góp trả lại phần nào món nợ đối với đồng bào v́ sự hèn kém của ḿnh, để mất nước vào tay Cộng Sản, du đồng bào vào cảnh sống khốn cùng. Có chăng là nhờ mấy năm cùng chen chúc cày cuốc với đồng bào nơi vùng kinh tế mới, được chung chịu khổ nạn Cộng Sản với đồng bào trong một thời gian. Có chăng là điều an ủi lớn lao nầy đây mà có lẽ suốt đời người không thể gặp lần thứ hai.

Ngày tôi từ trên chiếc xe lửa Thống Nhất Hà Nội – Sà́ G̣n bước xuống ga B́nh Triệu. Nh́n thấy hàng cơm, mon men lại nh́n ngó, th́ chị bán cơm dịu dàng bảo, “chú đi cải tạo ngoài Bắc mới về hả? Ngồi xuống đây ăn với cháu đĩa cơm, cháu không lấy tiền đâu.” C̣n nữa, khi lên xe đ̣ th́ chú lơ cười bảo, “thôi, mới cải tạo về lấy đâu tiền mà trả.” Và c̣n nữa, mấy chị em đi buôn chuyến nghe vậy, máy nhau góp mỗi người một ít: cho chú cải tạo chút tiền ăn đường.

 

Có sống trong xă hội nhiễu nhương ở Việt Nam ngày nay mới biết quư trọng biết bao tấm ḷng thương mến của đồng bào dành cho quân cán chính VNCH chịu tù đày Cộng Sản về. Tuy nó đơn sơ mộc mạc là thế, nhưng hàm ư bên trong thật lớn lao thâm trọng.

 

V́ thế chúng tôi rất mang ơn tất cả đồng hương ở đây đă thông cảm và thương mến những cựu tù cải tạo mới tới…Nhưng chúng tôi cũng lấy làm phiền muộn đôi khi bực tức trước những lời đăi bôi rỗng tuếch, nhất là thái độ kẻ cả giàu sang, hạ cố thương hại kẻ dưới. Tệ hơn nữa, có người như Kư C̣m Thời Báo thỉnh thoảng lại biếm nhẽ, xỏ xiên. Lẽ ra chẳng lư tới con người nhỏ mọn này làm chi. Tuy nhiên v́ chỉ xin nói ra một lần rồi bỏ, nên mới nói hết ra đây.

 

Như trên đă nói, trong lúc đồng bào trong nước nghèo khổ như vậy mà c̣n đùm bọc, chia xẻ được với anh em tù cải tạo củ khoai, miếng bánh th́ anh nhà chủ báo kia sống giàu sang ngay tại đất Mỹ nầy, chỉ làm được có mỗi một việc là đón gia đ́nh người bạn thân của ḿnh về nhà cho ăn ở đôi ba ngày rồi lại đi bêu rếu biếm nhẽ ngay trên cột báo ḿnh phụ trách, th́ thật là…đê tiện.

 

Bây giờ xin nói về thù hận và mù quáng quá khích. Người ta viết trên báo Mỹ bằng mấy chữ ví von hoa mỹ là “hostages of hatred”, tôi th́ nói giọng nhà quê miền Nam là đeo đẳng oán thù. Mà thử hỏi những người cựu tù cải tạo có hận thù Cộng Sản không? Nếu nói rằng thù oán cái “chế độ” áp bức, đày đọa người dân trong nghèo đói tủi nhục th́ xin thưa rằng ”có”. Chẳng những có mà c̣n có nhiều nữa. Và không phải chỉ riêng cựu tù cải tạo mà cả toàn dân Việt đều oán hận. Hoạ chăng chỉ có những người chưa từng bị Cộng Sản đày đọa một ngày nào hết, nên mới trơ trơ chẳng thương cũng chẳng oán. Giống như cái ngài địa vị cao nhất nước trước kia, giặc chưa tới đă bỏ chạy, nay lại mở miệng rêu rao rằng, “ngày nay tôi bớt oán thù Cộng Sản nên tôi xin nói chuyện vô điều kiện với họ.”

 

Những người như quư ngài đó th́ có thương dân bao giờ đâu mà nói đến chuyện oán thù Cộng Sản đày đọa người dân. Đă chẳng biết thương dân th́ oán Cộng Sản cái nỗi ǵ, mà nói chuyện thêm hay bớt.

 

C̣n chúng tôi đă từng sống với họ nhiều năm, từ anh công an gác trại cho chí tới cán bộ làng xă, từ người Công an đường phố cho chí tới người cán bộ bảo vệ an ninh chánh trị cấp tỉnh, thành phố. Chúng tôi biết rơ họ, chẳng những bằng hành động bề ngoài mà c̣n biết rơ tâm tư t́nh cảm của họ nữa.

 

Xin kể quư vị nghe vài mẩu chuyện tiêu biểu như vầy:

 

- Hồi chúng tôi mới đi đày ra Bắc th́ mấy chục phân trại ở vùng Yên Bái đều do bộ đội quản lư. Bữa kia, nhân ngồi nghỉ chỗ khuất lánh, anh bộ đội người sắc tộc nhỏ to như vầy, “các anh có cái thiên đường mà không biết giữ, để đánh mất rồi.” Có anh tù bạo dạn hỏi lại, “Cán bộ nói vậy, sao c̣n đi đánh chiếm miền Nam làm ǵ?” Anh bộ đội phân bua, “Mấy anh coi đó. Chúng tôi với bà con người Hoa bên kia biên giới, từ lâu đời sống bên nhau như họ hàng. Vậy mà thử thời giờ đây Đảng mà bắt chúng tôi đánh nhau với họ, chúng tôi cũng phải đánh nữa là miền Nam. Chúng tôi mà bỏ ngũ họ cắt hộ khẩu th́ gia đ́nh chỉ có chết đói thôi.”

 

- Năm 1978, khi chúng tôi được chuyển về trại Tân Lập, Vĩnh Phú được ít lâu th́ xảy ra trận chết đói đánh gục hơn trăm nhân mạng. Trước đó mấy ngày anh Công an trẻ coi tù trông nom chúng tôi lao động, trước cảnh cày cuốc kiệt sức, động ḷng kêu anh đội phó (cũng là tù cải tạo) đến nói chuyện. Chúng tôi đứng ở xa chỉ nh́n thấy anh Công an khoa tay múa chân xem chừng như là rầy la giận dữ ǵ đó. Đến khi người đội phó trở về chỗ rù ŕ thuật lại đại ư như vầy. “Tôi thấy người dân ngoài hợp tác xă nông nghiệp được ăn uống khá hơn mấy anh nhiều mà họ đâu có làm lụng cực nhọc quá như mấy anh. Bộ mấy anh muốn chết mất xác nơi xó núi này sao mà ráng sức như vậy. Tôi chỉ có bổn phận ḥ hét mấy anh, c̣n mấy anh th́ tùy sức lực mà làm chớ có dại cố sức mà thiệt thân.”

 

Hoá ra anh này trẻ mà nặng t́nh người, nên đă liều lĩnh, giả bộ rầy la để nhắn lời cứu giúp.

 

Vậy đó, những người cán bộ cấp nhỏ đó th́ cũng giống như chúng tôi ngày xưa, bị lũ đầu sỏ cưỡng bức lợi dụng để mưu cầu danh lợi, th́ chúng tôi thù oán họ nỗi ǵ. Ngay cả một số ít ác tâm đă từng đánh đập chúng tôi đi nữa th́ ngày nay chúng tôi cũng đă quên đi lâu rồi, v́ cái chế độ ác độc như thế th́ tránh sao khỏi tạo ra người giả trá ác độc như thế.

 

Cho nên bảo rằng chúng tôi v́ thù hận mà hành động quá khích th́ không đúng. Có chăng chỉ v́ chúng tôi sống quá lâu cùng với đồng bào nơi quê nhà từ thôn quê cho chí tới thị thành, trong cảnh lầm than nghèo khổ, nên bây giờ tạm yên thân ở đây mà ḷng vẫn bức rức không yên, những muốn hô hoán thật to vang vọng về tới quê nhà để đồng bào trong nước yên tâm là đồng bào hải ngoại không bỏ quên họ. Chúng tôi cũng muốn ḥ hét thật to lên để Chánh phủ Liên bang Mỹ biết rằng người Việt tỵ nạn không chấp nhận chế độ Cộng Sản.

 

C̣n như ai đó v́ muốn che dấu sự hổ thẹn v́ thái độ bàng quang tọa thị của ḿnh trước việc nghĩa phải làm, lại đi biếm nhẽ làm giảm giá việc làm phải của chúng tôi, th́ nên nhớ cho rằng đồng bào ngày nay đă sáng suốt, phân biệt rơ ai thật tâm v́ việc nghĩa, ai chỉ biết lâm le mưu cầu danh lợi.

 

Hoặc giả trong khi tranh đấu có điều va chạm th́ những ai từng quen thuộc với hoạt động của đám đông ắt biết rơ đó là vấn đề thông thường không tránh khỏi khi quần chúng phẫn nộ v́ bị khiêu khích. Vậy mà có những hạng người như gă Kư C̣m chủ báo kia lại hí hửng bôi bác là thô tục này nọ, ra cái điều ta đây thâm nhiễm văn minh văn hoá Mỹ, lên mặt dạy khôn phải biết đấu tranh lịch sự. May mắn thay đồng bào chúng tôi, dầu xa nước đă lâu, vẫn c̣n giữ được tính t́nh người Việt nên đă không đến nỗi bắt chước theo hành động “văn minh văn hoá” của mấy người Mỹ bênh và chống phá thai, chửi rủa đánh đá nhau chí cha chí chạp, nhan nhản trên đường phố. Thậm chí bắn giết chết người chỉ v́ bất đồng về một mặt nhỏ trong đời sống. Chúng tôi cũng lấy làm may mắn không đến nỗi bắt chước người cựu chiến binh Mỹ kia chỉ thẳng vào mặt vị Tổng Thống đương nhiệm mà chửi là “đồ chó đẻ” mặc dầu người cựu Tổng Thống bốn không hoá có kia xứng đáng được nghe mấy chữ kia hơi nhiều.

 

Cuối cùng xin nói về vấn đề thức thời và quyền biến. Chúng tôi ít học nên không biết thuyết lư dài ḍng chỉ xin thuật chuyện cụ thể mà dẫn chứng. Hôm nọ, sau buổi thượng kỳ đầu năm, t́nh cờ được theo mấy anh em uống ké cà phê sáng, được nghe một vị làm chánh trị có tầm cỡ thuộc một đoàn thể lớn khuyên bảo đại khái, “Các anh phải biết thức thời, nhận định rơ thời cuộc, ứng biến linh hoạt chớ không nên khư khư kiểu cũ và vân vân.” Tôi kiên nhẫn lắng nghe cho đến khi vị đó khuyên bảo nên theo gương Phong trào thống nhất dân tộc Nguyễn Đ́nh Huy th́ hết chịu đựng nổi bèn xin lỗi ngắt lời và thưa lại rằng, “Khi anh em chúng tôi bảo nhau chống kế hoạch Dân chủ hoá Young-Huy th́ chúng tôi làm việc có suy tính chớ không phải theo mốt làm bừa. Chúng tôi cho rằng cái kế hoạch đó vừa dở, vừa chậm, lại vừa độc. Nó dở là v́ nó chủ trương xin xỏ VC cho người của Phong trào ra ứng cử từng cấp một, tuần tự từ cấp xă lên cấp trung ương mất tới vài ba năm. So với kế hoạch chiêu dụ người QuốcGia sau Đại hội Đổi Mới của Cộng Sản năm 1986 th́ kế hoạch Young-Huy rụt rè và khiêm tốn hơn nhiều. Hồi đó (năm 1986) Mặt Trận Tổ Quốc được lệnh bắn tin, nhắn nhe anh em quốc gia ra sinh hoạt với họ để họ đề cử ra ứng cử tùy khả năng và uy tín từng người và các cơ quan dân cử từ xă, huyện trở lên.

 

Vậy mà anh em chúng tôi vẫn tránh né, lảng ra v́ lư do xin kể sau. Kế hoạch Young-Huy đó quá chậm v́ nó thấp mưu hơn thủ đoạn của Cộng Sản và nếu thực hiện được cũng đă chậm hơn Cộng Sản đến 8 năm. Kế hoạch đó “độc” là v́ chỉ dụ người Quốc gia vào hiểm địa mà không có ǵ bảo đảm. (Xin ghi nhớ là khi chúng tôi nhận định như trên, th́ lúc đó các nhân vật cầm đầu Phong trào chưa bị bắt giữ).

 

Anh em chúng tôi tuy ít học, nhưng nhờ kinh nghiệm sống nhiều năm với người Cộng Sản nên cũng biết nhận thức mưu mô của họ. Khi họ mời gọi chúng tôi ra th́ chúng tôi đă đoán biết mấy điều này.

 

- Trước hết là họ bứng gốc chúng tôi khỏi đám đông dân chúng là chỗ mà người quốc gia nương tựa. V́ người dân Việt ngày nay hễ thấy ai dính líu tới Cộng Sản th́ đều xa lánh, khinh miệt.

 

- Kế đến là lợi dụng anh em Quốc gia nhẹ dạ hợp tác với họ để đứng ra chia bớt phần oán ghét của dân chúng đang đổ trút vào họ.

 

- Chót hết mà quan trọng hơn hết là triệt hạ lần chót uy tín của người Quốc gia đối với dân chúng bằng cách dựng chuyện, ví dụ như lem nhem về tiền bạc, trai gái…Không cần bắt nhốt, chỉ bêu xấu thôi cũng đủ triệt tiêu ảnh hưởng trong dân chúng.

 

V́ thế mà chúng tôi chống lại kế hoạch Young-Huy, không phải chỉ v́ nó không có tác dụng ǵ đối với Cộng Sản mà trước hết là v́ nó làm hại người Quốc Gia như đă thấy.”

 

Nghe tôi nói vậy, vị khách kia liền bảo, “Mấy anh bị Công An VC hành quá lâu nên quá sợ họ mà nói vậy, chớ đâu phải họ giỏi đến độ không đương đầu được.”

 

Đến đây th́ tôi thật sự bất b́nh, bởi cái vị sĩ quan cấp tá đó năm 1975 sợ VC đến độ bỏ của chạy lấy người, mà giờ đây c̣n không biết hổ thẹn, lại đi mở miệng bảo như trên.

 

Chuyện thức thời, quyền biến từ nay về sau chưa xảy ra nên chưa thể biết được. Chỉ xin kể ra đây mẩu chuyện nhỏ thôi mà chúng tôi đă đương đầu từ hồi c̣n trong nước.

 

Hồi đó chúng tôi chẳng biết Cục Phản Gián ở góc đường Yết Kiêu Hà Nội ngang dọc ra sao. Có điều mấy anh cán bộ địa phương của cái cục đó th́ chúng tôi thuộc nhẵn mặt. Bất cứ thường dân hay đảng viên cán bộ nào mà nghe Pḥng Bảo Vệ An Ninh Chánh Trị gọi lên làm việc đều “rét”. Nhưng điều trớ trêu, chỉ có đám cựu tù cải tạo th́ vẫn trơ trơ lên xuống pḥng đó dài dài, bởi v́ họ đeo đẳng chúng tôi từ khi ra trại cho đến khi lên máy bay rời khỏi xứ, nên quen thuộc quá đâm ĺ. Ngày 30-4 sắp tới hả, gọi bọn này lên tŕnh diện xem có thằng nào âm mưu phá hoại nhân ngày lễ lớn không? Trường Chinh đi về thăm tỉnh hả, gọi bọn cựu tù đó lên cấm túc cho đến khi đại đầu lĩnh rời đi. Đó là chưa kể kiểm tra khai báo định kỳ. Măi cho đến khi sắp đi định cư ở Mỹ vẫn c̣n gọi lên làm tờ cam kết trong đó có hai điều quan trọng như vầy:

 

- Tôi cam kết khi ra nước ngoài tuyệt đối không tham gia bất cứ tổ chức phản động nào chống phá nước CHXHCN Việt Nam.

 

- Tôi cam kết luôn luôn ủng hộ và tích cực đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển nước CHXHCN Việt Nam.

 

Một số chúng tôi liều lĩnh viết sửa lại như sau:

 

- Tôi xin cam kết tuyệt đối không tham gia bất cứ tổ chức phản động nào chống lại đất nước Việt Nam.

 

- Tôi xin cam kết luôn luôn ủng hộ và tích cực đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triễn đất nước Việt Nam.

 

Định bụng rằng khi nộp vào mà bị anh cán phát giác sẽ chống chế như sau: “Thưa cán bộ, bỏ chữ nghĩa đă lâu nên viết vội nôm na như vậy, xin cán bộ thông cảm.” Khi lại nộp, th́ tay này tờ cam kết, tay kia điếu thuốc Jet mời anh cán bộ, miệng đăi bôi liên hồi kỳ trận. Cán bộ bận đốt hít thuốc nên cầm tờ đơn bỏ luôn vào cặp. Vậy là thoát nạn.

 

Vậy đó, từng việc nho nhỏ như vậy, cứ thấy có cơ hội là làm, cần cù nhẫn nại mười mấy năm trường cho nên nhiều anh, nhiều chị tuổi chưa già mà đầu tóc bạc phơ.

 

Ngày nay yên ổn ở đây, đâu thể làm ngơ, cho nên phải cố làm được chút ǵ hay chút đó. Cho nên vừa rồi nghe mấy vị thầy căi ở đây, hí hửng ḥ reo mừng băi bỏ cấm vận, cảm thấy thật lợm giọng.

 

Nhân tiện xin nói thêm rằng, nếu như một số đông anh chị em chúng tôi, những người đă tốt nghiệp Cử nhân Luật khoa và Quốc gia Hành chánh mà chịu khuất thân đi học lớp Pháp lư do VC chiêu dụ hồi 1986 th́ lúc đó chúng tôi có dư điều kiện để làm thầy dùi cho đám tư bản đỏ cướp giật đồng bào, không phải đợi đến phiên các anh ngày nay khổ công luồn cúi, bợ đỡ họ để mở đường cho tư bản Mỹ vào khai thác đất nước và người dân lành Việt Nam.

 

Người Việt biết suy nghĩ thà tuân theo đạo lư của ông cha ngày trước, cam chịu nghèo khó, chớ không bao giờ đi làm điều ô nhục để mưu cầu danh lợi, để người đời than oán.

 

Tôi thuở nhỏ thường hay bị bà mắng: “Cái thằng thiệt thà ruột để ngoài da.” Khi lớn lên đi làm việc th́ bạn bè chê “Thằng này làm việc mà thẳng như ruột ngựa th́ không thể khá được.”

 

Ngày nay gần hết đời người, tánh nào tật nấy vẫn y nguyên, cho nên nghĩ ǵ th́ viết hết ra đây, một lần rồi thôi. Từ nay vẫn tiếp tục dọn bàn, xếp ghế nhưng không phải để nghe chuyện trên trời, dưới biển mà chỉ để cho các anh, các chị có ḷng với dân tộc và đất nước ngồi lại với nhau bàn chuyện sát sạt, tà tà mặt đất để mong ra tạo được chút lợi ích thiết tha nào đó, làm giảm đi sự tác hại do sự cấu kết giữa Tư bản Trắng , Vàng bên ngoài và Tư bản Đỏ bên trong, nhất là trong thời gian hậu cấm vận này. Rồi c̣n phải bàn nhau chống bang giao không kèm theo điều kiện buộc VC tôn trọng dân chủ và nhân quyền nữa.

 

 

Nguyễn Nhơn

Tuần Báo SAIGON NHỎ

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính