Bạch Sĩ Trần Cao Vân

(1866 – 1916)

 

 

 

 

Vì nước bao phen gánh nhọc nhằn

Gian lao tôi luyện chí cao thăng

Vào tù Bình Định hằng trăn trở

Ra khám Côn Sơn vẫn bất bằng

Cộng tác Việt Nam Quang Phục hội

Hiệp tâm khởi nghĩa diệt xâm lăng

Cơ mưu thất bại cam lâm tử

Gương sáng Trung Thu ánh nguyệt rằm

 

Nguyễn Minh Thanh kính bút

 

I- Lược sử:

 

Trần Cao Vân, tên thực là Trần Công Thọ, khi hoạt động lấy tên Trần Cao Vân, các biệt hiệu Hồng Việt,Chánh Minh, Bạch Sĩ…Ông là con trai trưởng của ông Trần Công Trực. Ô. Trần Cao Vân nổi tiếng thông minh từ thuở nhỏ.


- Năm 1892, Ông bị bắt giam ở các ngục Phú Yên, Bình Định vì tham gia cuộc khởi nghĩa của Ô.Vơ Trứ.

 

 - Năm 1900, Trần Cao Vân nghiên cứu, và phổ biến thuyết “Trung thiên dịch”. Ông bị bắt và bị do đă phổ biến “yêu thơ, yêu ngôn”,


 Sau khi măn hạn tù, trở về nhà, Ông tiếp tục liên lạc với Phong Trào Duy Tân.


- Năm 1908: phong trào chống thuế bùng nổ ở Quảng Nam rồi lan rộng ra nhiều tỉnh. Trần Cao Vân bị kết án chung thân khổ sai đày đi Côn Đảo. Sáu (6) năm được ân xá, ra khám năm 1914


- Năm (1915) thân sinh ông từ trần. Thu xếp việc nhà xong, Ô. lại tiếp tục sự nghiệp cách mạng. Tham gia Việt Nam Quang Phục Hội do Cụ Phan Bội Châu lănh đạo.


Trần Cao Vân cùng Thái Phiên có nhiệm vụ bí mật liên lạc với vua Duy Tân, nhằm vận động Vua tham gia lănh đạo cuộc Khởi Nghĩa.


- Năm 1916: mưu sự bại lộ, Trần Cao Vân, Thái Phiên cùng các đồng chí Việt Nam Quang Phục Hội bị giặc Pháp bắt. Do Ô.Trần Cao Vân và Ô.Thái Phiên nhận hết trách nhiệm nên vua Duy Tân thoát chết...!!


Ngày 17 tháng 5 năm 1916, Trần Cao Vân cùng nhiều đồng chí bị giặc Pháp tử hình.


II - Thi Văn của Ô. Trần Cao Vân:


Trước khi bị xử tử Ông đă ung dung đọc bốn câu thơ:

 

Trời chung không đội với thù Tây

Quyết trả ơn vua nợ nước này

Một mối ba giềng xin giữ chặt

Thân dù thác xuống rạng đài mây.

 

Tiên sinh Trần Cao Vân có nhiều bài thơ và rất khẩu khí, sau đây chỉ đơn cử bài:


         Chết chém

 

Đứa nào muốn chết, chết như chơi,

Chết vị non sông, chết vị trời.

Chết thảo, bao nài xương thịt nát,

Chết ngay, há ngại cổ đầu rơi.

Chết trung, tiếng để ngoài muôn dặm,

Chết nghĩa, danh lưu đến vạn đời.

Chết được như vầy là hả lắm,

Ta không sợ chết, hỡi ai ơi!

                                                     TCV


Bài thơ trên Ô.Trần Cao Vân khẩu chiếm trước khi bị hành h́nh năm 1916.

 

III - Phần Kết:


- Trong Tuyệt Mệnh Thi của Ô. Trần Cao Vân có câu

 

“Anh hùng đề cục hưu thành bại,

Công luận thiên thu phó sử biên!”

 

 (Anh hùng há bận câu thành bại

Trung Nghĩa tâm thành thanh sử biên)

 

- Trong Tuyệt Mệnh Thi của Ô. Thủ Khoa Huân cũng có câu hàm nghĩa tương tợ:

“Anh hùng mạc bả doanh thâu luận

Vũ trụ trường khan tiết nghĩa lưu”

 

(Hãy lắng nghĩa trung lưu vũ trụ

Chớ đem thành bại luận anh hùng)

 

Thế là, những anh hùng, với những tư tưởng lớn gặp nhau. Và hy sinh bao xương máu...


Nhưng tiếc thay, Việt Nam lập quốc gần  5000 năm với sông máu núi xương... Song, hiện nay so sánh năm châu con vịt đẹt sau cùng...!!


Xót thay, cho bao công lao hãn mã của tiền nhân theo tầng mây trắng phiêu du...!!

       

Cảm Thán

 

Năm ngàn năm lẻ quốc hồn đau

Đọc Sử ngậm ngùi... dạ kẻ sau

Tổ Quốc tác tan đau ruột thắt

Vạn dân lưu lạc xót gan bào

Máu hồng sông chảy hao vô kể

Xương trắng núi chồng tốn xiết bao

Thương cảm Tiền Nhân công hãn mã

San Hà hoạn nạn... sóng lao xao...!!

 

                            Nguyễn Minh Thanh

 

 Sau hết hậu sinh kính dâng cụ Trần Cao Vân câu đối:

 

“- Hiệp tâm cứu quốc, vào tù khốn đốn bao năm lòng chẳng sợ.

   - Mưu sự an dân, vô khám lao đao mấy bận chí chẳng sờn”

 

 

Nguyễn Minh Thanh kính bút

(GA, Nov - 22 - 2024)

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính