Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm: “Tôi tiến, hăy tiến theo tôi; tôi lui, hăy giết tôi; tôi chết, hăy nối chí tôi.”

 

 

 

 

Nguyễn Đức Chung

 

 

Trong Cộng Đồng Người Việt Tỵ nạn CS tại Hải ngoại,  đa số người Việt chúng ta đă biết, cứ gần đến tháng 11, một cái mốc lịch sử dẫn đến việc chấm dứt nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Ḥa nói riêng và sự đen tối đổ xuống cho cả nước Việt Nam Cộng Ḥa chúng ta nói chung, th́ chúng ta lại thấy xuất hiện một số nhân vật len lỏi qua các phương tiện truyền thông, nhằm dấy lên những luận điệu vu khống, xuyên tạc lịch sử, bôi bẩn và đổ lỗi cho vị khai sáng Nền Cộng Ḥa Việt Nam.

 

Đă gần 54 năm qua, kể từ ngày Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm và nhị vị bào đệ của Ông bị sát hại. Nguyên do và những kẻ trực tiếp nhúng tay vào máu của các Ông đă rơ mặt. Sử liệu chân chính của những người trong cuộc, ngoài những kẻ trực tiếp nhúng tay vào máu, một số đă ôm kín sự thật xuống tuyền đài, c̣n một số đă lẩn t́m vào chốn “thiền tịnh” để cố che dấu tội ác, mà chúng đă gây ra không riêng ǵ cho cá nhân và gia đ́nh Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm, mà cho cả nước và người dân của Việt Nam Cộng Ḥa nữa!

 

Vừa qua, chính quyền Mỹ đă cho giải mật vụ ám sát Tổng Thống Kenedy cùng những diễn biến liên quan tới vụ thảm sát Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm của nước Việt Nam Cộng Ḥa, th́ mọi việc lại càng sáng tỏ về ḷng yêu nước, hy sinh cả tính mạng để bảo vệ chủ quyền và nền độc lập của nước nhà trước một “đồng minh” to lớn, nhưng lại luôn nghĩ ḿnh là kẻ được “quyền áp đặt”.

 

Qua nhân chứng sống, từng là những người làm việc kề cận và đă từng chứng kiến lối sống, cách hành xử hàng ngày của Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm lúc sinh thời với mọi người đă được ghi lại trên sách vở, báo chí, phim ảnh và cả việc lưu lại qua các cuộc phỏng vấn trực tiếp. Th́ câu nói của Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm:

 

Tôi tiến, hăy tiến theo tôi.

Tôi lui, hăy giết tối.

Tôi chết, hăy nối chí tôi

 

Tới nay, vẫn c̣n những kẻ ngoan cố, hạ cấp sửa đổi thành: “… Tôi chết, hăy trả thù cho tôi”. (sic)

 

Trong ư kiến mới đây của Luật sư Lê Duy San: “Bàn về Những lời trối trăn của cố TT Ngô Đ́nh Diệm” là có tính thuyết phục nhất như sau:

 

“Lúc c̣n sinh tiền, cố Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm có nói:

 

Tôi không phải là thần thánh, tôi chỉ là một người b́nh thường. Tôi chỉ biết thức khuya dậy sớm làm việc, một ḷng hiến dâng đời tôi cho đất nước và dân tộc.

 

Tôi tiến, hăy tiến theo tôi.

Tôi lùi, hăy giết tối.

Tôi chết, hăy nối chí tôi (1)

Ngô Đ́nh Diệm

 

Có người nói câu “Tôi chết hăy nối chí tôi” thực ra là : “Tôi chết, hăy trả thù cho tôi”.

 

Tôi nghĩ là không đúng. Đây chỉ là sự cố ư xuyên tạc lời nói của TT Ngô Đ́nh Diệm. Cụ nói: “Tôi chết…” chứ cụ đâu có nói: “Nếu tôi bị giết hay bị ám hại…” mà nói :  “hăy trả thù cho tôi” ? 

 

Hơn nữa, cụ là một người đạo đức, tên Hà Minh Trí đă ám sát cụ khi cụ đang đi kinh lư ở Ban Mê Thuật vậy mà cụ cũng không giết th́ cụ đâu c̣n màng ǵ tới hận thù sau khi cụ đă chết”.

 

Ls Lê Duy San

 

 

Và qua những lời của Luật sư Lê Duy San, người viết đă đọc lại Hồi kư “Nhớ lại những ngày bên cạnh Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm” của Đại tá Nguyễn Hữu Duệ, xin trích đoạn như sau:

 

“…. Mấy tuần sau, ông lại đi thăm ngôi vườn ở Gia Định. Nơi này, ông đặt tên là vườn Phượng Hoàng. Vườn tọa lạc giáp ranh tỉnh Gia Định và B́nh Dương, gần sông Vàm Cỏ. Lần này có kiến trúc sư Ngô Viết Thụ và Thiếu Tá Nguyễn Đức Xích, tỉnh trưởng Gia Định tháp tùng. Vườn này h́nh con phượng hoàng, có khu trồng hoa rộng, có hồ thả cá trồng sen, có nhà nguyện, trường học và một khu khá lớn đă làm xong một số nhà cấp cho gia đ́nh tử sĩ ở. Một khu ở cạnh nhà nguyện đă được dành sẵn để làm nhà cho ông ở khi về hưu.

 

Lần đầu tiên trong mấy tháng nay, tôi thấy ông vui vẻ và thoải mái. Sau khi cầu nguyện độ 15 phút ở nhà nguyện (tuy nhỏ nhưng kiểu đẹp lắm, do ông Ngô Viết Thụ vẽ), ông ra ngoài nói chuyện với các bà sơ và một số em nhỏ đứng quây quần quanh ông. Lúc ấy, khu vườn chưa làm xong nhưng đă xây được nhiều pḥng học và các sơ đă bắt đầu dậy cho các em nhỏ ở khu gia đ́nh tử sĩ mới dọn đến. Ư của ông là lúc đầu dựng độ chừng 100 nhà cho gia đ́nh tử sĩ ở, sau sẽ xây dựng thêm để thành một làng tử sĩ. Khi về hưu, ông sẽ ở tại đây để trông nom các gia đ́nh này và vui cùng các con em tử sĩ. (Tôi nghe nói ở Vĩnh Long cũng có một làng Tử Sĩ rồi nhưng chưa được đi xem).

 

Sau đó, ông Ngô Viết Thụ tŕnh ông xem họa đồ vẽ ngôi nhà ông sẽ ở. Nhà làm bằng gỗ có ba pḥng ngủ và một pḥng đọc sách. Ông muốn lợp tranh thật dầy cho mát và có một giàn hoa trước nhà. Tôi thấy họa đồ rất sơ sài, giống kiểu nhà ánh sáng như báo Ngày Nay đă vẽ mà tôi được đi xem khi c̣n nhỏ. Sau khi nghe ông nói muốn lợp tranh thật dầy, tôi nói nhỏ với một sĩ quan cận vệ đứng cạnh là nếu lợp bằng ngói đỏ cũng đẹp và mát lắm chứ. Chắc ông nghe được, ngẩng đầu nh́n tôi:

 

- Thôi, việc lợp tranh hay ngói sẽ tính sau.


Tôi thầm nghĩ chắc ông sẽ so sánh giá cả, rồi quyết định sau. Ở gần ông, tôi biết tính ông không muốn phung phí về tiền bạc, nhất là những ǵ cho ông.

 

Ngày phá dinh Độc Lập để xây lại sau khi bị bỏ bom. Giá ước tính của Bộ Công Chánh chắc ông nghĩ là quá cao nên nhờ Nha Công Binh tính lại. Tôi được đứng gần ông nghe Thiếu Tá Nguyễn Văn Chức thuyết tŕnh về ước lượng thời gian và kinh phí để phá hủy của Nha Công Binh, chỉ bằng 60% giá Bộ Công Chánh ước lượng, và thời gian ngắn hơn. Ông tỏ vẻ vui mừng và khen ngợi Thiếu Tá Chức.

 

Tôi cũng nhớ một hôm ở Đà Lạt, ông bảo tôi cho gọi Đại Úy Đẳng lên cho ông nhờ một việc. Đại Úy Đẳng là sĩ quan Quân cụ ở Sài G̣n theo lên Đà Lạt để bảo tŕ những khẩu súng săn của cựu hoàng Bảo Đại. Khi gặp Đại Úy Đẳng, ông móc túi lấy hộp thuốc lá ông dùng hằng ngày, và hỏi:

 

- Anh xem có thể sửa cái hộp thuốc này được không, sao nó không đóng lại được.


Tôi ngạc nhiên nh́n vào cái hộp thuốc đă quá cũ và sây sát nhiều. Ông nh́n tôi như nói cho tôi hiểu:

 

- Tôi thích cái hộp thuốc này v́ nó nhẹ và dùng nó đă lâu, tôi c̣n mấy cái nữa, đẹp hơn nhưng tôi không thích.

 

Bây giờ nhớ lại những lời ông nói tôi vẫn c̣n thấy xúc động.


Nhớ ngày ông đến khánh thành trường Quốc Gia Nghĩa Tử ở Sài G̣n do Đại Tá bác sĩ Trương Khuê Quan làm giám đốc. Trường lớn và đẹp vô cùng, cũng do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ vẽ.

 

Ông nói với Đại Tá Quan: 

 

- Trong cuộc chiến này chỉ có con của tử sĩ là thiệt tḥi nhất v́ vậy tôi chọn cái tên Quốc Gia Nghĩa Tử để nhớ là quốc gia phải có bổn phận với họ. Tôi sẽ lo cho các tỉnh đều phải có trường Quốc Gia Nghĩa Tử và sau khi tốt nghiệp sẽ là các cán bộ trung thành của Quốc Gia. Ngoài ra tôi sẽ lập các kư túc xá ở gần các trường đại học cho các học sinh giỏi ở để học đại học. 

 

Xem họa đồ căn nhà ông dự định sẽ ở khi về hưu ở vườn Phượng Hoàng, so sánh với nhà của Phó Tổng Thống và các ông bộ trưởng, tôi nghĩ mà thương ông. Sau ngày đảo chánh, gặp ông Vơ Văn Hải là chánh văn pḥng và cũng là người lo giữ tiền bạc của cải cho ông, tôi hỏi ông Hải:

 

- Thế cụ định hết nhiệm kỳ này th́ nghỉ, phải không?

- Đúng, ông cũng mệt quá rồi, nhất là sau vụ Phật giáo xảy ra.

- Thế cụ định khi về hưu th́ ở đâu? Ở cái nhà tại vườn Phượng Hoàng đâu có được. Ai lo cho cụ.

- Không, cụ có tâm sự với tôi là sẽ về Huế ở với bà cụ cố. Nếu cụ cố chết sẽ vào tu ở Ḍng Chúa Cứu Thế”.

(hết trích)

 

 

Đọc những ḍng của Đại tá Nguyễn Hữu Duệ, có lẽ những người có lương tri đều hiểu được rằng:

 

Lúc sinh tiền, Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm đă quyết định cho dựng một ngôi nhà bằng mái lợp tranh, để khi nghỉ hưu sẽ sống cùng với các con em Quốc Gia Nghĩa Tử. Nhưng sau khi Đại tá Nguyễn Hữu Duệ có ư kiến:

 

 “Ở cái nhà tại vườn Phượng Hoàng đâu có được. Ai lo cho cụ”; th́ theo ông Vơ Văn Hải:

 

“Không, cụ có tâm sự với tôi là sẽ về Huế ở với bà cụ cố. Nếu cụ cố chết sẽ vào tu ở Ḍng Chúa Cứu Thế”.”   

 

Chính những lời này, đă cho những người có lương tri hiểu thêm:

 

Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm không hề nghĩ tới việc sẽ “bị sát hại”, mà chỉ nghĩ đến ngày nghỉ hưu, có thể sẽ sống trong ngôi nhà lợp tranh với các con em Quốc Gia Nghĩa Tử, hoặc về sống với mẫu thân, và thăm viếng các con em Quốc Gia Nghĩa Tử, và sau khi Thân Mẫu mất, sẽ vào sống và chết ở Ḍng Chúa Cứu Thế,  rồi sẽ “chết già” hoặc “chết bệnh”, th́ làm ǵ có “Kẻ thù” mà nói cái câu “Tôi chết, hăy trả thù cho tôi”.

 

Và một lần qua cuộc phỏng vấn của ông Minh Vơ với Cụ Cao Xuân Vỹ, Cụ Vỹ đă thuật lại nguyên văn:

 

“Lúc ấy tôi đang ở bên Tổng Thống Diệm và ông Nhu tại dinh Gia Long. Chính tôi nghe điện thoại của ông Duệ và tŕnh lên Tổng Thống. Tổng Thống la tôi: Các anh muốn ǵ? Ở với tôi bấy lâu mà không hiểu ư tôi sao? Dân Nghệ An các anh chỉ thích làm loạn. Đem quân đội chống quân đội là cách bảo vệ tổ quốc hả? Tôi thưa: Nhưng người ta đánh ḿnh th́ ḿnh phải đánh lại chứ Tổng Thống. Chẳng lẽ để phải chết sao? Ông quát lên: Chết th́ đă sao.”

 

Với những bằng chứng hiển nhiên qua các nhân chứng sống trong lịch sử, người Việt Nam chân chính chúng ta chỉ có một con đường để cứu nước là: Nối chí Chí sĩ Ngô đ́nh Diệm!

 

 

Anh quốc, ngày 30/10/2017

Nguyễn Đức Chung

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính