Việt Cộng ba lần tấn công Phan Thiết vào những ngày Tết Mậu Thân 1968

 

MƯỜNG GIANG

 



 

 

Dân tộc Việt Nam có nền văn hiến lâu đời, tôn trọng công ơn dựng nước của tiền nhân và sự cưu mang dưỡng dục của ông bà cha mẹ, nên mỗi dịp Tết về, đều coi đó là một cơ hội trang trọng để phụng hiếu trả ơn sinh thành. Trong ḍng sử Việt, các vị Vua Chúa cũng đều coi trọng ngày Tết, nên thường hưu chiến trong lúc chiến tranh, để cả hai bên vui xuân. Việt Nam Cộng Ḥa cũng vậy, cứ đến Tết Nguyên Đán, Dương Lịch hay các ngày lễ lớn đều hưu chiến và trong dịp Tết Mậu Thân 1968, Việt Cộng cũng thỏa thuận ư đẹp trên.

Tại B́nh Thuận, đă có lệnh cấm trại nhưng quân nhân các cấp vẫn dù về vui Tết với gia đ́nh bất chấp mọi hậu quả. Đây là một yếu tố tâm lư không làm sao cấm được, ngoại trừ những người lính ở thật xa không có phương tiện. Hơn nữa trong thâm tâm mọi người, từ cấp lănh đạo cao nhất của Việt Nam Cộng Ḥa như Tổng Thống Thiệu (lúc đó về ăn Tết ở quê vợ tại Mỹ Tho), cho tới lính, dân đều tưởng cộng sản miền Bắc cũng có trái tim và linh hồn Việt Nam, biết trọng chữ tín và biết thương đồng bào. Nhưng hỡi ơi, tất cả đều trái ngược, Bắc Bộ Phủ đă nuốt lời hứa đơn phương xé bỏ thỏa hiệp, lợi dụng t́nh h́nh hưu chiến, cán binh cộng sản đă bất ngờ đồng loạt tấn công các thành phố và thị xả toàn miền Nam vào ngay đêm giao thừa, khi khói nhang c̣n đang nghi ngút trên bàn thờ tổ tiên của mọi nhà, mang chết chóc tang thương đến cho đồng bào.

Trong Tết Mậu Thân, Trung Tá Nguyễn Khắc Tuân, nguyên Chánh Sở của Tổng Cục Quân Huấn QL Việt Nam Cộng Ḥa, khi về làm Tỉnh Trưởng B́nh Thuận, đă có dịp chứng kiến cảnh Thiếu Tá Phó Nội An Trần văn Chà áp dụng kỷ luật nặng đối với các quân nhân dù (trốn) về nhà ăn Tết tại ngă ba Sông Mao Chợ Lầu, Phan Rí, trong một chuyến công tác. Nên dù là cấp chỉ huy lớn nhất tại tỉnh, ông cũng bất nhẫn thông cảm hoàn cảnh khổ cực của lính, biết họ nghĩ rằng chuyện tới đâu th́ tới, sẵn sàng chịu phạt, chứ mấy ngày Tết phải có mặt ở gia đ́nh. Đó là t́nh trạng của lính chiến đấu tại các đơn vị. C̣n ở Tiểu Khu và Ṭa Hành Chánh th́ đa số quân nhân các cấp như đă quên súng đạn từ lâu và vũ khí được trang bị th́ chỉ có súng trường Garant M1, Carbine M1 và tiểu liên Thompson. Quan trọng nhất là lúc Việt Cộng tấn công, hầu hết đang ở nhà vui Tết, v́ ai cũng biết, B́nh Thuận quê hương miền biển mặn suốt ba trăm năm qua, vốn là nơi làm chơi ăn thiệt và ăn chơi rất đậm, mỗi độ xuân về.

Trong lúc đó, lực lượng tấn công Phan Thiết là bộ đội Chính Quy từ ngoài Bắc Việt bổ sung vào, được chỉ huy do đích thân Tướng Nguyễn Minh Châu, bí danh Năm Ngà v́ có vợ là Huỳnh Thị Ngà, một nữ cán bộ VC sinh quán tại Hàm Tân-B́nh Tuy. Châu hay Năm Chon, trước khi làm Tư lệnh Quân Khu 6 Việt Cộng tại miền Nam đă từng là Đại Đội Trưởng Đại Đội Việt Minh Hoàng Hoa Thám từ 1945-1947 đánh nhau với Pháp tại B́nh Thuận. Do trên bộ đội được trang bị toàn vũ khí tối tân của Liên Xô, Trung Cộng, Đông Đức và khối xă nghĩa lúc đó như AK 47, B40, B41, K54, K59... với nón cối, giầy bố, quần áo trận may bằng vải kaki Nam Định màu xanh lá cây nhưng tuổi rất trẻ từ 16 đến 20.

Phó Tỉnh Trưởng Phạm ngọc Cửu, lúc đó là Chánh Văn Pḥng tỉnh, có mặt trong các trận đánh tại chỗ, cho biết Việt Cộng bị thất bại trong Tết Mậu Thân là do quá chủ quan nhưng trên hết không được dân chúng ủng hộ nên bị tiêu diệt. Trong ba lần tấn công Phan Thiết, Việt Cộng chỉ chiếm được một vài khu vực nhỏ nên không làm chủ được t́nh h́nh. V́ vậy các đơn vị Việt Nam Cộng Ḥa tiếp viện ra vào dễ dàng, khiến cho Việt Cộng bị vây bủa bốn bề không lối thoát.

(Toán cứu trợ nạn nhân chiến cuộc Tết Mậu Thân, của Ṭa Hành Chánh B́nh Thuận. H́nh trên Nguyễn Thị Dung...)

Phạm đ́nh Thừa, một nhân chứng trong thảm cảnh Mậu Thân, đă viết:“... nhưng một t́nh cờ oan khiên xuôi tôi về trong lúc Phan Thiết bốc lửa để tôi nhớ măi một quê hương điêu tàn. Trong cuộc đời xuôi ngược, ta thường hờ hững với chính ta, với những gần gũi và thân thiết nhất, nhưng khi chứng kiến những dấu yêu và thân thiết đó bị tàn phá, ta mới thấy mất mát lớn lao sự quư báu của đời sống và kỷ niệm. Tôi đă ở trong tâm trạng đó khi về quê ḿnh vào ngày mùng 9 Tết Mậu Thân. Trở về trong nôn nóng t́m lại người thân, người mẹ già và người vợ trẻ với đứa con đầu ḷng vừa sanh nhưng chỉ thấy đổ nát hoang tàn in hằn dấu vết trên khoảng tường vôi của căn nhà tuổi nhỏ. Nhà tôi bên này bờ nam sông Mường Mán, nh́n qua bên kia sông để thấy khu Phú Trinh trống rỗng chỉ c̣n trơ lại những thân dừa cháy đen. Về đêm nghe tiếng kể lể, oán than thấu trời của người dân biển, để thấy tận mắt những vết tích của kỷ niệm bị tàn phá, bạc đăi trong sự bất lực của chính ḿnh. ’.

Đêm 30 Tết, trong lúc mọi nhà đang chuẩn bị đón giao thừa rước mừng năm mới, mọi cơi ḷng rộn ră trong niềm vui đoàn tụ, th́ tiếng súng đă nổ rền trong tiếng pháo. Thoạt đầu người dân đô thị cứ tưởng đó là tiếng pháo mừng xuân nổ sớm, nhưng khi những phát cối đầu tiên làm rung động không gian ḥa trong tiếng kêu gào thất thanh lâm nạn th́ hỗn mang cũng bắt đầu... ” Trong trận giặc này, Phan Thiết đă liên tiếp chịu bốn đợt tấn công chỉ trong ṿng hơn một tháng, ba lần đầu trong thị xă, c̣n lần cuối tại Phú Long. Trong bốn trận, chỉ có lần thứ hai dân chúng chịu nhiều thương vong và thiệt hại nhiều nhất.

A-VIỆT CỘNG TẤN CÔNG PHAN THIẾT :

1- Đợt đầu: Từ mồng một đến mồng 7 Tết.

Lúc 3 giờ 25 sáng mồng một rạng mồng hai Tết, Việt Cộng đồng loạt pháo kích vào sân bay trên Căng, Yếu Khu 44 gồm trại Đinh công Tráng (Yếu Khu Châu Thành) và trại Cao Thắng (Phân Đội 853 Yểm Trợ Quân Cụ), đối diện sân vận động Quang Trung, kế bệnh viện Phan Thiết. Đồng thời cũng pháo kích rồi tấn công đồn Trinh Tường nằm cuối đường Lương ngọc Quyến, cũng là Liên Tỉnh Lộ 8 đi Ma Lâm, cách Ṭa Hành Chánh chừng 1 km về hướng bắc.

Lực lượng Việt Cộng là Tiểu Đoàn 482 chính quy từ miền Bắc vào, thuộc Liên Khu 6, đă hoạt động từ lâu trong tỉnh B́nh Thuận, chừng 300 người, chia ra hai cánh : 1- gồm C1, C2 và C vũ khí nặng, tấn công đồn Trinh Tường, lúc đó có khoảng 50 quân nhân, thuộc các đơn vị Pháo Đội B/23, hậu cứ Trung Đoàn 44/SĐ23 BB và ĐĐ 954 ĐPQ/TK/BT. Sở dĩ quân số ít, v́ đa số lính đă đi phép Tết hay dù về nhà. Nhưng Việt Cộng đánh và pháo cả đêm vẫn không chiếm được đồn, nên sáng chém vè, bỏ lại quanh đồn 20 xác chết. C̣n cánh hai của Việt Cộng là C3 xâm nhập ấp Phú Khánh, xă Phú Lâm, kế cận với Thị Xă về hướng nam.

+ Đại Uư Huỳnh Văn Quư Viết Về Trận Tết Mậu Thân :

Ông sinh quán Tuy Ḥa, Thiện Giáo (B́nh Thuận), những ngày cuối tháng 4/1975, là Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 249/ĐPQ, đă cùng ĐĐ283 Biệt lập của Đại Uư Lê Van Ba (từ LLDB về), tử thủ thị trấn Phú Long, tới chiều ngày 18-4-1975. Là một cấp chỉ huy trực tiếp, pḥng thủ Đồn Trinh Tường (Đợt 1) và Ṿng đai quanh khu vực Lao Xá cũ, cũng như Ṭa Hành Chánh B́nh Thuận (Đợt 2), lúc đó là thiếu uư Đại đội phó DĐ954 DPQ, c̣n Trung uư Nguyễn Tư (khóa 4 Đồng Đế) là DDT. Ông cho biết, Đơn vị đang dóng tại Đồn Mara ở Bầu Ốc trên QL1, cách Sông Lũy 5 cây số, nằm trong liên ranh hai quận Thiện Giáo-Ḥa Đa. Đây là một trong những tiền đồn nguy hiểm nhất của tỉnh B́nh Thuận, v́ nằm án ngữ trên phân nhánh đuờng ṃn HCM, từ Lâm Đồng tới Mật khu Lê Hồng Phong, ra biển Ḥn Rơm để nhận tiếp tế từ miền Bắc vào bằng ghe thuyền. Ngày 29 Tết, Đại đội được lệnh Tiểu Khu cho về dưỡng quân tại Đồn Trinh Tường. Nhưng trong lúc thu quân, Trung úy Tư vướng lưu đạn bị thương nặng, nên Thiếu úy Huỳnh Văn Quư được cử làm XLTV. Đại Đội Trưởng.

Tuy nói là dưỡng quân nhưng ĐĐ được giao nhiệm vụ bảo vệ cho Trung Đội Pháo Binh 105 của SĐ23BB biệt phái đóng tại đây. V́ ngày mai Tết, nên binh sĩ các cấp trong đơn vị đă dù về nhà gần hết, chỉ c̣n lại 13 người. Trưa 30 Tết, lệnh từ Tiểu Khu cho biết VC có thể tấn công, nên chỉ thị phải pḥng thủ đồn hết sức cẩn trong. V́ quân số c̣n lại quá ít, nên mỗi vọng gác chỉ có 3 người, kể cả Đại đội trưởng và hai truyền tin đại đội cũng lănh một.

Thế rồi đúng vào giờ đón giao thừa (12 giờ khuya), VC pháo kích dữ dội và tấn công bộ binh vào đồn. V́ khu vực pḥng thủ quá rộng, nên để nghi binh, Thiếu Úy Quư cho lệnh bắn chéo từ vọng gác này sang vọng khác, khiến giặc ở ngoài tưởng lực lượng pḥng thủ trong Đồn rất đông, nên phần nào mất tinh thần. Hơn nữa trước mặt đồn Trinh Tường là Liên tỉnh lộ 8 (Phan Thiết-Di Linh), rất trống trải, đối diện với khu phố dân sự bên kia đường, nên mỗi lầnVC chạy qua xưng phong đều bị bắn hạ. Ngoài ra trong đồn c̣n có một pháo đài được xây từ thời Pháp thuộc, rất kiên cố, bên trong có đặt đại liên 30 và nhiều thùng lựu đạn. Trong đồn lại có một Pháo đội 105 ly, chỉ cần hạ ṇng súng, là bắn trực xạ vào địch. Nhờ vậy lực lượng bên trong đă giữ được đồn Trinh Trường cho tới tảng sáng Mồng Một Tết Mậu Thân, th́ Không quân tới yểm trợ bằng A37 và trực thăng vơ trang, xạ kích vào các mục tiêu yêu cầu.

Sáng sớm mồng hai Tết, quân tiếp viện đồn Trinh Tường gồm hai cánh, một có các ĐĐ 208 và 784/ĐPQ do Thiếu Tá Trần văn Chà, Phó Tỉnh Trưởng Nội An, chỉ huy với quân số 150 người, theo hướng Cầu Sở Muối, tấn công phía sau đồn, nhưng bị hỏa lực của Việt Cộng với AK47, B40, 41... chặn lại tại Ḷ Ấp Vịt gần đồn, nên không tiến được

C̣n cánh hai do Trung úy Lư tầy Tựu, Trưởng Pḥng 2 Tiểu Khu B́nh Thuận chỉ huy Trung Đội T́nh Báo tỉnh và các quân nhân Trung Tâm Tiếp Vận tỉnh tăng phái, tấn công theo đường Lương ngọc Quyến. Cuối cùng hai cánh quân phối họp được, lại có Commando car trợ chiến, nên giải vây cho đồn lúc 10 giờ sáng ngày mồng hai. Trong trận này, đại đội vũ khí nặng của Việt Cộng coi như bị tiêu diệt, mất toàn bộ vũ khí cá nhân và cộng đồng. C2 đến tiếp viện cũng bị tan tác, nên tràn về khu dân cư ở Chợ G̣ trên đường Hải Thượng Lăn Ông và Trần cao Vân, thuộc ấp Phú Trinh. Cả ngày Không Quân đến tác xạ và bộ binh tấn công, nhưng không nhổ được chốt, v́ Việt Cộng bám vào nhà dân để chống lại. Dân chúng trong vùng chiến nạn ùa nhau bồng bế, chạy qua phía bên kia cầu trốn giặc. Lúc 16 giờ chiều cùng ngày, Chiến Đoàn 506 thuộc SĐ 101 Nhảy Dù Hoa Kỳ, tăng phái 2 Trung Đội đă chạm súng với C1/482 gần B́nh Lâm, Việt Cộng bị thiệt hại thêm nhiều nhân mạng. Trong ngày mồng 3 Tết, lực lượng Địa Phương Quân tỉnh đă cố gắng nhổ các chốt của Việt Cộng đóng quanh đồn Trinh Tường, Phú Trinh, Đức Nghĩa, Lạc Đạo.

Qua hai ngày chiến bại, tiểu đoàn 482 Việt Cộng chạy về Đại Nẫm để bổ sung quân số với các C 481 đặc công, C 430 địa phương và tất cả hậu cần, du kích rồi trở lại tấn công Đồn Trinh Tường và Yếu Khu Châu Thành tại trại Đinh công Tráng. Ngoài ra lần này c̣n có Tiểu đoàn 480 Chính qui chừng 250 người, mới từ Bắc Việt xâm nhập vào B́nh Thuận cuối năm 1967 + C 450 địa phương, đóng tại mật khu Lê hồng Phong. Vào lúc 3 giờ đêm mồng ba Tết tấn công Ty Cảnh Sát Quốc Gia, lúc đó do Thiếu Tá Hồ đắc Nhị chỉ huy, chừng 100 Cảnh Sát dưới quyền phối hợp với một Trung đội Nghĩa Quân, pḥng thủ tại câu lạc bộ Sĩ Quan, đă giữ vững được vị trí, mặc dù cánh cộng quân này do chính tướng Việt Cộng Năm Ngà cùng với BCH Liên Khu 6, đóng tại chùa Vạn Thiện, chỉ huy trực tiếp. Cả thị xă ngập trong máu lửa với những cuộc pháo kích của Việt Cộng, làm nhiều nhà cửa dân chúng tại Chợ G̣ và 2 cây xăng trên đường Nguyễn Hoàng bị cháy, nhiều người thương vong.

Trước t́nh h́nh khẩn cấp, nghiêm trọng, Khu 23 Chiến Thuật đă ra lệnh cho Tiểu Đoàn 3/44 SĐ23BB và Chi Đoàn 4/8 Thiết vận xa, do Trung Tá Vơ Khâm Trung Đoàn Trưởng chỉ huy, theo QL 1, từ Vĩnh Hảo về giải vây Phan Thiết. Riêng 2 Tiểu Đoàn 1 và 2/44 SĐ23 BB bảo vệ Phan Rang. Đúng 6 giờ chiều ngày mồng 4 Tết, quân tiếp viện về tới cầu Sở Muối và đóng tại đây. Đă có nhiều cuộc đụng độ xảy ra tại Phú Long và ngoại ô Phan Thiết giữa cánh quân tiếp viện với Việt Cộng, làm 1 Thiết Vận xa M113 bị cháy.

Tóm lại suốt ngày mồng bốn Tết, Phan Thiết tràn ngập máu lửa. Việt Cộng đặt súng bích kích pháo và đại bác ngay tại các chùa trong thị xă như Bửu Quang, Giác Hoa, Am Cai Hóa... để bắn phá khắp nơi. Riêng bộ đội th́ liên tiếp mở các cuộc tấn công vào đồn Trinh Tường, Yếu Khu Châu Thành, Chi Cảnh Sát Công Lộ tại đường Khải Định... nhưng hầu như khắp chốn, không chiếm được một mục tiêu nào. Chỉ tội nghiệp cho dân chúng vô can, bị họa lây chiến cuộc, phải bỏ tất cả để chạy xuống Đức Thắng, Cồn Chà lánh nạn. Nhiều người chết dọc đường v́ đạn lạc, pháo rơi, tiếng khóc than oán ngất trời cao, cho nên đâu c̣n ai rănh để đón bộ đội của Hồ về, trừ những người bị kẹt ở lai, bị giặc bắt giữ làm con tin. Tờ mờ sáng mồng 5 Tết, quân tiếp viện bắt đầu tiến vào thành phố và cho tới 11 giờ trưa trong ngày, Chi Đoàn Thiết Vận Xa 4/8 có Tiểu Đoàn 3/44 SĐ23BB tùng thiết, đă giải vây xong đồn Trinh Tường, Trại Đinh công Tráng, Cao Thắng, triệt hạ các ổ súng cộng đồng tại sân vận động Quang Trung và tiếp tục càn quét tàn binh của Việt Cộng tại Trinh Tường, đường Hải Thượng Lăn Ông... Lúc này, chiến đoàn 3/506 của Hoa Kỳ cũng tham gia trận chiến, giải tỏa áp lực của giặc tại vùng ngoại ô thị xă. Ngày mồng 7 Tết, t́nh h́nh Phan Thiết trở lại b́nh thường.

Sau khi đồn Trinh Tường được giải vây, binh sĩ ĐĐ954 về gần đông đủ, Huỳnh văn Quư được đặc cách lên Trung Úy đem đơn vị về làm trừ bị cho Tiểu Khu, bảo vệ Ṭa Hành Chánh Tỉnh và Đại Đội Hành Chánh Yểm Trợ Tiếp Vận B́nh Thuận.

2- Đợt hai từ đêm 17 đến 20/2:

Không chiếm được Phan Thiết như lời hứa với thầy giáo Thành dạy trường Dục Thanh, nên Việt Cộng tại B́nh Thuận quyết tâm trả thù và lần này cũng với đám tàn binh của các Tiểu Đoàn Chính Qui 482, 840, các C pháo 485, đặc công 481... đánh thẳng vào Tiểu Khu và Quân Trấn trong trại Quang Trung, cạnh Trường Nữ Tiểu Học, trước vườn hoa lớn, nằm cạnh bờ Mường Giang thơ mộng, với những hàng phượng vỹ đỏ ối màu hoa môi, mỗi độ hè về...

Một cánh quân khác tấn công Lao xá Phan Thiết, nằm kế Ty Công Chánh và Ṭa Hành Chánh tỉnh, trên đường Huyền Trân Công Chúa, thả 700 tù nhân... Theo Phạm ngọc Cửu, lúc đó là Chánh Văn Pḥng cho Trung Tá Nguyễn khắc Tuân, Tỉnh Trưởng, th́ sở dĩ mọi người trong Ṭa Hành Chánh được sống sót khi một đại đội tinh nhuệ của chính qui Bắc Việt hiện diện trong Lao Xá, cách Ty Công Chánh chỉ một bức tường gạch và Ṭa Hành Chánh đang nằm trong lần đạn sát tử, nhưng Việt Cộng không tấn công tiếp, mà chờ đại quân cùng vào thành phố với tướng Năm Ngà cũng như các cán bộ cao cấp trong Tỉnh Ủy B́nh Thuận.

Viết về trận tấn công của VC tại Lao Xá, theo Trung Uư Huỳnh Văn Quư, lúc đó là ĐĐT/ĐĐ954/ĐPQ có nhiệm vụ pḥng thủ ṿng đai của Ṭa Hành Chánh, Lao Xá... từ đầu đường Cao Thắng-Huyền Trân (Chùa B́nh Quang) tới Câu Lạc Bộ Sĩ Quan ỏ ngả tư Cao Thắng-Thủ Khoa Huân... tới nay vẫn c̣n thắc mắc, không biết do lệnh của ai (Pḥng 3 hay Trung Tá Nguyễn Khắc Tuân), đă ra lệnh cho Liên Đội Nghĩa Quân của Đại Uư Nguyễn Văn Đài, thay v́ pḥng thủ chung với ĐD-954/ĐPQ tại khu vực này, đă tự ư rút về án ngữ Cổng Chữ Y. Bởi vậy ĐĐ 954 phải trăi mỏng quân số, nên đă bị VC tấn công. Ngoài ra, lúc hai bên đang đụng độ ác liệt, th́ lệnh của Tiểu Khu (?), ra lệnh cho Trung Uư Huỳnh Văn Quư, phải chừa một lổ hổng ngay Lao Xá, để Trung Đội T́nh Báo Tỉnh, từ Động Giá (B́nh Hưng) rút về. Chính sự kiện này, đă giúp cho 2 Đại Đội VC theo lổ hổng, tấn công và chiếm Lao Xá.

Cũng nên biết là Khi Trung Tá Đinh Văn Đệ làm Tỉnh/Tiểu Khu Trưởng, trước khi ra ứng cử Quốc Hội, Y đă cài đặt xong một mạng lưới nằm vùng, từ dân sự, hành chánh cho tới quân sự khắp tỉnh. T́nh trạng này kéo dài, cho tới khi Đại Tá Ngô Tấn Nghĩa về, mới điều tra và hốt gần như trọn gói nhưng vẫn c̣n sót không ít những ‘ thế lực mạnh ‘, mà sau này người viết có phỏng vấn Đại Tá Nghĩa lẫn Phó Tỉnh Cửu, th́ được trả lời ‘ biết vậy nhưng làm không được ‘, v́ sợ đụng chạm tới các dấng Thái Thượng Ḥang. Đây mới chính là ‘ Thân Phận Của Người Lính VNCH ‘.

Cũng tại Lao Xá, nơi đặt BCH tiền phương Việt Cộng, với sự hiện diện đầy đủ của các cán bộ chính trị, chuẩn bị lễ tiếp thu chính quyền Tỉnh, có máy thu h́nh, quay phim mới toanh của Trung Cộng, chờ giới thiệu các nhân vật đầu năo của cách mạng. Nhờ ơn đức linh thiêng của tổ tiên B́nh Thuận, của Nam Hải Đại Tướng Quân hộ tŕ, nên Việt Cộng không có cơ hội sớm để lập Ṭa Án Nhân Dân như ở Huế. Nhờ vậy nhiều người mới sống sót và có cơ hội nở mặt tại hải ngoại, để áo gấm về làng khoe giàu chưng bằng cấp.

Và cũng như lần trước, Tiểu Đoàn 3/44/SĐ23BB cùng với Chi Đoàn 4/8 Thiết Kỵ, từ Sông Mao đă về tiếp viện, giải cứu Phan Thiết. Một h́nh ảnh hào hùng, ghi lại trong kư ức mù sương sau mấy chục năm biển dâu thê thiết nơi những người lính trận của TĐ3/44 và các viên chức chính quyền tỉnh B́nh Thuận, vào lúc 16 giờ ngày 18/2/1968. Đó là Đại Tá Trương quang Ân (sau này lên Tướng), Tư Lệnh SĐ23BB kiêm Tư Lệnh Khu 23 CT, hào hùng không ai sánh kịp, từ trực thăng bước vào Ṭa Hành Chánh, đầu trần, không áo giáp, không thuyết tŕnh, không dự tiệc.

Ông đi khơi khơi trong đạn nổ, pháo gầm, giữa các chiến binh của Tiểu đoàn 3/44 đang bố trí dọc theo bờ tường tiếp cận với Lao Xá có đầy Việt Cộng, và đóng vai Tiểu Đoàn Trưởng thay Thiếu Tá Mai Lang Luông vừa bị thương nặng bằng cách đứng trên một chỗ cao, phất tay ra lệnh tấn công. Chiến cuộc kết thúc ngắn ngủi vào lúc 17 giờ 30 cùng ngày, Việt Cộng v́ măi lo chuyện tiếp thu ngày mai, nên không kịp chạy, để lại đầy xác chết với phim ảnh, máy quay tối tân Paillard Rolex của Swisszerland. Trong trận này, Việt Cộng hầu như có mặt khắp phố phường, và dù chiếm được Trường Nữ Tiểu Học, nhưng không dứt điểm được Tiểu Khu trong trại Quang Trung, nên cây cầu Nguyễn Hoàng vẫn c̣n, và là sinh lộ để các nạn nhân Tết của Việt Cộng chạy qua phố, xuống Cồn Chà lánh nạn. Cũng nhờ vậy, mà cái nguồn tin viết sẵn ’của Tỉnh Ủy B́nh Thuận trước Tết, được đài phát thanh Hà Nội và Giải Phóng Miền Nam ra rả là Ngụy quân, Ngụy quyền B́nh Thuận đă đầu hàng, không c̣n được ai tin tưởng. ’

+ Cát Ngọc Giao, Cựu Trưởng Ty Hành Chánh và Công Vụ, Viết Về Tết Mậu Thân :

Cùng với Phạm Ngọc Cửu sau này là Phó Tỉnh Trưởng, Ông Cát Ngọc Giao tốt nghiệp Khóa 11 Đốc Sự Hành Chánh, măn khóa về phục vụ tại Tinh B́nh Thuận. Ông kể “ Khi về tỉnh làm việc, tôi thường mặt đồ nhà binh hay quần áo đen của Cán bộ XDNT, trang bị đầy đủ từ súng ngắn cho tới súng dài, v́ lúc nào cũng được đặt trong t́nh trạng chiến đấu, ở trong sở, trên xe hay ngay tại nhà riêng. Tóm lại từ lúc nhận chức vụ Phó Quận trưởng Hàm Thuận đầu tiên, cho tới Trưởng Ty Công Vu vào những ngày Tháng 4-1975 mất nước, số phận của con người bất cứ ai, dường như chỉ giao phó cho Trời Phật mà thôi, v́ chúng tôi cũng phải chiến đấu như bất cứ một người lính nào của QLVNCH. Chính cá nhân tôi đươc thoát chết trong đường tơ kẽ tóc nhiều lần, suốt thời gian phục vụ tại Phan Thiết ố B́nh Thuận.

Trong đợt 2 Tết Mậu Thân tại Phan Thiết, quân Cộng Sản tràn ngập thành phố, sau khi chiếm được Lao Xá. chúng bao vây Ṭa Hành Chánh. Lúc đó ngoài Trung Đội Công Vu pḥng thủ, c̣n có nhiều Trưởng Ty nội thuộc cũng có mặt như tôi, Pham Ngọc Cửu, Trương Chính... phải ra tận giao thông hào ở sát tường để chiến đấu. Lúc đó hai bên gần như đối mặt không xa lắm, nên nh́n thấy bọn cán binh VC tuổi c̣n rất trẻ nhưng gan da ĺ lợm, súng nổ rầm trời vậy mà cứ tỉnh bơ tiến sát. Th́ ra chúng đă bị ‘ Bác Hồ ‘ cho chích và uống thuốc kích thích trước khi xung trận, nên đâu có biết ǵ. V́ địch quá đông, nên một số anh em phải rút lên những pháo tháp để sử dụng đại liên chống trả. Trong lúc đang hăng say th́ Trương Chính ở dưới lầu bị thương, nên tôi và Phạm Ngọc Cửu chạy xuống lo băng bó vết thương. Vừa lúc một quả B-40 từ ngoài bắn vào xuyên tường dày 3 ft, rớt ngay vị trí mà tôi và Cửu vừa chiến đấu. Đó là số mạng, nên cả hai đă thoát chết. Tháng 3-1970, Đặc công lại xâm nhập nhà riêng của tôi trong thị xă, để ám sát. Cũng may chung quanh nhà có hàng rào và cửa sắt rất kiên cố, trong nhà có hầm trú ẩn và súng đạn đầy đũ. Nên bọn đặc công chỉ đứng ngoài ném ba bánh Plastic vào trong sân, làm hư hại chiếc xe hơi đậu trong garage và làm sập mái nhà mà thôi. “

3- Đợt ba cuối tháng 2/1968

Quyết ḷng lập công với đảng, ngày 25/2/1968 Việt Cộng lại mở cuộc tấn công Phan Thiết, nhưng lần này không vào được trong nội thành v́ chạm với các đơn vị Địa Phương Quân tại Ấp Kim Hải, Cổng chữ Y, Yếu Khu Phú Long và dĩ nhiên, thiệt hại cũng vẫn là người dân lành vô tội, cộng với các nơi chốn tôn nghiêm như chùa chiền, nhà thờ, Tượng Phật, Trường Học và nhà cửa của dân chúng.

4- Đợt bốn giữa tháng 3/1968:

Cuối cùng, ngày 12-3-1968, Việt Cộng tấn công Phú Long, giựt sập một nhịp trên chiếc cầu đúc ngang sông Cái, trên Quốc lộ 1 nhưng an ninh đă được tái lập trong ngày, chấm dứt bốn đợt tấn công Tết, theo lời nhắn gởi ra lệnh của Thầy giáo Thành, mà cũng là Chủ Tịch đảng Cộng Sản:

‘... xuân qua thắng lợi vẽ vang,
xuân này tiền tuyến ắt càng thắng to
v́ độc lập, v́ tự do
đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào... ’

B-PHAN THIẾT ĐIÊU TÀN SAU CHIẾN CUỘC :

Cuộc tấn công vào Phan Thiết đầu Xuân 1968 năm Mậu Thân, măi măi gắn liền với B́nh Thuận, qua các trang sử đẵm máu từ khi có sự xuất hiện của người Cộng Sản tại địa phương, với thành tích phi thường: trên 100 người chết, 200 bị thương, 19. 961 người vô gia cư, hơn 1/5 nhà cửa trong thị xă hư hại, nặng nhất là Phú Trinh, B́nh Hưng. Riêng Đức Thắng và Vĩnh Phú không bị thiệt hại ǵ. Tất cả các Ty Sở đều hư hại, kể cả các Trường Nam Tiểu Học, Trường Đức Nghĩa A, Trường Đức Nghĩa B, Trường Nữ Tiểu Học, Trường Bán Công Phan Chu Trinh, Trường Trung Học Phan Bội Châu, Trường Phú Trinh A, Trường B́nh Hưng B, nhà máy nước Phú Tài, Ḷ sát sinh... Đặc biệt các cơ sở quân sự đều toàn vẹn.

Th́ ra Việt Cộng chỉ nhắm vào dân chúng không có vũ khí và tự vệ mà thôi. Một đau thương khác, trong Tết Mậu Thân, nhiều chùa chiền v́ Việt Cộng mà tan nát bởi bom đạn vô t́nh của cả hai phía, nặng nhất là chùa Bửu Quang, Cát, Giác Hoa. Nhà thờ Tin Lành trên đường Hải Thượng Lăn Ông và thánh đường Thiên Chúa Giáo, kế sân Vận Động cũng bị sập, nhà làng Đảng B́nh trong khuông viên Lao Xá, phía sau Ty Cựu Chiến Binh và Ty Công Chánh, thành b́nh địa. Sau Tết Mậu Thân, Chính Phủ đă bồi thường và cấp đất cho nhà làng này tại Khu phố 2, B́nh Hưng, đối diện Chùa Thanh Minh, cho tới tháng 5/1975, Việt Cộng vào, chiếm đoạt tất cả đồ đạc thờ cúng bên trong, để làm nhà khách cho Cán Bộ.

Sau Tết Mậu Thân, Trung Tá Nguyễn khắc Tuân được thay thế bởi Đại Tá Đàng thiện Ngôn, làm Tỉnh Trưởng Sau tháng 5/1975, các Vị Tỉnh Trưởng B́nh Thuận như Lưu Bá Châm, Đại Tá Nguyễn Khắc Tuân... bị kẹt lại và đ́ tù CS tận biên giới Hoa-Việt, cả hai cùng với Trung Tá Vương Đăng Phong (Tiểu Khu Phó B́nh Thuận, Tỉnh trưởng Lâm Đồng) đều bỏ thây trên đất Bắc.

Để giúp các nạn nhân chến cuộc, ngoài trợ cấp của Chính phủ qua Ty Xă Hội, c̣n có rất nhiều đóng góp tiền bạc phẩm vật của các vị thân hào nhân sĩ địa phương, nhất là giới Hoa kiều địa phương như Nhiêu Bá, Cẩm X́n, Đại An Ḥa, Hứa Văn, Nam Phong, Nam Ích Viên, Tam Ích... cùng với giới Hàm Hộ tại Đức Thắng B́nh Hưng Lạc Đạo...

Trong số những Mạnh Thường Quân, đặc biệt có ông Nguyễn Văn Hoành, chủ Hảng Nước Đá tại B́nh Hưng, theo lời Đại Tá Nghĩa và Phó Cửu, rất thường xuyên đóng góp giúp dở tiền bạc vào các cây mùa xuân chiến sĩ, nạn nhân chiến cuộc và các công tac xă hội tại địa phương. Thuộc một trong những gia tộc lớn tai B́nh Thuận, là cháu nội ông Nguyễn Văn Chu, một trong những người đă lập ra Công Ty Liên Thành Hưng Long. Ông Chu là em út của Tri Huyện Nguyễn Bính, người đổ tiến sĩ đầu tiên của B́nh Thuận. Sau ngày 1-5-1975, VC bắt ông vào tù để kư dâng tài sản đất đai mới tha. Hiện chỉ c̣n một căn nhà nhỏ nhưng vẫn không yên... và dù có con cái ở hải ngoại muốn bảo lảnh, ông vẫn quyết tâm ở lại trên mănh đất quê hương mà tổ tiên và chính ông đă gầy dựng bằng mồ hôi nước mắt, cho dù nay chỉ c̣n lại một mănh vụn.

Xóm Cồn
Đông 2007

MƯỜNG GIANG

 

 

 

Vinh Danh QLVNCH     Tin Tức - B́nh Luận     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính