Phản tỉnh – Phản kháng: Thực hay Hư ?

 

Minh Vơ

 

 

 

- Chương 18 -

 

 Xuân Vũ với 34 tác phẩm chống Cộng

 

 

Năm 1998 tổ hợp xuất bản Miền Đông Hoa Kỳ cho ra cuốn kư sự “Những bậc thầy của tôi” của Xuân Vũ. Trong bức thư riêng gửi nhà xuất bản, tác giả viết: “Cuốn sách này coi như là “trạm nghỉ chân” cuối cùng, nghỉ xong rồi ngủ luôn không đi đâu nữa hết...” Không biết một người viết “như thác đổ” có chịu ngừng thật chưa. Nhưng dựa vào câu nói của tác giả ta có thể tạm tổng kết số lượng sách ông viết từ 1972 đến nay, nghĩa là trong ṿng 27 năm, không kể những cuốn ông viết khi c̣n ở bên kia chiến tuyến.

 

Ông là nhà văn chuyên nghiệp, đa năng. Sách ông viết thuộc nhi ều loại không kể trường ca “Trả Ta Sông Núi” và một số bài thơ khác, trong đó có bài “Ta về hôn đất”

 

395  câu –nhiều nhất là truyện ngắn, 13 tập gồm tổng cộng hơn hai trăm truyện. Hồi kư có 11 cuốn, trong đó có bộ “2000 ngày trấn giữ Cử Chi”, viết chung với Dương Đ́nh Lôi, gồm 7 tập trên hai ngh́n trang. Tiểu thuyết: 11 cuốn. C̣n lại là truyện kư, kư sự, khảo luận, kịch. Tổng cộng 57 cuốn. (Theo bản liệt kê có thủ bút của Xuân Vũ gửi cho Minh Vơ tháng 7-00, th́ con số 57 đă tăng lên 61, và Xuân Vũ viết rằng vẫn chưa “dừng chân” được.) Trong số đó có tới (ít nhất là) 34 cuốn trực tiếp đánh vào thành tŕ xă hội chủ nghĩa mà ông thường gọi tắt là “xă nghĩa”.

 

Ít nhất đă có 7 nhà xuất bản thay nhau in tác phẩm của ông: Đất Mới, Nam Cường, Xuân Thu, Người Việt, Đại Nam, Trời Nam và Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông.

 

Trong số những tác phẩm của ông có cuốn hồi kư “Đường Đi Không Đến” được giải thưởng Văn Học của Tổng Thống Việt Nam Cộng Ḥa. Cuốn này đă tái bản tới 8 lần và in “chui” nhiều lần ở trong nước. Một độc giả ở Bỉ (Belgique), cô Hương kể lại rằng cả công an cũng thích đọc hồi kư và tiểu thuyết của Xuân Vũ: Nhà Xuất Bản Xuân Thu đă trích đăng những bức thư của 13 nhân vật ca ngợi sách của Xuân Vũ trong số đó có Phạm Duy, Vơ Phiến, Hà Huyền Chi, Lê Xuân Nhị, Hải Bằng, Lê Nhật Thăng, Vũ Uyên Giang, nhà cách mạng lăo kư giả Trần Văn Ân...Cô Hương ở Bỉ kể:

“...Lúc sắp lui ghe vượt biên, tôi bị công an xét. Chúng thấy cuốn “Đường Đi Không Đến” giắt trong mui ghe. Tên công an bảo là sách cấm. Tôi sợ quá, định “đấm mơm” hắn, nhưng hắn lại hỏi mua quyển sách. Tôi tưởng hắn nói chơi ai dè thiệt. Tôi không dám lấy tiền. Hắn bèn cho tôi mấy lít gạo tịch thu của ai... Qua đây tôi mua lại “Đường Đi Không Đến” mua luôn “Xương Trắng Trường Sơn” và “Mạng Người Lá Rụng”, định mua luôn “Đồng Bằng Gai Góc” cho đủ bộ mà chưa kiếm được”.

 

Tờ Thế Giới Magazine số 126 ở Houston viết: “Các chuyện có số lượng bán chạy nhất ở Sài G̣n hiện giờ là tiểu thuyết và hồi kư “Xương Trắng Trường Sơn” của Xuân Vũ. Cán bộ đua nhau t́m đọc...Các sách truyện hàng đầu được công an lùng sục là các truyện của Xuân Vũ, tập thơ Tiếng Vọng Từ Đáy Vực (1) của Nguyễn chí Thiện, tập Huyết Hoa của Lư Đông A”.

 

Chính soạn giả được biết một độc giả ở Nouvelle Calédonie, khi hỏi mua cuốn “Ngô Đ́nh Diệm Lời Khen Tiếng Chê”, cũng đă nhờ Thông Vũ mua giùm ông cuốn “Đến Mà Không Đến” của Xuân Vũ. Một tháng sau cũng độc giả đó lại nhờ mua giúp cuốn “Mạng Người Lá Rụng”, v́ thấy trong cuốn Ngô Đ́nh Diệm Lời Khen Tiếng Chê có trích dẫn tác phẩm này của Xuân Vũ.

 

Sở dĩ người ta thích đọc Xuân Vũ v́ ông có lối viết hết sức lôi cuốn, kết cấu rất đặc biệt. Nhà thơ Xuân Tước đă viết về Xuân Vũ như sau: “Tôi đă đọc rất nhiều truyện ngắn cũng như truyện dài của Xuân Vũ, thấy rằng anh đă có một lối kết cấu rất đặc biệt...phải đọc hết, đọc cho đến chương cuối hay đoạn chót của truyện, th́ mới thấy nổi bật cái kết cuộc khéo léo và bất ngờ”

 

“Với tôi, chưa có nhà văn nào hiểu biết thấu đáo về cảnh quê và dân quê miền Nam hơn Xuân Vũ. Anh đă đi khắp miền Nam, từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc trở về Nam, anh đă sống, đă từng tranh đấu với dân quê. V́ thế mỗi ngôn từ mà anh viết ra đều chính là ngôn từ của họ, mỗi mảnh đời anh vẽ lại, đều chính là cuộc đời của họ. Anh thấu hiểu tâm t́nh người dân quê hơn ai hết”.

 

Đó là khi Xuân Vũ nói về miền Nam. C̣n khi ông tả nhân vật người miền Bắc ông cũng tỏ ra am tường ngôn ngữ miền Bắc lắm. Đọc những lời đối thoại giữa tác giả với cô vũ ba lê Thu th́ rơ. Hoặc một đoạn trong tập truyện ngắn “Thiên Đàng Treo” rất linh động và đặc biệt “Bắc Kỳ” từ trang 143 đến 147. “Chuyện Tục Về Một Vùng Thanh”

 

Về ảnh hưởng tai hại của tác phẩm của Xuân Vũ đối với xă hội chủ nghĩa. một cán bộ công an Sài G̣n đă nói với Bác Sĩ Phạm Thành Tài, Giám Đốc cũ của Xuân Vũ Nha Chiêu Hồi: “...Thằng Thiệu trốn, bỏ lại đất nước, ta c̣n có thể sửa lại, c̣n thằng Xuân Vũ bỏ lại tác phẩm th́ chả ai sửa lại được, v́ nó là chất độc, cực độc”.

 

 

Vài nét về cuộc đời trôi nổi Nam-Bắc, Bắc-Nam của Xuân Vũ:

 

Xuân Vũ, tên thật là Bùi Quang Triết, sinh ngày 19 tháng 3 năm 1930, tại làng Minh Đức, Quận Mỏ Cầy, Tỉnh Bến Tre (Kiến Ḥa). Cha ông là một nhà nông nhưng rất thích thơ văn, đă có hàng ngàn bài thơ, chưa in th́ bị mất trong chiến tranh. Xuân Vũ chỉ có một người em gái suốt đời ở vậy nuôi cha mẹ v́ người anh duy nhất là ông đă

“lậm kháng chiến rồi”.

 

Bất chấp sự khuyên can của cha mẹ, cậu bé Triết 15 tuổi đi theo người cậu kháng chiến chống Pháp và gia nhập đoàn thiếu nhi cứu quốc dưới sự điều khiển của Trần bạch Đằng. Xuân Vũ học làm thơ với nhà thơ Tâm Điền, tức “nhà thơ vàng” Xuân Tước, và có bài thơ đăng báo đầu tiên ở Hà Nội khi mới 17 tuổi. Năm 1950 ông làm cho báo “Tiếng Súng Kháng Địch” của khu 9. Sau hiệp định Genève ông tập kết ra Bắc.

 

Thấy cảnh xă hội chủ nghĩa miền Bắc không giống như ông mơ tưởng khi c̣n ở tuổi mơ mộng 16, ông bèn ngây thơ vào trụ sở Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đ́nh Chiến xin trở về Nam, trong thời gian chưa hết hạn. Dĩ nhiên lính gác người Việt là mật báo viên của đảng đă báo cáo việc này và ông bị kiểm thảo, phải lên đài đọc lời cải chính là ḿnh không bao giờ xin trở về Nam. Từ đó ông bó buộc phải làm việc cho đảng để lập công, chuộc tội. Ông sáng tác và được vào hội nhà văn cùng với Phùng Cung năm 1958. Đến năm 1965, nhờ có Trần bạch Đằng là cán bộ cao cấp ở miền Nam, cũng là thủ trưởng cũ của Xuân Vũ vận động cho nên Xuân Vũ được nhập đoàn đi B, (tức là vào chiến trường miền Nam).

 

Ông nhận nhiệm vụ vào miền Nam để sáng tác nâng cao tinh thần chiến đấu của quân cán chính và lấy chất liệu cho sáng tác văn nghệ gửi ra Bắc. Ông đă tả lại cuộc vượt Trường Sơn gian lao hiểm trở đầy chết chóc, bệnh tật, hiểm nguy trăm điều trong bộ hồi kư “Đường Đi Không Đến” 5 tập (gần 2000 trang): Đường Đi Không Đến (I), Xương Trắng Trường Sơn (II), Mạng Người Lá Rụng (III), Đến Mà Không Đến (IV) và Đồng Bằng Gai Góc (V).

 

Nhưng vào đến nơi ông mới thấy những điều người ta tuyên truyền ở ngoài Bắc là giả dối: “vùng giải phóng con chó nằm c̣n tḥ cái đuôi ra ngoài”. Hơn nữa ông nh́n rơ thực tại phũ phàng:

 

“Ḍng họ tôi nội ngoại ủng hộ cách mạng, con cháu đi theo cách mạng, hy sinh cho cách mạng để mất trên hai chục ngôi nhà lớn...Như vậy cách mạng đă “trả công” cho tôi bằng cách giết một người d́, một người cậu và một người cô, c̣n ai nữa th́ tôi chưa tính sổ” (trang 164-166)

 

 

Ông liền t́m cách bỏ “cách mạng”, về thành. Ông được trọng đăi, được cử làm Giám Đốc một Nha, Bộ Chiêu Hồi, nhưng ông không dám nhận, chỉ nhận làm Phó cho một người bạn và đồng chí cũ cũng mới hồi chánh là Giáo Sư (Đại Học Hà Nội) Phạm Thành Tài.

 

Khi miền Nam mất vào tay cộng quân, ông đă thoát được ra nước ngoài. Mấy năm đầu ông phải làm đủ mọi công việc để kiếm sống nên tạm ngưng viết trong vài năm. Đến khi đă dành dụm được một số tiền ông liền “trở lại cầm bút với một sức mạnh vũ băo, ông viết như thác đổ...” (2) Ngoài bộ hồi kư 5 tập nói trên, sau đây là những sách ông đă viết từ khi tới Mỹ:

 

2000 Ngày Đêm Trấn Giữ Củ Chi (7 tập).

Văn Nghệ Sĩ Miền Bắc Như Tôi Biết.

Mười Năm Mưa Phùn Gió Bấc.

Những Bậc Thầy Của Tôi.

T́nh Trên Cánh Gió.

Nửa Thế Kỷ Phạm Duy

Trả Ta Sông Núi (thơ, trường ca)

Lệnh Tấn Công (kịch)

Và 36 cuốn vừa truyện dài, vừa truyện ngắn: Cách Mạng Tháng 8, Cha Đẻ C̣ng Số 8 Kẻ Sống Sót.

The Survivor (Anh ngữ)

Đỏ Và Vàng.

Đỏ Và Bùn.

Bùn Đỏ.

Biển Lửa Và Núi Tro.

Ta Về Hôn Đất.

Sông Nước Hậu Giang.

 

Cái Rác.

Coi Chừng Chó Dữ.

Ngọn Rạch Bằng Lăng Thiên Đàng Treo.

Thiên Đàng Treo Đứt Giây.

Con Người Vốn Quư Nhất

Tự Vị Thế Kỷ.

Thiên Đàng Chuột.

Ông LăoThổi Bong Bóng

Trăng Kia Chưa Xế.

Vàng Mơ Bông Lúa.

Những Độ Gà Ṇi.

Thầy Tư Cóc

Dưới Bóng Dừa Xanh.

Xóm Cái Bần.

Mưu Trí Đàn Bà.

Buồng Cau Trổ Ngược.

Tấm Lụa Đào...

Cô Ba Trà.

Ngọc Vùi.

Hột Xoàn Là Của Trời Cho

Quê Hương Yêu Dấu.

Đồng Bạc Để Nái.

Cái Móng Tay.

Bữa Tiệc Thịt Chó

Dưới Trời Cần Vương (l.s. tiểu thuyết)

 

Khuôn khổ của chương này cũng như mục đích của toàn so ạn phẩm không cho phép lược tóm và trích dẫn tất cả 34 tác phẩm của Xuân Vũ, mà tác phẩm nào cũng chứa đầy dẫy dữ kiện. Chúng tôi sẽ chỉ chọn một vài đoạn vắn rải rác ở một số tác phẩm nói lên nhận xét của tác giả về chế độ và những nhà lănh đạo trong chế độ “xă nghĩa” đó, theo từ ngữ của Xuân Vũ. Tuy nhiên chúng tôi sẽ nói kỹ hơn về tập “Đường Đi Không Đến”, đă đoạt giải Nhất văn học miền Nam dưới thời Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Cuốn sách đó thuộc loại hồi kư. Về tiểu thuyết sẽ trích dẫn bộ “Đỏ Và Vàng”.

 

Đường Đi Không Đến

 

Đường Đi Không Đến là cuốn đầu trong bộ hồi kư (Vượt Trường Sơn) mang cùng tên “Đường Đi Không Đến” gồm 5 cuốn. Vào những năm 1968-1969, cuốn này đă được đăng dần trên tờ báo Tiền Tuyến của Nha Chiến Tranh Tâm Lư, Bộ Quốc Pḥng Việt Nam Cộng Ḥa rồi được xuất bản tại Sài G̣n năm 1973. Tác phẩm đă được giải thưởng của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Không đầy 1 năm sau nó đă được tái bản tại Sài G̣n và tính đế n năm 1993 th́ nó đă được tái bản 8 lần tại Mỹ. Tuy là một cuốn hồi kư gồm những sự việc có thật được thuật lại theo thứ tự thời gian nhưng đă được tác giả viết một cách trau chuốt đến độ hấ p dẫn không kém ǵ những tiểu thuy ết thời danh. Có lẽ v́ nguyên những sự việc xảy ra tự chúng đă rất ư độc đáo và đă để lại trong tâm trí tác giả những ấn tượng sinh động khác thường. Để trả lời những ai nghi ngờ tác giả cường điệu, xin trưng dẫn lời tác giả trong bài tựa cuốn tiểu thuyết “Đỏ Và Vàng”:

 

“...Đó có phải là “cường độ” không? Ai CƯỜNG nổi đến ĐỘ đó?? Chính cái thực tế đó, t ự nó đă là một sự cường độ tối cao rồi, cần ǵ phải cường độ nữa. Đúng tiếng của nó là cường điệu. Không có nhà v ăn nào không cường điệu. Nhưng khi sáng tác về cộng sản th́ không cần. Chỉ sợ không viết nổi sự thực về cộng sản thôi”.

 

Tôi không phải là một nhà phê b́nh văn học. Mục đích soạn phẩm này cũng không phải để nêu lên những cái hay cái đẹp của một tác phẩm văn chương. Tuy nhiên với tư cách là một độc giả thường tôi muốn chia sẽ với bạn đọc sự cảm phục của tôi đối với lối viết chuyện linh hoạt, tài hoa của tác giả, bằng cách trích dẫn dưới đây một vài đoạn văn mà tôi cho là hay, để kéo sự chú ư của độc giả tới những điều chân thật, sâu sắc mà tác giả giăi bày trong cuốn sách liên quan đến cái nh́n của ông đối với cộng sản Việt Nam trước và sau khi ông rời bỏ cộng sản.

 

1. Đôi chân ngọc của cô vũ công vũ Ba Lê tên Thu:

 

“Tôi trỏ vào Thu đang từ suối đi lên. V́ sợ ướt quần nên Thu xắn lên quá đầu gối rất xa. Màu da trắng loáng thoáng qua những kẽ cây rừng. Tôi rỉ tai anh trạm trưởng: Cặp đùi đẹp nhất thủ đô đó, anh xem giùm một chút là hết bi quan ngay”. (trang 178)

 

- Khậc, khậc! Anh trạm trưởng nh́n theo hướng tay tôi chỉ rồi quay lại, nét mặt hững lên, thơ ngây như một anh chàng lần đầu mới nh́n thấy đàn bà.

 

Thu không thấy tôi và anh trạm trưởng, nên cứ tự nhiên đi tới, càng lúc càng gần chúng tôi. Cái màu trắng mơ hồ lúc năy bây giờ đă hiện lên gần quá. Có thể nom thấy những hạt nước c̣n đọng trên làn da như những hạt sương điểm trên những cành hoa bạch huệ. Nhưng anh trạm trưởng không nh́n thẳng. H́nh như anh bị lóa mắt trước một hiện tượng kỳ lạ, xa lạ với cuộc sống lâu nay của anh. C̣n tôi th́ có thói quen, khi th́ công khai, khi th́ lén lút, khi th́ thiệt t́nh khi th́ vờ vịt tôi đă nh́n cái hiện tượng đó, cái kỳ quan đó không biết bao nhiêu lần, mỗi lần mỗi rung động, mỗi ư nghĩ, mỗi diễn biến tâm trạng, mỗi dục vọng. Tôi đă t́m thấy tất cả an ủi trong cái hiện vật lạ lùng ấy. Thơ tứ ở trong đó và những ư nghĩ sôi nổi, những cảm t́nh nồng cháy cũng ở trong đó...

 

Nói đến Thu là tôi nghĩ ngay đến đôi thỏi ngà thon thon, không no tṛn quá cũng không mong manh quá, một cái ǵ gần như được cân tiểu ly cân đo và một bàn tay điêu khắc kỳ diệu nhào nặn tác hợp”.

 

(và nơi trang 245): “Coi chừng... ḥn đá đó trơn lắm!” Tôi chỉ ḥn đá mà mắt tôi không rời chân nàng. Làn da tr ắng vừa xanh mét vừa ướt nước. Những hạt nước c̣n đeo dính rải rác trên chân nàng như luyến tiếc những giây phút sinh thú của chúng nên chúng cố bám vào đấy như những hạt ngọc để trang điểm cho những vật thể mà sắc đẹp vốn đă thừa. Thu ơi! Nếu tôi được là một hạt nước dính nơi chân em! (...) (trang 245)

 

-  Ước ǵ anh được làm một hạt bụi dưới chân em.

-  Em sẽ nghiền nát anh ra.

-  Không, anh sẽ bay tung lên và đáp lên tóc lên má em. Thu đỏ rừ hai má...”

 

Sách có hơn ba trăm trang th́ gần một trăm trang tác giả dành cho cặp chân cô vũ nữ Ba Lê. V́ chẳng những nó đẹp, nó c̣n bị thương, bị sưng, bị độc nữa. Biết bao người chiêm ngưỡng nó, ao ước nó, giành nhau s ăn sóc nó. Khi đôi chân ngọc sưng húp cần qua suối hết người này đến người kia ước mong được cơng nàng con gái đẹp có đôi chân ngà. Tác giả cũng đ̣i cơng, Nhưng vừa qua cơn sốt rét xong sức đâu mà cơng. Khi nàng té trên ḍng suối, chàng cố tiến tới chỉ mong được đỡ nàng lên nhưng không kịp v́ đă có những anh lính trẻ ôm lấy nàng Trước rồi. Nhưng dầu sao chàng vẫn có ưu thế với nàng hơn bất cứ ai. Những lúc không cần sức th́ chỉ có chàng có cơ hội và quyền lực để săn sóc nàng. Nàng vẫn biết chàng đa t́nh:

 

Ai anh cũng yêu! Tôi vui vẻ: Em trách anh làm ǵ chuyện đó? Không, em đâu có trách anh. Thu lặng lẽ nh́n tôi với đôi mắt đờ dại không c̣n ánh sáng. Rồi Thu khẽ lắc đầu: Anh đừng yêu em! T́nh yêu như trái chín. Làm sao ngăn cản được? Em không chịu đựng nổi t́nh c ảm mănh liệt của anh!” Tôi quỳ sụp xuống và ôm chặt lấy đôi chân nàng. Tôi nghe như có một khối nam châm hút tôi vào một vật ǵ mền mại và ngọt ngào hương. Bên tai tôi tiếng gió rít, tiếng suối reo. Một cánh buồm đang no gió hứa hẹn một cuộc vượt trùng dương” (trang 318-319)

 

Cũng vẫn đôi chân nơn nà, thon thon của Thu sẽ là đề tài tranh căi gay go giữa ông Chín, ngoài ngũ tuần, với đám lính trẻ về “Lập Trường” (Lập trường chính trị, lập trường cách mạng hay lập trường giai cấp?) kéo dài trong nhiều trang sách linh động mà duyên dáng gần cuối sách nói lên hết cái thâm ư của tác giả nhằm chế riễu lập trường của Đảng. (trang 257-262)

 

2. Tiếng gọi ân t́nh của đôi chim gi gợi nhớ lại cuộc giao t́nh của cặp trai gái (Chính là tác giả và cô bạn gái tên Phương):

 

“Tôi nghiêng đầu ra mép vơng. Không gian sầu thảm. Một con chim gi đang đậu ngay trên đỉnh đầu tôi, tự năy giờ đứng ở đấy, chốc chốc lại kêu lên những tiếng ai oán. Tôi không thấy nó nhưng tôi chắc nó mầu xanh sậm và có đôi mắt chan chứa u buồn. Ở đàng kia có một cô luôn luôn đáp lời, mỗi lần chú đàng này gióng lên tiếng gọi. Dường như chúng đang ḥ hẹn t́m kiếm nhau. Tôi có cảm giác đó là linh hồn của hai người chết v́ một mối t́nh nan giải, và đôi linh hồn ấy đêm đêm lại quờ quạng t́m đến nhau để nối lại cuộc t́nh ái dang dở trên dương trần. Tiếng kêu của chúng nghe năo nùng ai oán lạ. Nghe chim kêu tôi thấy đau khổ tràn ḷng. Tôi nghe như gan ruột ḿnh chín từng đoạn một, nỗi t́nh yêu, nỗi cuộc đời. (trang 202-206) “Dội lên trong tâm tư tôi một nỗi ai hoài xa xót. Hiện lên trong đầu óc tôi một đôi nhân t́nh... Họ yêu nhau. Họ bị cấm đoán... Nhưng rồi họ vẫn yêu nhau. Họ bị cảnh cáo (...)

 

...Rồi nàng nghe tất cả những cảm giác của nàng dồn lại ở một trung tâm, một nơi, một cái rốn đại dương ào ào sóng dậy mà cây thiết bảng thần thông trấn giữ vừa cắm thẳng vào, đau đớn mà êm ái. Nàng nghe nàng trôi bập bềnh trên mặt của một biển nhạc mênh mông với một nhịp điệu đều đều với những trường canh chắc nịch. Nàng không thấy ngọn cây đang quay tít bên ngoài, không thấy đôi chim đang trố mắt nh́n nàng. Giây phút đó kéo dài. Đột nhiên nàng muốn rít lên, nàng thấy toàn thân nàng rắn lại thành một tảng băng và đồng một lúc nàng cũng nghe có một làn nước ấm đê mê chảy qua suốt khối băng ấy. Hai cánh tay nàng giơ lên ôm siết lấy, quấn chặt lấy, gh́ xuống, miết xuống một vật ǵ vừa nặng vừa ấm làm cho khối băng kia tan vỡ, đầm đ́a. Ngọn gió hiếm hoi của rừng già thổi qua như một người khách lănh đạm. Lá lại rơi, đàn ve lại thổi điệu nhạc sầu muôn thuở.

 

Nàng đă nghe lại tiếng vỡ của lá khô ḍn và nàng gọi: Anh!

(...) Chao ôi tôi nằm một ḿnh ở đây, treo lủng lẳng trên cành cây mà tiếc cái kỷ niệm của chính tôi. Cái cảnh đó đối với tôi đáng lẽ ra là cuộc sống thực hàng ngày, thế mà nó đă trở thành kỷ niệm, đáng lẽ là tương lai, nó lại là dĩ văng, đáng lẽ là hạnh phúc, nó lại là khổ đau, và tôi biết tôi với Phương từ đó chỉ c̣n sống với nhau bằng kỷ niệm.

 

Ư nghĩa của nhan đề “Đường Đi Không Đến”.

 

Sau 30 tháng Tư, khi đă chiếm được miền Nam rồi, các người cộng sản, các đồng chí cũ của tác giả đă cười đắc thắng, nếu như họ gặp được tác giả chắc sẽ ngạo nghễ bảo ông rằng:

 

“Đấy, mày đă thấy là đường đi có đến hẳn ḥi... “Chúng tao đă đến. Cách mạng đă đến. Thống nhất đă đến. Mày c̣n dám nói không đến nữa hay thôi?”

 

Đó là ư nghĩa tiềm ẩn sâu xa của cái tự a, cái nhan sách. Có l ẽ khi đặt tên cho cuốn sách Xuân Vũ không phải không nghĩ tới điều đó. Và chắc ông cũng không ngờ rằng cộng sản lại có thể chiếm được miền Nam. Nhưng ông vẫn có thể trả lời không nao núng: “Đến mà vẫn là không đến. Để rồi xem có đúng vậy không”. Và cho đến khi tác phẩm này được tái bản ở Hoa Kỳ th́ mọi người, nhất là những đồng chí cũ người Nam Bộ của ông, đều thấy rằng cuộc “chiến thắng” đă chẳng đi đến đâu, v́ người miền Nam đă bị lừ a gạt, lợi dụng, bạc đăi và bóc lột, phải sống kiếp sống tù túng, ḱm kẹp và cực khổ gấp trăm lần hơn xưa. Vàø không phải chỉ có người miền Nam mà cả người miền Bắc cũng cùng chung số phận. Chỉ trừ một số rất ít thuộc giai cấp lănh đạo mới, giai cấp “tư bản đỏ”. Vậy th́ đường đi vẫn không đến, theo ư nghĩa tượng trưng, chung cuộc. V́ vậy tập 4 trong bộ hồi kư này mang tựa đề: “Đến Mà Không Đến”

 

Nhưng tựa đề của cuốn sách (tập 1) c̣n có ư nghĩa cụ thể, giai đoạn của nó đối với một số đông những người đi trên con đường đó, con đường Trường Sơn gian lao hiểm tr ở ngàn dặm, thiếu lương thực, thuốc men, nhất là thiếu tổ chức, thiếu lănh đạo. Cụ thể nhất, đau đớn nhất, chua xót nhất là những người bạn thân của tác giả, kể cả cô bạn gái tên Phương, đă bỏ thây ở dọc đường.

 

Lư do khiến số đông đă không đến nơi được là đói, bệnh, đáng sợ nhất là sốt rét rừng, dă thú, hùm beo, rắn rít, ve, đỉa, vắt, mưa rừng làm đổ cây đè chết người, sông sâu, núi cao phải vượt trong khi chân đau, sức yếu, bụng đói. Và trên hết là biệt kích của đối phương, máy bay trực thăng, B -52 và trọng pháo lúc nào cũng có thể “thụt” tới. Tác giả đă tả tất cả những cái đó một cách sinh động với những chi tiết độc đáo mà chính ông cũng phải nhận rằng mặc dầu là một nhà văn đă từng dựng lên những cốt chuyện lôi cuốn người đọc chỉ nhờ óc tưởng tượng của ḿnh, Nhưng vẫn không sao có thể tưởng tượng ra nổi những sự việc thực sự xảy ra trước mắt. Chính v́ vậy mà tác phẩm của ông đă có sức lôi cuốn, dẫn độc giả từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác trên mỗi trang sách.

 

Ông đă nói nhiều về cái đói nơi nhiều người, như Roánh, như Hồng em ruột của Thu... Cái đói không những làm biến đổi h́nh thể con người, mà c̣n biến đổi hẳn tính t́nh, phẩm cách và lương tri con người. Cứ lấy một ví dụ thiết thực nhất là chính tác giả. Ông đă không thể hiểu nổi tại sao có lúc ông đă từ chối một củ khoai ḿ với một anh lính trẻ v́ quá đói đă ngử a tay xin ông, trong khi củ khoai ḿ của ông chưa cần tới v́ ông c̣n đang sốt chưa có thể lấy ăn. Dưới đây tôi chỉ xin chọn một vài hàng trích lảy từ câu chuyện thương tâm khá dài của tác giả:

 

“Bỗng một tiếng người hỏi tôi: Anh ngủ à?(trang 262-263)

 

-  Tôi định nằm chơi nhưng lại buồn ngủ, nguy hiểm quá! Tôi trả lời và mở mắt ra th́ thấy một anh bộ đội đứng sừng sững ở đầu vơng. Mặt anh ta phù lên no tṛn như một cái bánh bao, mắt anh ta lờ đờ, h́nh như anh ta đang sốt. Anh ta nói ngay:

-  Đồng chí c̣n khúc sắn trên đầu vơng. Chắc đồng chí không dùng cho tôi... tôi xi… xin.

 

Tôi ngồi bật dậy. Tôi như bị điện giật v́ có người đụng tới cái bao tử sắp thủng của tôi. Tôi không nói năng ǵ mà cứ bàng hoàng. Tôi không hiểu anh ta nói ǵ cả. Và tôi cũng đáp lại như một cái máy, không hiểu rằng ḿnh đă nói ǵ!

- Không được đâu đồng chí, đây là của một đồng chí khác, mà đồng chí đó đang sốt không ăn cơm được. Chứ phải của tôi th́ tôi cho đồng chí ngay rồi. Đồng chí với nhau mà! Hơn nữa đồng chí vào giải phóng miền Nam của tôi.

 

Bây giờ nhớ lại những lời đó, tôi thấy thật xấu xa. Ghê gớm thay cái miệng con người, cái miệng khôn ngoan hay ngu xuẩn cũng chỉ v́ cái dạ dầy. Trong một con người cái cao nhất không phải là cái đầu mà là cái dạ dầy... 

 

Triết lư về cái dạ dầy c̣n được tác giả nói tiếp thật dài... Sau đó tác giả đă hối hận, tự trách và cố t́m cách chuộc tội bằng cách nhờ một người khác chuyển củ sắn tới anh lính đói kia. Nhưng người này đi được một quăng th́ bóc ăn, c̣n ngoái nh́n lại như chế riễu tác giả.!

 

“...mắt tôi trông thấy từng người rơ ràng. Chỉ cách tôi độ mười bước th́ vỏ sắn đă rơi tơi tả xuống đất... Anh ta đă nuốt trửng cái lương tâm của tôi...”

 

Đến đây tôi xin trích nguyên văn một đoạn của tác giả để mô tả con đường họ đi và lư do tại sao không đến:

 

“Tất cả những người t́m ra con đường xuyên qua hàng ngàn cây số rừng sâu núi thẳm để đưa quân về “giải phóng miền Nam” thật là giỏi chứ chẳng phải chơi đâu. Nhưng vạch đường là để cho người ta đi. Muốn cho người ta đi một con đường dài một trăm ngày thẳng thét, liên tục như vậy và là con đường núi, đường đèo, đường lội, đường trèo, đường đi đêm không đốt đèn, đường đi hai ngày với một bi đông nước với mấy vắt cơm thiu, con đường mang vác khổ sai mà không đủ muối gạo ăn, con đường qua sông không thuyền, con đường chưa ai đi và sẽ không ai đi nếu người ta biết trước vàv.v...Muốn cho quân sĩ hành quân trên một con đường nguy hiểm như vậy, ít ra phải cho nó ăn uống, phải có thuốc men, có bóng cây, có nhà có trạm nghỉ ngơi th́ mới ḥng mong nó đi tới nơi được. Đàng này th́ không có ǵ cả ngoài con đường trơ ra đó với những dẫn đường bất măn hà khắc, đôi khi ác nghiệt, và lúc nào cũng muốn rời bỏ chức nghiệp của ḿnh, một con đường đầy những người bệnh liệt vơng (không phải liệt giường, v́ ở đây không có giường) với bom đạn máy bay không ngớt với những toán đào ngũ trở lui do cả cán bộ tiểu đoàn “lănh đạo” với những tên bất măn tự gây thương tích để khỏi đi tới nơi v.v...Một con đường như vậy bảo sao người ta vui vẻ hy sinh mà đi cho được?... 

 

...chỉ nội cái sốt rét thôi cũng đủ đánh tan một nửa lực lượng vô Nam rồi. Vượt trường Sơn vai đeo ít nhất 30 kí súng đạn mà trong lưng chỉ có mỗi một kí muối và 20 viên kí ninh. Tôi nghĩ lại mà rùng ḿnh”.

 

Hăy đọc thêm về con đường Trường Sơn vinh quang qua ng̣i bút quặn đau của Xuân Vũ:

 

“Trường Sơn, cái tên đó hùng vĩ thật, nghe th́ thích lắm, xem ả nh th́ ai cũng mê say cảnh lạ kỳ thú, nhưng than ôi! Trườ ng Sơn xanh bạt ngàn, xanh vô tận mà chẳng bới ra đâu được một lá rau, c̣n nấm của Trường Sơn nhiều người thèm quá, ăn bừa, ăn xong, lỗ chân lông ra máu, mồm hộc máu ra mà chết. Nước Trường Sơn uống to bụng, phải nấu thật kỹ rồi mới dám nuốt vào. Mưa Trường Sơn th́ bất ngờ và day dẳng thúi đất, thúi cả da thịt. (trang 111)

  

“Trường Sơn đứng về mặt dinh dưỡng th́ không có ǵ đáng ca ngợi cả, ngo ại trừ những bầy khỉ, voi và trâu rừng rất nhát, rất nguy hiểm. Tôi biết rằng con đường về là con đường đầu thai một lần nữa, con đường về là con đường đói khát, con đường sấm sét, con đường đau khổ và gian khổ, con đường dốc, con đường dài, con đường đi không đến mà rồi vẫn phải đi, trên vai phải mang theo những sứ mạng bày đặt, không biết ai trao cho, một thứ vinh quang không có, một thứ t́nh cảm ái quốc cũng giả tạo nốt, chỉ c̣n lại có t́nh cảm gia đ́nh là thực thôi!”

 

Mỗi trang giấy trong tác phẩm, mỗi ngày trên con đường vào Nam, mỗi chặng đường trèo đèo vượt núi lội sông băng suối đều thấy toàn đói, khát, bệnh tật, hiểm nguy và chết chóc, chết v́ đói, chết v́ bệnh, chết v́ bom, v́ hỏa tiễn, chết nằm trên vơng, chết trong hốc đá, chết không ai chôn, hay chôn mà để ḷi hai bàn chân ra, chết trôi sông, chết v́ bị cây đè, hay v́ cây gẫy trong mưa đâm vào ngực, thậm chí chết v́ bị huyện ủy làm t́nh trên vơng, vơng bị đứt, lưng cô gái rơi xuống đúng ḥn đá nhọn bị trọng thương, không ai cấp cứu v́ huyện ủy đă bỏ trốn! v.v...và v.v... 

 

Tất cả những thảm cảnh đó do ai gây nên? Tác giả không nói một cách minh thị. Nhưng cứ đọc lời tựa và những trang cuối của cuốn sách th́ thấy rơ đó chính là “Đảng ta” vậy. V́ lời tựa và đoạn kết không dài nên tôi xin trích nguyên văn ở đây để thay kết luận riêng đối với cuốn đầu của bộ hồi kư Đường Đi Không Đến:

“Thay lời tựa. (Đường Đi Không Đến, trang 10-11)

 

Thuở bé đi học trường Quận tôi thường đi một chiếc xe ngựa quen ở chợ làng. Chủ xe là một lăo già có lẽ đưa xe ngựa chuyên nghiệp. Khi tôi đến trường làng tôi đă thấy lăo đánh xe đưa khách, và về sau, khi tôi lớn lên, tôi vẫn không thấy lăo làm nghề nào khác.

 

Thời ấy con ngựa của lăo thật gầy. Không biết nó đă chạy mấy vạn lần trên con đường đá lởm chởm từ làng lên quận, cũng không rơ nó đă mang lại cho chủ bao nhiêu bạc cắc xu năm, chỉ thấy nó gầy quá, hầu như không đủ sức kéo xe nữa, nhưng nó vẫn nện móng hằng ngày trên con đường quen thuộc ấy.

 

Nó chạy chậm nổi tiếng. Điều đó làm cho lăo già không hài ḷng. Lăo ta dùng roi. Nhưng roi không có kết quả. Thực ra không phải con ngựa chạy chậm v́ lười mà chính v́ nó kiệt sức. Để lợi dụng cái sức c̣n lại trong con vật, lăo già đă nghĩ ra một cách có vẻ nhân đạo hơn. Lăo ta buộc một mớ cỏ non trên đầu cần câu và buộc chiếc cần câu dọc theo gọng xe.

 

Mỗi lần con ngựa bị mắc vào xe nó cứ nh́n thấy mớ cỏ non đó nhảy múa trước mặt nó, tưởng chừng nó có thể ngoạm được và nhai ngấu nghiến đi ngay.

 

Nhưng tội nghiệp con vật ngây thơ, có ngay xương sống ra kéo chiếc xe đầy khách, mong rút ngắn cái khoảng cách giữa mồm nó và mớ cỏ. Cái mớ cỏ vẫn nhảy múa trước mặt nó, quyền rũ vô cùng, giục nó chạy tới, chạy nhanh tới.

 

Con vật ngây thơ vẫn cố sức phi tới với chút sức tàn, mong đớp được mớ cỏ. Có bao giờ lăo chủ xe lại giải thích cho con vật thân yêu của lăo v́ sao nó chạy hoài mà không ngoạm được mớ cỏ?

 

Sài G̣n tháng năm, 1973. Tác giả.”

 

Đến cuối sách, có lẽ ngụ ư chặng cuối của con đường đi không đến, tác giả viết về chiếc xe và con ngựa như sau:

 

“Mái nhà, bờ ruộng với những hàng trâm b ầu râm mát trưa Hè. Và đây rồi cái kỷ niện sâu sắc nhất của cậu học sinh trường làng. Trên con đường đá xanh đầy ổ gà từ làng lên Quận, một chú ngựa c̣m kéo chiếc xe ọc ạch với lăo già đầu bạc cầm con roi nẹt đen đét trong không khí. (trang 357-358)

 

Không hiểu sao cứ mỗi lần nhớ tới quê tôi th́ tôi lại bắt gặp cái h́nh ảnh ấy. Chiếc xe ngựa quá thân thuộc với tuổi thơ của tôi. Từ lúc chú ngựa hăy c̣n tơ sung sức đă từng oanh liệt đuổi theo xe hơi cho đến chú ngựa gầy yếu đi cam chịu cho chúng bạn lướt qua mặt ḿnh, tôi vẫn đi chiếc xe ấy.

 

Rồi cho đến khi chú ngựa kiệt sức, lăo già đem một mớ cỏ non treo trên đầu cần câu buộc dọc theo gọng xe để khuyến khích chú ngựa chạy nhanh lên, tôi cũng không đi chiếc xe nào khác.

 

Một hôm tôi nói với lăo già:

- Sao bác chơi chi ác vậy?

 

Lăo già chỉ cười, cái cười thỏa măn của một kẻ thi hành một quỷ chước thành công. V́ là khách quen cho nên một hôm tôi được chứng kiến một cảnh năo ḷng. Hôm đó chiếc xe sắp về tới chợ. Cái dốc cầu cao quá. Lần nào về đến đây lăo già cũng ḥ hét nẹt roi vang trong không khí. Lần này cũng thế. Chú ngựa bỏ vó rầm rập xuống mặt đường đá xanh, tóe lửa, cố lôi chiếc xe lên đến nửa dốc. Bỗng nó bỏ vó lơi hẳn đi. Mớ cỏ non đang nhảy múa tung tăng trước mặt nó bổng lắc lư như quả lắc đồng hồ.

 

Lăo già vừa nẹt roi vừa quát, nhưng chiếc xe sựng lại rồi tụt xuống dốc. Lăo già vội nhảy xuống đất, cắn chiếc roi vào mồm và hai tay bắt bánh xe lăn tiếp với con vật. Nhưng chiếc xe nặng quá và đằng sau chiếc xe c̣n có cả hàng chục năm lao lực, cho nên lăo già dù có tài cán mưu kế đến đâu cũng không đẩy nổi chiếc xe và con ngựa già kiệt sức của lăo lên dốc.

 

Chiếc xe cứ tụt dần, rồi bỗng đánh rầm một cái, chiếc xe lật ngang qua. Lăo già chạy vụt tới nắm lấy cái hàm thiếc của chú ngựa lôi nó đứng dậy, nhưng chú ngựa đă ngă xuống, bốn vó bơi lia, cùng với hai bánh xe quay tít trong không khí. Lăo già vội vă rứt lấy mớ cỏ đă héo ở ngọn cần câu nhét vào mồm con vật đă sùi bọt lên trắng xóa, và thân mật bảo:

- Ăn đi, ăn đi con là khỏe lại ngay!

 

Con vật Nhưnghe thấy lời nói ân nghĩa đó của lăo chủ, nó cố há mồm ra mà nhận lấy cái phần thưởng độc nhất của đời nó trước khi nó trợn đôi mắt lên mà nh́n lăo chủ...lần cuối cùng. (...)

 

Chao ôi! Sao giữa cái cảnh hăi hùng này mà tôi nhớ lại một chuyện buồn làm chi

vậy?

 

Tiếng rên rỉ của anh lính gẫy chân làm cho tôi chợt nhớ ra rằng ḿnh đang nằm bên bờ một con suối lũ. Trời vẫn mưa. Nước đă dâng lên sát đít vơng tôi. Gió hú trên những ngọn cây cao như bước đi của những đám cô hồn t́m chỗ nghỉ chân. Một nhánh cây tḥ vào trước đầu vơng tôi chập chờn như một mớ cỏ non nhún nhảy. Nếu quả thật đó là mớ cỏ non th́ đây chính là chiếc xe đă gẫy đổ dọc đường”.

 

Xương Trắng Trường Sơn (tập II của Đường Đi Không Đến).

 

Tác giả vẫn cùng với cô văn công vũ “ba-lê” tên Thu tiếp tục đi vào Nam. Độc giả sẽ thấy những ngón tay búp măng điệu nghệ của một vũ công ưu tú đă từng trổ tài trước khán giả Liên Xô cầm con dao găm mà bổ củi. Độc giả cũng sẽ thấy Xuân Vũ se ḷng nh́n cô gái đương có tháng mà Phải giầm ḿnh trong nước suối đầy ch ất độc “Một con suối nước trong vắt, nhưng mỗi lần nhúng chân xuống rút lên tôi có cảm giác là lông chân tôi rụng hết”. (trang 144). Và đây cái cảnh cô gái Hà Nội khiếp đảm v́ một vật lạ đang đêm xâm phạm...làn da của nàng:

 

“Thu bỗng hét lên thất thanh. Ớ ớ, anh ơi anh ơi!... Rồi Thu ngất lên. Tôi ngồi bật dậy. Ǵ thế? Ǵ thế? Ơ...ơ...bớ bớ. Tiếng Thu bị tắt trong cổ họng. Tôi quờ quạng t́m chiếc đèn pin rọi sang Thu. Trong vệt sáng xanh nhạt của chi ếc đèn pin, tôi nh́n thấy một mảng tuyết trắng muốt trên đó nạm một mẩu cẩm thạch đen ngờ i ngời. Tôi nh́n không chớp mắt cái h́nh tượng nghệ thuật đó. Nhưng Thu lại dẫy dụa và kêu lên kinh hăi. Tôi chạy vọt sang và bất gíác tôi đưa tay ra cào cái vật đen ngời đang bám chặt vào đùi nàng. Nhưng cái vật đó, chú vắt đeo ch ắc quá. Tôi bắt măi mà không kết quả. Có lẽ tôi cũng hốt hoảng v́ tiếng kêu và sự vùng vẫy bạt mạng của nàng. Cứu em! Cứu em! Tôi quát: Th́ nằm êm xem nào! Ơ ơ... chết em, chết em! Cái ǵ mà ghê thế! Vừa quát, tôi vừa đè chặt đùi nàng xuống vơng và gỡ chú vắt ra, và vút cái tôi vứt nó ra rừng. Cái thân h́nh tṛn nung núc của nó vút đi trong không khí như một đầu đạn và rơi xuống đất như một quả dâu” (trang 104-105)

 

Những cảnh gần gũi giúp đỡ nhau ban đêm như thế năng xảy ra, khi hai người giăng vơng nằm ngủ gần nhau, chẳng bao lâu dẫn tới những t́nh cảm mà cả hai người ban đầu chẳng ai mong muốn. Tác giả đă có cô Phuơng. Thu cũng đă có một thanh niên đă vào Nam trước nàng.

 

“T́nh yêu là một thứ khách không mời mà đến hoặ c ngược lại mờ i mà không đến. (...) Yêu là một thứ bệnh không thể được miễn về sau cũng không có tiêm chủng ngừa được”. (trang 217)

  

Sau khi đă rào trước đón sau như thế rồi tác giả đă thành thật thuật lại đầu đuôi biến cố “khách không được mời mà đến” với hai người ra sao từ trang 118 đến trang 123. Khởi sự bằng hai câu đối đáp:

 

“Em biết anh yêu em. Như một kẻ đi trên sa mạc bất thần gặp một con suối nhỏ. Anh uống thỏa thuê rồi anh lại đi... (trang 118)

 

- Và không bao giờ anh quên con suối ấy. Tôi tiếp ngay.

 

Nhưng cùng đi với Xuân Vũ không phải chỉ có Thu, c̣n có rất nhiều người khác, trong s ố đó phải kể đến Trước tiên là Hoàng Việt, nhạc sĩ số một của miền Bắc lúc ấy, và bác sĩ “Năm Cà Dom”, là hai người bạn của tác giả, và cũng c̣n có cái cô Ngân nào đó, kỹ sư nông lâm, cũng có bàn tay tuyệt đẹp nhiều lần thu hút cặp mắt của tác giả khiến Thu phải ghen ghen. Nhưng đáng nói đến ở đây hơn cả là Mạnh (Mạnh Rùa) và Tuất là hai người cầm đầu một tiểu đoàn vượt biên. Tiểu đoàn của Mạnh Rùa hết bị B-52 lại trực thăng và phóng pháo cơ tiêu diệt quá nửa quân số.

 

Hăy xem bác sĩ “Năm Cà Dom” xử lư một thương binh bị trúng bom bi như thế nào, theo lời ông nói với tác giả:

 

“Chưa từng thấy ở đâu lại có trường hợp như thế này. Cậu biết không tớ đă trở thành một tên đồ tể làm lợn. M ặc cho lợn kêu, ḿnh vẫn cứ đâm họng nó. Cậu hăy tưởng tuợ ng tớ đă moi hết tất cả ruột của anh ta ra xếp trên một tấm ni lông trải dưới đất bên cạnh anh ta. Và dưới ánh sáng chập ch ờn của mấy ngọn đèn pin đă hết điện cộng với mấy ngọn đuốc, tớ phải dần ḍ mằm ṃ từng khúc t́m những chỗ thủng của đường ruột. Tất cả là 9 lỗ. Ru ột thủng phẩn chảy tràn ra ngoài sẽ làm nhiễm trùng tất cả các bộ phận khác. Không mổ nó cũng chết thôi, chi bằng cứ mổ may ra nó có thể sống. Tôi đă vá lại bằng chỉ may quần áo, tất cả những lỗ thủng đó, xong rồi tôi rửa bằng thuốc đỏ cả đường ruột rồi dồn trở lại vào bụng nó như cũ. (...) Ruột nó để lâu ngoài gió nó śnh lên to tướng cậu ạ. Cho nên khi tớ vá xong rồi th́ tớ nhét nó không vô hết bên trong nữa mà cứ thừa ra bên ngoài. Thế mới chết. Không có cách nào khác! Cậu biết đấy, người ta mổ là phải ở trong buồng kín, không có tí gió lọt vào. C̣n ḿnh th́ cứ phơi nó ra đấy trên tấm ni lông trải dưới đất th́ làm sao mà nó không śnh chướng lên. (trang 301-302)

 

- Thế rồi cậu làm sao?

 

Th́ ḿnh vẫn cứ làm hết sức th́ thôi.

-  Vậy là anh ta vẫn sống à?

-  Sống thế nào mà sống? Tôi có nói nó sống bao giờ đâu!

-  Cậu thiệt!

-  Sao?

-  Vậy mà năy giờ cứ nói lằng nhằng, tôi tưởng cậu làm cho khoa học hiện đại lùi lại thời kỳ đồ đá.

 

Tớ nói thật với cậu, tớ hết biết cái sự đời ở đây nữa, Tớ hơi tiếc rằng cậu không đến xem sơ qua thôi. Chỉ nh́n cái bọng không của nó và cái mớ ruột đă tuông ra ngoài, th́ cậu sẽ có thêm tài liệu mà “sáng tác”.

 

Năm Cà Dom không phải bác sĩ của trạm xá. Ông bác sĩ Cường ở trạm xá có nhiệm vụ săn sóc thương binh c̣n làm ngơ cho thuộc cấp chôn sống thương binh. Và những người Thượng mà đoàn quân bắt tải thương cũng chôn sống thương binh. Cả hai trường hợp đều không phải v́ bác sĩ Cường và người Thượng bản chất tàn ác. Họ chỉ làm v́ hoàn cảnh, và gián tiếp v́ chính sách, đẩy họ vào chỗ tán ác. Bác sĩ Cường bào chữa:

 

“Ừ, đúng thật. Vô nhân đạo, dă man, tán tận lương tâm nữa, nhưng mà nếu để cho họ rên siết, vật vă, lăn lộn, mà ḿnh không cứu chữa, cũng không kéo dài được sự sống của họ thêm phút nào, th́ lại càng dă man, tán tận lương tâm hơn. Tớ đă suy nghĩ rất nhiều, thấy ḿnh ác, tệ thật. Nhưng làm sao? Đứt động mạch, vỏ năo bị thương, gẫy đốt xương sống v.v... cậu có là thánh cũng đành bó tay ở đây...Nhưng tớ không ra lệnh. Tớ cứ để cho tổ lao động họ làm. Bề nào cũng chết thà chết sớm cho đỡ đau khổ”. (trang 263)

 

Tác giả đă làm cho độc giả hồi hộp khi ông thuật lại những trận oanh kích của phóng pháo cơ, tiếp theo liền sau trận B-52 thả bom trải thảm, và sau đó là máy bay trực thăng xạ kích, tiểu đoàn của Mạnh Rùa và Tuất c̣n mấy chục mạng, không thuốc men không bệnh xá, không người tải thương, lại c̣n xô xát với trưởng trạm giao liên. Mạnh Rùa đă phấn đấu bằng mọi cách không giải quyết được ǵ đành bắn vào đầu tự sát. Ông Chín “lập trường” cũng kiệt sức chết dọc đường. Và trên cành cây cao một xác chết nằm trên vơng.

 

Đặc biệt là cảnh Thu gặp em là Hồng cũng đă bỏ nhà đi theo đoàn vào Nam trước nàng hơn một năm, nhưng nàng cầm chắc là nó đă chết nên không bao giờ nhắc đến nó với tác giả. Khi nó đối diện với chị nó th́ nó đă biến dạng về h́nh thể, về tâm tính về hành động đến nỗi nó không dám nh́n chị, và chị nó cũng chẳng nh́n ra nó. Nó mang những cái tên: Uùm Ba La, King Kong, Biệt Kích, “Con quỷ rừng xanh”...Nó đă làm đủ mọi chuyện xấu xa chỉ v́ quá đói, quá khổ, đến đỗi người ta nghi nó là biệt kích của Sài G̣n. Nó gửi cho chị nó một lá thư gọi đích tên chị nó là Bích (chứ không phải Thu). Bấy giờ Thu mới biết đứa em sống. Đang đêm nàng bắt tác giả dẫn nàng đi t́m em. Nhưng không t́m được. Để rồi bỗng một đêm khác, nhớ chị quá, nó lẻn về đứng sát bên vơng của chị mà nh́n. Khi Thu chợt thức giấc, trông thấy nó, giơ tay chạm vào nó th́ nó vụt chạy biến đi, khiến mọi người tưởng là ma, hay mơ chứ không phải sự thật.

 

“Sao nó lại làm kỳ vậy nhỉ? Ai biết...em không hiểu sao nó làm khổ em như vậy?  Tôi ngồi xuống đất. Tôi thở dài. Rồi tôi ngồi nhích lại vơng Thu. Từ một chuyện oái oăm lại đẻ ra thêm một chuyện oái oăm. Đă bảo là trên đường này không có người nào b́nh thường, cho nên không có sự ǵ b́nh thường được”. (trang 266)

 

Từ khi gặp được em và hai chị em đă nh́n nhau, bắt đầu săn sóc cho nhau, th́ tác giả cảm thấy Thu trở nên lạnh nhạt với ông. Ông cho rằng nàng đă quyết chí “B quay” (nghĩa là trở lại Hà Nội). Nhưng Hà Nội xa cả ngàn cây số. Làm sao mà trở về. Cuối sách người đọc thấy tác giả được cô kỹ sư nông lâm săn sóc với nắp gà men cháo loăng.

 

“Ngân đang nấu cháo. Trong những gợn nước sôi trào những hạt gạo nhào lộn một cách thỏa thích như một bầy tiên nữ nơn nà bơi lội đùa cợt nhau trong một ḍng sông thần kỳ. (...)

 

“Ngân sớt cháo ra nắp gà men và trao cho tôi. Không chút ngần gại tôi đỡ lấy cái nắp gà men gần đầy cháo loăng. Mùi thơm xộc vào mũi tôi ngây ngất. Nước mồm ứ ra, tôi nuốt chận vào hai ba lượt để có đủ sức b́nh tĩnh mà thưởng thức món cháo do những ngón tay của Ngân tạo nên. Những ngón tay lúc năy đă vo những hạt gạo này, những ngón tay dính tro lọ lem và có vết bỏng lửa, và rươm rướm mồ hôi.

 

“Tôi nâng chiếc nắp gà men cháo lên môi mà mắt vẫn không rời những ngón tay của Ngân đang hoạt động.

-  Ngân ạ!

-  Dạ!

-  Bao giờ về đến Châu Đốc, anh ghé nhà em th́ sẽ được thết một bữa cháo cá phải không?

 

Ngân nh́n tôi đôi má ửng hồng, đôi mắt nhấp nháy. Tôi chờ đợi ở Ngân một tiếng

nói.

 

Nhưng, “đoàng!” Tiếng súng, tiếng nổ!

 

Ở phía đàng kia, cách nơi này hơi xa. Tôi cho là không quan trọng, nhưng chỉ một loáng là người ta đă đồn khắp khu rừng:

-  Tiểu đoàn trưởng tự sát.

-  Ai tự sát?

-  Mạnh Rùa.

-  Có chết không?

-  Bắn vào đầu mà không chết?

 

Sau mấy cái chết liền nhau, lại đến một cái chết.

 

Sau cái chết của Mạnh Rùa, mọi người đều cảm thấy ḿnh mất linh hồn. Cuộc hành quân giải phóng miền Nam đang đến hồi vui vẻ Nhất. Chúng tôi đi lang thang trong rừng, ṃ mẫm t́m đường đi với sự lănh đạo của Tuất. Nhưng Tuất kém xa Mạnh. Tuy vậy chúng tôi vẫn phải vạch một con đường đi.

 

Tôi bảo Năm Cà Dom xem lại kỹ vết thương, ông bác sĩ lắc đầu. Tôi quay trở về vơng nằm chúi mũi vào mép vơng, tay chân như ră ra từng mảnh. Chung quanh tôi những mẩu xương trắng ánh lên trên một băi đất mênh mông đầy những hố bom, chào đón thêm một linh hồn.

 

Sài G̣n, Hè 1974”. (trang 406)

 

Sau đây là một vài đoạn vắn nói lên nhận xét cay đắng của tác giả và mấy người cùng đi B với ông:

“Để vun bồi “uy tín” (hăo) cho một người hoặc một vài người mà trên dẫy Trường Sơn này, núi rừ ng đă phải nhận hàng vạn bộ xương khô, hàng vạn nấm mồ, không có nấm, không có bia.

 

Trong không khí Trường Sơn lúc bấy giờ có vô số sự uế tạp: Nào mùi thuốc đạn, nào mùi thây ma śnh thối, nào hơi lá mục muôn thuở của rừng hoang, cộng vào đó trời mưa nắng bất thường. Cứ mưa xong lại nắng, đang nắng lại đổ cơn mưa, cho nên bệnh thương hàn kiết lỵ rất phổ biến.

 

Hay có thể nói là gần 70 phần trăm người mắc những chứng bệnh này. Thế là ngoài sốt rét rừ ng ra, chúng tôi c̣n có thêm thương hàn và kiết lỵ. Có người bị cả hai chứng: Thương hàn và kiết lỵ, hoặc kiết lỵ và sốt rét. (trang 330)

 

Thật là ghê gớm. Một cái anh lương thiện như Cà Dom mà cũng sanh ngụy. Ở đây ai làm được ǵ để sống, để khỏe th́ cứ làm, không có kể lập trường lập ḅ ǵ cả”. (trang 230)

 

(Roánh nói:) “Th́ ở đây nó như thế đó đồng chí ạ. Chẳng có ai coi ai là đồng chí hết. T́nh đồng chí có khi nhẹ hơn nắm cơm thực ra chỉ bằng quả trứng”. (trang 306)

 

Liêm bỗng ngoặc sang chuyện khác: “Này ḿnh cho cậu biết nhé. Con đường vào Nam là con đường lót bằng xương và tưới bằng máu, cậu nhé! Những đốt xương nối lại với nhau sẽ bằng bề dài con đường này” (trang 348)

 

Nhưng kinh khủng nhất là xác chết la liệt trên đường đi. Có cái được chôn vội vàng ch́a cả bàn chân ra. Nhưng cũng nhiều cái nằm r ữa trên vơng hay trong một hốc đá. Và nhất là những bộ xương trắng rợn người. V́ vậy mà cuốn II mang tựa đề “Xương Trắng Trường Sơn”. Cuốn sách ra mắt độc giả lần đầu ở Sài G̣n vào đầu tháng Tư, 1975. Chưa được một tháng th́ tác giả bỏ chạy, không màng ǵ đến nó. Nếu không có một người bạn được ông tặng sách cố mang ra nước ngoài, để rồi sau tặng lại cho tác giả, th́ chắc chỉ có người trong nước được thưởng lăm. Tuy vậy v́ không có tiền in nên phải 14 năm sau nó mới tới tay độc giả lần thứ hai.

 

Hăy đọc mấy ḍng tác giả thuật về ông Chín với cái “lập trường” của ông ta:

“Ông Chín nói: Các cậu nên giữ lập trường một chút. Tại sao đồ của ḿnh lại thua đồ của đế quốc? (...)

 

Tôi và Thu đă đụng với ông Chín nhiều trận trên cái chiến địa “lập trường” này nhiều rồi. Trốn máy bay ông cũng rở sách Các Mác ra mà lư luận, rồi xem đùi đàn bà, ông cũng cho là mất lập trường, bảo chân bộ đội như những cái cọc màn, ông cũng cho là khinh rẻ quân đội cách mạng, và những người nói như thế là mất phẩm chất, lần này khen đồng hồ Thụy S ĩ tốt hơn đồng hồ Liên Xô, có lẽ tội nặng hơn tất cả những trường hợp ở trên kia” (trang 60-61)

 

Và đây lư do tại sao tác giả bỏ đảng vào thành:

“Tôi cảm thấy chủ nghĩa cộng sản không hợp với cá nhân tôi, từ khi tôi biết rơ bộ mặt thật của đảng, sau một thời gian ngắn đi kháng chiến, hay nói cho cẩn thận hơn là vài năm, qua tác phong và đạo đức một số lănh tụ.

 

Tôi vốn sinh trưởng trong môt gia đ́nh không thuộc thành phần “lư tưởng” và tôi lớn lên cũng không cùng với giai cấp “lư tưởng”.

 

“Vô đảng là một sai lầm của tuổi trẻ, một sự sai lầm to nhất, mà nó đáng giá bằng sự mất mát cả tuổi thanh xuân, một sai lầm không thể sửa chữa được”. (trang 74)” ...Vậy xin nói thẳng ra rằng đa số người vô đảng là v́ không hiểu đảng là cái ǵ hết”.

 

Trong số những người mà tác giả gặp trên đường đi B, có một huyện ủy viên. Hăy nghe ông này tâm sự:

“Ở trong Nam tôi làm huyện ủy. Ra đất Bắc tôi suưt đi gác cổng. Cũng may người ta cho đi làm trong đội cầu. Lặn lội với sắt, siết bù lon, sơn cầu v.v... Ḿnh không có nghề nên chuyện ǵ cũng phải làm. Ḿnh có tranh đấu xin việc nhẹ th́ nó bảo: Đảng viên phải gương mẫu. Thế là thôi. Kịp đến khi có phong trào về Nam th́ nó móc ḿnh lên từ dưới bùn đen. Nó lại cho ḿnh về. Ḿnh nói ḿnh già rồi, vợ con ḿnh ở ngoài này cả. Vả lại ḿnh bệnh yếu sức. Nhưng nó lại cũng bảo: Đảng viên nọ kia! Thế là phải đi. Đấy đồng chí xem, bây giờ chồng Nam vợ Bắc. Vợ tôi nó đ̣i đi theo. Đi làm sao được mà đi?” (trang 188)

 

Sữa trên đường đi B và sữa ở Hà Nội:

“Tôi nh́n thấy hộp s ữa mà tưởng như một bảo vật chưa từng thấy. Thế mà Cường lại đem ra đăi chúng tôi! Ở Hà Nội có những lần tôi mua được sữa, Nhưng mang về nhà để đó chớ không dám ăn. Mua được hộp sữa cầm đi ngoài hè phố đă thấy hănh diện vô cùng rồi. Để hộp sữa ngự trong nhà, có khách đến trông thấy ḿnh rất lấy làm tự hào, c̣n nói ǵ bạn gái đến mà ḿnh khui hộp sữa đăi một ly th́ c̣n ǵ bằng?” (trang...)

 

Tác giả coi việc đem quân vượt Truờng Sơn, vượt sông Bến Hải, vào xâm chiếm miền Nam là việc phi pháp, bất lương và:

“Tôi phả n đối tới cùng việc đưa những đội quân miền Bắc, vượt qua ranh giới đă được quy định bởi công pháp quốc tế này, c̣n những người miền Nam tập kết nếu họ muốn tr ở về quê quán th́ họ phải đuợc trở về như những Việt Kiều đi xa xứ nay hồi hương, nghĩa là sự hồi hương của họ cũng phải được tổ chức công khai và h ọ phải được đưa đón hẳn hoi. Không một người Nam Bộ nào muốn sống trên đất Bắc kể cả những ông ủy viên trung ương đảng hoặc những ông cao cấp khác”. (trang 351)

 

Tác giả gắn bó với đất Nam bộ và ghét cay ghét đắng cái miền Bắc xă nghĩa đến độ khi đă đặt được chân trên phần đất phía Nam con Sông Bến Hải, ông viết:

“Thằng nào giỏi theo đây mà bắt tôi, tôi nói thiệt ngay bây giờ, tôi gục ngă xuống tôi chết th́ cái xác của tôi vẫn lăn về phía Nam chứ không bao giờ để cho người ta lôi ra phía Bắc. Đúng là “vái cả mũ”. Vái cả mũ tất cả những cái ǵ ở phía sau lưng tôi”. (trang 352)

 

Chỉ sau đó mấy trang ông cầu xin Thượng Đế:

“Lạy Chúa, con là dân Nam Kỳ. Xin Chúa hăy ban cho con cái ân huệ nhỏ bé nhất là cho con được trở về sống trên xứ sở của con”. (trang 367)

 

Và đó không phải chỉ là ước muốn cũa riêng ông. Ông cho biết:

“Tôi đă từ ng đọc một ḍng chữ như những vết sẹo trên da một cây cổ thụ: “Thà chết không quay lại cuộc đời đất Bắc bạc bẽo”.

 

Về ḍng chữ này ông b́nh luận: “Thế mới biết người Nam Bộ vượt Trường Sơn trở về miền Nam với vô số ư nghĩ phức tạp, nhất là ư nghĩ oán hận chớ không phải “đi giải phóng miền Nam” như những kẻ lănh đạo lầm tưởng”. (trang 373)

 

Trên đất Bắc, chẳng những ḷng người bạc bẽo mà cảnh sống lại quá thê thảm bộc lộ rơ bản chất của cái thứ “thiên đường xă nghĩa” mà tác gi ả đă để hai tập truyện ngắn để miêu tả, cuốn “Thiên Đàng Treo” (Người Việt xuất bản 1990) và cuốn “Thiên Đàng Treo Đứt Giây”

 

Mạng Người Lá Rụng là cuốn thứ 3 trong bộ hồi kư Đường Đi Không Đến. Tác giả cùng bạn bè và đám tàn quân của tiểu đoàn Mạnh Rùa vẫn leo đèo lội suối, băng rừng đi dưới bom đạn tiến vào miền Nam. Đây là chặng cuối. Vắt, muỗi đ̣n xóc, suối nước độc có giảm. Nhưng bom đạn th́ bị nhiều hơn. Người chết cũng nhiều hơn: “Đường đi nắng sớm mưa chiều Bao nhiêu lá rụng bấy nhiêu mạng người”.

 

Hăy đọc vài hàng cảm nghĩ của tác giả lác đác trong tập này:

“Sống một ngày ở chế độ XĂ HỘI CHỦ NGHĨA đau khổ bằng sống 20 năm trong chế độ tư bản. Đói rét, ốm đau, bệnh tật, ly tán...đủ thứ”. (trang 193)

 

“60 năm có đảng có Bác trên cơi đời này, dân tộc Việt Nam điêu linh cùng cực. Hăy nh́n, hăy nh́n thôi, hăy nh́n cũng đủ rồi, không cần phải suy nghĩ”. (trang 195)

 

Nh́n cảnh Thiệp, một cán bộ giải phóng đứng khấn vái cầu cho vong linh người vợ vừa bỏ mạng, tác giả viết:

“Tôi thấy ḷng quặn đau như ṿ. Lời van vái đơn sơ của Thiệp chạm tới tâm can tôi. Ừ nhỉ? Ḿnh cũng mang một nỗi đau như nó, nhưng ḿnh không biết làm như nó. Tại sao? Mười năm qua, tôi đă sống trong những “cái nhà” không có bàn thờ, không có ông bà, cha mẹ, những cái nhà chỉ treo h́nh cụ Hồ và đám mặt mo, những tên lạ hoắc lạ huơ mà phải gọi là ông nọ ông kia, gọi là tiên tổ”. (trang 218)

 

“Cái tâm lư Bắc cai trị Nam, Bắc Kỳ nuốt sống dân Nam Kỳ có trong tôi và trong toàn dân tập kết...Thế nhưng tôi chưa từng biết tới vụ người địa phương chống người địa phương đi tập kết về”. (trang 234)

 

Tác giả cũng tế nhị phân biệt cái thành kiến Bắc Nam như sau:

“Thành kiến với tụi lớ n đầu không nên nết ḱa! Chứ t ụi tao đâu có thành kiến với cả đồng bào miền Bắc. Mày hiểu không? Chúng ḿnh cùng là nạn nhân của chính sách kỳ lạ hết cả mà”. (trang 239)

 

Về t́nh cảm của dân miền Nam đối với ông Hồ biến đổi, tác giả kể lại lời một ông

già:

“...Cụ Hồ ngày xưa đ ang hóa ra cụ Ngô rồi đó! Có ca dao chạy trong dân rồi cơ mà! Ông già chớp chớp mắt như để nhớ ra câu ca dao. À nó như thế này:

Một mai mưa ră tan “hồ”

Lúa lên, “ngô” tốt ăn “ngô” no ḷng. (trang 266)

 

Về cảnh đói khát, ốm đau, tai nạn, chết chóc ở dọc đường tác giả đă viết:

“Nguyên tắc của đường giây là ai đi được cứ đi, ai đau ốm cứ nằm lại, ai chết cứ

chết mà” (trang 309) Và:

“Cuộc đời ở Trường Sơn là như thế. Văn minh vô cùng. Cái chết cũng chỉ đáng cười. Người ta có thể giở một chiếc mùng trùm trên vơng, thấy một mạng người nằm trong đó, hố mắt đă lọi nhọi những ḍi mẹ ḍi con, và bịt m ũi quay mặt như tránh một băi phân, người ta thấy một bàn chân ḷi ra dưới mô đất lè tè và cứ lạnh lùng đi qua, cũng Nhưngười ta thấy những bộ xương rũ trong hốc đá và chẳng có cảm súc ǵ ngoài sự gớm ghiếc.

 

“Chính tôi cũng thế. Cái chết, xác chết, xương người, tai nạn chết người, thấy như cơm bữa nên thần kinh chùng dần không run nữa, và ai cũng có ư nghĩ nay mai tới phiên ḿnh...” (trang 311)

 

Nhờ những kinh nghiệm bản thân khi c̣n ở miền Bắc, khi vượt Trường Sơn, Xuân Vũ đă không ngần ngại nói lên đúng tiếng nói của thâm tâm ḿnh:

“Tôi căm ghét xă hội chủ nghĩa. Tôi cảm thấy xă hội chủ nghĩa là cái cùm đeo trên cổ dân tộc ta mà kẻ tạo ra nó chính là đảng”. (trang 314)

 

Đến Mà Không Đến, Tập thứ 4 của bộ hồi kư, đă chứ a đựng nỗi đau đớn của bản thân tác giả. Ông đă đến nơi phải đến tức bộ chỉ huy Cục R, trong một khu rừng ngay giữa biên giới Việt Miên. Ở đây ông gặp lại Hoàng Việt, Thu và nhất là Nguyệt, vợ chưa cưới của ông. Ông đă có một quyết định quan trọng, cưới Nguy ệt trong hoàn cảnh vô cùng khốn khổ, không có tiền, không có nhà, không có cả một cái giường, cái mùng. Hai người đă yêu nhau trên vơng, trên nền đất rừ ng với nệm cỏ và lá khô mục, dưới trời mưa như trút nước...và trong giông băo. Nước ngập tràn lan. Trong lúc ông đi mượn nylông che cho vợ th́ cây đổ đè chết vợ ông.

 

-  Mưa anh ạ.

-  Kệ nó. Mưa th́ mưa.

-  Lều của ḿnh dột hết.

-  Anh yêu em giữa mưa, giữa băo, giữa trời long đất lở. (...) Bỗng Nguyệt kêu lên: Nước ngập hết rồi anh ạ. (...)

 

 

Lập ở khá xa Sử, nên lúc trở về tôi lại đi lạc. Mưa vẫn trút ào ào...Tôi cất tiếng gọi to nhưng không có tiếng đáp lại. Sấm sét nổi lên trên đầu. Lưng trời rách ra bởi những tia chớp. Gió xoáy. Những ngọ n cây quay ù ù như những cái đầu tóc của người điên. Tiếng cây đổ ầm ầm. Một gốc cây to nằm ngổn ngang Trước m ặt. Tôi hoàn toàn mất hướng về. Tôi sốt ruột muốn về với Nguyệt ngay tức khắc. Tôi ân hận đă bỏ Nguyệt mà đi trong lúc giông gió. Dù có một ít kinh nghiệmở rừng, nhưng tôi cũng chưa từng lâm vào cái cảnh hăi hùng như đêm nay: Lạc lối hoàn toàn.

 

Măi đến lúc tạnh mưa tôi cũng vẫn không v ề được lều. Tôi bắt đầu thấy ánh đèn xa xa lấp loáng trong màn đêm. Đó là những toán an ninh đi cứu cấp. Họ biết trận mưa đă làm bật gốc cây rừng. Đă có nhiều người chết v́ bị cây đè. Tôi đă từ ng thấy một anh lính bị một nhánh cây găy phóng ngay bụng như một lưỡi kiếm khổng lồ, trên Trường Sơn.

 

Toán an ninh đến gầ n. Tôi kêu cứu. Họ đi tới và chập sau chúng tôi về lều. Nhưng tôi đă không t́m thấy chiếc lều hạnh phúc của tôi nữa. Loay hoay măi lúc lâu tôi mới t́m ra gốc cây và dưới những nhánh cây khổng lồ, chiếc lều mong manh của chúng tôi nằm bẹp dí. Tôi thét lên: Nguyệt! Nguyệt!

 

Không có tiếng đ áp. Một nhân viên an ninh trèo lên thân cây ḅ theo những nhánh cây mà đu người xuố ng đất. Từ trong những nhánh cây ngổn ngang, anh ta gọi ra: Chết rồi! Ai chết? Không biết ai chết trong này.

 

Tôi đứng lặng ngắt, không c̣n biết nói ǵ, làm ǵ nữa.

 

...Phải đợi tới sáng người ta mới đem cưa đến cắt những nhánh cây để lôi xác Nguyệt ra. Nó bẹp dí Nhưnghiền. Tôi không c̣n nhận ra Nguyệt nữa.

 

Năm tấm linh hồn đă quy tiên trong đêm mưa băo hăi hùng đó. Gă nhạc sĩ Clarinette cũng chung số phận của Nguyệt!...(Đến Mà Không Đến trang 113-116)

 

Khi đă đến được bộ chỉ huy r ồi, tác giả mới thấy những ǵ báo đài miền Bắc nói về sinh hoạt văn học trong vùng giải phóng chỉ là láo khoét, và:

“Té ra đài giải phóng gạt được cả bồ nhà. Tài thật. (...)Vô tới đây nằm mắc kẹt ở đây v́ tỉnh quận giả i phóng của ông Th ọ đâu có rộng bằng cái bánh bẻng của bé gái lên ba mà có sinh hoạt văn học. Không có văn học th́ lấy ǵ để phê b́nh?” (Đến Mà Không Đến trang 41)

 

Sau khi thuật lại những điều bỉ ổi mà cấp lănh đạo đảng đă làm, tác giả viết:

“Bạn đọc tới đây có lẽ sẽ vứt sách tôi xuống đất mà chửi: Thằng nhà văn viết tởm quá! Nhưng sự thực c̣n tởm hơn nhiều, tởm đến mức độ tôi chỉ dám viết một phần. Không có nhà văn nào bịa nổi những chuyện như vậy, cũng không có con người nào làm những chuyện như vậy. Chính là bọn súc vật Hà Nội dồn những con người vào hang cùng và biến con người thành những con vật. Bạn thử nghĩ lứa tuổi mười tám hai m ươi đi kháng chiến chống Pháp, ra Bắc chín mười năm liền không biết đàn bà con gái là ǵ. Trong khi đó các lănh tụ ở Hà Nội vợ bé, vợ mọn tha hồ, bơ sữa no phè, lại c̣n có tên ủy viên trung ương là Nguyễn (Văn) Quyết dùng vi trùng giết vợ lớn để lấy con gái nuôi (Hăy giở báo nhân dân mà xem, tôi không nói bịa đâu). Và trong khi lính chết như gà toi trên Trường Sơn th́ các ông tướng họp nhau trong triều đ́nh ở Cục R, uống bia, hút thuốc lá thơm, phân chia chế độ cơm bưng nước rót, cần vụ giặt quần áo, vệ binh khiêng các m ệnh phụ phu nhân như hoàng hậu lại c̣n dâm dật loạn xà b́. Cách mạng đó! Thắng lợi một trăm phần trăm rồi đó và những con người ở rừng ngày nay đă cởi bỏ hết bộ mặt dă man chưa? Xin thưa rằng họ c̣n dă man hơn lúc ở rừng. Họ bậy bạ hơn chính họ trước đây.

 

Đất nước mà họ dẫn dắt sẽ đi đến một nơi thôi: Đó là một cơn đại nguy, đại loạn. (Đến Mà Không Đến trang 183)

 

Tác giả đă tr ưng dẫn hai câu thơ của Xuân Diệu, qua cửa miệng của một người bạn đồng hành, tên Thuần. Anh này bảo anh chỉ thích Xuân Diệu, v́ hai câu thơ:

Khuyên ai chớ khá lại gần ta!

Nhân loại trông gần cũng xấu xa rồi nói tiếp:

“Ở xa xa nh́n cách mạng th́ nó là mỹ nhân, khi tới với nó rồi, nó thành thường dân, đi với nó lâu ngày th́ nó là thằng cùi, và bây giờ th́ không biết nó là ǵ trong tao, tao ớn lắm”. (Sách Đă Dẫn trang 165)

 

Tác giả đă đến Cục R. Ông c̣n về đến làng quê để gặp được bà ngoại trong cảnh bần cùng tang thương. Cuối sách ông tả cảnh gặp lại bà ngoại của ông đang:

“đứng trước một căn cḥi lụp sụp thấp lè tè như một cái chuồng vịt hẫng, tôi kêu lên: “Ngoại!” (...) Khi tôi nh́n thấy ngoại tôi th́ tôi rụng rời hết chân tay và trời đất dường như sụp đổ...Tôi đột nhiên tự hỏi. Và đây không Phải là lần đầu. Giải phóng là cái ǵ? Ai giải phóng và ai được giải phóng? Giá tôi đừng về để nh́n thấy bộ mặt giải phóng. Tất cả đều là một sự giả dối, lừa bịp, tàn bạo và ngu muội. Bọn cộng sản bất lương chẳ ng những đă phá nát quê hương, Tổ Quốc mà c̣n tàn phá cả TÂM HỒN DÂN TỘC VIỆT NAM. Tôi sẽ để tất cả th́ giờ trong những năm c̣n lại của cuộc đời tôi để chứng minh cho kỳ được điều này. Sài G̣n 1974. Hoa Kỳ tháng 5 năm 1989. Xuân Vũ. (Đến Mà Không Đến, trang 312-313)

 

Trong tập cuối của bộ Đường Đi Không Đến, cuốn Đồng Bằng Gai Góc, tác giả thuật lại lời bà ngoại ông nói với ông:

“Cuộc kháng chiến này là một sự phản bội. Nuôi dưỡng nó để rồi nó trở lại hại ḿnh, giống như một thứ chó điên cắn cả chủ nhà”. (Đồng Bằng Gai Góc trang 68)

 

Ông cũng nhận xét:

“Không người kháng chiến nào dù c̣n theo đuổi hay bỏ về thành, mà không hận kháng chiến”. Đồng Bằng Gai Góc trang 47)

 

Về trường hợp của ḿnh, Xuân Vũ cay đắng hơn:

“Ở trong Nam cứ cắm đầu lạy ơn Bác, ơn Đảng và bỏ vợ, bỏ con, nhảy xuống tàu ra Bắc để:

 

Mười năm dồn lại một ngày

Là ngày tay mẹ cầm tay Bác Hồ (5)

 

Khi ra đó vài tháng rồi, chàng thanh niên tên Xuân Vũ này lại cũng mần thơ nhưng không dám đăng báo:

 

Mười năm rơ mặt Bác Hồ

Là con quái vật miệng hô mắt lồi”. (Đồng Bằng Gai Góc trang 50)

 

“Tôi theo cách mạng để nh́n thấy những cảnh nát đất, nát nhà và nát cả tim. Cách mạng dần dần đối với tôi trở thành vô nghĩa và thù hận”.” (Đồng Bằng Gai Góc trang 230)

 

“Đă lỡ tay đă nhúng chàm rồi khó r ửa sạch, cũng như theo cộng sản không dễ ǵ rứt ra. Cộng sản không rộng lượng Nhưngười quốc gia. Chúng là loạ i người đê tiện nhất thế gian. Chúng có thể làm bất cứ việc ǵ để trả thù”. (Đồng Bằng Gai Góc trang 281)

 

Xuân Vũ nói về trận Ấp Bắc (6) do một đại đội phó việt cộng tên B́nh, họ Lê, tham dự trận đó kể lại như sau:

“Tiểu đoàn em chết gần hết. Ban chỉ huy tiểu đoàn không c̣n ai. Các ban chỉ huy đại đội hi sinh hoàn toàn. Em lúc đó là tiểu đội phó được cho làm đại đội phó. Nhưng đại đội em chỉ được 2 tiểu đội. Cả tiểu đoàn quân số trên 200 c̣n lại độ năm mươi”.

 

“Rồi sao?

- Dạ rồi ở trên xuống úy lạo, tuyên dương phong chức và đặt tên là đơn vị anh hùng Tiểu Đoàn Ấp Bắc. Nếu không có số vũ khí này th́ tiểu đoàn em đâu có chết dữ vậy”. (Đồng Bằng Gai Góc trang 89)

-                           

Đó là số vũ khí chuyển vào Nam để thành lập một đơn vị chủ lực Khu II có liên quan đến những cái chết của tư lệnh Lê quốc Sản, chánh ủy sư đoàn 330 Nguyễn văn Bảo, và tư lệnh khu III Nguyễn hoài Pho.

 

Về cái chết thê thảm của nhạc sĩ Hoàng Việt đồng hành với tác giả suốt cuộc vượt Trường Sơn, Xuân vũ đă chua xót so sánh với anh vợ của Lê đức Thọ, vợ của Nguyễn chí Thanh và vợ bé của Lê Duẫn:

“Hoàng Việt là nhạc sĩ sáng tác nhiều nhất và hay nhất trong suốt 9 năm kháng chiến Nam Bộ. Anh là hạt ngọc của Việt Nam, chứ không phải riêng của cộng sản. Đến năm 1965, theo tôi biết th́ ở miền Bắc chỉ có Hoàng Việt là người độc nhất có khả năng sáng tác nhạc giao hưởng. Từ Bungari về với mái tóc bạc quá nửa, anh được đưa vào trường vác gạch chuẩn bị đi Nam. Với tiêu chuẩn của một binh nh́...”

 

(...) Tổng bí thư Lê Duẫn có vợ bé bị vợ lớn đánh đuổi phải đem gửi cho Mao Chủ Tịch, mỗi lần sang thăm vợ bé, tốn ít nhất là 10 năm lợi tức của một xă viên...” (Sách Đă Dẫn trang 100-101)

 

Con của Lê Trực (tức Hoàng Việt) được cha đặt tên trước là Lê Tương Phùng đă mồ côi cha khi c̣n trong bụng mẹ sẽ được ru bằng bài ca bất hủ của người cha nhạc sĩ sáng tác trước đó hơn chục năm:

“Tiếng c̣i trong sương đêm, Nghe vi vu oán than. Thôi khóc chi đau ḷng. Con cố yên giấc nồng Khi ra đi có hứa thu nay về”.

 

Sau khi đă thuật lại những điều tai nghe mắt thấy và nêu lên bằng chứng về người về việc sống động trong chế độ xă nghĩa, tác giả đă viết ở gần cuối sách:

“Đảng cộng sản sinh ra để làm hai việc: Nói láo và làm bậy. Hễ chúng nói là nói láo, hễ làm là làm bậy. Xin độc giả nhớ dùm cho như vậy. Sông có thể cạn, núi có thể ṃn, nhưng chân lư đó không bao giờ thay đổi”. (Sách Đă Dẫn trang 335)

 

Trong tập truyện “Thiên Đàng Treo” tác giả có thuật lại hai câu chuyện thương tâm tại hợp tác xă, hai người đàn bà lăng mạ nhau bằng những lời tục tĩu, rồi ẩu đả nhau chỉ v́ cái hố phân. Hai người đàn ông chém giết nhau chỉ v́ vài con cá. Rồi kết luận:

“Cuộc sống ở miền Bắc trong một thời gian ngắn, đă cào tuốt tất cả những mộng tưởng tốt đẹp trong đầu tôi có được từ quyển “Au pays de Staline”, về nông trường, về hợp tác xă, về cái hạnh phúc thiên đàng với tới được dễ dàng mà ông Tây đă vẽ ra kia”. (Sách Đă Dẫn trang 147) Và ở trang sau:

“Nhờ đó tôi nghe được tiếng dân than tự đáy ḷng: “Bây giờ khó sống hơn thời Pháp”. Tôi bật ngửa ra. Hóa ra thế! Lúc ấy chủ trương hợp tác xă đă thi hành được đâu hơn ba năm rồi. Đọc báo nhân dân th́ thấy phấn khởi lắm...” (Sách Đă Dẫn trang 148)

 

Năm 1990 tác giả viết xong “Tự Vị Thế Kỷ” gồm 18 chuyện về cộng sản trong đó độc giả sẽ thấy: “tàn bạo, vô luân, xảo quyệt, dâm ô, lưu manh, rởm, đểu v.v...” Ngay lời tựa ông viết:

 

“Dùng sức dân để phá ngục Bastilles để xây ngục Bastilles khác lớ n hơn để nhốt dân. Đó là cộng sản. Không đợi đến biến động xảy ra ở Đông Âu tôi mới “sáng mắt và sáng ḷng”. Năm 1956, tứ c là sau khi ra Bắc được một năm, tôi đă lên Ủy Ban Quốc Tế để xin về Nam theo đúng tinh thần hiệ p định Giơ Ne Vơ. V́ sao? V́ tôi thấy cái xă hội chủ nghĩa nó kỳ cục thế nào ấy. Thuở ấy mới 26 tuổi chưa biết cộng sản là cái quái ǵ nhưng thấy m ặt mũi nó hiện lên tôi hết ham. Nó không phải là chân dung người đẹp của tôi mong đợi. Cảm giác đầu tiên là cảm giác đúng nhất. Kỳ cục là cảm giác của tôi đối với cộng sản. (...)

 

“Bây giờ lưu vong. Sống xa cộng sản một vạn cây số, và sống trên một nước tự do, tôi thấy cộng sản càng kỳ cục. Nhiều nhà văn, nhà chính trị, nhà trí thức và người thường không nhà ǵ cả cho rằng cộng sản là loại người không tim, không có nhân tính. Tôi đồng ư hoàn toàn. Nhưng chúng giỏi che giấu và giỏi lừa bịp. Cho nên con quỷ khát máu mang bộ mặt người vẫn sống chung được với loài người thậm chí c̣n được loài người tin yêu mới lạ chứ. (...)

 

Cuốn sách gồm 18 truyện thật này dày gần 400 trang không thể nào tóm tắt hay trích dẫn đầy đủ. Nhưng chỉ mấy hàng sau đây của tác giả cũng đủ cho biết nội dung nó gồm những ǵ:

 

“Viết về những chuyện này tôi có ư định mô tả bản chất và mặt mũi cộng sản, không phải chung chung mà bằng xương bằng thịt, có tên có tuổi. Tên sách nghe hơi khô khan, nhưng khi giở vào trong bạn sẽ bắt gặp nào bộ mặt của tổng bí bị mèo quào, nào ủy viên bộ chính trị o gái bị gái mắng, nào giảng viên trường Nguyễn ái Quốc nhảy lầu tự vẫn v́ muốn chạy tội dâm ô, nào chính ủy giật vợ thuộc cấp, nào đại tướng nghe nhạc tím, nhạc vàng, nào chính trị viên đi bia nhộng, nào đồng chí cuỗm vợ đồng chí, nào thi sĩ nham nhở... Cả một quyển tự điển sống...”

 

 

Đỏ Và Vàng

 

Nếu Xuân Vũ có bộ hồi kư 5 cuốn, th́ ông cũng có bộ trường thiên tiểu thuyết 5 tập, gồm: “Đỏ và Vàng”, “Đỏ và Bùn”, “Bùn Đỏ”, “Biển Lửa Núi Tro” và “Ta Về Hôn Đất” Ông lấy chất liệu từ báo chí trong nước nói lên sự tha hóa đến sa đọa của các cấp cán bộ đảng từ trung ương đến địa phương đă mất hết tin tưởng ở xă hội chủ nghĩa, mạnh ai n ấy làm tiền và hưởng thụ đủ mọi thú dâm ô trác táng. Từ chủ trương của chính phủ cho một số người rời xa tổ quốc một cách “bán chính thức” trong năm 1979 cán bộ các cấp đă thừa nước đục thả câu vơ vét của người dân lương thiện. Những người, v́ chán ngấy chế độ đành nh ắm mắt rời bỏ nhà cửa, quê hương t́m đường ra ngoại quốc. Có người đi được, cũng có người tiền mất tật mang trở thành đồ chơi cho cán bộ lợi dụng dă man. Những vụ buôn lậu, khai thác mỏ vàng cũng được tác giả triển khai kèm theo những tệ nạn tham ô, dâm đăng của cán bộ, tạo nên những cảnh cười ra nước mắt. Óc hài hước châm biếm của tác giả đă biểu hiện trong những màn, những cảnh có một không hai. Chúng tôi sẽ trích môt vài đọan vắn từ hai cuốn Đỏ Và Vàng và Bùn Đỏ:

“Hai Liêm Khiết thực t́nh không hiểu nổi t́nh trạng dân Nam Kỳ nghèo không gạo nấu như hôm nay. Cách mạng khi chưa thành công th́ cần dân như cá với nước, khi thành công rồi th́ cách mạng vô nhà lầu ở kỹ, đi xe hơi đóng cửa bịt bù nên dân đi lang thang khắp thế giới, cách mạng cứ tỉnh bơ, thậm chí dân đi ăn mày ngay trước mặt cũng không thấy nốt. Đó là cách mạng vô sản nhập cảng từ miền Bắc vào, thứ cách mạng đúc rập một khuôn: Dân đang giầu làm cho dân mạt rệp”. (...)

 

Và Hai Liêm Khiết hiểu tại sao người ta khoác rất kỹ chiếc áo vô sản? Để dễ bề giành các chiếc ghế. Khi ngồi lên ghế nọ, ghế kia được rồi th́ chiếc áo vô sản tự nhiên tụt xuống để trở thành miếng giẻ vừa lau chân chủ nhân vừa lau cẳng ghế. Chính những kẻ đă từ ng hát “vùng lên hỡi các nô lệ...” một vạn lần lại trở thành chủ nô một cách có ư thức. Tất cả mọi cuộc cách mạng bất cứ dưới danh nghĩa ǵ và bất kỳ ai lănh đạo cũng đều dẫn tới một mục đích: Chiếm quyền và đoạt lợi. Chỉ có điều khác nhau ở chỗ là: Khi giai c ấp tư sản lănh đạo th́ nó không đội măo đeo râu giả c̣n khi giai cấp vô sản lănh đạo th́ lại bịp dân bằng râu giả, măo giả. Do đó có t́nh trạng vô sản giả cai trị vô sản thiệt. (Đỏ Và Vàng, trang 42-43)

 

“Hai Khiết nghĩ vậy. Mà thận trọng là phải. Thời này t́nh đồng bào, đồng đội, đồng chí đều vô nghĩa trước đồng tiền. (trang 66)

 

Hăy nghe trưởng ty công an Hai Khiết lên lớp đàn em:

- Lập trường ǵ mày?

- Dạ từ lâu ḿnh đâu c̣n kêu Mâu “chủ tịt” là đồng chí nữa. Ḿnh kêu là bọn bành trướng Bắc Kinh mà.

-  Nhưng đó là hồi 1979, 80, 81, 82, 83 và đầu 84 ḱa, chứ c̣n bây giờ ḿnh hết kêu như vậy rồi! Cái mép phải tùy cái lưỡi câu. Lúc nào cũng lép nhép mắc câu thấy mẹ. Mày hiểu không, đảng ḿnh khôn lắm. Lúc muốn chửi th́ ông cố nội cũng bươi lên, lúc cần thờ th́ cứt chó cũng vái lậy! Đó là bản chất không thay đổi của đảng ḿnh. Nhớ chưa nào. Được rồi! Cơ quan ḿnh như thế nào, nói đi tao sẽ thưởng. (trang 320)

 

 

Râu Bác và đảng kỳ trong Bùn Đỏ (cán bộ tẩm bổ bằng rượu rắn):

“...Cô gái lập tức đưa chai rượu vào hứng lấy tia máu nhỏ như sợi râu Bác. Chú rắn đau đớn gồng ḿnh lên và quấn tṛn quanh bắp tay gă. Máu tia vào chai. Màu rượu trắng biến dần sang màu hồng, nhưng v́ lượng máu ít mà ruợu nhiều nên huyết tửu hăy c̣n cách xa với màu đảng kỳ một bậc. Muốn được như màu đảng kỳ, phải giết ít nhất một trăm mạng rắn”. (Bùn Đỏ trang 21)

 

Về cái đảng khỏa thân tranh đấu cho tự do:

“Công an Bường vốn là tên chăn ḅ chỉ hiểu cách mạng tháng 8 qua cái c̣ng số 8, quát:

- Hồi đó khác, bây giờ khác! Rồi ra lệnh cho du kích đẩy “ông” (3) Tổng bí thư vô văn pḥng. Lập tức các đảng viên ào tới thành một ṿng vây bảo vệ vị lănh tụ của họ hô khẩu hiệu:

- Đảng khỏa thân cách mạng muôn năm!

- Đả đảo bắt bớ, đả đảo độc tài sắt máu!

 

“Ông” tổng bí thư, vẫn tỏ rơ tài hùng biện của ḿnh, tuyên bố:

- Bị thực dân Pháp đô hộ trên tám mươi năm, dân Việt Nam đă vùng lên làm cách mạng để giành lại độc lập, nhưng cho đến nay vẫn bị cộng sản tiếp tục thống trị bằng một đường lối c̣n tàn ác hơn cả thực dân. Dân tộc Việt Nam phải vùng lên làm cách mạng đ̣i tự do. Đảng cộng sản không thể nào ngăn chặn nổi làn sóng đấu tranh đang ḥa hợp cùng trào lưu tiến bộ của nhân loại. Chúng tôi đ̣i đảng cộng sản Việt Nam phải để chúng tôi hoạt động với những quyền tự do dân chủ ghi rơ trong bản tuyên ngôn độc lập. “Rừng người nhiệt liệt hưởng ứng. Họ ôm nhau nhảy múa cuồng nhiệt không phân biệt tuổi tác giai cấp, trước những cặp mắt kinh ngạc và thèm thuồng của đám du kích và công an”. (trang 57-58)

 

Hăy nghe Hai Bường, một đảng viên cộng sản tŕnh cấp trên của y về đảng Khỏa Thân tên gọi đảng Hắc Môn, hay đảng Nhộng:

- Dạ không, đảng khỏa thân này không hắc ám như đảng ḿnh đâu... (!)

 

Đọc đến chỗ tác giả gọi những cái ấy của các đảng viên nữ khỏa thân là “cương lĩnh” và cái ấy của một anh công an b ị lột truồng là “ông cụ”, người đọc lại nhớ tới hai chữ “cụ hồ” được một số người dân dùng trước đây. Giọng lưỡi của tác giả thật hài hườc mà cay độc khôn tả. Xin miễn trích dẫn ở đây. (trang 58-59)

 

Nhưng cũng nên trích dẫn đoạn tác giả diễu Bác một cách nhẹ nhàng văn vẻ:

“Xe chạy tới Ngă Ba Ống Quần. Đêm nay không cắt điện nên phong cảnh hiện rơ từng nét một dưới ánh đèn. Những liếp hoa không được tưới hàng ngày héo xào ủ rũ quanh chân (tượng) Bác. Bác đứng đó trên bục, ba ngàn ngày đêm nên bác mỏi chân, xiêu xiêu có vẻ muốn đi t́m chỗ ngồi nghỉ. Tay trái bác cầm một quyển sách, tay phải bác giơ lên x̣e đủ 5 ngón.

 

Nhân dân ta rất anh hùng và cũng rất tài hoa trong khoa tiếu lâm, nên thấy thế th́ bảo là Bác ôm quyển Playboy. Những “đêm Bác không ngủ” (4) Bác lén lén dở ra liếc cho đỡ nhớ bác gái. C̣n bàn tay x̣e 5 ngón kia là ư bác bảo: Dân vượt biên cho đi thả dàn, nhưng 5 cây một thủ cấp, chắc giá, bốn cây rưỡi cũng không được!

 

(...) Chín Lắc bảo:

- Đối với dân, bác lấy gía cao, chớ đối với bọn cán gáo ḿnh chắc Bác thông cảm chừng bốn cây rưỡi th́ được.

 

“Hai vị cán cười với nhau coi như chuyện tiếu lâm, không có ǵ phải kiêng cử, cử kiêng ǵ nữa trong khi trẻ con nghêu ngao hát đầy đường những bài hát cách mạng được đặt lời thứ hai c̣n ăn nhạc hơn cả lời gốc:

Đêm qua em nằm mơ thấy Bác Hồ Chân Bác dài bác đạp xích lô Trông thấy Bác em kêu xe khác, Bác bảo rằng, Mút chỉ nghe con!

 

“Chín Lắc cười thầm: “Bộ Bác Hồ cũng tranh mối xích lô nên thấy cháu kêu xe khác th́ dọa bỏ tù mút chỉ!”

 

“Đi đâu cũng nghe trẻ hát bài này. Tụi con nít qủi không ai bụm họng kịp! Không ai bắt chúng nó được. Chiếc xe đă qua khỏi mà Chín Lắc c̣n ngoảnh lại nh́n. Bác đă quay lưng nhưng tay Bác vẫn x̣e đủ 5 ngón. Bác nhất định 5 cây là 5 cây. Ḿnh đă tự động lên 7 cây có lẽ Bác không vừa ư nên cứ giơ hoài để cảnh cáo chúng ḿnh đừng đi quá lố. Vật giá lên cao quá Bác ơi! Một chầu bia nhộng từ 35 đến 40 th́ đầu người vượt biên cũng lên theo. Xin Bác thông cảm!” (trang 63-64)

 

(Nghe ở ngoài đường vang dậy những tiếng hô: “đảng Hắc Môn Khỏa Thân Hành Động muôn năm! Muôn năm! Đảng khắp nơi khỏa thân thành Nhộng muôn năm!

 

Đảng Nhộng muôn năm!”...một cán lớn nói:)

- Họ hô đảng lao động muôn năm! Tôi ra bảo cho họ biết là đảng lao động đă hóa kiếp là đảng xuẩn động. Không nên hô đảng lao động muôn năm nữa mà phản luật tiến hóa xă hội loài người. (...)

 

Mười Hỷ hất hàm:

- Loạn ở đâu kéo tới đây vậy?

- Dạ ở xă Lê thị Ngái...

- Dạ, đảng này mới thành lập nhưng ảnh hưởng to lớn lắm, thưa hai đồng chí bộ chính trị.

- Tại sao nó lại có cái cơ bản nhộng thế kia? Ba Bô đập bàn gắt.

- Dạ tôi nghĩ là đảng này căn cứ trên câu ca dao giải phóng ca ngợi chánh sách ba thước vải một năm của đảng May quần, để vú tô hô May áo th́ để bộ đồ em ra đấy ạ. (...)

 

(Tên đầu đảng) không phải đàn bà cũng không phải đàn ông. Trước kia làm nghề đồng bóng kiêm giáo sư đại học Hà Nội. Nó vừa phát tướng nên đứng ra lập đảng và tự xưng là lănh tụ nhân dân. V́ nó chống đảng ta nên rất được ḷng quần chúng. Nó hoạt động mới có ba tháng mà kết nạp trên một triệu đảng viên. Trong buổi ra mắt nó nhận vô thêm một lô nữa. Sau lễ tuyên thệ lại có cả trăm quần chúng xin đăng kư. Đặc biệt con lănh tụ này được quần chúng công kênh lên vai tại buổi lễ ra mắt. (...)

- Lănh tụ của đảng là đàn bà à?

- Dạ không hẳn đàn bà mà cũng không rơ rệt là đàn ông ạ!

- Thế là thế nào?

- Dạ tôi cũng không rơ thế nào! Mụ bảo mụ hành nghề đồng bóng kiêm giáo sư học đại. Mụ bảo chồng mụ rất chung thủy với mụ, cũng là giáo sư đại học Hà Nội và cũng là đàn bà. Tôi dọa đem “lận mề gà”, mụ hoảng hồn khai mụ là đàn ông và vợ lại cũng là đàn ông.

 

Tái Tước lắc đầu:

-  Thế là cái đảng này thuộc loại xuất quỷ nhập thần! Cũng như Bác hồi trước thay tên đổi họ, thay h́nh đổi dạng liền liền, mật thám đâu có theo dơi nổi. Cái hiện tượng này rất là nguy hiểm”. (trang 76)

 

Hồng Long, nhân vật trong truyện, cán bộ địa phương nói:

“Tôi phải nghiên cứu điều lệ, tôn chỉ và mục đích của cái đảng (khỏa thân) này đề nghị trung ương sửa đổi theo nó mới được.

 

Hai Khiết nói:

Tôi có đây một bản. Tôi cũng đọc qua rồi. Tôi nhận thấy có mấy điểm nổi bật. Thứ nhất là nó hứa sẽ không nói láo với quần chúng. Thứ hai là nó hướng dẫn cho dân làm giầu chứ không làm cho dân giầu trở thành vô sản. Cuối cùng là nó không che giấu cái ǵ...hết...” (trang 271)

 

Hai đảng viên (đảng Cộng Sản) đối đáp:

“... - Chúng ta là ǵ mà không Nhưngười khác?

- Chúng ta là một lũ súc vật mặc áo người nói tiếng người. (trang 318)

 

Trưởng ty công an Hai Khiết chỉ thị không được cho hai tên nịnh thần lên tàu vượt biên:

“Ở nước ta hiện giờ có hai tên lưu manh Ngụy mặc áo trí thức giả hiệu chạy theo chúng ta để kiếm canh thừa cá cặn cũng tên Trung. Đó là Lư chánh Trung và Nguyễn văn Trung. Tên Trung nhưng lại nịnh thần. Hai tên này già đầu rồi và hiện nay đang bưng bô lau cầu cho đồng chí Trần Độ không có ló xuống tàu được đâu”. (trang 322)

Dân vượt biên nói với công an:

“Dân tỵ nạn chúng tôi trên không c̣n răng, dưới chỉ c̣n một trứng cúc, một trứng th́ Bác đă nuốt rồi, vậy có ǵ quư giá mà các ông bạn dân ḥng tước đoạt, c̣n ǵ có thể chống cự mà các ông phải đề pḥng?” (trang 325)

 

Trước khi chấm dứ t phần trích dẫn cuốn “Bùn Đỏ”, chúng tôi mời bạn đọc nghe những lời đối đáp của hai nhân vật chính trong truyện, Hai Liêm Khiết và Bửu Liệp, cô bán nước mía xinh đẹp, vợ của một Trung Úy Quốc Gia, có hai con nhỏ đang ở trên một chiếc tàu nhỏ sắp vượt biên. Nhưng trước tiên hăy đọc đoạn sau đây của Chúa Nhộng nói với Ḥa, chồng Bửu Liệp, để hiểu qua liên hệ giữa Bửu Liệp và Hai Liêm Khiết:

“Chúa Nhộng tiếp ngay:

Em nói lại cho anh biết, tên trưởng ty (Khiết) muốn ly gián chị Liệp với anh đó. Nó

 

biết chị Liệp đi bán nước mía nên lâu lâu nó sai lính đem tiền lại nhà cho chị Liệp th́ gặp anh. Làm ǵ anh khỏi nghi. Hoặc nó cho người đem tiền đút vào xe chi Liệp. Chị Liệp về nhà thuật lại với anh làm ǵ anh không nghi? Anh hành hạ, đuổi xua chị Liệp là anh trúng kế nó. Xong rồi nó tỏ vẻ đàng hoàng nó cậy người đến đánh tiếng mua chị Liệp một trăm cây. Anh đang ghen tức anh bán liền. Phải không? Ở cái xă hội này thiếu ǵ kẻ bán vợ. V́ nghèo khó cũng có, v́ vợ muốn có tiền cho chồng con vượt biên nên hy sinh cũng có...” (trang 188)

 

(Hai Khiết nói với Bửu Liệp:)

“- Cô nói mau đi. Không c̣n th́ giờ nữa đâu. Hai tiếng đồng hồ nữa tầu mới ra hải phận quốc tế. Cô quyết định đi! Hai Khiết đến nhắc chiếc phôn trên tường quay và nói tiếp:

- Trung Úy cứ lấy mục tiêu đi... chạy sát vào con mồi, Hai Khiết quát, Không! Tôi không thỉnh thị Thiếu Tướng nữa. Ổng giao quyền cho tôi rồi. Hăy chờ lệnh tôi.

- Tôi van các ông! Bửu Liệp chạy tới giật phôn và hét to: Các ông không được giết đồng bào, không được giết chồng tôi.

 

Hai Khiết lên giọng: Tôi là người thông cảm với đồng bào và với cô hơn ai hết. Nếu là người khác ở địa vị tôi th́ chiếc tàu đă tan ra như bọt biển rồi. Tôi cho cô quyền tối hậu quyết định sinh mạng mấy trăm ngựi trong đó có chồng cô. Nói đi, có phản

 

động hay không? Nếu có th́ tôi lệnh cho lệnh hải quân khai hỏa liền, c̣n không th́ tàu sẽ được hải quân hộ tống ra hải phận quốc tế an toàn.

 

- Tôi xin ông tha cho họ, thương xót chồng tôi.

- C̣n cô, cô có thương xót họ không? (...)

- Ông chỉ chiếm được người tôi, ông không chiếm được tim tôi, cũng như các ông chiếm được miền Nam bằng vơ lực nên dân miền Nam không phục các ông.

 

Hai Khiết cười nhạt:

- Thưa bà Trung Úy. Vấn đề không phải là chiếm được trái tim hay không, mà là ai phải tựa vào ai mới sống. Vấn đề không phải kính phục hay không mà là ai bỏ tù được ai. Nếu chúng tôi không xảo quyệt th́ chúng tôi không c̣n là chúng tôi nữa. Rồi hắn dịu giọng: (...)

 

Hứa hẹn, vuốt ve, dọa nạt... cuối cùng hắn đă đạt được mục đích. Trong khi c̣n thương lượng về h́nh thức và thủ tục, th́ một cú phôn, rồi một bức điện:

“Điện khẩn: Ban bí thư trung ương thừa lệnh đồng chí tổng bí thư đảng điện khẩn cho đồng chí tỉnh ủy tỉnh... đưa gấp cô Bửu Liệp về văn pḥng trung ương đảng ở số 6 Hoàng văn Thụ để nhận công tác!...” (trang 370)

 

 

Vài cảm nghĩ về Xuân Vũ:

 

Trong số 18 nhân vật được chọn đứng đầu mỗi chương trong soạn phẩm này, Xuân Vũ là người đứng sau chót. Nhưng số trang dành cho ông nhiều nhất. Sự cảm phục của soạn giả dành cho ông cũng to lớn nhất. Không phải v́ khối lượng tác phẩm của ông đồ sộ hơn tất cả. Cũng không phải v́ văn chương của ông thuộc vào bậc thầy. Mà v́ sự xác tín của ông về mối họa cộng sản mănh liệt nhất. Đọc Xuân Vũ tôi lại nhớ tới lời Koestler nói với Crossman: “Chỉ những người cựu cán bộ cộng sản chúng tôi mới hiểu rơ cộng sản là cái ǵ” và lời của Silone, một cựu cán bộ cộng sản khác nói với Togliatti, lănh tụ cộng đảng Ư: “Trận chiến cuối cùng sẽ là trận giữa những người cộng sản với những người cựu cộng sản”.

 

Xuân Vũ là một nhà văn lỗi lạc, là một chiến sĩ kiên cường, dũng cảm. Ông bộc lộ t́nh cảm của ông không chút sợ sệt, không chút dè dặt. Ông tin vào nhận xét của ḿnh. Ông tin ở người đọc. Ông biết người đọc sẽ đồng ư với ông. V́ đa số nhân dân ta đều có cùng một ư nghĩ chung: Cộng sản là xấu, là tai họa. Người nào dám nói thẳng ra điều đó là người can đảm, đáng cảm phục.

 

 

Tiểu thuyết của Xuân Vũ thuộc loại hiện thực. Càng có dịp sống gần cộng sản độc giả càng thấy hay. Dĩ nhiên độc giả ở hải ngoại từ 1975, chưa có dịp sống trong xă hội chủ nghĩa, không thể nào hiểu hết ư, nên không thấy hay bằng độc giả trong nước.

 

Chỉ hơi tiếc một điều là báo giới và văn giới Việt Nam hải ngoại chưa dành cho Xuân Vũ một địa vị xứng đáng hơn. Có lẽ v́ phần đ ông các nhà văn thường không thích dấn thân vào lănh vực chống cộng, v́ cho rằng nó là chính trị chứ không phải văn học. Đó là chưa kể có một số người không bao giờ dám chống một cái ǵ v́ thấy nguy hiểm cho bản thân. Có người nhậ n xét một cách chua chát: Sở dĩ cộng sản c̣n tồn tại một phần v́ người Việt hải ngoại hăy c̣n thích “Thúy Nga Paris by night” gấp vạn lần hơn những tác phẩm của Xuân Vũ. Cứ so sánh số lượng sách của Xuân Vũ với số băng video của Thúy Nga Paris By Night bán ra mỗi năm th́ rơ.

 

 

Chú Thích:

 

1.- Xin xem Chương 13, Nguyễn chí Thiện.

 

2.- Lời nhà xuất bản đầu cuốn sách mới nhất của Xuân Vũ: Những bậc thầy của tôi, 1999.

 

3.- Đúng ra là một cô gái trần như nhộng.

 

4.- Thơ của Minh Huệ: “Đêm nay bác không ngủ”

 

5.- Thơ Xuân Vũ đăng trên báo Văn Nghệ, Hà Nội, năm 1954.

 

6. - Trận đụng độ lớn cấp tiểu đoàn đầu tiên thời Đệ Nhất Cộng Ḥa tháng 1.1963 xảy ra ở Ấp Bắc, Mỹ Tho, cách Sài G̣n hơn 60 cây số. Một số phóng viên Mỹ đă theo Trung Tá Cố Vấn Mỹ Paul Vann mô tả là một thất bại lớn của Việt Nam Cộng Ḥa. Nhưng theo báo cáo chính thức được Đô Đốc Felt, cũng như Tướng Harkins, Tư Lệnh Mỹ xác nhận th́ đó là một thắng lợi. Dĩ nhiên phía việt cộng cũng hô lên là thắng lợi của họ.

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính