Ngô Đ́nh Diệm và Chính Nghĩa Dân Tộc

 

Phần IVb

 

 

 

Chương 7:

 

Tấn công: từ tháng 7 đến tháng 12 năm 1962.

 

Mở đầu là việc bổ nhiệm tướng Paul Harkins làm trưởng đoàn cố vấn và những nỗ lực của ông nhằm ảnh hưởng đến những quyết định cần thiết của Tổng Thống Diệm liên quan đến việc cải tiến các đơn vị tác chiến.

 

Harkins rất năng động và thường đi xem xét hoạt động của các cố vấn tại hiện trường, trái với lời cáo buộc của một số kư giả Mỹ là ông chỉ ngồi ở văn pḥng.

 

Tác giả trưng dẫn chiến thắng của sư đoàn 7 tại Đồng Tháp Mười ngày 20 tháng 7 làm ví dụ về kết quả của những khuyến cáo của tướng Harkins về việc chỉ huy và tinh thần tấn công. Tướng Harkins đă nói với Tổng Thống Diệm: “Chỉ có một cách để chiến thắng là tấn công, tấn công, và tấn công.” (Tr.168)

 

Phó đại sứ William Truehart lớn tiếng ca ngợi những tiến bộ đạt được là “đáng khích lệ kinh khủng”. Nhưng báo giới Mỹ th́ không hào hứng như vậy. Sau khi Homer Bigart và Francois Sully hết hạn hộ chiếu, phải rời Việt Nam, chỉ c̣n một số nhà báo rất trẻ, trong số phải kể đến Neil Sheehan, 25 tuổi, David Halberstam, 28 và Malcolm Browne, 32. Theo tác giả, những nhà báo trẻ này đ̣i rằng họ phải được biết rơ mọi sự thực về chiến tranh, những thắng lợi cũng như những thất bại và khuyết điểm, lỗi lầm của chính phủ và quân đội. V́ vậy họ luôn chỉ trích các giới chức Mỹ và Việt Nam đă không cho họ được toàn quyền tiếp cận các nguồn tin. Tuy nhiên tác giả không kết tội họ là cố t́nh làm lợi cho địch. Ông viết:

“Although they regularly denounce American and south Vietnamese leaders and some of their policies, they supported the basic American goal of defeating the Viet Cong in order to preserve a non-Communist South Vietnam and save the Southeast Asian dominoes.” (Tuy họ thường tố cáo các nhà lănh đạo và một số chính sách của Mỹ và Nam Việt Nam, nhưng họ vẫn ủng hộ mục tiêu cơ bản của người Mỹ là đánh thắng Việt Cộng để duy tŕ một miền Nam Việt Nam không cộng sản và cứu các quân đô-mi-nô Đông Nam Á.”

 

Trong mùa hè 1962 những phóng viên mới để quá nhiều thời giờ cho một ḿnh sư đoàn 7. Tuy Halberstam và Sheehan và hầu hết các phóng viên khác phần nhiều lấy tin từ những nguồn không chính thức thuộc loại “Radio Catinat”, nhưng quả thực họ có đến thăm sư đoàn 7 và tháp tùng các cuộc hành quân khá đều. Lư do, theo tác giả, là v́ từ Sài G̣n đến bộ tư lệnh sư đoàn 7 ở Mỹ Tho chỉ có 40 dặm đường khá tốt, và nhất là v́ ở đó có sự hiện diện của Trung Tá John Paul Vann rất thích cung cấp tin cho các phóng viên để được nổi tiếng.

 

Tác giả đưa ra nhiều điều không tốt về ông này, cũng như về bà mẹ của ông ta. Ít ai biết bà từng có con hoang, làm đĩ, và nghiện rượu. Nhiều chỗ, nhất là chương về trận Ấp Bắc, tác giả đă đưa ra nhiều tài liệu để chứng minh Vann nói láo, để chạy tội và đổ lỗi cho sĩ quan Việt Nam không muốn tiếp cứu người Mỹ bị địch bao vây… Chắc là kư giả Neil Seehan “sùng” lắm v́ ông ta đă ca tụng Vann hết lời trong tác phẩm lớn A Bright Shining Lie của ông ta. (Xin xem chương 20, Ngô Đ́nh Diệm, Lời Khen Tiếng Chê của Minh Vơ.) Vann là nguồn tin chính của Sheehan đă nói láo, th́ các tin mà Sheehan đưa ra về những ưu điểm của Cộng quân và những sai trái của quân Quốc Gia c̣n có giá trị bao nhiêu?

 

Trang cuối tác giả nhắc đến hiệp ước trung lập hóa Ai Lao, công tŕnh của Harriman đă đưa đến việc Cộng quân tha hồ dùng đường ṃn Hồ Chí Minh để xâm nhập miền Nam, v́ vậy nhiều người lấy tên Harriman đặt cho đường ṃn này: “Xa Lộ Tưởng Niệm Averell Harriman”.

 

Mặc dầu gặp khó khăn bội phần do cái “xa lộ Harriman” này gây ra, chính quyền Diệm vẫn thu lượm được nhiều thắng lợi vào hạ bán niên 1962.

 

Tác giả kết thúc chương 7 bằng lời nhận xét của kư giả Wilfred Burchett, người Úc thân Cộng, đă từng sống với VC vào thời gian đó như sau:

“Về lănh thổ cũng như về dân số, Diệm đă lấy lại được một phần đáng kể. Quân (của Diệm) đă ghi đựợc một số thắng lợi và chủ động về chiến lược và chiến thuật… Năm 1962 là năm của Diệm.”

 

 

Chương 8:

Trận Ấp Bắc: Tháng Giêng năm 1963.

 

Tác giả để gần 20 trang để viết về trận đánh cấp tiểu đoàn này, trong khi về những trận đánh khác trong năm 1962, ông chỉ nói qua mấy hàng. Thứ nhất v́ đây là trận phản công đầu tiên của Việt Cộng sau một loạt thất bại trong 6 tháng cuối năm 1962, để cố dành lại thế chủ động. Nhưng VC đă thất bại, để lại trên một trăm xác chết.4

 

Thứ hai, v́ trận này đă được số đông báo giới và sử gia Mỹ sau này nêu lên để chứng minh sự “yếu kém và ươn hèn của chính quyền miền Nam không muốn chống cộng, chỉ muốn duy tŕ lực lượng hầu bảo vệ nhà Ngô…”

 

Trong trận này quân của sư đoàn 7 bị thiệt hại nặng, 80 chết 109 bị thương. Lực lượng Mỹ yểm trợ có 3 người chết, 6 bị thương và nặng nhất là có tới 5 máy bay trực thăng bị hư hại. Dư luận phe chính thống coi đây là thất bại lớn chứng tỏ chính quyền đang trên đà suy sụp. Nhưng tác giả đă thuật lại đầy đủ chi tiết trân đánh, địa h́nh địa vật, và quân số hai bên, cũng như diễn tiến trận đánh, để đi đến nhận xét trái ngược. Theo tác giả th́, tướng Harkins và Đô Đốc Felt đều nhận định, đây là một chiến thắng của quân lực Việt Nam Cộng Ḥa. Riêng tác giả th́ phân biệt, về mặt chiến thuật, sư đoàn 7 thất bại, v́ không tiêu diệt được đối phương như đă hoạch định. Nhưng về mặt chiến lược th́ thắng v́ không để Cộng quân dành lại được thế chủ động.

 

Tác giả cũng nêu bằng chứng để quy trách sự tổn thất – không chỉ về phía Mỹ – cho Trung Tá Vann. Hơn nữa c̣n kết tội ông nói dối. Những dẫn chứng chi tiết được nêu lên trong 62 chú thích có thể tạo nên một thách thức nghiêm trọng đối với sự đánh giá của “phe chính thống”.

 

 

Chương 9:

Tổng Thống Diệm trước thử thách: Từ tháng 2 đến tháng 7.

 

T́nh h́nh an ninh và công cuộc b́nh định tiếp tục tiến triển sau trận Ấp Bắc nhờ dân chúng tin tưởng vào chính quyền và cung cấp nhiều tin tức về hoạt động của Cộng quân. Từ tháng 2 đến tháng 7 Cộng quân chỉ có thể chủ động mở tấn công cấp tiểu đoàn 7 lần, so với 35 lần trong 6 tháng đầu năm 1962. Một tài liệu lịch sử của quân khu 5 VC sau này đă ghi: “Chính quyền Diệm đă lấy lại tất cả những ǵ chúng ta chiếm được.”

 

Kết quả này theo tác giả là nhờ chương tŕnh Ấp Chiến Lược. Ông trưng dẫn các chuyên gia người Úc (đại tá Ted Serong) và Anh (Sir Thompson) nhận định đây là thành tựu to lớn, khiến chính phủ đang trên đà chiến thắng. Cố vấn Mỹ Rufus Phillips cũng lạc quan, tuy dè dặt hơn.

 

Cuối tháng bảy một toán đặc nhiệm thuộc sư đoàn 7 đă tấn công tiểu đoàn 514 VC khiến chúng phải bỏ chạy để lại 58 xác, và đem theo một số tương đương. Phía quân chính phủ có 18 tử thương.

 

Phần đông kư giả Mỹ không báo cáo những thành tựu đó. Trái lại có kẻ như Halberstam c̣n cho rằng t́nh h́nh an ninh tồi tệ, nguyên do là tại bà Nhu. Nhưng “Đại tướng Edward Rowny bảo Halberstam:

“Này Dave, anh biết cuộc hành quân thắng lợi đấy chứ? Và dù nó thắng lợi hay không th́ cũng chẳng dính dáng ǵ đến bà Nhu cả. Thậm chí binh sĩ c̣n chẳng biết bà ta là ai nữa. “

 

Halberstam đáp:

“Đại tướng ơi, độc giả không thích đọc bất cứ cái ǵ liên quan đến những cuộc hành quân bé nhỏ này đâu. Cái mà họ thích đọc là mụ “Long Nữ” (Dragon Lady) cơ.” (tr. 210, chú thích 27)

 

Thử thách của ông Diệm chẳng những do báo chí Mỹ, do số lớn vũ khí và quân lính Bắc Việt xâm nhập qua đường ṃn Harriman. Mà c̣n do biến cố Phật Giáo. Tài liệu VC cho biết mỗi tháng Bắc Việt chuyển vào Nam 1500 lính để tăng cường cho số quân chỉ vào khoảng 23,000. Đây là một tỷ lệ vô cùng lớn lao. Nhưng số quân VC đào ngũ, hoặc ra đầu thú với chính quyền trong chiến dịch chiêu hồi cũng rất lớn. V́ vậy chính quyền vẫn giữ được thế chủ động.

 

Về biến cố Phật Giáo, tác giả đưa nhiều bằng chứng để đi đến kết luận giống như Tổng Thống Nixon hay cựu hoàng Bảo Đại đă khẳng định trong No More Vietnams hay Le Dragon D’Annam: Vấn đề không phải kỳ thị tôn giáo, mà là chính trị. Tác giả đă để nhiều trang bàn kỹ về nguồn gốc sự khủng hoảng, và vai tṛ của Thượng Tọa Thích Trí Quang, mà ông bảo là người đă áp dụng những phương pháp đấu tranh giống CS, hoàn toàn trái ngược với nếp sống và tác phong của một tu sĩ Phật Giáo. Ông trưng dẫn bằng chứng về việc Tổng Thống Diệm đă có thiện chí thương lượng, ḥa giải, nhưng Thích Trí Quang luôn luôn chỉ muốn đánh đổ cho bằng được chính phủ. Tác giả cũng nhắc lại chuyện dĩ văng, chính ông Hồ đă từng khoác áo nhà sư trong thời gian c̣n đấu tranh trong bí mật…

 

Tiếc rằng báo chí Mỹ đă triệt để ủng hộ phong trào đấu tranh của Thích Trí Quang, lên án chế độ. Họ lư luận rằng Phật Giáo chiếm tới 70 hay 80 phần trăm dân, nên đại diện toàn dân và như vậy ông Diệm đă bị toàn dân lên án, không thể nào tồn tại… Tác giả đă bác bỏ hoàn toàn tỷ lệ phần trăm tưởng tượng này, bằng những thống kê chính xác.

 

Tác giả cũng nói đến vai tṛ của Phạm Xuân Ẩn và Phạm Ngọc Thảo trong vấn đề ảnh hưởng đến dư luận báo chí Mỹ. Các nhà báo trẻ như Neil Sheehan và David Halberstan thường xuyên tiếp xúc với những nguồn tin sẵn ác cảm với chính quyền. V́ thế phần đông dư luận Mỹ và thế giới cũng lên án theo.

 

Cuối chương tác giả viết:

“Trong khi Truehart, Hilsman, Halberstam và những người Mỹ khác bao vây Diệm với những yêu sách sai lầm về ḥa giải, họ đă ngoảnh mặt làm ngơ trước hai sự thực quan trọng: nỗ lức chiến tranh của Nam Việt Nam đang tiến những bước dài, và vấn đề chính của Nam Việt Nam là sự xâm nhập càng ngày càng tăng của Cộng quân qua ngả Ai Lao.” (tr 228)

 

 

Chương 10:


Phản bội: Tháng 8 năm 1963.

 

“Xem ra tôi không thể nào làm cho ṭa đại sứ tin được rằng đây là nước Việt Nam chứ không phải Hoa Kỳ”.Chương sách được mở đầu bằng lời Thống Thống Diệm nói với nữ kư giả Marguerite Higgins như vậy. Ông đă để gần 2 trang sách để tóm lược nội dung câu chuyện dài 5 giờ vào đầu tháng 8 giữa vị tổng thống độc thân và cô gái Mỹ trẻ đẹp. Cô này thích xông xáo lặn lội khắp nơi, từ rừng rậm đến đồng ruộng śnh lầy5 ở Nam Việt Nam ḥng săn tin về cuôc khủng hoảng đang diễn ra. Cô là nữ kư giả đầu tiên của Mỹ được giải thưởng Pulitzer về báo chí.

 

Rồi ông nói về làn sóng phản đối của sư săi và Phật tử xung quanh chùa Xá Lợi. Trong số vài chục ngàn người đó, ông trưng bằng chứng từ phía CS rằng không ít người do VC xúi dục gia nhập cho thêm đông, để làm mất uy tín chính phủ.

 

Về cuộc lùng bắt và giam giữ một số sư săi và Phật tử trong chùa Xá Lợi đêm 22 tháng 8, tác giả trưng bằng chứng từ nhiều nguồn tài liệu, cho biết chính các tướng lănh sau này làm cuộc đảo chính đă xin TT Diệm được dẹp nhóm quá khích. V́ lúc ấy nhiều người bất măn với TT Diệm, không phải v́ ông quá cứng rắn với nhóm Phật tử quá khích, mà v́ họ cho rằng ông quá mềm yếu. Chính Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ chỉ vài ngày trước khi đảo chính đă tuyên bố với các nhà ngoại giao ngoại quốc rằng đáng lẽ chính quyền đă phải dập tắt phong trào Phật Giáo không nương tay.

 

Trước khi có cuộc lục soát và bắt giữ nhóm chống đối trong chùa Xá Lợi, chính tướng Trần Văn Đôn đă lên đài phát thanh tuyên bố t́nh trạng thiết quân luật. Rồi sau đó Quân Đội đă bố trí tại các nơi hiểm yếu trong thành phố để cho 3 lực lượng Cảnh Sát, Thanh Niên Cộng Ḥa và Lực Lượng Đặc Biệt xông vào Chùa, bắt giữ bọn người làm loạn.

 

Hành động quyết liệt của quân đội đă lấy lại được uy tín cho chính quyền. Nhưng các kư giả Mỹ, mà nổi bật là Halberstam đă dựa vào những nguồn tin ác cảm hay sai lạc để tố cáo ông Nhu lộng quyền chỉ huy cuộc “đàn áp”. Tác giả viết: “Tất cả tin tức nêu lên trong bài báo của Halberstam về vụ 22 tháng 8 xuất phát từ những nguồn vô danh mà anh ta náo nức muốn tin là đúng, nhưng tất cả đều sai.”

 

Tác giả tấn công Halberstam bằng một loạt bằng chứng về những báo cáo láo của anh ta. Chẳng hạn Halberstam báo cáo có 4 người bị bắn chết tại Huế, th́ khi Phái đoàn Liên Hiệp Quốc tới điều tra, họ đă phỏng vấn cả 4 người (đă chết!) này.

 

Cùng với 3 nhà báo ác cảm với ông bà Nhu, c̣n có 3 người trong chính quyền Mỹ cũng cùng một tâm trạng. Họ cùng nhau lập thành nhóm Diem-Must-Go (theo đại sứ Frederick Nolting) tiến hành một loạt mánh mung không đường hoàng, nếu không muốn bảo là gian xảo, để áp lực cho ông Diệm phải loại trừ ông Nhu. V́ đây là vấn đề vừa khuất tất vừa khôi hài một cách chết người nên xin dịch nguyên văn một đoạn dài của tác giả:

“Harriman, Hilsman và Forrestal mô tả biến cố 21-8 theo cùng một cách như báo giới Mỹ. Họ quả quyết rằng chính phủ đă quyết định tấn công tàn bạo các chùa chiền.Họ không xét đến sự khiêu khích và chủ ư phản nghịch đă khiến chính phủ phải đuổi những kẻ đấu tranh ra khỏi chùa. V́ không quen với văn hóa của Việt Nam, họ không hiểu rằng dung túng những cuộc chống đối như ở chùa Xá Lợi sẽ làm cho người lănh đạo bị mất uy tín. Trong trí của 3 người Mỹ này, việc dọn sạch các chùa hoàn toàn do Nhu toan tính nhằm bách hại các Phật tử và không cho dân chúng có quyền tự do ngôn luận, và như vậy sẽ khiến cho công chúng phải chống lại nhà Ngô…

 

“Harriman và Hilsman đă từ lâu hy vọng thấy Nhu phải ra đi. Th́ đây cơ hội bằng vàng đă tới. Trong bản giác thư họ viết: “Chính phủ Hoa Kỳ không thể dung thứ một t́nh huống trong đó quyền hành nằm trong tay Nhu.” Họ cho phép đài Tiếng Nói Hoa Kỳ và các cơ quan thông tin khác của chính phủ loan báo rằng lỗi ở ông Nhu, chứ không phải quân đội. Đi xa hơn cả những ǵ 4 nguồn tin Việt Nam khuyên làm (các tướng Đôn, Kim, bộ trưởng Thuần và Vơ Văn Hải khuyên nên cho Nhu đi, nhưng giữ Diệm lại v́ không thể có ai thay được ông Diệm, MV), họ xác quyết rằng hăy cho Diệm một cơ may loại Nhu, nhưng nếu không loại được Nhu, th́ chính ông Diệm cũng không thể giữ.” Tác giả bản thông điệp chỉ thị cho đại sứ Lodge cho các tướng lănh biết, nếu Diệm không đưa Nhu đi và nhượng bộ nhiều hơn với phe Phật Giáo, th́ Hoa Kỳ sẽ thôi không ủng hộ Diệm và sẵn ḷng ủng hộ một lănh tụ khác.

 

“Chiều thứ bảy ấy, Harriman và Hilsman mang bức công điện tới số 9T câu lạc bô Chevy Chase, là nơi thứ trưởng ngoại giao George Ball đang chơi Golf. Ball thích chơi bạo. Ông ta đă chán ghét cuộc đàn áp Phật Giáo của Diệm, như đă được thông báo bởi các kư giả Mỹ mà ông ta thích. Vào một dịp nọ, ông ta đă nói với TT Kennedy rằng “Ngài sẽ có lợi hơn nếu truyện tṛ với những kư giả đang làm việc ở Việt Nam hơn là nói chuyện với những viên chức chính phủ Hoa Kỳ”. Ball khuyên nên xin phép Tổng Thống Kennedy để gửi công điện đi Sài G̣n.

 

“Hai tác giả công điện và Ball bèn gọi điện cho Tổng Thống lúc ấy đang nghỉ cuối tuần ở Cape Cod, và giục ông duyệt y bản công điện. Kennedy vốn đă có vẻ nghiêng về quan điểm là Nhu phải ra đi và phải ép Diệm một cách đáng kể v́ dư luận báo chí xôn xao về vụ tấn công chùa. Tuy nhiên ông không biết sự tai hại mà bản công điện gây ra cho ông Diệm. Ông vẫn c̣n quư trọng ông Diệm, và về sau, khi đă thấy rơ những ngụ ư đầy đủ của công điện, ông đă ân hận. Từ Cape Cod Kennedy bảo các viên chức bộ ngoại giao rằng ông chấp thuận công điện, với điều kiện là họ phải được sự đồng ư của thủ trưởng của họ, là ngoại trưởng Dean Rusk, và của ông Roswell Gilpatric đang tạm thay bộ trưởng Quốc Pḥng McNamara. Ông này đang leo núi ở Wyoming. Tổng Thống đặc biệt quan tâm đến quan điểm của bộ Quốc Pḥng v́ bộ này kiên quyết ủng hộ ông Diệm.

 

“Gọi điện đến sân vận động Yankee, người ta bảo ngoại trưởng Rusk rằng Tổng Thống đă duyệt y công điện, mà không nói rằng Tổng Thống duyệt y với điều kiện là Ngoại Trưởng và ông Gilpatric cũng đồng ư. Ông Rusk nói ông đồng ư. Forestal liên lạc với ông Gilpatric và xin ông ấy thuận, lại nhấn mạnh rằng Tổng Thống và ngoại trưởng Rusk đă thuận rồi. Forrestal, cũng như ba viên chức bộ Ngoại Giao, không màng nhắc đến điều kiện của sự chấp thuận của Tổng Thống, khiến ông Gilpatric cũng có cảm tưởng rằng người ta xin sự đồng ư của ḿnh cho có lệ để thông qua một chính sách mà Tổng Thống đă chọn. V́ thế Gilpatric đồng ư.

 

“Để tránh cho bên CIA khỏi có cảm nghĩ họ bị bỏ qua không hỏi ư, Harriman đă tiếp xúc với phó giám đốc CIA đặc trách về Kế Hoạch là Richard Helms, thay v́ cố t́m gặp chính Giám Đốc là John McCone là người nhiệt liệtủng hộ Diệm. Harriman bảo Helms rằng Tổng Thống đă chọn một con đường hành động mới cho Nam Việt Nam. Nhưng ông ta không xin ư kiến của ông Helms hay của CIA, trước khi cáo từ.

 

“Những tác giả bản công điện đă không t́m sự đồng thuận của Chủ Tịch Ban Tham Mưu Hỗn Hợp là đại tướng Maxwell Taylor v́ ông này cũng là người ủng hộ ông Diệm một cách mạnh mẽ.

 

“Nếu như các ông McNamara, McCone và Taylor được tiếp xúc để hỏi ư, hoặc nếu như những kẻ thảo công điện cho các ông Rusk và Gilpatric biết rơ ư của Tổng Thống một cách đường hoàng, th́ chắc công điện đă không bao giờ được gửi đi. V́ các ông McNamara, McCone và Taylor rất kính trọng ông Diệm. Sau này khi biết cái thủ đoạn gian trá này, các ông đă nổi trận lôi đ́nh.

 

“Ngay tối hôm ấy bản công điện đă được gửi cho đại sứ Lodge.” (trang 238)

 

Tác giả mô tả ông Lodge là người bị ảnh hưởng nặng của nhóm phóng viên trẻ chỉ muốn hạ ông Diệm. Ông quyết ra tay. Nhưng âm mưu bị bại lộ, v́ ông Nhu biết được và đề pḥng. V́ vậy tất cả công điện liên quan đến âm mưu đảo chính vào cuối tháng 8 bị thiêu hủy hết.

 

 

Chương 11:

Tự hủy: Từ tháng 9 đến ngày 2-11-1963

 

Sau âm mưu đảo chính bất thành, hàng ngũ lănh đạo cao cấp tại Hoa Thịnh Đốn chia hẳn làm hai phe. Harriman, Hilsman, George Ball và Forrestal tiếp tục tấn công Diệm. Phe bênh Diệm gồm những nhân vật quan trọng hơn như Robert McNamara, Maxwell Taylor, Robert Kennedy (bộ trưởng Tư Pháp) và McCone, không kể đại sứ Nolting và William Colby, và cả Phó Tổng Thống Lyndon B. Johnson Tác giả cũng nêu tên cố vấn Anh, Sir Robert Thompson ở Sài G̣n.

 

Mặc dù sự lươn lẹo xảo trá của nhóm Harriman đă khiến Tổng Thống không tin họ nữa, ông vẫn không dứt khoát ngả về bên nào. V́ dư luận báo chí quá bất lợi qua vụ khủng hoảng Phật Giáo khiến Tổng Thống cũng phải nương theo mà tuyên bố bất lợi cho ông Diệm. Trả lời kư giả Walter Cronkit trong một cuộc phỏng vấn, Tổng Thống Kennedy nói: “Chúng ta sẵn sàng tiếp tục giúp họ. Nhưng tôi nghĩ sẽ không thắng được trận giặc, nếu nhân dân Việt Nam không ủng hộ những nỗ lực của chính quyền. Và theo ư tôi, trong những tháng qua chính quyền (Sài G̣n) đă xa rời dân. Chúng ta đă thấy cuộc đàn áp các Phật tử thật là không khôn ngoan.”

 

Hết tin ở ông Lodge, Tổng Thống gửi sang Sài G̣n một phái bộ thanh tra tại chỗ gồm tướng Victor Krulak, thuộc Thủy Quân Lục Chiến, và Joseph Mendenhall thuộc bộ Ngoại Giao do Harriman và Hilsman để cử.

 

Phúc tŕnh của Krulak dựa vào lời khai của 87 người Mỹ và 22 người Việt trên khắp 4 vùng chiến thuật hoàn toàn có lợi cho ông Diệm. C̣n báo cáo của Mendenhall th́ cũng tốt nhưng không hoàn toàn có lợi. Tác giả Mark Moyar trưng dẫn nhiều nguồn tin khác chứng minh t́nh h́nh an ninh hoàn toàn đúng như phúc tŕnh của Krulak.

 

Về các Ấp Chiến Lược, th́ tốt ở 3 vùng 1, 2 và 3.

 

Nhưng tại vùng 4 th́ có một số ấp bị Việt Cộng phá. Những ấp này phần lớn thuộc tỉnh Long An, cạnh thủ đô, được báo chí Mỹ quan tâm nhiều.

 

Khi Tổng Thống Kennedy gặp tướng Krulak và Mendenhall ngày 10-9-63 để nghe báo cáo, th́ t́nh cờ cũng có mặt Rufus Phillips. Ông này đă đề nghị Tổng Thống nên loại ông Nhu và giữ lại ông Diệm.

 

Những lời của Mendenhall và Phillips khiến McCone phản ứng kịch liệt, v́ ông có cả một mạng lưới thu thập tin tức t́nh báo đầy đủ hơn họ nhiều. Cuối buổi họp ông khẳng định: “Sĩ quan Việt Nam sẽ làm việc với ông Nhu”.

 

Về phía đại sứ Lodge, ông cố t́m cách hạn chế quyền hành của ông Nhu và đề nghị đưa ông Thuần lên làm thủ tướng. Nhưng ông Diệm không muốn chịu áp lực của Mỹ. Ông bảo ông “không muốn bị coi như bù nh́n hay tay sai của Mỹ”.

 

Sau khi gặp Tổng Thống Diệm đại sứ Lodge lại t́m mọi cách lật ông. Thấy trưởng nhiệm sở CIA là Richardson báo cáo thuận lợi cho Diệm, Lodge liền tự tay đánh máy bí mật bản đề nghị triệu hồi ông này về Mỹ. Halberstam dùng ảnh hưởng của ḿnh hỗ trợ cho mưu toan của Lodge.

 

Trong lúc Kennedy chán ngấy Halberstam đến tận cổ, một nhà báo uy tín mà Kennedy vốn có cảm t́nh là Joseph Alsop đưa ra những nhận xét hoàn toàn tốt đẹp về t́nh h́nh an ninh tại Nam Việt Nam, gián tiếp kết tội các nhà báo Mỹ ở Sài G̣n đă không khách quan, đặc biệt là Halberstam: “… Such optimistic sources are almost never quoted by Halberstam” (Những nguồn tin lạc quan như thế hầu như chẳng bao giờ được Halberstam trưng dẫn).

 

Kennedy mời chủ báo New York Times ăn trưa và ngỏ ư muốn đưa Halberstam ra khỏi VN. Nhưng Arthur Sulzberger từ chối v́ không muốn bị mang tiếng là chịu áp lực của chính quyền.

 

Trong chuyến đi thăm Việt Nam, McNamara và Taylor đă cùng với đại sứ Lodge đến thăm TT Diệm. Bộ trưởng Quốc Pḥng Mỹ nêu lên dư luận Mỹ đang bất lợi cho chế độ miền Nam, nếu không có thay đổi, cải tiến…

 

Nhưng khi về Mỹ hai ông đă báo cáo t́nh h́nh Việt Nam rất tốt đẹp, đến nỗi vào cuối năm có thể rút về 1000 cố vấn. (trang 254)

 

Tuy nhiên (trước dư luận bất lợi của nhân dân Mỹ do báo giới gây nên) McNamara khuyến cáo, và Taylor cũngmiễn cưỡng nương theo, rằng nên cắt một phần viện trợ để làm áp lực với Diệm, nhưng đừng để hại đến nỗ lực chiến tranh.

Kennedy bèn ra lệnh cắt phần nào viện trợ và chỉ thị cho Lodge tránh khuyến khích đảo chính, nhưng phải tiếp xúc để t́m ra người thay thế lănh đạo.

 

Trái với điều Kennedy mong muốn, tin Mỹ cắt viện trợ làm mất hẳn uy tín của chính phủ Sài G̣n. Những khó khăn về kinh tế khiến viên chức chính phủ và dân chúng mất ḷng tin ở chính quyền.

 

Ngày 10-10-63 Lodge để Conein cho các tướng biết Hoa Kỳ không gạt bỏ sự thay đổi chính quyền và “không từ chối viện trợ cho chế độ tương lai nào được dân ủng hộ để thắng Cộng”.

 

Trong hoàn cảnh khó khăn ấy, quân chính phủ vẫn thực hiện nhiều cuộc hành quân thắng lợi, mà chính Halbertstam cũng phải công nhận.

 

Ngày 22 tháng 10, tại một buổi tiếp tân của ṭa đại sứ Anh, đại tướng Harkins đă cảnh cáo tướng Đôn rằng ông không tán thành một cuộc đảo chính. Tướng Đôn làm bộ không biết ǵ về âm mưu đó.

 

Theo báo cáo của CIA, Tổng Thống biết Lodge đă qua mặt ông, toan tính chuyện đảo chính với các tướng Việt Nam. Ông muốn cất chức Lodge. Nhưng nghĩ Lodge sẽ là đối thủ của ông trong cuộc bầu cử Tổng Thống vào năm tới. Nên lại thôi.

 

Ngày 27-10-63 Tổng Thống Diệm mời vợ chồng ông Lodge lên Đà Lạt ở biệt thự của Tổng Thống và đề cập vấn đề Hoa Kỳ cắt viện trợ và tố cáo John Mecklin và CIA giúp phe chống chính phủ. Nhân dịp này ông Lodge lại yêu cầu Tổng Thống Diệm cải tổ chính phủ. Tác giả viết:

“Diệm trả lời, nguyên văn tiếng Pháp: Je ne vais pas servir”, dịch từ chữ sang tiếng Anh là “I am not going to serve”, nghĩa là tôi sẽ không phục vụ.

 

Lodge báo cáo về DC rằng câu trả lời của Diệm vô nghĩa và phỏng đoán rằng ông Diệm muốn nói một cái ǵ khác. Có lẽ không có ví dụ nào tốt hơn để cho thấy Lodge không đủ khả năng hiểu được t́nh h́nh Việt Nam vào năm 1963, bằng sự việc ông ta không hiểu nổi ư của ông Diệm là ông ta khôngmuốn làm đầy tớ Mỹ.” (tr. 260-261)

 

Trong khi phe “Diem-Must-Go” mưu toan đảo chính th́ tướng Krulak, một trong những người bênh vực ông Diệm cho phổ biến báo cáo của phái đoàn lập pháp gồm 8 dân biểu do Clement J. Zablocki (DC Wisconsin) lănh đạo.

 

“Theo Zablocki th́ toàn thể phái đoàn đă đồng ư như sau:

– a. Dù có lỗi ǵ, dù độc đoán và dung túng hối lộ, bạo lực, th́ Diệm vẫn tồn tại và đang thắng.

 

– b. Không thấy có ai thay thế được Diệm – Ít nhất chẳng có ai bảo đảm được tiến bộ; do đó những hành động của những đại diện Hoa Kỳ nhằm câu kết với những kẻ mưu phản, như đă rơ trong tháng 8, là tai hại.

 

– C. hái độ của báo giới Hoa Kỳ tại chỗ phản ảnh trầm trọng đến toàn bộ chức nghiệp của họ. Họ hỗn xược, dễ bị xúc động, không khách quan và bị thông tin sai lạc.

 

Sự chống đối họ được biểu lộ rơ nhất qua việc họ bị xua đuổi bởi nhiều nhà báo Mỹ có tinh thần trách nhiệm.”

 

Sau khi họp ban tham mưu Tổng Thống Kennedy chỉ thị báo cho Lodge phải tránh đảo chính. Trong số nhiều ư kiến của những kẻ bênh người chống đảo chính, chúng tôi ghi lại đây ư của bộ trưởng Tư Pháp, bào đệ của TT Kennedy:

“Điều chúng ta đang làm thực sự là đặt tất cả tương lai xứ này và Đông Nam Á trong tay một kẻ mà chúng ta không biết rơ. Diệm là một chiến sĩ. Ông ta không phải kẻ giống như (Tổng Thống Cộng Ḥa Dominic Juan) Bosch chỉ muốn bỏ đi. Diệm là một nhân vật cương quyết và tôinghĩ ông ta sẽ quyết chiến… Nếu đảo chính thất bại, tôi nghĩ ông ta sẽ yêu cầu chúng ta cút khỏi miền Nam Việt Nam. Như vậy chúng ta đang đi xuống con đường dẫn tới thảm họa.”

 

(…)

 

“Lodge nhận công điện của Bundy sáng 30-10 nhưng măi đến tối hôm đó mới phúc đáp. Vào giờ đó ông ta biện luận rằng không nên cho các tướng lănh biết rằng cuộc đảo chính có thể thất bại. Thực ra Lodge chẳng hề ra lệnh cho Conein chuyển thông điệp tới các kẻ làm phản như Tổng Thống đă chỉ thị ông ta phải làm.”…

 

“Cũng ngày hôm đó Tướng Harkins gửi tới Hoa Thịnh Đốn 3 công điện, tất cả đều nhanh chóng tới bàn Kennedy. Harkins phản đối việc đại sứ tích cực khuyến khích đảo chính v́ như thế là vi phạm đường lối chính thức của Hoa Kỳ, cũng như việc ông ta đă không cho người cầm đầu phái bộ cố vấn quân sự biết về cuộc mưu phản. Harkins nhận xét, cuộc đảo chính không chắc có thành công hay không. Và tuy có nhiều người không thích Nhu, các tướng vẫn muốn hợp tác với ông Diệm,. Không như Lodge, Harkins biết rơ về khả năng của các tướng. Ông cảnh cáo rằng Nam Việt Nam không có ai có thể thay thế Diệm một cách thích đáng. Ông quả quyết: “Qua các cuộc tiếp xúc ở đây, tôi thấy chẳng có ai có một bản lănh mạnh như Diệm, ít nhất về mặt chống Cộng.”

 

Ngày 31-10 ông Nhu gọi tướng Đính tới dinh. Tỉnh tưởng Định Tường đă báo cáo, đại tá Có, phụ tá của Đính rủ ông ta làm phản. Đính bảo ông Nhu “để tôi chém đầu tên Có”. Nhưng Nhu không cho, bảo để theo dơi…

 

Ngày đó, tướng Đôn cũng tới dinh để nhắc ông Diệm về việc cải tổ chính phủ (để xin mấy ghế bộ trưởng cho các tướng). Ông Diệm bảo không cần, v́ nay t́nh h́nh đă khả quan. Đúng ra ông Diệm biết các tướng chỉ hợp cácchức vụ quân sự, không có khả năng chính trị. Tác giả viết:

“Giả như hôm ấy, dù đă rất muộn, ông Diệm thỏa măn yêu cầu của các tướng, họ đă bỏ không đảo chính nữa. Về sau Đôn nói, chính sự từ khước của Diệm đă đưa các tướng đến quyết định dứt khoát là phải làm loạn.” (tr 265)

 

“Sáng 1-11, ngày ra tay, Lodge cùng với đô đốc Felt đến yết kiến Tổng Thống Diệm. Ông Diệm bảo hai người Mỹ: Tôi biết có một âm mưu đảo chính. Nhưng không biết ai sẽ ra tay.” Lodge nói: “Tôi nghĩ chẳng có ǵ cần lo lắng về chuyện đó”

 

Ông Diệm nhờ Lodge thưa với TT Kennedy rằng ông ta sẵn sàng xem xét nghiêm chỉnh những đề nghị của Mỹ, và mong sẽ thi hành, nhưng cần có thời gian…

 

Trong báo cáo, Lodge nh́n nhận câu chuyện đó và đề nghị nên ḥa giải với Diệm. Nhưng ông ta đă gửi báo cáo này với khẩn độ ưu tiên thấp nhất, cho nên nó chỉ tới Hoa Thịnh Đốn nhiều giờ sau khi Bạch Ốc đă bắt đầu nhận những công điện với khẩn độ ưu tiên cao về cuộc đảo chính đă xảy ra ở Sài G̣n.

 

Sáng hôm ấy, chỉ vài giờ trước khi cuộc nổi loạn khởi sự, những tay làm phản vẫn c̣n chưa tin ở chính ḿnh.

 

Tướng Khiêm, nước mắt giọt vắn giọt dài, đến gặp tướng Đính và yêu cầu ông này đừng nói với ai về điều ông ta sắp nói đây. Khi Đính hứa không nói, th́ Khiêm bảo muốn hủy bỏ cuộc đảo chính… “không muốn hại ông Cụ”. Đính nghĩ ḿnh bị Khiêm thử thách, nên nói hăy cứ tiến hành đi… Thực ra nhóm chủ trương có ư ngờ vực Đính thật, v́ họ chưa cho Đính biết về các chi tiết cuộc đảo chính, cũng không mời Đính tới bản doanh chỉ huy.

 

Tác giả viết: “Vào thời điểm này, kẻ cơ hội chủ nghĩa Đính rất có thể dụng tâm tránh một sự dấn thân dứt khoát với cả hai bên, cho đến khi có một bên tỏ ra mạnh thế hơn… Sau nàyKhiêm bảo Đính rằng ông ta đă bôi dầu thuốc của Tầu vào mắt để làm như khóc thật, rồi đến gặp Đính để thử ḷng.

 

Tuy nhiên lời nói của Khiêm có thể chỉ là muốn cố đánh tan mối nghi ngờ về sự trung thành của ḿnh.” (tr 266)

 

Chỉ một thời gian vắn trước khi đảo chính nổ ra ở Sài G̣n, đại tá Có đă áp đảo được sư đoàn 7.

 

Ở Sài G̣n tư lệnh Hải Quân bị tay em giết. Các tướng cầm đầu đảo chính triệu tập các tướng lănh và đại tá không biết ǵ về âm mưu đảo chính đến họp ở bộ Tổng Tham Mưu, bắt giữ những người họ nghi trung thành với ông Diệm trong đó có Đại Tá Cao Văn Viên.

 

Lực Lượng Đặc Biệt, lúc ấy đă bị đặt dưới quyền Bộ Tổng Tham Mưu, nên hầu hết đă bị các tướng đảo chính thuyên chuyển khỏi Sài G̣n. C̣n lại một số ít, theo tác giả, bị đại tá Lê Quang Tung ra lệnh đầu hàng, v́ ông bị người của nhóm đảo chính dí súng vào đầu bắt ra lệnh.

 

Lúc 4:30, Tổng Thống Diệm từ dinh Gia Long điện thoại cho Lodge.

 

Tác giả viết:

“Báo cáo chính thức trong hồ sơ của ông này (Lodge) ghi lại cuộc đối thoại như sau:

Diệm: Một số đơn vị đă làm loạn. Tôi muốn biết thái độ của quư quốc..

 

Lodge: Tôi không có đủ tin tức để cho ông biết. Tôi có nghe súng bắn. Nhưng không rơ tất cả sự việc. Vả lại, giờ này ở Hoa Thịnh Đốn là 4:30 sáng và chính phủ Mỹ không thể đưa ra một quan điểm.

 

Diệm: Nhưng ông chắc phải có một vài ư kiến tổng quát chứ. Dầu sao, tôi cũng là quốc trưởng. Tôi đă cố làm nhiệm vụ của tôi. Bây giờ tôi muốn làm điều ǵ bổn phận và lương tri đ̣i hỏi. Tôi tin ở nhiệm vụ trên hết.

 

Lodge: Chắc chắn ông đă làm tṛn nhiệm vụ. Như tôi đă thưa với ông sáng nay, tôi ca ngợi sự dũng cảm của ông và những đóng góp của ông cho xứ sở ông. Không ai cóthể lấy đi công lao về những ǵ ông đă làm, Giờ đây tôi lo cho sự an toàn của ông. Tôi được báo cáo là những người đảm trách những hoạt động đang diễn ra sẽ dành cho ông và em ông được sự dễ dăi ra đi khỏi nước, nếu ông từ chức. Ông đă nghe điều đó chưa?

 

Diệm: Chưa. (Ngưng giây lát, rồi) Ông có số điện thoại của tôi.

Lodge: Đúng. Nếu tôi có thể làm ǵ cho sự an toàn của ông, xin hăy gọi cho tôi.

 

Diệm: Tôi đang cố tái lập trật tự.

 

“Những người chứng kiến cuộc điện đàm này nhớ là nội dung cuộc đối thoại có khác. Họ làm chứng rằng Lodge thúc giục Diệm phải ngưng chống lại cuộc đảo chính và trốn khỏi nước, và để việc ra đi được dễ dàng Lodge đă bảo sẽ cho đưa Diệm sang Phi Luật Tân bằng chiếc máy bay phản lực mới được đưa tới để đại sứ xử dụng.

 

“Frederick Flott, là người đứng cạnh Lodge khi ông này nói, nhớ lại rằng đại sứ Mỹ đă bảo Diệm: “Ngài là một vĩ nhân. Ngài đă làm cho nước Ngài những điều vĩ đại. Tôi nghĩ, điều khôn ngoan cho Ngài là hăy rời khỏi nước và đừng chiến đấu thêm nữa. Tôi sẵn sàng đưa xe tôi cho Ngài dùng và một trong số những sĩ quan của tôi mà Ngài biết sẽ đến gặp Ngài. Chúng tôi sẽ kêu gọi lư trí của đôi bên để họ để Ngài được đưa tới phi Trường. Vừa đúng lúc t́nh cờ tôi có cái máy bay này tại đây.” Flott đáng lẽ sẽ đón Diệm bằng chiếc Limousine có treo cờ Mỹ để đưa Diệm tới phi trường, tại đó ông ấy sẽ lên phi cơ của Lodge. Theo Flott, Diệm trả lời Lodge: “Không, không, ông đại sứ đang hoảng hốt rồi. Ông đă phóng đại sự nguy hiểm.” Flott nhận xét: Ông Diệm thậm chí không màng cám ơn Lodge về đề nghị đó…

 

“Một cận vệ của Diệm cho biết Tổng Thống la lớn:

“Ngài đại sứ có biết Ngài đang nói với ai không? Tôi xin Ngài biết cho rằng Ngài đang nói với Tổng Thống của một nước độc lập có chủ quyền. Tôi sẽ chỉ rời nước, nếu đó là ư muốn của nhân dân tôi. Tôi sẽ không ra đi theo lời yêu cầu của các tướng làm loạn hay của ông đại sứ Mỹ. Chính phủ Mỹ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước thế giới về vấn đề khốn nạn này.”

 

Sau khi không được các tướng c̣n trung thành tiếp cứu, hai ông Diệm, Nhu rời dinh Gia Long vào Chợ Lớn lúc 8 giờ tối. Và một giờ sau pháo binh và thiết giáp tấn công vào dinh Gia Long. Cầm đầu cuộc tấn công là Tướng Nguyễn Văn Thiệu.

 

“Sau này ông Thiệu cho biết, ông chỉ bằng ḷng theo đảo chính, sau khi các tướng chủ mưu đă thuyết phục ông rằng Hoa Kỳ và các nước khác ủng hộ đảo chính và hai ông Diệm Nhu sẽ không bị giết.” (tr.271)

 

Lúc 6:45 sáng hôm sau, TT Diệm ra lệnh cho Lữ Đoàn Pḥng Vệ buông súng. Rồi hai anh em ông đi tới một nhà thờ gần đó. Tại đây ông Diệm gọi cho Lodge. Lodge không hề cho Hoa Thịnh Đốn biết về cuộc điện đàm này. Nhưng có hai nguồn tin khác nhau xác nhận là có. Mike Dunn, một phụ tá của Lodge có mặt tại chỗ thuật lại: Đại Sứ bảo ông Diệm ông ta sẽ cho ông Diệm tỵ nạn và làm tất cả những ǵ có thể. Nhưng sẽ không thu xếp được phương tiện di chuyển cho vị Tổng Thống vừa bị hạ, trái với những ǵ ông ta hứa ngày hôm trước là sẽ cho Diệm phương tiện để đi Phi Luật Tân. Dunn bảo Lodge anh ta sẵn sàng đi đón hai anh em ông Diệm và bảo vệ họ, không để các kẻ phản loạn làm hại. Nhưng Lodge cấm chỉ.

 

Dunn nhớ lại: “Thật là ngạc nhiên là chúng ta đă không làm thêm ǵ để giúp họ!” (tr 272)

 

Khi ông Diệm gọi cho các tướng lănh đảo chính th́ “Đôn hứa sẽ để hai ông ra phi trường, từ đó có thể ra ngoại quốc. Các tướng sẵn sàng một xe thiết giáp và hai xe jeep để đón hai ông ở nhà thờ (nhà thờ Cha Tam, MV).

 

Sau khi bàn với chỉ vài cộng sự, Tướng Minh tự quyết định số phận cuối cùng của Diệm, Nhu. 7:30, khi đoàn đặc nhiệm sắp lên đường, Minh làm ám hiệu bằng tay, đă xếp đặt trước, rằng hăy giết cả hai anh em nhà Ngô.” (tr 272)

 

Theo tác giả th́ các tướng cũng như Lodge đều muốn Diệm phải chết, v́ nếu để ông sống ông sẽ có thể trở lại cầm quyền, hay làm khó dễ cho chính phủ hậu đảo chính.

 

H́nh 15: Nhân viên CIA Conein (đằng sau) và 5 tướng phản loạn Kim, Đính, Đôn, Vỹ và Xuân (từ trái qua).

 

Kết thúc chương sách, tác giả viết

 

“Tuy rằng Tổng Thống Việt Nam bị lật và bị giết bởi một số người Việt nào đó, nhưng trách nhiệm chính đổ lên đầu ông Lodge, và Tổng Thống của chúng ta là người đă bổ nhiệm Lodge và không chịu cách chức ông ta. Trách nhiệm cũng thuộc về một số cá nhân từng cung cấp tin tức và cố vấn về t́nh h́nh chính trị. Tôi muốn nói mấy viên chức thuộc bộ Ngoại Giao ở Sài G̣n và ở Hoa Thịnh Đốn và vài tay nhà báo thường trú ở Sài G̣n.”

 

Căn cứ vào những ǵ tác giả đă viết ở những trang trước, ta có thể thấy rơ danh tánh của những người đó:

George Ball, Averell Harriman, Roger Hilsman, Michael Forrestal, Malcolm Browne, Neil Sheehan và David Halberstam.

 

Trở lên chúng tôi đă tóm tắt lời tựa và 11 chương trong số 17 chương cuốn Chiến Thắng Bỏ Lỡ. Sáu chương c̣n lại nói về t́nh h́nh rối ren đến hỗn loạn sau khi mọi cơ sở pháp lư của Cộng Ḥa Việt Nam tan tành do cái chết của vị tổng thống đầu tiên đem lại. Nhất là v́ t́nh h́nh an ninh suy sụp do chính quyền mới hủy bỏ chương tŕnh Ấp Chiến Lược. Trước nguy cơ miền Nam bị Cộng quân thôn tính, Mỹ đă phải đem quân vào mà không có một hiệp ước song phương, cũng không do một lời yêu cầu chính thức từ phía Việt Nam. Điều này khiến đối phương có cớ tuyên truyền rằng Miền Nam đă mất chính nghĩa. Nhưng xem ra tác giả không quan tâm đến chuyện cuộc chiến mất chính nghĩa cho bằng việc Tổng Thống Lyndon B. Johnson do dự không dám dùng binh lực để quyết chiến với Bắc Việt.

 

Vừa phần v́ ông sợ Bắc Kinh can thiệp khiến chiến tranh thế giới bùng nổ. Vừa phần v́ ông sợ dư luận trong nước đang bị phe Bồ Câu chi phối (chương 16, The Prize Of Victory).

 

Chúng tôi xin dành để độc giả t́m đọc ở nguyên tác, hay một bản dịch đầy đủ trong tương lai.

 

Sau đây xin có một vài nhận xét về những chương đă lược tóm ở trên.

 

Trước hết phải nói tác giả đă để nhiều công phu tham khảo không biết bao nhiêu tài liệu ḥng đưa ra những nhận định phần lớn khác hẳn lối phê phán “chính thống” của đa số sử gia và học giả Mỹ từ trước tới nay.

 

Tuy nhiên cũng phải nói ngay rằng, nếu đă đọc các tác phẩm của Tổng Thống Richard Nixon (No More Vietnams), của Thống Tướng Maxwell Taylor (Swords and Plowshares), hay của học giả và sử gia Tiến sĩ Ellen Hammer (A Death In November), của giáo sư Francis X. Winters (The Year Of The Hare) và kư giả Marguerite Higgins (Our Vietnam Nightmare)… th́ ai cũng thấy, nói chung, những nhận định của tác giả Mark Moyar về Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm và nền Đệ Nhất Cộng Ḥa không khác các vị này bao nhiêu.

 

Ngoài ra cũng phải nói rằng tác giả đă ít quan tâm đến các tác giả Việt Nam đă viết về Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm hay về nền đệ nhất Cộng Ḥa như Giáo Sư Tiến Sĩ sử học Hoàng Ngọc Thành và phu nhân là Thân Thị Nhân Đức, Giáo sư Phạm Kim Vinh, bút hiệu Trương Tử Pḥng, Luật sư cựu nghị sĩ Nguyễn Văn Chức, Giáo Sư Tiến Sĩ sử học Phạm Văn Lưu, Giáo Sư Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc Tấn, Giáo sư Tiến Sĩ Cao Thế Dung, nhà báo Vĩnh Phúc, hay của những chứng nhân quan trọng như cựu Đại Tá Nguyễn Hữu Duệ, cựu Trung Tá Nguyễn Văn Minh, cựu Tổng Giám Đốc Viện Hối Đoái Huỳnh Văn Lang, cựu Trung Tá Nguyễn Văn Châu, nguyên Giám Đốc Nha Chiến Tranh Tâm Lư thời Đệ Nhất Cộng Ḥa v.v… Có lẽ v́ phần nhiều tác phẩm của những vị này đều viết bằng tiếng Việt, trừ mấy tác phẩm của hai Giáo Sư Hoàng Ngọc Thành và Phạm Kim Vinh đă được chính tác giả dịch ra tiếng Anh.

 

Trong số những tác phẩm của những tướng đảo chính viết bằng tiếng Anh, có cuốn Our Endless War của Trần Văn Đôn, cũng cung cấp nhiều tài liệu chứng tỏ ông Cabot Lodge cùng với Conein chủ trương đảo chính. Bằng chứng là số tiền 3 triệu đồng bạc Việt Nam (tương đương với 42,000 Mỹ Kim lúc ấy). Hay cuốn Twenty Years Twenty Days của Nguyễn Cao Kỳ cũng cung cấp bằng chứng rơ ràng nhất là Thượng Tọa Thích Trí Quang cầm đầu nhóm tranh đấu Phật Giáo quá khích không phải v́ lư do tôn giáo, mà chỉ v́ mục đích chính trị. Ông muốn làm quốc trưởng, làm vua. Chúng tôi đă trưng dẫn lời ông Kỳ thuật lại chuyện Thích Trí Quang đề nghị với Cabot Lodge lậttướng Kỳ, để rồi sau đó, Thích Trí Quang sẽ đặt lại ông Kỳ vào chức thủ tướng. (Xin xem lại Phần I, chú thích số 65)

 

V́ tác giả là một học giả, giáo sư sử, nên ông đă cố t́m thật nhiều bằng chứng có tính khoa bảng để thách đố các nhà khoa bảng từng có quan điểm khác ông, nên sách của ông chi chít những trích dẫn từ nhiều tác phẩm, nhiều tài liệu trong các văn khố của các chính phủ, các phủ, bộ v.v… Chứ không giống như những tác phẩm của Nixon, hay Taylor, Marguerite Higgins…

 

Hơn nữa nội dung tác phẩm Triumph Forsaken quá rộng lớn v́ nó bao gồm toàn bộ chiến tranh Việt Nam, chứ không phải chỉ về cuộc đảo chính 1-11-63, hay về nền đệ nhất Cộng Hoà, hay chỉ về Tổng Thống Diệm. Cho nên có nhiều chi tiết về cuộc đảo chính 1-11-63, tác giả cũng không thể thuật lại đầy đủ chi tiết. Thậm chí có một vài chi tiết, không biết ông dựa vào tài liệu nào, không đúng.

 

Ví dụ ông bảo chiều ngày 1-11 hai anh em ông Nhu ra khỏi dinh Gia Long bằng đường hầm. Thực ra hai ông ra khỏi hầm (một thứ basement), chứ không qua đường hầm (tunnel) nào. V́ trong dinh Gia Long vốn chẳng có đường hầm nào cả. Chỗ khác ông bảo Đại Tá Lê Quang Tung bị nhóm đảo chính gí súng vào đầu bắt ông ra lệnh quân lực lượng đặc biệt đầu hàng nhóm đảo chính. Những người có mặt tại bộ Tổng Tham Mưu hôm đó cho biết khi ông Tung đứng lên phản đối cuộc đảo chính liền bị đưa ra ngoài giết chết.

 

Theo thiển ư, ngoài một vài chi tiết không được chính xác, tác phẩm của Mark Moyar là một công tŕnh biên khảo công phu, giá trị mà các nhà khoa bảng, hay học giả vốn lên án việc các nhà lănh đạo Hoa Kỳ ủng hộ Miền Nam Việt Nam chống Hồ Chí Minh phải xét lại quan điểm của ḿnh và, nếu xứng đáng là một học giả chân chính, một nhà báo lương thiện, th́ cũng nên có lời xin lỗi, hay cải chính.

 

Có lẽ người mà tác giả chê trách nhiều nhất trong tác phẩm này là nhà báo, trở thành sử gia David Halberstam.

 

Ông này đă từng ca tụng Hồ Chí Minh: “là một khuôn mặt phi thường của thời đại – một phần là Gandhi, một phần là Lê-nin, tất cả là Việt Nam. Có lẽ, hơn bất cứ nhân vật nào trong thế kỷ, ông Hồ là hiện thân cuộc cách mạng của dân tộc ông đối với dân tộc ông và cả đối với thế giới.” (Hồ, Random House, NY, 1971, trang 12).

 

Cũng Halberstam đă viết: “Tito, Stalin, Khrutshchev, Mao… hết thảy đều có tật sùng bái cá nhân. Nhưng Hồ th́ không…” (SĐD trang 20)

 

Nếu là sử gia có lương tâm, nhà báo lương thiện, th́ Halberstam khi biết chính Hồ Chí Minh đă mượn bút danh Trần Dân Tiên để tự đề cao ca ngợi ḿnh, biến ḿnh thành thần tượng, tự tôn ḿnh lên thành cha già dân tộc, ắt đă phải lên tiếng hối hận mới phải. Có lẽ v́ thế mà ông ta đă bị tác giả vạch mặt và quy trách trong việc Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm bị hạ và bị giết.

 

Ngoài ông Cabot Lodge là vai chính không kể, người thứ hai bị quy trách là Averell Harriman, người đă thù ông Diệm, quyết bằng những mánh lới bất lương qua mặt thượng cấp để cố bằng mọi cách hạ uy tín và lật ông Diệm. Có người đă nghi Harriman là Cs hay bị cộng sản mua chuộc trong vụ trung lập hóa Ai Lao và có thể cả trong đàm phán với CS tại ḥa đàm Ba Lê đi đến một hiệp định Ba Lê rất bất lợi cho Việt Nam Cộng Ḥa, mặc dầu ông không cầm đầu phái đoàn Mỹ.

 

Những lời lẽ xác quyết không dè dặt của tác giả về những người phải chịu trách nhiệm trong cái chết của ông Diệm, trong đó tác giả ghi cả chính Tổng Thống Kennedy chắc sẽ gây phản ứng mạnh từ phía các học giả thuộc trường phái “chính thống”. Nhưng có thay đổi được nếpsuy nghĩ của giới học giả Mỹ, chắc cũng c̣n phải có thời gian.

 

Về mục đích chính của tác phẩm là chứng minh rằng đáng lẽ Hoa Kỳ đă thắng, nghĩa là, nếu không dẹp tan được nạn CS tại Việt Nam, th́ cũng bảo vệ được Miền Nam khỏi rơi vào tay CS, phải đợi đến khi nào tập 2 xuất bản.

 

Ở tập một này, có hai điều ông đă cố chứng minh.

 

Trước hết là trận Điện Biên Phủ. Nếu Hoa Kỳ giúp chính quyền Bảo Đại và đồng minh Pháp th́ đă có thể thắng.

 

Thứ hai là nếu chính quyền Kennedy không khuyến khích, tài trợ để một số tướng lănh giết ông Diệm, th́ miền Nam đă đứng vững và sẽ chiến thắng.

 

Có lẽ tác giả muốn tránh không để các học giả và sử gia Mỹ chê ông chỉ là “lư thuyết gia ư thức hệ” (tạm dịch từ ideologues của tác giả), chứ không phải sử gia, nên ông đă không (hay chưa?) minh thị nêu lên thực tại của một trận chiến ư thức hệ do Cộng Sản thế giới khởi xướng đe dọa toàn thể nhân loại, mà chỉ đặt trọng tâm vào những sự kiện lịch sử liên quan đến cuộc chiến Việt Nam mà thôi.

 

Nhưng theo thiển kiến, v́ cuộc chiến Việt Nam nằm trong bối cảnh chiến tranh ư thức hệ toàn cầu giữa CS và thế giới tự do, cho nên sử gia nào muốn thấu đáo về cuộc chiến Việt Nam, không thể nào không am tường về lư thuyết ư thức hệ. Nghĩa là phải vừa là sử gia, vừa là lư thuyết gia ư thức hệ.

 

 

1 Joseph Lawton Collins, Lightning Joe: An autobiogaphy (Baton Rouge: Lousiana State University, 1979), tr. 379.

 

2 Thư gửi ngoại trưởng Dulles ngày 20-1-1955, DDRS, 1978, 295A.

 

3 Không biết nhà báo Joseph Buttinger có phải là một người trong số “vài người Mỹ” này không. Nhưng chính ông ta cho biết “Mùa hè năm 1961 một số nhà dân chủ đă liên lạc với tôi ở cả Paris lẫn New York và đề nghị đưa ra lời kêu gọi nhân dân Việt Nam. Dựa vào đó tôi viết tài liệu sau đây, được in ở Paris. Họ đă kư lời kêu gọi, bằng Pháp văn và Việt văn này…”

 

Nhân đây tưởng cũng nên phổ biến để độc giả biết “những nhà dân chủ” nào đó đă kêu gọi dân Việt qua văn phong của một ngoại nhân như thế nào. Đây là “tác phẩm cách mạng” của Joseph Buttinger được Minh Vơ chuyển ngữ. Xin nhắc lại, tác phẩm của một Buttinger sau khi đă lột xác từ người ca tụng và ủng hộ thành kẻ lên án và chống đối Ngô Đ́nh Diệm.

 

Sau đây là bản dịch (của MV) lời kêu gọi do Buttinger viết giúp các lănh tụ “dân chủ” từng liên lạc với ông để t́m cách lật ông Diệm:

“Gửi nhân dân Việt Nam đang bị sống trong nô lệ và áp bức!

“Gửi những bậc nam nhi và thục nữ trên thế giới đang sống trong tự do!

“Bảy năm sau hiệp định Giơ-ne-vơ chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương, nhưng chia đôi nước chúng tôi thành hai nửa què quặt, nhân dân VN đă không đạt được độc lập cũng chẳng có tự do sau một cuộc chiến anh dũng lâu dài. Ngày nay chẳng những chúng tôi là nạn nhân của hai nền độc tài, tuy nhằm hai mục tiêu đối chọi nhau nhưng cùng quyết liệt như nhau trong việc cai trị bằng bạo lực; nhân dân VN ngày nay c̣n phải chịu đựng một cuộc chiến tranh khốc liệt tàn ác, với chết chóc, hoang tàn.

 

“Miền Nam mà bảy năm trước hấu hết người dân Việt đặt hết hy vọng vào tự do công b́nh xă hội, đă trở thành một vùng đất hoang về chính trị dưới sự cai trị độc tài của Ngô Đ́nh Diệm khiến tự do đă bị trục xuất bằng gian lận và bạo lực.

 

“Trong thế giới tự do, nơi Diệm tiếp tục kêu gọi sự giúp đỡ, chính quyền của ông ta, mặc dầu đă mất uy tín, hăy c̣n có thể gợi được sự thương cảm và ủng hộ qua lừa mị chính trị vô liêm sỉ. Tại quốc nội, nơi mà sự lừa phỉnh hết công hiệu, chế độ của ông ta chỉ hoàn toàn dựa vào một nhóm nhỏ những tay sai dễ bảo và dựa vào bạo lực chống những nhóm khác. Để được ngoại quốc ủng hộ, Diệm ca ngợi những lư tưởng của Thế Giới Tự Do. Nhưng báo chí bị khóa mơm, bầu cử gian lận, quốc hội gật và những trại tập trung giam giữ đối lập là một sự chế riễu dành cho dân chủ và nhân quyền.

 

“Phương pháp cai trị của Diệm chẳng giúp ǵ cho sự bảo vệ miền Nam. Trái lại. V́ nhân dân từ lâu đă quá mệt mỏi với luận điệu của Diệm rằng đất nước chỉ được sống tự do nếu nhân dân bị tước quyền tự do, va v́ chính Diệm thiếu mọi đức tính của một lănh tụ được ḷng dân, và của một nhà tổ chức lớn, nên sự cai trị bằng bạo lực của ông ta không hề mảy may tạo được đoàn kết quốc gia hay sức mạnh quân sự mà c̣n làm hỏng cả hai. Những công dân ngay thẳng đặt sự phục vụ nhân dân trên sự phụng sự bè lũ cầm quyền đă bị loại trừ một cách có hệ thống và bị vu cáo. Chính quyền v́ thế trở thành bộ máy thư lại giết chết mọi sáng kiến, trở thành vô hiệu, lăng phí đưa đến nạn tham nhũng.

 

“Điều đúng với chính quyền th́ đáng buồn lại cũng đúng với quân đội. Sáng kiến bị coi là bất tuân, thăng chức phải tùy thuộc vào sự tùng phục hoàn toàn sự phán xét và ư muốn của tổng thống, chứ không phải tùy vào tài tổ chức hay chiến công. Những sĩ quan ưu tú chậm khen tổng thống nơi công cộng hoặc quá nổi tiếng trong đơn vị không bao giờ có cơ may nắm một vai tṛ quan trọng trong chiến tranh. Hơn nữa, tính cách cá nhân của chính quyền làm cho cuộc chiến do quân đội chỉ huy mất hẳn ư nghĩa quốc gia. Trong khi đó, sự oán ghét của nhân dân dành cho chế độ, khiến cho quân đội không được dân chúng ủng hộ là điều không có không thể được đối với một cuộc phản du kích chiến có hiệu quả.

 

“V́ những hy vọng vắn vỏi đối với một miền Nam tự do hùng mạnh đă bị chế độ Diệm phá hủy, nhân dân Việt Nam bây giờ đang phải trải qua một giai đoạn đẫm máu và bi thảm trong cuộc chiến dành độc lập và tự do….”

 

Lời bàn của người viết về thái độ của Buttinger:

Thoạt kỳ thủy Buttinger đến Việt Nam, chỉ với mục đích chứng kiến sự thất bại của ông Diệm mà ông đánh giá là kẻ yếu kém chẳng có thể làm nên tṛ trống ǵ. Đến là để nh́n tận mắt sự thất bại. Nhưng khi thấy tận mắt những thắng lợi không ngờ của ông Diệm, th́ nói toáng lên là phép lạ. Rồi đâm ra kính phục và triệt để ủng hộ. Nhưng vài năm sau, thấy ông Diệm không chịu mở rộng chính phủ cho một vài lănh tụ đảng phái mà ông ta quen biết th́ ông ta lại phê b́nh chê ông Diệm độc tài. Nhất là v́ ông Diệm “cố chấp” không nghe lời Buttinger yêu cầu để cho các ông Phan Quang Đán, Nguyễn Tôn Hoàn (Đại Việt) một ghế bộ trưởng. Cho nên từ 1961 Buttinger quay ra giúp các phe phái chống ông Diệm, viết tuyên ngôn, lời kêu gọi chống Sài G̣n. Sau khi ông Diệm chết rồi ông lại viết sách thanh minh thanh nga về chuyện ông ủng hộ ông Diệm trong những năm đầu. Đến khi miền Nam mất vào tay Cộng Sản rồi th́ Buttinger lại quay ra ca tụng Hồ Chí Minh, lên án tất cả các người Quốc Gia ở miền Nam Việt Nam. Đặc biệt ông c̣n chê trách các nhà lănh đạo Mỹ đă “ngu dốt” không ủng hộ ông Hồ. Buttinger cho rằng nếu đừng xua đuổi ông Hồ th́ ông ta đă có thể là một thứ Ti-tô hơn cả Ti-tô! (Vietnam, The Unforgettable Tragedy, Horizon Press, NY, 1977, trang 26: “Better Titoist than Tito himself”)

 

Nh́n vào thái độ xoay như chong chóng đó đủ thấy lập trường chao đảo và tư cách lố lăng của một nhà báo và sử gia “nổi tiếng” trong trường phái tự xưng là “chính thống” của Mỹ.

 

4 Nhà văn Xuân Vũ trong bộ hồi kư Đường Đi Không Đến, tập Đồng Bằng Gai Góc, trang 89 đă thuật lại lời của một đại đội phó Việt Cộng tên B́nh, họ Lê tham dự trận Ấp Bắc kể lại cho tác giả như sau: Tiểu đoàn em chết gần hết. Ban chỉ huy tiểu đoàn không c̣n ai. Các ban chỉ huy đại đội hi sinh hoàn toàn. Em lúc đó là tiểu đội phó được cho làm đại đội phó. Nhưng đại đội em chỉ được 2 tiểu đội. Cả tiểu đoàn quân số 200, c̣n lại độ năm chục…”

 

5 Tuần san Thời Đại (TIME) ngày 14-1-1966 viết: “Maggie wears mud like other women wear makeup” (tạm dịch: Maguerite trang điểm bằng bùn thay v́ son phấn như các phụ nữ khác). Cô mất chỉ sau TT Diệm chưa đầy ba năm. Sau một chuyến công tác săn tin ở Việt Nam về nước cô bị bệnh nặng ngay khi c̣n trên máy bay, và qua đời sau đó 3 tháng.

 

Trong khi bệnh nặng cô vẫn viết mỗi tuần 3 bài xă luận.

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính