Ngô Đ́nh Diệm và Chính Nghĩa Dân Tộc

 

 

THAY LỜI TỰA

 

 

Từ ngày sang định cư tại Mỹ, chúng tôi đă được đọc nhiều tác giả Việt cũng như Mỹ viết về Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm. Phần đông đánh giá ông là một người yêu nước. Nhưng cũng có nhiều người bảo ông không có tài năng ǵ đặc biệt, chỉ là một ông quan giỏi về quản trị, không phải là một chính trị gia lỗi lạc. Có một số khác thậm chí coi ông là tay sai của Pháp thời thực dân. Đến năm 1954 th́ được Mỹ và Vatican “bồng lên đặt vào ghế thủ tướng”. Ông tồn tại được 9 năm là nhờ có bàn tay Mỹ nâng đỡ. Ông bị giết là v́ mất ḷng dân, nhất là v́ ông là người Công Giáo đă nghe lệnh Vatican đàn áp Phật Giáo “chiếm đến 80-90 phần trăm dân số Việt Nam”. Hơn nữa ông đă tính bắt tay với Cộng Sản miền Bắc, “bán đứng miền Nam cho Cộng Sản”.

 

Những luận điệu ấy phần nhiều đọc được trong sách của những nhà văn Mỹ bị ảnh hưởng của mấy nhà báo trẻ thường trú tại Sài G̣n thời ông Diệm, như David Halberstam, Neil Sheehan, Malcolm Browne… Về phía Việt Nam th́ có những tác phẩm hồi kư chiến tranh của những tướng tá, hay chính khách thuộc một vài đảng phái có tham gia hay dính líu đến các cuộc đảo chính 11-11-1960 và nhất là 1-11-1963.Cũng có một số sách viết bởi nhóm tranh đấu Phật Giáo trước 1975, nhất là nhóm Giao Điểm do ông Trần Chung Ngọc cầm đầu.

 

Đọc những tác phẩm đó, th́ thấy ông Ngô Đ́nh Diệm quá tệ, và tội lỗi của ông và gia đ́nh ông quá nhiều. Nhưng may là chúng tôi cũng ṭ ṃ đi t́m thêm nhiều nguồn tin khác, th́ thấy những nhận định khác hẳn.

 

Năm 1998 chúng tôi đă soạn cuốn Ngô Đ́nh Diệm Lời Khen Tiếng Chê để tŕnh bày với độc giả cả hai bức chân dung của ông Diệm căn cứ vào những lời khen và tiếng chê. Hai bức chân dung ấy chỉ là phác thảo mấy nét sơ sài.

 

Đến nay, sau đúng 10 năm, sau một thời gian nghiên cứu, tham khảo thêm nhiều hơn nữa th́ thấy càng ngày những sách báo và tài liệu về ông Diệm càng nhiều và những nhận định về ông càng ngày càng có chiều thay đổi. Cuối cùng được thấy một chân dung Ngô Đ́nh Diệm hoàn toàn trái ngược.

 

V́ thế lần này chúng tôi sẽ tổng hợp tất cả những nhận định đó vào trong phần đầu của tập sách này để nói sơ lược về con người, cuộc đời và hoạt động chính trị của ông. V́ cuộc đời một nhân vật lịch sử gắn bó chặt với các biến cố lịch sử, nên không thể nào không thuật lại và b́nh luận về các biến cố ấy. Nhưng như vậy e rằng phần cốt lơi của tiểu sử sẽ quá nặng nề hoặc loăng ra. Cho nên xin bạn đọc theo dơi những chi tiết các biến cố nơi các chú thích. Hơn một trăm chú thích này cũng sẽ cung cấp những bằng chứng trên giấy trắng mực đen về những điều chúng tôi tŕnh bày. Có thể là qua đó bạn đọc cũng sẽ thấy bản tóm lược tiểu sử đỡ buồn tẻ, khô khan.

 

Chúng tôi hy vọng rằng những lời chân thực, mộc mạc nhưng “nói có sách, mách có chứng” (1) chứa đựng trong tập sách này sẽ cho độc giả một bức chân dung gần với sự thực hơn của ông Ngô Đ́nh Diệm. Để cho người ghét bớt ghét ông, và người yêu cũng có dịp t́m hiểu tại sao ông đă bị hại hay thất bại.

 

Chúng tôi cũng ôm một hoài băo là những trang sách viết trong lúc ở tuổi bát tuần, sẽ làm cho các Phật tử từng có định kiến rằng ông Diệm Công Giáo kỳ thị và đàn áp Phật Giáo sẽ có dịp hiểu ông hơn, để giải tỏa những hiểu lầm và oán thù có hại cho sự đoàn kết giữa người cùng chung một Tổ Quốc.

 

Trong phần II cuốn sách, chúng tôi sẽ tŕnh bày kỹ hơn về một điểm gây nhiều tranh căi và thắc mắc liên quan đến đường lối và hành động chiến tranh ư thức hệ đặc biệt của anh em ông Diệm. Đó là những toan tính hiệp thương với miền Bắc Cộng Sản.

 

Phần III gồm những vấn đề linh tinh liên quan đến Tổng Thống Diệm.

 

Và Phần IV là lược tóm 2 cuốn sách liên quan đến Đệ Nhất Cộng Ḥa.

 

Trong thời Đệ Nhất Cộng Ḥa, chúng tôi chỉ là một sĩ quan cấp úy, giữ một chức vụ nhỏ nhất trong cấp bậc hành chánh là chủ sự pḥng, chưa bao giờ được gặp cấp tổng giám đốc chứ đừng nói đến các cấp cao hơn, nhất là Tổng Thống hay ông Ngô Đ́nh Nhu. Hơn nữa trong khi “biến cố Phật Giáo” xảy ra đưa đến cuộc đảo chính đẫm máu, th́ chúng tôi đang tu nghiệp tại ngoại quốc, đến tháng Tư năm sau mới hồi hương. V́ vậy chúng tôi không có được cái lợi thế làm nhân chứng trong một biến cố quan trọng được tŕnh bày ở đây. Nhưng trong khi biên soạn tập tài liệu này chúng tôi cũng có dịp được gặp một số nhân chứng hiếm hoi c̣n sống, nhất là được đọc những tác phẩm của họ.

 

Chúng tôi không được đặc ân ǵ của chế độ. Cũng không lập được thành tích ǵ đáng kể. Suốt trong thời gian 9 năm chỉ được thăng một cấp, mặc dù khi ra trường c̣n thời quốc trưởng Bảo Đại, đă được giữ ở lại làm huấn luyện viên của trường lúc ấy c̣n giảng dạy bằng tiếng Pháp và do một thiếu tá Pháp chỉ huy. Những ǵ chúng tôi làm được thời Đệ Nhất Cộng Ḥa duy nhất chỉ có một cuốn sách viết về sách lược cộng sản, chứ không phải về thành tích hay công trạng của chế độ.

 

V́ vậy xin bạn đọc hăy tin rằng chúng tôi viết cuốn sách này với tinh thần khách quan, chứ không phải để đền ơn, hay ca tụng một tổng thống quá cố. Mục đích của tập sách là kéo độc giả nh́n về một số sự kiện lịch sử khách quan mà phần đông tác giả đi trước đă quên hay cố t́nh bỏ qua. Nếu có ǵ sai sót th́ đó là do khả năng có hạn. Và xin được thông cảm và bổ khuyết.

 

 

Minh Vơ

Nam Cali, ngày 7-7-2008

 

(1) Phần lớn những chứng từ quan trọng liên quan đến từng vấn đề then chốt đều được chúng tôi lấy từ chính những nguồn tin của phía chống đối ông Diệm. Chẳng hạn như Trần Văn Đôn, Nguyễn Cao Kỳ, Hồ Sỹ Khuê hay Stanley Karnow, Neil Sheehan…

 

 

 

MỤC LỤC

 

Thay Lời Tựa

 

Mục Lục

 

PHẦN I

 

1- Sơ lược tiểu sử Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm

 

PHẦN II

 

2- Cành đào Xuân Quí Măo

 

3- Tết Con Heo nhớ Xuân Con Mèo

 

4- Một số thắc mắc về toan tính hiệp thương

 

PHẦN III

 

5- Từ vinh quang đến tử nạn

 

6- Cái chết của Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm và vấn đề chính nghĩa dân tộc

 

7- Ba giờ nghe một nhân chứng

 

8- Mạn đàm với ông Cao Xuân Vỹ

 

9- Di cư, một kỷ niệm đắng cay sau trở nên ngọt ngào

 

10- Nước mắt dập tắt lửa hận thù

 

11- Công Tử Hà Đông bị hiểu lầm

 

PHẦN IV

 

12- Chiến thắng bỏ lỡ

 

13- Xin cứu chúng tôi khỏi sự dữ

 

PHỤ LỤC

 

Một lá thư dài của Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm

 

Lời cuối sách

 

Thư Mục

 

 

Phần I

 

 

 

 

 

 

1-    SƠ LƯỢC (1) TIỂU SỬ TỔNG THỐNG NGÔ Đ̀NH DIỆM

 

 

GIA THẾ

 

Ngô Đ́nh Diệm là con thứ bốn trong số chín người con của ông Ngô Đ́nh Khả và bà Phạm Thị Thân (2) nguyên quán làng Đại Phong, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng B́nh, phía bắc vĩ tuyến 17. Tổ tiên ông, ḍng họ Ngô Đ́nh, từng theo đạo Công Giáo từ thế kỷ 17. Năm 1870 hàng trăm người họ Ngô Đ́nh đă bị thiêu sống trong một nhà thờ. Đó là thời gian giáo dân cả nước đang trải qua những cuộc bách hại quy mô theo lệnh các vua Minh Mạng và Tự Đức (3)

 

Cha ông, cụ Ngô Đ́nh Khả (1857-1925) là đại thần nhà Nguyễn, từng là Phụ Đạo Đại Thần, thượng thư bộ Lễ, và Hiệp Tá Đại Học Sĩ. Ông là người vừa thâm nho, vừa thông thạo Pháp văn và La Tinh.

 

Ông cũng có công sáng lập và điều khiển trường Quốc Học Huế.(4) Ông nổi tiếng là bậc “trung quân” theo truyền thống Nho Giáo cho nên khi nhà cầm quyền Pháp ép các quan trong triều kư giấy yêu cầu đầy vị vua yêu nước Thành Thái, là vị vua đă học ông và trọng dụng ông, th́ ông là người duy nhất không chịu kư. V́ thế Triều đ́nh đă chịu sức ép của Thực Dân lột hết mọi chức tước, quyền lợi của ông và cho về hưu năm 1907.(5) Lúc ấy Ngô Đ́nh Diệm mới được 6 tuổi, Ông Diệm sinh tại Huế ngày 3 tháng 1 năm 1901.

 

V́ là vị đại quan rất mực thanh liêm, nên khi đă mất hết chức tước và bổng lộc, gia đ́nh ông Ngô Đ́nh Khả lâm cảnh túng bấn.(6) Ông đem vợ con về sống với nghề nông và lo dạy dỗ các con nên người hữu dụng cho tổ quốc. Vốn là một nhà giáo dục khuôn mẫu, từng dạy vua, ông đem hết tài chuyên môn ra để uốn nắn các con theo lư tưởng của ḿnh. Ông bắt các con ḥa ḿnh vào đời sống cực nhọc vất vả trên những cánh đồng bùn lầy như nhà nông là thành phần chiếm tuyệt đại đa số quốc dân. Ông thường nói với các con trai: “Đàn ông con trai phải sống như nông gia.”

 

 

THIẾU THỜI

 

Thuở thiếu thời Ngô Đ́nh Diệm rất ngoan đạo và chăm học. Năm 6 tuổi đă được giải nhất của nhà trường về sự chăm chỉ. Có lần v́ chăm quá mà bị cha đánh đ̣n. Đó là một hôm trời mưa, nước lớn, các anh bị cha cấm không được đến trường v́ nguy hiểm, nhưng Diệm đă lén ra đi một ḿnh, nương theo bờ đê. Ông Ngô Đ́nh Khả đă truyền lại cho các con, đặc biệt là Ngô Đ́nh Khôi và Ngô Đ́nh Diệm ḷng yêu nước và sự sùng đạo của ḿnh, nhất là tinh thần chống Pháp. Tuy chống Pháp nhưng ông vẫn cho các con theo học trường Pháp, v́ lúc ấy chỉ những trường này mới cung cấp những kiến thức cần thiết cho những nhà lănh đạo tương lai của xứ sở. Ông đă trao Ngô Đ́nh Diệm cho thượng thư Nguyễn Hữu Bài coi sóc dạy dỗ như con. Chính ông Bài đă dọn đường cho Ngô Đ́nh Diệm bước vào quan trường trong chế độ bảo hộ. Ông c̣n tạo điều kiện để ông Diệm có dịp gặp ái nữ của ḿnh mong có được chàng rể quư. Nhưng ông Diệm luôn luôn tránh né v́ không muốn vướng mắc bận bịu với thê nhi.

 

Năm 15 tuổi Ngô Đ́nh Diệm c̣n tỏ ư muốn đi tu để làm linh mục và đă vào chủng viện. Nhưng chỉ mấy tháng sau đă bỏ ư định đó, v́ thấy cuộc sống nhà tu không hợp với chí tang bồng của ông. Nhờ thành tích học đường xuất sắc, Diệm đă được một học bổng ở Paris nhưng ông đă từ chối. Ngay lúc ấy ông đă nuôi chí lớn và có tham vọng sẽ làm được cái ǵ để giành lại độc lập cho quê hương. Bà mẹ ông đă từng bảo, Diệm là con người thuần túy Việt Nam, không giống các anh em khác từng có dịp du học ở ngoại quốc. (7)

 

Sau khi học xong chương tŕnh trung học của trường Quốc Học Huế, Ngô Đ́nh Diệm ra Hà Nội vào học tại trường đại học do người Pháp điều khiển. Môn học chính là Luật và Quản Trị. Một bài báo ông Diệm viết bằng tiếng Pháp đăng trên tập san Bulletin des amis du vieux Huế năm 1917 cho thấy thiếu niên 16 tuổi Ngô Đ́nh Diệm đă sớm có một kiến thức đáng nể chẳng những về cả Pháp văn lẫn Hán văn, mà c̣n về khảo cổ. V́ nội dung bài viết đó tả chi tiết về một cổ vật được coi như vật quốc bảo, được vua Tự Đức nhân cách hóa và phong tước hầu. Đó là chiếc nghiên mực Tức Mặc Hầu. Dưới đáy nghiên mực vô giá này có khắc một bài thơ ngự chế của nhà vua được Ngô Đ́nh Diệm chuyển ngữ và b́nh chú bằng Pháp văn.

 

 

BƯỚC VÀO QUAN TRƯỜNG

 

Năm 20 tuổi ông tốt nghiệp thủ khoa và được cử làm tri phủ, giống như quận trưởng thời Việt Nam Cộng Ḥa. Tuy ông được cấp một chiếc xe kéo với phu xe và lính lệ theo hầu, nhưng thường ông thích cưỡi ngựa rong ruổi khắp nơi để được trực tiếp với dân hầu biết rơ dân t́nh và t́m cách giải quyết nhanh những vấn đề của dân.

 

Chính trong thời gian này thượng thư Nguyễn Hữu Bài đă trực tiếp giới thiệu con gái với vị quan trẻ. Nhưng ông Diệm đă thẳng thắn bày tỏ nỗi ḷng khiến vị thượng thư thất vọng và người thục nữ cũng bẽ bàng. Sau đó cô đă vào ḍng tu để quên mối t́nh vô vọng. Cô Nguyễn Thị Tài, ái nữ thượng thư Nguyễn Hữu Bài, trở thành nữ tu Aimée và cuối đời thành mẹ bề trên ḍng kín Carmelô ở Huế.

 

Năm 1929, ở tuổi 28 ông Diệm được bổ nhậm chức vụ tuần vũ đứng đầu tỉnh Phan Thiết. Trong 4 năm làm việc tại đây ông đă chứng tỏ là một ông quan thanh liêm để hết tâm trí lo cho dân. Nhưng ông cũng quyết liệt cải hóa, hoặc vô hiệu hóa những phần tử cộng sản trong vùng lúc ấy đă bắt đầu xuất hiện với chiêu bài cách mạng chống Pháp, nhưng hành động của họ chỉ là phá rối cuộc sống yên ổn của người dân. Ngay từ lúc ấy ông đă nghiên cứu về Cộng Sản, và thấy chủ trương cách mạng ngoại lai từ học thuyết Mác-xít không hợp với xă hội và truyền thống dân tộc Việt Nam. Hơn nữa những hành động của phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh với chủ trương “trí phú địa hào, đào tận gốc trốc tận rễ” càng khiến ông quyết liệt ra tay tảo thanh các phần tử quá khích hoạt động dưới chiêu bài cách mạng chống Pháp. Về sau Cộng Sản, và những phần tử thân Cộng thường cho rằng ông là tay sai của Pháp. Nhưng đă hiểu con người ông và theo dơi hành động của ông trong suốt cuộc đời làm cách mạng, làm chính trị của ông th́ thấy rơ ông quả thực là một nhà ái quốc .(8)

 

Với những thành tích xuất sắc, đầu năm 1933 ông được vua Bảo Đại cử làm thượng thư bộ Lại là bộ đứng đầu lục bộ, tương đương với chức vụ thủ tướng thời nay. Lúc ấy ông mới có 32 tuổi, những bộ trưởng dưới quyền ông hầu hết đều hơn ông cả chục tuổi. Ngoài chức thượng thư bộ Lại, nhà vua c̣n đặt ông đứng đầu Ủy Ban Cải Cách là một cơ quan tối cao hỗn hợp Việt Pháp, nhằm đem lại nhiều quyền hành hơn cho Triều Đ́nh và chủ quyền cho người dân Việt Nam. Tiếc rằng những cố gắng của ông đụng phải sự ngoan cố của nhà cầm quyền thực dân, khiến ông dứt khoát rời bỏ chức quyền không luyến tiếc. Trái lại nhà vua rất luyến tiếc ông, mặc dù bị ông tố cáo là nhu nhược trước sức ép của Thực Dân. Trong cuốn hồi kư Le Dragon D’Annam (Con Rồng Việt Nam) Bảo Đại đă ghi lại lời ông nói với ông Diệm lúc đó: “mong rằng sự ra đi của quan thượng sẽ mở mắt cho người Pháp.” (9)

 

Hành vi “rũ áo từ quan” này đă được nhà vua thông cảm, nhiều người cảm phục. Nhà cách mạng lừng danh Phan Bội Châu nhân dịp này đă ca ngợi ông Diệm là chí sĩ, vĩ nhân và làm một bài thơ vô đề để bày tỏ ḷng kính phục. Nguyên văn bài thơ thất ngôn bát cú đă được đăng trên báo Tiếng Dân của cụ Huỳnh Thúc Kháng ngày 27-12-1933. Bài này là một trong 10 bài Vô Đề của cụ Phan:

 

Ai biết trời Nam hăy có người

Xịch nghe tưởng ngỡ sấm bên tai.

Lông hồng coi nhẹ vàng muôn lượng

(câu 4 kiểm duyệt bỏ) (10)

Phơi tỏ cùng trời gan đỏ chói

Nhá nhem thây kệ mắt đen thui

Ví chăng kịp lúc làm vai vế

Sau ngựa Châu xin quất ngọn roi.

 

Sào Nam Phan Bội Châu

(Tiếng Dân 27-12-1933)

 

 

17 NĂM HOẠT ĐỘNG BÍ MẬT

 

Sau khi từ bỏ mọi chức tước và bổng lộc của triều đ́nh, ông Ngô Đ́nh Diệm dùng hết thời gian cho việc đọc sách, nghiên cứu chính trị và không ngừng liên lạc với các nhà ái quốc như Phan Bội Châu… ở trong nước và Kỳ Ngoại Hầu Cường Để lúc ấy đang lưu vong ở Nhật.

 

Nhà ông lúc ấy thường có nhiều nhân vật yêu nước lui tới bàn thảo các vấn đề quốc sự. Có tài liệu nói ông có tiếp xúc với Vơ Nguyên Giáp là người đồng hương khi chưa phải đảng viên Cộng Sản, nhưng đă có xu hướng xă hội tả phái rơ rệt. Hai người cố thuyết phục nhau theo ḿnh nhưng không ai thành công.

 

Nơi ông sống lâu nhất trong thời gian này là Huế, tại nhà cha mẹ, ở Phủ Cam, lúc ấy em ông là Ngô Đ́nh Cẩn lúc nào cũng có mặt bên cạnh bà Ngô Đ́nh Khả. Ngày nào ông Diệm cũng đi lễ ở nhà thờ. Sau đó đọc sách nghiên cứu. Những lúc rảnh rỗi th́ cỡi ngựa, đi săn hay chụp h́nh, làm vườn.

 

Một nhân chứng là cụ Vơ Như Nguyện hiện ở Lons, miền Nam nước Pháp, và là thân phụ nha sĩ Vơ Trọng Di ở San Diego, đă kể về ông Diệm trong thời gian này như sau: Bề ngoài ông Diệm có vẻ an phận. Nhưng thực ra ông có những hoạt động bí mật ít người biết. Cụ Nguyện có kể cho cựu trung tá Nguyễn Văn Minh, tác giả cuốn Ḍng Họ Ngô Đ́nh, Giấc Mơ Chưa Đạt câu chuyện sau:

 

Nguyên cụ Nguyện là con của cụ Vơ Bá Hạp, đồng song với cụ Phan Bội Châu,(11) nên có thời gian được gần gụi cụ Phan như con cháu trong nhà. V́ thế có lúc cụ Phan sai chàng trai Vơ Như Nguyện đi theo pḥ cụ Ngô. Một hôm cụ Ngô sai chàng trai Vơ Như Nguyện vào Sài G̣n vận động cho hai đồng chí của cụ Ngô đang bị Pháp giam giữ. Từ đó Vơ Như Nguyện mới được biết hoạt động yêu nước của cụ Ngô, và cũng từ đó trở nên đệ tử thân tín của cụ Ngô.

 

Cùng thời gian ấy thỉnh thoảng Cụ Ngô cũng ghé thăm người anh cả là Ngô Đ́nh Khôi đang làm tổng đốc Quảng Nam, mặc dầu người Pháp đă cảnh cáo ông “không được dùng tư tưởng quá khích của ḿnh làm hại đến sự nghiệp của ông anh”. Có lẽ v́ những cuộc tiếp xúc này mà vào năm 1942 ông Khôi đă bị buộc phải từ chức.

 

Ông Diệm cũng trao đổi thư từ với các nhà ái quốc của một số nước trong vùng như Subha Chandra Bose của Ấn Độ, Soekarno của Nam Dương (Indonesia) là những người đang trông vào sức mạnh đang lên của Nhật Bản sẽ giúp họ giành độc lập cho xứ sở. Tuy nhiên ông Diệm có lư riêng để không chỉ t́m sự viện trợ vật chất hay tinh thần của riêng một cường quốc nào. Mà cố suy nghĩ để t́m ra một con đường riêng cho dân tộc Việt.

 

Khoảng đầu thập niên 40 thế kỷ 20, sau khi cụ Sào Nam Phan Bội Châu, tục gọi Ông Già Bến Ngự, qua đời (1940), ông Diệm lập một hội kín lấy tên là Đại Việt Phục Hưng Hội gồm đại đa số là người Công Giáo miền Trung, gần quê hương ông. Mùa hè năm 1944 cảnh sát Pháp hay tin bèn bắt giam các thành viên của tổ chức này. Ông cũng có một tờ báo riêng. Chủ bút bị Pháp giết. Ông Diệm đă thoát được, nhờ người Nhật giúp che giấu rồi cải trang thành một sỹ quan của Quân Đội Hoàng Gia. Tới Sài G̣n, những tháng sau đó ông tiếp tục được quân Nhật che chở khỏi tai mắt lính kín Pháp.

 

Năm 1943 ông đă phái một đồng chí sang Nhật tiếp xúc với hoàng thân Cường Để là người đang được nước Nhật “cưu mang”. Ư ông muốn đưa hoàng thân về thay vua Bảo Đại là người mà ông không đến nỗi ghét, nhưng chê là “công cụ của Thực Dân”. Nếu kế hoạch này thành th́ có thể ông sẽ là thủ tướng trong một chính thể Quân Chủ Lập Hiến.

 

Nhưng tiếc là người Nhật, lúc ấy đang chia làm hai phe theo hai xu hướng khác nhau. Phe cấp tiến, có lư tưởng muốn giúp các nước vùng Đông Á được hoàn toàn độc lập tự do. Phe bảo thủ hăy c̣n muốn chi phối giới lănh đạo bản xứ. Chẳng may phe sau này lại thắng thế và tư lệnh quân đội Nhật tại Đông Dương lúc ấy lại theo phe này. Họ muốn giữ vua Bảo Đại để “dễ bảo”. Đúng ra họ sợ ông Diệm hơn là ông Cường Để.(12)

 

Trong năm 1944 ông Diệm thường bị thực dân Pháp theo dơi để ngăn cản ông hoạt động chống Pháp. V́ vậy ông thường thay đổi chỗ ở luôn. Lúc th́ ở Huế với ông Ngô Đ́nh Cẩn, lúc th́ vào Sài G̣n hay xuống Vĩnh Long với giám mục Ngô Đ́nh Thục. Một hôm ông từ nhà ông Cẩn ra phố đến khi trở về th́ thấy từ xa xa, gần nhà ông Cẩn có chuyện bất thường. Ông nghi là quân Pháp đă đến t́m bắt ông. Và đúng vậy. Nên ông lỉnh đi t́m một nhà người quen ẩn náu.

 

Hôm sau th́ có tin ông có tên trong danh sách những kẻ bị truy nă. Lập tức ông trốn vào Sài G̣n ẩn náu ở những nhà bạn thân và đồng chí.

 

Từ đó có lúc ông phải nhờ đến quân đội Nhật che chở. Ta đă biết rằng người Nhật lúc ấy đang cho hoàng thân Cường Để (Kỳ Ngoại Hầu Cường Để) cư trú tại nước Nhật. Họ cũng có cảm t́nh với nhà cách mạng Phan Bội Châu với phong trào Đông Du. Mà cụ Phan th́ lại mến phục ông Diệm, kể từ khi được tin ông này từ chức thượng thư bộ Lại để phản đối người Pháp. Cho nên trong thời gian cụ Phan gần như bị giam lỏng ở Bến Ngự th́ lúc ấy ông Diệm cũng hay lui tới nhà ông Ngô Đ́nh Cẩn ở Phủ Cam cách Bến Ngự độ mươi mười lăm phút đi bộ. V́ vậy nhiều người, trong số đó ông Vơ Như Nguyện, cho biết cụ Phan thỉnh thoảng kín đáo tiếp ông Diệm tại nhà và cho các đồng chí của cụ giúp đỡ trong những lúc ông Diệm bị Pháp truy lùng, sách nhiễu.

 

Sau vụ đảo chính 9-3-1945, người Nhật đă giấu không cho vua Bảo Đại biết ông Diệm ở đâu để mời lên làm thủ tướng.(13)

 

Chờ gần một tháng (từ 19 tháng 3 đến 17 tháng 4) không có hồi âm của ông Diệm, nhà vua đă chọn sử gia Trần Trọng Kim thay vào đó. Theo một số người, như Bernard Fall, th́ như thế lại càng hay cho ông Diệm, v́ ông khỏi mang tiếng là thủ tướng bù nh́n do người Nhật dựng lên. Nhưng cũng có người nghĩ, nếu ông Diệm ở vào vị thế của ông Trần Trọng Kim, có thể nhóm ông Hồ đă không có thể cướp được chính quyền một cách quá dễ dàng.

 

Biến cố gọi là cách mạng tháng tám (19-8-1945) khi phát khởi tại miền Trung đă thiêu hủy của ông Diệm một tủ sách gồm gần chục ngàn cuốn tích lũy từ khi ông c̣n là sinh viên.

 

Sau khi Việt Minh cướp chính quyền trên toàn quốc, ông Ngô Đ́nh Diệm đă bị Việt Minh bắt ở Tuy Ḥa và giải ra giam ở Tuyên Quang. Khi ông bị bệnh v́ thiếu ăn và quá cực khổ, th́ Hồ Chí Minh ra lệnh đưa ông về Hà Nội. Tại đây ông đă được lănh tụ Việt Minh mời tham gia chính phủ Liên Hiêp với cương vị bộ trưởng nội vụ. Nhưng ông đă sáng suốt và can đảm từ chối.(14)

 

Cũng có tài liệu cho rằng đă có lúc ông Diệm tính hợp tác với Việt Minh. Nhưng ông đă đặt điều kiện là ông phải được quyền hoạch định chính sách. Dĩ nhiên Hồ Chí Minh không thể nhượng bộ trong vấn đề sinh tử ấy.(15)

 

Ông bị Việt Minh giam một thời gian tại phủ Chủ Tịch. Rồi được phóng thích theo lệnh Hồ Chí Minh. Về sau nhiều cán bộ cao cấp của Việt Minh hối tiếc về sự phóng thích này, và có ư phiền trách “Hồ chủ tịch đă quá rộng lượng mà thả hổ về rừng”. Nhưng lúc ấy ông Hồ cólư để lấy ḷng giới Công Giáo, v́ ông Diệm là một lănh tụ Công Giáo có nhiều ảnh hưởng. Khi bị đàn em như Lê Giản, Vũ Đ́nh Huỳnh can ngăn, ông Hồ đă bảo họ: “hăy v́ người Cha mà thả người con”. Ông Hồ đă nhắc nhở họ bằng câu đồng dao “Đầy vua không Khả, Đào Mả không Bài” (ông Ngô Đ́nh Khả nổi tiếng với câu đồng dao này).(16)

 

Thoát nạn, ông Diệm tập trung tư tưởng vào việc t́m cách tạo một lực lượng thứ 3 vừa chống Pháp vừa chống Việt Minh. Ông tiếp xúc với người kháng chiến để thuyết phục họ bỏ đường lối Cộng Sản. Ông liên lạc với những người có tinh thần quốc gia đang hợp tác với Pháp chống Việt Minh để khuyên họ theo ông.

 

Theo báo cáo của t́nh báo Pháp th́ lập trường của ông được nhiều phần tử Việt Minh ở Nam Bộ quan tâm và cũng có tin là ông suưt có thể giúp cho tướng Nguyễn B́nh đào thoát khỏi hàng ngũ Việt Minh một cách an toàn. Nguyễn B́nh lúc ấy là tư lệnh Việt Minh ở Nam Bộ. Sau đă bị Việt Minh khử trừ qua tay người Pháp.(17)

 

Năm 1947 Ngô Đ́nh Diệm đă cùng với Nguyễn Tôn Hoàn, một người đồng đạo, đang lănh đạo Đại Việt Quốc Dân Đảng lập một liên minh mới lấy tên là Việt Nam Quốc Gia Liên Hiệp. Đă có lúc tổ chức này có triển vọng thành công, v́ hai người đă rút được kinh nghiệm về sự thất bại của mặt trận Thống Nhất Quốc Gia đă được thành lập vào đầu năm ấy tại hội nghị giữa các đảng chống cộng ở Nam Kinh, Trung Quốc. Theo ông Hồ Sỹ Khuê viết trong cuốn Hồ Chí Minh-Ngô Đ́nh Diệm và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam th́ thời gian này ông Diệm có hai tờ báo: Hoa Lư và Tinh Thần và ông Khuê có công đóng góp trong đó. Đó là lúc cựu hoàng Bảo Đại đang ở Hồng Kông sau một chuyến đi công tác do Hồ Chí Minh trao phó. Ông đă lợi dụng dịp này để thoát khỏi vai tṛ trớ trêu dở khóc dở cười phải đóng trong chức cố vấn tối cao của chính phủ Liên Hiệp do Hồ lănh đạo.

 

Ngô Đ́nh Diệm, Nguyễn Tôn Hoàn đă cùng với một số lănh tụ các đảng phái quốc gia cố vấn cho Bảo Đại, yêu cầu ông đứng ra lănh đạo phe Quốc Gia chống Cộng, đồng thời tranh đấu với chính quyền Pháp để thu hồi độc lập hoàn toàn cho Việt Nam.

 

Trong thời gian ở Hồng Kông, ông Diệm ngụ tại khách sạn Paramount. Ngày nào cựu hoàng cũng cho người đón ông Diệm đến để bàn tính cách đối phó với đại diện của cao ủy Pháp Émile Bollaert trong cuộc điều đ́nh về nền độc lập của Việt Nam.

 

Ban đầu mọi người chung quanh Bảo Đại đều tán thành “giải pháp Ngô Đ́nh Diệm”. V́ theo lời cựu thủ hiến Bắc Việt Phạm Văn Bính th́ “Hồi tôi giúp việc Cựu Hoàng ở Hồng Kông tôi chưa từng thấy một chính khách Việt Nam nào được người trong nước và ngoài nước ủng hộ như cụ Ngô”.(18) Nhưng v́ tính cương nghị và lập trường quá cứng rắn (Tout ou rien =có tất cả, hoặc chẳng có ǵ) của ông Diệm trong vấn đề độc lập nên về sau một số tỏ ư chống. Họ bị ông Diệm coi là yếu hèn không đủ sức đương đầu với sự ngoan cố của Thực Dân. C̣n họ th́ tâu với cựu hoàng rằng “Diệm đă vô ơn và vô lễ với cựu hoàng khi từ chức Lại bộ thượng thư, bỏ triều đ́nh, bỏ vua mà ra đi không nghĩ ǵ đến t́nh nghĩa vua tôi. Như vậy th́ lần này không nên trọng dụng hay nghe lời sàm tấu của ông ta nữa.”

 

Nhưng Bảo Đại vẫn quư trọng Ngô Đ́nh Diệm và ủy thác cho ông đại diện cựu hoàng để thương thuyết với cao ủy Pháp Émile Bollaert về tương lai Việt Nam.

 

Trước đó, trong khi cố thuyết phục cựu hoàng và các nhân vật chung quanh cựu hoàng về một lập trường cứng rắn đối với Pháp, ông cũng vận động riêng với các giới chức Pháp để hỗ trợ cho lập trường này. Nhưng không có kết quả.

 

Điều có ư nghĩa, và đáng chú ư là các cuộc đàm luận và tranh căi để vận động cho một nước Việt Nam hoàn toàn độc lập của ông đă phản ánh một quan niệm rơ rệt về một nền cộng ḥa tương lai.(19)

 

Cuối cùng ông Diệm đă thất bại sau một cuộc tranh luận nảy lửa với Bollaert tại dinh Norodom. (20)

 

Không đạt được mục đích là cố đ̣i cho Việt Nam một nền độc lập rộng răi, giống như chế độ Dominion mà người Anh đă dành cho Ấn Độ và Pakistan trước đó một năm, ông Diệm bèn rút ra khỏi đám cận thần của Bảo Đại. Tướng Nguyễn Văn Xuân được cử làm thủ tướng để kư với Bollaert bản thông cáo chung Vịnh Hạ Long ngày 5-6-1948. Theo thông cáo này, Pháp “long trọng nh́n nhận nền độc lập của Việt Nam trong Liên Hiệp Pháp.”(21)

 

Ngày 22-2-1948 ông Diệm mời một số lănh tụ các đảng phái kể cả các giáo phái và đại biểu các tỉnh miền Nam họp tại Sài G̣n để thảo luận về những điều kiện cần đưa ra trong các cuộc thương thuyết với Pháp. Những điều kiện đó là người Pháp phải điều đ́nh với “Đại Hội Các Nhân Sỹ” và chấp nhận vị đại diện do hội đồng này chỉ định như lănh tụ có thẩm quyền nhất của Việt Nam.Nhưng Bollaert đă thoái thác.

 

Một tháng sau, trong một cuộc hội kiến với ông Diệm, Bollaert đă nói thẳng với ông Diệm rằng Việt Nam không thể nào có một thể chế giống như thể chế Dominion của Liên Hiệp Anh được.(22)

 

Ngày 24-3-1948, do sáng kiến của ông Diệm, Hội Đồng Nhân Sỹ làm một kiến nghị xin thành lập một ủy ban nghiên cứu về một chính phủ lâm thời đoàn kết quốc gia. Ông Diệm cho rằng với một chính quyền như thế th́ phe Quốc Gia có thể đương đầu với phe Việt Minh. Lúc ấy Việt Minh đă có hiến pháp, quốc hội do dân bầu. Nhưng những nhân vật xung quanh cựu hoàng Bảo Đại đă nôn nóng có một chính quyền sớm chừng nào tốt chừng đó, bất kể nó có đại diện cho toàn dân hay không.

 

Vào tháng 6 năm 1948, cả Bảo Đại lẫn người Pháp thấy chính phủ mà họ lập nên không hoạt động được. Họ đă xin ông Diệm giúp ư kiến.

 

Ngày 14-6-1948, ông Bảo Đại nhậm chức Quốctrưởng. Liền sau đó mời ông Diệm làm thủ tướng, nhưng bị từ chối. Ông Diệm đ̣i có cải tổ về xă hội, kinh tế và chính trị, là những điều mà người Pháp không thể nào làm được. Những đề xuất đó, đă được phổ biến dưới dạng một bản tuyên ngôn, đă không mang lại kết quả.

 

Không đạt được những cải tổ cần thiết, ông đă tạm lui vào bóng tối, không c̣n xuất hiện trước công chúng nữa.(23)

 

Một tài liệu t́nh báo Pháp được sử gia Pháp Bernard B. Fall nhắc đến trong tác phẩm The Two Vietnams cho biết ngay vào thời gian này, ông Diệm đă nghĩ tới việc sẽ phải nhờ tới Hoa Kỳ giúp, khi chắc chắn sẽ có ngày Pháp bị thất bại và bỏ Việt Nam. Fall cho rằng “đó là một lời tiên tri, nhưng lúc ấy chẳng ai để ư”.(24)

 

Sau khi kư được với Tổng Thống Vincent Auriol hiệp ước Élysée ngày 8-3-1949, theo đó Pháp đă nhượng bộ và dành cho Việt Nam một nền độc lập rộng răi bảo đảm hơn, cựu hoàng Bảo Đại lại nhớ đến Ngô Đ́nh Diệm, mời ông ra làm thủ tướng. Nhưng ông Diệm lại một lần nữa từ chối. V́ thấy qua hiệp ước Élysée, Pháp vẫn c̣n nắm giữ quá nhiều quyền hoạch định các chính sách kinh tế, quốc pḥng và ngoại giao.

 

Tờ L’Écho du Vietnam, ngày 16-6-1949 đă ghi lại lời tuyên bố nói lên tinh túy của lập trường của ông về một nền độc lập thực sự, đầy đủ và quan điểm của ông đối với các người kháng chiến chống Pháp:

“Nguyện vọng của người Việt Nam ỵêu nước chỉ được thỏa măn khi nào dân tộc ta đạt được một quy chế chính trị y hệt như quy chế mà Ấn Độ và Pakistan đă đạt được… Tôi tin rằng muốn công b́nh th́ phải dành những địa vị tốt nhất của xứ sở cho những người xứng đáng nhất: Tôi muốn nói là những thành phần kháng chiến chống Pháp.”

 

Với câu cuối, ông đă phát đi lời kêu gọi tới các thành phần đang theo Việt Minh, v́ bị lầm, tưởng Việt Minh là một phong trào yêu nước. Và đây cũng là đường lối chính sách mà ông theo đuổi cho đến khi lên làm tổng thống và cho đến chết. V́ ông nhận định một cách chính xác rằng chỉ có dành được độc lập hoàn toàn và giữ đúng cương vị của một quốc gia có chủ quyền mới có thể thi đua với Việt Minh, và đánh thắng Việt Minh. Và chỉ có nêu cao được chính nghĩa đó mới ḥng lôi kéo các phần tử kháng chiến yêu nước rời bỏ hàng ngũ Việt Minh để cùng với các người quốc gia chân chính chiến thắng thực dân Pháp và Việt Minh Cộng Sản.(25)

 

Quả thực trong “Lời tuyên bố” nói trên ông Ngô Đ́nh Diệm đă nêu rơ một cách dứt khoát chẳng những lập trường mà cả đường lối và đại cương chương tŕnh hành động của ông. Đó là đấu tranh giành độc lập chính trị và làm cách mạng xă hội đem lại những quyền lợi thiết thực về kinh tế xă hội cho nông dân và công nhân, là những người nghèo, tạo điều kiện cho họ được sống trong tự do và nhân phẩm.

 

 

NHỮNG NĂM SỐNG LƯU VONG

 

Mùa xuân năm 1950, được tin bị Việt Minh kết án tử h́nh khiếm diện, ông Diệm xin nhà cầm quyền Pháp bảo vệ an ninh. Nhưng được trả lời là không đủ cảnh sát để làm việc đó. Ông liền tự hỏi, nên t́m đường sống ở nước ngoài hay là chịu chết ở trong nước? Đến tháng 8, xin được phép đi dự “Năm Thánh” ở Rome, ông đă cùng với bào huynh là giám mục Ngô Đ́nh Thục lên đường sang Ư qua Nhật và Mỹ. Lợi dụng dịp này ông đến thăm Kỳ Ngoại Hầu Cường Để. Theo những ǵ ông Diệm về sau viết cho Wesley Fishel th́ cuộc tiếp kiến giữa hai đồng chí đă diễn ra thân mật và nhiều hứa hẹn.

 

Trước khi rời Sài G̣n sang Nhật ông Diệm đă toan tính để có thể đưa hoàng tử Bảo Long lên thay cha là Bảo Đại để trở lại chế độ quân chủ, và sẽ đưa hoàng thân Cường Để về nhiếp chính v́ lúc ấy Bảo Long hăy c̣n nhỏ. Cường Để có vẻ thích thú với kế hoạch này. Mà thực ra sau đó ông đă t́m cách trở về Việt Nam bằng đường biển. Nhưng đến nơi th́ nhà cầm quyền Pháp không cho nhập cảnh. Đó là lần cuối cùng ông cố về quê hương mà không được. Ông đă qua đời tại Tokyo ngày 6-4-1951, sau 36 năm sống lưu vong. Khi đă lên cầm quyền, ông Diệm đă thu xếp để hài cốt hoàng thân được đưa về an táng tại cố đô Huế. Một lễ truy điệu đă được tổ chức tại ṭa đô chánh Sài G̣n ngày 10-1-1957. (26)

 

Wesley Fishel là người mà ông Diệm gặp tại Tokyo một cách t́nh cờ. Ông ta là một giáo sư đại học Michigan, chuyên đi t́m nhân tài ở Á Châu để giúp trở thành những nhà lănh đạo quốc gia. Ông đă khuyên ông Diệm nên sang Hoa Kỳ để t́m sự ủng hộ của chính quyền.

 

Không cần Fishel khuyên th́ ngay trước khi rời Sài G̣n ông Diệm đă có ư đó rồi. Thế là đầu tháng 9 năm ấy ông Diệm và bào huynh là giám mục Ngô Đ́nh Thục bay sang Mỹ. Khi vừa tới Mỹ hai ông đă ngụ tại Học Viện Văn Hóa Trung Hoa. Hai ông được hồng y Francis J. Spellman, tổng giám mục New York là bạn học cũ của giám mục Ngô Đ́nh Thục tiếp.

 

Ngày 21-9-50 hai ông có tiếp xúc với ông William S. B. Lacy, giám đốc Văn Pḥng Phi Luật Tân và Nam Á Châu tại bộ ngoại giao. Lacy nhận xét, ông Diệm không có chương tŕnh cụ thể hữu hiệu nào để giải quyết những vấn đề trọng yếu của nước ông. V́ vậy bộ ngoại giao Mỹ tỏ ra lạnh nhạt.

 

Thực ra lúc ấy chính quyền Truman đang coi giải pháp Bảo Đại là một giải pháp tốt, và dầu sao Pháp vẫn đang là một đồng minh. Họ thấy lập trường của ông Diệm đối với Pháp quá cứng rắn và không thực tế.

 

Thấy ở lại thêm cũng chẳng ích lợi ǵ, tháng sau ông Diệm bay sang Âu Châu. Ông đă cùng ông anh, giám mục Ngô Đ́nh Thục đến Vatican yết kiến giáo hoàng Pio XII. Sau đó sang Pháp và Bỉ. Tại Pháp ông có tiếp xúc với nhiều giới chức trong chính quyền Pháp và Bảo Đại. Ông cũng ngỏ ư sẵn sàng đứng ra điều khiển chính phủ nếu cựu hoàng muốn. Nhưng Bảo Đại chưa muốn thay đổi người vào lúc này, mặc dù ông Diệm đă tỏ ra mềm dẻo hơn.

 

Có thể nói cho đến cuối năm 1950 thời vận của ông Diệm chẳng có ǵ khả quan. Về nước th́ không được, v́ có thể bị ám sát. Ở lại Âu châu cũng không được. V́ chínhquyền Pháp thấy ông tiếp xúc với nhiều người ghét Pháp, muốn đuổi ông đi. Ông bèn quay trở lại Mỹ và t́m đến những người có cảm t́nh với ông. Trong số này phải kể trước tiên thẩm phán Tối Cao Pháp Viện William O. Douglas, người đă biết rơ ông khi c̣n đang rong ruổi vùng Đông Nam Á, nghiên cứu về các dân tộc Thái, Lào, Miến Điện, Việt Nam, Mă Lai, Tân Gia Ba… để viết tác phẩm nổi tiếng “North From Malaya”. Sau đó là người sáng lập OSS, tiền thân của CIA, và cũng đă từng điều khiển cơ quan t́nh báo này, là William J. Donovan và nhiều nhà báo và chính khách thuộc lữơng viện quốc hội Mỹ như các nghị sĩ John Fitzgerald Kennedy, Mike Mansfield, dân biểu Walter Judd… Trong báo giới th́ đặc biệt có kư giả tên tuổi Gouverneur Paulding.

 

Phần nhiều những nhân vật trên đều chú ư đến tinh thần và lập trường chống cộng và chống thực dân của ông Diệm. Họ ủng hộ ông Diệm chính v́ hai yếu tố chính trị nổi bật ấy, chứ không phải v́ ông là người Công Giáo. Tuy nhiên những nhân vật này, cũng như hồng y Spelman không phải là những người có quyền quyết định đối với chính sách ngoại giao của chính quyền Truman lúc ấy.

 

Đối với các giới chức trong bộ ngoại giao Mỹ, ông Diệm chú trọng đến khía cạnh kỹ thuật mà chính phủ Truman đang viện trợ cho các nước trên thế giới theo một kế hoạch mệnh danh “chương tŕnh điểm 4” có thể coi như sự tiếp nối của kế hoạch Marshall vào năm 1947 dành cho việc tái thiết Âu Châu sau Thế Chiến II. Nhưng chương tŕnh điểm 4 này có một phạm vi hoạt động rộng hơn, bao trùm khắp thế giới.

 

Dưới cái nh́n của các nhà lănh đạo Mỹ, Việt Nam trong bối cảnh chiến tranh lạnh rất cần được sự viện trợ này. Ông Diệm đă nêu lên đúng yêu cầu của xứ sở và của t́nh h́nh. V́ vậy khi ông nên làm Tổng Thống, ông đă nhận được thứ viện trợ kỹ thuật phi quân sự này một cách rất dồi dào.

 

Về mặt này, giáo sư Wesley R. Fishel đă giúp ông một cách đắc lực. Ngay khi vừa tới nhận việc ở trường đại học Michigan, ông đă thu xếp để ông Diệm có việc làm tại trường như một tham vấn chuyên môn. Với nhiệm vụ này, ông Diệm có thể hợp tác với ông Fishel để soạn bản đề nghị xin chính phủ viện trợ cho Việt Nam. Những đề án xin viện trợ này một phần lớn do ư kiến của ông Diệm. Cũng nhờ ông mà cố đô Huế đă sớm nhận được viện trợ kỹ thuật ngay trước khi ông về nước làm thủ tướng.

 

Ngoài ra giới Công Giáo Mỹ cũng giúp ông để có chỗ ở và phương tiên di chuyển sinh sống. Ông thường trú ngụ ở các tu viện Công Giáo, như Mary Knoll ở Ossining, New York, hay ở Lakewood, New Jersey. Từ đó ông đi thuyết tŕnh tại một số trường, đạo có, đời có.(27)

 

Ông cũng tiếp xúc với những người Việt Nam đang sinh sống ở Mỹ và những du học sinh. Trong số này có linh mục Trần Văn Kiệm và gia đ́nh ông Bùi Công Văn là những người giúp ông nhiều nhất. Trong dịp ra mắt bộ Từ Điển Văn Học Việt Nam đồ sộ ba tập của ông ở Quận Cam cuối năm 2007, vị linh mục gần chín chục tuổi này đă kể lại cho người viết về hoạt động và tư tưởng của ông Diệm trong những năm 1951-1953 ở Mỹ. Theo linh mục Kiệm th́ ông Diệm luôn ôm ấp hoài băo đem lại độc lập cho nước và đời sống no ấm, tự do cho dân. Tuy ông phê b́nh ông Bảo Đại hơi mềm yếu, nhưng lúc nào cũng tỏ ra tôn kính và h́nh như muốn ủng hộ ông ấy trở lại ngôi vua trong một chính thể quân chủ lập hiến trong đó ông Diệm sẽ là thủ tướng. Được hỏi có bao giờ ông Diệm ngỏ ư muốn đi tu không, linh mục Kiệm tỏ vẻ ngạc nhiên: “Làm ǵ có chuyện ấy? Trong 2 năm gần ông Diệm, có những lúc ngồi ăn với ông ấy tại ṭa Tổng Giám Mục New York cùng với hồng y Spellman, chưa hề bao giờ tôi nghe ông ấy nói có ư đi tu.”

 

Khi ông Diệm đă lên cầm quyền, linh mục Kiệm cũng có nhiều dịp tiếp xúc với ông và các ông Nhu, đức cha Thục. Ông nhận xét ông Diệm vẫn luôn là người b́nh dị, cởi mở không như ông Nhu hay ông Thục.

 

Trong số những sinh viên Việt Nam đang du học ở Mỹ mà ông Diệm gặp lúc ấy có một số chủng sinh và ông Nguyễn Ngọc Linh, người đă có lần lái xe đưa ông Diệm đi đây đi đó. Khi về nước làm thủ tướng ông Diệm có nhớ tới ông Linh, muốn dùng. Nhưng ông Linh không hợp tác.

 

Đến tháng 5 năm 1953 ông Diệm quyết định trở lại Âu Châu. V́ nhận thấy những nhân vật Mỹ ủng hộ ông nêu trên đều không phải là những giới chức có quyền quyết định. C̣n chính quyền Truman lúc ấy th́ hăy c̣n ủng hộ chính sách của Pháp và giải pháp Bảo Đại tại Việt Nam.

 

Ngày 8-5-53, thẩm phán tối cao William J. Douglas đă tổ chức một bữa ăn trưa thịnh soạn mời những nhân vật tên tuổi có cảm t́nh nêu trên cùng dự đễ tiễn chân ông Diệm.(28)

 

Sang Âu châu lần này ông Diệm đến ngụ tại một nhà ḍng thánh Bê Nê Đích Tô ở Bỉ. Tại đây ông có dịp gặp và trao đổi với linh mục Raymond de Jaegher là một học giả uyên thâm về các vấn đề Cộng Sản Á Châu, nhất là Trung Cộng. Khi ông Diệm đă lên làm tổng thống người ta thấy vị linh mục này trong số những cố vấn của chính phủ Việt Nam.

 

Trong lúc bôn ba nơi hải ngoại, ông Diệm vẫn theo dơi và trông chờ vào hoạt động của người em uyên bác là Ngô Đ́nh Nhu ở trong nước. Ông Nhu từng du học tại Pháp, có bằng cử nhân Pháp, sau lại tốt nghiệp tại trường École des Chartes nổi tiếng lúc ấy. Ông Nhu đă chịu ảnh hưởng của hai triết gia Công Giáo là Emmanuel Mounier và Jacques Maritain. Thuyết “ngôi vị” (personalisme) của Mounier và thuyết nhân bản (Humanisme Intégrale) của Maritain đă gợi hứng cho ông Nhu đưa ra thuyết Nhân Vị Việt Nam, lấy đó làm chủ thuyết của một đảng mới. Năm 1952 ông Nhu đă âm thầm cùng với một nhà hoạt động công đoàn là ông Trần Quốc Bửu thành lập đảng bí mật này. Ông Bửu, tuy không phải Công Giáo, nhưng lại chịu ảnh hưởng của các tổ chức công đoàn Ki Tô Giáo ở Paris, là nơi ông đă từng sinh sống trong một thời gian vắn, trước khi về hợp tác với ông Ngô Đ́nh Nhu.

 

Ông Nhu, một lư thuyết gia, và ông Bửu, một nhà hoạt động công đoàn, đă đặt tên cho đảng mới của hai ông là đảng Công Nông, sau đổi thành Cần Lao Nhân Vị Cách Mạng Đảng.(29) Sau khi đệ nhất Cộng Ḥa bị lật đổ, những người không ưa ông Nhu thường gọi tắt là đảng Cần Lao, với hàm ư xấu. Nhưng thực ra hai chữ cần lao gói ghém tất cả chủ trương và đường lối mà ông Diệm đă công bố trong một bản tuyên ngôn trước đó đă lâu. Hai chữ đó bao hàm sự lao động cực nhọc của hai giới thợ và dân cầy, những người nghèo khổ chiếm đa số dân Việt. Nó cũngtương tự na ná như sự “liên minh công nông” trong đường lối của Lê-nin. Theo Henry G. Fairbanks th́ “Cộng Sản sợ cái ư thức hệ này c̣n hơn 170,000 quân của ông Diệm được trang bị bằng vũ khí của Mỹ.” (30)

 

H́nh 1: Gia đ́nh ông Ngô Đ́nh Nhu và 2 bào huynh

 

Dĩ nhiên các ông Diệm, Nhu có đọc Lê-nin. Nhưng, là người Công Giáo ngoan đạo, họ đă lấy hứng từ học thuyết xă hội Công Giáo hàm chứa trong Tông huấn (Encyclical, mà nhiều người cũng dịch là Thông Điệp) Tân Sự (Rerum Novarum, ban hành năm 1891) của cố giáo hoàng Lê-ô XIII. Trí thức Công Giáo ai cũng biết Tông huấn này. Ông Nhu chủ trương học thuyết xă hội theo lư tưởng đó và đă cùng với ông Bửu lập một tờ báo lấy tên Xă Hội.

 

Đặt trụ sở tại số 8 đường Ypres, Sài G̣n. Tờ báo này đă cổ vơ cho tổ chức và các hoạt động công đoàn của ông Bửu. Công Đoàn này lúc ấy (1953) đă trở thành một chi nhánh của Nghiệp Đoàn Lao Động Ki Tô Giáo thế giới có trụ sở ở Brussel, thủ đô Bỉ.

 

Trong khi ông Diệm hoạt động ở Âu Châu để chờ thời, th́ ở Việt Nam, ông Nhu đă vận động được một số đông người vốn ủng hộ ông Bảo Đại để đưa ra một sức ép đ̣i Bảo Đại phải cứng rắn hơn với Pháp.

 

Nhân vụ Pháp tự ư phá giá đồng bạc Đông Dương vào tháng 5-1953, gây bất b́nh cho nhiều phần tử quốc gia, ông Nhu đă vận động những phần tử này để họp đại hội lấy tên là “Đại Hội Đoàn Kết” vào đầu tháng 9-1953, khi ông Bảo Đại vừa rời Sài G̣n sang Pháp.

 

Mục đích của đại hội là đ̣i độc lập hoàn toàn cho Việt Nam. Trong đại hội này ông Nhu đă quy tụ được đông người thuộc các giáo phái Cao Đài, Ḥa Hảo và cả tướng Bảy Viễn của B́nh Xuyên.

 

Tuy đại hội này không thành công theo ư muốn, nhưng nó đă khiến Bảo Đại phải cho mở một đại hội của ông tại Sài G̣n vào ngày 12-10-53, với mục đích lấy lại uy thế đă bị sứt mẻ do đại hội đoàn kết gây ra. Nhưng kết quả lại cũng ngoài ư muốn của Bảo Đại. V́ cuối cùng vào ngày 16-10, các đại biểu bỗng thông qua một nghị quyết đ̣i Việt Nam được độc lập hoàn toàn, đúng như đ̣i hỏi mà ông Diệm đă một mực đ̣i cho bằng được ngay từ ban đầu.

 

Có lẽ ông Bảo Đại đă đoán trước được kết quả ấy, cho nên đă thay đổi hẳn thái độ với ông Diệm. Ông đă tiếp ông Diệm lần đầu trong 4 năm tại Paris. Và sau đại hội, ngày 26 -10-1953, trong một cuộc tiếp kiến lần thứ hai, ông đă ḍ ư liệu ông Diệm có muốn nhận chức thủ tướng không.

 

Nhưng theo Devillers trong End of a war (trang 223) th́ quan trọng hơn cả là mặt trận An Toàn Quốc Gia (Front of National Safety) của ông Nhu thành lập ngày 27-5-54 đ̣i “thành lập ngay tức khắc một chế độ mới để chống Cộng và nhấn mạnh rằng Ngô Đ́nh Diệm là người đủ khả năng lănh đạo”.

 

Trong khi liên hệ giữa cựu hoàng và cựu thương thư bộ lại ấm áp trở lại, th́ chiến cuộc trong nước trở nên sôi động và có chiều nghiêng hẳn về phía Cộng Sản.

 

Tại hội nghị Genève, Thụy Sỹ (bắt đầu họp ngày 26-4-54 để bàn về vấn đề Cao Ly) người ta cũng bắt đầu bàn đến vấn đề Đông Dương.

 

Tại Việt Nam, vào trung tuần tháng 3-1954, Tướng Navarre, tư lệnh quân Pháp đă muốn giương một cái bẫy để nhử Cộng Quân vào chết tại một khu ḷng chảo gầnbiên giới Việt-Lào là Điện Biên Phủ. Nhưng, tương kế tựu kế, Hồ Chí Minh và Vơ Nguyên Giáp đă được các tướngTầu Trần Canh và Vi Quốc Thanh cố vấn và giúp điều động quân sĩ và hàng vạn dân phu bí mật ngày đêm kéo đại pháo lên các sườn núi vây quanh quân Pháp, xuất kỳ bất ư tấn công tiêu diệt và làm bị thương gần mười ngàn quân Pháp. Sau 55 ngày cầm cự, tướng thủ thành De Castries đă đầu hàng và trao Điện Biên cho quân chiến thắng. Số thương vong của bên thắng c̣n có phần nhiều hơn bên thua. Đó là ngày 7-5-54.

 

Biến cố này đă khiến Pháp phải tính chuyện rút khỏi Bắc Việt để tập trung phương tiện đối phó với vấn đề Algérie đang trở nên cấp bách.

 

Trong t́nh h́nh nước sôi lửa bỏng ấy, Bảo Đại đă cho vời Ngô Đ́nh Luyện là em út của Ngô Đ́nh Diệm và cũng là bạn học khá thân với Bảo Đại khi nhà vua c̣n du học ở Pháp trước khi trở về nước. Cựu hoàng nhờ người em đi t́m người anh đến gặp gấp.

 

Lần này Bảo Đại đă tính thay thế hoàng thân Bửu Lộc bằng Ngô Đ́nh Diệm trong chức thủ tướng. Th́ cũng vừa đúng lúc nước Pháp không c̣n muốn bấu víu lấy Đông Dương nữa, nên ngày 4 -6-54 đă kư với chính phủ Bửu Lộc một hiệp ước trao trả độc lập hoàn toàn cho Việt Nam.

 

Trước khi trao trọng trách cho ông Diệm, ông Bảo Đại đă ḍ ư nhiều người kể cả Mỹ, Pháp. Đối với các đảng phái Quốc Gia, ông đă ghi lại trong hồi kư Con Rồng Việt Nam (trang 514-515) rằng ông đă “vời tới Cannes các lănh tụ của tất cả các phong trào chính trị và tôn giáo ở Việt Nam để hỏi ư kiến… về việc thay Bửu Lộc bằng Ngô Đ́nh Diệm để cầm đầu chính phủ. Tất cả hoan nghênh ư kiến của tôi.”

 

Hai ngày sau Pháp cho Bảo Đại biết họ không c̣n chống việc để con người “tout ou rien” lănh đạo chính phủ.

 

1 Đây chỉ là bản tóm tắt hết sức đại cương. V́ tuổi tác và bệnh tật, người viết đă phải bỏ tham vọng viết một tiểu sử tương đối đầy đủ hơn.

 

2 Chín người con cụ Ngô Đ́nh Khả xếp theo thứ tự như sau Ngô Đ́nh Khôi, Ngô Đ́nh Thị Giao (tức bà Thừa Tùng), Ngô Đ́nh Thục (sau là tổng giám mục), Ngô Đ́nh Diệm, Ngô Đ́nh Thị Hiệp tức bà Nguyển Văn Ấm (thân mẫu Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận), Ngô Đ́nh Thị Hoàng, tức bà Cả Lễ, Ngô Đ́nh Nhu, Ngô Đ́nh Cẩn, Ngô Đ́nh Luyện.

 

3 Theo Anthony Travick Bouscaren, The Last of the Mandarins: Diem Of Vietnam, Duquesne University Press, Pittsburg, PA, 1965, trang 13.

Có nguồn tin trái ngược cho rằng ông Ngô Đ́nh Khả là bổn đạo mới? Nhưng có một điều chắc chắn là thuở thiếu thời ông đă vào tu trong chủng viện và được nhà chung cho đi du học tại Pi-năng, thuộc Mă Lai.

 

4 Trường Quốc Học được thành lập năm 1896 và tồn tại cho đến năm 1975, khi Cộng Quân chiếm miền Nam. Tại trường này ở Huế từng có tấm bia kỷ niệm với những vần thơ sau:

“Trường Quốc Học ấy ai xây dựng?

Sáu mươi năm đứng vững giữa trời.

Đế Kinh nhắc nhở tên người

Cụ Ngô Đ́nh Khả muôn đời tiếng thơm…

Dựng bia kỷ niệm đôi lời,

Ghi ơn người trước, nhắn đời người sau.”

(Kư tên Tôn Thất Sa).

 

5 Ông rời kinh đô, đem gia đ́nh về quê sống một cuộc đời nông dân cực khổ. Dân Huế đă một thời ngưỡng mộ, ca tụng ông qua câu đồng dao: “Đầy vua không Khả, Đào mả không Bài” mà chính ông Hồ Chí Minh đă từng nhắc lại coi như cái cớ để tha chết cho con ông là Ngô Đ́nh Diệm khi ông này sa vào tay Việt Minh hồi 1945.

Theo Giáo Sư Nguyễn Ngọc Phách, tác giả cuốn Việt Sử Đương Đại qua 200 câu vè bất hủ (Melbourne, Australia, 2007 trang 42) th́ vào năm 1906 viên khâm sứ (Pháp) Lévêque đă ép các quan đại thần kư kiến nghị đầy vua Thành Thái. Nhưng Ngô Đ́nh Khả là vị quan duy nhất không chịu kư. Ít lâu sau một viên khâm sứ tên Mahé lại đ̣i quật mồ vua Tự Đức để t́m quư vật. Lần này chỉ duy có đại thần Nguyễn Hữu Bài không chịu kư. Trong bộ Việt Sử Tân Biên (tập VII), sử gia Phạm Văn Sơn cũng ghi như vậy. C̣n về việc ông Hồ Chí Minh nhắc câu ca dao trên để lấy cớ tha ông Diệm th́ do nhà văn Vũ Thư Hiên, con ông Vũ Đ́nh Huỳnh từng là thư kư riêng của ông Hồ thuật lại trong tác phẩm Đêm Giữa Ban Ngày (Văn Nghệ xuất bản tại Cali năm 1997, trang 226 và 227) mà chúng tôi đă trích đăng trong phần Phụ Lục cuốn Ngô Đ́nh Diệm Lời Khen Tiếng Chê (Thông Vũ tái bản lần thứ 2 năm 2002) trang 339-340.

Trái lại, trong một cuốn về lịch sử Phật Giáo ở trong nước do nhà sư đă hoàn tục Lê Mạnh Thát đề tựa có đổi câu ca dao trên thành “Đầy vua ông Khả, Đào Mả ông Bài” có ư kết tội hai ông này thay v́ ca ngợi. Về chuyện đổi trắng thay đen này, tác giả Huỳnh Hữu Ủy, trong một bài khảo luận dài 11 trang về cụ Phan Bội Châu đăng trên nguyệt san Thế Kỷ 21 số 208, tháng 8 năm 2006 (trang 35) đă viết: “Tôi là người Huế, mới 5 tuổi đă biết đến câu đồng dao ấy rồi. Vậy mà gần đây, trong quyển sách Lịch Sử Phật Giáo Xứ Huế của Thích Hải Ấn và Hà Xuân Liêm, với lời đề tựa của Tiến Sĩ Lê Mạnh Thát, viết rằng: “Ngô Đ́nh Khả người làng Đại Phong, Quảng B́nh, là người đă kư giấy cho bọn thực dân Pháp đầy vua Thành Thái sang Réunion. Dân Huế c̣n truyền tụng câu: “Đầy vua ông Khả, Đào mả ông Bài”, tức Nguyễn Hữu Bài, Ngô Đ́nh Khả cũng làm đến chức thượng thư trong triều đ́nh Huế.”(Thích Hải Ấn, Hà Xuân Liêm, Lịch Sử Phật Giáo Xứ Huế, nxb Tp HCM, trang 356. Hỡi ôi, viết sử mà như thế th́ chẳng biết họ viết cái ǵ? Lịch sử PGXH in rất đẹp, dầy hơn 730 trang, biên soạn có vẻ công phu với một thư mục tham khảo rất phong phú, nhưng đáng tiếc thay, chỉ là một nguồn tài liệu bất khả tín!”

 

6 Ông được vị đại thần số một lúc ấy là cụ Tôn Thất Hân, phó quan quận vương, phụ chánh thân thần, giúp đỡ một cách kín đáo, mỗi tháng cấp cho 10 Đồng để sinh sống. Măi đến thời vua Khải Định ông mới được vị vua này bênh đỡ cho truy lănh lương bổng trong những năm bị tước hết bổng lộc. (Xem Nguyễn Văn Minh, Ḍng Họ Ngô Đ́nh, giấc mơ chưa đạt, nxb Hoàng Nguyên 2003, trang 14)

 

7 Xin xem Our Vietnam nightmare của Marguerite Higgins, nxb Harper & Row, 1965, trang 159.

 

8 Robert Shaplen, A Reporter in Vietnam, N. Y. Sept 22, 1962, trang 103 Và Bernard Fall, The Two Vietnams, NY Praeger, 1963, trang 239.

 

9 Xin xem Con Rồng Việt Nam, bản dịch của Nguyễn Phước Tộc, California, 1990, trang 93.

 

10 Câu bị kiểm duyệt này về sau được cụ Phan xác nhận với ông Thiết Mai Tôn Thất Cảnh trong một cuộc phỏng vấn đăng trên báo Ánh Sáng số ngày 11-11-1935 như sau: “Ngôi báu xem nhường dép nửa đôi.”

Về hai câu cuối, ông Vương Đ́nh Quang nguyên là thư kư của cụ Phan đă có dịp được hỏi cụ Phan, sao cụ lại hạ ḿnh đến thế, v́ dù sao Ngô Đ́nh Diệm chỉ là kẻ hậu bối. Cụ Phan bèn trả lời đại ư, cụ là người hoạt động cách mạng. Chứ nếu ở trong quan trường th́ chưa chắc được như ông Diệm. (Xem Thế Kỷ 21 tháng 8-06, trang 29.)

 

11 Cụ Vơ Bá Hạp c̣n là đồng song với thân phụ ông Hồ Chí Minh là Nguyễn Sinh Sắc. Nên đă có thời gian, sau khi bị cách chức, ông Nguyễn Sinh Sắc đă dẫn các con vào Huế tá túc tại nhà thân phụ của cụ Vơ Bá Hạp là Vơ Văn Giáp. Đó là Nguyễn Sinh Khiêm, tức Nguyễn Tất Đạt và Nguyễn Thị Thanh, tự Liên. Xem Nguyễn Lư Tưởng: Thuyền Ai Đợi Bến Vân Lâu, Nam Cali, 2001, trang 73-75.

 

12 Anthony Trawick Bouscaren, tác giả cuốn The Last Of The Mandarins: Diem of Vietnam (Ông quan cuối cùng, Diệm của Việt Nam), Duquesne University Press, Pittsburg, PA, 1965 đă trích dẫn Joseph Buttinger, tác giả Viet Nam, The First Five Years, Ann Arbor: University of Michgan Press, 1959, pp 43, 30, để cho rằng mặc dầu dân Huế có biểu t́nh ủng hộ ông Diệm, muốn ông ra chấp chính, ông Diệm đă từ chối lời mời của Bảo Đại.

 

13 Trong cuốn Histoire Du Viet-Nam de 1940 à 1952, troisième édition revue et corrigée, Édition du Seuil, Paris VIè, 1952, p. 126, tác giả, sử gia Philippe Devillers cho biết ngày 19-3- 1945 toàn thể nội các (6 bộ) từ chức theo lời yêu cầu của vua Bảo Đại. Nhà vua tham khảo ư kiến của nhiều người th́ hầu hết cũng đề cử Ngô Đ́nh Diệm đứng ra lập nội các. Nhưng ông Diệm đă không trả lời hai thông điệp của nhà vua. Tác giả cho rằng v́ ông Diệm không ưa ông Bảo Đại, mà chỉ gắn bó với hoàng thân Cường Để. Đợi lâu không được, cuối cùng, ngày 17 tháng 4 vua Bảo Đại đă chỉ định sử gia Trần Trọng Kim. Nơi trang 63 Tác phẩm trên, Devillers đă viết ông Diệm là người nổi tiếng về sự liêm khiết toàn hảo, về khả năng và sự thông minh (réputé pour sa parfaite intégrité, sa compétence, et son intelligence).

Theo nữ tiến sĩ Ellen Hammer th́ lúc ấy ở Huế có biểu t́nh lớn ủng hộ ông Diệm, kêu gọi ông đứng ra lập nội các. (Xem Richard W. Lindholm, Viet-Nam, The First Five Years (1954-1959), Michigan State University Press, 1959, trang 43)

Theo kư giả và sử gia Joseph Buttinger th́ lúc ấy ông Diệm và người Nhật đă không tin nhau nữa. (Xem The Smaller Dragon, nxb Frederick A. Praeger, NY 1958, trang 443)

Nhà thơ Thái Thủy, hiện ở miền Nam Cali, có lần cho người viết biết chính ông, hồi c̣n nhỏ, đă được đọc chiếu của vua Bảo Đại cử ông Trần Trọng Kim làm thủ tướng. Trong tờ chiếu nhà vua nêu rơ lư do bổ nhiệm này là v́ “đă nhiều lần mời “Ngô Huynh” không được nên cử “Trần học sĩ”.” Khi được mời làm thủ tướng, chính ông Trần Trọng Kim cũng đă xin nhà vua hăy chọn Ngô Đ́nh Diệm. Chỉ đến khi biết không liên lạc được với ông Diệm, ông Kim mới nhận.

 

14 Về việc này, sử gia Pháp Bernard B. Fall đă thuật lại như sau trong cuốn The Two Vietnams (Fredrick A. Praeger, USA 1967, trang 240): “Ông Hồ vốn biết ông Diệm có thiên tài về hành chính và quản trị, và cũng thấy rơ sự kém cỏi khủng khiếp của đàn em ḿnh trong lănh vực khó khăn đó, nên đă cho mời vị quan này đứng về phe ḿnh và đề nghị trao ông chính cái công việc mà ông đă làm dưới quyền Bảo Đại: Bộ Nội Vụ. Ông Diệm đáp lại mời đó bằng thái độ tiêu biểu của con người ông: “Tại sao ông giết anh tôi?” Ông Diệm hỏi. “Đó là một sự lầm lẫn” Ông Hồ trả lời. “Đất nước đang rối bời. Không sao tránh được.” Ông Diệm giận dữ, quay gót đi ra.”

 

15 Edward Miller: Vision, Power and Agency: The Ascent of Ngô Đ́nh Diệm, Journal of Southeast Asian Studies, 35 (3) pp 433-458 October 2004. Printed in the United Kingdom.

16 Đêm Giữa Ban Ngày của Vũ Thư Hiên, Văn Nghệ, Nam Cali, 1997 trang 226-227.

 

17 Trần Thị Liên, Les Catholiques et La République Démocratique du Vietnam, do Edward Miller trưng dẫn.

 

18 Trích bài “Ông vua của nền Cộng Ḥa Đệ Nhất: Ngô Đ́nh Diệm” đăng trên báo Đời số 29, Sài G̣n, ngày 23-10-1970. Cựu thủ hiến Bắc Việt c̣n cho biết chi tiết:

“Nhiều nhà cách mạng lưu vong như Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Tường Long yêu cầu tôi yểm trợ giải pháp Ngô Đ́nh Diệm. Những lănh tụ chống cộng có tâm huyết như Phan Quang Đán, Đinh Xuân Quảng, Nghiêm Văn Tri tỏ ư rất nhiệt thành với giải pháp Ngô Đ́nh Diệm.

“Ở trong nước, ngoài Bắc có nhóm Nghiêm Xuân Thiện, Trần Trung Dung, trong Trung có nhóm Trần Văn Lư, trong Nam có nhóm Trần Văn Đỗ đại diện các nhà trí thức, mỗi người đều đặt tin tưởng vào giải pháp Ngô Đ́nh Diệm. Ngoài ra, đồng bào Công Giáo, đồng bào di cư cũng nhiệt liệt ủng hộ cụ Ngô. Tuy nhiên, tôi phải thanh minh rằng sở dĩ tôi đặt hy vọng vào giải pháp Ngô Đ́nh Diệm một phần lớn v́ t́nh cảm và quá khứ: tôi đă chứng kiến cụ Ngô trưởng thành trong khung cảnh thanh cao, đạo đức và liêm khiết.”

 

19 Devillers, Histoire du Viet-Nam, trang 425-429 được Edward Miller dẫn trong Vision, Power and Agency: The Ascent of Ngo Dinh Diem.

 

20 Về vấn đề này ông Phạm Văn Bính, nguyên thủ hiến Bắc Việt, đă nói rơ trên báo Đời số 29 ngày 23-10-1970. Chúng tôi xin trích mấy hàng sau đây:

“Tôi nhớ lại hồi ở Hồng Kông, ngày nào Cựu Hoàng cũng muốn gặp cụ Ngô một lần để thảo luận về cách đối phó với đại diện của cao ủy Bollaert đến điều đ́nh. Một sự kỳ lạ là chỉ khi nào tôi mang xe hơi xuống khách sạn Paramount đón, cụ Ngô mới bằng ḷng lên gặp Cựu Hoàng. Ngoài tôi ra, Cựu Hoàng phái bất kỳ ai đi triệu, cụ Ngô cũng cương quyết khước từ. Về vấn đề cá nhân, phẩm hạnh, cụ Ngô bao giờ cũng tỏ ra khó tính, cứng rắn gần như bướng bỉnh.

“Nhiều khi cụ ngồi trong pḥng riêng, đàm thoại tay đôi với Cựu Hoàng trong ba bốn tiếng đồng hồ luôn. Lúc ra về, nét mặt cụ thường đăm chiêu, có khi rơm rớm nước mắt. Do đó, tôi nhận thấy cụ là một người giàu cảm t́nh, dưới một bề ngoài khắc khổ nghiêm trang.

“Điều tôi chú trọng hơn hết ở cụ Ngô là đối với Cựu Hoàng bao giờ cụ cũng giữ lễ vua tôi, mặc dầu Cựu Hoàng đối với cụ lúc nào cũng ân cần niềm nở. Chưa bao giờ tôi thấy cụ bỏ giọng nói đều đều từ tốn cùng một cử chỉ điềm đạm, một dáng điệu uy nghi nhưng không kém phần lễ độ.

“Trong sự giao tiếp hàng ngày giữa Cựu Hoàng và cụ Ngô, tôi thấy thiếu một sự thông cảm có thể ràng buộc hai người trong một cuộc hợp tác chân thành và bền vững.

“Cụ Ngô thuộc hạng người quân tử theo đạo Khổng Mạnh, ngay thẳng quen sống khắc khổ trong tinh thần, không thể chấp thuận một cuộc đời phóng khoáng, cởi mở, dân chủ, hồn nhiên như đời sống tự do của Cựu Hoàng do phong tục Tây phương đưa lại.

“Từ lúc ban đầu, khi c̣n sống lưu vong với Cựu Hoàng ở Hồng Kông, tôi có cảm tưởng rơ rệt cụ Ngô có ư định giúp Cựu Hoàng lập một chế độ quân chủ lập hiến trong đó cụ sẽ là vị thủ tướng được vua trao cho trọn quyền điều khiển, lập một nội các chiến tranh do cụ lănh đạo, giống như nội các Winston Churchill ở nước Anh trong thời thế chiến thứ hai.

“Tuy nhiên, trong giới “cận thần” của Cựu Hoàng, một số đông không muốn có một thủ tướng cứng rắn như cụ Ngô. Đă có lần cụ Ngô bảo tôi: “- Chú tâu với Ngài nếu Ngài muốn tôi lên chầu Ngài luôn, trước hết Ngài hăy cho phép tôi quét sạch cửa ngơ. Tôi không muốn bọn Việt gian thân Pháp lúc nào cũng lẩn quẩn bên Ngài.

“Lời nói quyết liệt của cụ Ngô làm phật ư nhiều người trong giới cận thần của Cựu Hoàng và thúc đẩy sự thành lập một phe phản đối giải pháp Ngô Đ́nh Diệm. Nhóm phản đối Ngô Đ́nh Diệm nói với Cựu Hoàng:“- Ngô Đ́nh Diệm đă ly khai với Ngài một lần ở Huế khi c̣n là Lại Bộ Thượng Thư. V́ ghen tức với Phạm Quỳnh, Ngô Đ́nh Diệm đă đóng mạnh cửa ra đi, không kể đến t́nh nghĩa vua tôi. Họ Ngô không phải là bề tôi trung thành của nhà Nguyễn.

“Thay mặt nhóm ủng hộ giải pháp Ngô Đ́nh Diệm, tôi phản công lại: “- Cử chỉ của Ngô Đ́nh Diệm đối với Phạm Quỳnh là một cử chỉ cao quí. Những người dám treo ấn từ quan để tỏ rơ thái độ, bỏ hết công danh phú quư đi theo tiếng gọi của lương tâm, đếm trên đầu ngón tay không được mấy người. Một lănh tụ được cả nước trọng vọng về tính t́nh trong sạch liêm chính như Ngô Đ́nh Diệm rất hiếm. Bệnh tham nhũng là một thứ ung thư của dân tộc Việt Nam, cần phải có một người cương nghị như họ Ngô mới ḥng chữa nổi bệnh này.

“Kẻ bàn đi, người nói lại, kết cục giải pháp Ngô Đ́nh Diệm không thành h́nh sau một cuộc đàm phán nẩy lửa giữa cụ Ngô, đại diện Cựu Hoàng và cao ủy Bollaert, đại diện nước Pháp trong dinh Norodom bây giờ là dinh Độc Lập.”

 

21 Đây là một thỏa ước mang chữ kư của cao ủy Pháp Émile Bollaert và thủ tướng Nguyễn Văn Xuân, có sự phê chuẩn của quốc trưởng Bảo Đại, nhưng được phổ biến dưới h́nh thức một thông cáo chung. Thường gọi là Thông Cáo Chung Vịnh Hạ Long. Theo thỏa ước này th́ Pháp công nhận nền độc lập của Việt Nam. Và Việt Nam chấp nhận ở trong Liên Hiệp Pháp. Nền độc lập của Việt Nam chỉ bị giới hạn bởi khuôn khổ của Liên Hiệp Pháp. Việt Nam cam kết tôn trọng các quyền lợi quốc gia của Pháp, tôn trọng các nguyên tắc dân chủ, và sẽ ưu tiên dùng cố vấn và kỹ thuật viên người Pháp cho nhu cầu tổ chức nội bộ và kinh tế của Việt Nam. (Devillers, SĐD trang 431-432).

Theo Phụ Đính III nơi trang 576 cuốn Con Rồng Việt Nam th́ liền sau và dưới chữ kư của thủ tướng Xuân có ghi tên các vị sau đây: Nghiêm Xuân Thiện, Đặng Hữu Chí, Phan Văn Giáo, Nguyễn Khoa Toàn, Đinh Xuân Quảng, Trần Văn Hữu, Lê Văn Hoạch. Nhưng không thấy danh tánh của quốc trưởng Bảo Đại. Nhưng các tài liệu của Pháp Mỹ đều nói Bảo Đại chứng kiến và kư phê chuẩn (contresigner).

Những tài liệu nói Bollaert kư với Bảo Đại là sai. Bảo Đại chỉ kư với Tổng Thống Pháp Vincent Auriol thỏa ước Élysée ngày 8-3-1949.

 

22 Devillers SĐD trang 425-427.

 

23 The Last of the mandarins: Ngo Dinh Diem of Vietnam by Anthony Trawick Bouscaren, trang 28.

 

24 SĐD trang 241-242. Cuốn The Two Vietnams, xuất bản năm 1963 trước khi ông Diệm bị lật đổ, được sửa chữa, bổ sung và tái bản 2 lần vào những năm 1964 và 1967. Ư này lấy từ lần tái bản thứ 2, năm 1967. Xem nguyên văn đầy đủ trong Ngô Đ́nh Diệm, Lời Khen Tiếng Chê của Minh Vơ lần tái bản thứ 2 năm 2002, trang 91-92 và 97.

 

25 Xin xem “Lời tuyên bố của chí sĩ Ngô Đ́nh Diệm ngày 16- 6-1949” được in lại trong tập san “Con Đường Chính Nghĩa: Độc lập, Dân chủ: Hiệu triệu và diễn văn quan trọng của Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm”, tập I, do Sở Báo Chí và Thông Tin, Phủ Tổng Thống, năm 1956, trang 221-222.

 

26 Xem Struggle For Indochina của Ellen Hamer trang 275 và Việc Từng Ngày của Đoàn Thêm tr. 211.

 

27 Trong thời gian này ông Diệm có làm một bài thơ gửi gắm tâm tư về sau có người ghi lại. Chúng tôi đă được Giáo Sư Nguyễn Ngọc Phách ở Úc gửi cho cùng với bài họa của cụ Tôn Thất Tuệ ở Montréal, Canada. Xin ghi lại đây để độc giả thưởng lăm.

 

Bài thơ ông NĐD làm khi ở Mỹ năm 1953

 

Nỗi ḷng

Gươm đàn nửa gánh quẩy sang sông

Hỏi bến: thuyền không lái cũng không

Xe muối nặng nề thương vó kư

Đường mây rộng răi tiếc chim hồng

Vá trời lấp biển người đâu tá

Bán lợi mua danh chợ vẫn đông

Lần lữa nắng mưa theo cuộc thế

Cắm sào đợi nước thuở nào trong?

Ngô Đ́nh Diệm, Hoa Kỳ 1953

 

Bài họa của cụ Tôn Thất Tuệ Montréal, Canada, 2007, nhan đề:

 

Danh thơm ngời thanh sử

Sống thác đành theo vận núi sông.

Bao nhiêu tâm huyết hóa thành không.

Tài năng nguyền hiến quê Nam Việt.

Tiết tháo thề dâng giống Lạc Hồng.

Quân tử trung kiên chừng thấy ít,

Tiểu nhân loạn tặc quả rằng đông.

Danh thơm muôn thuở ngời thanh sử,

Hậu thế ngh́n sau rơ đục trong.

Tôn Thất Tuệ (Montréal, 2007)

 

28 Ngoài ông Ngô Đ́nh Diệm và 6 nhân vật kể trên, trong bữa tiệc c̣n có sự hiện diện của giám mục Việt Nam Hoàng Văn Đoàn và 3 người Mỹ khác là Bill Costello phóng viên hăng CBS; Ray Newton, một viên chức của ủy ban phụ trách những người bạn Mỹ; và Edmund S. Gullion, một viên chức bộ Ngoại Giao phụ trách hoạch định chính sách. Chú thích này ghi theo Giáo sư Edward Miller, Journal of Southeast Asian Studies, tháng 10-2004

 

29 Theo ông Cao Xuân Vỹ th́ cùng với 2 ông Bửu và Nhu c̣n có thêm ông Huỳnh Hữu Nghĩa. Và thoạt tiên các ông đặt tên đảng là đảng Công Nông. Nhưng sau đó không muốn cái tên đó nhắc nhở đến liên minh Công Nông của Cộng Sản, nên đổi ra là Cần Lao Nhân Vị.

 

30 Xem The Enigma of Ngô Đ́nh Diệm, The Commonwealth September 21, 1962, trang 516-517. Fairbanks cũng cho rằng viễn kiến của Ngô Đ́nh Diệm hơn hẳn của Nehru (Ấn Độ) và Sukarno(Nam Dương), v́ ông trên c̣n hoài nghi, và ông dưới th́ cơ hội. Chỉ có tư tưởng của họ Ngô đủ sức đương đầu với thách đố của Cộng Sản.

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính