Lại Nói Chuyện Đường Thi.

01 – 146 (156).

 

(KỲ 10)

 

Rồi ở một đoạn dưới, bà Huệ Thu viết:

-Trong bài Xướng họa với Chiêu Hổ :

Anh đồ tỉnh, anh đồ say

Sao anh ghẹo nguyệt giữa ban ngày ?

Này này chị bảo cho mà biết

Chốn ấy hang hùm chớ mó tay !

 

Hay trong bài Khóc Tổng Cóc :

Chàng cóc ơi ! Chàng Cóc ơi !

Thiếp bén duyên chàng có thế thôi

Ṇng nọc đứt đuôi từ đấy nhé

Ngh́n vàng khôn chuộc dấu bôi vôi !


Câu đầu của hai bài thơ Tứ Tuyệt mỗi câu chỉ có 6 chữ, theo luật vừa phá cách vừa thất niêm, không nhất tứ (theo niêm thơ tứ tuyệt : nhất tứ, nhị tam). Những phá cách của nữ sĩ họ Hồ khó ai bắt bẻ được, bởi thơ bà chữ nghĩa dùng quá hay và quá tài t́nh.


Những người c̣n quá câu nệ vào luật thơ th́
nên nhớ câu này :


Tận tín thư bất như vô thư = tin hết vào sách thà đừng có sách c̣n hơn.
Học nhưng phải có sáng tạo nhưng muốn sáng tạo phải biết cho tường tận trước đă.


Bất kể cái ǵ cũng cần phải học, phải có nguyên tắc. Và cũng phải hiểu, chưa có một nguyên tắc nào là vẹn toàn ! Hc như thế mới là hc”.

 

Nói [vênh váo], dạy đời như trên -phải biết cho tường tn trước đă”, tức bà Huệ Thu nghĩ rằng ḿnh đă “biết tường tn” về Đường thi - ư này của bà Huệ Thu thực rơ ràng!

 

Thi học bà Huệ Thu học chưa tới nơi tới chốn mà muốn dạy thiên hạ về thơ!.

2 bài thơ trên đây của Hồ Xuân Hương không là 2 bài Tứ tuyệt Luật thi vừa “phá cách” vừa “thất niêm” như bà Huệ Thu đây tưởng theo cái kiến thức kém cỏi của bà, mà là 2 bài Từ ~ mà Từ th́ thuộc loại Nhạc phủ, thuộc Cổ thi.

Và, nếu như thế th́ làm ǵ có cái sự gọi là “vừa phá cách vừa thất niêm, không nhất tứ (theo niêm thơ tứ tuyệt : nhất tứ, nhị tam.)” như bà Huệ Thu nói bậy!

 

~ Cáchđâu ở đây mà “phá”? “Niêmđâu ở đây mà “thất”? Bà Huệ Thu rồi giảng bậy thiệt là hùng hồn! Tôi nghe bà Huệ Thu “giảng dạy” thơ mà phải ph́ cười!

 

Và như vậy, sự hiểu biết của bà Huệ Thu về Thi học đời Đường rồi ở cơi nào đâu!

 

Để bà Huệ Thu bỏ đi cái thói ngạo mạn, lên mặt giảng dạy thiên hạ, tôi lấy vài thí dụ về bài Từ với thể thức như Hồ Xuân Hương đă bắt chước làm theo trên đây.

 

Bài Từ Đảo Luyện Tử (搗練子) của Phùng Diên Tỵ (903 - 960) thời Ngũ Đại:

             Thâm viện tĩnh, tiểu đ́nh không, (6 chữ).

             Đoạn tục hàn trâm (寒砧) đoạn tục phong.

             Tao thị dạ trường nhân bất tẩm,

             Sổ thanh ḥa nguyệt đáo liêm lung.

 

                                                 Nhà thẳm lặng, khoảnh sân không, (6 chữ).

                                                 Từng trận hơi thu từng trận phong.

                                                 Này lúc đêm dài thao thức măi,

                                                 Với trăng, vài tiếng tới rèm trong.

 

                                                 (Minh Di dịch).

 

(Tham khảo:

Toàn Đường. Ngũ Đại Từ. Chính Biên. Qu. III. Ngũ Đại Từ.

 

Biên soạn: Tăng Chiêu Mân. Tào Tế B́nh. Vương Triệu Bằng. Lưu Tôn Minh).

 

Dưới bài Đảo Luyện Tử, phần chú thích cho biết bài Từ này c̣n có các Tựa đề:

 

Đảo Luyện Tử Lệnh / Thâm Viện Nguyệt, đều là tên của điệu từ.

[Chữ Lệnh trong Tên bài Đảo Luyện Tử Lệnh trên đây là một chữ rất thường được dùng trong tên Tựa của các Khúc điệu, Từ điệu….].

 

Lư Hậu Chủ Lư Dục (937 - 978; tại vị: 961 - 975) về Điền Từ được xưng là “Thánh thủ”.

 

Câu 3: 2 tiếng Tao thị” (Tao = Gặp), tập Nam Đường Nhị Chủ Từ chép là Vô ni, có nghĩa là Biết phải làm sao đây?”.

 

Cuốn Thi Ca Văn Học Toản Yếu của Tưởng Tổ Di y cứ tập trên.

 

(Đệ thất Chương. Từ Khúc Hệ thống. trang 131).

 

Chữ trường” (dài), Nam Uyển Tùng Đàm (Qu. X) ghi là hàn (lạnh).

 

Chữ tẩm (ngủ), Nam Đường Nhị Chủ Từ ghi là mị” (cũng có nghĩa là ng).

 

Thời Ngũ Đại (907 - 960), về Từ th́ Trương Diên Tỵ là người tài hoa, chỉ dưới Lư Dục.

 

Có thể thấy câu đầu 6 chữ gồm 2 đoạn đối nhau:

                   Thâm viện tĩnh / tiểu đ́nh không.

 

Câu 6 chữ trong các Bài Từ với thể thức 4 câu, 27 chữ, như trên đây đều như vậy, các thí dụ ở sau cho thấy rơ điều này. 

 

2 bài Từ Xích Tảo Tử (赤棗子) của Âu Dương Huỷnh (896 - 971) cũng thời Ngũ Đại:

               Dạ thiểu thiểu, chúc oanh oanh, (6 chữ).

               Kim lô hương tận tửu sơ tinh ().

               Xuân miên khởi lai hồi tuyết diện,

               Hàm tu bất ngữ ỷ vân b́nh. 

 

                                          Đêm lặng lẽ, đuốc mông lung, (6 chữ).

                                          Ḷ vàng hương tận, tỉnh men xong .

                                          Tỉnh rồi giấc xuân, day lại tuyết,

                                          Thẹn thùng chẳng nói, dựa b́nh phong. [Minh Di].

 

Liên kiểm bạc, liễu mi trường, (6 chữ).

Đẳng nhàn vô sự mạc tư lương ().

Mỗi nhất thời kiến minh nguyệt dạ,

Tổn nhân t́nh tứ đoạn nhân trường.

 

                              Gương mặt nhạt, nét mày dài, (6 chữ).

                              Lúc nhàn, vô sự, chớ lo này.

                              Mỗi lúc trăng sáng đêm tỏ rạng,

                              Tổn người t́nh tứ, năo người hoài. [Minh Di].

 

(2 bài Từ dẫn trên: Toàn Đường Ngũ Đại Từ. Chính Biên. Qu. III. Ngũ Đại Từ).

 

Một bài Từ nữa, bài Ngư Phủ của Trương Chí Ḥa (? - ?) đời Đường (618 - 907):

                                  Tây tái sơn biên bạch lộ phi,

                                  Đào hoa lưu thủy quế ngư ph́.

                                  Thanh nhược lập, lục soa y, (6 chữ).

                                  Tà phong tế vũ bất tu qui.

 

Trương Chí Ḥa có tất cả 5 bài Từ có tên Tựa chung là Ngư Phủ. 4 bài kia cũng như bài dẫn ở đây, cũng câu 6 chữ là câu thứ 3. Bài dẫn trên là Bài thứ nhất.

 

Tựa bài Ngư Phủ c̣n có các tên: Ngư Ca. Ngư Ca Tử. Ngư Phủ Ca. Ngư Phủ Từ.

 

(Tham khảo:

Toàn Đường. Ngũ Đại Từ. Chính Biên. Qu. I. Đường Từ).

 

Bà Huệ Thu không biết rằng Từnhạc phủ, nghĩa là có thể ca theo tiếng đàn, do đó một bài Từ có thể gồm những câu 3 chữ, 5 chữ, 6 chữ, 7 chữ.... xen lẫn lộn, và số câu không nhất định, thậm chí có thể là một bài 4 câu 7 chữ [tức thất tuyệt] - mà có thể là Luật thi, có thể không, miễn là có thể nhập nhạc để ca.

 

Bài Từ Bạt trạo Ca (撥棹歌) 4 câu 7 chữ của Ḥa thượng Thuyền Tử (? - ?):

             Thiên xích ty luân trực hạ thùy,

             Nhất ba tài động vạn ba tùy.

             Dạ tĩnh thủy hàn, ngư bất thực,

             Măn thuyền không tái nguyệt minh qui.

 

                                                 Ngàn thước dây tơ thẳng xuống gieo,

                                                 Một làn vừa gợn vạn làn theo.

                                                 Đêm lặng nước se, cá chẳng đớp,

                                                 Đầy thuyền trăng sáng chở về theo.

                                                 (Minh Di).

 

Bài Kệ này được Bành Thừa (? - ?) triều Bắc Tống (960 - 1127) ghi lại trong tập Bút kư Mặc Khách Huy Tê (墨客揮犀).

 

Tập Toàn Đường. Ngũ Đại Từ thu lục, liệt trong phần Chính Biên. Qu. I. Đường Từ.

 

Ḥa thượng Thuyền Tử, Pháp danh Đức Thành, cho tới nay người ta vẫn không rơ ông sanh năm nào mất năm nào, sống vào khoảng cuối đời Đường (618 - 907).

 

Ông người huyện Toại Ninh ở miền Đông đất Thục (tức tỉnh Tứ Xuyên), cư ngụ ở vùng Dược Sơn 30 năm, là người truyền đăng của thiền sư Duy Nghiêm. Sau về Tú châu ở đất Hoa Đ́nh (tỉnh Giang Tô), 1 người 1 chiếc thuyền nhỏ, tùy duyên độ nhật, giao tiếp với người bốn phương qua lại; do đó lấy tên Hiệu là Thuyền Tử

 

Trong khoảng 2 Niên hiệu Thái Ḥa (827 - 835), và Khai Thành (836 - 840) thời Đường Văn tông (809 - 840; tại vị: 827 - 840) chiếc thuyền nhỏ đó bị lật úp, ông qua đời.

 

người tu, đương nhiên Ḥa thượng Thuyền Tử không câu cá sát sanh để ăn, hoặc đem bán, ông chỉ ngồi câu chơi, câu không có lưỡi câu, không có mồi.

 

Ḥa thượng Thuyền Tử là một Thiền sư - ngồi câu ở đây, do đó, rồi cũng có thể được coi như là một phương cách tập định [ngồi Thiền] - và khi nói cá chẳng đớp ở đây cũng chỉ là một cách nói văn chương; và hơn nữa, có mồi, có lưỡi câu đâu mà đớp?

 

(Bài Từ trên đây là bài thứ 2 trong 39 bài Từ có cùng Tựa là Bạt trạo Ca).              

 

Tập Mặc Khách Huy Têdẫn trên viết về bài Từ này của Ḥa thượng Thuyền Tử:

~ Tùng lâm thịnh truyền, tưởng kiến kỳ vi nhân.

                                                            /  Mặc Khách Huy Tê. Qu. VII. 05  /.

 

~ (Bài Kệ trên đây) được lưu truyền rất rộng trong giới Thiền tông, ai cũng mong gặp một người như ông.

 

Số câu / số chữ của 1 bài Từ rất phong phú, đa dạng - nhất là tự do, không câu thúc trong một h́nh thức nhất định nào.

 

Từ th́ có nhiều điệu khác nhau, 2 Từ điệu - hay 3, hoặc hơn, số chữ có thể như nhau nhưng số câu, phân bố của các câu, rồi số chữ của các câu hồ hết không giống nhau.  

 

Sau đây là một số Từ điệu và h́nh thức của các điệu này:

[5++.…].

 

Thẩm Thuyên Kỳ (? - 713 ?) có 01 bài Từ.

 

~ Hồi ba lạc (迴波樂).

 

+ 4 câu / 6 chữ: 6 / 6 / 6 / 6. (24 chữ).

 

Lư Bạch (701 - 762) có 13 bài Từ.

 

(a). Liên lư chi (連理枝). 02 bài.

+ 7 câu, số chữ của các câu: 5 / 5 / 4 / 4 / 4 / 8 / 5. (35 chữ).

 

(b). Thanh b́nh lạc (清平樂). 05 bài.

8 câu, số chữ của các câu: 4 / 5 / 7 / 6 / 6 / 6 / 6 / 6. (46 chữ).

 

(c). Bồ tát man (菩薩蠻). 02 bài.

8 câu, số chữ của các câu: 7 / 7 / 5 / 5 / 5 / 5 / 5 / 5. (44 chữ).

 

[Minh Di:

Bồ Tát Man là 1 khúc điệu cuối đời Đường (618 -907), thời điểm Lư Bạch đă mất, bởi vậy có người ngờ 2 bài Từ này do người khác ngụy thác tên Lư Bạch.

Bồ Tát Man là điệu nhạc xuất từ Giáo Phường (教坊), là chỗ dạy ca vũ của triều đ́nh].

 

(d). Thanh b́nh điệu (清平調). 03 bài.

4 câu / 7 chữ. (28 chữ).

 

Trong 3 bài Từ thuộc điệu Thanh B́nh này bài thứ nhất rất nổi tiếng, cho nên thường được đưa vào các tuyển bản Đường thi của thi nhân thời Đường:

Vân tưởng y thường hoa tưởng dung,

Xuân phong phất hạm lộ hoa nùng.

Nhược phi quần ngọc hoa đầu kiến,

Hội hướng dao đài nguyệt hạ phùng.

 

(e). Ức Tần Nga (憶秦娥).

10 câu, số chữ của các câu: 3 / 7 / 3 / 4 / 4 / 7 / 7 / 3 / 4 / 4. (46 chữ).

 

Lưu Vũ Tích (772 - 842) có 39 bài Từ, trong đó có tới 31 bài là 4 câu 7 chữ; c̣n lại là:

(a). Hốt Na khúc (紇那曲). 02 bài.

+ 4 câu / 5 chữ: 5 / 5 / 5 / 5. (20 chữ).

(b). Ức Giang Nam (憶江南). 02 bài.

+ 5 câu, số chữ của các câu như sau: 3 / 5 / 7 / 7 / 5. (27 chữ).

(c). Tiêu Tương thần (瀟湘神). 02 bài.

+ 4 câu, số chữ của các câu như sau: 6 / 7 / 7 / 7  (27 chữ), tức số chữ và sự phân bố của các câu cũng như bài Từ Đảo Luyện Tử và 2 bài Từ Xích Tảo Tử đă dẫn.

(d). Phao cầu lạc (拋毬樂). 02 bài.

+ 6 câu, mỗi câu 5 chữ: 5 / 5 / 5 / 5 / 5 / 5. (30 chữ).

 

Bạch Cư Dị (772 - 846) có 28 bài Từ:

(a). Dương liễu chi (楊柳枝). 20 bài.

+ 4 câu / 7 chữ. (28 chữ).

(b). Ức Giang Nam. 03 bài.

+ 5 câu, số chữ của các câu: 3 / 5 / 7 / 7 / 5. [như trường hợp (b) ở trên].

(c). Yến đào nguyên (宴桃源). 03 bài.

+ 6 câu, số chữ các câu: 6 / 6 / 5 / 6 / 4 / 6. (33 chữ).

(d). Trường tương tư (長相思). 02 bài.

+ 6 câu, số chữ của các câu: 6 / 7 / 5 / 6 / 7 / 5. (36 chữ).

 

Ôn Đ́nh Quân (812 - 870) có tất cả 69 bài Từ, kể một vài h́nh thức:

(a). Bồ tát man (菩薩蠻). 14 bài.

+ 8 câu, số chữ của các câu như sau: 7 / 7 / 5 / 5 / 5 / 5 / 5 / 5. (44 chữ).

(b). Hà độc thần (河瀆神). 03 bài.

+ 8 câu, số chữ của các câu: 5 / 6 / 7 / 6 / 7 / 6 / 6 / 6. (49 chữ).

 

Ngoài ra c̣n có nhiều h́nh thức nữa, nhiều không thể nêu hết ra đây, chẳng hạn:

+ 8 câu, mỗi câu 5 chữ (40 chữ); 2 câu, mỗi câu 7 chữ (14 chữ)……

 

 (Tham khảo:

Toàn Đường Ngũ Đại Từ. Chính biên. Qu. I.

 

Thẩm Thuyên Kỳ. Lư Bạch. Lưu Vũ Tích. Bạch Cư Dị. Ôn Đ́nh Quân).

 

Từ () là một h́nh thức thơ, một thể thơ, xuất hiện vào khoảng cuối thời Đường.

 

nhạc khúc thuần túy - tức chỉ nhạc, không có lời, người ta theo âm điệu nhạc mà đặt lời để ca, là điều trong lănh vực Từ học được gọi là Điền từ (填詞) - nghĩa là đặt lời (cho nhạc), hay nói khác đi, Từ là lời của một điệu nhạc, khúc nhạc nào đó, như ngày nay phân nhạc và lời, chỉ khác một điều là lời nhạc (Từ) ở đây được nâng lên hàng nghệ thuật thi ca, Từ ở đây là một bài thơ, một thể thơ, không là thi gia th́ khó mà điền từ cho hay!

 

Có điều, bên cạnh đó cũng có trường hợp nhạc công, ca kỹ lấy những bài thơ nổi tiếng của các thi nhân như Đỗ Phủ, Cao Thích…. phối nhạc mà ca, chẳng hạn:

(1). Bài thứ 2 trong 6 bài trong khúc Thủy điệu(水調) lấy thơ của Đỗ Phủ:

 

Cẩm Thành ty quản nhật phân phân (紛紛),

Bán nhập giang phong bán nhập vân.

Thử khúc chỉ ưng thiên thượng khứ,

Nhân gian năng đắc kỷ hồi văn?

 

                                 Cẩm Thành đàn sáo bữa mê mê,

                                 Nửa nhập gió sông nửa nhập mây.

                                 Này khúc cơi trời kia mới có,

                                 Nhân gian nghe được mấy hồi đây? 

                                 [Minh Di].

 

Đây là bài thất tuyệt tựa đề Tặng Hoa Khanh”. (Đỗ Thi Kính Thuyên. Qu. VIII).

 

Bài này được ca kỹ tên Đinh Lục Nương nhập nhạc để ca.

 

Khúc Thủy điệutrên đây là một Khúc nhạc được soạn theo Thương điệu (商調), tức tương đương Cung RÉ trong âm nhạc Tây phương. (Minh Di):

 

(2). Bài thứ 3 trong 6 khúc Lương Châu lấy thơ của Cao Thích:

Khai hiệp () lệ triêm nhu (),

Kiến quân tiền nhật thư.

Dạ đài không tịch mịch,

Do thị tử vân xa!

 

Đây là 4 câu đầu bài Khốc Đơn phủ Lương cửu Thiếu phủ.

 

(Cao Thích Thi Tập. Đệ nhất bộ phận. Biên niên thi ~ trang 87).

 

Khúc Lương Châu soạn theo Cung điệu (宮調), như Cung DO nhạc Tây phương.

 

2 thí dụ (1) và (2) trên đây được Quách Mậu Thiển (? - ?) thời Nam Tống (1127 - 1279) dẫn trong tác phẩm Nhạc Phủ Thi Tập (Qu. LXXIX. Cận đại Khúc từ 1) của ông.

 

Ở thí dụ (2) người ca lấy 4 câu thơ của Cao Thích nhập nhạc, đổi 2 chữ:

Câu thứ 2, đổi chữ kim () trong nguyên tác của Cao Thích thành chữkhông().

 

Câu thứ 4 đổi chữ () thành chữ xa ().

 

+ Nhạc Phủ Thi Tập là tác phẩm sưu tập Ca dao trước thời Tần (221 - 206 tr. Cn) và  Nhạc phủ, Ca từ các triều Hán (206 tr. Cn - 220 Cn), Ngụy (220 - 265)…. xuống tới các triều Đường (618 - 907), Ngũ Đại (907 - 960).

Đây là một tác phẩm nghiên cứu tinh tường hơn hết về Nhạc phủ từ trước tới nay.

 

Vào buổi đầu th́ một bài ca (ca phổ) của một bài Từ được gọi là Từ bài (詞牌), ở đây chữ bài () đồng nghĩa với chữ phổ (). 

 

Một Từ bài (詞牌) là một điệu(調), tức nhạc điệu, tuân theo những qui định nhạc lư về nhạc điệu đó, cho nên Từ bài cũng được gọi là Từ điệu (詞調).

 

Từ đó mà chúng ta hiểu tại sao số câu của một bài từ, rồi số chữ của các câu, có nhiều có ít. Nói rơ ra là ngôn ngữ (lời nhạc) ở đây phải tuân theo Luật nhạc. Mà nhạc th́ có rất nhiều điệu - khác điệu th́ số câu, số chữ của câu của một bài Từ cũng khác đi.

 

Một bài Từ làm theo điệu nhạc nào th́ lấy tên điệu nhạc đó làm tựa bài Từ, như đă dẫn ở trên, Hồi ba lạc, Ức Giang Nam,Thanh b́nh điệu, Hốt Na khúc - Từ nhân hồ như không đặt tựa riêng cho bài Từ như trong một bài thơ.

 

Sau này, khi Từ diễn biến thành Khúc () - tức Tạp Kịch - th́ bài ca (ca phổ) của một Khúc cũng được gọi là khúc bài (曲牌).

 

Thể Từ xuất hiện vào cuối đời Đường (618 - 907), rực rỡ ở thời Ngũ Đại (907 - 960) và lên tới tuyệt đỉnh vào thời Triệu Tống (960 - 1279).

 

Trong Văn học Trung Hoa, nói thi th́ chỉ mỗi thời Đường, nói từ chỉ một thời Tống, hay nói rơ hơn, tuyệt đỉnh của thi Trung Hoa là ở thời Đường, cực điểm của từ Trung Hoa là thời Triệu Tống, các nhà phê b́nh Văn học nói Đường thi, Tống từ là v́ vậy!

[....++5].

 

Tôi dẫn lại 2 bài Từ của Hồ Xuân Hương mà bà Huệ Thu dẫn ở một đoạn trước đây và nói chắc nịch rằng đây là 2 “bài thơ Tứ Tuyệt”, và “Câu đầu của hai bài thơ...... mỗi câu chỉ có 6 chữ, theo luật vừa phá cách vừa thất niêm”:

 

                       Anh đồ tỉnh, anh đồ say

                       Sao anh ghẹo nguyệt giữa ban ngày ?

                       Này này chị bảo cho mà biết

                       Chốn ấy hang hùm chớ mó tay !

 

                                                      Chàng cóc ơi ! Chàng Cóc ơi !

                                                      Thiếp bén duyên chàng có thế thôi

                                                      Ṇng nọc đứt đuôi từ đấy nhé

                                                      Ngh́n vàng khôn chuộc dấu bôi vôi !

 

+ Qua những ǵ trưng dẫn ở trước tôi có thể biết đưc rằng bà Huệ Thu, vốn phụ trách diễn đàn thơ, nếu có người hỏi bà 2 bài thơ của Hồ Xuân Hương bà dẫn trên thuộc thể thơ ǵ hẳn bà sẽ nói đây là 2 bài Tứ tuyệtvừa phá cách vừa thất niêm, không nhất tứ (theo niêm thơ tứ tuyệt : nhất tứ, nhị tam.) - Hỡi ơi!

 

~ Cách” đâu ở đây mà “phá”?, “niêm” đâu ở đây mà “thất”?

 

Đă thế bà lại giảng dạy thiên hạ “những phá cách của nữ sĩ h Hồ khó ai bắt bẻ đưc”.

 

~ Là bài Từ th́ làm sao có thể lấy Luật thi để mà bắt bẻ đây? nói rơ hơn, làm sao mà có thể bắt bẻ đưc cái khôngǵ để “bắt”, để bẻ”? Luật nào ở đây, bà Huệ Thu?

 

Nói “bắt”, nói “bẻ th́ có thể nào “bắt” được hư không, có thể nào “bẻ” được hư không? Những ai có kiến thức về Đường thi th́ có ai mà lấy Luật thi bắt bẻ một bài Từ, do đó có ai đâu mà “khó ai” ở đây?

 

Bà Huệ Thu rồi giảng bậy thiệt là hùng hồn!

 

Bà Huệ Thu nói người ta “phải biết cho tường tn trước đă”.

 

Thế nhưng, 2 bài Từ của Hồ Xuân Hương mà bà đến chẳng biết, để rồi nói tầm bậy là 2 bài “Lut thi phá cách - và như thế th́ bà đă biết tường tận chưa đây?

 

Những thể loại của Đường Thi bà Huệ Thu không nắm vững, thậm chí có rất nhiều cái bà chẳng biết ǵ hết, tóm lại là chưa biết tường tận, thế mà bà lại lên mặt dạy người ta về sự tường tận - cũng thú vị đó chứ!

 

Bà Huệ Thu có vẻ tự hào về sự hiểu biết về Đường thi của bà lắm, lắm - và hơn nữa bà c̣n lên mặt giảng dạy người trong thiên hạ về thơ Đường - thế th́, xin bà dạy cho 2 bài thơ sau đây của Lưu Vũ Tích (772 - 842) thuộc thể loại ǵ: 

 

Lăng Đào Sa (浪淘沙).

Anh Vũ châu đầu lăng chiếm sa,

Thanh lâu xuân vọng nhật tương tà.

Hàm nê yến tử tranh qui xá,

Độc tự cuồng phu bất ức gia!

 

                                                  Anh Vũ đầu cồn sóng cát xa,

                                                  Lầu xanh xuân ngóng bóng hồ tà.

                                                  Ngậm bùn bầy én tranh về tổ,

                                                  Chỉ mỗi người điên chẳng nhớ nhà!

                                                  (Minh Di).

 

+ Thanh lâu có nhiều nghĩa:

1/. Nơi cư trú của giới hào phú, quyền quí, hoặc đế vương.

2/. Chỗ ở của người đẹp.

3/. Kỹ viện.

 

Kim Lăng Ngũ đề. Kỳ nhị.

Chu Tước kiều biên dă thảo hoa,

Ô Y hạng khẩu tịch dương tà.

Cựu lai Vương, Tạ đường tiền yến,

Phi nhập tầm thường bách tính gia.

 

                                   Chu Tước ven cầu loạn cỏ hoa,

                                   Ô Y trước hẽm bóng dương tà.

                                   Én xưa ngoài ngơ nhà Vương, Tạ,

                                   Nay lượn vào nhà dân chúng ta.  

                                   (Minh Di).

 

+ 2 chữ Cựu lai ở đầu Câu 3, hầu hết các Tuyển bản Đường thi đều ghi Cựu thời.

 

Ở đây tôi căn cứ Bản Lưu Tân Khách Văn Tập (Qu. XXIV) của Lưu Vũ Tích.

 

+ V́ tả hẽm Ô Ycho nên trong các tuyển bản Đường thi thường ghi tựa đề Bài này là Ô Y hạng, cũng đúng v́ bài này tả Hẽm Ô Y.

 

Và bài thơ sau đây của Vương Duy (701 - 761):

 

Cửu nguyệt Cửu nhật ức Sơn Đông huynh đệ.

Độc tại dị hương vi dị khách,

Mỗi phùng giai tiết bội tư thân.

Dao tri huynh đệ đăng cao xứ,                                                          

Biến sáp thù du thiểu nhất nhân.

(Vương Hữu Thừa Tập Tiên Chú. Qu.)

 

                           Ngày 9 tháng 9 nhớ anh em ở Sơn Đông.   

                           Xứ lạ một ḿnh làm khách lạ.

                           Người thân ngày lễ nhớ nào nguôi.

                           Anh em xa biết nơi cao ấy,

                           Khắp dắt thù du thiếu một người.

                           (Minh Di).

 

Thơ Đường rất ít gieo vận trắc, ở đây chữ cuối câu 1 là thanh trắc, lại không phải vn. Bà Huệ Thu nghĩ sao? chữ kháchở cuối câu 1 trong Thi học đời Đường gọi là ǵ? -  có một danh từ chuyên môn để gọi chữ này, danh từ đó là ǵ? bà có biết không? 

 

Có “phá cách, thất niêm, thất lut lung tung ǵ không đây, bà Huệ Thu?

Kiến thức của bà Huệ Thu về thơ Đường cũng chỉ là đọc trong những Sách Giáo khoa và một số tuyển tập dịch thơ Đường, rất thiếu sót, và sai lầm, trước đây. Bà Huệ Thu chỉ biết mỗi Luật thi ~ mà biết cũng chưa tới nơi tới chốn nữa!

 

Chỉ biết tới mỗi Luật thi, chẳng sao, chẳng ai nói, nhưng vấn đề của bà Huệ Thu ở đây là cứ mỗi cái là bà lại mang “Cái thước Lut thi” ra mà đo lung tung...., để rồi nói, kể cả giảng dạy, tán lon, nào là phá cách”, nào là “thất Lut”, “thất niêm”.... bất kể thơ đó là cái chi, là Cổ thi, là Ca, là Từ... là những thể loại vốn ngoài ṿng Luật thi ~ tóm lại là bất cứ cái nào chẳng may mà được gọi là thơ, tiếng bằng, tiếng trắc lổm ngổm - là bà Huệ Thu đều lấy “Cái thước Lut thi” mà đo ráo trọi!

 

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính