Mo cơm

 

MX Giang Văn Nhân

 

 

Từ khi cộng sản cưỡng chiếm xong miền Nam, ṭa án nhân dân do bọn chúng dàn dựng đă xử bắn hoặc thủ tiêu biết bao nhiêu cán bộ trong guồng máy chính quyền VNCH, nhất là cấp xă ấp. Chúng cũng xử tử những sĩ quan, sát hại những quân nhân không phục tùng chúng trong các trại tạm giam tù binh.

 

Với chính sách lừa dối điêu ngoa, nhà cầm quyền CS kêu gọi những cán bộ dân sự cũng như quân sự ra tŕnh diện đi học tập cải tạo tư tưởng trong vài ngày, gia đ́nh bới cơm gạo đủ ăn, quần áo chăn màn cũng hạn chế v́ chỉ dăm hôm mà thôi. Nhưng rồi ra đi có người không bao giờ được trở về, 10 ngày trở thành 3 năm, 10 năm hay 20 năm. Áo quần tù phủ trên thân xác ră rời v́ thiếu dinh dưỡng, trong khi người tù đă làm ra ruộng lúa, sắn khoai, bắp, nhuộm xanh các đồi tranh. Bóng dáng người tù có mặt khắp nơi, từ những nông trường, công trường, phá rừng hoang, đào kinh đấp đập và cũng chính người CS đă dùng thân xác người tù càn phá những băi ḿn mà bọn chúng đă gài trước kia để phá hoại và giết hại dân lành.

 

Trong hoàn cảnh ngặt nghèo đó, các chị dũng cảm một ḿnh quán xuyến, nuôi chồng tù tội mà thời gian vô định, chăm sóc và nuôi con khôn lớn, chống chọi bao nhiêu nghịch cảnh mà CS muốn d́m các chị xuống tận đáy vực sâu.

 

Người tù bị cơn đói dày ṿ, sức khỏe giảm dần, bệnh tật luôn bị ám ảnh h́nh ảnh của thần chết là mối đe dọa. Hoàn cảnh sống trong thời gian này của người tù sẽ là một ấn tượng khó phai nḥa trong cuộc đời họ.

 

Hầu hết các tù nhân thuộc Lữ Đoàn 147 TQLC cùng chung số phận với các quân nhân QLVNCH ở Huế, Quảng Trị, họ đă trải qua các trại tù từ Tà Cơn cận biên giới Lào, Cồn Thiên và Ái Tử. Mặc dù tùy theo cấp bâc hay nhiệm vụ hành chánh, bị phân phối từ trại 1 đến trại 5, nhưng tất cả khi phải đi vào rừng đốn cây, rút mây, chặt giang, tre…đều theo con đường đất duy nhất xuyên qua các đồi tranh và đến ngă ba, nơi đó có cái chuồng trâu mà người tù thường nghỉ chân, nhờ có bóng mát v́ chung quanh là đồi trọc và cỏ tranh. Từ đây nếu quẹo trái đi khoảng 2 cây số là khu kính tế mới của thôn Trà Liên (Triệu Phong) mà trước mặt là rừng thưa, nếu đi thẳng sẽ xuông đồi dốc, vượt qua con suối để vào khu rừng. Nếu theo hướng này th́ lần trở về vai người tù bị trĩu nặng, bước chân chùn lại, bụng teo thắt, hai bàn tay giữ chặt cây cột nhà, hay bó tre, giang hoặc rui mèn, leo lần lên con dốc khốn khổ hơn vượt qua đoạn đường chiến binh ngày xưa, do cơ thể thiếu chất dinh dương. Dù vậy người tù phần đông vẫn thích đi hướng này v́ rừng rậm rạp, đây là dịp có thể gặp lại bạn bè ở các trại khác, vào rừng dể t́m thực phẩm thiên nhiên như mít nài (chỉ có trái vào năm nhuần), củ chuối, môn rừng, bắt cá, ếch, nhái trong mấy khe suối, v́ bản năng sinh tồn. Vài anh em trong cảnh khốn cùng này đă mất tư cách như lấy trộm thực phẩm của bạn, hay làm antene báo cáo lập công.

 

Sau khi dừng nghỉ ở chuồng trâu, một số bạn tù đi vào rừng theo hướng thôn Trà Liên. Thôn Trà Liên thuộc quân Triệu Phong, thời gian đó ủy ban nhân dân xă bắt buộc mỗi thôn phải khai phá đất trồng khoai sắn, lúa thượng… người dân trong thôn thay phiên nhau một tuần 3 ngày lên vùng kinh tế mới. Tất cả sản phẩm sau khi gặt hái phải đóng thuế giao nộp nhà nước CS tính bằng lúa.

 

Trong buổi sinh hoạt của Cựu Tù Nhân Chính Trị Ái Tử B́nh Điền Houston, anh Lộc người tù ở Trại 5 Ái Tử tâm sự, câu chuyện đầy t́nh cảm của anh lôi cuốn tất cả anh em hiện diện, anh bắt đầu câu chuyện:

 

*  *  *

 

-  “Cứ mỗi lần đi rừng chặt cột, rút mây, chặt giang nứa tôi đều theo con đường ṃn gần khu vực kinh tế mới của người dân thôn Trà Liên, v́ lối đi này ít vất vả hơn, và đôi lúc tôi có thể lén lút nhờ mua đường để bồi bổ cơ thể. Như các anh biết việc này có thể bị trại trừng phạt, không cho gặp gia đ́nh và bị nhốt vào nhà ri (1), v́ thế việc này tôi hoàn toàn giữ kín không để người khác biết, ngay cả bạn tù thân của ḿnh. Thỉnh thoảng tôi gặp chị, người phụ nữ da ngăm đen do cuộc sống trong chế độ Xă Hội Chủ Nghĩa, tuổi xấp xỉ khoảng ba mươi tuổi, chị nh́n những người tù chúng tôi với ánh mắt cảm thông pha chút thương xót.

 

Bên trong cái choi nhỏ, một xoong nước nấu với lá ngái ( lá mọc hoang) dùng giải khát, bên dưới mảnh gỗ vụn c̣n âm i đỏ, người tù đi ngang qua đây bất cứ lúc nào cũng có thể ghé vào uống cốc nước ấm. Ở ngoài đời trước kia uống nước đá lạnh để giải khát, giờ đây ở trong tù, khi uống nước lá ngái nóng (phải thổi cho nguội bớt), màu vàng cháy, vị lờ lợ ngọt, nước ấm vào trong cơ thể khiến mồ hôi toát ra, gió hiu hiu làm người tù cảm thấy dễ chịu.

 

Một hôm khi nh́n chung quanh không có ai, tôi đánh bạo hỏi thăm (giống như với những người khác để gạ gẫm hỏi mua đường) và chị vui vẻ trả lời:

 

-  Em tên Vân, chồng của em là Hạ Sĩ Xuân của Sư Đoàn 1 Bộ Binh, anh đă hy sinh trong cuộc hành quân Lam Sơn 719 Hạ Lào. Năm 1972 gia đ́nh em rời bỏ mồ mả cha ông, tay xách nách mang con dại theo lính Cộng Ḥa (QLVNCH) vô Huế, tới năm 1975 em đành phải trở về làng cũ.

 

Nh́n chị, tôi cũng thầm đoán biết cuộc sống của chị thật là khốn khó, cảnh goá bụa phải cáng đáng nuôi mấy đứa con nhỏ dại, và luôn luôn bị Cộng Sản kiểm soát, tuy nhiên, chị tâm sự tiếp:

 

-   Chộ (nh́n) mấy anh kham khổ, em chạnh ḷng vô cùng.

 

Bỗng chị hỏi tôi:

 

-  Anh ở tù, mà trại mô rứa?

 

-   Tôi ở trại 5 Ái Tử, tôi ra đây bứt tranh, nhưng mà nói thật với chị mụ vợ tôi thỉnh thoảng hàng tháng mới lên thăm tôi một lần.

 

Khi thấy tôi nói về t́nh trạng gia đ́nh, bỗng dưng chị cắt ngang nói:

 

-  Thôi được rồi, anh ở đó khi nào em ở dưới Trà Liên lên, em sẽ mang cho anh mo cơm (cơm gói trong mo cau)

 

Nghe nói tới mo cơm, tôi vội trả lời:

 

-   Chị mà đưa cho tôi là không được, chị phải dú (tiếng địa phương dấu) ở chổ nào kia như cây muồn hoặc chô nào rậm, chớ mà chị đưa tận tay tôi th́ ba thằng cán bộ nó thấy hoặc thằng nào đó báo cáo lập công sẽ đem tôi ra “kiểm điểm”, ngồi nhà ri luôn.

 

-  Em biết rồi, ngày mai anh từ Ái Tử đi ra, theo đường đến khu kính tế mới thôn Trà Liên, nh́n bên tay trái, em sẽ dú ở chỗ cây muồn

 

-   Tôi biết hàng cây muồn này, nhưng chị cho tôi biết cây nào, cây thứ nhất, thứ hai, thứ năm, thứ sáu.

 

-  Em sẽ dú ở cây muồn thứ hai, nếu anh có đến đây th́ ra đó sẽ thấy, đừng có đi quanh. Nhớ đừng để tụi cán bộ biết, tụi đó sẽ kiểm điểm em.

 

Ngày hôm sau, tôi lại đi bứt tranh, và tôi đă t́m được mo cau gói ghém cẩn thận, bên trong là cơm không “độn”, và một con cá nục kho khô Từ ngày cộng sản thống trị cả miền Nam, người dân của VNCH bắt đầu ăn cợm độn với khoai ḿ, khoai lang, bắp…, c̣n những người tù, gạo được thay thế bằng khoai ḿ sắc lát phơi khô bị sâu mọt mục nát, cơn đói dai dẳng, chất dinh dưởng xưa kia dư dă giờ cạn dần. Thời gian tù tội, chúng tôi làm ra nhiều nông phẩm, nào lúa gạo, sắn khoai, bắp, đậu, cải xanh, bầu bí… nhưng chỉ nhận khẩu phần ăn đói, lại phải làm việc khổ sai.

 

 

   Hôm đó ngồi khuất giữa lùm tranh, khi nuốt trôi cơm và cá nục xuống thực quản mà nước mắt tôi lăn dài trên má. Thực phẩm này của người đàn bà goá, nghèo khổ trong cái xă hội CS, lúc đó người dân khốn đốn không đủ ăn mà chị lại hy sinh cho tù. Kế tiếp mấy lần sau đó, tổng cộng tội nhận được 2 mo cơm và 1 mo xôi đậu với muối mè.

 

Anh Lộc kể tới đây giọng đầy cảm xúc, anh dừng lại cho t́nh cảm lắng xuống rồi tiếp tục câu chuyện.

 

Lúc ra tù, tôi vô Huế v́ cuộc sống nhưng ḷng tôi vẫn nhớ măi mo cơm trắng. Thời gian định cư ở Hoa Kỳ, khi cuộc sống đă ổn định, tôi nhắn nhủ các con ở Huế nhờ t́m người ân nhân ở thôn Trà Liên, Triệu Phong, đă mấy lần dọ hỏi nhưng vẫn không kiếm ra.

 

Năm 2008 tôi về thăm gia đ́nh và tôi cố t́m cho được bà Vân. Mấy lần trước tôi đi một ḿnh chỉ gặp bà tên Vân, bà này nước da trắng, vẻ đẹp của tuổi 50, tôi biết ngay là không đúng.

 

Năm 2010 vợ tôi đi theo nếu có gặp để cám ơn bà. Lúc đó người lái xe ôm dừng lại chỉ tôi xuống hỏi mấy người nơi ruộng lúa.

 

-   Mấy cô có biết bà Vân da ngăm đen, tuổi khoảng gần 70 tuổi ở đâu không?

 

May mắn thay, một cô nhanh nhẩu trả lời:

 

-   Bà Vân đó là mẹ của con đó. Con là dâu của bà.

 

Vợ chồng tôi theo chân cháu về nhà, gặp bà Vân tôi nhận ngay ra chị.

 

Sau giây phút ngỡ ngàng, tṛ chuyện thăm hỏi, vợ chồng tôi biếu chị chút hiện kim, đó t́nh cảm của người mang ơn chị, ngày xưa đó dù chỉ là mấy mo cơm nhưng giá trị quư báu hơn món quà này. Cầm trong tay tờ 100 và 50 đô la, chị ngạc nhiên hỏi:

 

- Anh chị cho em đồng tiền ǵ vậy?

 

Tôi trả lời:

 

- Đó là tiền đô la của Mỹ.

 

Chợt nhớ ra hoàn cảnh của chị có bao giờ được thấy tiền đô la đâu, nên tôi vội vă ra tiệm vàng và đổi được 3 triệu đồng tiền CS Việt Nam. Cầm được số tiền quá lớn, chị chấp tay lạy tạ ơn chúng tôi.

 

Sẵn dịp ngày kỵ giỗ của mẹ vào tuần tới, tôi mời chị vô Huế dự cùng gia đ́nh tôi, và dịp này tôi giới thiệu người ân nhân của ḿnh cho con cháu biết. Kế tiếp hai năm sau đó chị cũng tới dự cùng với con cháu của tôi.

 

Năm 2014 tôi trở về thăm gia đ́nh, lần này anh em CTNCT ATBĐ có quyên góp biếu tặng chị 100 đô la và hứa sẽ tiếp tục biếu 50 đô la vào mỗi năm sau. Nhưng lần này tôi không c̣n gặp chị nữa, tiền của anh em bạn tù tôi giao cho con trai trưởng để chăm sóc mồ mả và hương khói cho chị.

 

    Đường vô Huế ngày hôm đó sao mà buồn chi lạ, cảm giác thiếu vắng như mất mát người thân thích. Nh́n cụm mây trắng trên bầu trời tôi h́nh dung người đàn bà lam lu, gói ghém trong mo cau t́nh cảm người quả phụ (vợ lính) thương anh em tù với cơm trắng và cá kho, rồi cẩn thận dấu trong bụi cây muồn. Cái cảm giác từ hai tuyến nước bọt nơi hốc má khi nhai từng hạt cơm và nuốt vào bao tử của 38 năm trước làm tim tôi se thắt lại, và cay cay nơi bờ mắt.

 

 

MX Giang Văn Nhân

(Viết theo lời kể của anh Lộc ATBĐ)

 

Chú thích:

(1)  nhà ri: diện tích nhỏ hẹp bọc chung quanh bằng tấm ri sắt lót phi đạo của VNCH trước 1975.

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính