Cấm vận dầu hỏa Bắc Hàn: Một chiến lược hiệu quả?

 

Minh Anh - RFI

 

 


Họp Hội Đồng Bảo An ngày 04/09/2017 sau vụ thử hạt nhân mới nhất của Bắc Hàn. REUTERS/Joe Penney

 

Sau du lịch và kiều hối của lao động ở nước ngoài, Hoa Kỳ đề nghị cấm vận dầu hỏa với Bắc Hàn. Giới chuyên gia nhận định đấy có lẽ sẽ là "một đ̣n chí mạng" nhắm vào chế độ B́nh Nhưỡng, nhưng rất khó thuyết phục được Bắc Kinh.

 

Theo một dự thảo nghị quyết được công bố ngày 06/09/2017, Hoa Kỳ đề nghị cấm vận nguồn nhập khẩu dầu lửa và tất cả các sản phẩm từ dầu hỏa và khí hóa lỏng. Nếu được áp dụng, đây sẽ là một "cú đánh đau" vào chế độ Kim Jong Un.

Trên thực tế, Bắc Triều Tiên hầu như lệ thuộc hoàn toàn vào nguồn dầu hỏa nhập khẩu. Cơ Quan Thông Tin Năng Lượng EIA trụ sở tại Hoa Kỳ ước tính B́nh Nhưỡng nhập khẩu mỗi ngày khoảng 10 000 thùng dầu, với mức giá là 50 đô la/thùng, tương đương với khoảng 180 triệu đô la/năm. Phần lớn nguồn cung ứng dầu đến từ Tàu cộng, nhưng không ai biết chính xác khối lượng được giao, bởi v́ kể từ năm 2014, Bắc Kinh đă ngừng công bố các số liệu.

 

C̣n theo Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế (ITC), trực thuộc Tổ Chức Thương Mại Thế Giới của Liên Hiệp Quốc, riêng trong năm 2016, Bắc Triều Tiên đă nhập khẩu từ Tàu cộng 115 triệu đô la các sản phẩm từ dầu hỏa, bao gồm xăng dầu và nhiên liệu cho máy bay. Bên cạnh đó, c̣n phải tính đến lượng nhập khẩu đến từ Nga, trị giá khoảng 1,7 triệu đô la mỗi năm.

 

Nếu quốc tế thực thi nghiêm túc lệnh trừng phạt này, người dân Bắc Hàn sẽ là nạn nhân đầu tiên gánh lấy hậu quả, theo như đánh giá của Viện Nautilus. Với chiến lược "songun" (quân đội trước hết), chế độ B́nh Nhưỡng sẽ siết chặt ngay lập tức nguồn nhiên liệu cung cấp cho người dân. Hệ quả là người dân sẽ phải đi bộ thay v́ đi xe buưt; điện thắp sáng trong nhà sẽ ít hơn; và tệ hại nhất là t́nh trạng phá rừng để lấy than củi, dẫn đến hiện tượng "xói ṃn, sạt lở đất, ngập lụt và nạn đói".

 

Về phía quân đội, báo cáo của Viện Nautilus đánh giá, trước mắt, lệnh trừng phạt nhắm vào nguồn nhập khẩu dầu hỏa có lẽ sẽ chỉ có một "tác động gần như không hoặc hạn chế" lên quân đội Bắc Hàn và các chương tŕnh phát triển tên lửa đạn đạo và hạt nhân. Bởi v́ với kho dự trữ chiếm đến một phần ba nhập khẩu dầu lửa, quân đội nước này có đủ khả năng cầm cự chí ít trong ṿng "một năm với mức tiêu thụ như dưới thời b́nh" và có thể chiến đấu trong ṿng một tháng.

 

Tuy nhiên, theo quan sát của giới chuyên gia, đ̣n trừng phạt được cho là "chí mạng" này đối với chế độ B́nh Nhưỡng khó có thể được Tàu cộng thông qua. Cắt nguồn cung dầu hỏa có nguy cơ làm sụp đổ chế độ Kim Jong Un. Một kịch bản khiến Bắc Kinh sợ "tái mặt", như phân tích của ông Jean-Vincent Brisset, Viện Quan Hệ Quốc Tế Và Chiến Lược, được AFP trích dẫn.

 

B́nh Nhưỡng sụp đổ, Bắc-Nam Triều Tiên thống nhất, kéo theo ḍng người di tản và sự hiện diện của lính Mỹ ngay sát biên giới Trung Quốc. Và Bắc Triều Tiên không c̣n là quốc gia đệm nữa và như vậy "Tàu cộng sẽ mất mọi quyền lợi".

 

Do đó, theo quan điểm của cựu thứ trưởng ngoại giao Nam Hàn, Kim Sung Han, cách thức tốt nhất để thuyết phục Tàu cộng đồng ư thông qua lệnh cấm vận dầu hỏa là đe dọa các lợi ích riêng của nước này, thông qua việc trừng phạt các doanh nghiệp nào của Tàu cộng có làm ăn với Bắc Hàn như Hoa Kỳ đề nghị.

 

"Nói th́ dễ, làm th́ khó". Năm 2016, tổng giá trị hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ vào thị trường Tàu cộng là 115,6 tỷ đô la. Liệu Hoa Kỳ có dám thực hiện ư tưởng của ḿnh hay không khi mà Boeing hôm qua c̣n dự báo trong ṿng 20 năm tới, thị trường hàng không Tàu cộng sẽ phải cần đến 2 000 chiếc máy bay? Một thị trường béo bở mà hai hăng lớn nhất thế giới là Boeing và Airbus đang cạnh tranh  gay gắt.

 

 

Khủng hoảng Bắc Triều Tiên: Tổng thống Mỹ xuống giọng

 

Trọng Thành

 


Một bản tin truyền h́nh với ảnh tổng thống Mỹ Donald Trump và lănh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-Un ngày 09/08/2017.JUNG Yeon-Je / AFP

 

Ngày 06/09/2017, tổng thống Mỹ Donald Trump và chủ tịch Tàu cộng Tập Cận B́nh có cuộc điện đàm đầu tiên kể từ ngày 12/08/2017. Chủ đề Bắc Triều Tiên vẫn là trọng tâm. Nguyên thủ quốc gia Mỹ dường như đă xuống giọng, khi khẳng định tấn công Bắc Triều Tiên hiện tại không phải là « lựa chọn số một », cho dù ông không loại trừ hoàn toàn biện pháp can thiệp quân sự.

 

Tổng thống Trump phát biểu như trên trong bối cảnh Hoa Kỳ và các đồng minh đang các t́m cách thúc đẩy Hội Đồng Bảo An đưa ra « các trừng phạt mạnh nhất ».

 

Thông tín viên Jean-Louis Pourtet tường tŕnh từ Washington:

 

« Được phỏng vấn về cuộc điện đàm 45 phút nói trên, ông Donald Trump đánh giá là hai bên rất thẳng thắng và rất kiên quyết. Tổng thống Mỹ cho biết thêm: ‘‘Tôi cho rằng chủ tịch Tập đồng ư với tôi 100%’’.

 

Tuyên bố nói trên chắc chắn đă có phần được phóng đại, bởi hai người có quan điểm khác nhau về các biện pháp cần được tiến hành để ngăn chặn Bắc Triều Tiên trong tham vọng hạt nhân. Chủ tịch Tàu cộng tiếp tục cổ vũ nối lại đối thoại với B́nh Nhưỡng, trong lúc tổng thống Mỹ không ngừng nhắc lại là các thương lượng sẽ không dẫn đến đâu cả. Ông Trump vừa nhắc lại với thủ tướng Anh Theresa May như vậy hôm thứ Ba.

 

Cũng ngày hôm qua, Donald Trump c̣n cảnh cáo là Hoa Kỳ sẽ không chấp nhận điều đang diễn ra trên bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, ông Trump cũng thừa nhận rằng một cuộc can thiệp quân sự không phải là lựa chọn đầu tiên của ông. Giống như thường lệ, mỗi lần được hỏi, tổng thống Mỹ đều đáp: ‘‘Chúng ta sẽ biết việc ǵ sẽ đến’’.

 

Tổng thống Mỹ trách cứ Tàu cộng đă không gây đủ áp lực kinh tế đối với láng giềng Bắc Triều Tiên. Ông Trump thậm chí c̣n đe dọa cắt đứt các quan hệ thương mại và tài chính với Tàu cộng, nếu như Bắc Kinh không nỗ lực hơn. Tuy nhiên, biện pháp ít thực tế này đă không được nêu ra trong bất cứ thông điệp nào mà chính phủ hai bên công bố sau cuộc nói chuyện giữa hai nguyên thủ ».

 

Một ngày trước cuộc điện đàm Mỹ-Trung, hôm thứ Ba, bên lề thượng đỉnh BRICS, tại Hạ Môn (Xiamen), Tàu cộng, tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo một cuộc tấn công chống Bắc Triều Tiên là « một sự điên rồ về mặt quân sự », có thể gây ra « một thảm họa hành tinh ».

 

 

Quốc tế chuẩn bị tăng cường trừng phạt Bắc Hàn

 

Thu Hằng

 


Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc Vasilly Nebenzia ( trái) nói chuyện với đại sứ Tàu cộng Lưu Kết Nhật ( giữa ) và đại sứ Mỹ Nikki Haley sau cuộc họp Hội Đồng Bảo An ngày 04/09/2017.REUTERS/Joe Penney

 

Sau vụ thử hạt nhân ngày 03/09/2017 của B́nh Nhưỡng, trong một dự thảo trừng phạt được tŕnh bày ngày 06/09 trước 15 thành viên của Hội Đồng Bảo An, Hoa Kỳ muốn cấm vận dầu lửa sang Bắc Triều Tiên, đồng thời cấm nước này xuất khẩu hàng vải sợi may mặc. Hăng tin AFP cho biết Washington cũng muốn phong tỏa tài sản do Kim Jong Un trực tiếp hoặc gián tiếp kiểm soát và chấm dứt nguồn thu của lao động Bắc Triều Tiên trên khắp thế giới.

 

Về phía Tàu cộng, trong cuộc họp báo ngày 07/09 tại Bắc Kinh, ngoại trưởng Vương Nghị đă yêu cầu Hội Đồng Bảo An « phải phản ứng hơn nữa bằng cách thông qua những biện pháp cần thiết » đối với Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, ông Vương Nghị cho rằng « trừng phạt và gây sức ép » đối với chế độ Kim Jong Un « chỉ là một nửa biện pháp chủ chốt để giải quyết » vấn đề Bắc Triều Tiên. Nửa c̣n lại « thông qua con đường đối thoại và đàm phán. Chỉ khi nào hội tụ được cả hai điều kiện đó mới có thể giải quyết được vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên ».

 

Bên lề Diễn Đàn Kinh Tế Châu Á tại Vladivostok, Nga, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe kêu gọi « gây sức ép mạnh nhất có thể » đối với chế độ B́nh Nhưỡng để buộc Bắc Triều Tiên từ bỏ hoàn toàn chương tŕnh tên lửa, hạt nhân. Ông Abe lên án « Bắc Triều Tiên thách thức ḥa b́nh, thịnh vượng, luật pháp và trật tự trong vùng, thậm chí là trên toàn thế giới ».

 

C̣n theo hăng tin Reuters, Hàn Quốc, thông qua phát biểu của phát ngôn viên bộ Ngoại Giao ngày 07/09, khẳng định các biện pháp thực tiễn, nghiêm khắc nhắm vào nguồn thu của chế độ B́nh Nhưỡng để phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt phải được đưa vào nghị quyết trừng phạt của Liên Hiệp Quốc.

 

Cả thủ tướng Nhật Shinzo Abe và tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In, đang tham dự Diễn đàn Kinh tế Vladivostok, đều yêu cầu tổng thống Nga Vladimir Putin ủng hộ trừng phạt đối với Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, ông Putin vẫn duy tŕ quan điểm rằng B́nh Nhưỡng phát triển chương tŕnh vũ khí đạn đạo và hạt nhân chỉ mang ư nghĩa pḥng vệ. Trước báo giới, người đứng đầu điện Kremlin nhắc lại « không thể giải quyết vấn đề trên bán đảo Triều Tiên chỉ bằng các biện pháp trừng phạt và gây sức ép ».

 

Trong khi đó, Liên Hiệp Châu Âu đang chuẩn bị tăng cường loạt trừng phạt riêng đối với B́nh Nhưỡng. Phát biểu tại Tallinn (Estonia) ngày 07/09/2017, người đứng đầu ngành ngoại giao châu Âu Federica Mogherini khẳng định: « Đường lối của châu Âu rất rơ về vấn đề này: gia tăng sức ép kinh tế, gia tăng sức ép ngoại giao và đoàn kết với các đối tác trong vùng và quốc tế ».

 

Bất chấp phản đối của cộng đồng quốc tế, Bắc Triều Tiên tổ chức lễ mừng thành công của vụ thử hạt nhân ngày 03/09 và ca ngợi công lao của các nhà khoa học. Theo KCNA, được hăng tin Pháp AFP trích dẫn, buổi lễ long trọng ở B́nh Nhưỡng ngày 06/09 với vài chục ngh́n người vẫy cờ hoa và bóng bay chào mừng đoàn xe buưt chở các nhà khoa học trên đường đến quảng trường Kim Nhật Thành.

 

 

Tập trận ở Biển Đông: Tàu cộng bác bỏ cáo buộc của Việt cộng

 

Thu Hằng

 

Ảnh chụp ngày 02/01/2017: Chiến đấu cơ phản lực của Tàu cộng J-15 trên hàng không mẫu hạm Liêu Ninh trong cuộc tập trận ở Biển Đông.STR / AFP

 

Ngày 06/09/2017, Bắc Kinh lại lên tiếng bác bỏ phản đối của Hà Nội về việc quân đội Tàu cộng tập trận tại khu vực Hoàng Sa, vùng Biển Đông đang có tranh chấp.

 

Trong cuộc họp báo thường kỳ, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Tàu cộng Lục Khảng phát biểu: « Chúng tôi hy vọng bên liên quan có thể nh́n nhận cuộc tập trận một cách b́nh tĩnh và hợp lư », đồng thời khẳng định cuộc tập trận diễn ra trong « khu vực thuộc chủ quyền » của Tàu cộng.

 

 

Biển Đông: Indonesia và Nhật Bản thúc đẩy đối thoại phát triển hàng hải

 

Indonesia và Nhật Bản tăng cường đàm phán để phát triển hợp tác hàng hải tại một số vùng biển của Indonesia, trong đó có quần đảo Natuna nằm ở phía nam Biển Đông. Thông tin được hai nước công bố trong một bản thông cáo chung ngày 06/09/2017 sau một cuộc họp tại Jakarta.

 

Chủ đề chính của cuộc họp giữa hai nước là phát triển ngành công nghiệp đánh bắt cá địa phương, trong đó có việc xây dựng các cảng và tầu chuyên chở và đánh bắt. Tuy nhiên, chủ đề hợp tác an ninh cũng nằm trong chương tŕnh thảo luận. Trong bản thông cáo chung được trang mạng Nikkei trích dẫn, hai nước nhất trí « thành lập đội tầu tuần tra và tầu đa năng ».

 

Dù không trực tiếp nêu tên Tàu cộng, bản thông cáo chung cho biết: « Hai nước chia sẻ lợi ích chung trong việc duy tŕ và xúc tiến các vùng biển tự do, mở rộng và ổn định đối với ḥa b́nh, ổn định và thịnh vượng trong vùng ». Hai bên thống nhất sáu vùng xa xôi nhất của Indonesia sẽ là trọng tâm của chương tŕnh hợp tác, trong đó có quần đảo Natuna nằm ở phía nam Biển Đông, nơi hải quân Indonesia đă bắt được nhiều tầu cá Tàu cộng xâm phạm vào năm 2016.

 

Ông Brahmantya Poerwadi, một quan chức Indonesia thuộc bộ Hàng Hải và Ngư Nghiệp, cho biết Nhật Bản sẽ tài trợ để phát triển một hệ thống radar giám sát bờ biển và một vệ tinh nhằm giúp ngư dân truyền thống Indonesia cải thiện năng lực. Công nghệ mới sẽ giúp Indonesia bảo vệ vùng biển khỏi nạn đánh bắt trộm nhờ khả năng phát hiện tốt hơn tầu cá nước ngoài, kể cả tầu của Tàu cộng.

 

Theo ông Poerwardi, thỏa thuận cuối cùng sẽ được tổng thống Widodo và thủ tướng Abe kư vào cuối năm 2017, bên lề Thượng Đỉnh Đông Á (gồm ASEAN và 8 nước), được tổ chức tại Manila vào tháng 11.

 

Các cuộc đàm phán về phát triển hàng hải chung được tăng cường từ chuyến công du Jakarta của thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vào tháng 01/2017. Nhật Bản và Indonesia tăng cường hợp tác kể từ khi Hoa Kỳ giảm bớt sự hiện diện tại Biển Đông dưới thời tổng thống Donald Trump.

 

Biển Đông: Nhật-Ấn tăng cường hợp tác quốc pḥng đối phó với Tàu cộng

 

Bộ trưởng Quốc Pḥng Ấn Độ, Arun Jaitley và đồng nhiệm Nhật bản Itsunori Onodera, ngày 06/09/2017 đă tham dự nhiều cuộc họp trong khuôn khổ đối thoại thường niên giữa hai bộ tại Tokyo.

 

Theo trang IndiaTVNews, hai bên nhất trí hợp tác chặc chẽ trong lĩnh vực chế tạo quốc pḥng, kể cả công nghệ lưỡng dụng. Bộ Quốc Pḥng hai nước cũng đồng ư bắt đầu các cuộc thảo luận mang tính kỹ thuật về hợp tác nghiên cứu trong các lĩnh robot và phương tiện không người lái mặt đất (UGV). Ấn Độ có kế hoạch mua thủy phi cơ US-2 ShinMaywa của Nhật Bản để trang bị cho Hải Quân.

 

Trong một bản thông cáo ngày 06/09, New Delhi cho biết: « Các bộ trưởng đă trao đổi quan điểm và ư kiến nhằm mục đích tăng cường hơn nữa hợp tác về mặt quốc pḥng và an ninh trong khuôn khổ « Đối Tác Chiến Lược Ấn Độ-Nhật Bản và Đối Tác Toàn Cầu » ».

 

 

LHQ: Sẽ phải cứu trợ cho 300.000 người tị nạn Rohingya

 

Trọng Thành

 


Một người tị nạn Rohingya sau khi vượt biên sang Bangladesh ngày 05/09/2017.REUTERS/Mohammad Ponir Hossain

 

Người Rohingya Miến Điện tiếp tục ồ ạt chạy sang Bangladesh tị nạn kể từ khi bạo lực bùng phát tại bang Rakhine cách nay hai tuần. Theo một chuyên gia Liên Hiệp Quốc, cần sẵn sàng các biện pháp cứu trợ cho 300.000 người tị nạn, theo kịch bản tồi tệ nhất.

 

Reuters dẫn lời người phát ngôn của Chương Tŕnh Lương Thực Thế Giới (WFP) tại Bangladesh, ông Dipayn Bhattacharyya, theo đó tại Bangladesh, tổng số dân tị nạn ước tính từ 120.000 đến 300.000. Theo đại diện Chương Tŕnh Lương Thực Thế Giới, « những người tị nạn đến nơi trong t́nh trạng suy kiệt,… họ không những hết sức đói mà c̣n rất hoảng sợ». Làn sóng người tị nạn, trong đó có nhiều người bị thương, bị bệnh, đ̣i hỏi rất nhiều hỗ trợ, trước hết về nơi ở, thực phẩm, nước sạch và các phương tiện vệ sinh, đặc biệt cần thiết bởi khu vực này đang giữa mùa mưa.

 

Đại diện của WFP kêu gọi các nhà tài trợ khẩn cấp đóng góp phương tiện. Chương Tŕnh Lương Thực Thế Giới ước tính, để bảo đảm đời sống tối thiểu cho 300.000 người tị nạn, tổ chức này cần huy động thêm ít nhất 13,3 triệu đô la, để lương thực đủ dùng cho bốn tháng. Ông cảnh báo, nếu thiếu lương thực th́ việc tranh giành sẽ xẩy ra, bạo lực, đặc biệt là đối với phụ nữ và trẻ em, chắc chắn sẽ gia tăng.

 

Về phía các trại tị nạn ở bang Rakhine, kể từ cuộc tấn công của quân nổi dậy Rohingya (lực lượng ARSA) vào các trạm biên pḥng Miến Điện, các tổ chức quốc tế, như Chương Tŕnh Lương Thực Thế Giới, không c̣n phân phát được thực phẩm cho dân cư trong các trại tị nạn, đa số là người Rohingya, nơi có khoảng 80.000 trẻ em bị suy dinh dưỡng.

 

Quân đội Miến Điện tiếp tục chiến dịch truy quét rộng lớn tại khu vực này. Theo con số do quân đội nước này đưa ra hôm nay, trong hơn 430 người chết kể từ đầu khủng hoảng, chủ yếu đó là « quân khủng bố » Rohingya. Hiện tại, khu vực bang Rakhine hoàn toàn bị phong tỏa, không có phóng viên độc lập nào được phép tác nghiệp.

 

 

Phong trào đ̣i tước giải Nobel của Aung San Suu Kyi

 

Thảm cảnh của người Hồi Giáo Rohingya Miến Điện khiến nhiều người nổi giận chống lại bà Aung San Suu Kyi, được coi là người đứng đầu chính phủ Miến Điện « trên thực tế ». Ngày hôm qua, trên đường phố Karachi, thủ đô Pakistan, người biểu t́nh đốt hàng loạt tấm h́nh nhà lănh đạo Miến Điện.

 

Theo AFP, một kiến nghị trên mạng đ̣i tước giải Nobel Ḥa B́nh của Aung San Suu Kyi đă huy động được hơn 364.000 chữ kư, tính đến sáng nay. Theo người chủ xướng bản kiến nghị, một công dân Indonesia, cho đến nay, nhà lănh đạo Miến Điện đă « không làm ǵ để ngăn chặn tội ác chống nhân loại này, xảy ra trên đất nước ḿnh ». Đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc về Miến Điện, Yanghee Lee, bày tỏ hy vọng bà Aung San Suu Kyi thể hiện « nhiều t́nh thương hơn… trong thời điểm hệ trọng này của lịch sử Miến Điện », như những ǵ bà từng tuyên bố.

 

Về khả năng tước giải Nobel, thư kư của Ủy Ban cho AFP hay, vấn đề này sẽ hoàn toàn không được đặt ra, bởi không có trong di chúc của người sáng lập, cũng như quy chế của Quỹ. Giải thưởng chỉ căn cứ trên nỗ lực của người được trao giải, cho đến thời điểm đó.

 

Về vai tṛ thực sự của bà Aung San Suu Kyi trong cuộc khủng hoảng hiện nay, nhiều nhà quan sát cho rằng nh́n chung, giải Nobel Ḥa B́nh bất lực trước làn sóng Phật Giáo cực đoan và trước một giới quân sự c̣n rất mạnh, kể cả về mặt chính trị, sau gần nửa thế kỷ độc tài quân phiệt. Hiện giới quân sự nắm ba bộ lớn trong chính quyền, kiểm soát quân đội, cảnh sát và biên pḥng, cùng với một phần tư ghế trong Quốc Hội, đủ thẩm quyền để ngăn chặn mọi cải cách Hiến pháp.

 

Miến Điện là một quốc gia hơn 130 sắc tộc, với hơn 90% theo Phật Giáo, người theo đạo Hồi ít hơn 5%. Các thành phần Phật Giáo cực đoan, có quan điểm chống Hồi Giáo, rất có ảnh hưởng. Đa số dân chúng lại tin rằng dân Rohingya là người nước ngoài, đến từ nước láng giềng Bangladesh, nhiều người cho rằng đây là một « vấn đề an ninh quốc gia ».

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính