Biến Động Miền Trung

 

(Giai đoạn 1963-1975)

 - Phần 10 -

 

 

 

Liên Thành

  

 

Trở lại chuyện Thích như Ư:

 

Ngày hôm sau, 22-5-1971, hồ sơ Thích Như Ư, và sáu người kia được chuyển qua Hội Đồng An ninh Tỉnh truy tố tội danh, với đề nghị:

 

-  Thích như Ư: 3 tháng.

 

-  Sáu người kia: 2 năm tái xét.

 

Cuộc biểu t́nh chấm dứt kể từ 10 giờ sáng ngày 22-5-1970. Tưởng mọi chuyện đă yên ổn, nhưng lại không b́nh yên. Ba ngày sau, 26-5-1970 khoảng 9 giờ sáng viên Cố vấn CSĐB gặp tôi:

 

-  Đại Úy Thành, ông gặp rắc rối rồi, một tí thôi.

 

-  Chuyện ǵ xảy ra? Tôi ngạc nhiên hỏi ông ta. Ông ta nói:

 

-  Nội trong ngày hôm nay, có thể là hai, hoặc ba giờ chiều, Thiếu Tuớng Phong, Tư Lệnh của ông, cùng với một phái đoàn cao cấp của Chính Phủ Sàigon sẽ gặp ông, để điều tra Vụ Chùa Trà Am.

 

Quả đúng như lời của viên cố vấn CSĐB. Khoảng 3 giờ chiều cùng ngày, điện thoại reo, đầu đây bên kia là giọng nói của Thiếu Úy Chính, Trưởng Ban an ninh phi trường Phú Bài:

 

-  Đại Úy, em Thiếu Úy Chính, Đại Úy giữ máy. Thiếu tướng Tư lệnh muốn nói chuyện với Đại Úy.

 

-  Allo! Thiếu tướng Tư lệnh đây Liên Thành. Thiếu tướng đang ở pḥng khách của phi trường Phú Bài. Em đem hết hồ sơ vụ chùa Trà Am xuống đây gặp Thiếu Tướng.

 

-  Em nhận rơ Thiếu Tướng. Xin Thiếu Tướng cho em khoảng 30 phút em sẽ tŕnh diện Thiếu Tướng.

 

Hơn ba mươi phút sau tôi có mặt tại pḥng khách danh dự phi trường Phú Bài. Mọi người đang đợi tôi trong pḥng khách danh dự, gồm có:

 

-  Thiếu Tướng Trần Thanh Phong, Tư lệnh CSQG

 

-  Đại Tá Nguyễn Khắc B́nh, Giám đốc Phủ Đặc Ủy Trung Ương T́nh Báo

 

-  Một Đại Tá thuộc Cục An ninh Quân Đội (nếu tôi nhớ không lầm là Đại Tá Nhuận)

 

-  4 sĩ quan cao cấp của Khối CSĐB/ BTL.

 

Sau khi tôi chào Thiếu Tướng Tư Lệnh và các sĩ quan trong phái đoàn, Thiếu Tuớng Tư lệnh nói với tôi:

 

-  V́ không có th́ giờ, nên Thiếu Tướng gặp em ở đây, dịp khác Thiếu Tướng sẽ thăm BCH. Bây giờ em tŕnh bày cặn kẽ vụ chùa Trà Am cho Thiếu Tướng và phái đoàn rơ.

 

Tôi hiểu ngay đây là một cuộc điều tra. Thân phận của tôi chỉ là một hạt bụi nhỏ trong cơn lốc chính trị giữa hai luồng áp suất mạnh: Phật giáo và Chính phủ trung ương, v́ Thích như Ư là anh ruột của Ngài Ḥa Thượng Thích Trí Thủ Tổng thư Kư Viện Hoá Đạo Phật Giáo Ấn Quang tại Sàig̣n. Tôi bắt đầu tŕnh bày từng chi tiết một, diễn biến vụ chùa Trà Am:

 

1- Khởi đầu, cơ quan T́nh báo quân đội Hoa Kỳ (CID), bộ phận kiểm thính báo cho tôi biết có điện đài Việt Cộng phát tuyến nhiều lần tại Chùa Trà Am. Sau đó CID lại chuyển tiếp cho tôi 4 bức không ảnh do phi cơ thám thính của CID chụp được, phát hiện một toán 3 tên Việt Cộng có vơ trang đang đứng sau nhà Hậu trai của Chùa Trà Am.

 

2- Tôi chỉ thị cho pḥng CSĐB đặt trạm theo dơi gần Chùa Trà Am, và sau đó phát giác một số cơ sở nội thành Việt Cộng vào ra ngôi chùa. Số cơ sở này chúng tôi đă biết từ trước, v́ hiện đang nằm trong một vài chiến dịch xâm nhập của pḥng CSĐB.

 

3- Trước ngày 18-5-1970, nguồn tin nội tuyến từ trong lực lượng Học Sinh, Sinh Viên, Giải Phóng thành Phố Huế của Việt Cộng báo tin: 'Sẽ có một phiên họp quan trọng tại Chùa Trà Am vào tối ngày 18-5-1970'

 

4- Vào lúc 6 giờ 30 sáng ngày 19-5-1970, bao vây chùa Trà Am và bắt giữ một nữ cán bộ an ninh thành, tên Lê Thị Út, sáu cơ sở Việt Cộng trong đó có Thích Như Ư.

 

5- Sau khi thẩm vấn, tất cả người này đều nh́n nhận họ hoạt động cho cơ quan An ninh Thành Ủy Huế và mục đích của buổi họp này là lên kế hoạch đặt chất nổ một vài địa điểm trong thành phố như: Ty Bưu Điện, Ty Ngân Khố, Toà Hành Chánh Tỉnh và 2 rạp chiếu bóng Tân Tân, và Châu Tinh.

 

6- Tang vật tịch thu được gồm có: một số tài liệu quan trọng, trong đó có bản Nghị Quyết mới nhất của Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam. Sau đó theo hướng dẫn của nữ cán bộ Lê Thị Út, thuộc cơ quan An Ninh Thành ủy Huế, Đại Úy Trưởng Công Ân, Trưởng pḥng CSĐB đă tịch thâu được khoảng 6kg chất nổ TNT và 8 ng̣i nổ chậm, tại vùng nghiă trang gần núi Ngự B́nh mà y thị chuyển từ mật khu về Chùa Trà Am và sau đó đem cất dấu tại địa điểm trên, chờ họp xong chỉ cho năm cơ sở kia đến lấy để thi hành công tác phá hoại. Ngoài ra, v́ khu chùa quá rộng không thể t́m được điện đài họ cất dấu ở đâu.

 

Trong khi tôi thuyết tŕnh, một trong bốn sĩ quan BTL ngồi ghi chép. Một người khác lâu lâu lại rờ vào tay nắm của chiếc cặp để cạnh ông ta. Tôi mỉm cười nh́n ông, và ngưng thuyết tŕnh, ghé vào tai ông ta nói nhỏ:

 

- Ông khỏi lo, tôi sẽ nói lớn hơn để ông thâu cho rơ.

 

Như một đứa trẻ ăn vụng bị bắt gặp, nét mặt ông ta thẹn thùng, v́ bên trong chiếc cặp là một máy thâu băng. Không hiểu ông ta đă được huấn luyện bao nhiêu khoá Tinh báo, mà hành sự quá tệ. Sau gần 30 phút tŕnh bày nội vụ, tôi ngưng cuộc thuyết tŕnh, và tŕnh Thiếu Tướng Tư Lệnh, cùng phái đoàn hồ sơ liên hệ nội vụ gồm có:

 

a- Tin tức của cơ quan Quân báo Hoa Kỳ (CID) về điện đài phát tuyến tại Trà Am.

 

b- Bốn tấm lớn không ảnh mà máy bay không thám CID chụp về đêm phát hiện toán vơ trang Việt Cộng tại sau nhà hậu trai chùa Trà Am.

 

c- Lời khai của Thích như Ư và đồng bọn.

 

d- Tài liệu mật đă tịch thu được trong đó có bản nghị quyết mới của Trung ương đảng Cộng sản.

 

e- Ảnh chụp tang vật: 6 kg chất nổ TNT và 8 ngoài nổ chậm

 

f- Bản báo cáo của cơ sở nằm vùng trong tổ chức Học sinh, Sinh viên Giải Phóng thành phố Huế về phiên họp sắp xảy ra tại chùa Trà Am.

 

g- Hồ sơ cá nhân của t́nh báo viên nằm vùng trong tổ chức Học sinh, sinh viên Giải phóng thành phố Huế. [Để bảo mật, và bảo vệ sinh mạng cho t́nh báo viên, tôi chỉ tŕnh riêng hồ sơ này với Thiếu tướng Tư lệnh mà thôi,. Sau khi Thiếu Tướng xem xong, tôi lấy lại ngay, không để bất kỳ một ai trong phái đoàn được đọc hồ sơ này].

 

Tôi tiếp tục:

 

-  Tŕnh Thiếu Tướng và quí vị trong phái đoàn. Số tang vật 6Kg chất nổ TNT và 8 ng̣i nổ chậm tôi có mang theo xuống đây, hiện đang để ngoài xe, nếu quí vị muốn xem tôi đem vào.

 

-  Không cần đâu Liên Thành, Thiếu tướng muốn hỏi em một câu nữa: Tại sao Phật giáo ngưng biểu t́nh?

 

Tôi tŕnh bày nội dung cuộc tiếp xúc của tôi với Ngài Ḥa Thượng Thích Mật Nguyện, Chánh đại diện Phật giáo miền Trung, và kết luận:

 

- Hai bên cùng thuận với những điều kiện được nêu ra nên cuộc biểu t́nh chấm dứt.

 

Tôi hiểu phần tŕnh bày của tôi đến đây đă quá đủ, và Thiếu Tướng Tư lệnh cũng cần bàn bạc riêng với phái đoàn, nên tôi xin phép Thiếu tướng Tư lệnh ra ngoài. Hiểu ư tôi, ông gật đầu. Rời pḥng khách danh dự, đứng ngay cửa dành cho hành khách ra phi cơ, tôi ngước nh́n trời xanh, mây trắng, ḷng thấy thanh thản, nhẹ nhàng như trút đi được bao nhọc nhằn căng thẳng đă gần cả tuần nay, khi đối đầu với vụ chùa Trà Am, và bây giờ với phái đoàn điều tra hỗn hợp: BTL/Cảnh Sát, Phủ Đặc ủy Trung Ương T́nh Báo, Cục An Ninh Quân Đội. Tôi tự hỏi: Chẳng lẽ vụ này đụng chạm quá lớn, chính phủ phải cử phái đoàn điều tra hư thực? Chẳng lẽ ḿnh hành động sai? Tôi không chủ quan, nhưng không t́m thấy chỗ nào sai. Bắt một kẻ đội lốt tu hành hoạt động cho Việt Cộng, một nữ cán bộ an ninh Thành Ủy Huế và 5 cơ sở của y thị, cùng tài liệu và chất nổ, lục soát một nơi có chỉ dấu Việt Cộng đặt điện đài ngay tại chùa Trà Am, lực lượng CSQG Thừa Thiên-Huế đă phá vỡ kế hoạch của bọn chúng đang mưu toan đặt chất nổ vào các cơ sở của chính quyền, và gài chất nổ giết hại dân chúng trong hai rạp chiếu bóng tại thành phố Huế. Chúng tôi, lực lượng CSQG Thừa Thiên-Huế đă làm đủ, và đúng trong trách nhiệm mà chính phủ giao phó: - Duy tŕ luật pháp Quốc Gia, bảo vệ sinh mạng và tài sản của đồng bào. Vậy sai ở chỗ nào, ở điểm nào? Mà nếu đă không sai, th́ sao lại có phái đoàn điều tra? Tôi tự hỏi mà vẫn không t́m ra đáp số đúng. Măi suy nghĩ, th́ ông chuyên viên thâu băng ra gặp tôi:

 

-  Đại Úy, Thiếu Tướng gặp anh, và ông ta tự giới thiệu:

 

-  Tôi, Thiếu Tá C... khối CSĐB/BTL. Đại Úy Ân khá không?

 

Có lẽ ông Thiếu Tá này muốn nói cho tôi biết ông ta là cấp trên của Ân trong khối CSĐB/BTL. Nh́n dáng dấp và hành động vụng về của hắn khi thâu băng lén trong pḥng họp, tôi thật t́nh không có cảm t́nh:

 

-  Hân hạnh gặp Thiếu Tá, Trương Công Ân là một nhân tài, một chuyên viên t́nh báo lỗi lạc, trong Khối CSĐB/BTL khó có người so sánh với Trương Công Ân.

 

Hắn không đến nỗi tối dạ không hiểu tôi đang nói móc hắn, hắn lảng sang chuyện khác:

 

- Ḿnh vào kẻo Thiếu Tướng đợi.

 

Không khí trong pḥng khách danh dự bây giờ có vẻ nhẹ nhàng hơn, không như lúc đầu. Vừa thấy tôi Thiếu Tướng Tư lệnh nói ngay:

 

-  Liên Thành, Thiếu Tướng và phái đoàn phải trở vào Saig̣n bây giờ. Vụ Trà Am, Thiếu tướng và phái đoàn đă hiểu rơ.

 

Tôi đưa Thiếu Tướng và phái đoàn ra phi cơ, trước khi bước lên phi cơ Thiếu tướng Tư lệnh nói với tôi:

 

-  Huế khó lắm, em chu toàn công việc như vậy là tốt lắm rồi, gắng lên. Về ông Như Ư cũng nên nhẹ tay cho ông ta một phần nào.

 

Mọi người lần lượt bắt tay tôi bước lên máy bay, Đại Tá Nguyễn Khắc B́nh siết mạnh tay tôi. Tôi hiểu đó là cử chỉ biểu lộ sự thông cảm và thấu hiểu mà ông dành cho tôi, tôi nói vừa đủ để ông nghe:

 

-  Cám ơn Đại Tá.

 

Phi cơ cất cánh, để lại một làn khói trắng phía sau giữa bầu trời trong xanh, và cũng để lại trong ḷng tôi những suy tư ưu phiền: “Ḿnh đă hành động đúng hay sai?” Tôi đi vào bên trong, vừa đi vừa suy nghĩ mông lung, măi không để ư, một thân h́nh to lớn chấn ngay lối đi của tôi. Nh́n lên, viên Cố vấn CSĐB đă đứng chắn trước mặt tôi từ hồi nào. Một thoáng ngạc nhiên tôi hỏi anh ta:

 

-  Anh đến hồi nào?

 

-  Chỉ sau Đại Úy năm, mười phút.

 

-  Làm ǵ?

 

-  Tôi nhận lệnh xuống đây, tôi tưởng họ đă đem ông theo vào Sàig̣n, cũng may họ giữ đúng lời.

 

-  Tại sao?

 

-  Có lẽ c̣n quá sớm để ông biết rơ chuyện này.

 

Dân ngoại giao, t́nh báo thường hay nói nửa vời, hiểu sao th́ hiểu, tôi cũng chẳng muốn hỏi thêm.

 

-  Đại Úy, tôi biết ông bây giờ vừa đói và mệt, ḿnh vào Câu lạc bộ của Sư Đoàn USMC ăn một tí ǵ, sau đó tôi dẫn ông đi gặp bác sĩ khám bệnh cho ông.

 

-  Đói và mệt th́ có, nhưng bệnh th́ không. Như anh biết, vụ Trà Am, năm, sáu ngày nay tôi và một số anh em đă quá mệt.

 

Rời khỏi Câu lạc bộ của Sư Đoàn USMC tại căn cứ Phú Bài, tôi cùng viên Cố vấn vào bệnh viện dă chiến. Khi tôi tỉnh dậy thấy ḿnh đang ở trong một thế giới xa lạ, tưởng là nằm mơ, chung quanh tôi toàn là thương bệnh binh Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ, viên cố vấn CSĐB đă đứng cạnh giường tôi, tôi hỏi hắn:

 

-  Sao tôi lại ở đây, đây là đâu, bao lâu rồi?

 

-  Bệnh viện dă chiến của USMC. Ông đă ở đây gần hai mươi bốn giờ. Tôi giật ḿnh nói với hắn:

 

-  Thôi chết. Vậy ai lo công việc ở BCH. Anh em họ đâu biết tôi đi đâu.

 

-  Ông khỏi lo, mọi việc tôi đă báo cho Đại Úy Ân sau khi ông vào đây. Không có chuyện ǵ quan trọng xảy ra trong hai mươi bốn giờ qua.

 

Tôi thắc mắc hỏi hắn:

 

-  Nhưng tại sao lại bỏ tôi ngủ lâu như vậy? Vẫn câu trả lời nửa vời:

 

-  Tôi sẽ giải thích với ông sau.

 

Làm việc chung với những người này, những ǵ họ không muốn nói có cạy răng họ cũng không nói, thôi đành bỏ qua.

 

Ngoại trừ Đại Úy Ân, chẳng một ai trong BCH biết đuợc tôi đă nằm bệnh viện dă chiến của USMC tại căn cứ Phú Bài gần một ngày một đêm.

 

Sáu năm sau, 1976 tôi gặp lại viên Cố vấn tại Hoa Kỳ, hỏi lại chuyện xưa th́ hắn thong thả kể cho tôi nghe:

 

-  Ngày đó họ có ư định gọi anh về Phú Bài và bắt giữ anh đem vào Sàig̣n ngay để điều tra. Một trong bốn sĩ quan của BTL đi theo ông Tướng sẽ thay thế anh. Nhưng sau khi nghe anh thuyết tŕnh, họ thấy không có lư do nào để bắt anh, v́ thế mà họ ra về tay không. Người giúp anh hôm đó chính là anh. Chúng tôi rất lo cho anh, nhưng chỉ giúp anh một phần nào thôi. C̣n việc anh vào nằm bệnh viện, thứ nhất là để anh phục hồi sức khoẻ, thứ hai là để bảo vệ anh, có vậy thôi.

 

Tôi tạm dừng ngang đây v́ chuyện hắn kể tôi không thể kiểm chứng làm sao biết đúng hay không.

 

Tôi trở lại tiếp tục lời khai của Hoàng Kim Loan trong đối tượng Phật Giáo tại Huế.

 

-  Thích Thiện Lạc và ngôi Chùa An Lăng.

 

Hoàng kim Loan khai: Chùa An Lăng là trạm giao liên quan trọng của cơ quan Thành Ủy Huế, và Thích Thiện Lạc trụ tŕ chùa này là một trong những cơ sở ṇng cốt của Hoàng Kim Loan. Thiện Lạc có 12 năm tuổi đảng, do chính hắn kết nạp Thiện Lạc vào Đảng Cộng Sản từ năm 1960. Dân chúng và tín đồ trong vùng An Lăng thường quen miệng gọi ông ta là Thầy Ngoạn.

 

Ngôi chùa An Lăng này nằm về phía tây nam thành phố Huế, chỉ cách thành phố khoảng hai cây số, đối diện với trụ sở xă Thủy Phước, cách làng Phủ Cam khoảng một cây số và nằm gần lăng Vua Dục Đức và Vua Thành Thái tại làng An Lăng. An Lăng là một xóm nhỏ cạnh núi Ngự B́nh, nằm trên trục xâm nhập của cán bộ thành từ vùng Tứ Tây, Ngũ Tây về thành phố Huế.

 

Lời khai của Hoàng Kim Loan về ngôi chùa và ông thầy Ngoạn, đă phù hợp với tin tức và hành động của chúng tôi vào gần cuối tháng 12/1970.

 

Vào ngày 17/12/1970, nguồn tin t́nh báo viên xâm nhập gởi về cho hay Thiếu Tá Việt Cộng Nguyễn Đối, bí danh Thanh B́nh, thuộc ban An Ninh Thành ủy Huế và một toán đặc công thành sẽ về ém quân trong ngôi chùa này vào khuya ngày 23/12/1970, để tối hôm sau, vào đêm Noel 24/12/1970 lợi dụng hàng ngàn người đi xem đèn, xem máng cỏ Chúa Hài Đồng tại xóm đạo Phủ Cam, bọn chúng sẽ trà trộn vào đám đông và bất thần tung cuộc đột kích vào trụ sở xă Thủy Phước để tạo tiếng vang.

 

Tôi họp ban tham mưu soạn thảo kế hoạch hành quân phục kích ngay tại ngôi chùa An Lăng. Ưu tiên một là bắt sống tên Thiếu Tá Việt Cộng An Ninh Thành ủy Huế Nguyễn Đối. Nếu t́nh huống không thuận tiện th́ tiêu diệt toàn bộ bọn chúng.

 

Cuộc phục kích này sẽ do tôi chỉ huy, với 9 nhân viên CSĐB. Họ là những quân nhân có kinh nghiệm hành quân tác chiến, là những đồng đội của tôi đă theo tôi từ Nam Ḥa biệt phái về CSQG từ 1966.

 

Tôi đích thân chỉ huy cuộc phục kích này v́ 3 lư do:

 

-  Đây là cuộc phục kích ngay trong chùa, mà hậu quả có thể đụng chạm lớn đến tôn giáo, và nhất là niềm tin của Phật giáo đồ, hậu quả thật khó lường.

 

-  Tôi là sĩ quan quân đội, đă từng là Đại đội trưởng tác chiến. Ít nhiều th́ tôi vẫn có kinh nghiệm về hành quân, phục kích, chạm địch, hơn anh em Sĩ quan Cảnh sát Quốc Gia.

 

-  Đây là một trách nhiệm nặng nề, và có thể đụng chạm đến Phật Giáo. Tôi là cấp chỉ huy, phải nhận lănh mọi hậu quả về hành động này, tôi không muốn anh em thuộc cấp dính vào.

 

Đại Úy Ân trưởng Pḥng CSĐB phái một nữ nhân viên thuộc Biệt Đội Thiên Nga và một nam nhân viên CSĐB, đóng vai cặp t́nh nhân viếng cảnh chùa. Họ có nhiệm vụ quan sát tỉ mỉ và ghi nhớ về vẽ lại sơ đồ ngôi chùa từng chi tiết một, từ ngôi chánh điện, khu nhà trai, ngơ trước, cửa sau, tóm lại không bỏ sót một điểm nhỏ nào.

 

Tôi cũng họp với Cố vấn CSĐB, và viên Thiếu Tá Cố Vấn chương tŕnh Phụng Hoàng, báo cho họ biết kế hoạch của tôi và yêu cầu họ nếu có thể được, cung cấp cho tôi một số không ảnh vùng chùa An Lăng, để tiện nghiên cứu, hướng và đường đột nhập vào chùa của tên Thiếu Tá Đối và đám đặc công của hắn, hầu tôi có thể đặt toán phục kích đúng hướng bọn chúng đi vào.

 

Bốn ngày sau, 21/12/1970, tôi đă có tấm họa đồ với đầy đủ chi tiết do Đại Úy Ân cung cấp và 6 tấm không ảnh do cố vấn pḥng CSĐB cung cấp. Như vậy đă quá đủ đồ nghề dư sức chơi với đám giặc cỏ.

 

Sau khi nghiên cứu, tôi quyết định sẽ bố trí toán phục kích nằm về hướng bắc của sân chùa v́ huớng nam sân chùa là con đường ṃn, nối liền từ cồn mă phía ngoài vào chùa. Bọn Việt cộng sẽ dùng con đường này để đi vào, và như vậy khi toán phục kích của chúng tôi nổ súng th́ đạn đạo sẽ đi từ hướng bắc xuyên ngang sân chùa về hướng nam không đụng vào chùa.

 

Đêm 23/12/1970, 19 giờ 10 lực lượng của chúng tôi đă sẵn sàng, chúng tôi có 3 tổ, mỗi tổ 3 nhân viên, theo kế hoạch bố trí hàng ngang, nằm về phía bắc sân chùa. Tôi tổ 1, nằm ở vị trí đầu của toán phục kich. Tất cả được trang bị M16, và không mang theo lựu đạn, v́ địa thế hẹp không thể xử dụng, và có thể gây hư hại nặng cho chùa.

 

Lực lượng trừ bị cho tôi có hai trung đội CSDC, và 20 CSĐB do Đại Úy Tư, và Đại Úy Ân chỉ huy, trực tại BCH sẵn sàng tiếp ứng khi tôi yêu cầu.

 

Khoảng gần 20 giờ 15 ngày 23/12/1970, chúng tôi xuất phát từ BCH. Huế vào những ngày gần lễ Giáng Sinh trời thật lạnh. Ai đă từng ở Huế mới thấm được cái lạnh của Huế. Lạnh cắt da, lạnh luồn vào thân thể, mặc bao nhiêu áo cũng không đủ ấm. Đêm nay quá lạnh, lại có từng cơn mưa nhẹ, v́ đi phục kích nên chúng tôi không một ai mặc áo mưa.

 

An Lăng là một xóm nghèo hầu như mọi nhà đều không có đèn điện, chỉ ánh đèn dầu le lói bên trong. Chúng tôi đổ quân cách ngôi chùa khoảng gần một cây số, len lỏi vào bóng đêm vắng lặng, chúng tôi tiến dần đến mục tiêu, thời gian di chuyển chỉ khoảng gần hai mươi phút. Nh́n đồng hồ dạ quang, bây giờ là 21 giờ 20, chúng tôi đă ở sát hông chùa. Ngôi chùa nằm im ĺm trong bóng đêm, chỉ có hai ánh đèn nhỏ bên trong khu nhà hậu trai. Từng tổ một, chúng tôi âm thầm tiến vào vị trí phục kích. Tôi khom người nhẹ nhàng đến từng tổ kiểm soát và nhắc lại một lần chót, rất nhỏ:

 

-  Tôi sẽ khai hỏa trước. Địa thế quá chật, cẩn thận kẻo bắn lầm nhau. Không được ho, không được hút thuốc.

 

Tôi trụ về tổ 1, tổ chúng tôi có bốn người, dưới cơn mưa, lạnh, ngồi sát vào nhau cho ấm và chờ đợi...

 

Mưa vẫn tiếp tục, thật lạnh, và bóng đêm dày đặc, thỉnh thoảng chúng tôi lại nghe tiếng chó sủa từ thôn xóm xa vọng lại. Im lặng và chờ đợi...

 

21  giờ 50 phút có tiếng động ở phía nhà hậu trai, cánh cửa bật mở, một người từ trong nhà hậu trai bước ra, tay cầm cây đèn dầu trên tay, ánh đèn dầu soi rơ mặt người đó, tôi giật ḿnh: Ông Thầy Ngoạn! Thầy Thích Thiện Lạc. Ông ta cầm cây đèn dầu đi một ṿng chung quanh chùa rồi trở vào bên trong nhà hậu trai kép cửa lại.

 

22  giờ 30 phút, cánh cửa nhà hậu trai lại mở, lần này thầy cầm cây đèn đưa cao lên và đi ra sân chùa, tiến về phía bắc sân chùa, chỉ cách chúng tôi một thân cây cổ thụ to lớn. Chúng tôi đang bố trí phía sau thân cây, sát bụi hoa bông cẩn, ông ta dừng lại để cây đèn xuống đất, vén áo cà sa, thoải mái tè vào gốc cây cổ thụ Mộc lan, tè xong ông lại cầm đèn trở lại nhà hậu trai khép cửa. Chúng tôi ngồi cứng người, nín thở chỉ sợ ông ta phát giác, nhưng may ông ta không thấy chúng tôi.

 

23  giờ 10 phút, lần thứ 3, thầy Ngoạn lại mở cửa cầm đèn đi hai ṿng quanh chùa, lại trở vào nhà hậu trai. Có lẽ đây là lần cảnh giới thứ ba của ông ta, và hai lần cầm đèn đi chung quanh chùa là dấu hiệu báo cho Việt Cộng biết t́nh h́nh an toàn, bọn chúng có thể vào chùa.

 

Chúng tôi vẫn ngồi co ḿnh chờ đợi. Tiếng chó bắt đầu sủa dồn cuối xóm An Lăng, từ hướng Nam. Tôi nói nhỏ cho Trung Sĩ Ánh sát tôi, chuyền cho các tổ sau chuẩn bị, có thể bọn Việt Cộng sắp xuất hiện.

 

Khoảng mười phút sau, ba bóng người xuất hiện, ba tên Việt Cộng tổ tiền sát. Bọn chúng mặc quần đùi, tay cầm súng tiểu liên AK di chuyển chậm và nhẹ nhàng không nghe tiếng động. Ba tên túa ra ba góc cuối sân chùa quan sát. Khoảng ba phút sau một tên đi lộn lại về lối đường ṃn và biến mất trong bóng đêm.

 

Với kinh nghiệm trong đời lính tác chiến, chúng tôi hiểu tên đi ngược trở về là để báo cho toán sau biết t́nh h́nh, và hướng dẫn, hố tống nhóm chính vào chùa.

 

Quả đúng như chúng tôi tiên liệu, khoảng 10 phút sau, 7 tên Việt Cộng xuất hiện ngay cuối sân chùa. Rất nhanh, tôi nhẹ nhàng làm thủ lệnh cho Trung Sĩ Ánh và tôi tác xạ vào mục tiêu 7 tên Việt Cộng, 2 anh em kia trong toán tác xạ vào 2 tên đang đứng gác cuối sân chùa. Nhẹ nhàng mở khóa an toàn, một,hai, ba... Bốn loạt đạn M16 nổ chát chúa vào đám Việt Cộng, hai tổ sau cũng rất nhanh đồng loạt khai hoả.

 

Tiếng đạn nổ lớn trong sân chùa, 3 trong 7 tên rớt ngay tại chỗ nằm yên không dậy. Vừa bóp xong băng đầu tiên, chúng tôi đồng loạt lăn người sang chỗ khác. Bọn chúng bắn trả hàng loạt AK về phía chúng tôi. Chúng tôi bắn thêm loạt đạn thứ hai, bọn chúng tung lựu đạn về phía chúng tôi. Tôi la to:

 

-  Lựu đạn.

 

Bốn tiếng nổ thật lớn. Sau 4 tiếng nổ, những tên c̣n lại ù té chạy vào bóng đêm. Tôi không cho lệnh truy kích v́ sợ anh em gặp nguy hiểm, và cũng cần phải kiểm soát ngay xem anh em chúng tôi có ai bị thương, hoặc tử thương không. Cũng may chỉ có 2 người ở tổ thứ 3 bị thương ở chân và bắp vế v́ bị mảnh lựu đạn, máu ra hơi nhiều. Chúng tôi cấp thời dùng băng cá nhân băng bó cho cả hai.

 

Hệ thống truyền tin FM1 bắt đầu đầu hoạt động:

 

-  Tango... Tango, ông có sao không? Chúng tôi nghe rơ tiếng súng và 4 tiếng nổ lớn  ở hướng ông.

 

Đó là giọng nói của Ân, rồi đến Tư, Trinh, và phó Vinh. Tôi trả lời họ:

 

-  Chúng tôi đang chạm địch ngay trong sân chùa An Lăng, khoảng một tiểu đội Việt Cộng. Hai anh em bị thương nhẹ. Hạ được ba tên. Cho xe cứu thương và Bác Sĩ Hồ Đại Đội Phó đến ngay để lo cho hai anh em thị thương.

 

Tư nói:

 

-  Nhận rơ. Tôi đưa 2 trung đội đến tiếp viện cho thẩm quyền ngay.

 

Trong khi chờ đợi, Trung Sĩ Ánh và Trung Sĩ Trọc thay phiên nhau giựt một số hoả châu cầm tay lên trời, ánh sáng hoả châu nhỏ soi sáng đủ cho chúng tôi nhận rơ 3 xác Việt Cộng nằm ngay sân chùa.

 

Để lại một tổ giữ an ninh phía ngoài, tôi cho hai tổ kia vào chùa lục soát. Không có ǵ trong chùa, tôi cho lệnh bắt Thích thiện Lạc tức thầy Ngoạn c̣ng tay dẫn ra sân. Hai trung đội CSDC, Tư, Ân, Vinh, Hồ, Trinh và Đại Úy Trịnh công Hà, Quân Trấn Phó, chỉ huy 2 chiếc Commando Car của Quân Trấn Huế cũng đă vừa đến tiếp viện cho tôi. Hà là em ruột của nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn. Hai chúng tôi là bạn học thân t́nh từ thuở nhỏ, và tôi cũng là sư huynh của hắn trong Judo Club Huế, hắn đai nâu, tôi đai đen. Ra đời hai thằng cùng ở lính. Hắn về Quân Trấn, tôi biệt phái Cảnh Sát. Cả hai cùng một nhiệm vụ giữ ǵn an ninh thành phố Huế. Ban đêm đang đi tuần tiễu ṿng đai thành phố, nghe tôi đụng giặc, hắn đi cứu. Gặp tôi hắn hỏi:

 

-  Liên Thành, có hề hấn ǵ không?

 

-  Việt Cộng nghe xe tăng của ông đến, chạy hết rồi, có ǵ th́ đă nằm ngay đơ rồi, đâu c̣n nói chuyện được với ông.

 

Cả hai đứa cùng cười. Bây giờ th́ hắn định cư tại Sacramento.

 

Tư rải 2 trung đội CSDC bố trí quanh chùa. Hai Commando car của Đại Úy Hà đậu ngay cổng. Mọi người đều đổ dồn đến 3 xác Việt Cộng nằm giữa sân chùa. Tôi nói Đại Úy Vinh Chỉ huy phó:

 

-  Vinh, anh liên lạc với cuộc Cảnh sát xă Thủy An và ông xă trưởng đến ngay để lập biên bản. Sau đó anh giao cho xă chôn cất họ cho đàng Hoàng, dù sao th́ họ cũng đă chết rồi. [Tôi c̣n nhớ ông xă Trưởng Thủy An là Nguyễn Mạnh. Sau vụ này khoảng 8 tháng sau, ông ta bị Việt Cộng ám sát chết ngay tại cổng nhà của ông ta. Thật tội nghiệp]

 

Trời sáng dần, cơn mưa nhẹ vẫn chưa dứt và gió thật lạnh. Tôi không đạo đức giả, nhưng nh́n ba xác chết trong ḷng chợt buồn, nhưng chợt nghĩ, trước đây vài giờ, nếu ḿnh trúng đạn của họ th́ giờ đây ḿnh cũng đă nằm bất động đi vào cơi thiên thu như ba người này. Thôi th́... coi như một lời an ủi cho chính ḿnh, may ra có vơi nhẹ đi nỗi buồn và một thoáng hối hận chợt đến, khi nh́n ba h́nh hài nằm dài giữa những vũng máụ Trong cảnh máu nhuộm sân chùa vào buổi sáng tinh mơ của những ngày mùa đông xứ Huế, cơn gió lạnh thoảng qua, có chút mùi tanh của máu nguời, tôi nói nhỏ một ḿnh trong nỗi buồn... “cuộc chiến này quả thật tàn bạỏ”

 

Dân chúng làng An Lăng và Phủ Cam kéo đến xem mỗi lúc mỗi đông, trời đă sáng hẳn. Bất chợt tôi nghe Đại Úy Ân hỏi Thích Thiện Lạc:

 

-  Ông biết ba người này không?

 

-  Tôi biết người nằm giữa là Ông Đối, Nguyễn Đối.

 

-  C̣n hai người kiả

 

-  Tôi không rơ.

 

Ân kề tai tôi nói nhỏ:

 

- Thiếu Tá Nguyễn Đối bí danh Thanh B́nh.

 

Tôi gật đầu. Chúng tôi rời khỏi chùa vào hồi 7 giờ sáng. Ngày hôm sau không có cuộc biểu t́nh nào xảy ra để “đả đảo Đại Úy Liên Thành đàn áp Phật Giáo, vô cớ bắt bớ tăng ni”.

 

Nhưng tôi lại gặp một cuộc biểu t́nh phản đối, mà muôn đời không bao giờ dẹp được, đó là Mẹ tôi. Bà là một người mộ đạo, là đệ tử của Thầy Ngoạn. Ngày rằm bà đi chùa của Thầy, anh chị em tôi bà đều đem quy y vào chùa Thầy Ngoạn và ông là người đứng làm lễ quy y cho chúng tôi. Anh chị em tôi và ngay cả tôi đều có Pháp danh do Thầy Ngoạn đặt cho, mẹ tôi nghe tôi bắt thầy Ngoạn bà hốt hoảng nhắn với anh tôi:

 

-  “Nói hắn thả Thầy ra. Đời thủa nhà ai hắn lại đi bắt Thầy đă làm lễ quy y và đặt Pháp danh cho hắn.

 

Thằng con bất hiếu”. Mẹ tôi cũng như hằng trăm ngàn Phật tử ở Huế, họ đối với quư Thầy một ḷng tôn kính, điều thầy nói, việc Thầy làm tất cả đều đúng, tuyệt đối phải nghe lời Thầy dạy. Tôi bắt những tên Việt Cộng đội lốt thầy tu, thầy tu hoạt động cho Việt Cộng. Thầy Ngoạn hoạt động cho Việt Cộng, chứ đâu bắt Thầy Ngoạn đạo đức tu hành như Mẹ tôi và hằng trăm ngàn Phật Tử ở Huế vẫn lầm tưởng.

 

Đối với Mẹ, tôi là thằng con bất hiếu. Đối với hằng trăm ngàn Phật Tử ở Huế tôi là thằng phản đạo, “nỗi oan này biết ngỏ cùng ai, thôi đành... kiếp làm thân chịu'.

 

Sau 30/4/1975 những con quỷ đỏ đó, cởi bỏ áo cà sa, hiện nguyên h́nh một bầy quỷ dữ, thẳng tay đàn áp, tiêu diệt Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, đến nay đă hơn 32 năm vẫn c̣n tiếp tục.

 

Từ Huế, nơi xa xôi vạn dặm, nơi ngàn trùng xa cách, ở đây tôi nghe được tiếng vọng những lời hối hận:

 

-  “Tội nghiệp ông Liên Thành. Ngày trước ḿnh chửi ông ta là tên phản đạo. Bây giờ mới thấy có trật ai đâu, bọn chúng đă lộ mặt là Cộng Sản nằm vùng trong Phật giáo. Thật không ngờ”.

 

Vâng, thật không ngờ. Mà quả t́nh quư Thầy và đồng bào Phật Tử chân chính làm sao ngờ được. Bọn chúng là loại quỷ dữ tu luyện ngàn năm, đă hoá thành tinh, biến thành kiếp người, chỉ có những thầy Pháp cao tay, họa may mới có thể khám phá và trừ khử được bọn chúng, nhưng vận nước và Pháp nạn đă đến, có hối hận cũng bằng không.

 

Trở lại trường hợp của Thầy Ngoạn. Một tuần sau, hồ sơ thiết lập xong, và chuyển sang Hội Đồng An Ninh Tỉnh. Đại Tá Lê Văn Thân, Tỉnh Trưởng né tránh, v́ sợ đụng chạm đến Phật Giáo, ông đi thanh tra quận. Tôi chức vụ Tổng Thư Kư hội Đồng An Ninh Tỉnh, Đại Tá Tỉnh Trưởng chỉ thị tôi thay ông, ngồi ghế Chủ tịch Hội Đồng An Ninh Tỉnh. Trưởng Ty Nội An Tỉnh, Trưởng Ty An Ninh Quân Đội, Trưởng Pḥng Hai Tiểu Khu, Trưởng Ty Chiêu Hồi, họ là hội viên.

 

Trưởng Ty Nội An và Chiêu Hồi đề nghị: “Sáu tháng tù ở cho Thầy Ngoạn và không tái xét.”

 

Ty An ninh Quân Đội và Pḥng II Tiểu Khu: “ Một năm tù ở không tái xét”

 

Tôi là người quyết định cuối cùng: “Hai năm, không tái xét, đưa đi Côn Sơn”.

 

Ông Trưởng Ty Nội An một công chức lớn tuổi phản đối:

 

-  Quá nặng, “nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại”, hai năm quá nặng xin hội đồng xét lại.

 

Tôi lư luận với ông Trưởng Ty Nội An:

 

-  Thưa ông Trưởng Ty, tôi biết ông là một Phật Tử, thờ Phật, kính Thầy, và tôi cũng là một Phật Tử. Nhưng trường hợp ông thầy Ngoạn này xin ông hiểu cho, ông ta không phải là kẻ tu hành, mà là cơ sở của ban An Ninh Thành Ủy Việt Cộng. Ông ta và đám Đặc công Thành do Thiếu Tá Việt Cộng Thanh B́nh chỉ huy, định dùng Chùa An Lăng của ông ta làm nơi xuất phát tấn công trụ sở xă Thủy Phước vào đêm Giáng Sinh. Nếu lực Lượng CSQG/Thừa Thiên-Huế không phát giác kịp thời, ngăn chặn và phá vỡ âm mưu của bọn chúng, có lẽ một số cán bộ xă Thủy Phước và đồng bào đi dự lễ Giáng Sinh đă bị bọn chúng sát hại. V́ thế hai năm là quá nhẹ.

 

Thiếu Tá Truật, Trưởng Ty An Ninh Quân Đội, và Đại Úy đại diện pḥng II Tiểu Khu, nghe tôi lư luận với ông Trưởng Ty Nội An xong cũng đồng ư 2 năm. Mọi người đều kư vào biên bản.

 

Ba tuần sau, chúng tôi nhận được báo cáo từ t́nh báo viên xâm nhập gởi về xác nhận: 'Thiếu Tá Nguyễn Đối tự Thanh B́nh thuộc Ban An Ninh Thành Ủy Huế và 2 đặc công đă tử trận v́ bị phục kích tại chùa An Lăng'.

 

Lần này Lực lượng CSQG/Thừa Thiên-Huế đă kịp thời ngăn chặn cuộc đột kích của Việt Cộng vào Xă Thủy Phước trong làng Phủ Cam vào ngày lễ Giáng Sinh 24/12/1970.

 

Tôi trở lại tiếp tục lời khai của Hoàng Kim Loan:

 

-  Thích Chơn Thông

 

Ngôi chùa nhỏ Thiên Ấn tại đường Duy Tân thuộc Quận III thành phố Huế và hầm bí mật dưới chuồng nuôi heo của Chùa. Ngôi chùa nhỏ này là một trạm giao liên bản lề, rất quan trọng của cơ quan thành ủy Huế. Nơi đây là trạm tiền phương, chuyển vận cán bộ nội thành ra vào hoạt động trong thành phố, là trạm giao liên chuyển nhận mọi tin tức quan trọng và khẩn cấp từ nội thành lên khu và ngược lại.

 

Trạm giao liên này đă được Hoàng Kim Loan thiết lập từ năm 1964, và chính y cũng đă từng trú ngụ nhiều lần tại ngôi chùa này, trước thời gian xảy ra vụ tấn công Huế vào năm Mậu Thân 1968. Trụ tŕ ngôi chùa nhỏ này là Thích Chơn Thông cơ sở nội thành và được y kết nạp vào đảng từ năm 1961. Đ ây là ngôi chùa độc nhất trong Quận III thành phố Huế, nằm ngay trên đường Duy Tân, cạnh chợ An Cựu và cách quận đường quận III chưa đầy 300 mét.

 

Tôi c̣n nhớ trước tháng 3/1971, tôi nhận được bản tin từ cơ sở nội tuyến gởi về báo cho biết một toán đặc công thành, gồm 2 nam và 1 nữ, sẽ đột nhập vào thành phố và sẽ trú trong một hầm bí mật tại ngôi chùa trên. Vũ khí sẽ được chuyển vào cho toán đặc công này là 2 súng AK báng xếp, 1 B40, một số chất nổ và đạn dược. Nhiệm vụ của toán đặc công này là bất thần tấn công quận đường quận IIỊ Ngày giờ tấn công nguồn tin không xác nhận được v́ sẽ do trưởng toán Đặc công quyết đi.nh. Kèm theo bản tin là sơ đồ vị trí hầm bí mật tại ngôi chùa trên. Ngày 12/3/1971 nguồn tin xác nhận toán đặc công đă có mặt tại chùa, và bọn chúng đang điều nghiên, quan sát vị trí quận đường Quạân IIỊ Ngay lúc đầu, tôi có ư định đặt một toán theo dơi để khám phá thêm số cơ sở nội thành, mà bọn đặc công này sẽ tiếp xúc để thu lượm tin tức bổ túc cho kế hoạch tấn công quận III của bọn chúng, nhưng nghĩ lại, ḿnh đang dự định chơi một tṛ chơi nguy hiểm v́: - Ngày giờ tấn công của bọn đặc công ḿnh không nắm vững, nếu bọn chúng ra tay sớm, sẽ có nhiều mạng sống của nhân viên chính quyền và dân chúng bị hy sinh.

 

Tôi quyết định ra tay trước bọn chúng, ngăn chặn cuộc tấn công của bọn Đặc công Cộng Sản nhắm vào Quận III thị xă Huế. 15giờ 30 chiều ngày 14/3/1971, hai trung đội CSDC do Đại Úy Trần Văn Tư chỉ huy, 20 CSĐB do Đại Úy Trương Công Ân chỉ huy, tôi chỉ huy tổng quát đổ quân bao vây chùa.

 

Dân chúng khu phố An Cựu, đường Duy Tân, đường Nguyễn Huệ, Chợ Cống, Cầu số 7, và ngay trong chợ An Cựu thấy chúng tôi đổ quân vây chùa ùn ùn kéo đến mỗi lúc mỗi đông. Họ tụ tập bên này lề đường nh́n sang Chùa, và bắt đầu có tiếng chửi rủa la ó: “đả đảo Liên Thành, đả đảo Cảnh Sát đàn áp Phật Giáo, bắt bớ tăng ní.” Đă lâu lắm rồi, từ bao năm nay, cá nhân tôi và anh em thường bị chửi như vậy. Chúng tôi cũng đă quen tai nên chỉ cười với nhau và cũng chẳng phiền hà ǵ chuyện đó.

 

Ngôi chùa nằm sát lề đường Duy Tân, tôi đứng bên này lề đường nói thật lớn với đám đông dân chúng tụ tập bên kia đường:

 

-  Tôi, Đại Úy Liên Thành, Trưởng ty Cảnh sát, yêu cầu đồng bào đứng sang phía bên này, nhân viên công lực chúng tôi đang hành sự. Chúng tôi đang bao vây 1 toán Việt Cộng hiện đang trú ẩn trong chùa.

 

Một tên đầu trâu mặt ngựa đứng truớc đám đông la to:

 

-  Đồng bào đừng tin hắn, hắn nói láo đó. Hắn vây chùa bắt quí thầy, yêu cầu đồng bào tràn vào chùa giải thoát quí thầy.

 

Đă đến lúc phải làm mạnh với tên này, tôi bước xuống đường, đi về phía hắn. Tôi dí sát mủi súng M18 vào vế hắn:

 

-  Anh đứng yên tại chỗ. Chỉ cần anh bước nửa bước xuống đường, tôi sẽ bắn găy chân anh ngay, anh nghe rơ chưa ?

 

Mặt hắn tái xanh, lủi vào đám đông mất dạng.

 

Tôi trở lại cổng chùa ngay lề đường đợi Tư bố trí lực lượng bao vây, và gọi máy yêu cầu Chỉ huy trưởng CSQG/Quận 3, Trung Úy Phạm Cần chỉ huy một đơn vị Cảnh sát sắc phục đến giữ an ninh, ngăn chặn không để đồng bào tụ tập trước cổng Chùa.

 

Hai trung đội CSDC đă bao vây kín ngôi chùa nhỏ, và Đại Úy Ân cũng đă mời hết mọi người trong chùa ra ra ngoài sân kể cả Thích Chơn Thông, v́ sợ họ có thể bị nguy hiểm khi chúng tôi giao tranh với đám đặc công Việt Cộng.

 

Theo họa đồ mà chúng tôi có trong tay, th́ vị trí hầm bí mật là chuồng nuôi heo của Chùa, nối liền với khu nhà bếp. Miệng hầm bí mật nằm về phía tay phải của chuồng heo, và lỗ thông hơi là một ống sắt được ngụy trang khéo léo từ ngoài gốc bụi chuối phía sau, sát với chuồng heo vào tận bên trong hầm. Hai yếu tố quan trọng để tránh thiệt hại nhân mạng khi khui hầm bí mật Việt Cộng là phải biết rơ vị trí miệng hầm và lỗ thông hơi, v́ bọn Việt Cộng thường dùng hai vị trí này để bắn lên.

 

Một tiểu đội CSDC và CSĐB đă bố trí gần chuồng heo của chùa đang đợi tôi, Ân và Tư. Tôi nói Tư vị trí này quá chật, chỉ cần tôi, Tư, và ba nhân viên là đủ. Chuồng heo được xây một bức tuờng chung quanh chỉ cao quá đầu gối, không có cửa, đó là trở ngại chính v́ trong chuồng có hai chú heo nhỏ, phải hai CSDC lựa thế mới đem được hai chú heo ra khỏi chuồng.

 

Chúng tôi t́m ra nắp hầm bí mật không mấy khó khăn, chỉ cần dồn phân heo và rơm rạ từ phía phải trong chuồng sang một bên là đă thấy ngaỵ Tiếng súng AK bắt đầu nổ ḍn khi chúng tôi cậy tung nắp hầm, ba loạt AK từ dưới hầm bắn lên, chúng tôi không bắn trả v́ muốn bắt sống ba tên đặc công này, nhưng nếu có bắn trả cũng chẳng thấy bọn chúng ở đâu mà bắn v́ dưới hầm quá tối. Tôi la to:

 

- Tư, thẩy lựu đạn cay xuống hầm.

 

Đại Úy Tư và hai CSDC nhanh nhẹn gởi xuống hầm tặng bọn đặc công 6 trái lựu cay, khói cay tỏa lên miệng hầm mù mịt, có tiếng ho sặc sụa của bọn chúng. Tôi nói lớn:

 

-  Các anh đầu hàng đi, tôi cho 5 phút để đầu hàng, bằng không tôi sẽ thẩy lựu đạn nổ mạnh xuống hầm.

 

Có tiếng ho, và tiếng đàn bà la lớn dưới hầm:

 

-  Chúng tôi đầu hàng... Chúng tôi đầu hàng... Cho chúng tôi lên, đừng liệng lựu đạn xuống.

 

-  Có bao nhiêu người dưới hầm?

 

-  Chúng tôi có ba người.

 

-  Liệng súng lên miệng hầm truớc, người lên sau. Tuần tự từng người một, hai tay đưa lên khỏi đầu. Nếu có vũ khí cầm tay sẽ bị bắn hạ ngay.

 

Tiếng nói dưới hầm vọng lên:

 

-  Chúng tôi nghe rơ.

 

-  Bây giờ bắt đầu, liệng vũ khí lên đi.

 

Hai súng AK 47 và một súng B41 từ dưới hầm chuyển lên. Sau đó từng người một đưa hai tay cao quá đầu chui từ hầm bí mật trồi lên. Người đầu tiên là một phụ nữ khoảng trên hai mươi tuổi, và sau đó là hai người đàn ông chưa đầy ba mươi tuổi. Cả ba người vừa lên khỏi hầm bí mật đă ngồi qụy xuống ngay nền chuồng heo đầy phân heo, thở dồn dập. Có lẽ chỉ cần chậm thêm vài phút họ đă ngất xỉu, v́ hơi cay và thiếu dưỡng khí trong hầm bí mật. Ba nhân viên CSĐB đă c̣ng tay họ xong, Đại Úy Ân hỏi họ:

 

-  Đạn B41 và chất nổ để ở đâủ

 

-  C̣n dưới hầm.

 

Ân định cho một toán xuống lục soát hầm lấy đạn B41 và chất nổ lên. Tôi cản lại:

 

-  Khoan đă Ân. Coi chừng bọn chúng gài chất nổ chậm dưới hầm. Đem họ đi. Tất cả anh em rời khỏi đây ra ngoài sân chùa ngay. Coi chừng hầm nổ tung bây giờ, một hai giờ sau xuống lục soát chưa muộn.

 

Chúng tôi rời chuồng heo dẫn họ ra sân chùa. Bây giờ tôi mới có dịp quan sát kỹ ba tên đặc công: Người đàn bà, nữ đặc công là một thiếu nữ mặt c̣n rất trẻ, hai người đàn ông kia cũng khoảng dưới ba mươi tuổi, tất cả mặt mày xanh xao, quần xắn cao, phân heo dính đầy người và đặc biệt từ mắt cá chân trở xuống nuớc phân heo đă nhuộm đen đôi bàn chân của họ. Phải nh́n thấy một sự thật rơ ràng, sức chịu đựng gian khổ của họ đă vượt quá mức. Mọi người có mặt hôm đó thật t́nh không hiểu nổi làm sao họ có thể đứng nhiều ngày dưới một hầm phân heo ngập quá mắt cá chân. Tôi hỏi người nữ đặc công:

 

-  Chị và hai người kia ở dưới hầm bao lâu rồỉ

 

-  Ba đêm, bốn ngày. Ban đêm chúng tôi lên khỏi hầm đi quan sát và điều nghiên mục tiêu.

 

-  Mục tiêu nào?

 

-  Quận đường Quận III.

 

-  Khi nào tổ của chị tấn công?

 

-  Tối hôm nay, một giờ sáng.

 

-  Tổ của chị thuộc đơn vị nào?

 

-  Đơn vị Đặc công H1 cơ quan Thành ủy.

 

Tôi định hỏi tiếp người nữ Đặc công này th́ một toán chuyên viên thâu h́nh của đài truyền h́nh Huế, một số kư giả và đài phát thanh Huế đă vào sân chùa từ hồi nào và muốn phỏng vấn tôi. Tôi từ chối khéo, v́ chuyện chúng tôi làm là chuyện t́nh báo, chuyện kín, chuyện hở, chuyện trên trời dưới đất, làm sao nói được. Sẵn có Vinh đứng gần tôi, tôi chuyển qua cho Đại Úy Vinh:

 

-  Tôi quá bận, xin quí vị gặp Đại Úy Vinh Chỉ huy phó của tôi. Ông ta sẵn sàng tiếp tất cả quí vị, ngoài ra nếu quí vị muốn thâu h́nh 3 Đặc công Việt Cộng, vũ khí tịch thâu được và hầm bí mật xin cứ tự nhiên.

 

Tôi thoát nợ. Bây giờ th́ đồng bào đă tràn vào sân chùa, họ đứng xem, xầm x́, bàn tán, tôi nghe có người nói:

 

-  Ḿnh đă nghi oan cho Cảnh Sát. Họ vây chùa khui hầm bí mật bắt Việt Cộng, chứ đâu bắt quí thầy.

 

Tôi nghe rơ và trả lời với họ:

 

-  Tôi cám ơn người nào vừa nói câu đó, cám ơn đă trả lại công bằng cho Lực lượng CSQG Thừa Thiên-Huế chúng tôi. Cách đây và́ giờ, khi chúng tôi đổ quân vây chùa, đồng bào đă phản đối, cho rằng chúng tôi đàn áp Phật Giáo, vây chùa bắt Tăng, Ni. Bây giờ có ai chứng minh được ba tên đang ngồi đó là Tăng, Ni. Tôi sẽ mở c̣ng cho họ, và giao lại cho đồng bào rước 'Tăng, Ní, trở lại chùả

 

Mọi người đều im lặng, bỗng từ trong đám đông, một người đàn bà xông ra, chỉ vào mặt ba tên Đặc công Việt cộng, với một giọng Huế nhưng thuộc Quận Hương Điền rất khó nghe:

 

-  “Ba đứa ni mà Tăng, Ni chi, tụi hắn là Việt Cộng. Ông cha mồ tổ bây, Mậu Thân bây bắt chồng tau đem đi chôn dập chôn vùi ở mô mà nấy năm trời ni tau đi cùng vành non nước t́m xác không ra, tổ cha mụ nội bây, đồ Việt Cộng ác ôn”.

 

Vừa la hét, chửi bới, chị ta xông vào định hành hung tên nữ Đặc công. Một CSDC cản lại. Một CSDC đứng gần tôi, nói vớí tôi:

 

-  Chị ta là vợ của một Cảnh Sát Quận III, bị Việt Cộng bắt đi chôn sống năm Mậu Thân, để lại cho chị 8 đứa con dại nheo nhóc. Gia đ́nh chị ta ở gần nhà em, lâu lâu lại sang nhà em mượn gạo. Thật tội nghiệp, thường ngày chị ta hiền lắm.

 

Vừa nghe nói chị ta là vợ nhân viên Cảnh sát, tôi móc trong túi có được ít tiền dúi vào tay chị ta:

 

-  Thôi được rồi, chị hả giận chưa, đi về mua gạo cho con đi. Chị chửi Việt Cộng ác ôn chỉ găi ngứa cho tụi hắn mà thôi, lần sau có chửi th́ phải chửi: “Ông cha mồ tổ thằng Hồ Chí Minh” may ra tụi hắn mới đau.”

 

-  Thưa Ôn, em c̣n ức lắm. Cho em nói với ôn Chơn Thông một câu nữa rồi em về.

 

Miệng nói, chân bước đến ngay trước mặt Thích Chơn Thông đang bị c̣ng tay ngồi cùng với ba tên Đặc công Việt Cộng:

 

-  Lâu nay trong xóm ai cũng tưởng Ôn là người tu hành, té ra Ôn là Việt Cộng. Ôn đào hầm bí mật chứa Việt Cộng trong chùa, đồ Việt Cộng ác ôn...

 

Nh́n cảnh người đàn bà uất hận chửi bới Việt Cộng, tôi hiểu ngay phải đem 3 tên Đặc công và Thich Chơn Thông rời khỏi chùa càng sớm càng tốt, bằng không sẽ sinh loạn, v́ khu vực này năm Mậu Thân 1968, Việt Cộng đă bắt 500 người đem đi chôn sống. 500 gia đ́nh nạn nhân họ kéo đến th́ thật đại họa. Tôi gọi Đại Úy Ân:

 

-  Ân, đưa bọn họ về Trung Tâm Thẩm vấn. Nhiều gia đ́nh có thân nhân đă bị Việt Cộng chôn sống họ kéo đến th́ phiền lắm.

 

Ân cho xe chở 3 Đặc công Việt Cộng và Thích Chơn Thông về Trung Tâm Thẩm vấn. Đại Úy Tư cho một toán CSDC xuống lục soát dưới hầm bí mật, tịch thu 3 quả đạn B41, một số chất nổ cùng đạn AK47.

 

Đồng bào từ từ giải tán, có tiếng la to:

 

- Đả đảo Việt Cộng ác ôn. Hoan hô Cảnh sát. Hoan hô Đại Úy Liên Thành.

 

Tôi cười, và cũng la to trả lời họ: “Hoan hô đồng bào!”

 

Từ tháng 10/1966 đến 10/1974 lực lượng CSQG Thừa Thiên - Huế đă khám phá hàng chục hầm bí mật tương tự như tôi vừa kể trên. Nếu viết ra cả hàng trăm trang giấy cũng vẫn chưa hết, đó là một sự thật đáng buồn. Phật Giáo tại Huế từ lâu đă bị Việt Cộng xâm nhập quá sâu, từ hạ, đến thượng tầng cơ sở, những chuyện tương tự c̣n quá nhiều, xin hẹn một dịp khác.

 

- Hết -

 

Liên Thành

(Cựu Ty Trưởng Cảnh Sát Quốc Gia tỉnh Thừa Thiên-Huế)

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính