Tôi làm tôi mất nước

 (Phần 4 - Kết)

 

Lê Văn Phúc

 

 

 

 

Phần 4

 

Bốn năm lưu lạc, tôi chưa làm được ǵ cho ra hồn, ngoại trừ miếng cơm manh áo. Với đại gia đ́nh bên kia đại dương đang sống đọa đày trong hờn tủi xót xa, tôi cũng không có lấy một cánh thư suông an ủi. Mà thực ra, tôi biết nói ǵ? Nói về gia đ́nh ḿnh ư? Th́ phải mô tả nhà có hai, ba pḥng, có điện, có nước nóng, có điện thoại, có máy lạnh, có ti-vi màu, có cassette, có vườn trước sân sau cỏ mọc xanh rờn. Nhà ở cạnh hồ lớn, có bè rau muống, có thuyền đi câu, có gió mát trăng thanh, hương hoa bưởi, hoa cam thơm lừng một vùng trời an lạc.

 

Kể về tiện nghi ư? Th́ nào là xe hơi Huê-Kỳ chạy êm như ru, chợ búa gần gũi, thịt thà, rau cỏ, sữa, trái cây ê hề, mùa nào thức đó. Quần áo giày dép th́ đủ kiểu, đủ màu cho hợp thời trang.

 

Phấn son, mỹ phẩm tha hồ chọn lựa. Chuyện học hành con cái ư? Th́ có nhà nước lo xe đưa đón hàng ngày, lớp học mát mẻ, sáng sủa, thoải mái, lâu lâu lại nghỉ lễ, nghỉ chơi, nghỉ hè, cứ tuần tự lên lớp. C̣n cái mục học tṛ Việt Nam chăm chỉ, lễ độ, thông minh, giỏi toán, giỏi cả Anh-văn, cuối năm thường đứng đầu lớp th́ đó là chuyện thường t́nh…

 

Hay là kèm theo thư, gửi về nhà một vài tấm h́nh lưu niệm ư? Th́ h́nh là h́nh màu, người là người từ tiên giới, đầy đủ, ấm no… Người ở bên nhà đang chật vật, đói rách với hộ khẩu, với kinh tế mới, đang thất điên bát đảo với hội họp, kiểm thảo, tự khai và bắt bớ ŕnh rập, nay nhận thư, nhận ảnh ngoại quốc, bỗng so sánh như địa ngục với thiên đường, ắt kẻ ở lại đau khổ dập vùi thêm, thất vọng hơn chứ nào có xoa dịu được chút nào đâu!

 

Thành ra, chỉ có những gói quà lớn nhỏ, tùy khả năng, tùy hoàn cảnh mà an ủi gia đ́nh là xem ra cụ thể và có giá trị hơn cả. Cũng có người ở nhà bảo rằng chỉ mong thư từ h́nh ảnh của kẻ ở miền xa mà thôi, chứ đâu có cần quà cáp mà không thấy hồi âm. Nhưng sự thực đắng cay là cho dù những người có tư cách nhất, đạo đức nhất, tự ái nhất, một khi đă sống dưới chế độ Cộng sản do nhà nước quản trị, giám sát cái dạ dày, kiểm soát thanh tra luôn tư tưởng th́ con người đă mất đi tất cả tự do và bị lệ thuộc nhiều vào miếng cơm, miếng khoai, củ sắn. Nên dẫu quân tử Tàu cách mấy, vẫn mơ ước những giúp đỡ, tiếp tế dù to dù nhỏ từ ngoại quốc gửi về.

 

Như kẻ sắp chết đuối vớ được tấm gỗ, thanh củi hoặc đám bèo… Cái ǵ cũng quí. Bởi đó là sự sống. Bởi đó là hy vọng…

 

Tôi chưa làm được chuyện ǵ ngoạn mục với gia đ́nh, lâu lắm mới có tí quà về biếu ông bố già cô độc. Với đàn em, đàn cháu, tôi xa cách chúng nó mấy chục năm lưu lạc giang hồ, cái t́nh ruột thịt đâm ra cách xa, hầu như đến độ vô t́nh và tự cảm như vô trách nhiệm.

 

Lũ em tôi, dẫu sống từ tấm bé dưới chế độ Cộng Sản, được nhồi sọ khá đủ các giáo điều, vẫn ôm mộng một ngày nào đó vượt biển t́m tự do. Tôi chả dám khuyên chúng nó nên ở hay nên đi, chỉ biết qui vào số mạng. Đứa nào thoát được ngục tù th́ đứa ấy may mắn. Qua đến đảo là tôi có bổn phận bảo lănh, lúc đó tôi trách nhiệm đă đành.

 

Chuyện vượt biển đă là chuyện có thực, xẩy ra hàng ngày tại Việt Nam. Trước năm 1975, chả thấy ai hành trang lên tàu lớn tàu nhỏ ra khơi qua Thái, qua Mă Lai, qua Úc, qua Phi, qua Nhật… Mà chỉ từ khi Cộng Sản được trao lại miền Nam mới thấy ào ào thuyền nhân đi t́m tự do liều lĩnh.

 

Những con thuyền gỗ mỏng manh, yếu đuối, chứa mấy chục người già trẻ lớn bé. Người lái tàu chưa từng đọc địa bàn, không hề biết sửa máy móc. Ấy thế mà họ vẫn ra đi, một liều ba bẩy cũng liều. Con thuyền trong đại dương c̣n nhỏ bé hơn chiếc lá tre trên sông lạch, lại sóng nước bao la dập vùi xô đẩy, lại băo tố ngập trời. Vực sâu, miệng cá vẫn đợi chờ ŕnh rập. Họ vẫn ra đi. Trên đại dương, ngoài sóng to gió lớn biển sâu cá dữ, c̣n có một thứ dữ hơn cả thiên tai, ấy là bọn hải tặc. Bọn chúng đă cướp bóc, hành hạ, hăm hiếp, bắt cóc, thủ tiêu không biết bao nhiêu thuyền nhân.

 

Trước thảm trạng đó, lương tâm nhân loại hầu như vẫn ngủ im ĺm.

 

Tôi thường nghe chuyện thương tâm, đau đớn về thuyền nhân nhưng trong ḷng chẳng may may xót thương, lo lắng. Bởi những người chịu thảm trạng đó chẳng ai là ruột thịt của ḿnh. Nên b́nh chân như vại. Cả đến những công cuộc lạc quyên giúp đỡ trại tỵ nạn, tiếp tế cho thuyền nhân, cứu vớt người vượt biển, các công tác xă hội, у tế để an ủi đồng bào kém may mắn, tôi cũng đều không tham gia, không đóng góp làm ǵ. Tôi nghĩ rằng nhu cầu th́ nhiều, ḿnh có giúp cũng như muối bỏ biển. Hai nữa, nếu tôi giúp th́ tiền ấy liệu có đến tận tay nạn nhân hay lại trôi dạt phương nào? Ngoài ra, quanh tôi c̣n biết bao nhiêu kẻ tiền rừng bạc bể đă thấy nhúc nhích đóng góp ǵ đâu?

 

Với các tôn giáo như Phật Giáo, Công Giáo. Tin Lành, tôi ít khi lai văng tới chốn tôn nghiêm. Thôi th́ bên cha cũng kính, bên mẹ cũng vái, ḿnh bận rộn quanh năm, đâu có thời giờ đi lễ bái. Chưa lần nào tôi đóng góp cho chùa để cầu phước, cầu an. C̣n những hoạt động xă hội, Phật tử, tôi lại càng không mấy quan tâm ủng hộ.

 

Những ngày Quốc Hận, cộng đồng tổ chức kỷ niệm ngày bỏ nước ra đi, bày tỏ niềm nhớ quê hương, xót xa thân phận những người ở lại, những người bị đày ải giam cầm hành hạ nơi các trại cải tạo tập trung hàng đêm không ngủ, bằng chương tŕnh họp mặt văn nghệ để nung nấu ư chí hờn căm phục hận, mong một ngày về th́ tôi cũng nhớ đấy nhưng nghĩ có tham gia th́ chưa chắc đă chết thằng Cộng Sản nào cho nên nằm nhà nghỉ khoẻ để c̣n giữ sức đi cầy.

 

Những đám mít-tinh, biểu t́nh lên án chế độ Cộng Sản đă được nhiều giới tham dự, dù trời gió trời mưa, dù phải lái xe hàng bẩy chục dặm đường mới đến nơi, dù phải nghĩ việc một buổi làm, dù có người già vẫn chống gậy lẽo đẽo theo con cháu, dù có kẻ con thơ bế ẵm trên tay cũng cầm thêm được lá cờ quốc gia để bày tỏ lập trường. Các đài truyền h́nh địa phương đă quay những cảnh hội họp và chiếu trên ti-vi, tôi vẫn theo dơi đầy đủ cả đấy chứ!

 

Lớp người trẻ sang đây rất dễ hội nhập với cuộc sống Âu Mỹ mà có cái lạ làm sao họ vẫn thiết tha với Việt Nam. Bằng cớ là chính lớp trẻ thường đứng ra tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương, kỷ niệm các bậc anh hùng hào kiệt, đảm trách Chợ Tết, lo văn nghệ liên trường, tổ chức văn nghệ đấu tranh, mở các lớp dạy Việt Ngữ cho thiếu nhi, làm báo, sinh hoạt tập thể. Họ làm việc rất hăng say, dù ít người được người lớn làm cố vấn, yểm trợ, tiếp sức. Họ làm việc với tinh thần của tuổi trẻ, với trách nhiệm tự đề ra, với ḷng nhiệt thành và t́nh yêu mến quê hương đă tiềm tàng trong ḍng máu.

 

Những khi đi dự lễ, đi coi chương tŕnh văn nghệ do sinh viên tổ chức, nhiều lúc tôi cũng xúc động đến tràn nước mắt v́ được nh́n lại h́nh bóng cố hương qua các màn ca nhạc kịch vui tươi, được nghe lại những âm điệu với tiếng hát lời ca quen thuộc xa xăm, được theo rơi múa lân, ông địa, trống phách rộn ràng linh động, được tṛ chuyện gặp gỡ bạn cũ mới đồng hương. được sống lại một mảnh đất quê hương trên đất nước người.

 

Những giây phút ấy, thực t́nh là tôi quyến luyến Việt Nam, vui với cái vui tập thể.

 

Rồi khi chia tay, cuộc sống thực tại lại kéo tôi về với bổn phận riêng tư. Rồi mọi chuyện lại ch́m sâu vào quên lăng mơ hồ.

 

Đôi lúc nghĩ quẩn nghĩ quanh, tôi không biết tôi là Việt Nam hay là Mỹ nữa…

 

Đời sống bên những ṿi xăng, lốp xe, ḱm khoá. dầu nhớt tuy không quá nặng nề nhưng tuổi đời chồng chất mỗi năm một tuổi như đuổi xuân đi, nó làm cho tóc ngả muối tiêu, mắt mờ chân chậm, c̣n hai cánh tay lực sĩ kiến càng ngày nào nay chỉ là hai que củi tong teo, bê cái lốp xe thấy như bê cối đá, dù cái lốp xe vẫn nặng có bấy nhiêu thôi…

 

Thế là tôi biết tôi đi xuống, tinh thần thể xác yếu nhiều. Nếu không mau t́m đường thoát th́ chắc chắn có ngày sụm bà chè, tôi quỵ tại cái tỉnh nhỏ đêm buồn này lúc nào không biết…

 

Nhân một chuyến ngao du dịp hè qua tiểu bang Tếch-Xịt, tá túc nhà Hoán Tàu tại Houston, hắn nghe tôi tả oán cuộc sống lam lũ vất vưởng nên động tâm bồ đề trắc ẩn ra tay cứu vớt. Lại được bà vợ hắn rất dễ chịu dễ thương đồng ư sẵn ḷng cưu mang bao bọc cho nên gia đ́nh tôi quyết định bỏ nghề bơm xăng ở Florida để đi Texas làm nghề quét chợ.

 

Quyết định mau lẹ đến nỗi lúc đi chào bạn bè ở đơn vị chót, ai cũng cười t́nh cho là tôi rỡn chơi chứ đi đứng vào cái khổ nào. Tôi phải làm ra bộ nghiêm nghị đứng đắn, thề thốt dăm ba phùa, lúc đó anh em mới ngỡ ngàng chia tay từ biệt ngẩn ngơ.

 

Sự ra đi là chẳng đặng dừng, chứ đất nước người, nơi nào cũng vậy. Đất mát th́ c̣ đậu. Nhẩy lắm cũng mệt, dù là nhẩy… đầm! Vậy mà tôi phải rũ áo Amoco ra đi là chuyện không làm sao hơn được.

 

Về Houston, sau thời gian mấy tuần lễ ở nhà Hoán Tàu đớp hít thả dàn, tôi được Hoán Tàu giới thiệu với xếp lớn UTOTEM là mông-sừ Lê Phú Thịnh. Dăm bữa sau, xếp Thịnh cho gia đ́nh tôi quản trị một tiệm Utotem nho nhỏ. Thế là tôi lại có chân đứng khá vững vàng, có nghề ngỗng kiếm ăn. Bỏ nghề bơm xăng qua nghề chạp phô, tưởng giă từ xăng nhớt, ai ngờ nó vẫn cứ lẽo đẽo theo đuôi. Tiệm chạp phô này, ngoài các mục bán hầm bà lằng đồ ăn thức uống, vật dụng linh tinh, c̣n bán cả xăng “rề-gu-la” và “ân-lít”. Tôi lại phải kiêm nhiệm luôn vụ đo xăng, bấm máy, báo cáo xăng hàng ngày. Chỉ có điều là không phải dăi nắng dầm mưa đứng tựa cây xăng nh́n trời mây non nước, c̣n th́ trách nhiệm vẫn cứ như thường.

 

Ba năm ṛng ră làm mỗi ngày 18 tiếng liên miên, gia đ́nh từng năm bảy lần bị Mỹ Trắng, Mỹ Đen, Mể cầm súng ngắn, súng săn vào tiệm dơ súng bắt nạp tiền, có đứa lúc rút lui c̣n bắn pằng pằng lên trần nhà, giống như cao bồi trong phim xi-la-ma vậy. Vợ con xanh máu mặt, khóc ṛng v́ những cú “hít-cốc” lạnh người. Nhân lúc nhận định t́nh h́nh chạp phô người khôn của khó, lắm chuyện phiền hà, gia đ́nh tôi lại thêm một phen giă từ ṿi xăng, máy tính chạp phô để xoay nghề khác. Bỏ th́ thương, mà vương th́… hăi! Dầu ǵ cũng xin cám ơn thành phố có chạp phô, đă nuôi ḿnh no đủ.

 

Làm nghề chạp phô cốt sao nhận hàng cho đủ, bán hàng đúng giá, bày hàng cho đầy cho đẹp, giữ ǵn cửa tiệm ngăn nắp sạch sẽ, tiếp khách niềm nở ân cần, thi hành chu đáo các chỉ thị của hăng, kiểm hàng không thiếu hụt quá mức ấn định, thế là tà tà kéo dài ngày giờ lao động dễ thương. Điều quan trọng nhất là giữ sao trong ấm ngoài êm, chớ có nổi nóng gây lộn, súng ống đ́ đùng gây án mạng thương tích. Mọi chuyện cứ là “thân trọng thiên kim” chịu đựng, b́nh tĩnh để tránh nguy hiểm khi bị cướp đến viếng tiệm.

 

Lúc nào rảnh tay, buồn chân th́ ta vận động thể dục thẩm mỹ bằng cách cầm cái chổi chà, cái hốt rác ra sân trước chợ, quét dăm ba cái rác rưởi chai lọ giấy gói, sao cho thẩm mỹ quan tươm tất. Cho nên gọi nghề “chạp-phô” tức nghề “quét chợ” hay “lau chợ” là vậy.

 

Bỗng dưng bỏ tiệm, không mau tay là thất nghiệp như chơi. Tôi xoay ra đi làm công cho một tiệm bách hoá Mỹ. Lại cũng phải nhờ đến tay Hoán Tàu một keo nữa, bởi hắn có mấy năm thâm niên mần việc tại nơi này.

 

Cuộc đời tỵ nạn bảy năm, nghĩ cũng cám cảnh thiên địa phong trần, thấm thía cái buồn hải ngoại thương ca, tôi lại nổi hứng mần một mài thơ tức cảnh sinh t́nh, tự vịnh như sau:

 

Chẳng phải là ông, chẳng phải thằng

Khôn khôn dại dại múa lăng nhăng

Ba mùa hạ héo đi lau chợ

Bốn độ thu tàn đứng đổ xăng

Chữ nghĩa phất phơ sinh loạc choạc

Học hành lẩm cẩm hoá lai căng

Kèm nhèm mắt mũi, đầu thêm bạc

Lủi thủi ra vào, hết tháng năm…

 

Lâu lắm không có tin tức gia đ́nh, một bữa tôi nhận thư của chú em nói bóng gió rằng vợ chồng nó cùng thằng em thế nào cũng sang thăm các cháu bên này. Nghĩa là chúng nó tính đường vượt biển t́m tự do. Qua được đảo, có ông anh bảo trợ vào Mỹ th́ yên chí rồi.

 

Chú em tôi tốt nghiệp kỹ sư, vợ nó giáo sư, lấy nhau mới được một, hai năm chưa con cái ǵ. Cậu em kế độc thân, có bằng dược sĩ. Dẫu là “sĩ” hay “sư” th́ dưới chế độ Cộng Sản, bằng cấp cũng như tờ giấy lộn. Đời sống luôn luôn bị đe dọa, cả vật chất lẫn tinh thần, nói chi đến tương lai mù mịt. Chúng nó quyết tâm đi t́m tự do và biết rằng chuyến ra khơi nào cũng đầy bắt trắc, hiểm nguy. Từ khi nghe tin nhà, tôi đâm ra lo lắng, không biết chúng nó đi đứng ra làm sao. Đồng thời, tôi cũng phải chuẩn bị chỗ ăn chỗ ở cho chúng nó sang nữa chứ.

 

Thế là mấy cha con tôi, nhân cơ hội sắp tiếp đón cô chú tỵ nạn, bèn ra tay sửa sang lại cái “ga-ra” cho sạch sẽ, nối ống dẫn hơi lạnh, đổ thêm bông cách nhiệt trên trần nhà, gắn thêm đèn, kê thêm giường, bàn ghế, cứ у như các cô chú ấy đă đến đảo, chỉ vài ngày nữa là qua Mỹ vậy. Tôi theo rơi tin tức Việt Nam, theo rơi t́nh h́nh đi biển, t́nh trạng thuyền nhân bên đảo Mă, đảo Thái, bám sát các hoạt động cứu trợ quốc tế.

 

Rồi tôi nhận được một điện tín từ Việt Nam, nói ư rằng hai em trai và em dâu đă lên thuyền. Tôi bồn chồn xúc động, nửa mừng, nửa lo, tối nào cũng thắp nhang chắp tay niệm Phật.

 

Qua ba tuần lễ, tôi không thấy tin tức ǵ. Đợi đến hơn một tháng, vẫn tuyệt vô âm tín. Một bữa đi làm về buổi chiều, tôi nhận được lá thư từ đảo gửi sang, hồi hộp như muốn vỡ tim. Đúng là thư của chú em tôi rồi, mà sao b́ thư lại đề tên người khác. Tôi xé vội thư, đọc vài hàng xong choáng váng mặt mày té xỉu. Vợ con giựt tóc, đổ thuốc, khóc lóc gọi ầm ĩ làng xóm măi mới tỉnh. Người viết thư là một thuyền nhân, cùng đi chuyến vượt biển với các em tôi, sống sót tới đảo, nhờ có địa chỉ em tôi dặn ḍ trước nên báo cho hay rằng cả ba đứa đều chết trên đảo san hô như báo chí có lần đăng tải. Chiếc thuyền trôi dạt vào đảo, không thức ăn, không nước uống, rồi phải ăn thịt người để sống. Các em tôi là các nạn nhân cuối cùng, trước khi có tàu lớn phát giác tiếp cứu mấy người sống sót.

 

Coi xong thư, tôi như kẻ mất hồn, như điên như dại. Bỗng chốc mất đi ba kẻ thân yêu. Các em tôi dư biết về hải tặc cướp bóc, hăm hiếp, chém giết, vậy mà chúng nó vẫn chấp nhận để mong vượt thoát. Nhưng các em tôi không bao giờ lại có thể ngờ rằng sẽ bị phơi xương trên đảo san hô cả. Và không có đứa nào thoát nạn để ít ra c̣n được một người đến bến Tự Do.

 

Từ khi chịu cái tang đau đớn đó, tôi bắt đầu suy nghĩ về nhân quả, nghiệp chướng, luân hồi, sắc sắc không không. Tôi thấy ḿnh có trách nhiệm về cái chết của các em. Nếu tôi không làm tôi mất nước th́ đâu đến nỗi các em tôi phải vượt biển để chết thảm thương trên đảo san hô định mệnh.

 

Cũng từ đó, tôi cảm thông được với những đớn đau của tử biệt sinh ly, biết thế nào là đùm bọc yêu thương, hiểu thế nào là t́nh đồng bào một nước.

 

Và ngày rằm, mùng một lên chùa lễ Phật nghe kinh, tôi cảm thấy tâm hồn như được vỗ về, an ủi, vơi đi rất nhiều khổ năo ưu phiền của tục lụy trần gian…

 

Dẫu được nghe kinh và thành khẩn chiêm bái h́nh ảnh từ bi bác ái của đức Phật tỏa ánh đạo vàng như thế, nhưng qua làn khói hương nghi ngút chốn tôn nghiêm, tôi vẫn thấy ẩn hiện những đôi mắt nh́n ḿnh không chớp. Những đôi mắt ṃn mỏi đợi chờ của mẹ của cha, những đôi mắt căm hờn của bạn bè trong trại cải tạo, những đôi mắt ngơ ngác của bầy em thơ dại, những đôi mắt khiếp đảm của thuyền nhân, những đôi mắt tuyệt vọng của bắt cóc, hăm hiếp, những đôi mắt cầu cứu của người ở đảo… Những đôi mắt ấy h́nh như nh́n tôi trách móc, như khinh bỉ, như oán than, như kết tội, như có ư bảo rằng nếu không có những kẻ tồi tệ, ươn hèn, đốn mạt như tôi th́ đâu có đến nỗi nước mất nhà tan, sẻ đàn tan gánh, đâu đến nỗi đau thương uất hận ngút trời! Những đôi mắt ấy theo tôi cả trong lúc ăn, lúc ngủ, trong lúc tôi khiêu vũ, đánh bài. Những đôi mắt ấy ám ảnh tôi ray rứt, triền miên như các chứng nhân theo sát một tội đồ.

 

Rồi đến một hôm, nhân đọc cuốn sách “Cơi Tự Do” của Giao Chỉ, tôi biết đích thực trăm phần trăm không c̣n chút ǵ ngờ vực nữa. “Rằng chính tôi là một trong những thủ phạm làm mất nước.”

 

Tôi vẫn ao ước được quen biết với giới văn nghệ sĩ – nhất là nữ giới – nên khi có ai nhờ vả chuyện ǵ tại địa phương th́ lấy làm vinh dự lắm. Như đưa truyện, thơ, nhạc, báo tới các tiệm sách nhờ phát mại giùm, lâu lâu đảo qua đảo lại xem t́nh h́nh tiêu thụ tới đâu th́ liệu thu tiền chuyển về tác giả. Như khi nào có các nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ, nhạc sĩ, ca sĩ, nhiếp ảnh gia, chủ báo… tới địa phương th́ làm thổ công chùa hướng dẫn thăm viếng loanh quanh. Và được chụp h́nh màu chung với quư vị ấy th́ thực là lưu niệm để đời, sướng không chịu được. Để ít ra đời con, đời cháu ḿnh c̣n được nḥm h́nh ḿnh một thời văn nghệ.

 

Giao Chỉ với tôi khác nhau một trời một vực.

 

Lẽ tự nhiên, tôi là kẻ ở dưới vực. Cứ xét hồ sơ quân ngũ th́ rơ: Ông này đi lính, xuất thân Đà Lạt nên tự nhận là lính trận và có bút hiệu “Lính Chiến”. C̣n tôi, sinh viên sĩ quan Thủ Đức hùng anh – như lời bản nhạc của trường – nhưng về binh sở nên gọi là “Lính Văn Pḥng”. Giá trị của Lính Chiến nghe vẫn oai hơn là Lính Văn Pḥng rồi nhá. Ông này ở nhà binh, đóng tới lon đại tá là làm lớn lắm, ba bông màu bạc chớ bộ. C̣n tôi, lèo tèo hai bông mai vàng bé xíu x́u xiu.

 

Tôi có mỗi cái tên cúng cơm đem ra làm chuẩn mọi mục đề, c̣n ông này nào Hồng Hà, Lính Chiến xong lại lấy bút hiệu Giao Chỉ – đại diện cho cả dân An-Nam ta thời xưa nữa – thế là bao quát vấn đề lắm. Cứ xét về hồ sơ quân bạ như rứa, hai bên khó ḷng ngồi chung với nhau. Hơn nữa, ông này lại viết báo, viết văn lừng lẫy một cây xanh rờn, tôi rất hăi và khép nép tránh xa.

 

Đùng một cái, trên bàn giấy của tôi có cuốn “Cơi Tự Do” do tác giả gửi tặng. Ḷng ưu ái ấy, kèm theo cái chỉ thị nghiên cứu t́nh h́nh địa phương tẩu tán dùm ít sách, tôi chưa phúc tŕnh thượng cấp vụ bán sách, v́ mải mê đọc cuốn sách mới ra ḷ xem nó ra sao.

 

Cuốn sách được giới thiệu là tác phẩm tiêu biểu cho 8 năm sinh hoạt cộng đồng, khi người lính “giá súng” để chiến đấu bằng cây bút có lửa, thiên hùng ca tặng QLVNCH… và c̣n nhiều nữa. Tác giả viết về cuộc sống phiêu bạt giang hồ của một nhóm gia đ́nh đi từ miền Đông qua miền Tây để t́m chút nắng ấm quê hương qua mái tóc đen, mớ rau muống, cọng giá sống, lá rau dấp cá, để đứng bên này đại dương vời trông cố hương xa cách muôn trùng, để t́m về kỷ niệm…

 

Giao Chỉ phê b́nh một cuốn sách của tác giả Nguyễn Cao Kỳ, và theo thứ tự thời gian kể những chuyện về quê hương, chiến tranh, đời sống tỵ nạn với khá nhiều vấn đề phức tạp. Báo chí đă có những bài điểm sách, ca ngợi nhiệt t́nh. Lại có các nhà văn, nhà thơ, nhà giáo, nhạc sĩ phát biểu cảm tưởng kịch liệt.

 

Tất cả những bài trong cuốn sách tôi đều yêu. Yêu v́ sự chân thực, nhiệt t́nh và phong cách. Nhưng điều mà tôi yêu nhất, khoái nhất với riêng tôi, là bài “Ngôi Trường Cũ”. Tác giả nhớ về Khóa Cương Quyết Đà Lạt 1954, những ngày thụ huấn gian lao, những kỷ niệm vui buồn quân ngũ, những kẻ c̣n người khuất, những kẻ lạc loài… Ngày họp mặt Hội Ái Hữu Cựu SVSQ Đà Lạt với các đàn em tại xứ người, niên trưởng Giao Chỉ cùng anh em ôn lại chuyện cũ tích xưa. “Chả hiểu đàn anh ra trường làm ăn ấm ớ thế nào mà nước non cùng quân lực tan tành trong khoảnh khắc.”

 

Rồi đoạn chót, Giao Chỉ nhắc anh em cố giữ lấy “chút t́nh cốt nhục” để “làm sao mà gắn thành một khối.”

 

“Và nếu sau này, có ai tổ chức “Hội Những Người Làm Mất Nước” cũng xin vui ḷng kết nạp tôi làm hội viên, bởi v́ khi ta đă từng học ở ngôi trường cao cả ấy th́ chắc chắn hôm nay phải chỉa sẻ nỗi nhục nhằn dù là với tư cách của kẻ thất phu.”

 

Mấy hàng chữ chót của trang 132 đă khiến tôi nhảy tưng tưng lên như vừa khám phá ra cái ǵ mới lạ.

 

Đây rồi, ông này nói rằng th́ là ai lập hội “Những Người Làm Mất Nước” th́ cho ông ấy vào một chân.

 

Cái ư tưởng viết về một bài tố khổ, tả oán chính ḿnh làm cho đất nước đi đoong th́ tôi đă có trong đầu từ mấy năm nay mà chưa dám nói ra đấy thôi. Nay được lời như cởi tấm ḷng, đă có Giao Chỉ nổ pháo lệnh rồi th́ ḿnh a-la-xô xung phong làm lẹ đi chứ, kẻo có người khác lẹ mồm nhận họ là kẻ làm mất nước th́ ḿnh làm quái ǵ c̣n cái chi chi để nói nữa bi giờ?

 

Cho nên, như một mớ lửa rơm nổi cháy phừng phừng, tôi viết “Tôi Làm Tôi Mất Nước”. Đó là lư do tại sao có loạt bài này.

 

Lại nói về đọc “Cơi Tự Do”, tôi là thứ lửa rơm nên cháy một chút xong là tịt ngúm. Cuộc đời trước mặt vẫn chỉ là áo cơm cơm áo nhọc nhằn, nên ngày nghĩ, thay v́ tham gia công tác xă hội, sinh viên, đoàn thể, cộng đồng th́ tôi lại t́m niềm vui bên cạnh cái cần câu, ra ngoài biển thả hồn về Vũng Tàu, Cam Ranh, PhúQuốc, Nha Trang, Đà Nẵng…

 

Và lại mần thơ tựa một nhà thơ hải ngoại thương ca vọng về cố quốc mà ruột rối tơ tằm, năo nề tâm sự đầy vơi:

 

Sương Khuya

 

Một ḿnh bên ghềnh đá

hững hờ buông giây câu

mênh mang trời biển cả

xôn xao sóng bạc đầu

nhấp nhô thuyền mấy lá

trôi dạt biết về đâu

trời chiều đùn mây toả

chập chờn cánh hải âu

lạc loài trên xứ lạ

nh́n nước cuộn ḷng đau

nước dập vùi tàn phá

nước chia cách địa cầu

nước ngăn t́nh đôi ngả

nước khơi mối thảm sầu

cố hương vời vợi quá

nhớ nhung gửi về đâu

quê nghèo xưa vất vả

nắng mưa phận dăi dầu

đất cầy thơm lúa mạ

nhọc nhằn tấm áo nâu

gái quê hồng đôi má

xinh xinh giấc mộng đầu

giọng ḥ ru lơi lả

đong đưa mấy hàng cau

bờ tre xanh bóng lá

nong tầm thương cành dâu

sáo diều nhà ai thả

trẻ đùa bên lũ trâu

chim hót ngoài mái rạ

đàn c̣ lội trắng phau

khói lam chiều nhẹ tỏa

lối ṃn vương ánh sao

đă xa rồi tất cả

thân ga kiếp con tàu

cánh bèo trôi nghiệt ngă

nước vẫn chảy qua cầu

gió lạnh hồn băng giá

sương khuya tóc ngả màu

ta nh́n ta khác lạ

người cũ t́m nơi đâu

những mảnh đời tơi tả

bao giờ c̣n thấy nhau?

 

Thế là, không như tôi tưởng, rằng Giao Chỉ Vũ Văn Lộc và tôi xa cách nhau muôn trùng cả về cấp bậc lẫn uy danh lại có thể ngồi chung được với nhau, th́ hôm nay đây, hai quân trường Đà Lạt – Thủ Đức đă thành liên trường. Hai cấp Tá – Úy đă là huynh đệ chi binh v́ ḿnh cùng chung đời lính, thương nhau khác chi nhân t́nh. Hai kẻ viết lách, một “nhà văn” và một “cḥi văn” đă cùng chung lối về xóm nhỏ. Và nhất là cả hai đều có tư tưởng hùng vĩ trùng hợp у chang, tự nhận ḿnh là kẻ đă làm mất nước, dám nói khơi khơi bằng văn tự th́ kể như anh em nhà binh chúng tôi từ nay trở thành những kẻ khác hội cùng thuyền.

 

Từ đó suy ra, chúng tôi cùng chung chiến tuyến. Đại Tá Giao Chỉ đă tiếp tế cho tôi một chút xăng vào ng̣i bút để khi viết họa may có chút lửa. Nếu không có lửa, ít ra cũng bay lên tí khói.

 

Nḥm vào sinh hoạt văn học nghệ thuật hải ngoại, từ khi mất nước đến nay, giới văn nghệ sĩ đă đóng góp tuy chưa nhiều nhưng cũng khá bộn. Bộ môn nào cũng hướng chủ đề về quê hương đất nước mến yêu, về h́nh ảnh ba miền Huế- Saigon- Hà Nội, về người chiến sĩ Cộng Ḥa dũng cảm, về những trại cải tạo tù đày, về những chờ đợi của người ở quê nhà mong ngày giải phóng Việt Nam, về những tâm t́nh của kẻ ở người đi ngậm ngùi thương nhớ, về những hy vọng phục quốc, nối lại t́nh người…

 

Như Vũ Khắc Khoan, Mai Thảo, TạTy, Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh, Phạm Cao Dương, Bùi Văn Bảo, Nguyễn Đông Thành, Phan Lạc Tiếp, Phạm Kim Vinh, Vơ Phiến, Lê Tất Điều, Cao Thế Dung, Túy Hồng,Vũ Thụy Hoàng, Nguyễn Ngọc Ngạn, Tưởng Năng Tiến, Vơ Hoàng… qua nghị luận, biên khảo, sử liệu, sách truyện, tùy bút..

 

Như Hà Huyền Chi, Nhất Tuấn, Thanh Nam, Cao Tần, Bội Điệp, Du Tử Lê, Bảo Vân, Hoàng Ngọc Ẩn, Tuệ Nga, Đinh Tuấn, Đào Hữu Dương, Lưu Văn Vong, Bắc Phong, Vũ Kiện, Nguyễn Văn Hưng, Minh Lăng… với những bài thơ chất chứa thành sầu, tha thiết quê cha đất tổ…

 

Như Phạm Duy, Việt Dzũng, Nguyệt Ánh, Nguyễn Đức Quang, Nguyễn Hữu Nghĩa, Phan Ni Tấn, Huỳnh Công Anh, Khúc Lan, Hà Thúc Sinh, Trần Lăng Minh, Lê Uyên Phương, Trần Quan Long… với những nhạc phẩm nung đúc ư chí đấu tranh để có một ngày về…

 

Như Hoàng Oanh, Hoàng Tường, Diễm Chi, Nguyễn Thanh, Tuấn Minh, Châu Đ́nh An, Hoàng Long, Quỳnh Như đă khơi ngọn lửa hồng mỗi người tỵ nạn để tích cực hăng say tham gia phục quốc…

 

Như một Trần Cao Lĩnh đi khắp bốn phương trời, hành trang chỉ là những tấm ảnh quê hương để cho đồng bào được nh́n rơ đền thờ Quốc Tổ, h́nh ảnh ba miền đất nước Việt Nam, nếp sống dân tộc cần cù, nhẫn nại, hiếu ḥa, những cảnh đẹp hơn tranh vẽ. Đó là t́nh tự dân tộc, là tổ quốc chúng ta. Hăy nhớ quay về.

 

Và c̣n biết bao nhiêu hoạt động khác của hội đoàn, của sinh viên, của cựu quân nhân, của phụ nữ, các vị lăo niên, của giới thông tin, báo chí, phát thanh, điện ảnh, truyền h́nh, của các phong trào, lực lượng… vẫn ngày đêm ấp ủ t́nh đoàn kết, t́nh đồng bào, cố vun bồi cho gốc nhà Nam được vững vàng dẫu rằng nay sống đất tạm dung.

 

Nh́n vào các h́nh ảnh tập thể, sinh hoạt mạnh mẽ và đầy tin tưởng như thế, tôi tự nhận thấy rằng ngay cả lúc bỏ quê hương đi tỵ nạn, tôi cũng không đóng góp được ǵ cho đại cuộc, trái lại vẫn c̣n cái đầu óc nhỏ nhen tự ái, khoe khoang, chỉ trích, bất hợp tác, tiếp tục làm những điều lăng nhăng cà chớn.

 

Đă một lần mất nước, nay không hối hận, ăn năn chuộc tội mà c̣n kéo cho dài thêm ngày về th́ quả là tội tôi lớn lắm.

 

Khi nh́n rơ chính ḿnh, thời gian đă vùn vụt hơn chín năm quê người lưu lạc. Dẫu muộn c̣n hơn không, tôi cần phải tham gia hội hè như Giao Chỉ đă khơi mào, để làm một cái ǵ chuộc tội.

 

Hội đó có tên: “Hội Những Người Làm Mất Nước.”

 

Mỗi khi lập hội, những người chủ trương thường nhắm vào các mục đích cao cả đầy lư tưởng, hoặc đa mang tinh thần tương trợ tương thân tương ái, hoặc đầy ắp cử chỉ xă hội học đường, hoặc liên quan đến tôn giáo vinh danh, hoặc đồng nghề nghiệp, hoặc cùng hàng xóm láng tỏi xưa kia, hoặc cùng họ cùng hàng cùng tổ, hoặc cùng thú vui chơi văn nghệ văn giềng tài tử, hoặc độc đáo riêng tư giới hạn, hoặc nhân đạo vị tha công b́nh bác ái, hoặc vân vân và vân vân…

 

Như “hội kín” là một thứ hội bàn các chuyện bí mật, hành tung nguy hiểm, nguyên tắc là kín như bưng nhưng nhiều khi bị “hở”, thế là vỡ mặt. Như hội “ái hữu” tự nó có định nghĩa thương nhau cởi áo cho nhau, lá lành đùm lá rách. Như hội ái hữu cựu học sinh, hội ái hữu cựu sinh viên, quây quần các người cùng chung dưới mái nhà trường hoặc quân trường. Nhà trường như Nguyễn Trăi, Chu Văn An, Trưng Vương, Gia Long, Hồ Ngọc Cẩn, Lê Bảo Tịnh, Pétrus Kư… Quân trường như Huế, Nam Định, Thủ Đức, Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu… Như hội “Phủ Giày”, hội “Thánh Mẫu”, hội “La Vang”… Như hội у sĩ, hội nữ hộ sinh quốc gia, hội vơ thuật, hội ngân hàng… Như hội đồng hương Nam Định, hội tương tế Hà Đông, hội tương tế Quảng Ngăi… Như hội Lê tộc, Nguyễn tộc, Trần tộc, Đinh tộc… Như hội ái hữu nghệ sĩ cải lương, hội văn nghệ sĩ, hội điện ảnh, hội nhiếp ảnh, hội tao đàn, hội bát âm, hội chèo cổ Bắc Phần… Như hội cờ tướng, hội đua ngựa, hội sư tử, Thanh Thương hội, Quốc hội… Như hội bạn người cùi, hội bạn người câm, hội bạn người mù, hội bạn người điếc, hội hoa t́nh thương, v.v… Cứ phác họa sơ sơ như thế, th́ chỗ nào có người th́ chỗ ấy có hội. Các hội đă hoạt động lớn nhỏ, ồn ào hay âm thầm, phát triển hay thụt lùi tuột dốc, có lẽ chỉ có người trong hội là rành mà thôi. Hội nào cũng có danh xưng bảng hiệu từ lâu đời, quen thuộc với mọi giới đồng bào bà con cô bác…

 

Duy có cái hội với tên nghe lạ hoắc là “Hội Những Người Làm Mất Nước” th́ chưa có môn bài hành nghề, cũng chưa ai xin cầu chứng tại ṭa, cho nên bây giờ xuất hiện tuy hơi muộn nhưng có c̣n hơn không, muộn c̣n hơn để cho nó ch́m xuồng.

 

Hội có tuyên cáo trước quốc dân đồng hồ như vầy:

 

– Nhận định chắc chắn rằng “quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”. Nay nước mất, không trách chỉ ai mà kẻ thất phu phải cúi đầu chịu tội trước mới phải đạo làm dân.

 

– Nhận định rơ ràng dù mất nước nhưng thực tế và thực thể th́ nước vẫn c̣n đó, trơ trơ h́nh cong chữ S chứ đâu có suy suyển chút nào.

 

– Nhận định thẳng thừng rằng tuy không nh́n thấy rơ bàn cờ quốc tế, nhưng thân phận nhược tiểu luôn luôn là quân cờ đổi tốt thay xe bất cứ lúc nào đại cường quốc cần quân b́nh cán cân lực lượng.

 

– Nhận định nghiêm chỉnh rằng từ ngày bỏ nước ra đi, thân phận lưu vong dù ấm no rủng rỉnh, vẫn cứ mơ về chốn cũ người xưa, nhớ nhung chất ngất.

 

– Nhận định đúng đắn rằng vận nước qua cơn bỉ cực ắt tới thuở thịnh trị thanh b́nh ca hạnh phúc.

 

– Nhận định chủ quan rằng “gia bần tri hiếu tử, quốc loạn kiến trung thần”, tổ quốc có lâm nguy mới rơ mặt quân tử anh hùng, mới tỏ tường tiểu nhân phản phúc.

 

– Nhận định khách quan rằng luật tạo hóa cũng như luật nhân quả, có trả có vay, đứa nào gây tội th́ phải đền tội, không thể lấp liếm, đổ thửa đổ vạ cho ai.

 

– Nhận định lạc quan rằng căn cứ vào các nhận định trên, tất nhiên sẽ có một ngày về trên quê hương ta tự do, no ấm.

 

Nay tuyên cáo:

 

Thành lập “HỘI NHỮNG NGƯỜI LÀM MẤT NƯỚC”. Tuy hội có cái tên lạ hoắc như rứa, nhưng cơ cấu tổ chức, điều hành, nội quy, ngoại vụ lại thi hành theo một lề lối rất ư là quen thuộc, hoàn toàn mang tánh cách tồn cổ, hoài cổ và vọng cổ, đầy dân tộc tính.

 

Hội không có các chức vụ nghe lớn lao, xôm tṛ như Thống Đốc, Chủ Tịch, Phó Chủ Tịch, Tổng Thư Kư, Ủy Viên… Hội không họp mũ cao áo dài cổ cồn cà-vạt giầy giầy tây quanh bàn tiệc sâm-banh, khiêu vũ. Hội không có nhiệm kỳ, không bầu bán chức vị. Hội không tổ chức thành liên danh, thành khối, thành nhóm. Hội không tuyên dương thành tích công trạng, không có ai là cá nhân xuất sắc.

 

Hội được tổ chức theo chế độ cổ xưa, kêu bằng chế độ xă thôn tự trị. Chế độ này lấy “làng” làm đơn vị, tự cai quản hành chánh, thuế khóa, công việc xă thôn, có thẩm quyền rộng răi mà ngay cả đến nhà vua cũng không dám xía vào. “Phép vua thua lệ làng là vậy”. Theo qui tắc trên, mỗi địa phương tổ chức một hội độc lập, không lệ thuộc và chỉ liên lạc với hội bạn, hay làng bạn, theo hàng ngang mà thôi.

 

Các vai vế trong làng gồm có tiên chỉ, thứ chỉ, các chức sắc vua ban, ngồi họp trên chiếu cạp điều, loại chiếu nhất.

 

Các hương chức trên như tân, cựu chánh tổng, lư trưởng, hương trưởng, khán thư, trương tuần, nhiêu, xă… ngồi chiếu hoa hạng nh́, chỗ thấp hơn các vị chức sắc.

 

C̣n mơ làng, ngồi riêng một chiếc chiếu manh, một ḿnh một cỗ.

 

Dân làng, tức hội viên, được chia thành nhiều hạng:

 

– Danh dự hội viên, là những người tỵ nạn lưu vong nhưng chưa có hoàn cảnh gia nhập hội, đă đôi ba bẩy lần làm tổn thương và mất danh dự của Quân Đội.

 

– Chính thức hội viên: Là những người có đơn xin gia nhập Hội và được tối thiểu một trung đội sáng lập viên giới thiệu, kư tên và thị thực đàng hoàng.

 

– Dự khuyết hội viên: Là những người có đơn xin nhập hội nhưng chưa đủ túc số giới thiệu, phải lấy số thứ tự chờ đến số mới được kêu bổ túc hồ sơ cứu xét đặc biệt.

 

– Thân hữu hội viên: Là những người không nhận làm mất nước nhưng là anh em bà con thân hữu với hội viên, từng liên kết với hội viên làm sụp đổ cơ đồ.

 

– Bảo trợ hội viên: Là những người từng che chở, bao bọc, lấp liếm cho hội viên để làm mất nước.

 

– Tán trợ hoặc hỗ trợ hội viên: Là những người thường xúi giục, tĩ tê, dụ khị hội viên làm điều phi pháp, hoặc phe lờ ngoảnh mặt cho hội viên quấy nhiễu.

 

– Định kỳ hội viên: Là những người chỉ tham gia khi có lợi cho cá nhân, c̣n khi không sơ múi ǵ th́ tự động rút dù ch́m sâu lặn kỹ.

 

Hội c̣n có một “hội đồng cố vấn” gồm đại diện các quốc gia đă gởi quân tham chiến hoặc đóng góp kỹ thuật, у tế, tài chánh, v.v… như Mỹ, Úc, Phi, Đại Hàn, Thái Lan, v.v…

 

Cạnh hội đồng cố vấn lại có “hội đồng tiểu Liên Hiệp Quốc” gồm đại diện cho các cường quốc từng góp công làm cho Việt Nam ba ch́m bảy nổi, vô t́nh hay cố ư, trực tiếp hay gián tiếp đă tiếp tay cho Cộng Sản làm mất nước Việt Nam: Nga Sô, Trung Cộng, Hoa Kỳ, Pháp, Ăng-Lê, Nhật Bổn…

 

Thành phần các hội đồng trên, được mời tham gia qua sự giới thiệu của Liên Hiệp Quốc. Hội không có trụ sở chính thức, nên mỗi khi cần hội họp sẽ mượn sân banh, trường học, nhà thờ, nhà chùa, công viên, băi biển làm nơi tập trung.

 

Hội viên khi tới họp không mang cấp bậc, phù hiệu, huy hiệu, không đeo mề-đay cả cụm hay mề- đay toàn cuống, mà chỉ gắn một lá cờ Việt Nam nhỏ trên ve áo.

 

Hội không có vấn đề bầu cử, đề cử, độc cử, tiến cử, tái cử. Ai tự nhận thấy ḿnh ở chiếu nào th́ vào chiếu ấy.

 

Hội có mục đích qui tụ đủ mọi thành phần hội viên, cố vấn đoàn, và có trách nhiệm đề cao cảnh giác mọi âm mưu làm phân hóa người Việt Quốc Gia, tạo hoàn cảnh tốt để gây t́nh đoàn kết, khuyến khích con em học hành tiếng Việt Nam và nói tiếng Việt Nam khi ở nhà, lúc hội họp, tiếp tay cho các hội đoàn trong các chương tŕnh Giỗ Tổ, sùng bái các anh hùng hào kiệt, đề cao lư tưởng quốc gia, hỗ trợ các sinh hoạt xă hội, thể thao, văn nghệ, sáng tác, tham gia cứu trợ thuyền nhân, vớt người vượt biển, ủy lạo người già yếu bệnh tật, thăm nom kẻ côi cút bần hàn. Và những công tác tương tự có ích lợi cho đồng bào.

 

Riêng các anh hùng dám bỏ gia đ́nh, bỏ công việc, bỏ tiện nghi để phục quốc, giải phóng quê hương th́ Hội xin cúi đầu khoanh tay, câm họng, không dám mời vào Hội.

 

Tất cả các chức vụ lớn nhỏ trong Hội, các hội viên tự vấn lương tâm và tự t́m cho ḿnh một chỗ ngồi tương xứng trên chiếu làng. Hiện nay, hội chưa có ai xuất hiện vào cái thuở ban đầu thành lập. Duy có sáng lập hội viên Giao Chỉ và Cai Phúc là hai kẻ tŕnh diện sớm ở trong làng. Giao Chỉ vốn làm lớn, tội nhiều, chắc sẽ can đảm lên ngồi chiếu cạp điều hoặc chiếu hoa chịu trận. Phần Cai tôi, nhân Hội c̣n khuyết chân thằng mơ nên xin nhận làm mơ làng. Cái chức này tiếng thế nhưng rất kêu, v́ bản chất là mơ tất phải gơ mơ lốc cốc hô chiêng làng nước lắng tai nghe tin tức, t́nh h́nh. Nên mỗi khi cần triệu tập hội hè, Cai tôi sẽ đánh mơ, gân cổ loan tin rơ ràng, chính xác. Cai tôi theo lệ làng, được một ḿnh một cỗ thảnh thơi ngồi đớp hít. Chức vụ và quyền lợi như thế rất thuận t́nh, họp lư và công bằng, không chỉ théc méc ǵ sốt cả…

 

Đại khái cái sườn của Hội là thế, các địa phương cứ tùy nghi như thế thi hành…

 

 

 

THAY LỜI KẾT

 

Đă gần mười năm tôi làm tôi mất nước, ngẫm lại mới như vừa bỏ nước hôm qua. Thời gian trôi mau biền biệt, không giống nhau, không ngừng lại. Cuộc sống lưu vong mà Giao Chỉ gọi đó là nơi sống không bị cùm kẹp, bố ráp tinh thần mang tên “Cơi Tự Do”. Cơi đó đúng là “cơi tự do 100 phần trăm” của nhân loại văn minh, nhưng cơi đó cũng c̣n mang nhiều cái tên tùy theo từng tâm trạng. Cơi đó c̣n là “Cơi Mơ Hồ”, cái ta có ta không, ta là ai, ai là ta và chẳng ai giống ta cả. Cơi đó như là “Cơi Buồn” vây kín chung quanh, chỉ đủ cho ta thở, ta ăn, ta đi làm kéo cầy trả nợ. Cơi đó là “Cơi Tiên”, cơi thiên đàng cho những ai chấp nhận nơi này làm quê hương và quên khuấy đi cái dĩ văng một thời sinh mạng ḿnh gắn liền vào sinh mạng Việt Nam.

 

Cơi đó là “Cơi Ưu Phiền” của tuổi già quạnh quẽ, lạnh lùng dẫu đây bốn mùa xuân hạ thu đông, mùa nào cũng đẹp như tranh vẽ.

 

Cơi đó là “Cơi Mộng” với những ai ước ao được đặt chân tới miền đất thừa thăi vật chất ấm no.

 

Cơi đó là “Cơi Bềnh Bồng” của những tâm hồn lạc loài cô đơn, như cánh bèo trôi theo gịng nước.

 

Cơi đó là “Cơi Nhớ” chập chùng về những kỷ niệm xa xôi kỳ ảo.

 

Cơi đó là “Cơi Tương Tư” ta ở đây mà tâm hồn lúc ở Saigon, khi Cần Thơ, khi Đà Lạt.

 

Với cái tôi, ví ḿnh cũng giống như thân phận Thúy Kiều, mà c̣n khổ hơn Thúy Kiều ở cái điểm là “không hồng nhan mà cũng vướng nhiều gian truân”. Gian truân từ khi định cư đất lạ đi làm cu-li của đời mưa gió bơm xăng vá lốp lau nhà. Gánh nặng gia đ́nh đè trĩu hai vai, mới biết thế nào là trách nhiệm cụ thể, thế nào là chịu đựng hy sinh cho đàn con khôn lớn. Rồi lại chuyển bến xoay vần cuốn theo chiều gió, một xe trong cơi hồng trần đi làm ăn phương khác v́ nghĩ câu “đâu cũng là nhà”. Qua dăm bẩy tám chín thứ nghề, từ văn pḥng bàn giấy, com-lê cà-vạt đến chân bấm giá hàng, dọn kho, lau chợ, c̣ng lưng vẫn gánh nặng đôi vai, vẫn khối buồn đeo đẳng, vẫn canh cánh bên ḷng cái tội cái nợ làm mất nước.

 

Đời sống xứ người càng đầy đủ ấm no bao nhiêu, phong cảnh càng xinh đẹp mỹ miều bao nhiêu, Cai tôi càng cảm thấy chán ngán, dập vùi, lạc lơng bấy nhiêu…

 

Nên “Cơi Tự Do” này, tôi gọi nó bằng một cái tên khác, ít ra nó đúng với tôi: Là “Cơi Lêu Bêu”! Nó vừa lênh đênh bất trắc với tôi, vừa làm cho tôi cứ nhớ cứ thương về quê hương bản quán.

 

Chốn đó là nơi Cai tôi sinh ra, lớn lên, nửa đời được ăn rau muống với cà, được ê а đánh vần hai tiếng “Mẹ, Cha”, được nghe tiếng đại bác ru đêm chập chờn hỏa châu soi sáng tiền đồn, được nằm lều vải cá nhân ôm súng bên đồi sim tím, được ngắm suối reo thác đổ miền cao nguyên trùng điệp, được về miền Tây sông nước bao la cuộc sống hiền ḥa, được nghe dân ca, vọng cổ, hát chèo những ngày mở hội, được đọc ḍng lịch sử liệt oanh, lẫy lừng của dân tộc Việt Nam, được chứng kiến những thăng trầm của vận nước điêu linh, tang tóc…

 

Thất phu hữu trách, nên Cai tôi cũng trách nhiệm như ai. Nay xin làm thân mất nước ráng làm một cái ǵ trong cơi lêu bêu, cơi tự do này để chuộc tội. Nếu chuộc tội kiếp này chưa xong, th́ kiếp sau c̣n dịp tái sanh duyên, xin lại được làm người. Và làm người Việt Nam để vẫn c̣n tiếp tục chuộc tội với lương tâm, với gia đ́nh, với bạn bè, với tổ quốc…

 

Được vậy, khi hai tay buông xuôi nghỉ nơi nghĩa trang quân đội, Cai tôi sẽ yên tâm nhắm mắt mà cười kh́ kh́, coi như đă thi hành xong nghĩa vụ quân dịch, trang trải nợ nần, rũ sạch bụi đời, thoát nợ trần gian và kḥ kḥ vùi sâu giấc cuối…

 

 

Houston, Texas / 1984

Lê Văn Phúc

TÔI LÀM TÔI MẤT NƯỚC (Lê Văn Phúc)

Posted on August 29, 2021 by Lê Thy

 

(nguồn: Lê Thy đánh máy từ bản PDF của tusachtiengviet.com)

 

 

VÀI CẢM NGHĨ VỀ “TÔI LÀM TÔI MẤT NƯỚC”

 

 

Ngay khi đọc xong loạt bài, tôi đă bàn với anh rằng cuốn sách phải ra bằng được để phá cái không khí khó thở, không ai dám nói ra, không ai dám mổ xẻ, không ai dám nhận ḿnh có lỗi. Riêng gia đ́nh tôi, cả nhà tán tụng và khen nức nở thầy Cai .

 

Cao Thế Dung, Maryland

 

Cuốn sách của anh đă là câu trả lời chính đáng nhất về thân phận ḿnh và hai chữ “Tại sao?”. Tuy là tự trào nhưng mỉa mai châm biếm một cách chua chát ngấm ngầm, tưởng rằng người Việt Nam nào đọc xong cũng phải có chút tự vấn.

 

Bác Sĩ Nguyễn Ngọc Bảy, Utah

 

Đọc bài không biết Phúc nào, nhưng nh́n ảnh là nhận ngay ra người bạn Dalat năm xưa. Lối văn của anh đọc dễ thích lắm, nhất là những đoạn về Dalat gợi tôi nhớ đến những ngày Ngự Lâm Quân

 

Nguyễn Đạt Thịnh, Hawaii

 

Sống ở xứ người mà có một cuốn sách hay để đọc, thật quí vô cùng. Xin cám ơn anh thật nhiều.

 

Thái Thanh, Cali

 

Xin thành thật khen bút pháp của ông. Bằng chứng hùng hồn nhất là tôi đặt mua ngay quyển sách này khi ông vừa loan tin trên báo. Ông có lối “tếu” trào lộng, b́nh dân mà lại bóng bẩy, khả ái, có thể “thọt lét” rất nhiều giới…”

 

Kim Anh, độc giả Maryland

 

Là tác phẩm đầu tay, dù sinh hoạt báo chí lặng lẽ 30 năm mới tŕnh làng. Lê Văn Phúc có giọng văn chân thành, tự nhiên, can đảm nh́n vào vấn đề mà ít ai dám nói.

 

Chu Vương Miện, Cali

 

Đây không chỉ là một tác phẩm văn chương mà chúng ta thưởng thức trong lúc nhàn rỗi. Đây là một tấm gương rất trong, rất sáng mà chúng ta soi vào để mỗi người nhận thấy một phần của ḿnh. Đă có người đọc cuốn này rồi khóc nức nở. Khóc v́ hối hận hay khóc v́ thương nước, nhớ ṇi? Điều đó chỉ riêng người ấy biết.

 

Lă Huy Quư, Texas

 

Sách thật tuyệt vời, đáng gọi là sách hay nên tôi đă đọc đến hai lần trước khi viết lời cảm tạ.

 

Thái Đ́nh, Cali

 

Lê Văn Phúc mà Lan thường hay gặp trong Văn Nghệ Tiền Phong khác hẳn với Lê Văn Phúc của “Tôi Làm Tôi Mất Nước”. “Khác” như thế nào th́ Lan không diễn tả nổi. Lan lại ước được làm “nhà văn”

 

Uyên Lan, Texas

 

Anh viết thông minh, ư nhị. Nguyên đề tài anh chọn lựa, cái nhan đề cuốn sách đă là một ư kiến độc đáo, nghịch ngợm rồi. Tôi chắc tác phẩm sẽ được độc giả hoan nghênh .

 

Vơ Phiến, Cali

 

Giọng văn vui nhẹ của Phúc hợp với vụ tự trách. Trách ḿnh luôn thể trách người, đâu phải chỉ để làm vui mà thôi.

 

Mặc Đổ, Texas

 

Chắc thiên hạ mê “Tôi Làm Tôi Mất Nước” lắm

 

LM Nguyễn Văn Thư, Cali

 

Được đọc lại liên tục với một h́nh thức đẹp, thật là “khoái tỉ”. Viết văn loại này, khó ai theo kịp Cai Phúc.

 

Bội Điệp, Florida

 

Cuốn sách đă mở lại cho tôi cả một trời hoài niệm, trong đó vui buồn lẫn lộn. vừa tủi hờn vừa hối tiếc, bấy nhiêu thứ đă nhờ ngọn bút tài t́nh ngào nặn trong khía cạnh trào lộng và tan ra trong nụ cười “chẳng đặng đừng”. Cám ơn ông đă cho những phút giây “khoái cảm” đó .

 

Lăng Nhân Phùng Tất Đắc, Anh Quốc

 

Tôi đă say mê đọc trước đây tập truyện kư của hiền hữu, đăng rải rác trên nhiều tờ báo, vẫn ước mong một ngày nào đó có nguyên một bộ, nay được toại nguyện để vào tủ sách văn học của gia đ́nh.

 

Đào Hữu Dương, Cali

 

Cuốn sách được viết một cách duyên dáng, hấp dẫn khiến người đọc không biết chán. Viết về cái tôi rất khó mà văn hữu lại gây cho người đọc có cảm t́nh với tác giả, thật là điểm son rất quí.

 

Đông Ngàn, Texas

 

Đọc xong “Tôi Làm Tôi Mất Nước”, có một điều chắc chắn thấy ngay Lê Văn Phúc không phải chỉ muốn “chọc cười” như người ta tưởng. Phải chăng tác giả muốn mọi người cùng soi chung cái gương quá khứ để tự kiểm .

 

Trọng Kim, Texas

 

Với lối viết thoải mải, phóng đại kèm theo một trí nhớ siêu đẳng, Lê Văn Phúc dẫn chúng ta trở về, bơi lội thỏa thuê trong những gịng sông hồi tưởng thật rơ nét .

 

Hồ An, Washington

 

Tôi đọc rất thú vị, đặc sắc với bài phú “Xuân Viễn Phương” đầy đủ t́nh người, t́nh quê hương, và “ng̣i bút cỏ lửa trên tuyến chống cộng sản”.

 

Đỗ Quốc Anh Thư, Cali

 

Đọc tác phẩm để t́m hiểu thêm một chút nữa về chính ḿnh cũng như về những nguyên nhân khác đưa đến sự mất quê hương .

 

Lê Văn Xê, độc giả ở Nhật Bản

 

Cuốn sách độc đáo mà tối nào nhà tôi cũng đọc mấy chục trang lại cho tôi nằm nghe và nhà tôi cứ khen là chú giỏi và “lém”quá! Mong rằng cuốn sách này sẽ được độc giả hoan nghênh nhiệt liệt.

 

Bảo Vân Bùi Văn Bảo, Canada

 

Sách anh tặng Hoàng Oanh lật vội vài trang đọc thấy buồn cười quá! Văn anh viết rất dí dỏm, giản dị làm ai đọc cũng thấy thoải mái như đang khát nước mà uống được một ly đá chanh đường vậy.

 

Hoàng Oanh, New Jersey

 

Trong sách ông có nhiều chỗ cảm khái dù ông viết thẳng băng như ruột ngựa! Tôi đọc th́ thấy… cái tựa đề phải đề là “Ông Làm Tôi Mất Nước” ông Cai Phúc ạ! Tội tôi c̣n có vẻ nặng hơn ông nữa…

 

Nhất Tuấn, Washington

 

Lối viết châm biếm, dí dỏm của anh làm người đọc thoải mái, thích thú và dễ có cảm t́nh.

 

Vũ Thụy Hoàng, Virginia

 

Tôi đă theo dơi loạt bài của ông trên Đất Mới và rất lấy làm ngưởng mộ .

 

Nguyễn Công Thuần, độc giả ở Nữu Ước

 

Tuy đă đọc trên báo, tôi vẫn hứng khởi đọc lại “Tôi Làm Tôi Mất Nước” và thích thú vô cùng. Cám ơn anh đă tặng sách quí.

 

Túy Hồng, Washington

 

Tôi đang mê ông, xin gửi cho tôi một cuốn với chữ kư để lưu tủ sách gia đ́nh .

 

Họa Sĩ Phạm Thăng, Canada

 

Từ mười năm nay, thiên hạ viết về sự sụp đổ của miền Nam đă nhiều, chưa có ai viết dễ thương như ông Lê Văn Phúc.

 

Sách có thứ hay, thứ dở, thứ cao, thứ thấp v.v… nhưng thứ sách “dễ thương” mới là hiếm, là quí…

 

… Đọc xong sách của Cai Phúc, mỗi độc giả chắc chắn đều giật ḿnh, đỏ mặt, tự đấm ngực thú tội: Ḿnh vừa có cảm t́nh với một kẻ làm mất nước. Sao mà nhảm thế!

 

Ngô Đ́nh Sở, Văn Học Nghệ Thuật, Cali

 

Một bản tự thuật chân thành mà hết thẩy những người tị nạn cộng sản biết suy nghĩ, trách người và trách ḿnh đều lấy làm thích thú. Đọc Lê Văn Phúc, ai cũng phải công nhận ông có một ng̣i bút viết thực dí dỏm, đáng yêu.

 

Pham Cao Củng, Florida

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính