Ông thầy Lucky Lucke

 

Lê Phú Hải

 

 

Mới đây tại xóm tôi ở có mở thêm cái quán hớt tóc đề tên “Chương”. Tôi rất mừng v́ khỏi phải đi xa, xe cộ phiền hà, chỉ cần cuốc bộ năm phút là tới. Trời SG nóng nực quanh năm, ḿnh chẳng c̣n trẻ trung ǵ nữa nên chuyện đẹp xấu không thành vấn đề, hớt tóc là để cho mát mẽ cái đầu, sẵn cạo bớt râu ria cho gọn gàng.

- Tiệm mới mở hả? bữa giờ qua lại tôi không thấy. Tôi hỏi

- Dạ mới thuê được cái mặt bằng này đó anh. Anh thợ hớt tóc tên Chương trả lời

 

Tôi leo lên ghế ngồi. Vừa choàng tấm vải qua người tôi anh Chương vui vẻ nói:

- Trước đây tôi cũng đă từng hớt tóc ở xóm này đó anh. Khách quen nhiều lắm. Thiệt t́nh tôi hớt cũng không đẹp lắm đâu nhưng khách quen vẫn thích đến để nói chuyện. Có khi phải điện thoại hẹn trước đó.

 

Tôi hỏi:

- Vậy rồi đi đâu hay sao mà bây giờ mới quay lại?

- Cách đây ba năm người ta lấy lại mặt bằng không cho thuê nữa nên đành phải về bên nhà ở hẻm Điện Biên Phủ. Bên đó không bằng đây. Cầm cự thời gian ế ẩm quá tới bây giờ mới thuê được chỗ này, hy vọng khách ngày xưa c̣n nhớ sẽ tới.

 

Tôi tin là anh nói thật v́ nét mặt và cách nói năng của anh ẩn hiện một điều ǵ tử tế. Thấy anh bước đi hơi khập khiểng tôi hỏi thăm ḍ:

- Bộ trước có đi lính tráng ǵ hay sao mà chân như vậy?

 

Anh cười h́ h́:

- Trời! Lính tráng ǵ đâu anh. Tôi coi vậy chứ c̣n trẻ mà. Hồi tết Mậu Thân mới có tám tuổi chớ mấy. Chỉ có ông già hồi xưa là lính không quân. C̣n cái chân này là do sốt bại liệt hồi nhỏ.

 

Tôi nói để anh yên tâm:

- Ờ, ba tôi trước đây cũng là lính. Tôi th́ cũng suưt đến tuổi thôi… Vậy bây giờ ông già anh làm ǵ?

- Ổng chết rồi, tận cái hồi Mậu Thân. Bị bắn chết.

- Ủa, lính không quân mà…?

- Chắc là do cái số. Ổng là lính không quân ở phi trường Tân Sơn Nhất, làm ở dưới đất thôi, không phải lái máy bay đâu. Hồi đó nhà tôi c̣n ở Chợ Lớn, tối giao thừa năm đó ông già được ở nhà. Đến hồi súng đạn tùm lum cả nhà phải trốn dưới gầm giường. Gần nhà có cái lô cốt của Biệt Động Quân, đánh nhau chỗ đó cũng dữ lắm. Gần sáng ổng nói để ra phụ mấy ông BĐQ tiếp tế súng đạn chớ lúc này mà chạy tới phi trường th́ xa quá. Ai dè ra đó chẳng bao lâu ổng trúng ngay một phát đạn vô ngực…

 

Im lặng một chút anh nói tiếp:

- Tội nghiệp bà già. Hồi đó bả cũng c̣n trẻ. Trên tôi là một bà chị cũng mới mười tuổi chớ mấy. C̣n hai thằng em nữa. Vậy mà từ đó cho tới sau này một tay bả lo lắng hết, ở vậy nuôi con.

- Chính phủ hồi đó không có trợ cấp ǵ sao?. Tôi hỏi

- Có chớ - anh trả lời - Sau khi khám xét cẩn thận người ta biết ổng chết là do viên đạn AK bắn trúng ngực, nên mới làm thủ tục công nhận tử sĩ. Cũng nhờ đó mà mấy chị em mới được ăn học tiếp tục. Tôi và bà chị học trường Quốc gia nghĩa tử ở Tân B́nh. Hai thằng em học trường Quốc gia nghĩa tử ở Thủ Đức để ở nội trú luôn. Anh có biết hai trường này không?

- À, có nghe nói trường Cao Đẳng Kỹ thuật bây giờ trước đây là trường Quốc gia nghĩa tử, nằm gần bệnh viện V́ dân của bà Thiệu, bây giờ là bệnh viện Thống Nhất. C̣n trường ở Thủ Đức th́ không biết.

- Đúng rồi đó anh. Hồi đó gần trường c̣n có cái nghĩa địa Tây nữa. Ngày xưa đi học ở đó cũng nhiều kỷ niệm lắm… Tiếc là mới học hết lớp tám th́ “giải phóng” tuốt. Nhớ nhiều nhất là ông thầy Lucky Lucke.

- Ủa, ông thầy Lucky Lucke nào?...

 

*  *  *

 

Sau khi ba tôi chết trong tết Mậu Thân 68, chúng tôi được gởi học tại trường QGNT. Đây là trường được thành lập trong thời kỳ tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, là nơi dành cho con em tử sĩ và thương phế binh theo học, qui chế như một trường công lập, chưa kể có những đăi ngộ đặc biệt khác.

 

Năm tôi học lớp bảy, giáo sư phụ trách là một thầy giáo, ốm và cao long nḥng, miệng hay ngậm điếu thuốc trông rất giống nhân vật Lucky Lucke trong truyện tranh hồi đó nên chúng tôi đặt tên thầy là Lucky Lucke, dĩ nhiên là chỉ nói sau lưng thôi. Thầy dạy môn Toán, giọng nói hơi khàn khàn nhưng nghe cũng dễ hiểu bài. Chúng tôi được biết thầy là lính biệt phái, trước đó thầy là trung úy thuộc sư đoàn 7 bộ binh. Thầy rất vui vẻ và có óc khôi hài. Lớp chia ra 4 đội, thầy gọi là tiểu đội và phong cho cấp bậc đàng hoàng. Trưởng lớp là chuẩn úy, đội trưởng là trung sĩ, c̣n lại là binh nh́. Mỗi lần kêu lên bảng giải toán thầy toàn kêu binh nh́, ví dụ như: “tiểu đội 1 binh nh́ Chương, tiểu đội 2 binh nh́ X, Y, Z v.v… lên bảng giải bài toán này”. Bài toán quá khó binh nh́ giải không ra thầy lại tiếp tục: “Binh nh́ đứng qua một bên, mấy trung sĩ lên cứu bạn đi” và mấy đội trưởng tiếp tục lên giải bài tập. Cũng có khi gặp trường hợp quá khó thầy gọi chuẩn úy - là trưởng lớp - lên giải quyết. Kiểu quân sự hóa chuyện học hành như vậy làm chúng tôi thấy vui vẻ và không khí thi đua hăng hái lắm, tuy áp lực lên mấy “trung sĩ” và “chuẩn úy trưởng lớp” hơi căng thẳng.

 

Nhớ nhất không thể nào quên là đợt liên hoan cuối năm. Xong phần bánh trái nước ngọt là đến phần văn nghệ. Vài đứa chúng tôi lên hát giúp vui, thầy Lucky Lucke đệm đàn ghi ta. Cuối cùng thầy nói:

- Hôm nay thầy sẽ chia tay các em luôn v́ hết năm học này thầy sẽ không c̣n gặp các em nữa. Thầy phải trở về đơn vị. Để chia tay thầy sẽ hát tặng các em bài hát “Đồi thông hai mộ”. Đây là bài hát mà thầy rất thích v́ nó giữ lại một kỷ niệm khó quên trong đời lính của thầy…

 

Chúng tôi nhao nhao lên:

- Kể đi thầy, kể kỷ niệm Đồi thông hai mộ đi thầy…

- À, chiều hôm đó đại đội của thầy vừa hành quân đến một vùng quê thuộc tỉnh Cà Mau, lặng lẽ đóng quân răi rác kéo dài ven một con sông nhỏ. Sáng hôm sau thức dậy sớm thầy ra bờ sông súc miệng, tự nhiên nghe có tiếng hát văng vẳng “những đồi hoa sim ôi những đồi hoa sim tím chiều hoang biền biệt…”. Chỉ có một câu mà lập đi lập lại hết giọng nam lại đến giọng nữ. Thầy chui vào một lùm cây nh́n ra sông. Một lát nghe có tiếng mái chèo rồi chẳng mấy chốc hiện ra một chiếc xuồng nhỏ, trên có một đứa con trai và một đứa con gái c̣n rất trẻ, mặc đồ bà ba đen cổ quấn khăn rằn. Th́ ra chàng trai đang bày cho cô gái hát. Lúc đó thầy hơi hoảng. Chết cha! VC… Không nghĩ ngợi thầy chạy vội lên bờ gọi điện đàm cho toán quân đóng ở phía dưới báo tin có hai VC đang chèo ghe xuôi ḍng. Không lâu sau rộ lên mấy tràng súng nổ. Thầy vội vả mặc áo quần xách súng chạy xuống. Đến nơi chỉ c̣n thấy hai cái xác lổ chổ vết đạn nằm sát cạnh bờ, chiếc xuồng lật úp nằm bên cạnh. Tới gần thầy nh́n thấy cuốn vở đang mở ra, vẫn c̣n nguyên chỗ bài hát có đầu đề “Đồi thông hai mộ”. Thầy thấy ḷng xót xa quá. Chiến tranh mà, thầy đâu thể làm ǵ khác hơn được! Từ đó thầy bị ám ảnh và cứ thích hát đi hát lại bài hát này. Không biết hai cái mộ của chàng trai và cô gái kia bây giờ ở đâu?

 

Nói xong thầy hát “những đồi hoa sim ôi những đồi hoa sim…” giọng khàn khàn và buồn bă…

 

Kể xong câu chuyện anh thợ hớt tóc chợt nói bâng quơ: “Không biết bây giờ thầy ra sao, c̣n sống hay đă chết, có tù tội ǵ nhiều hay không nữa…” Những câu hỏi không chờ đợi được trả lời.

 

*  *  *

 

Câu chuyện kể của anh thợ hớt tóc tên Chương cũng làm tôi băn khoăn cả ngày hôm đó. Dĩ nhiên người thầy giáo trung úy biệt phái trong câu chuyện cũng có tên tuổi đàng hoàng, nhưng tôi muốn giữ cái tên Lucky Lucke bởi v́ trong kư ức thời thơ ấu của chúng tôi nhân vật Lucky Lucke là một con người trượng nghĩa, trừ gian diệt bạo xong lại một người một ngựa lên đường đi về phương trời vô định. Biết rằng chỉ là một liên tưởng vui vui vậy thôi nhưng nó cứ bắt ḿnh nhớ lại những chi tiết không đâu. Kiểu như nhớ lại có lần tôi nghe anh tôi nói với má tôi trong một chuyến nghỉ phép về từ sư đoàn 23 trên cao nguyên:

- Chiến tranh thật là kinh khủng má ơi! Người chết và bị thương nhiều lắm, ngày nào cũng có, bên nào cũng có. Nhiều khi nh́n xác VC chết đầy dẫy mà ḷng con cũng xót xa…

 

Má tôi buồn bả nói:

- Hay là con ở nhà luôn đi, đừng trở lên đó nữa?

- Đâu có được, má. Đơn vị rồi bạn bè lính tráng c̣n đó mà sao bỏ đi cho được...

 

Trong một giây phút tôi chợt hiểu ra rằng những người như ông thầy Lucky Lucke hay như anh tôi cũng chính là số đông những người lính cầm súng ngày ấy. Họ được dạy Tổ quốc - Danh dự - Trách nhiệm nhưng không được dạy ḷng hận thù. Họ được học cách chiến đấu để sinh tồn chứ không phải học nghề đao phủ. Họ là những chiến binh nhân ái… Và bây giờ đội quân này đă không c̣n nữa. Có khi rồi mai mốt đây vết tích cũng chẳng c̣n.

 

Nhà văn Vơ Phiến trong một biên khảo về văn học miền Nam sau này có trích mấy câu thơ của Nguyễn Bắc Sơn và Hà Thúc Sinh như sau:

 

Ta vốn hiền khô, ta là lính cậu

Đi hành quân, rượu đế vẫn mang theo

Mang trong đầu những ư nghĩ trong veo

Xem chiến cuộc như tai trời ách nước

(Chiến tranh VN và tôi - Nguyễn Bắc Sơn)

 

Giao thừa đâu mà vội

Hăy khoan đă chú mày

Cứ đóng xa vài dặm

mà ăn uống cho say

Ta cũng người như chú

cũng nhỏ bé trong đời

có núi sông trong bụng

mà bất lực hôm nay

..............................

V́ nói thật cùng chú

Trăm năm có là bao

Binh đao sao biết được

Sinh tử ở nơi nào.

(Nghinh địch hành - Hà Thúc Sinh)

 

 

Lê Phú Hải

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính