1975, đảng Dân Chủ Mỹ (Democrat) đă cố gắng ngăn chặn người tỵ nạn từ VN, kể cả trẻ mồ côi

 

 

Democrats Tried To Block Refugees From Vietnam From Entering The U.S.
by WorldTribune Staff, January 30, 2017

 

During his first stint as governor, Jerry Brown fought to stop Vietnamese refugees from being delivered to California. /AP

 

http://www.worldtribune.com/flashback-jerry-brown-biden-and-other-dems-refused-to-accept-vietnamese-refugees/

 

http://aurora-news.us/2017/01/30/flashback-democrats-led-by-joe-biden-tried-to-block-thousands-of-vietnam-war-refugees-including-orphans/

 

 

Lịch sử: Đảng Dân Chủ Mỹ đă t́m cách ngăn chặn người tỵ nạn Việt Nam, bao gồm cả trẻ em mồ côi


Jan 29, 2017


Vào năm 1975, Đảng Dân Chủ trong Quốc Hội Mỹ đă nhất quyết không chịu phê duyệt kinh phí, mặc dù đó là điều cam kết trong hiệp ước Paris cho Nam Việt Nam, mặc dù Tổng Thống Ford và Đảng Cộng Ḥa đă van xin, nhưng tất cả đều vô vọng. Rất nhiều trong số họ được bầu chọn để rút kinh phí, nhiều người trong số họ là những nhà hoạt động phản chiến, như John Kerry, vốn đă lên Quốc Hội và tŕnh bày sai sự thật về tội ác của binh sĩ Mỹ đẻ thuyết phục Mỹ rút quân.


Mặc dù mạnh miệng chỉ trích sắc lệnh của Tổng Thống Donald Trump về vấn đề tỵ nạn Hồi Giáo, nhiều nhà Dân Chủ sau năm 1975 đă là một lực lượng chính t́m cách ngăn chặn và từ chối chấp nhận bất cứ người tỵ nạn Việt nam nào khi hàng triệu người vô tội đang t́m cách trốn chạy khỏi Nam Việt Nam khi phe cộng sản tiến đến.


Nhóm chính trị gia đó, dẫn đầu bởi thống đốc California Jerry Brown, bao gồm những đảng viên Dân Chủ tiêu biểu như Joe Biden (Thượng Nghị Sĩ và sau này là Phó Tổng Thống), cựu ứng cử viên “ôn ḥa” cho chức vị tổng thống George McGovern, và dân biểu của bang New York Elizabeth Holtzâmn.


Tờ Los Angeles Times đă tường thuật rằng ông Brown đă thậm chí t́m cách ngăn chặn những chuyến bay chở những người tỵ nạn Việt Nam đáp xuống sân bay quân sự Không Quân Travis, ở ngoài thành phố San Francisco. Tầm 500 người đă đến đáp xuống mỗi ngày và cuối cùng th́ 131,000 người đă đến Mỹ giữa năm 1975 và 1977.

Những người tỵ nạn Việt Nam đó đă được trao ân huệ bất chấp sự phẫn nộ từ các nhà Dân Chủ. Vào năm 2015, tờ Los Angeles Times đă kể lại thái độ xấu xí của Brown, họ tường thuật như sau, “Brown có một lịch sử kỳ thị người tỵ nạn riêng của ḿnh.”


Vào năm 1975, hàng triệu người Nam Việt Nam mà đă làm việc cho Mỹ đă bị mắc kẹt đằng sau chiến tuyến khi phe cộng sản đă chiếm đất nước. Một người tỵ nạn Việt Nam tên Tung Vu, viết trong tờ Northwest Asian Weekly, đă kể lại sự khổ cực mà người Việt Nam phải gánh chịu khi họ t́m cách trốn chạy khỏi cộng sản.


“Sau sự sụp đổ của Sài G̣n, nhiều người Việt Nam đă lựa chọn trốn chạy bằng mọi cách, thường bằng những chiếc thuyền nhỏ. Những ai may mắn thoát được những hải tặc, băo, và cơn đói đă t́m thấy được một cuộc sống mới trong các trại tỵ nạn,” Tung kể lại.


Nực cười thay, các nhà Cộng Ḥa đứng đầu bởi cựu tổng thống Gerald Ford là những nhân vật chính trị đă đấu tranh để những người tỵ nạn đó được đi vào Mỹ.


Julia Taft, người dẫn đầu cơ quan Giải Quyết Tái Định Cư Cho Người Tỵ Nạn Đông Đương, đă kể lại tác giả Larry Engelmann trong cuốn sách của ông ta, “Giọt nước mắt trước cơn mưa: một lịch sử truyền miệng của sự sụp đổ của Nam Việt Nam,” (Tears Before the Rain: An Oral History of the Fall of South Vietnam), “thống đốc mới của bang California, Jerry Brown, rất quan ngại về việc các người tỵ nạn được tái định cư trong tiểu bang.”


Người dẫn chương tŕnh cho đài radio NPR Debbie Elliot đă nhớ lại nỗ lực của Brown để từ chối chấp nhận bất cứ người tỵ nạn nào vào tháng 1 năm 2007 trong một buổi phỏng vấn với Taft. Dựa theo lời đối thoại, vốn được phát sóng trên chương tŕnh chính, “Cân nhắc tất cả yếu tốt,” Taft đă nói, “vấn đề lớn nhất của chúng tôi đến từ bang California v́ ông Brown.” Bà ta đă gọi nỗ lực từ chối người tỵ nạn Việt Nam là “một sự thất bại về đạo đức.”


“Tôi nhớ rằng vào lúc đó chúng ta đă có hàng ngàn và hàng ngàn lời yêu cầu từ các giá đ́nh quân nhân ở san Diego, để ví dụ, những người đă làm việc ở Việt Nam, những người mà biết vài người ở đó,” bà ta kể lại cho NPR.


Taft nhớ lại một lư do đen tối giải thích v́ sao các nhà Dân Chủ đă phản đối các nhà tỵ nạn: “họ nói rằng họ có quá nhiều người gốc Latin, quá nhiều người ăn trợ cấp, họ không muốn những người đó.”


“Họ không muốn bất cứ người tỵ nạn nào, bởi v́ họ cũng đang có nạn thất nghiệp,” bà ta kể lại cho NPR. “Họ cũng đang có một số lượng lớn người sinh ở nước ngoài ở đây. Họ đă – họ nói họ có quá nhiều người Latin, quá nhiều người ăn trợ cấp, họ không muốn những người đó.”


Brown đă nhấn mạnh chính sách cô lập của ông trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông ta. Như được tường thuật lại bởi tác giả Lary Clinton Thompson trong cuốn sách “Những công nhân tỵ nạn trong cuộc di cư Đông Dương” (Refugee Workers in the Indochina Exodus), Brown đă nói, “chúng ta không thể lo về việc cách đây 5,000 dặm và cùng lúc bỏ quên những người đang sống ở đây.”


Cùng lúc đó Brown đă tranh đấu ở Washington, các nhà Dân Chủ đă thực hiện một chiến dịch phản đối người tỵ nạn trong thủ đô của Mỹ.


Ford đă cầu xin Quốc Hội hăy nhanh chóng giúp đỡ những người tỵ nạn, bao gồm cả hàng ngàn người Campuchia đang trốn chạy khỏi chiến dịch diệt chủng được thực hiện bởi chế độ Pol Pot.


Nhưng ở Washington, Ford đă đă bị d́m bởi những nhà Dân Chủ hàng đầu trong lúc đó.


Một cuộc xem xét lại giữa cuộc tranh luận vào thời điểm đó đă cho thấy dân biểu Elizabeth Holtzman của bang New York – vốn là dân biểu nữ tiêu biểu nhất ở Hạ Viện – đă phản đối việc giúp đỡ người tỵ nạn. Như ông Brown, bà ta đă t́m cách thúc đẩy cử tri của ḿnh để chống lại người tỵ nạn. Bà ta đă nói “vài cử tri trong khu vực đă cảm thấy rằng sự hỗ trợ và ḷng thương hại tương tự đă không được thực hiện cho người già, người thất nghiệp và người nghèo trong đất nước này.”


Dân biểu Donald Riegle, một dân biểu cánh tả (Dân Chủ từ Michigan, sau này được bầu làm thượng nghị sĩ, đă cung cấp một dự luật mà sẽ cắt sự hỗ trợ cho người tỵ nạn trừ khi khoản hỗ trợ tương tự được trao cho người Mỹ. Dự luật bị bác bỏ bởi Hạ Viện, với số phiếu 346 so với 71, dựa theo Almanac. Một nhà Dân Chủ nữa ở Hạ Viện thậm chí đă t́m cách làm chậm lại chương tŕnh giải cứu trẻ em mồ côi Việt Nam bằng máy bay. The Almanac đă báo cáo rằng dân biểu Joshua Eilberg, chủ tịch của Ủy Ban Nhập Cư, Quốc tịch và Luật Quốc Tế ở Hạ Viện, đă cáo buộc chính quyền Ford v́ đa hành động quá mức trong sự giải cứu các trẻ em mồ côi.


Chiến dịch giải cứu trong bí mật, tên “Chiến Dịch Babylift,” được thực hiện bởi Mỹ, Úc, Pháp và Canada sau những lời khẩn cầu của các tổ chức nhân đạo ở Việt Nam. Cuộc giải cứu đă đối mặt với thủ thách trên chuyến bay đầu tiên chiếc máy bay chở hàng C-5A đang chở những trẻ em mồ côi đă rơi sau khi cất cánh, giết chết 78 trẻ em cùng với 35 viên chức và nhân viên ngoại giao Mỹ.


Thư Viện Quốc Hội cũng đă báo cáo những dân biểu Dân Chủ đă t́m cách ḱm hăm bộ luật về người tỵ nạn, chho rằng “họ thà chờ cho chính quyền hoàn thành một kế hoạch để chăm sóc và giải cứu người tỵ nạn trước khi thông qua khoản viện trợ nhân đạo.”


Vào thời điểm đó thượng nghị sĩ Joe Biden (cựu phó tổng thống) đă t́m cách làm chậm lại bộ luật người tỵ nạn trong Thượng Viện, phàn nàn rằng ông ta cần nhiều chi tiết hơn nữa về vấn đề chấp nhận người tỵ nạn trước khi ông ta có thể ủng hộ nó. Ông ta đă nói trong Nhà Trắng, “tổng thống đă không thông báo đầy đủ cho Quốc Hội về số lượng người tỵ nạn,” dựa theo lịch sử bộ luật của Thư Viện Quốc Hội.


Quang X. Pham, người mà đă sinh ra ở Sài G̣n và sau này phục vụ làm phi công cho Thủy Quân Lục Chiến trong Cuộc Chiến Vùng Vịnh, sau này đă chỉ trích Biden trong một bài viết được xuất bản bởi tờ Washington Post vào 30 tháng 12, năm 2006. Quang đă viết, Biden “đă cáo buộc chính quyền Ford rằng họ đă không báo cáo đầy đủ cho Quốc Hội về số lượng người tỵ nạn – làm như ai đó có thể thực sự biết được chính xác trong sự hỗ loạn.”


Ứng cử viên ḥa b́nh, thượng nghị sĩ George McGovern, người đă thất bại một cách toàn diện trước Tổng Thống Richard Nixon trong cuộc tranh cử tổng thống 1972, đă được xem là thượng nghị sĩ vô tâm nhất khi ông ta đề xuất một bộ luật để hỗ trợ những ai muốn trở lại Nam Việt Nam.


McGovern đă nói ông ta nghĩ rằng 90 phần trăm người tỵ nạn Việt Nam “sẽ trở nên tốt hơn nếu trở về quê hương của họ,” dựa theo Thư Viện Quốc Hội. Dự luật của ông ta đă thất bại trong một cuộc thảo luận giữa Hạ và Thượng Viên. Cuối cùng, đa số các sự phàn nàn của các nhà Dân Chủ đều dựa trên thực tế rằng các nhà tỵ nạn đang trốn chạy khỏi cộng sản, một điều nhiều nhà cánh tả và Dân Chủ không phản đối cho lắm.


“Một trong những biện hộ mà Ford đă đưa là liên quan đến cộng sản. Ông ta đă nói rằng những người đó tất cả đang trốn chạy cộng sản, một t́nh trạng tương tự như người Cuba, người Hungary, và những nhóm tỵ nạn khác đă được giải quyết trong quá khứ,” Taft giải thích.

 

 

Trích dẫn:

 

“Nỗi đau buồn của tôi không nhiều hơn ǵ như khi bang Arkansas thua một trận bóng với bang Texas.” – Cựu Thượng Nghị Sĩ William Fulbright, người đă từng là Trưởng Ban Hội Đồng Ngoại giao của Thượng Viện đă có một phát biểu công khai về sự đầu hàng của Nam Việt Nam.

 

 

Ku Búa

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính