Đây là sự thật!?

Sao cứ tưởng như là giấc mơ!!

 

Kim Hoa

 

 

 Đó là tiếng nói được thốt ra tự đáy ḷng của người dân miền nam Việt Nam 

được may mắn sống qua 20 năm dưới chính thể dân chủ, tự do của thời

Việt Nam Cộng Ḥa, dù là trong chiến tranh, khi hồi tưởng

lại đoạn đường đă qua và sống lại trong kỷ niệm và

những h́nh ảnh thân thương của

thời vinh quang ấy!

 

Sự thật được nhắc đến trong bài viết nầy không phải chỉ có một mà là rất nhiều sự thật…. đă được đánh giá như những điểm son của nền Đệ Nhất và Đệ Nhị Việt Nam Cộng Ḥa.

 

1.   Giáo dục thời Việt Nam Cộng Ḥa được đặt trên nền tảng nhân bản, dân tộc và khai phóng!

 

Luật pháp của thời  Đệ Nhất Cộng Ḥa quy định các trẻ em từ 6 đến 14 tuổi phải học cho đến hết ba năm đầu của bậc tiểu học, c̣n mọi công dân từ 13 đến 50 tuổi phải học đọc và viết trong thời gian 2 năm nếu mù chữ. 

 

Người dân được hoàn toàn miễn phí, từ sách vở cho đến học phí trong mấy năm học tiểu học.  Bước qua bậc trung học, những học sinh được trúng tuyển vào những trường công được nâng đỡ và rèn luyện tinh thần ham học với mục đích phục vụ cho đất nước và có được một tương lai tốt đẹp.  Học sinh các trường tư chỉ trả học phí nhẹ nhàng và cũng được khuyến khích và dạy dỗ trong cùng một đường lối như học sinh công lập.

 

Con cái các gia đ́nh nghèo tại miền Nam vẫn có cơ hội tiến thân khi bước chân vào các trường đại học hoàn toàn miễn phí như Đại Học Khoa học, Đại Học Luật Khoa, Đại Học Văn Khoa.  Giáo dục tại miền Nam cũng như tại các nước khác là một phương tiện tốt để tiến thân.

 

Những Đại Học có tính cách chuyên môn đ̣i hỏi thí sinh phải qua thi tuyển, khảo hạch như Đại Học Sư Phạm, Quốc Gia Hành Chánh, Đại Học Kỷ Thuật Phú Thọ.  Sinh viên tốt nghiệp các đại học nầy có việc làm tốt, được bổ nhiệm đến các trung học công lập hay đến cơ quan của chính phủ thực hiện vai tṛ giáo dục, chỉ huy hay chuyên viên.

 

Hiến pháp Việt Nam Cộng Hὸa nhấn mᾳnh quyền tự do giáo dục, và cho rằng:

         “nền giάo dục cơ bản cό tίnh cάch cưỡng bách và miễn phί”,

          “nền giáo dục đại học được tự trị”, 

 “những người cό khả năng mà không cό phương tiện sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn”.

 

Tôi, người viết bài nầy, may mắn có cô giáo dạy lớp Nhứt rất tận tâm và theo phương pháp tân tiến.  Tại ngôi trường tiểu học nhỏ ở quận Thủ Đức, tôi xuất thân là con gái của một nhân viên kế toán, đă từng được cô tặng giải thưởng học sinh xuất sắc và mỗi tháng được ông Hiệu Trưởng đích thân đến lớp trao phần thưởng nhỏ do cô giáo ban tặng, thường  là một quyển tập, một vài cây viết mực và viết ch́ màu. Cô giáo của tôi rất nhỏ nhắn, cô tên là Giêng, có mái tóc dài quấn lên cao ở phía sau.  Cô đă giúp những học sinh yếu kém trong lớp bằng cách khuyên các em đến trường sớm và được các bạn cùng lớp có tŕnh độ khá hơn giải thích bài vở hay ḍ bài trước khi vào lớp.  Chúng tôi thường ngồi dưới gốc cây bàng trong sân trường để sinh hoạt. 

 

Tôi c̣n nhớ một câu chuyện vui trong dịp nầy khi một học sinh đang ḍ bài th́ bị một con sâu rớt xuống vai.  Khi tôi cho người bạn nầy biết th́ thay v́ ngồi yên cho tôi dùng giấy hất con sâu xuống đất th́ bạn tôi quá kích động nên đứng lên và chạy ṿng quanh cây bàng, hy vọng con sâu sẽ tự rớt xuống!

 

Sau cơn hoảng sợ đó, tôi tưởng người bạn dễ thương nầy sẽ bỏ cuộc nhưng không ngờ ư chí ham học đă giúp bạn tôi can đảm tiếp tục cùng chúng tôi học hỏi để cố làm sao có được kết quả thật tốt hầu không phụ ḷng cô giáo và cha mẹ ḿnh cũng như sẽ có được căn bản để tiến xa hơn nữa trên con đường học vấn.

 

Từ lúc niên thiếu, chúng tôi đă được nhắc nhở là “phải đi học để giúp ích cho mai sau”, tức

là cho tương lai của chính ḿnh và của đất nước:

 

Học sinh là người tổ quốc mong cho mai sau.

Học sinh xây đời niên thiếu trên bao công lao.

Lúc khắp quốc dân tranh đấu hy sinh cho nền độc lập.

Học sinh nề chi tuổi xanh trong lúc phấn đấu.

Đem hết can tràng của người Việt Nam tiến lên!

 

       Lời bài hát đă nói lên ư chí cũng như sự biết ơn của học sinh miền Nam Việt Nam, được trích từ bài hát “Học Sinh Hành Khúc” của Lê Thương

      

        Đây đúng là một điểm son của nền giáo dục Việt Nam Cộng Ḥa v́ các em c̣n nhỏ mà đă biết con đường ḿnh phải đi và phải đền đáp lại sự hy sinh của các chiến binh và công ơn của những người đă quyết chí giử ǵn tự do, độc lập cho miền nam Việt Nam.

 

        Học sinh bậc trung học, đại học thời Việt Nam Cộng Ḥa có cơ hội tham khảo nhiều sách báo, nhiều tài liệu có giá trị được phát hành rộng răi do các nhà biên khảo, giáo sư, giảng viên giàu kinh nghiệm tự biên soạn hay phiên dịch từ sách báo ngoại quốc. Những vị nầy được tự do tŕnh bày tư tưởng, tự do giảng dạy với mục tiêu phát huy những tinh hoa dân tộc và tinh thần hiếu học trong giới học sinh, sinh viên.

 

         Sau khi được miễn thi bằng tiểu học và trúng tuyển vào trường trung học Gia Long, Sài G̣n, tôi tiếp tục bảy năm ở ghế nhà trường trong niềm hân hoan của cha mẹ và được bao ưu đăi, bao niềm vui của thời học sinh “trường áo trắng”.

 

              Năm ngày trong tuần, khi c̣n ở ba năm đầu của bậc trung học, tôi học lớp buổi chiều, mỗi bữa trưa tôi theo xe đ̣ đi từ Thủ Đức xuống trường sớm để không lo trể học.  Thay v́ đứng đợi ở cửa trước như những nữ sinh đến trường bằng xe đạp, tôi đă lang thang quanh các ngôi biệt thự gần trường, một khu rất yên tỉnh, ít xe cộ và người qua lại, “cô bé nữ sinh” nghịch ngợm trong tôi đă dùng cây compa (thước để quay h́nh ṿng tṛn, có đầu nhỏ thật sắc) đâm vào thân cây cao su dọc lề đường để lấy mũ cao su trải lên chiếc nón bài thơ và sau đó dùng tay cuộn tṛn thành trái banh để “đánh đũa”. Ngày ấy tôi chưa biết đây có phải là việc không nên làm hay không!? và cũng không thấy có nhiều nữ sinh làm việc đó (măi vui quá mà), chỉ biết đấy là khoảnh khắc thần tiên của tuổi học tṛ, của thời áo trắng!

 

             Có khi thay v́ đi quanh, tôi đứng đợi ở cửa bên hông trường, dành cho học sinh không phải bận bịu với chiếc xe đạp, đợi tới giờ trường mở cửa. Học sinh chúng tôi, những nữ sinh “ham vui” (hay “ham ăn”) được dịp thưởng thức các món ăn như “đậu đỏ nước dừa”, mà tôi thích nhất. Ngoài ra c̣n gánh bán xoài, ổi, gỏi hay xe nước mía luôn mời gọi. Người buôn bán chiếm lề đường, đôi khi luôn một phần của ḷng đường nhưng vẫn chừa chỗ cho xe chạy qua (dù phải né, phải tránh) nhưng hầu như ai cũng chấp nhận và vui khi thấy cảnh “sinh hoạt” của các nữ sinh Gia Long nầy.

 

           Một vài lần chúng tôi đang ăn uống ngon miệng th́ cảnh sát đến giải tán. Ngưởi bán lật đật gánh gánh, đẩy xe thật nhanh để trốn vào khu sau sân trường và sau đó năm, bảy phút họ lại xuất hiện trở lại! Tôi đang cầm “ly đậu đỏ” thơm, bùi trên tay, chưa kịp ăn xong, chưa kịp trả tiền th́ cô bán hàng đă “quẳng” gánh đâu mất!  “Không lo”, tôi đứng đó đợi người bán quay về để trả tiền và sau đó mới vào lớp.  Một điều thật hay là tôi không bao giờ trễ lớp học!  H́nh như cảnh sát cũng biết giờ học của chúng tôi nên chỉ hù dọa đám đông nầy một chút rồi mọi việc đều trở lại b́nh thường.

           

            Có phải v́ đây là những người dân lương thiện, những nữ sinh non trẻ, tinh nghịch nên họ không nở phá mất niềm vui của tất cả.  Không có cảnh rầy rà, bắt bớ, đánh đập khi cảnh sát thi hành nhiệm vụ trong lúc nầy!  Thật là vui, thật là hạnh phúc biết bao!

 

           Vào năm 1958, các phụ huynh, thân hào nhân sĩ, học giả, đại diện quân đội, chính quyền, các tổ chức quần chúng và cơ quan văn hóa giáo dục tham dự một Đại hội Giáo dục được tổ chức tại Sài G̣n nhằm đề ra một triết lư giáo dục cho miền Nam.

 

           Đại Hội đồng thuận chọn ba nguyên tắc nhân bản, dân tộc và khai phóng làm căn bản.

 

Những triết lư này đă giúp phát triển toàn diện mỗi cá nhân, phát triển tinh thần quốc gia của mỗi học sinh, phát triển tinh thần dân chủ và tinh thần khoa học hầu tạo nên một xă hội tương đối cân bằng, ổn định nhờ sự tôn trọng dân chủ, yêu quê hương, đất nước và yêu dân tộc cũng như coi trọng con người, lấy nhân cách và phẩm hạnh làm mục tiêu của con người.

 

Triết lư nhân bản chủ trương con người có địa vị quan trọng trong xă hội: lấy con người làm gốc, lấy cuộc sống của con người làm căn bản; và con người là cứu cánh chứ không phải là phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu của bất cứ cá nhân, đảng phái, hay tổ chức nào khác.

 

Triết lư nầy chấp nhận sự khác biệt giữa các cá nhân, nhưng không chấp nhận việc sử dụng sự khác biệt đó để đánh giá con người, cũng không chấp nhận sự kỳ thị hay phân biệt giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, chủng tộc… Với triết lư nhân bản, mọi người có giá trị như nhau và đều có quyền được hưởng những cơ hội đồng đều về giáo dục.

 

Giáo dục thời Việt Nam Cộng Ḥa tôn trọng giá trị truyền thống của dân tộc trong mọi sinh hoạt liên hệ tới gia đ́nh, nghề nghiệp, và quốc gia. Giáo dục phải bảo tồn và phát huy được những tinh hoa hay những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc. Dân tộc tính trong văn hóa cần phải được các thế hệ biết đến, bảo tồn và phát huy, để không bị mất đi hay tan biến khi thu nhập những nền văn hóa khác.

 

       Tinh thần khai phóng trong nền giáo dục thời Việt Nam Cộng Ḥa:  Giáo dục không nên chỉ gói gọn trong nước mà phải tiếp nhận những điều tốt đẹp, văn minh của thế giới. Chúng ta nên thu nhận kiến thức từ các nước khác và học hỏi những khoa học tiến bộ của họ để phục vụ, hỗ trợ cho nước ḿnh. Như vậy miền nam Việt Nam mới không thua kém các nước văn minh trên thế giới.

 

       Câu chuyện mà một người bạn của tôi kể, khi anh đang làm giáo sư thời gian ấy, đă nhắc đến điểm son  của nền giáo dục thời Việt Nam Cộng Ḥa trong giới học sinh và phụ huynh vùng nông thôn:

 

       Sau bốn năm theo học Đại Học Sư Phạm hoàn toàn miễn phí, anh ra trường và dạy môn toán, vật lư và hóa học. V́ anh theo đuổi môn Luật theo chương tŕnh hàm thụ (cũng được Bộ Giáo Dục chi tiền học) song song với thời gian học trường sư phạm nên kết quả tốt nghiệp không cao và anh được cử đến dạy tại một trường trung học miền thôn quê tỉnh Bạc Liêu.

 

        Nơi đây đêm đêm nghe tiếng súng v́ quân thù muốn tấn chiếm vùng nầy và đang bị các chiến binh anh dũng Việt Nam Cộng Ḥa phản công. Có nhiều đêm bị pháo kích phải trốn xuống hầm, nhưng từ từ quen dần anh và các bạn đă không biết sợ nữa, và cứ nằm yên trên giường chờ đợi “đạn rớt trúng” hay sẽ im bặt khi kẻ thù đă thua và rút đi!

 

       Thời gian sống gần dân chúng ở đây đă tạo nên một thâm t́nh:  các trẻ em tại thôn xóm nhỏ nầy đă chứng tỏ truyền thống của văn hóa dân tộc khi chạy ra cúi chào vị giáo sư đi ngang nhà.  Cha mẹ chúng thường mời các giáo sư, giáo viên trong vùng vào nhà uống nước, ăn miềng bánh hay bữa cơm.

 

       Tinh thần nhân bản hầu như tồn tại trong cá nhân nhận được sự giáo dục thời Việt Nam Cộng Ḥa.  Dù rất bận trong trách nhiệm giáo sư và vẫn theo đuổi ngành luật nhưng anh bạn tôi đă bỏ thời giờ kèm cho một người bạn là giáo viên trong trường gần đó để cô nầy thi đậu bằng Tú Tài II và tiếp tục theo học đại học.  Cô bạn nầy là con nhà giàu ở thành phố Bạc Liêu, qua hai lần rớt tú tài khiến cô thất chí và xin đi dạy vùng quê để xa lánh bạn bè và người thân.

 

        Kết quả là cuối năm đó cô đă đậu bằng tú tài II và sau đó ghi danh học Luật!

 

* Trong chương tŕnh môn Quốc văn bậc tiểu học, các bài học về đạo đức trong bộ sách Quốc văn giáo khoa thư và Luân lư giáo khoa thư được áp dụng để tạo nên một chương trỉnh phù hợp, nhằm rèn luyện cho thế hệ tương lai cả đức lẫn tài để chuẩn bị trở thành những con người hữu dụng đối với bản thân, gia đ́nh và xă hội.

 

Chương tŕnh giáo dục Việt Nam Cộng Ḥa chủ trương soạn nhiều sách giáo khoa.

 

Vẫn theo sự hướng dẫn của Bộ Giáo dục nhưng các nhà biên soạn sách giáo khoa được tự do chọn bài, tự do trích dẫn từ những tác phẩm của những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng hoặc có thể tự ḿnh sáng tác những bài thơ, bài văn dựa theo chủ đề giảng dạy để đưa vào sách.  Các giáo viên, giáo sư cũng có quyền chọn quyển sách giáo khoa để giảng dạy. Nhờ vậy, nhà giáo đă soạn được nhiều sách giáo khoa có giá trị và dễ học, dễ hiểu.

 

Nội dung, tư tưởng trong các sách giáo khoa nầy đă tác động đến sự h́nh thành và phát triển nhân cách của trẻ thơ, nó in sâu vào tâm năo trẻ thơ ngay trong giai đọan đầu cắp sách đến trường cho đến lúc trưởng thành.

 

Đất nước đang trong t́nh trạng chiến tranh mà học sinh đă được giáo dục theo đường lối văn minh, thiết thực và tiến bộ như thế th́ có ai mà không tự hỏi:

 

“ĐÂY LÀ SỰ THỰC!? SAO CỨ TƯỞNG NHƯ LÀ GIẤC MƠ!!”

 

2.                      Chương tŕnh “cải cách điền địa” thời đệ nhất cộng ḥa và luật “người cày có ruộng” thời đệ nhị cộng ḥa đem đến quyền tư hữu cho các tá điền và sự phát triễn vượt bực của ngành nông miền nam Việt Nam

 

         Với chủ trương “dân vi quư” “dân giàu nước mạnh” của chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa, nông nghiệp miền nam Việt Nam biến chuyển theo đường hướng mới và góp phần đáng kể cho sự phát triển kinh tế.  Các chính sách này bao gồm cải cách điền địa, phát triển nông nghiệp, bỏ việc kiểm soát giá cả, và ổn định thị trường. Kết quả là miền Nam đă xóa bỏ t́nh trạng tá điền, giảm nạn bất b́nh đẳng ở nông thôn. Và chính phủ đă thực hiện được ước muốn “Làm sao ổn định được cuộc sống của người dân”.

 

         Ngày 22 tháng 10 năm 1956, chương tŕnh “cải cách điền địa” của Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm được ban hành.  Công cuộc cấp thiết nầy đă giúp gia tăng nông phẩm trong nước và nâng cao mức sống của người dân vùng nông thôn bằng cách tái canh tác ruộng đất bị bỏ hoang v́ chiến tranh, khai thác những vùng đất mới ở cao nguyên và vùng śnh lầy Đồng Tháp Mười.  Kỹ thuật canh tác cũng tiến bộ hơn qua việc dùng nông cơ và phân bón.

 

         Chương tŕnh nầy cũng truất hữu ruộng đất của đại điền chủ với sự đền bù thỏa đáng, nhanh chóng và được bán lại cho nông dân trực tiếp canh tác. Ruộng đất tái phân phối nầy được xếp theo thứ tự ưu tiên:

-  Nông dân hiện đang trực tiếp canh tác mnh ruộng nầy.

-  Cha mẹ và vợ con tử sĩ

-  Quân nhân, công chức, cán bộ khi giải ngũ hoặc hồi hưu.

 

         Chính phủ cũng khuyến khích nông dân gia nhập Hợp tác xă nông nghiệp, Hiệp hội nông dân và vay tiền Ngân Hàng Nông Tín cuộc để canh tác hữu hiệu hơn.

 

         Luật “Người Cày Có Ruộng” của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, được ban hành ngày 26 tháng 3 năm 1970, tiếp nối sau thành công của chương tŕnh “Cải cách điền địa” của Tổng Thống Ngô đ́nh Diệm là một sự kiện có một không hai: nông dân được sở hữu đất đai không do chủ đất trực tiếp canh tác. Đất bị thu hồi được phát miễn phí cho nông dân, với mức tối đa 3 mẫu tây (hectare) cho mỗi gia đ́nh ở đồng bằng sông Cửu Long và một mẫu tây ở miền Trung Việt Nam. Người nông dân phải tự trồng trọt trên phần đất họ được phân phối và không được chuyển giao quyền sở hữu trong mười lăm năm đầu. Họ cũng được miễn lệ phí trước bạ và thuế đất trong năm đầu tiên.

 

         Tá điền nhận được dụng cụ canh tác miễn phí và  được các cán bộ nông thôn hướng dẫn tận t́nh nên ai ai cũng hăng say khai thác mănh đất, mănh ruộng do chính ḿnh làm chủ, họ đă nhanh chóng sản xuất theo hướng tự túc về thực phẩm, ổn định thị trường cung cấp và tiêu thụ thực phẩm. Đây là một thành công không ngờ trong một đất nước đang thiếu an ninh và hứng chịu bao tai họa do chiến tranh gây ra!

 

Hai câu hát:

  Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang

  Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu

 

đă nói lên nỗi vui mừng và trân quư của nông dân đối với mănh đất thân yêu đă hoàn toàn thuộc về ḿnh.  Với tài sản nhỏ đó trong tay, họ đă không quản mưa nắng, nhọc nhằn và đổ “những giọt mồ hôi” trên ruộng cày của chính ḿnh và thu hoạch mỹ măn.  Gia đ́nh họ trở nên sung túc, các con họ an tâm học hành, cha mẹ già được khỏe mạnh hơn nhờ bớt âu lo cho cuộc sống. Từ đó cả gia đ́nh  có thể hân hoan cùng cất lên tiếng hát:

 

Vui vui lên, lúa ơi!

Vui vui lên, lúa ơi!

Nuôi nấng người sung sướng đời ấm-no.

Vui vui lên, lúa ơi!

Vui vui lên, lúa ơi!

Ta hát mừng bông lúa ngời xinh tươi.

 

(trích từ bài hát “Được Mùa” của Phạm Đ́nh Chương)

 

        Tóm lại, chương tŕnh Người Cầy Có Ruộng đă tạo ra một tầng lớp đông đảo các chủ đất nhỏ ở nông thôn.  Kết hợp với hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp, quyền sở hữu ruộng  đất đă làm giảm đáng kể t́nh trạng nghèo đói và bất b́nh đẳng ở nông thôn miền Nam.

 

        Trong thời Đệ Nhị Cộng ḥa, cuộc “cách mạng xanh” đă thành công qua việc khởi động chương tŕnh sản xuất Lúa Thần Nông cấp tốc.  Qua nhiều tháng gặp khó khăn v́ nông dân chưa quen với loại lúa mới nầy nhưng dần dần họ đă nh́n thấy kết quả của hạt giống thần kỳ nầy đă làm gia tăng lượng lúa gạo được sản xuất.  Họ đă thoát cảnh nghèo và từ đó chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa có cơ hội thúc đẩy tăng cường sản lượng thịt cá và gia cầm.

 

        Chính phủ Miền Nam Việt Nam vừa phải đối mặt với bao khó khăn do chiến tranh gây ra vừa phải t́m cách tạo đời sống ấm no cho người dân, nhất là thành phần nông dân, nhưng đă tạo được nhiều thành quả và hy vọng cho dân lành.

 

         Người dân miền nam Việt Nam đă hầu như được sống lại thuở thanh b́nh, khi chiến tranh chưa bùng nổ và họ được an vui, hạnh phúc biết bao.

 

        Tôi c̣n nhớ thời c̣n nhỏ, đang học hai năm cuối của bậc tiểu học, khoảng năm 1957- 1959, chúng tôi thường được mẹ tôi đưa về quê ngoại ở Bến Tre, nơi có nhiều bóng mát với những hàng dừa, hàng cau và đồng ruộng ngập lúa vàng.  Người dân ở đây thật hiền lành, chất phác và siêng năng. Bọn trẻ chúng tôi đă được hưởng những ngày thần tiên khi cùng mẹ và những người bà con đi trên bờ đê, được thắp sáng bằng những bó đuốc làm bằng lá dừa khô mà cậu tôi quơ qua quơ lại, và đến đ́nh làng xem hát bội vào những ngày được mùa.

 

        Chúng tôi c̣n được thưởng thức vị ngọt của những con cua đồng, hương thơm của hến xào dừa và nấm mối mà tôi và những người chị bà con t́m được trong thời gian hai tháng nghỉ hè ở làng Phước Hậu, nơi bà ngoại tôi đang sống. 

 

        Những cánh đồng lúa vàng được gặt hái bởi người nông dân cần cù, yêu mănh ruộng do chính ḿnh làm chủ và trực tiếp canh tác là h́nh ảnh đẹp và đáng quư mà tôi được chứng kiến thời thơ ấu.  Người dân ở đây rất thân thiện, chúng tôi được họ mời thưởng thức các món ngon đặc biệt do họ tự biến chế, cùng loại cơm mới dẽo thơm mà hương vị thật khó quên!

 

       Bài hát  “Nắng đẹp miền nam” của nhạc sĩ Lam Phương, được phổ từ bài thơ của Hồ Đ́nh Phương được sáng tác năm 1954, tưởng như đang tả lại cảnh tượng trên:

 

Đây trời bao la ánh nắng mai hé đầu ghềnh

lan dần tới đồng xanh.

Ta cùng chen vai đem tay góp sức tăng gia

cho người người vui ḥa.

Đường cày hôm nay lên tràn bông lúa mới

ôi duyên dáng đồng ơi!

Đến mai sẽ là ngày muôn hạt chín lả lơi

ḿnh ngắm nhau cười.

Ḱa đàn chim quê chim tung bay về đâu

mang tin rằng giờ đây ta sống với b́nh minh.

Tiếng ca trong lành tiếng hát lừng trời xanh

đẹp biết bao tâm t́nh..

T́nh là t́nh nồng thắm

buộc ḷng ḿnh vào núi sông

t́nh mến quê hương.

Ngàn bóng đêm phai rồi

vầng dương lên soi đời làng ta nay rạng ngời!

 

         Chính phủ Miền Nam Việt Nam thời ấy đă chứng tỏ ḷng thương dân, v́ dân và tạo mọi điều kiện cho nông dân được quyền tư hữu.  Dù chiến tranh đă tàn phá nhiều mănh ruộng, vườn dừa (trong đó có vườn dừa trên 100 cây của bà ngoại tôi)  nhưng cuộc sống người dân lành vẫn thanh thản và họ được những ngày hạnh phúc nhờ sự lo lắng đó cũng như được bảo vệ của các chiến sĩ đă ngày đêm chiến đấu để giử được tự do, độc lập cho miền Nam Việt Nam thân yêu.

 

          “Đây là sự thật!? Sao cứ tưởng như là giấc mơ!”

        

            3.                      Tự do suy nghĩ, sáng tác, mua bán mà không sợ bị theo dơi, bắt bớ và kết tội oan uổng

 

        Được sống qua 20 năm dưới hai thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Ḥa, người dân miền Nam Việt Nam đúng là quá may mắn và bây giờ nghĩ lại th́ đó đúng là thiên đàng cho dù cuộc sống vẫn b́nh dị và phải chịu nhiều hậu quả của chiến tranh.  Mọi người đều được tự do và trọn quyền định đoạt cho tương lai của ḿnh.

 

        Thời ấy sách báo không hề bị kiểm duyệt, người viết không bị chụp mũ hay bắt buộc phải theo một đường lối nào (ngoại trừ thiên cộng hay phản quốc).  Âm nhạc, tư tưởng rất phóng khoáng nên các văn nghệ sĩ, giáo sư đă phát hành nhiều sách báo, nhiều tài liệu nghiên cứu, hướng dẫn, sách dạy học, từ học làm văn đến toán học, khoa học…và rất nhiều bài nhạc..

 

Những sáng tác trên có tính cách phóng khoáng, đề cao t́nh nghĩa vợ chồng, t́nh yêu đôi lứa, t́nh tự với người lính chiến, với quê hương, với cánh đồng lúa vàng, với chiến tranh cùng làng mạc thân yêu…  đă được phát hành rộng răi và nhận được sự trân quư của mọi tầng lớp trong nước.

 

Phong trào thơ nhạc chịu ảnh hưởng của âm hưởng tây phương cũng bắt đầu trở thành một thị hiếu của giới trẻ Việt Nam.

 

Không khí tự do và niềm hứng khởi từ món ăn tinh thần nầy đă hiển hiện qua nhiều sạp báo (Kiosk) bày bán đủ loại sách báo, gồm cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh với mọi khuynh hướng chính trị hay đời sống xă hội.  Thêm vào đó, người dân không bị ngăn cấm hay phải lén lút nghe tin tức trong và ngoài nước từ các đài phát thanh như VOA hay BBC...

 

Thật không ai ngạc nhiên khi thấy khi thấy các bác chạy xe xích-lô ngồi đọc sách báo vào giờ nghỉ trưa và sạp báo cũng tạm đóng cửa một hoặc hai tiếng đồng hồ vào giờ đó.  Điều nầy chứng tỏ ai ai cũng quư trọng và tiếp nhận tư tưởng tự do, phóng khoáng và những  tài liệu hữu ích qua các phương tiện truyền thông thời Việt Nam Cộng Ḥa.

 

Chỉ trong 20 năm sống trong chính thể Việt Nam Cộng Ḥa với bầu không khí tự do, dân người dân miền nam Việt Nam luôn sống trong hạnh phúc và tự hào có một đời sống xứng đáng là một “Con Người”.  H́nh ảnh người lính chiến nơi biên thùy, xông pha giữa lằn tên, mũi đạn cũng như dáng vẽ ngoan hiền, chịu đựng của “các cô em gái ở hậu phương”  không thể thiếu trong hầu hết tác phẩm xuất hiện lúc nầy. Từng chữ, từng ư trong các bài hát  thời Việt Nam Cộng Ḥa đều đượm nhiều ư nghĩa và rất thiết tha như bài hát “Tạ Từ Trong Đêm”của nhạc sĩ Trần Thiên Thanh

 

Thăm thẳm chiều trôi, khuya anh đi rồi sao trời đưa lối

Khi thương mến nhau hai người hai ngả tránh sao bồi hồi.

Hẹn gặp nhau đây đêm thâu lá đổ, sương giăng kín mờ nhạt nḥa ước mơ

Đă  gặp nhau rồi, sao em không nói, sao em cúi mặt, em giận hờn anh chăng?

Anh hiểu rồi đây khuya nay em về trăng gầy soi bóng

Nên em cúi mặt ngăn ḍng nước mắt phút giây tạ từ

Đừng buồn nghe em tuy anh biết rằng xa xôi vẫn làm tâm tư héo ṃn

Nếu em đă từng thương anh xa vắng

Xin em chớ buồn cho nặng ḷng chinh nhân

Nếu em biết rằng có những người đi đấu tranh chưa về

Mang lời thề lên miền sơn khê từng đêm địa đầu hun hút gió sâu

Nếu em đă gặp mẹ già thương con khấn nguyện đêm rằm

Vợ yêu chồng đan áo lạnh từng đông

Th́ duyên t́nh ḿnh có nghĩa ǵ đâu!

     

Tâm tư của người thiếu nữ trong giờ phút tiển biệt cũng dạt dào, cũng thấm thiết làm sao qua bài hát “Tàu Đêm Năm Cũ” của nhạc sĩ Trúc Phương:

 

Trời đêm dần tàn tôi đến sân ga

Đưa tiễn người trai lính về ngàn

Cầm chắc đôi tay ghi vào đời tâm tư ngày nay

Gió khuya ôi lạnh sao, ướt nhẹ đôi tà áo

Tàu xa dần rồi, thôi tiếc thương chi khi biết người ra đi v́ đời

Trở gót bâng khuâng, tôi hỏi ḷng đêm nay buồn không,

chuyến xe đêm lạnh không

Để người yêu vừa ḷng

Đêm nay lặng nghe gió lùa qua phố vắng,

Trăng rằm về xa xăm

Trong giây phút này, tôi mơ ước sao nắm trọn vào tay nhau

Ngày tháng đợi chờ, tôi đến sân ga nơi tiễn người trai lính ngày nào

Tàu cũ năm xưa mang người t́nh biên khu về chưa?

Trắng đêm tôi chờ nghe tiếng tàu đêm t́m về

 

Sự hy sinh của người trai nơi chiến tuyến và t́nh cảm chân thành của người ở lại đă giúp cho đàn em nhỏ ở quê nhà, cha mẹ già ở hậu phương được cuộc sống yên lành.  Những thiếu niên trong tuổi học tṛ được an tâm học hành và nghĩ đến tương lai trong tinh thần tự do.

 

Một người bạn của tôi kể lại chuyện khi anh lên 14 tuổi, anh từng đọc nhiều sách báo, từng đạt tiến bộ trong việc học nhờ may mắn được người bạn học giỏi nhất lớp thương mến và hướng dẫn t́m được sách dạy toán có phương pháp và lư luận rơ ràng nên đă từ học sinh kém trong lớp mà trở nên xuất sắc và có thể giải các bài toán khó mà trước đó anh không bao giờ nghĩ là có thể làm được!

 

Thường nghe cha anh than thở v́ ông bệnh hoạn mà đàn con sáu đứa c̣n quá nhỏ. Nếu chẳng may ông qua đời lúc đó và mẹ anh chưa từng chịu khổ, chưa quen việc buôn bán th́ tất cả sẽ ra sao? Cậu bé đó không ngừng suy nghĩ và quan sát sinh hoạt chung quanh.  Ư tưởng lập bàn billard tại nhà như anh đă thấy tại cửa hàng gần nhà để giúp gia đ́nh đă đến với anh. Cậu bé rất phấn khởi v́ tin rằng từ đó mẹ cậu sẽ được vui v́ kiếm được chút tiền và cha cậu được an tâm hơn và được khỏe mạnh hơn mà cố chăm lo trị bệnh tiểu đường. Từng tưổi đó mà đă biết suy nghĩ và bỏ ra hàng giờ đứng nh́n cảnh người chơi billard và suy nghĩ cách nào khai thác và phát triển công việc nầy!

 

Cha cậu đă đồng t́nh cùng đứa con trai và mua bàn billard đem về nhà. Từ đó công việc ngày càng phát triễn, từ một bàn đă trở thành ba đến bốn bàn và người đến chơi billard không ngớt!  Đúng là cha cậu và cậu đă thành công v́ được quyền suy nghĩ và tạo dựng cửa hàng mà không bị buộc phải xin phép, phải chịu thuế quá cao hay bị theo dơi.

 

Người dân miền nam Việt Nam, qua hai thời kỳ Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Ḥa thật đă đạt đến đỉnh cao, đă có được một nhân cách tuyệt vời qua tinh thần yêu quê hương, yêu gia đ́nh và yêu chính bản thân ḿnh nhờ tiếp nhận nền giáo dục cao quư, nhờ được tự do, độc lập trong khi chiến tranh vẫn triền miên, đạn vẫn nổ không ngớt trong vùng lửa đạn và người dân, trẻ em trong hoàn cảnh đó phải hứng chịu bao oan khiên.

 

“Đây là sự thật!? Sao cứ tưởng như là giấc mơ!” 

 

4.                      Chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa quư trọng nhân tài và hết ḷng giúp đở gia đ́nh quả phụ, cô nhi tử sĩ

 

    Giới trẻ miền nam Việt Nam được đào tạo, nuôi dưỡng trong một môi trường quá cao đẹp của nền Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Ḥa nên đa số đều chuyên tâm học từ khi c̣n trẻ. Họ trưởng thành trong thể chế tự do, dân chủ của chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa nên có rất nhiều thanh niên, thiếu nữ tốt nghiệp đại học và trở thành chuyên viên, giáo sư, kỷ thuật gia tài giỏi để góp phần vào việc dựng xây và phát triễn kinh tế cho đất nước. 

 

  Họ cũng nhận được nhiều học bổng để du học hay tu nghiệp ngoại quốc dù trong hoàn cảnh đất nước ngập ch́m trong chiến tranh và nhiều gia đ́nh gặp chuyện không may.

 

Đất nước cần được phát triễn nên bao nhiêu nhân tài đều được trọng dụng, không bị phân biệt đối xử, không phải bị bắt buộc theo điều kiện nào và được hưởng nhiều quyền lợi, nhiều đặc ân tương xứng. Hầu hết đều phải qua khóa học ít nhất là bốn năm đại học nên có thể nói đây là thành phần cốt cán trong việc điều hành, đặt kế hoạch hay đào tạo các thế hệ sau.

 

Năm 1970, Phó Tổng Thống Trần Văn Hương nhận thức được điều nầy nên đă ban hành nghị quyết cho phép các giáo sư từ trường học công lập được trở về trường học cũ để tiếp tục nhiệm vụ sau thời gian 6 tháng huấn luyện trong quân đội như những thanh niên đồng lứa.  Họ được xếp vào đội ngũ trừ bị và được biệt phái trở lại công tác đă từng làm trước khi nhập ngũ.  Những chuyên viên, công chức thuộc thành phần lănh đạo cũng nhận được sự phân định như thế. Nhờ đối sách nầy mà guồng máy kinh tế và các chương tŕnh phát triễn đất nước không bị gián đoạn.

 

Những người trong nhóm nầy cảm thấy áy náy khi những sinh viên sĩ quan cùng trang lứa phải ra đơn vị hay dấn thân vào chiến trường nguy hiểm mà họ lại được trở về.  Nhưng nhiệm vụ của họ đối với đất nước đă được an bày!  Người dân  Việt Nam thời ấy có tinh thần dấn thân, tận tâm phục vụ cho đất nước đang bị chiến tranh dày xéo.  Ḷng yêu dân, yêu tổ quốc là tâm niệm của giới thanh niên miền nam Việt Nam thời ấy.

 

Có thể nói t́nh người, t́nh yêu quê hương, yêu những chiến sĩ đang xông pha trên trận tuyến được thể hiện qua rất nhiều bản nhạc, nhiều sách báo, thơ văn được xuất hiện  không ngừng v́ ai cũng có được tinh thần phóng khoáng. Lời nhạc, câu văn không bị kiểm duyệt, không bị bắt buộc theo khuôn khổ nào nên bao t́nh cảm nồng nàn, bao ước muốn thiết tha của tất cả văn nghệ sĩ đă được họ diễn đạt một cách tuyệt vời, thanh thoát..

 

Những bài hát nhiều âm hưởng, rất êm đềm, rất t́nh tứ qua điệu nhạc bolero nhẹ nhàng, d́u dặt, điệu Rumba đă ru vào ḷng người, đă giúp mọi người phấn khởi và đă tạo nên nét quyến rũ của nền âm nhạc thời Việt Nam Cộng Ḥa mà cho đến bây giờ vẫn c̣n sống măi!

 

Món ăn tinh thần của người dân đă được tô nét sâu đậm, đôi khi mănh liệt, có lúc rất nồng nàn, nhẹ nhàng và thiết tha như thế trong một đất nước đang bị chiến tranh th́ thật là một điều khó tưởng tượng.

 

Bài t́nh ca “Con đường t́nh ta đi” của Phạm Duy, ra đời thập niên 1970, đă đưa ta vào khung trời thơ mộng cho dù hoàn cảnh không như ư muốn:

 

Con đường tuổi măng tre,

nắng vàng tươi đẹp đẽ

Bóng người dài trên hè,

con đường t́nh ta đi

Con đường trời mưa êm,

chiếc dù che mầu tím

Môi t́m làn môi ngon,

nhưng c̣n thẹn thùng

Con đường về ban trưa,

tới nhà hay vào lớp

Con đường của đôi ḿnh,

ôi chuyện t́nh thư sinh.

Trong thời gian nầy, phải nói đến một trong những chương tŕnh rất thực tế, rất cấp thiết và được xem như quốc sách của quốc gia là phải giúp đỡ những người kém may mắn trong thời chiến: các cô nhi, quả phụ, thương binh…  Quyền lợi dành cho họ đă được nêu rơ trong đạo luật, sắc luật và được thi hành đúng đắn.

 

Thời Đệ Nhất Cộng Ḥa, Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm đă dồn nỗ lực giúp đỡ cô nhi, quả phụ và thương binh trong quân lực Việt Nam Cộng Ḥa. Chính phủ sẽ nuôi dạy các cô nhi cho đến tuổi 18.

 

Đầu năm 1963, với sắc luật 3/62, chính phủ lập cơ sở đầu tiên mang tên Viện Quốc gia Nghĩa Tử ở Sài G̣n. Chi phí xây dựng cũng nhờ sự đóng góp của các thành phần dân sự qua Ủy Ban Vận Động Xây Cất Trường Quốc Gia Nghĩa Tử trong đó kiến trúc sư Trương Đức Nguyên thiết kế và nhà thầu Trần Ngọc Tŕnh đảm nhận mà không lấy thù lao.  Công tŕnh được hoàn thành vào tháng chín, năm 1963.

 

Thời gian đầu, trường Quốc Gia Nghĩa Tử áp dụng chương tŕnh giáo dục phổ thông. Đến năm 1966 xây thêm trường Kỹ Thuật Quốc Gia Nghĩa Tử với chú trọng vào việc đào tạo kỹ năng thực dụng.

 

  Trường Quốc Gia Nghĩa Tử, bước sang thời Đệ Nhị Cộng Ḥa đă được chuyển sang Bộ Cựu Chiến Binh mới được thành lập. Tuy phụ thuộc Bộ Cựu Chiến Binh nhưng chương tŕnh học do Bộ Quốc gia Giáo dục soạn thảo và chứng nhận. Hệ thống trường này hoạt động như một cơ quan tự trị, có ngân sách riêng, dưới quyền của một Hội đồng Quản trị gồm đại diện của Bộ Cựu Chiến Binh (kiêm nhiệm chủ tịch), Bộ Quốc Gia Giáo Dục, Bộ Quốc Pḥng, Bộ Tài Chánh, Bộ Nội Vụ và Bộ Tư Pháp.

 

  Những công tŕnh cùng nghĩa cử cao đẹp của chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa đối với tầng lớp nồng cốt được xem như  nền tảng của quốc gia và cho những người chiến sĩ đă hy sinh trong cuộc chiến của hai nền Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Ḥa đúng là những việc làm quá lư tưởng, quá ư nghĩa mà không ai có thể tưởng tượng có thể được thực hiện trong hoàn cảnh hết sức khó khăn của miền Nam Việt Nam.  Ngay chính những nước láng giềng như Thái Lan, Singapore không bị chiến tranh tàn phá như miền nam Việt Nam cũng phải thán phục v́ họ cũng không thực hiện được việc làm đáng quư và  đầy ư nghĩa như thế.

 

Làm sao trong nỗi vui sướng tột cùng nầy mà không thốt ra câu:

 

“Đây là Sự Thật!?  Sao cứ tưởng như là giấc mơ!!

 

Thành quả của biết bao công tŕnh v́ dân, v́ nước nơi  đây măi măi là một dấu ấn, một ân  sủng không thể tưởng tượng nỗi.  Nó đă khắc sâu trong tâm khảm của những ai đă được sống qua 20 năm dưới chính thể Việt Nam Cộng Ḥa!

 

5.                      Chuyên viên, học sinh, sinh viên, công chức thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Ḥa được phép du học tự túc hay nhận nhiều học bổng tu nghiệp, học bằng chuyên môn tại ngoại quốc và hầu hết đều trở về phục vụ đất nước

 

Tinh thần khai phóng của nền giáo dục tuyệt vời trong 20 năm của chính thể Việt Nam Cộng Ḥa được thể hiện sâu rộng khi có nhiều giới trẻ đi du học ngoại quốc, tại các nước Đức, Pháp, Anh và nhất là Hoa Kỳ.

 

Những gia đ́nh khá giả không ngần ngại gởi con em ḿnh đi du học để thu nhập kiến thức văn minh, kỹ thuật cao siêu của các nước tư bản, của các xứ sở tự do.   Song song đó là chương tŕnh tu nghiệp cho giáo chức, công chức qua học bổng các nước, nhất là của Hoa Kỳ nhằm mục đích đào tạo những chuyên viên có năng lực và kiến thức để trở về phục vụ đất nước và thực hiện những kế hoạch phát triễn kinh tế, giáo dục, lao động.

 

Tôi đă may mắn được chọn trong thành phần công chức Viện Thống Kê để sau khi hoàn tất khóa học Thống Kê Trung Đẳng tại Viện, do các chuyên viên thống kê trong chỗ làm và một số cố vấn, giáo sư ngoại quốc giảng dạy, đă được qua khóa học Anh văn sáu tháng tại USAID và sau đó tu nghiệp một năm tại Bureau of the Census tại tiểu bang Maryland.

 

Chúng tôi, gồm mười người vửa tốt nghiệp trung học và thuộc gia đ́nh b́nh dân đă không bị phân biệt đối xử mà được nhận vào làm việc và huấn luyện để có thể đủ tŕnh độ theo khóa tu nghiệp tại Hoa Kỳ hay Nhật Bản, Ấn Độ.  Tôi c̣n được thêm một may mắn nữa là được ông Cố vấn Mỹ đă già khuyên là mỗi ngày vào pḥng làm việc của ông với một bên là bàn làm việc của cô thơ kư, bên kia là bàn của ông c̣n tôi th́ được xếp cho ngồi chiếc ghế để giữa hai cái bàn, cùng ông tṛ chuyện khoảng nửa tiếng hay có khi một tiếng đồng hồ.

 

Ông anh của tôi, đang là giáo sư Anh văn ở Trường Sinh Ngữ Quân Đội, cũng đem về cho tôi nhiều băng cassettes và sách học Anh văn để tôi rèn luyện thêm tiếng Anh.

 

Từ năm 1972, chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa đă mời gọi sinh viên Việt Nam ở ngoại quốc trở về tham gia chánh quyền hay giúp đỡ cho những kế hoạch phát triễn quốc gia.  Có nhiều chuyên viên, giáo sư đại học, đă rời khỏi nước từ năm 1957 như Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng (Tổng Trưởng Bộ Kế Hoạch), Tiến sĩ Vũ Duy Chân (Viện trưởng Viện Thống Kê), Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết, Tiến Sĩ Nguyễn Văn Hảo và rất nhiều nhân tài khác đă không ngần ngại về nước, đem tài năng, kiến thức của ḿnh phục vụ quê hương thân yêu, vẫn c̣n đang bị chiến tranh tàn phá.

 

T́nh yêu nước nồng nàn, t́nh thương sâu đậm cho một quê hương đầy khói lữa, đầy hiểm nguy ŕnh rập đă thắng nỗi lo âu, sợ hăi của thành phần trí thức Việt Nam hải ngoại, vốn đă thấm nhuần những tinh hoa, những truyền thống tốt đẹp của thời xa xưa cũng như sau bao nhiêu năm dưới thời Việt Nam Cộng Ḥa và họ đă quyết định hồi hương!

 

Những điều kể trên thật khó mà tin nỗi.  Quê hương thân yêu vẫn luôn là một mời gọi thiết tha.

 

“Đây Là Sự Thật!?  Sao Cứ Tưởng Như Là Giấc Mơ!!” 

 

Tinh túy của nền dân chủ, tự do thời Việt Nam Cộng Ḥa tưởng như đă phai nḥa trong tâm của người Việt tha hương, đang lưu vong trên khắp thế giới v́ lư tưởng tự do, v́ tương lai cho thế hệ mai sau, nhưng thật không ngờ là cho đến bây giờ lá cờ vàng ba sọc đỏ vẫn hiên ngang tung bay nơi hải ngoại và những bài viết, video về Việt Nam Cộng Ḥa vẫn được trân trọng.

 

Tôi đă xúc động đến không ngăn được nước mắt khi đọc qua bài viết “Cờ Vàng Trong Trái Tim Tôi” của Destiny Nguyễn, thế hệ thứ hai của Việt Nam Cộng Ḥa.

 

Làm sao mà cháu có thể hiểu được ư nghĩa của lá cờ vàng, đến sự hy sinh của chiến sĩ Việt Nam Cộng Ḥa. Chính là nhờ sự truyền đạt tư tưởng, sự thiết tha của cha mẹ cháu với vận mệnh của đất nước và những tinh hoa của thời Việt Nam Cộng Ḥa đă thấm nhuần trong tư tưởng cháu từ những bậc trưởng thượng:

 

Trích từ bài viết của cháu Destiny:

Tôi đem tâm tư nặng trĩu về nhà hỏi ba tôi. “Th́ ra đất nước tôi, dân tộc tôi có một chiều dài lịch sử bi thương đến như vậy. Sau những ǵ ba tôi nói tôi bắt đầu đi t́m hiểu, tôi lật tung hết những quyển sách trong thư viện Mỹ nói về Việt Nam Cộng Ḥa. Tôi đi ngược ḍng lịch sử của miền Nam VN t́m về hai chế độ đệ I và đệ II Việt Nam Cộng Ḥa. Càng t́m hiểu tôi càng thấy xót xa: phía sau lá cờ vàng ba sọc đỏ ấy là máu và nước mắt của rất nhiều đồng bào đổ xuống chỉ cho một miền Nam ḥa b́nh và tự do.”

 

Và Destiny đă không ngần ngại thú nhận:

“Thế đấy! chính ḷng yêu nước, yêu lá cờ của người Mỹ đă dạy tôi yêu lá cờ vàng ba sọc đỏ v́ ngoài sự nhân bản ra nó c̣n mang nặng cả t́nh yêu quê hương, yêu mảnh đất ḿnh sinh ra và lớn lên.”

 

Ngoài Destiny c̣n nhiều hậu duệ của Việt Nam Cộng Ḥa, trong đó có chàng thanh niên trẻ Hùng Biên, con trai của một chiến binh Việt Nam Cộng Ḥa, trong bài viết “Mẹ Tôi, Vợ Người Lính Việt Nam Cộng Ḥa” đă nhận xét về mẹ ḿnh, biểu tượng của người vợ lính từng chấp nhận hy sinh, gian khổ v́ t́nh yêu với một người chồng dạn dày trên chiến trường:

 

“Như các người yêu và các người vợ lính khác, mẹ đă sống trong nỗi thấp thỏm lo âu về sự an nguy của chồng, trong niềm thương nhớ, và mong chờ cho ngày chồng về phép. Mẹ thay ba tôi, chăm sóc và nuôi dạy anh em tôi. Mẹ lặn lội lên những tiền đồn xa xôi thăm chồng và có khi mẹ dẫn tôi đi cùng. Có những lần đi thăm, mẹ phải lo âu chờ đợi trong tiền đồn, khi chồng vẫn c̣n đang hành quân giao tranh với quân thù. Mẹ đă ḥa nhịp thở của ḿnh với nỗi thăng trầm của cuộc chiến Viết Nam. Mẹ vui với những tin vui chiến thắng và được biết chồng b́nh an trở về sau một trận đánh và mẹ lo sợ khi biết chồng ḿnh bị thương. Mẹ đă là chỗ dựa cho ba tôi trong việc quán xuyến gia đ́nh, để ông an tâm, ḱm chắc tay súng chống lại xâm lăng của cộng sản bắc việt. Ngoài chăm sóc gia đ́nh, mẹ thay ba làm bổn phận người con đến song thân của hai bên.”

 

Và thật cảm phục Hùng Biên khi đă  tâm sự:

Trong thời chiến, hạnh phúc của người vợ lính quá mong manh và nhỏ bé, nhưng sự hy sinh của người vợ lính cho chồng con và người thân th́ vô cùng to lớn. Sau khi cộng sản xâm chiếm miền Nam, sự hy sinh đó c̣n tăng lên gấp bội.”

 

Có ai ngờ được lá cờ vàng ba sọc đỏ, biểu tượng

cho thể chế “độc lập, dân chủ, tự do của Việt Nam Cộng Ḥa”

đă và đang tung bay trên khắp vùng đất tự do nơi  hải ngoại và

đă trở thành một h́nh ảnh thiêng liêng không mờ nhạt 

trong tâm tư của con dân Việt Nam Cộng Ḥa.

 

 

Thấy “Lá Cờ Vàng” là tưởng như được sống lại thời Việt Nam Cộng Ḥa và rất nhiều người, nhất là người vượt biên, vượt biển, đă không cầm được nước mắt sau bao nhiêu năm thiếu vắng màu cờ thân yêu đó!

 

 

 

 

Nỗi ḷng đó đă được trang trải qua lời lẽ thiết tha trong bản nhạc “Lá Cờ Thiêng” của nhạc sĩ Hoàng Tường

 

PK1:

Máu anh hùng vẫn đổ trên quê hương

V́ CỜ THIÊNG mà anh chiến đấu

V́ TỰ DO mà anh không sờn

Bao gian nan đầy gian khổ nước mắt và mồ hôi

Cho cây rừng măi đứng thẳng

Ḍng sữa mẹ đong đầy

Ngọn CỜ VÀNG phất phới bay!

 

ĐK:

Ta dân Việt quyết không sờn đấu tranh

Gương anh hùng nuôi chí lớn

Luôn bảo vệ quê hương

Phất cao cờ dân tộc

Mầu vàng da Việt Nam

Mầu vàng của TỰ DO!

Ta người Việt lưu vong

Ta người Việt tị nạn

Ta dân Việt muôn đời

Tổ Quốc ơi! Quê Hương ơi!

CỜ VÀNG ơi! Mẹ Việt Nam ơi!

 

PK2:

Lá CỜ VÀNG bốn biển bay tung bay

Hồn linh thiêng, hồn bất khuất

Hồn Ông Cha, hồn ôm Sơn Hà

Ta theo Gương và theo Cờ, v́ nước và v́ dân

Cho muôn đời ḍng dân Việt

Ḍng sông mẹ dâng tràn muôn triệu người vùng đứng lên

 

Làm sao mà không yêu quư một chính thể đă xem hạnh phúc của người dân là trọng, đă thực hiện nhiều công tŕnh thiết thực mà ai cũng mong đợi, đă đưa vào đời sống của người dân miền nam Việt Nam nhiều quốc sách và nhất là giúp cho người dân được hít thở không khí TỰ DO, có được tinh thần DÂN CHỦ và ĐỘC LẬP, được xem như “ giấc mơ”  măi măi không thể nào có được tại các xứ sở cộng sản, độc tài!

 

Trong niềm nhung nhớ đó, trong nỗi thương tiếc của một người dân miền nam được may mắn sanh ra và lên trong thời Việt Nam Cộng Ḥa, ca nhạc sĩ Nhật Trường-Trần Thiện Thanh, người đă sáng tác hàng trăm bản nhạc quá thiết tha, quá cảm động về lính, về t́nh yêu dành cho lính trong thời chiến tranh, sau khi định cư tại Hoa Kỳ và từng sinh hoạt chung với người lính, đă sáng tác nhiều ca khúc nói lên tâm sự của anh, cũng như những người Việt Nam lưu vong, tỵ nạn cộng sản, trong đó có bài “Người Lính Không Quân Trang” thể hiện quyết tâm cũng như vạch ra hướng đi của người Việt trong tương lai. 

 

Nhật Trường –Trần Thiện Thanh là ngôi sao của nền âm nhạc Việt Nam thời Việt Nam Cộng Ḥa, đồng thời cũng là biểu tượng đáng quư của một người dân, một người lính trong thời gian đó và cả trong thời gian anh sống tại Hoa Kỳ.

 

Tôi c̣n nhớ trong  ngày “Nhật Trường Hát Rong Gây Quỹ Tượng Đài” năm 2000, anh đă cùng nhạc sĩ Xuân Điềm, người vợ trẻ Mỹ Lan đi qua từng cửa tiệm vừa đàn vừa hát, ṿng trong Khu Phố Bolsa, Little Saigon, miền Nam California.  Mới xuất phát được nửa tiếng th́  trời đổ xuống một trận mưa thật lớn và dai dẵng.  Anh vẫn ôm đàn guitar đi qua các tiệm, không áo mưa, không dù che.  Bên cạnh anh vẫn là ngưởi vợ hiền Mỹ Lan và người bạn quư Xuân Điềm. Theo sau anh và chung quanh anh là hàng trăm người dân Việt Nam không ngại nước mưa thấm áo, không sợ cảm lạnh.  H́nh ảnh đó thật quá tuyệt vời!

 

Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ được khánh thành ngày 27 tháng 4 năm 2003, tại Freedom Park, California ngoài sự hưởng ứng của nhiều thương gia và người Việt tỵ nạn cộng sản trong vùng cho vận động của Nhật Trường và các bạn anh mà c̣n có sự đóng góp của rất nhiều cá nhân, hội đoàn người Việt ở khắp nơi trên thế giới.

 

Bài hát “Người Lính Không Quân Trang” là ước nguyện của người nhạc sĩ tài danh Nhật Trường, cũng xin được xem như là tâm nguyện của chính tôi, của bạn bè cùng chí hướng với tôi, những người Việt Nam không chấp nhận cộng sản:

 

Hỡi người lính chiến không quân trang,

Xuống phố trưa nay với hằng sư đoàn.

Người lính thầm lặng nhiều năm trước,

Vẫn trang bị bằng ḷng yêu nước.

Bằng hồn thiêng sông núi Việt Nam!

 

Xưa người chiến đấu giữ Khe Sanh

Xưa đă giương cao ngọn cờ Cổ Thành

Người lính nhục nhằn nhận lệnh buông súng

Thản nhiên nhận tù đày ngăn cấm

Từ một ngày tháng Tư bàng hoàng.

 

Người lính vẫn c̣n đây

Không quân trang vẫn hiên ngang dưới màu cờ vàng

Người lính không cô đơn

Kiếp lưu vong vẫn kiên gan đáp lời sông núi

 

Này bạn, này anh, này chị, này em

Tiếng thét hôm nay dưới rừng cờ này

Gọi người chiến đấu thái b́nh thăng hoa

Gọi người vùng lên bẻ xích bẻ gông

Gọi mẹ Kim Nỗ, gọi cha Xuân Lộc

Có chúng con ba triệu bầu máu nóng

Góp đến muôn năm một tấm ḷng son.

 

Hỡi người lính chiến không quân trang

Tôi khóc nghe anh gịng lệ vui mừng

Khi đă trùng trùng bàn tay chung hướng

Quyết xây thành nhịp cầu lư tưởng

Phá cường quyền giải phóng quê hương.

 

 

HÀO QUANG TỪ LÁ CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ.

KHÍ THẾ BỐC LÊN TỪ NHỮNG BÀI HÁT KIÊU HÙNG

HY VỌNG SẼ TẠO NÊN NHIỀU BÓ ĐUỐC

CHO THẾ HỆ MAI SAU

ĐỂ THIÊU ĐỐT BẨY QUỶ DỮ,

ĐEM LẠI TỰ DO, HẠNH PHÚC CHO NGƯỜI Ở LẠI.

 

 

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính