Phóng viên chiến trường Phan Trần Mai đă găy cánh

 

Kiều Mỹ Duyên

 

 

Cuộc chiến Ukraine tính đến ngày 18 /03/2022 đă có 3 phóng viên bị tử nghiệp (xem bài viết của Trịnh Thanh Thủy trong số  này) khiến chúng ta nhớ đến người nữ phóng viên chiến trường Phan Trần Mai. Trẻ trích đăng bài viết của Kiều Mỹ Duyên viết về người nữ phóng viên sống hết ḷng cho lư tưởng, tận tụy với nghề nghiệp nhưng chị may mắn hơn, chị không nằm xuống trong cuộc chiến Việt Nam; chị ra đi ở San Jose vào ngày 11 tháng 1 năm 2021 khi đă lớn tuổi.

 

Phan Trần Mai tại bức tường tưởng niệm các chiến sĩ Hoa Kỳ đă tử trận tại Việt Nam

 

Chiến tranh ở Việt Nam sôi động nhất là vào thập niên 70. Nam kư giả nhà binh th́ nhiều, nhưng nữ kư giả chỉ có Phan Trần Mai, thuộc binh chủng Nhảy Dù, sau khi giải ngũ về làm cho nhật báo Trắng Đen. Chúng tôi gặp nhau vào mùa hè đỏ lửa, lúc ở địa đầu giới tuyến, tỉnh Quảng Trị. Phan Trần Mai gầy, khuôn mặt lạnh, ít cười, dáng người nhanh nhẹn, nghe nhiều hơn nói. Sau khi họp báo của pḥng hành quân quân đoàn 1, Phan Trần Mai bao giờ cũng chọn đi theo cánh quân Nhảy Dù. Trên ngực áo của Phan Trần Mai bao giờ cũng có phù hiệu của cánh dù bay bay. Mai rất hănh diện về bằng Nhảy Dù của ḿnh, dù Mai đă rời binh chủng này và làm kư giả cho nhật báo Trắng Đen của ông Việt Định Phương làm chủ nhiệm.

 

Phan Trần Mai sinh ngày 26 tháng 11 năm 1947.  Mai rời Sài G̣n ngày 1 tháng 5 năm 1975, đi xuống Rạch Giá, Phú Quốc và Hà Tiên. Mai rời Việt Nam ngày 12 tháng 5 năm 1975 từ đảo Kim Lương, phía Nam Việt Nam. Mai rời Việt Nam cùng với người chị tên là Phan Cẩm Vân, chị Nguyễn Thị Trương, bạn thân Lư Mộng Vinh và một người bạn là nữ quân nhân Nguyễn Kim Nương, lúc đó là trung úy Hải Quân. Tất cả 5 người con gái vượt biên ra đi. Mai được tàu đánh cá Thái Lan vớt vào bờ ở thành phố Chanthaburi, Thái Lan. Chánh phủ Thái Lan cho ở trong làng Samae- San. Rồi sau đó qua ở trại Vayama, từ đó bay qua Mỹ.

 

Ngày 10 tháng 10 năm 1975, Mai đến trại Pendleton, California. Sau đó, Mai về San Jose, được bảo trợ bởi nhà thờ Tin Lành ở Sunnyvale, California.

 

Phan Trần Mai là nữ kư giả chiến trường Việt Nam duy nhất mà tôi gặp ở Vùng 1 chiến thuật. Ban ngày bay ra chiến trận, buổi tối trở về tôi thường đến thăm bệnh viện dă chiến, thăm các thương binh để ghi địa chỉ của anh em. Nếu họ ở Sài G̣n hay Gia Định, tôi chuyển tin tức về ṭa soạn, nhờ anh em ṭa soạn đem tin đến tận nhà cho các anh em thương binh.

 

Gặp Mai lần đầu tôi có cảm t́nh ngay, v́ cùng làm việc xă hội. Chúng tôi làm việc miệt mài, chụp h́nh, viết bài, gởi bài, làm việc xă hội, thăm thương phế binh ở bệnh viện dă chiến… Làm phóng viên chiến trường không có ngày giờ, không có thời gian nghỉ ngơi. Chúng tôi cảm nhận được sự sống và chết rất gần, cho nên việc ǵ cũng làm thật nhanh và thật nhanh nếu không sẽ không c̣n kịp nữa. Ăn cũng nhanh, đi cũng nhanh, chụp h́nh thật nhanh. Người kư giả chiến trường cũng giống như người lính chiến, chậm một chút có thể không c̣n mạng sống.

 

Kư giả Phan Trần Mai (ngoài cùng bên phải) trong đại hội Cám ơn anh người chiến sĩ VNCH

 

Khi trở về thành phố, Phan Trần Mai và tôi cũng giống nhau là thường xuyên có mặt ở Tổng y viện Cộng Ḥa, thăm và viết bài về các chiến sĩ từ mặt trận được đưa về bệnh viện này. Tôi viết một bài phỏng vấn thật dài về xe lăn cho nhật báo Ḥa B́nh, chủ nhiệm là linh mục Trần Du. Bài báo được độc giả hưởng ứng và tặng nhiều xe lăn cho thương phế binh. Ở Sài G̣n lúc đó có nhiều báo nhưng chỉ có 2 tờ báo Công Giáo là nhật báo Ḥa B́nh và nhật báo Xây Dựng. Nhật báo Xây Dựng do Cha Thanh Lăng làm chủ nhiệm.

 

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chúng tôi mỗi người mỗi ngả. Khi tôi vượt biên đến Los Angeles th́ Phan Trần Mai đă đến San Jose. Tôi vừa học, vừa làm cho báo Trắng Đen ở Glandale, sau này đi học lại và làm cho báo Mỹ và báo Người Việt. Học xong báo chí, tôi học địa ốc và mở công ty địa ốc, làm cho tivi và radio.

 

Tôi và Mai vẫn liên lạc thường xuyên. Chúng tôi gặp nhau ở các đại hội: Cám ơn anh, người chiến sĩ Việt Nam Cộng Ḥa, đại hội các nhà văn nữ ở San Jose. Tôi đi thuyết tŕnh ở đại học Berkeley cũng ghé thăm Mai. Mỗi lần gặp nhau, chúng tôi bàn luận nhiều vấn đề. Mai nói Mai đi làm tối tăm mặt mũi v́ muốn có tiền để giúp đỡ cho các chị em nữ quân nhân đang trong tù. Mai đưa tôi đi thăm nhà thờ Tin Lành. Mai giúp nhà thờ Tin Lành rất nhiệt t́nh. Mai nói v́ nhà thờ này giúp cho cộng đồng Việt Nam.

 

Phan Trần Mai rất nhiệt t́nh với đất nước. Mai tham gia Mặt Trận Kháng Chiến của ông Vơ Đại Tôn. Mai hoạt động tích cực và mong muốn Việt Nam thật sự có Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền. Cho đến khi ông Vơ Đại Tôn và các chiến hữu của ông, có người đă hy sinh, có người bị bắt, Mai vẫn tiếp tục cùng các anh chị em c̣n lại tiếp tục chiến đấu. Khi ông Vơ Đại Tôn ra tù, ông tiếp tục đi khắp nơi hô hào đồng bào tiếp tục chiến đấu. Mai tiếp tục giúp cho tổ chức kháng chiến này.

 

Tôi rất phục tính nhẫn nại và sự cương quyết của Mai, một phụ nữ gan dạ, không hổ thẹn là chiến sĩ nhảy dù.

 

Mai làm việc không ngừng nghỉ cho đến khi bị bệnh. Chúng tôi vẫn tiếp tục liên lạc với nhau. Mỗi lần đại nhạc hội Cám ơn anh, người chiến sĩ quân lực Việt Nam Cộng Ḥa, Mai đến Orange County rất sớm để đón mọi người về từ các quốc gia khác hay các tiểu bang khác. Các chị em quân nhân rất thương Mai, nhất là Đại Úy Nguyệt, có lẽ cùng binh chủng Nhảy Dù, ngoài ra c̣n có các chị: Trung Tá Huỳnh Mai, chị Vơ Thị Vui, huấn luyện viên nhảy dù, chủ báo Lính. Có một đêm, Mai và tôi đến thăm chị Vui ở viện dưỡng lăo Palm Mission, thành phố Westminster.

 

Nữ phóng viên chiến trường Phan Trần Mai, binh chủng Nhảy dù.

 

Vừa vào tới pḥng của chị, pḥng tối thui, vừa bật đèn, tôi vừa nói:

 

– Chị Vui ơi, chị ngủ chưa? Phan Trần Mai và Kiều Mỹ Duyên đến thăm chị đây.

 

Đèn sáng, nh́n vào mắt chị Vui, tôi thấy mắt của chị ươn ướt, có lẽ v́ cảm động. Thấy chị Vui nh́n vào chai nước lọc ở đầu giường, Mai đỡ đầu chị dậy và rót một ly nước cho chị. Chị Vui nói chai nước của chị Huỳnh Mai mới đem vào buổi chiều.

 

Ngày xưa khi c̣n làm chủ báo Lính, chị Vui có dáng dấp cao lớn của một huấn luyện viên Nhảy Dù. Sau này, chị làm ở pḥng xă hội của Tổng y viện Cộng Ḥa. Nhưng bây giờ, nằm bệnh viện không bao lâu, chị ốm nhom. Nếu người nào lâu không gặp chị sẽ không nhận ra chị.

 

Khi nghe tin chị Vui mất, Mai lái xe không ngừng nghỉ đến Orange County ngay. Lễ cầu hồn của chị được tổ chức ở nhà thờ Tam Biên. Trước khi chết 17 ngày, chị Vui vào đạo Công Giáo, thánh lễ dưới sự đồng tế của Đức Ông Nguyễn Đức Tiến, linh mục Đỗ Thanh Hà, linh mục Trần Cao Thượng… Trước đó một ngày, Đức cha Mai Thanh Lương có nói với chúng tôi: nếu chị có cần ǵ th́ cho tôi hay.

 

Mai nh́n h́nh chị Vơ Thị Vui nằm ngủ trong quan tài mà mắt ươn ướt. Lần đầu tiên trong cuộc đời của Mai, tôi thấy mắt Mai ướt. Người chiến sĩ Nhảy Dù có khuôn mặt lạnh lùng cũng có lúc bộc lộ t́nh cảm của ḿnh.

 

Thỉnh thoảng, Mai gọi cho tôi. Mai gọi cho tôi th́ được, mà tôi gọi cho Mai không được, v́ Mai ở trong viện dưỡng lăo. Cho đến cách đây vài hôm, tôi nhận được tin nhắn của Nguyễn Kim Nương, bạn thân của Mai, báo tin rằng: Phan Cẩm Phi đă qua đời lúc 3 giờ sáng nay, ngày 11 tháng 1 năm 2021. Tôi sững sờ v́ xúc động. Cho đến khi tôi liên lạc với Phan Vĩnh Tuấn, em ruột của Mai, tôi mới biết tên thật của Mai là Phan Cẩm Phi, tên thánh là Anna Maria.

 

Huấn luyện viên Nhảy Dù Vơ Thị Vui

 

Cả nhà Mai đạo Công Giáo, thân phụ của Mai học kiến trúc sư ở Hồng Kông. Thánh lễ an táng sẽ được tổ chức ở nhà thờ Công Giáo.

 

Khi nghe tin Mai qua đời, tôi nhờ linh mục Anthony Đào Quang Chính cầu nguyện cho Mai. Linh mục Anthony Đào Quang Chính rất được nhiều người nhờ xin cầu nguyện. Ngô Kim Xuân, em ruột nhà văn Ngô Kim Thu ở San Jose, qua đời ở San Diego, linh mục Anthony Đào cũng cầu nguyện. Nhóm từ thiện xă hội ở Washington D.C, trưởng nhóm là nhà văn Tống Mộng Hoa, cũng đă nhờ linh mục Anthony cầu nguyện cho Đức ông Simon Nguyễn Văn Lập, viện trưởng viện đại học Đà Lạt vào ngày giỗ của Đức ông. H́nh như vị linh mục này có duyên với nhà văn, nhà báo, nhà giáo th́ ở đâu cũng được thỉnh cầu việc linh thiêng này là cầu nguyện.

 

Người đi đă đi, nhưng tôi vẫn nhớ cánh dù bay bay trên áo của Phan Trần Mai. Mỗi lần Mai về Orange County, trước khi Mai trở lại San Jose, bà Việt Định Phương bao giờ cũng làm thức ăn và pha cà phê cho Mai trên đường về để khỏi đói. Khi ông Việt Định Phương mất, bà Việt Định Phương mất, con trai của ông bà là Thế Phương mất, Mai cũng một ḿnh lái xe từ San Jose đến Orange County để phúng điếu và nh́n mặt người thân lần cuối. Mai sống rất có t́nh, có nghĩa.

 

Nhớ khi kư giả Lam Hồng Cúc chết tức tưởi ở rừng núi Pleiku, Mai đă đến đó đưa xác của Cúc về Sài G̣n. Lam Hồng Cúc làm chung tờ báo với Phan Trần Mai.

 

Trong lúc chiến tranh sôi động, kư giả chết v́ t́nh yêu hiếm lắm, chắc có 1 chứ không có 2. Âu cũng là số mạng của con người?

 

Khi xác của kư giả Lam Hồng Cúc đem về chùa Xá Lợi, Mai buồn lắm. Ông bà Việt Định Phương, chủ báo Trắng Đen cũng buồn lắm. Phan Trần Mai im lặng không nói một câu nào về cái chết tức tưởi của Lam Hồng Cúc. Sau này hai chị em gặp lại, Mai có nói:

 

– V́ t́nh yêu bỏ mạng có đáng không? Có đáng không? Có đáng không?

 

Vào thập niên 60-70, nữ kư giả không có bao nhiêu, phải nói là rất ít nhưng mối t́nh sôi động ít xảy ra, nhất là kư giả chiến trường. Đến chiến trường lấy tin tức rồi đi, từ chiến trường Quảng Trị đến cao nguyên Trung phần, rồi đến miền Tây, Cao Miên, hay Hạ Lào… Với lại, ra chiến trường người lính chiến lo mạng sống của ḿnh, đâu có th́ giờ ngó đến nữ kư giả chiến trường?

 

H́nh nữ quân nhân VNCH trên b́a tạp chí Chiến Sĩ Cộng Ḥa.

 

Phan Trần Mai khuôn mặt lạnh, ít nói, lúc nào cũng giữ khoảng cách giữa nam và nữ, nên t́nh cảm lăng mạn ít xảy ra như trong tiểu thuyết. Lúc c̣n học trung học, nhất là học ban văn chương, chúng tôi đọc những chuyện t́nh lăng mạn của Pháp, đẹp tuyệt vời. Chẳng hạn như trong truyện Chiến Tranh và Ḥa B́nh, một chàng kư giả chiến trường gặp một cô gái tị nạn trong nhà thờ. Hai người yêu nhau, chàng hứa sẽ trở lại sau chiến tranh. Nhưng than ơi, khi chàng trở lại, th́ linh mục chánh xứ đưa chàng thăm nàng ở nghĩa trang sau nhà thờ. Nàng không c̣n tiếng nói nữa v́ sự nhớ nhung đưa nàng đến tuyệt mạng. Những mối t́nh đẹp là những mối t́nh không có đoạn kết, người ra đi và người ở lại với sự nhớ nhung ṃn mỏi…

 

Nói về việc làm xă hội, những đứa trẻ mồ côi sau cuộc chiến (cha mẹ chết để lại các em bé bơ vơ th́ nơi nào cũng có)…  th́ Phan Trần Mai nói hoài không hết, nhưng nói về t́nh cảm riêng tư th́ tôi không bao giờ nghe Mai nói tới. Sau này, khi tị nạn ở Hoa Kỳ, Mai vẫn đam mê kháng chiến và ao ước về chiến khu chống Cộng Sản. Khi nói về kháng chiến, mắt Mai sáng rực, người chiến sĩ Nhảy Dù Phan Trần Mai lúc nào cũng mang tâm tư của một chiến sĩ của binh chủng thiện chiến Nhảy Dù.

 

Phan Trần Mai rất thân với trung úy Nguyễn Kim Nương. Nương tị nạn đến San Jose ở cùng nhà với Mai. Nhưng sau này, Nguyễn Phi Hoàng ở tiểu bang miền Đông đến đón Kim Nương về miền Đông và làm đám cưới. Chúng tôi gồm Mai, Nương, tôi và bà Jackie Bông, phu nhân của giáo sư Nguyễn Văn Bông, viện trưởng viện đại học Quốc gia Hành Chánh, cùng làm việc trong hội từ thiện quốc tế, hội này từ Anh. Chúng tôi gắn bó với nhau, gặp gỡ thường xuyên khi cùng làm việc trong hội từ thiện quốc tế này. Chúng tôi gọi bà Jackie Bông là cô Bông, v́ tôi học Dân Luật với giáo sư Nguyễn Văn Bông ở đại học luật khoa. […]

 

…Mỗi lần họp hội phụ nữ văn chương thế giới ở San Jose, hay đại nhạc hội Cảm ơn anh, người lính Việt Nam Cộng Ḥa ở San Jose, Mai luôn là người đưa đón chúng tôi. Lúc đó thật là vui. Chúng tôi thức rất khuya để bàn đủ thứ chuyện, nhất là chuyện quê hương.

 

Kư giả Phan Trần Mai (ngoài cùng bên trái) trong đại nhạc hội Cám ơn anh người chiến sĩ quân lực Việt Nam Cộng Ḥa

 

Thức khuya mà phải dậy sớm. Sáu giờ sáng, tôi gơ cửa từng pḥng, gọi từng người thức dậy để tập Hoàn Nhiên Khí Công. Vui quá, nhưng mà bây giờ th́ người mất người c̣n, chị Vơ Thị Vui đi, chị Nguyễn Thị Hạnh Nhân đi, giờ đến Phan Trần Mai cũng đi..

 

Phan Trần Mai trong binh chủng Nhảy Dù nhiều năm, nhưng giọng nói lúc nào cũng nhỏ nhẹ, dễ thương. Gia đ́nh Mai có tất cả 9 anh chị em. Hai chị gái của Mai cũng vậy, không bao giờ tôi nghe Hoa, Vân, anh Hai, anh Cả của Mai lớn tiếng.

 

Cẩm Phương, đang ở Ohiwa, em ruột của Phan Cẩm Phi vừa kể vừa khóc:

 

– Năm 1967, em bị trúng đạn. Chị Phi lên bệnh viện Cộng Ḥa xin máu cứu em. Chị Phi chở Tuấn cùng đi, chị cứu sinh mạng của em. Chị Phi hy sinh cho em nhiều lắm chị ơi. Em bị trúng đạn trên chiếc xe lam. Máu chảy ướt hết người em. May mắn, chị Phi xin được máu cứu em, nếu không th́ cánh tay của em phải bị cưa rồi. Tạ ơn Chúa, cảm ơn chị Phi đă cứu em. Chị thương em rất tận t́nh. Em thương chỉ quá chị ơi.

 

   Bây giờ, Phan Trần Mai đă ra đi, đi măi măi, nhưng h́nh ảnh một người nữ quân nhân binh chủng Nhảy Dù vẫn c̣n đây, ở trong ḷng của những người thương mến Mai, hỡi nữ quân nhân binh chủng Nhảy Dù.

 

Xin quư đồng hương một lời cầu nguyện chân thành cho một kư giả chiến trường suốt đời giúp đỡ người khác. Cầu cho linh hồn Anna Maria Phan Cẩm Phi sớm được hưởng nhan Thánh Chúa. Amen.

 

 

Kiều Mỹ Duyên

March 25th, 2022

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính