Một người Việt Nam đă xây kinh đô Bắc Kinh

 

Khương Bửu

(Văn Nghệ Tiền Phong số 476, phát hành từ ngày 16 đến 30.11.95

Hồn Việt UK đánh máy lại)

 

 

“…the construction of perking required massive mobilization of artisans and laborers, often drawn from the ranks of military units or firms criminals sentences to hard labor, as well as requisitioning of building materials from all over the empire, even as so far away as Annam which had been recently annexed. The size of the work force is not known, but it must have numbered hundreds of thousands. The chief architect was an Annamese eunuch named Juan An (d.1453), who also played a major role in the rebuilding of Perking during the Ch’end t’ung reign. (For Juan An rolein the capital construction see Chang Hsiu Min”Ming tai Chiao chih jentsai Chung Kouchih kung hsein”.. Hsuel yuan, 3, No 191950, pp53-57; rptin Ming tai kuochi kuan his, Vol. vII of Ming-Shin tun ts’ung ed. Pao Tsun-p’eng (Taipei, 1968. Pp 63-69, and DMB (dictionary of Ming biography), p. 687…0).

(The Cambridge History of China, Vol Vhina, Vol. 7 page 241).

 

Dịch ra tiếng Việt:

“ Công tŕnh kiến thiết Bắc Kinh cần một sự huy động lớn lao thợ thuyền và lao công, thường được lấy từ hàng ngũ các đơn vị quân đội hay từ những tội phậm khó trị bị kết án khổ sai, cũng như sư trưng dụng vật dụng xây cất từ khắp nơi trong nước, kể cả những nơi xa xôi như xứ An Nam vửa mới bị sát nhập. Số lượng của lự lượng lao động không được biết, nhưng phải lên tới hàng trăm ngh́n người. Người kiến trúc sư trưởng là một Thái giám người An Nam tên Nguyễn An (chết 1453), ông này cũng đă đóng một vai tṛ quan trọng trong công tŕnh tái thiết Bắc Kinh dưới thời Chính Thống (Anh Tôn)”.

 

Bắc Kinh dời nhà Minh

 

Bắc Kinh đời nhà Minh, vào thế kỷ thứ 15 là một thành phố có thành bao bọc xung quanh, làm thành một h́nh chữ nhật có bề ngang 6 km 5 và bề sâu 5 km 25. Bốn phía thành có 9 cửa ra vào, mỗi cửa được kiến trúc có lầu ở trên nên thường gọi là lầu.

 

Bên trong bức thành ngoài ấy có ṿng thành thứ hai bao quanh một khu vực rộng 600 hecta gọi là Hoàng thành (Imperial City).

 

Ở giữa Hoàng thánh là Đại nội tức Hoàng cung hay Tử Cấm Thành (Forbiden City). Xung quanh Đại nội cũng có một bức thành bao bọc h́nh chữ nhật bề ngang 760 mét và bề sâu 960 mét. Ngoài bức thành này lại có kênh đào bao quanh làm cho Cấm cung là một thành tŕ được bảo vệ kiên cố. Đại nội có bốn cửa ra vào ở bốn phía.

 

V́ sự phát triển của thành phố nên vào năm 1553 đời vua Gia Tĩnh triều Minh lại có thêm một bứ tường ngoài thứ hai về phía Nam gọi là Ngoại Thành (Outer City). Phần thành phố trước đó ở phía Bắc gọi là Nội thành (Inner City hay Tartar city).

 

Từ 2000 năm nay Bắc Kinh đă được nhiều lần dùng làm kinh đô, nhưng đến đời nhà Nguyên, người Mông Cổ bắt đầu xây dựng kinh thành một cách đại quy mô để làm nơi đóng đô. Sau khi nhà Minh khôi phục lại đất Trung Hoa th́ mọi dấu vết sự thống trị của Mông Cổ đều bị hủy, Hoàng cung của Mông Cổ bị đập phá hoàn toàn để xây dựng lại.

 

Hoàng đế Vĩnh Lạc (Thánh Tổ) (1403-1424) vị vua thứ ba của triều đại nhà Minh, khi lên ngôi, kinh đô c̣n đóng tại Nam Kinh. Đến năm 1404 vua ra lệnh cho thái giám người Giao Chỉ Nguyễn An khởi công xây dựng lại kinh đô Bắc Kinh. Một triệu nhân công đă thực  hiện công tŕnh vĩ đại này trong 17 năm liền từ 1404 đến 1420. Phí tổn về công tŕnh xây dựng Bắc Kin về nhân lực và vật liệu thật là lớn lao, như gỗ quư phải được chở từ miền Nam Trung Hoa và cả đất Giao Chỉ lúc ấy thuộc quyền cai trị của nhà Minh. Nhân công gồm nhiều thợ khéo được huy động khắp nơi trong nước và cả ở ngoài nước, trong số này có thêm 7000 thợ khéo của Giao Chỉ mà Trương Phụ đă vơ vét hết để gửi về. Năm 1420, sau khi việc xây dựng hoàn tất, Bắc Kinh chính thức trở thành kinh đô của Trung Hoa.

 

Xây dựng hoàng cung

 

Tất cả những thành quách, cung điện, cầu cống, phủ hộ, kiến thiết trong thời gian trị v́ của Hoàng đế Vĩnh Lạc từ năm 1404 đến 1420 đều do Nguyễn An vâng lệnh vua để thực hiện.

 

Chương tŕnh xây dựng đại khái diễn tiến như sau:

Năm 1404 – Thành quách bao quanh Hoàng thành và Dại nội. Bốn cửa quanh Đại nội: Ngọ môn là cửa chính ở mặt thành phía Nam. Thần Vũ Môn ở phía Bắc, Đông Ḥa Môn ở hai phí Đông Tây. Bên trong Ngọ Môn xây dựng một quảng trường h́nh vuông, giữa quảng trường có con sông nhỏ Kim Thủy chày ngang, xây dựng 5 chiếc cầu bằng đá Hán Bạch ngọc qua sông.

 

Từ năm 1404 đến 1420 – Thời gian phải thực hiện xong các đại công tŕnh bên trong Đại nội: cung điện, nghi môn, đường xá, sân lát đá, vườn hoa cùng nhiều cung thất ở hai phía Đông Tây.

 

Đại nội được chia làm hai phần: một nửa về phía Nam gọi lả Triều Ngoại (Outer Palace), nửa phía trong gọi là Hướng Đ́nh (Inner Palace).

 

Các cung điện chính ở cả hai phần trong Đại nội đều kiến thiết theo một đường trục chính Bắc-Nam ở giữa, ngăn cách nhau bởi những sân lát gạch và cổng nghi môn.

 

Ở khu Triều Ngoại là 3 Điện lớn nhất, kể từ cửa Ngọ Môn vào trong là:

Tên cũ đời Minh:

          Phụng Thiên

          Ḥa Khải

          Cẩn Thân

 

Tên mới đời Thanh:

          Thái ḥa

          Trung Ḥa

          Bảo ḥa

 

Điện Thái Ḥa là mơi có đặt ngai vàng để Hoàng Đế ngự trong các buổi chầu quan trọng và cũng là nơi tổ chức các Đại lễ.

 

Điện Trung Ḥa dùng để tiếp kiến các Sứ Thần, Đại Thần, nơi làm việc thường xuyên của vua, nơi vua nghỉ ngơi chuẩn bị ra Điện Thái Ḥa dự các lễ.

 

Điện Bảo Ḥa là nơi Hoàng Đế thết tiệc các sứ giả nước ngoài, các vị hoàng thân quốc thích, quư tộc và quần thần Văn Vơ. Đời Thanh dùng điện này làm nơi mở các cuộc Đ́nh Thí.

 

Lần đầu tiên hoàn thành ba Điện Phung Thiên, Ḥa Khải vả Cẩn Thân vào tháng Chạp năm Vĩnh Lạc thứ 18 (1420). Tết Nguyên Đán năm sau (1421) vua ra ngự ở Điện Phụng Thiên (Thái Ḥa) để bá quan Văn Vơ chúc mừng. Vua hạ chỉ đại xá toàn quốc. Tiếc thay, đến ngày mồng 8 tháng 4 năm đó cả ba Điện đều bị sét đánh lửa cháy ra tro. Sau biến cố này, các vua nhà Minh đành ngự triều ở cửa Phụng Thiên (Cửa Thái Ḥa) v́ không có khả năng tài chánh cần thiết để tái thiết. Măi đến đời chắt của vua Thánh Tổ (Vĩnh Lạc) là vua Chánh Tông (Anh Tôn) thiên hạ thái b́nh, dân giàu nước mạnh mới đủ khả năng để trùng tu lại hoàn toàn ba Điện. Tháng 3 năm 1440 Nguyễn An vâng lệnh vua, thiết kể, tổ chức thi công bắt đầu xây dựng lại, Nguyễn An chỉ huy 70,000 thợ có tay nghề và quân binh hiện dịch, đến tháng 10 năm 1441 th́ hoàn thành, kết quả cuộc trùng tu này thành ba ngôi Điện tráng lệ huy hoàng hơn ba Điện cũ, vua Anh Tôn rất hài ḷng, trọng thưởng cho Thái giám Nguyễn An. Điều khiển một lực lượng lao động 70 ngàn người, nếu người chỉ huy không có tài lănh đạo và tổ chức th́ không thế nào trong ṿng 18 tháng với hoàn cảnh ấy cách đây 500 năm, hoàn thành toàn bộ một công tŕnh kiến thức và lớn lao như vậy.

 

Các công tŕnh kiến trúc ở Hướng Đ́nh gồm có: kể từ Điện Bảo Ḥa vào phía trong theo trục chính:

          Cung Càn Thành

          Điện Giao Thái

          Cung khôn Ninh

          Vườn Thượng Uyển

          Điện Khâm An

 

Hai phía Đông Tây Điện Càn Thanh có có 6 Đông Cung và 6 Tây Cung ngoài các công tŕnh khác. Tất cả các cung điện và cung thất trong khu Hướng Đ́nh có 9.900 pḥng. Đây là nơi mà Hoàng đế cùng Hoàng hậu và phi tần và các Hoàng tử, Công chúa cư ngụ, vui chơi và thờ cúng.

 

Đại nội là nơi mà 24 vị Hoàng đế suốt hai triều đại nhà Minh và nhà Thanh đă sống và làm nhiệm vụ. 

 

Họa đồ kinh đô Bắc Kinh đời Minh

 

 

1) Nội thành (Inner city) 2) Ngoại thành (Outer city) 3) Hoàng thành (Imperial city)

4) Đại nội hay Hoàng cung (Forbidden City) 5) Tiền môn 6) Thiên an môn 7) Ngọ môn

8) Đông Ḥa môn 9) Tây ḥa môn 10)Thần vũ môn 11) Mai sơn 12) Cửa lầu quanh nội thành.

 

 

 

Năm 1949, sau khi Cộng sản làm chủ Trung Hoa th́ Đại nội hay Hoàng cung trở thành một công viên và Viện Bảo Tàng. Tất cả ba lớp thành quách (thành ngoài, Hoàng cung và Đại nội) đều bị phá hủy hoàn toàn, cả ba khu làm thành một. Tám cửa lầu chung quanh thành nội cũng bị san thành b́nh địa, chỉ c̣n một cửa Ch́nh Dương ở mặt tiền phía Nam, được để lại và đổi tên thành Tiền Môn. Quảng trường Thiên An Môn được xây dựng ở khoảng giữa Ngọ Môn và Tiền Môn.

 

Các công tác khác của Thái giám Nguyễn An

 

Thành ngoài – Thành Bắc Kinh xưa kia xây bằng đất, trời mưa thường hay bị lở sụt. Đến đời vua Anh Tôn, vua mới giao phó cho Nguyễn An xây dựng lại hoàn toàn bằng gạch đá cả trong lẫn ngoài. Thành mới xây có chu vi 60 dặm, cao 10m88, dày 19 mét, mặt thành rộng 15 mét 50.

 

Chín của lầu – Theo quyển “Kỷ niên lịch sử Bắc Kinh” th́ chính Nguyễn An đă xây dựng 9 cửa lầu của nội thành Bắc Kinh. Mỗi cửa đều có lầu ở trên cửa và một thành nhỏ h́nh bán nguyệt (nguyệt thành) để bảo vệ cửa thành. Do kiến trúc cửa lầu có vẻ đẹp hùng vĩ nguy nga nên sau khi hoàn tất, đă trở thành những thắng cảnh của kinh đô Bắc Kinh thời bấy giờ. Rất tiếc là 8 trong 9 của đă bị phá hủy.

 

Ngoài ra, các dinh thự, ty sở thuộc 5 phủ, 6 Bô (bộ lại, bộ Hộ, bộ Lễ, bộ Binh, bộ H́nh, bộ Công) đều do Nguyễn An xây dựng. Những kiến trúc này ngày nay đă hoàn toàn bị phá hủy chỉ c̣n lại Ṭa Quốc Tử Giám, nay dùng làm thự viện thủ đô Bắc Kinh.

 

Trị thủy -  Sử sách cho biết, ngoài các công tŕnh kiến trúc, Nguyễn An c̣n phụ trách việc trị thủy ở các sông Dương Thôn, Tài Dương và Thu Lịch: việc vận tải đường thủy từ Thông châu (nay là Nam thông) trong tỉnh Giang Tô đến Na Kinh.

 

Năm Cảnh Thái thứ 7 (1456) vùng Trường Thu tỉnh Sơn Đông, đê sông Hoàng Hà bị vỡ trầm trọng, chính quyền địa phương hàn gắn măi không được, triều đ́nh phải triệu Nguyễn An đi giải cứu khi ông đă già về hưu. V́ tuổi già sức yếu nên bị bệnh mất dọc đường vào năm 1457, thọ 70 tuổi.

 

Giá trị công tŕnh kiến trúc

 

Mặc dầu không ai biết kiến trúc gia đă xây dựng Bắc Kinh nhà Minh, nhưng sách báo Âu Mỹ, mỗi khi nói đến Bắc Kinh đều ca ngợi không tiếc lời.

 

Trước quang cảnh một dăy cung điện nguy nga tráng lệ sắp thành một hàng dọc ngay ngắn thẳng tắp, với những mái nhà lợp ngói lóng lánh màu vàng, nối tiếp với những sân rộng thênh thang bằng đá cẩm thạch trắng, ai mà không cảm kích trước một cảnh oai nghiêm huy hoàng như vậy.

 

Từ Đông sang Tây, ở mọi nơi đều có những lễ nghi trang nghiêm hoa lệ, nhưng không có kinh đô nào có thể tự hào có một Hoàng Cung xinh đẹp, rộng răi hoàn mỹ như kinh đô của các Hoàng đế Trung Hoa đời nhà Minh.

 

Kinh đô Bắc Kinh là một sự thành tựu tuyệt vời của đồ án kiến trúc thanh tao giản dị, của sự đều đặn, cân đối và ḥa hợp của lâu đài; cầu cống, nghi môn với những màu sắc tương phản một cách tuyệt vời.

 

Nhà phê b́nh nghệ thuật Felix Greene trong tác phẩm “Perking” đă viết: “Kinh đô Bắc Kinh đời nhà Minh là một kỳ quan của nhân loại ngang hàng với Kim Tự Tháp của Ai Cập và Vạn Lư Trường Thành của chính Trung Hoa”.

 

Ngày nay, mỗi ngày có hàng vạn du khách thời thăm thành phố Bắc Kinh, chiêm ngưỡng những cung điện của cố cung, họ bùi ngùi xúc động trước những dấu vết tồn tại của một quá khứ huy hoàng, nhưng không biết có ai nghĩ rằng công tŕnh kiến trúc mỹ lệ này xưa kia đă do một người Việt Nam thực hiện không?

 

Lai lịch Nguyễn An

 

Sau khi dẹp yên nhà Hồ, Trung Hoa một một lần nữa lại đạt nền đô hộ trên đất Đại Việt. Sau khi Đại Việt được b́nh định, việc đầu tiên mà Trương Phụ làm là t́m người tài giỏi và thợ chuyên khéo gửi về Trung Hoa. Ngoài số 9.000 người xuất sắc về văn hóa và vơ nghệ và 7.700 thợ khéo của Đại Việt được gửi về Nam Kinh, c̣n có một số thanh niên Đại Việt thông minh và mặt mày khôi ngô tuấn tú, được tuyển lựa gửi về Trung Hoa nuôi cho ăn học để trở thành Thái giám phục vụ trong nội cung. Trong số này có Nguyễn An, kiến trúc sư tương lai.

 

Thái giám đời nhà Minh không phải là những người không có học thức có nhiệm vụ săn sóc hầu hạ hoàng gia và các cung phi, trái lại dưới thời nhà Minh, Thái giám là một giai cấp được vua tín nhiệm và ưu đăi một cách đặc biệt. Nếu khôn khéo và gặp thời cơ th́ có thể tiến bước lên đài danh vọng và thụ hưởng giàu sang. Đời vua Vĩnh Lạc quyền uy của giai cấp Thái giám lại càng lớn gấp bội, thế lực của họ càng vững mạnh không có ǵ có thể làm lay chuyển.

 

Vĩnh Lạc là một trong những Hoàng Đế oai hùng nhất của nhà Minh, nhưng vua chỉ có một lỗi lầm là đă dành ngôi của cháu là Huệ Đế, cháu đích tôn của Hồng Vũ, người sáng lập triều đại nhà Minh. Bởi vậy Vĩnh Lạc không được mọi tầng lớp nhân dân kính mến, đổi lại vua cũng không tin tưởng vào triều đ́nh và quan lại mà chỉ t́m hậu thuẫn trong giới Hoạn quan và người ngoài. Sau khi lên ngôi báu, để trả ơn cho Thái Giám đă giúp vua trong cuộc dành ngôi, Vĩnh Lạc đă bỏ lệnh cấm Hoạn quan học hành và tham dự triều chánh. Nhiều trường được mở ra ngay trong cung để dạy Thái giám học. Vĩnh Lạc giao phó cho Hoạn quan nhiều chức vụ quan trọng như Giám đốc các cơ quan quân sự, Thanh tra các địa phương, đi sứ ngoại quốc. Năm 1420 Vĩnh lạc lại cho thành lập một cơ quan mật vụ gọi là Đông Xưởng tại Kinh Đô và tái lập Cẩm Y vệ (Mật vụ) do Hồng Vũ đặt ra. Cả hai cơ quan này do Thái giám cầm đầu, có nhiệm vụ theo dơi và kiểm soát hành vi chính trị của tất cả quan lại, thái giám, cung phi trong nội cung cùng tất cả những người trong hoàng tộc kể cả con em của Hoàng Đế. Bởi vậy Nguyễn An nhờ thông minh và chăm chỉ học hành thành tài, được Vĩnh lạc giao phó một nhiêm vụ quan trọng như chức Tổng kiến trúc sư xây dựng Kinh đô Bắc Kinh cũng là một chuyện thường.

 

Nên biết quyền hành của Thái giám thời bấy giờ rất lớn, thế lực của phe Thái Giám người Giao Chỉ cũng lớn theo vị vua tin người nước ngoài. Mọi công tác như bảo vệ Thái tử, quyết định chiến tranh, đề cử quan chức phụ trách ngoại thương, nắm giữ trách nhiệm về tài chánh… đều có Thái giám người Giao Chỉ tham dự. Nhiều Thái giám Giao Chỉ được giao phó trách nhiệm quan trọng như Phạm Hoàng được giao nhiệm vụ xây cất chùa Vĩnh An ở Hương Sơn, phía Tây Nam, kinh đô Bắc Kinh, phí tổn xây cất lên đến 70 vạn lạng bạc. Vương Cẩn tức Trần Vũ được vua ban Chiếu cho miễn tội chết lại được vua ban Cung nữ và hàng vạn lạng bạc, Nguyễn An được giao trọng trách xây dựng Bắc Kinh như chúng ta đă biết.

 

Đời vua Vĩnh Lạc, ngoài việc trọng dụng các Thái giám người Giao Chỉ cũng có một Thái giám không phải người Hán tộc mà được giao phó một nhiệm vụ hết sức quan trọng đó là Thái giám Trịnh Ḥa (1371-1435), nhà hàng hải Trung Hoa nổi tiếng. Trịnh Ḥa là người dân tộc Hồi gốc ở Vân Nam được giao phó thống lĩnh 27.000 quan binh, xử dụng 60 hải thuyền lớn nhất thế giới thời bấy giờ, để thay mặt Trung Hoa đi liên lạc với các nước Tây Phương. Đến đời vua Tuyên Đức (1425-1435) trước sau Trịnh Ḥa đă thực hiện 7 chuyến hải hành, thăm 30 quốc gia, đi xa tận Hồng Hải và Phi Châu.

 

Con người Nguyễn An

 

Tháng 10 năm 1436 đời vua Anh Tôn, khi chuẩn bị xây 9 cửa lầu thành Bắc Kinh, vua hỏi ư kiến, Công bộ Thọ Lang Thái Tín thưa rằng: “Một công tŕnh quy mô to lớn như vậy cần phải có nhiều sức lao động, ít nhất phải trưng dụng 18 vạn dân phu”.

 

Nhà vua giao cho Nguyễn An toàn quyền phụ trách công tŕnh này. Nguyễn An chỉ lấy có hơn một vạn quân binh đang được huấn luyện ở kinh đô. Ngoài ra trong thời gian làm công tác xây dựng. Để binh sĩ hăng say làm nhiệm vụ, Nguyễn An đă ra lệnh cung cấp lương bổng và thực phẩm một cách đầy đủ. Ngoài ra trong thời gian làm công tác xây dựng Nguyễn An đă biết phân phối thời gian làm việc và nghỉ ngơi một cách hợp lư. Kết quả là tháng Giêng năm 1437 khởi công th́ đến tháng 4 năm 1439, 9 cửa lầu, bao gồm cả hào thành, cầu cống liên hệ đều hoàn tất một cách mỹ măn. Một công tŕnh to lớn đáng lẽ phải cần 18 vạn (18.000) dân phu thế mà Nguyễn An chỉ dùng 1 vạn binh sĩ, không cần phải bắt sưu dịch quấy nhiễu nông dân.

 

Dương Kỳ, người đời Minh đă viết trong quyển “Đô Thành lam thắng thi cảnh” (quyển thứ 23 Đổng lư tập tục) rằng: “Sở dĩ công tŕnh nêu trên đạt được thảnh công là do Nguyễn An giỏi về quy hoạch, trung thành với công việc, đối với thuộc hạ nhiệt t́nh quan tâm giúp đỡ nên mới có kết quả như vậy”.

 

Thành thử, Nguyễn An không những chỉ là một thiên tài mà c̣n là một vị chỉ huy biết nghệ thuật lănh đạo. Một người Tổng kiến trúc sư, nếu chỉ biết quy hoạch đồ án mà vụng về ḷng người để thực hiện công tác th́ cũng không bao giờ có thể hoàn tất một công tŕnh vĩ đại như xây dựng một kinh đô to lớn như kinh đô Bắc Kinh.

 

Cuốn “Thủy Đông nhật kư” của Diệp Thịnh thời Minh viết rằng “Nguyễn An cũng gọi là A Lưu, người Giao Chỉ, thanh thiết, giỏi tính toán, có biệt tài về kiến trúc. Trong các công tŕnh xây dựng thành tŕ Bắc Kinh và 9 cửa lầu, hai Cung, năm Điện, ba Phủ, sáu Bộ ở Kinh Đô có nhiều công lao to lớn”.

 

Các sách “Quốc Triều chính lục” của Tiêu Hoành; “Minh sử thiệt” của Hoăn Thu Hoành đời Minh, “Minh Thủ” của Phó Duy Lân, “Ngu Sơn Tập” của Thi Nhuận Chương đời Thanh đều đồng thanh nói rằng: “Các công tŕnh xây dựng quan trọng ở Bắc Kinh thời đó đều do một tay Nguyễn An phụ trách”.

 

Minh Sử quyển 304 phần phụ lục “Truyện Kim Anh” có đoạn nói về Nguyễn An  như sau: “Nguyễn An người Giao Chỉ, đầu óc minh mẫn, kỹ thuật tài giỏi hơn người, vâng lệnh vua Thánh Tổ xây dựng thành tŕ, cung điện và các dinh thự của các phủ, bộ, mắt đo, bụng nhẩm tính ra đâu đó, kết quả đều đúng kế hoạch. Công bộ chỉ biết tuân theo chấp hành”.

 

“Chính thống thực lực” đời Anh Tôn, quyển 54, 84, 91, và 130 cũng ghi chép nội dung tương tự như trên, chẳng hạn: “Ngày 10 tháng 2 năm thứ 6 Chính Thống (1441) hai cung ba điện hoàn thành, vua ban thưởng cho Thái giám Nguyễn An và Tăng Bảo (Sâm Bảo) mỗi người 50 lượng vàng, 100 lượng bạc, 8 tấm lụa, một vạn quan tiền…”.

 

Cách đây hơn 40 năm một sử gia Trung Quốc tên là Trương Tú Dân (tức Chang hsiu Min trong đoạn tiếng Anh ở đầu bài) liên tiếp viết một số bài ghi nhớ công lao của Nguyễn An trên báo chí với những đầu đề như: “Dân chúng Bắc Kinh nên kỷ niệm Nguyễn An vị Thái giám nhà Minh người Annam”. (đăng ngày 11-11-1947 trên Tuần San Sử Địa báo “Cái Thế” xuất bản ở Thiên Tân).

 

Một bài nữa là “Nguyễn An, kiến trúc gia thiên tài xây dựng Bắc Kinh (đăng trên nhật báo Tiến Bộ ngày 2.2.1950 dưới bút hiệu “Người Việt” xuất bản ở Thiên Tân. Bài thứ ba là “Sự đóng góp của người Giao Chỉ cho Trung Quốc đời Minh” (đăng trong tập 2 quyển 3 tạp chí Học Nguyên ở Hương Cảng. Bài này sau được ghi vào tập “Minh sử luận tùng” xuất bản ở Đài Loan. Trương Tú Dân là một sử gia Trung Hoa chuyên nghiên cứu về Việt Nam.

 

Phẩm hạnh thanh cao Nguyễn An đă khiến cho người đương thời hết sức khâm phục, cảm mến. Công lao của ông tuy to lớn như vậy, song ông sống rất thanh đạm. Khi ông mất trong nhà không c̣n đầy 10 lạng bạc.

 

 

Khương Bửu

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính