Những cái Tết khó quên của Dân tộc Việt Nam trong hậu bán thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21

 

 

 

 

Trong cuộc đời mỗi người Việt Nam tùy theo tuổi tác đều có những kỹ niệm khó quên khác nhau. Nhưng người ta thường nhớ nhiều và nhớ lâu hơn cả là những kỹ niệm về Tết, v́ nó là phong tục tập quán của Dân tộc và xẩy ra liên tục hàng năm trải dài suốt cuộc đời, hết thế hệ này qua các thế hệ khác nối tiếp nhau vô tận.

 

Ấu Thiếu nhi mong Tết để được mặc quần áo mới, được nhận tiền ĺ x́, được ăn những món ăn đặc biệt ngon sang hơn ngày thường, được đi vui chơi ăn quà thoải mái trong các nơi hội hè đ́nh đám, được tha hồ nghịch ngợm phá phách không sợ bị la rầy đánh đ̣n nhờ người lớn kiêng cữ sợ “dông” trong mấy ngày Tết, và đặc biệt được thêm tuổi để mau thành người lớn.

 

Thanh niên Nam Nữ độc thân mong Tết v́ có dịp trưng diện bảnh bao, tụ tập bạn bè vui chơi săn t́m bạn khác phái, tăng tuổi trưởng thành để mau chấm dứt chương tŕnh học vấn và có thể đi làm kiếm tiền, để được toàn quyền quyết định lối sống riêng ngoài ṿng kiềm toả của cha mẹ.

 

Người già vui Tết v́ được dịp thấy đông đủ con cháu họ hàng đoàn tụ, quây quần bên nhau chia xẻ những nỗi nhớ nhung sau cả năm trời xa cách mỗi người mỗi phương, hoặc bận bịu công việc hàng ngày ít có thời giờ gặp gỡ truyện tṛ thong thả.

 

Riêng giới trung niên và sồn sồn chưa đến tuổi thọ “thất thập cổ lai hy” có gia đ́nh, có địa vị trong xă hội, làm ăn khá giả th́ mong Tết để có dịp trưng diện, sửa sang nhà cửa, ăn Tết linh đ́nh, khoe cái sang trọng quư phái của ḿnh. Nhưng trường hợp những người đang gặp hoàn cảnh khó khăn về tài chánh hoặc làm ăn thua lỗ, th́ Tết lại là mối lo âu đến mất ăn mất ngủ. V́ nếu Tết đến, cửa nhà con cái không được lo cho đầy đủ bằng người, th́ xấu mặt hổ ngươi với xóm giềng họ hàng làng nước.

 

Đó là nói về trường hợp những cái Tết khó quên thuộc phạm vi cá nhân và gia đ́nh. Trên b́nh diện Quốc gia Dân tộc cũng có những cái Tết khó quên, v́ những sự kiện xẩy ra đă ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của mọi người và tương lai hưng thịnh hay suy vi của cả một xă hội.

 

Hôm nay, nhân dịp các đồng hương Việt Nam lưu vong tỵ nạn Cộng sản vui hưởng Tết Đinh Dậu 2017 trong Hạnh phúc ấm no dư giả, Nhân quyền được tôn trọng bảo vệ, Tôi xin lược lại những cái Tết theo ghi nhận riêng, thấy là khó quên trong Hậu bán Thế Kỷ 20 và đầu Thế Kỷ 21 trên đất nước Việt Nam, để chúng ta cùng nhớ lại những kỷ niệm cũ, đồng thời giúp cho các Bạn trẻ thuộc các thế hệ Hậu Duệ sinh ra lớn lên và trưởng thành nơi hải ngoại (từ sau cái mốc lịch sử đen tối đau thương nhất của dân tộc Việt Nam là ngày Quốc hận 30 tháng 4 năm 1975, cả nước bị đắm ch́m dưới sự cai trị chuyên chính vô sản độc tài tàn bạo vô nhân đạo của bè lũ Đảng Cộng sản và Bạo quyền Cộng hoà Xă hội Chủ nghiă Việt Nam), biết được rơ ràng trung thực về những cái Tết buồn vui lẫn lộn, mà các Thế hệ Ông Bà Cha Mẹ đi trước ḿnh đă phải trải qua, nhưng chẳng bao giờ muốn hay có th́ giờ kể lại cho ḿnh nghe. 

 

 

TẾT BÍNH TUẤT (2 tháng 2 năm 1946)  

 

Sau khi các đảng phái chính trị (Quốc gia Nhân bản và Cộng sản) liên hiệp với nhau tuyên ngôn độc lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại vườn hoa Ba Đ́nh Hà Nội, nhờ thời cơ Nhật đầu hàng vào ngày 15 tháng 8 năm 1945 Thế giới Đại Chiến II chấm dứt, toàn dân tộc Việt Nam hân hoan ăn mừng cái Tết Bính Tuất Độc Lập đầu tiên, sau thời gian dài cả 100 năm sống dưới ách đô hộ của Thực dân Pháp, th́ Hồ Chí Minh và phe Việt Minh Cộng sản của hắn ta phản bội dân tộc, công khai ra tay đàn áp tiêu diệt nhân sự thuộc các Đảng phái Quốc gia Nhân bản trong Chính phủ Liên hiệp để chiếm toàn quyền quản trị Quốc gia. Sau đó, chúng kư Sơ Ước tại Hà Nội ngày 6 tháng 3 năm 1946 với Pháp để mặc nhiên công nhận việc Pháp thong thả tái lập chính quyền thuộc địa tự trị tại miền Nam, đồng thời được thong thả đem quân đội trở lại chiếm đóng nhiều tỉnh tại miền Trung và miền Bắc Việt Nam không tốn một viên đạn, mà c̣n được Hồ Chí Minh và phe Việt Minh của hắn đón rước bảo vệ an ninh lộ tŕnh di chuyển quân tử Hải Pḥng lên lập doanh trại trú quân ngay trong giữa thủ đô Hà Nội.

 

V́ thế mới có cuộc chiến tranh Việt-Pháp bùng phát trên đất nước Việt Nam vào ngày 19 tháng 12 năm 1946, và kéo dài cả gần 20 năm tiếp theo trong Hậu bán Thế kỷ 20, gây ra bao tang thương cho dân tộc và đất nước Việt Nam.

 

 

TẾT CANH DẦN (17 tháng 2 năm 1950).

 

Toàn dân tộc Việt Nam ăn mừng cái Tết Canh Dần Quốc gia Việt Nam Độc lập Thống nhất cả 3 miền Bắc Trung Nam, được cả trăm quốc gia trong Khối Tự do Tư bản công nhận đặt cơ sở Ngoại giao hàng Đại sứ, sau khi Quốc trưởng Bảo Đại kư Hiệp Ước Élysée với Tổng Thống Pháp Vincent Auriol vào ngày 8 tháng 3 năm 1949 tại Paris.

 

Pháp chấm dứt chiến tranh và hỗ trợ kinh tế kỹ thuật để dân tộc Việt Nam phục hưng tái thiết đất nước trong hoà b́nh, th́ Hồ Chí Minh và phe Việt Minh nhờ sự viện trợ của Đệ Tam Quốc tế Cộng sản do Liên Xô Nga và Trung Cộng lănh đạo, tiếp tục gây chiến tàn phá quê hương giết hại đồng bào.

 

 

TẾT ẤT MÙI (7 tháng 2 năm 1955).

 

Toàn dân miền Nam Việt Nam (từ Vĩ tuyến 17 trở xuống) hân hoan ăn mừng Tết Ất Mùi Hoà B́nh không c̣n chiến tranh, nhờ Hiệp Định Genève 21 tháng 7 năm 1954 do Việt Minh cấu kết với Pháp kư, chia đôi đất nước ra 2 vùng tự trị (từ Vĩ tuyến 17 lên phiá Bắc thuộc quyền cai trị của Hồ Chí Minh và Việt Minh Cộng sản, từ Vĩ tuyến 17 xuống phiá Nam thuộc quyền cai trị của chính phủ Quốc gia Việt Nam theo thể chế Tự do Dân chủ Tư Bản do Quốc trưởng Bảo Đại lănh đạo), th́ tại miền Bắc, Hồ Chí Minh và Việt Minh Cộng sản rập khuôn chính sách vô sản chuyên chính của Trung Cộng, đẩy mạnh chiến dịch cải cách ruộng đất tức là “cách mạng thổ địa” áp dụng phương sách “đấu tố”, phát động từ cuối năm 1953 giết hại khoảng hơn ba trăm ngàn đồng bào, với tội danh địa chủ phú ông, cường hào ác bá, trí thức Tiểu tư sản, và các đảng viên Cộng sản mang trong người ḍng huyết thống không thuộc thành phần Vô sản chưa dứt khoát kiên định lập trường theo vô sản chuyên chính, cũng bị hạ tầng công tác đem về địa phương sinh quán đấu tố cùng với ông bà cha mẹ của ḿnh.

 

Trong chiến dịch này, Trường Chinh tên thật là Đặng Xuân Khu đă phải thi hành lệnh của Hồ Chí Minh và Đảng về quê Nội để đấu tố giết chết chính cha ruột của hắn. Quảng đại quần chúng kinh hoàng sợ hăi, nhưng bất măn đến nỗi nhiều nơi đă dũng cảm vùng lên chống đối chính sách. Hồ Chí Minh xảo quyệt giả bộ áp dụng kỷ luật cách chức Tổng Bí Thư của Trường Chinh để lừa gạt trấn an quần chúng, với tội danh không thi hành đúng đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời hứa sửa sai và chỉ thị Phạm văn Đồng thay mặt chính phủ xin lỗi quần chúng. Ít lâu sau, Trường Chinh lại được Hồ Chí Minh cho nắm giữ những trọng trách quan trọng trong Ban Bí Thư Trung Ương Đảng. Đến ngày 14 tháng 7 năm 1986, sau khi Lê Duẩn chết, Trường Chinh được Đảng đưa lên làm Tổng Bí Thư quyền uy bao trùm cả Đảng, Quốc hội bù nh́n, và Nhà nước Cộng hoà Xă hội Chủ Nghiă Việt Nam.

 

 

TẾT BÍNH THÂN (1956).

 

Toàn dân miền Nam Vĩ tuyến 17 do Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm lănh đạo, hân hoan mừng Tết Bính Thân Thanh b́nh Độc lập thật sự, v́ Pháp rút hết quân ra khỏi miền Nam, đất nước hoàn toàn Độc Lập Tự do Dân chủ theo thể chế Chính trị Cộng hoà với “Tổng Thống chế” theo mô thức Hoa Kỳ, với quốc danh VIỆT NAM CỘNG H̉A, được cả trăm nước trong Thế giới Tự do Tư bản công nhận và trao đổi cơ sở Ngoại giao hàng Đại Sứ, th́ dân chúng sống trên miền Bắc Vĩ tuyến 17 dưới quyền cai trị của Hồ Chí Minh và bè lũ Cộng sản vong nô, chưa hết bàng hoàng lo sợ v́ chiến dịch “đấu tố”  tức “cách mạng thổ địa” phát động từ cuối năm 1953 vẫn c̣n đang tiến hành chưa chấm dứt.

 

 

TẾT GIÁP TH̀N (1964).

 

Tại miền Nam Việt Nam, hậu quả cuộc đảo chính ngày 1 tháng 11 năm 1963 (gọi là Cách mạng 1-11-1963 để lật đổ chế độ gia đ́nh trị), do nhóm Tướng Tá thực hiện dưới quyền điều khiển của Tướng Dương văn Minh, 2 anh em Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm và bào đệ Cố vấn Ngô Đ́nh Nhu bị giết hại, nên quảng đại quần chúng miền Nam đón Tết Giáp Th́n dưới 2 trạng thái tinh thần khác hẳn nhau. Những người thuộc phe “Hội đồng Quân nhân Cách mạng” và phe ủng hộ Sư Săi theo Thích Trí Quang th́ mừng Tết thật lớn với ḷng hân hoan phơi phới. C̣n những người bị coi là thuộc phe “Cần lao Nhân vị thân Tổng Thống Diệm” th́ chán nản lo âu v́ bị mất địa vị với sự đọa đầy khốn đốn, và quần chúng theo Ki-tô Giáo sống bất an v́ những hành động kỳ thị của nhóm thiểu số Phật tử quá khích theo Thích Trí Quang.

 

Sau cuộc đảo chính 1 tháng 11 năm 1963, Tướng Nguyễn Khánh Tư lệnh Quân đoàn I và Tướng Trần Thiện Khiêm Tư lệnh Quân đoàn III không được đề cử vào “Hội đồng Quân nhân Cách mạng”, nên 2 người cấu kết với nhau làm cuộc “chỉnh lư”, loại nhóm Tướng Trần văn Đôn, Lê văn Kim, Mai hữu Xuân, Nguyễn văn Vỹ, Tôn Thất Đính, và đem giam cầm tại Đà Lạt, đồng thời đưa Tướng Dương văn Minh lên làm Quốc Trưởng, Tướng Nguyễn Khánh làm Thủ tướng, và Tướng Trần Thiện Khiêm làm Tổng trưởng Cải tiến Nông thôn.

Với hoàn cảnh rối beng như vậy, Hồ Chí Minh và phe Việt Cộng ngoài Bắc Vĩ tuyến 17 hân hoan ăn mừng Tết Giáp Th́n thật lớn. V́ mất Ngô Đ́nh Diệm, miền Nam sẽ rơi vào t́nh trạng thiếu Lănh tụ, nhóm Tướng Tá làm đảo chính thành công lo củng cố thế lực riêng để tranh dành nhau quyền Lănh đạo, công tác chống Cộng bị lơ là. Phe Cộng sản Bắc Việt tự nhiên có được cơ hội thuận lợi đẩy mạnh hơn các chiến dịch gây rối miền Nam, để sớm hoàn tất nhiệm vụ xâm lăng nhuộm đỏ cả nước theo lệnh của Quan Thầy Liên Sô đang lănh đạo Quốc tế Cộng sản.

 

 

TẾT MẬU THÂN (31 tháng 1 năm 1968).

 

Dân chúng miền Nam hân hoan linh đ́nh đón Tết Mậu Thân với nền Đệ Nhị Cộng hoà mới ra đời theo mô thức Tổng Thống chế của Pháp. Liên danh Tướng Nguyễn văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ do Hội đồng Quân lực đề cử ra tranh cử chức Tổng Thống và Phó Tổng Thống với các liên danh Đảng phái chính trị, đă đắc cử với 34,8% tổng số phiếu.

 

Nhưng lủng củng chính trị giữa các thế lực Đảng phái tại miền Nam vẫn ngấm ngầm xôi động. Do đó, Hồ Chí Minh và phe Việt Cộng Hà Nội lợi dụng thời cơ, dùng quân Mặt trận giải phóng miền Nam do chúng thành lập hồi cuối năm 1959, bằng bọn cán bộ không tập kết ra Bắc nằm vùng từ hồi thi hành Hiệp định Genève ngày 21 tháng 7 năm 1954, phối hợp cùng quân chính quy mới lén lút xâm nhập qua ngả Lào và Cao Miên, mở cuộc “Tổng công kích toàn miền Nam” nhằm đánh chiếm tất cả các Tỉnh trên toàn lănh thổ miền Nam vĩ tuyến 17 vào dịp Tết Nguyên Đán Mậu Thân.

 

Tại Thủ đô Saigon, chúng tung tin nhóm Nguyễn Cao Kỳ đảo chính Nguyễn văn Thiệu, để lén đưa quân xâm nhập nhà dân chúng chờ đến giờ Giao Thừa xông ra đánh chiếm Bộ Tổng Tham mưu cạnh phi trường Tân Sơn Nhất và nhiều cơ sở khác trong thành phố Saigon Chợ Lớn. Nhưng chúng không chiếm được nơi nào. Sau cả tuần lễ giao tranh cận chiến, chúng đă bị tiêu diệt nặng về nhân số, tàn quân c̣n sống sót đă dùng bạo lực đốt phá nhà cửa, lùa dân chúng ra làm b́nh phong để trà trộn lẩn trốn rút ra khỏi thành phố. Riêng thành phố Huế đă bị chúng chiếm đóng suốt một tháng trời, và khủng bố sát hại tập thể hơn 3 ngàn quân cán chính và thường dân Việt Nam Cộng Hoà. Bộ Tổng Tham mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà phải điều động quân tiếp viện từ Saigon ra tăng cường, mới đánh bật được chúng ra và tái chiếm lại thành phố.

 


TẾT GIÁP DẦN (1974) và TẾT ẤT MĂO (1975).

 

Ảnh hưởng của việc Hoa Kỳ ép buộc Việt Nam Cộng hoà kư Hiệp Ước đ́nh chiến theo kiểu “da beo” vào ngày 27 tháng 1 năm 1973 tại Paris, để tái lập Hoà b́nh tiến tới việc Trung lập hoá (Quốc gia, Cộng sản sống chung) tại miền Nam Việt Nam, đă đem đến chuyện bất lợi cho Viêt Nam Cộng Ḥa là:

 

1.- Hoa Kỳ phải thi hành Hiệp Ước nên đă cắt hết viện trợ cho Việt Nam Cộng Ḥa và nhiều chính khách, dân giầu bề thế có địa vị trong xă hội tại miền Nam phải t́m cách rời khỏi miền Nam ra nước ngoài lánh nạn.

 

            2.- Ngày 19 tháng 1 năm 1974, Trung Cộng đưa Hải lực hùng mạnh đánh chiếm Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hoà ngoài khơi Biển Đông. Hải quân Hoa Kỳ có mặt không can thiệp, nên phe Cộng sản Quốc tế Liên Xô và Trung Cộng lợi dụng t́nh thế đó, tăng cường tiếp viện vũ khí tối tân hơn cho Cộng sản Bắc Việt vi phạm Hiệp Ước đ́nh chiến, công khai xâm nhập miền Nam đẩy mạnh chiến tranh lấn đất giành dân. Chiến tranh trở nên khốc liệt hơn hồi chưa kư Hiệp Ước đ́nh chiến, nhưng cả 13 nước trong tổ chức Liên Hiệp Quốc đồng kư bảo đảm việc thi hành Hiệp Ước và Hoa Kỳ đồng minh cũ của Việt Nam Cộng Ḥa, đều ngậm tăm không lên tiếng can thiệp phản ứng ǵ cả. Nhóm thân Cộng thường được mệnh danh là “phe thứ ba” hay “phe trung lập” tại miền Nam, bị Cộng sản Bắc Việt mua chuộc xúi giục, lợi dụng cơ hội cấu kết với ngoại bang hoạt động làm t́nh h́nh chính trị xă hội tại miền Nam trở nên rối rắm trầm trọng hơn.

 

V́ thế, dân chúng tại miền Nam ăn 2 cái Tết Nguyên Đán Giáp Dần và Ất Măo với tinh thần hoang mang lo lắng, không hân hoan vui vẻ trọn vẹn như cái Tết Ất Mùi (1955) sau Hiệp định đ́nh chiến Genève ngày 21 tháng 7 năm 1954.

 

 

TẾT BÍNH TH̀N (1976).

 

Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà phải đơn thương độc mă đối đầu với cả Khối Cộng sản Quốc tế suốt 2 năm liền, tiếp liệu kiệt quệ, do đó mốc lịch sử đau thương đen tối nhất của toàn dân tộc Việt Nam từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mâu đă đến vào ngày 30 tháng 4 năm 1975.

 

Chiến tranh “Quốc, Cộng” đă chấm dứt được 10 tháng, toàn cơi Việt Nam từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mâu đắm ch́m dưới quyền cai trị chuyên chính vô sản độc tài tàn bạo vô nhân đạo của Đảng Cộng sản và Nhà nước Cộng hoà Xă hội chủ nghiă Việt Nam. Bè lũ Cộng sản Việt Nam lợi dụng xảo ngữ “Giải phóng miền Nam” thực thi chính sách “Giai cấp đấu tranh” cướp đoạt tài sản của “Tư sản” miền Nam, vơ vét đủ mọi thứ “thượng vàng hạ cám” đem về miền Bắc để trở thành “Tư bản Đỏ”, nên lên mặt kiêu căng hớn hở ăn Tết Bính Th́n rầm rộ linh đ́nh.

 

Bọn Cán binh Cộng sản miền Nam đi tập kết ra Bắc hồi 1954, nay theo quân Việt Cộng Bắc Việt trở về Nam với danh nghiă “Mặt trận Giải phóng miền Nam” hay “Chính phủ Lâm thời miền Nam”, cũng được dịp vơ vét tiền của dân chúng làm ăn buôn bán lương thiện để làm giầu, với tội danh gán ghép cho là “Tư sản mại bản bóc lột sức lao động của giai cấp công nhân, Ngụy quân Ngụy quyền tay sai Đế quốc Mỹ…”. Nhưng, chúng ăn Tết Bính Th́n cũng chẳng được vui vẻ cho lắm, v́ chúng bị bọn Cộng sản Bắc Việt xoá sổ ngay sau ngày cuộc xâm lăng miền Nam hoàn tất, và đang phải lo t́m móc ngoặc với bọn thẩm quyền đương thời, để bảo vệ bản thân thoát khỏi chiến dịch kỳ thị cho “phục viên” non(tức là về hưu sớm).

 

Bọn đón gió trở cờ thuộc “phe nhóm thứ ba thường tự coi là trung lập tại miền Nam”, và bọn “Cách mạng 30 tháng Tư” từng nghe lời xúi giục mua chuộc của Cộng sản nằm vùng gây rối tại miền Nam trước 30 tháng 4 năm 1975, cũng tiu nghỉu v́ bị bọn Cộng sản “vắt chanh bỏ vỏ” không tin dùng hoặc bắt đi cải tạo, nên chúng và gia đ́nh cũng chẳng an tâm mà vui hưởng Tết Bính Th́n. Những đứa chưa bị bắt đi cải tạo mới tỉnh ngộ, nơm nớp lo sợ t́m đường vượt biên thoát đi ra nước ngoài để trốn ách nạn Cộng sản đang hoành hành trong xă hội.

 

Hơn 1 triệu Quân nhân các cấp và lực lượng Bán quân sự, hàng chục ngàn nhân viên hành chánh thuộc chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa, hàng ngàn thành viên các Đảng phái Chính trị không Cộng sản, và các công kỹ nghệ doanh gia giầu có, đều bị Chính quyền Cộng sản Việt Nam bắt đi tập trung cải tạo vô thời hạn, thân nhân vợ con họ ở nhà cũng bị kỳ thị đối xử, nên Tết đến những người này càng thêm âu sầu đau khổ lo âu, trước sự kênh kiệu huyênh hoang hớn hở ăn mừng cái Tết Bính Th́n Đại thắng của bọn Cộng sản Việt Nam “xác người tâm thú”.

 

 

TẾT KỶ TỴ (6 tháng 2 năm 1989).

 

Tại Liên Sô, sau 70 năm áp dụng chủ thuyết Kinh tế Chỉ huy Tập quyền, nền kinh tế càng ngày càng suy xụp tồi tệ, sợ nhân dân bị đè ép đến cực cùng sẽ nổi dậy chống chế độ, Mikhail Gorbachev Tổng bí thư cuối cùng của Đảng Cộng sản Liên Sô (1985-1991) đă phải áp dụng “cuộc tấn công hoà b́nh”, “đổi mới” thành lập Liên Bang Sô Viết theo Tổng Thống chế, “mở cửa” rập khuôn nền Kinh tế Thị trường Tư bản theo Hoa Kỳ và các nước Tây phương. Nguyễn văn Linh Bí thư Trung Ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1986-1991) cũng noi gương Quan Thầy Gorbachev, “đổi mới” “cởi trói văn nghệ” “mở cửa” mời Hoa Kỳ và các nước Tây phương đem nền Kinh tế Thị trường vào cứu nguy nền Kinh tế Xă hội Chủ nghiă đang suy xụp cùng cực sau 14 năm Thống nhất đất nước và áp dụng nền Kinh tế chỉ huy của Cộng sản thất bại thảm hại.

 

Nhờ thế, các quân nhân và Cán bộ Hành chánh Việt Nam Cộng Hoà bị bắt đi tập trung cải tạo lâu hơn 3 năm từ sau ngày 30-4-1975, được nộp đơn xin cho cả gia đ́nh đi định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. (Humanitarian Operation), dân chúng được phép kinh doanh cá thể, việc xin cấp giấy phép chuyển đổi nơi cư ngụ được dễ dàng hơn trước, nên hàng quán chợ búa hoạt động sầm uất trở lại, toàn dân hân hoan ăn mừng Tết Kỷ Tỵ “đổi mới” ồn ào vui vẻ, pháo nổ râm ran, khắp nơi quần chúng đi Chùa, Nhà Thờ lễ bái cầu nguyện đầu năm thong thả.

 

 

TẾT NHÂM THÂN (1992).

 

Ngày 30 tháng 12 năm 1991 Liên Bang Sô Viết tan ră thành 14 nước độc lập, sau khi Gorbachev bị đảo chánh vào ngày 18-8-1991 v́ lư do sức khoẻ không đủ khả năng đảm nhiệm chức vụ Tổng Thống Liên Sô. Boris Yeltsin trở thành Tổng Thống Cộng hoà Nga.Đảng Cộng sản Nga bị loại khỏi quyền lực.Tượng Lenin bị kéo xập.Thành phố Leningrad được trả lại tên cũ là Petrograd có từ thời Xa Hoàng trước Cách mạng 1917.Viện trợ cho Cộng sản Việt Nam bị cúp từ 1 tháng 1 năm 1991.

 

Do đó Bạo quyền Cộng sản Việt Nam cần được sự viện trợ của Hoa Kỳ và các nước Tư bản, nên phải thi hành thoả ước với Hoa Kỳ để cựu Tù nhân Chính trị và thân quyến ra đi tái định cư theo diện H.O. (Humanitarian Operation) và diện O.D.P. (Orderly Deperture Program) tại Hoa Kỳ và tại các nước Âu Á, những gia đ́nh nuôi trẻ lai đi theo diện Con Lai sang Hoa Kỳ, cho đi càng nhiều càng nhận được nhiều Đô La.

 

Mọi người Việt Nam ở trong nước cũng như đang lưu vong ở nước ngoài, và bè lũ Cộng sản Việt Nam, mỗi người theo niềm riêng đều hân hoan đón mừng Tết.

 

TẾT NHÂM NGỌ (2002) và TẾT ẤT DẬU (2005).

 

Kể từ ngày 27 tháng 12 năm 2001, sau khi đọc các bản tin bằng Anh ngữ của Thông tấn xă Trung Cộng tại Bắc Kinh và của hăng tin Nhật Bản từ Nam Ninh đưa lên mạng Internet toàn cầu, loan báo sự kiện 2 phái đoàn ngoại giao đại diện cho các bạo quyền Trung Cộng và Việt Cộng sát cánh bên nhau, hân hoan tổ chức Lễ đặt cột mốc đầu tiên tại Móng Cái, để chính thức định lại ranh giới giữa 2 nước Việt Nam và Trung Hoa.

 

Rồi những ngày tiếp theo, các Cộng đồng người Việt định cư trên toàn Thế giới tổ chức liên tiếp những cuộc biểu t́nh, chống đối và lên án Đảng và Bạo quyền Việt Cộng đă DÂNG ĐẤT HIẾN BIỂN của Tổ quốc Việt Nam cho quan thầy Trung Cộng, để được quan Thầy che chở yểm trợ cho Đảng đứng vững mà tiếp tục đàn áp bóc lột nhân dân Việt Nam bằng độc đảng chuyên chính tập quyền toàn trị.

 

Đồng thời, một số nhân sĩ dũng cảm ở trong nước đang dấn thân đấu tranh đ̣i Tự do Dân chủ Nhân quyền cho Dân tộc Việt Nam, cũng can đảm tŕnh bầy quan điểm của ḿnh để trả lời các cuộc phỏng vấn (giờ chương tŕnh Việt ngữ chuyển qua các làn sóng điện về Việt Nam hàng ngày) của các đài phát thanh lớn ngoại quốc như BBC (Anh), RFI (Pháp), và RFA (Á Châu Tự do của Hoa Kỳ) về các vấn đề biên giới trên đất liền và hải phận trong Vịnh Bắc phần giữa Việt Nam và Trung Hoa.

 

Và gần hơn nữa trong năm 2004, Quốc Hội Bù Nh́n(đảng cử dân bầu) của Cộng hoà Xă hội chủ nghiă Việt Nam đă hội họp theo lệnh của Ban Bí Thư Trung Ương Đảng Việt Cộng, để chính thức phê chuẩn các Hiệp Ước về ranh giới đất liền và hải phận do lănh tụ đại diện Đảng và bạo quyền Việt Cộng đă lén lút kư với Trung Cộng từ mấy năm về trước, mà cả Quốc Hội Bù Nh́n” lẫn “Nhân Dân Làm Chủ” đều không hề được Đảng và Nhà Nước thông báo nên toàn Dân Việt chẳng hay biết ǵ.

 

Nhờ thế mọi người mới vỡ lẽ và hiểu rơ lư do tại sao cùng là người Việt Nam, cùng tổ chức kỷ niệm biến cố 30 tháng 4 Dương lịch hàng năm, nhưng lại để bầy tỏ hai niềm tâm sự VUI, BUỒN trái ngược hẳn nhau.

 

Phe Việt Cộng mừng chiến thắng.

 

Những người thuộc phe Quốc gia Nhân bản chống Cộng th́ để nhắc nhở nhau nhớ ngày Quốc Hận, cả nước phải đắm ch́m dưới gông cùm chuyên chính vô sản toàn trị bóc lột bạo tàn vô nhân đạo của bạo quyền Cộng sản vong nô bán nước hại dân, cũng như để tiếp tục tiếp tay hỗ trợ ngày một mạnh mẽ hơn nữa cho đồng bào trong nước có cơ hội thuận lợi vùng lên loại trừ bọn bạo quyền Cộng hoà Xă hội chủ nghiă VN và Đảng Việt Cộng giành lại các quyền Tự do Dân chủ Nhân quyền, và có được cuộc sống ấm no hạnh phúc công bằng như mọi người dân của một nước độc lập trên toàn thế giới đang được hưởng.

 

 

TẾT GIÁP NGỌ 2014.

 

            Vào đầu năm 2013, trên mạng Internet người ta chuyển cho nhau chia sẻ một bản tin động Trời về hành động BÁN NƯỚC của bè đảng Cộng sản Việt Nam làm mọi người vô cùng bàng hoàng.

 

Đó là tài liệu về các lănh tụ Việt Cộng và Trung Cộng họp mật tại Thành Đô thuộc tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc vào tháng 9 năm 1990 để thảo luận các thỏa hiệp sát nhập nước Việt Nam vào Trung Quốc. Sau đây là một đoạn trích nguyên văn tài liệu do Tiến sĩ KERBY ANDERSON NGUYỄN đă phổ biến trên Internet.

 

H́nh các nhân vật chủ chốt của Việt Nam và Trung Cộng tham dự Hội Nghị Thành Đôtừ chiều ngày 3 tháng 9 năm 1990.Trong h́nh, hàng trước từ trái sang phải: Lư Bằng, Giang Trạch Dân, Nguyễn văn Linh, Đỗ Mười, Phạm văn Đồng

 

- Thỏa Hiệp ngầm 05-07-2020 là ngày thực hiện đợt 1 sát nhập nước Việt Nam.

- TS KERBY ANDERSON NGUYỄN.

 

10 giờ sáng ngày 08-04-2013, Thiếu Tướng Hà Thanh Châu, Chính Ủy Tổng Cục Công Nghiệp Quốc Pḥng (Chủ Nhiệm Tổng Cục là Trung Tướng Nguyễn Đức Lâm) được Luật Sư William Lê hướng dẫn đến Sở Di Trú King County, Seattle, tiểu bang Washington State, nạp đơn “xin tỵ nạn chính trị”. 

 

Sau 2 tuần lễ ông và vợ ông đi thăm 3 người con đang là “du học sinh” ở tiểu bang này.

 

Bốn ngày sau, qua trung gian của 1 “viên chức” cao cấp Hoa Kỳ, ông trao cho chủ bút Tạp Chí Foreign Policy Magazine một tập tài liệu “tối mật”, có liên quan đến sự sống c̣n của nước Việt nam, dự trù sẽ đăng tải cuối năm 2013. Tập tài liệu này, do người anh vợ của ông: Thiếu Tướng H.T.T. làm Chính Ủy Tổng Cục 2, dưới thời Tổng Cục Trưởng Trung Tướng Nguyễn Chí Vịnh, chép lại nguyên văn từ cuốn băng nhựa AKAI mang bí số ML887, ghi âm những cuộc họp bí mật của các nhà lănh đạo Việt Nam:

 

Nguyễn Văn Linh, Lê Khả Phiêu, Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Nông Đức Mạnh và

 

- Trung Cộng:

Giang Trạch Dân(sinh năm 1926), Lư Bằng, Lương Quang Liệt, Diệp Tuyển Ninh, Dương Đắc Chí, Hứa Thế Hữu....tại Thành Đô, thảo luận các thỏa hiệp sát nhập nước Việt Nam vào lănh thổ “Trung Quốc”.

 

Chúng tôi (tác giả bài viết này), hiện làm “binh bút” cho tờ Foreign Policy Magazine, nên được phổ biến bằng Việt ngữ, giới hạn trong ṿng thân hữu.

 

Để kết luận, dựa theo các sự kiện đă tŕnh bầy trên, chúng ta những người dân Việt Nam ở trong và ngoài nước phải gấp rút ĐẠI ĐOÀN KẾT LIÊN TỤC ĐẤU TRANH DẸP TAN BẠO QUYỀN VIỆT CỘNG càng sớm càng tốt./.

 

 

Khiết Châu Nguyễn Huy Hùng

Nam California Hoa Kỳ, Tết Đinh Dậu 2017.

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính