Về thăm Quân Trường cũ
Kha
Lăng Đa

Suốt đêm ấy, tôi không ngủ
ngon giấc được v́ ḷng cứ nôn nao trong dự tính sẽ về thăm lại Trường Bộ
Binh Thủ Đức vào buổi trưa ngày mai, nhân chuyến bay tập “Không
Hành xa” mà không tŕnh được Thiếu úy Hạnh - huấn luyện viên - chỉ định
là Nha Trang - Sài g̣n.
Sáng ngày Chúa Nhựt đẹp trời, tôi thức dậy sớm, đến Trường Phi Hành gần
Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân để cùng Thiếu úy Hạnh thi hành phi vụ
huấn luyện. Chiếc Cessna cất cánh bay lên không trung vừa ngập nắng ban
mai và tăng dần cao độ. Đến lúc phi cơ b́nh phi, Thiếu úy Hạnh cho tôi
biết sẽ bay dọc theo bờ biển và tôi chuẩn bị tinh thần để trả lời khi
anh ta hỏi vị trí hiện tại của phi cơ.
Tôi ḍ bản đồ không hành, tỉ
lệ 1/250.000 mà ḷng rộn ràng, tuởng tượng đến lúc được gặp lại bạn bè
thân mến nơi quân trường cũ mà tôi đă cùng họ sớt chia vui buồn trong
nếp sống kỷ luật, trách nhiệm, luyện rèn binh nghiệp.
Suốt chuyến bay, Thiếu úy
Hạnh chỉ hỏi tôi có hai câu hỏi mà thôi, h́nh như anh ta cũng đang sắp
đặt chương tŕnh cho 4 giờ ngắn ngủi gặp lại người thân ở Sài G̣n. Trông
anh ta có vẻ là một “ Hảo hớn Không Quân”, nhưng không biết tại sao
“Làng bay” lại gọi anh ta là Hạnh “mọi” !
Phi cơ hạ cánh ở phi trường Tân Sơn Nhứt lúc 10 giờ sáng. Xe của trạm
tiếp liên đưa tôi và Thiếu úy Hạnh ra cổng. Thiếu úy Hạnh dặn ḍ tôi
phải trở lại bến đậu phi cơ lúc 2 giờ trưa để kịp bay về Nha Trang. Tôi
nghe ḷng vui phơi phới, vội muớn Taxi chạy về Trường Bộ Binh Thủ Đức.
Ngày Chúa Nhựt, thành phố bị kẹt xe ở nhiều đoạn đường khiến tôi thêm lo
âu thời gian gặp lại bạn bè sẽ bị thu ngắn lại. Ḷng tôi bỗng hồi tuởng
lại những kỷ niệm từ khi mới bước chân vào quân trường yêu dấu.
T́nh nguyện theo học khóa 19
Sinh Viên Si Quan Trừ Bị, tôi đă thụ huấn hết giai đoạn 1 (Cá nhân chiến
đấu). Hai người bạn cùng trường Trung Học Vũng Tàu với tôi và cùng đi
nhập ngũ là Trần Văn Làm, Nguyễn Văn Khổ. Sau đó, tôi gặp lại hai người
bạn Trung Học Vũng Tàu nữa là Nguyễn văn Phú và Huỳnh văn Ngọc nhập ngũ
Khóa 20 và 20bis. Phú có vóc dáng cường tráng của những chàng “Trai Thời
Loạn” c̣n Ngọc th́ nhỏ con như một cậu bé 15 tuổi nên lúc cân đo bị
thiếu trọng lượng và thước tấc để… làm lính. Anh ta bẽ găy cây bút trước
mặt bác sĩ và nói rằng:
- Tôi đă quyết bẻ bút để đi theo tiếng gọi của non sông, có lẽ nào bác
sĩ lại không cho tôi gia nhập quân đội v́ thiếu tầm vóc và trọng lượng,
ư chí của tôi nặng hơn trọng lượng và lớn hơn tầm vóc của tôi rất nhiều,
mong bác sĩ thông cảm cho tôi.
Vị bác sĩ mỉm cười và chấp nhận cho Ngọc đủ tiêu chuẩn nhập ngũ.
Sau giai đoạn 1, Làm và Khổ đă được chọn qua học Thiết Giáp M113, tôi ở
lại, tiếp tục học giai đoạn 2 (Trung đội chiến đấu). Đến lúc được gắn
“Alpha, một gạch” th́ tôi được gọi đi khám sức khỏe cùng với 99 Sinh
Viên Sĩ Quan khác để chuyển sang thụ huấn ở Trung Tâm Huấn Luyện Không
Quân Nha Trang. Sau hơn cả tuần lễ về Trung Tâm Giám Định Y khoa ở Tân
Sơn Nhứt, tôi được tuyển chọn trong số 35 người đầy đủ sức khoẻ để ra
Nha Trang học khoá 2/65 QS.
Lúc chia tay với anh em đồng đội, tôi bịn rịn không muốn ra đi. Tôi muốn
ở lại Trường Bộ Binh Thủ Đức với hy vọng khi ra trường, tôi sẽ được chọn
qua binh chủng Nhảy Dù đúng như mộng ước của tôi.
Trong đêm cuối cùng giả từ bạn bè thân mến cùng Đại Đội 9 (gần Đại Giảng
Đường) và những bạn bè xuất thân từ Trường Trung Học Vũng Tàu (Làm, Khổ,
Phú và Ngọc), tôi đă mời họ uống bia tại quán Diệm Song tới khuya. Tôi
ngỏ ư muốn xin ở lại với họ, nhưng họ khuyên tôi hăy ra đi v́ khó khăn
lắm mới gia nhập được quân chủng Không Quân, nếu bỏ qua th́ rất uổng,
mai sau hối tiếc th́ đă muộn màng. Tôi nghe lời họ mà ḷng buồn rười
rượi và ngổn ngang trăm mối ưu tu. Giấc mộng làm “Thiên Thần Mũ Đỏ” của
tôi đă không thành. Có lẽ h́nh ảnh người chiến si Nhảy Dù với “áo hoa
pha màu lá rừng” và chiếc nón “bê-rê” đỏ đội nghiêng, trông rất ngạo
nghễ, kiêu hùng đă in đậm trong tâm hồn tôi từ lâu.

Tôi nhớ những ngày thao dượt ở những băi tập trong ṿng đai của trường
hay những băi tập xa, tôi
cùng Làm và Khổ ngồi cận kề nhau duới gốc cây để dùng bữa com trưa duới
nắng hè gay gắt hay duới con mưa, phải phủ tấm “poncho”, ngồi co ro, vội
vă nuốt trọng cơm nhà binh. Trong doanh trại của Đại Đội 9, ba anh em
chúng tôi lại ở cùng Trung Đội và nằm cạnh nhau v́ tên của Sinh Viên Sĩ
Quan được sắp xếp theo “Alphabet” (Khổ, Làm, Lịch…).
Nhớ những chiều đấu bóng tṛn với những Đại Đội khác, ba đứa tôi đều là
cầu thủ của Đại Đội 9. Làm thường đứng ở vị trí trung phong, Khổ đứng
góc trái, tôi đứng hàng tiếp ứng. Có lần tôi bị té, bất tỉnh trước sự lo
âu của Làm và Khổ.
Trong tiệc mừng Chúa Giáng Sinh, tôi đàn vọng cổ cho Làm ca những bài
nói về đời lính do tôi sáng tác được anh em hoan nghênh nhiệt liệt, nhứt
là ông Đại úy Đại Đôi Truởng Nguyễn Văn Thu và Thiếu úy Phan Gia Hải,
Trung Đội Truởng của tôi. Nhớ bữa tiệc tất niên năm 64, tôi đă đóng vai
Táo quân tŕnh tấu Ngọc hoàng những sinh hoạt của Đại Đội tôi. Tiết mục
khôi hài nầy khiến anh em vui cười thích thú.
Tết năm ấy, tôi được đơn vị
cho đi phép 3 ngày - đợt 1. Khi hết phép, xe bus đón tôi trở lại trường,
tôi bỗng thấy buồn nhớ gia đ́nh, nhớ người yêu nên xe vừa đến bến đậu,
tôi đă “nhảy dù” theo anh em đi phép đợt 2 để được đón giao thừa và vui
Xuân với người thân trong hai ngày đầu năm. Hậu quả của “sô nhảy dù” nầy
là dù không bọc gió, tôi bị rơi vào “cải hối thất” ba ngày sau khi trở
về tŕnh diện đơn vị. Ông Đại úy Đại Đội Truởng Nguyễn Văn Thu đă buông
ra những lời thất vọng về tôi:
- Anh có biết tinh thần học tập, sinh hoạt văn nghệ, thể thao của
anh đă làm cho tôi thấy rất gần gũi với anh không ? Tại sao một sinh
viên ưu tú như anh lại vi phạm kỷ luật quân trường như vậy ? Mai sau ra
đơn vị, anh sẽ “ba gai” đến cỡ nào ?
Tôi cảm thấy hổ thẹn trước hành động dại dột của ḿnh nên xin lỗi cấp
chỉ huy :
- Xin lỗi Đại úy, v́ tôi quá ham vui mà vi phạm kỷ luật làm phiền ḷng
Đại úy. Tôi xin nhận h́nh phạt và hứa sẽ không tái phạm.
Măi suy tư mà xe đă đến Thủ Đức, tôi nh́n cảnh vật chung quanh để xem có
sự thay đổi nào chăng. Tất cả đều nguyên vẹn sắc thái của ngày xưa, tôi
vui mừng như khách tha phương được trở về quê cũ.
Bước đến cổng trường, tôi xin phép người những quân nhân gác cổng để vào
Đại Đội 9, họ nh́n tôi bằng ánh mắt đầy thiện cảm, không cần xem giấy tờ
tùy thân, họ vui vẻ mời tôi vào. Men theo đường cũ, tôi rảo bước ngang
qua khu tiếp tân, hôm nay thân nhân đến thăm sinh viên sĩ quan rất đông
đảo với những tà áo dài đẹp thuớt tha như đàn buớm giữa vườn Xuân. Tôi
bỗng gặp ba nàng con gái xinh xắn đi ngược chiều với tôi. Có lẽ các nàng
cùng các chàng sinh viên sĩ quan vào các quán Diệm Song, Thanh Hương hay
Thanh Hoa ăn trưa rồi giă từ nhau. Một nàng có vóc dáng “sexy”, lẳng lơ
trêu ghẹo tôi:
- Ông ơi ! ông làm phi công mà ông có “đụng núi” lần nào chưa ?
Nh́n nàng hơi uởn ngực khoe “hoả diệm sơn”, tôi hiểu sâu xa câu
nói của khách hồng nhan… đa t́nh liền đáp lời nàng :
- Nếu gặp núi th́ tôi đụng liền, có sợ ǵ đâu !
Nàng cười tươi, duyên dáng :
- Tôi sợ ông sẽ… chết khi đụng… núi.
Tôi bước nhanh và bạo miệng nói :
- “ Anh không chết đâu em ! ”
Các nàng cười như nắc nẻ. Tôi vẫy tay với các nàng và bước nhanh hơn.
Rất tiếc là tôi không có th́ giờ để nh́n kỹ hai cái “núi lửa” gần bằng
đôi “g̣ Bồng đảo” của Thu Thủy - “Thần Vệ Nữ Sexy Show” thời ấy, v́ hiện
tại tôi đang nóng ḷng muốn sớm gặp lại bạn bè thân mến hơn là muốn ngắm
giai nhân khêu gợi.
Vừa bước vào dăy nhà của trung đội cũ, vài người bạn đă nhận ra tôi, họ
reo mừng và chạy đến bắt tay tôi. Họ vui cười hớn hở, nh́n tôi và trầm
trồ khen chiếc áo bay tôi mặc rất đẹp. Tôi lấy gói thuốc “Capstan” mà
tôi đă mua ở Câu Lạc Bộ từ chiều hôm qua, mời anh em hút. Họ hỏi thăm
tôi học tập như thế nào?

Tôi kể cho họ nghe 35 sinh viên sĩ quan Thủ Đức ngày đầu tiên mới
bước chân xuống phi cơ C47 ở phi trường Nha Trang đă bị các Sinh Viên
Cán Bộ của Khóa đàn anh bắt chúng tôi chạy bộ từ bến đậu về sân cờ của
Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân, họ lột hết “Alpha Không Quân” mà chúng
tôi mua ở tiệm Thành Phát và tự mang trên vai khi c̣n ở Sài G̣n. Họ
tuyên bố chúng tôi phải chịu phục tùng một “tuần lễ huấn nhục” mới được
mang “Alpha”. Thế rồi ngay đêm ấy, họ phạt dă chiến, phạt chúng tôi chạy
nước rút, ai chạy sau chót th́ phải hít đất 50 cái. Có vài anh em bị
ngất xỉu v́ đuối sức. Khi có người nào chịu đựng không nổi, họ quát
tháo:
- Các anh ở Trường Bộ Binh, đi bộ giỏi lắm mà ! Sao bây giờ ra đây lại
yếu quá vậy ?
Qua tuần lễ huấn nhục, nhưng họ vẫn t́m cách phạt chúng tôi với nhiều lư
do, nào là giày không bóng, nào là viết thư về nhà than oán, nói xấu cán
bộ, nào là ở dơ (v́ không ở dơ th́ tại sao có ruồi đậu trên giường ngủ
?) – Đó là lư luận của mấy ông cán bộ mà chúng tôi gọi là “cà-rốt” v́ họ
đeo trên cổ áo hai miếng vải cấp hiệu màu củ “cà-rốt”. Lư do nào họ cũng
phạt được, cho đến khi được đi bay tập, họ vẫn c̣n phạt.
Vào một buổi trưa, trước khi vào phạn xá để ăn cơm, họ kiếm chuyện phạt
cả khoá hít đất, chạy ṿng sân cờ giữa buổi trưa nắng gay gắt. Người nào
cũng mệt lả, mồ hôi nhễ nhại. Lúc vào phạn xá, cả bọn ngồi thở dốc, nh́n
nhau chớ không nuốt nổi com trưa. Chúng tôi uất ức, nói rỉ tai nhau rồi
đồng ḷng đứng lên, rời khỏi phạn xá, đi về pḥng nghỉ, bỏ bữa cơm trưa.
Hậu quả của việc “tuyệt thực” nầy khiến cả khoá 2/65 QS chúng tôi bị
phạt dồn bao cát, làm công sự pḥng thủ một tuần lễ.
Anh Nguyễn Văn Khâm xin trở về Trường Bộ Binh sau một buổi trưa bị phạt
dă chiến và anh đă không thi hành lệnh phạt. Tôi cũng muốn xin trở lại
trường xưa, nhưng nhờ Đại úy Đặng Văn Hậu, huấn luyện viên của khoá tôi
khuyên lơn nên tôi nghe lời thầy mà ở lại. Có lần tôi đă nói với một
niên truởng cán bộ rằng:
- “Người chiến sĩ được đánh giá bằng tinh thần chiến đấu chớ không phải
được đánh giá bằng sắc phục, cho nên niên truởng đừng phân biệt cao thấp
giữa Không Quân và Bộ Binh” mà người ta nghi là niên truởng “kỳ thị
binh chủng”.
Anh ta biện hộ là anh không có sự phân biệt đối xử với chúng tôi mà chỉ
muốn cho chúng tôi được luyện rèn đức tính kiên nhẫn. (Cũng có lư lắm !)
Các bạn tôi khuyên tôi hăy cố gắng học tập để được đỗ đạt, đừng xin trở
về trường Bộ Binh nữa, sau nầy phải băng rừng, leo núi, cực lắm.

Tôi nh́n bạn bè cũ, người nào làn da cung rám nắng quân trường,
quần áo “Treilli” sờn vai, bạc màu mà nghe ḷng dào dạt niềm thương. Tôi
không được sớt chia gian khổ, vui buồn với họ như ngày xưa cùng sống
trong mái gia đ́nh Đại Đội 9. Chuyện may rủi của tôi và bạn bè th́ thời
gian sẽ trả lới. Tôi đă trót dấn thân vào đường chinh chiến th́ bất chấp
mọi hiểm nguy. Có lẽ ư thơ của bài “Lương Châu từ” đă in đậm trong tâm
hồn tôi.
“Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu,
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi.”
V́ thời gian ngắn ngủi, tôi phải giă từ họ để đến Khu Thiết Giáp thăm
hai người bạn thân là Làm và Khổ rồi đến thăm Phú và Ngọc nữa. Khi tôi
đến nơi th́ hai người bạn ấy đă đi học ở băi tập từ buổi sáng. Ḷng tôi
bỗng dâng lên nỗi buồn thất vọng v́ không gặp được hai người bạn đồng
môn, đồng hành và cùng chí huớng với tôi. Tôi viết hai lá thư ngắn gọn
trong hai mảnh giấy trắng, để trên đầu giường của Làm và Khổ, nh́n đồng
hồ đă gần đến giờ phải trở lại phi trường Tân Sơn Nhứt, không thể nào
đến thăm Phú và Ngọc được. Tôi vội vă đi ra cổng để đón xe về Sài G̣n.
Đi bộ được một khoảng xa, tôi c̣n đứng lại nh́n h́nh ảnh quân trường cũ
trên đồi Tăng Nhơn Phú với cơi ḷng lưu luyến như một kẻ sắp ĺa xa mái
ấm gia đ́nh. Niềm luyến lưu làm chùng bước chân tôi đi xuống chân đồi.
Lần về thăm trường cũ đó là đầu tiên và cũng là lần sau cùng. Khi măn
khóa, tôi ra đơn vị đầu tiên là Phi Đoàn 114 (Nha Trang), Phi Đoàn 110
(Đà Nẵng) và Phi Đoàn 122 (Cần Thơ). Trên những Vùng Chiến Thuật, bay
yểm trợ cho nhiều cuộc hành quân, thỉnh thoảng tôi găp lại bè bạn cùng
khóa 19 SVSQ/TB ngày xưa.
Tôi gặp Trần Văn Làm ở Mỹ Tho khi anh ta sắp ra tuyến xuất phát ở chiến
trường Long Định. Tôi mời Làm vào một quán cạnh bờ sông để mừng ngày tái
ngộ và hàn huyên tâm sự qua những ly bia đậm qua t́nh nghĩa kim bằng.
Trên đường đi biệt phái, tôi gặp Nguyễn Văn Khâm chỉ huy trung đội pḥng
thủ phi trường Bảo Lộc (người đă xin trở về Trường Bộ Binh lúc thụ huấn
khóa 2/65 QS ở Nha Trang). Tôi đă ăn trưa tại đơn vị của Khâm - đồn trú
bên cạnh phi trường Bảo Lộc để cùng anh nhắc nhở lại những kỷ niệm ngày
xưa.
Một người bạn cùng khoá 19 và cùng trung đội với tôi ở quân trường Thủ
Đức là Nguyễn Văn Răng, đă có cơ duyên gặp tôi hai lần, một lần ở Nha
Trang và một lần ở chiến trường Sway-Rieng, phía bắc Mộc Hoá. Tôi rất
ngạc niên khi Răng nhận ra giọng nói của trên tần số FM và chúng tôi hẹn
nhau về chợ Mộc Hoá nhậu một chầu linh đ́nh sau khi kết thúc cuộc hành
quân.
Sau nầy, tôi được tin buồn Trần Văn Làm tử trận An Điền – Rạch Bắp v́ bị
Cộng quân pháo kích và Khổ - ở đơn vị khác cũng bị thương nặng phải cắt
mất một quả thận. (Tội nghiệp nó quá !. Huỳnh văn Ngọc anh dũng hy sinh
tại vườn cao su B́nh Ba cũng duới trận mua pháo của địch quân.
Riêng Phú, có một lần liên lạc được với bạn tôi bay yểm trợ hành quân
cho đơn vị Nhảy Dù của Phú ở Tây Ninh, Phú gởi lời thăm tôi. Hôm sau,
tôi xin đi biệt phái Tây Ninh để gặp Phú trên tần số FM, nhưng đon vị
của Phú đă được lệnh chuyển quân ra miền Trung vào chiều hôm trước !
Thời gian sau nầy, tôi nghe tin Phú bị thương rất nặng, nhưng thoát khỏi
móng vuốt của tử thần.
Hon 12 năm sống lưu vong ở hải ngoại, môt số anh em HO gốc Sinh Viên Sĩ
Quan Trường Bộ Binh Thủ Đức ở St.Louis, thành phố tôi đang cư trú thuộc
tiểu bang Missouri đang kêu gọi các cựu sĩ quan xuất thân từ quân trường
Thủ Đức hăy kết họp lại để thành lập Hội Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Thủ Đức,
tôi t́m đến với anh em và gia nhập đại gia đ́nh gồm những sĩ quan đă
mang huy hiệu “ Cư An Tư Nguy ”, được mặc lại sắc phục ngày xưa, để cùng
nhau kiên định lập trường Quốc Gia - Dân Tộc, củng cố lập trường chống
Cộng, yểm trợ các Hội Đoàn bạn trong những việc làm chính nghĩa, góp
công xây dựng Cộng Đồng Người Việt ở hải ngoại ngày thêm lớn mạnh, ủng
hộ cuộc đấu tranh cho đồng bào quốc nội được Tự Do, Dân Chủ.
Trong những ngày Ban Chấp Hành chuẩn bị làm lễ ra mắt Hội, nh́n anh em
mặc thử những bộ quần áo của Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức với đầy đủ
“alpha”, cà-vạt, nón “casket”, dây biểu chương màu Anh Dũng Bội Tinh,
huy hiệu “Cư An Tư Nguy” và bảng tên cá nhân, tôi như sống lại thời trai
trẻ, xếp bút nghiên lên đường đi nhập ngũ, ṭng quân để theo tiếng gọi
của non sông. Hội Ái Hữu Sinh Viên Si Quan Thủ Đức đă mở ngỏ tâm hồn cho
tôi tuởng tượng ḿnh được trở về quân trường yêu dấu ngày xưa đă khuất
bóng trong miền kư ức xa mờ. Tôi lại miên man nhớ thuong bạn bè cu Phú
và Khổ, tuởng niệm hai người bạn quá cố Làm và Ngọc đă vinh viễn nằm
xuống cho quê hương !
Ngoài những người bạn thân yêu của tôi đă chết và bị thương, c̣n biết
bao người trai thế hệ vị quốc vong thân hay đă hy sinh một phần thân thể
cho Tổ Quốc Việt Nam. Tôi nghe như có tiếng đồng ca trong nhịp bước quân
hành văng vẳng bên tai:
“Giờ đây, Thủ Đức sớm
hôm tưng bừng, rộn ràng,
Tiếng hát vang
vang đồi Tăng Nhơn Phú.
V́ nước, thanh
niên đă từ muôn phương về đây,
Dẹp bút nghiên,
nơi nơi đua nhau lên đường.
Thủ Đức đây chốn
thanh niên Lạc Hồng hợp quần,
Trí thức, sinh
viên kề vai tử sinh.
Rèn Cán, Chính,
Quân không nề gian lao, hiểm nguy,
Để mai đây góp
sức, chung lung xây đời…”.
Kha Lăng Đa