Câu chuyện về Ba tôi: Một Thiếu Sinh Quân Việt Nam Cộng Ḥa


Katie Phan


 

 

 

Ba tôi sinh năm 1960.

 

Vào tháng Tư đen năm 1975, ba tôi đang là một học sinh của trường Thiếu sinh quân Vũng Tàu, một học viện quân sự đào tạo ra những sĩ quan cao cấp cho quân lực VNCH. Tương lai tươi sáng bỗng chốc bị chôn vùi sau cơn quốc biến thảm khốc, tuổi trẻ ngơ ngác trước những đổi thay khắc nghiệt của cuộc sống mới sau ngày cộng sản Bắc Việt tuyên bố thắng cuộc.

 

Theo nề nếp gia phong của một gia đ́nh theo Quốc gia, ba tôi vẫn cố gắng tiếp tục việc học hành dưới chế độ mới. Đó thật sự là những năm tháng khó khăn đối với gia đ́nh ba, v́ bà nội tôi phải tần tảo nuôi 7 người con ăn học và thăm nuôi ông nội trong trại cải tạo. Họ bảo rằng ông nội tôi “mang tội lớn với nhân dân” chỉ v́ ông nằm trong tốp cảnh sát đă truy bắt Nguyễn Văn Trỗi, kẻ khủng bố đặt bom ở cầu Công Lư.

 

Tôi tự hỏi đă có bao nhiêu gia đ́nh VN phải ly tán, vợ xa chồng, cha xa con sau ngày 30/4 đen tối ấy?


Thế rồi ba tôi lớn lên trong sự đói khổ cùng cực của những năm tháng bao cấp. Lại thêm chính quyền địa phương luôn kiếm cớ sách nhiễu v́ họ liệt gia đ́nh ba tôi vào dạng “ngụy quân, ngụy quyền”, nên nỗi uất hận ngày càng lớn, đeo bám ba tôi suốt những năm tháng tuổi thơ. Và nỗi phẫn uất của ba tôi lên đến đỉnh điểm vào năm 18 tuổi, khi được nhà trường thông báo rằng ba tôi sẽ không được thi đại học v́ kết quả xét lư lịch 3 đời: “cha mẹ di cư năm 1954, đạo Thiên Chúa giáo, ngụy quân-ngụy quyền”. Điều đau đớn nhất là họ ghi chú rơ ràng trong học bạ của ba tôi: “có cha là tội đồ đối với nhân dân, truy bắt và sát hại đồng chí Nguyễn Văn Trỗi”. C̣n sự bất công nào lớn hơn như thế, khi mà một chiến công của ông nội lại trở thành một vết “ô nhục” trên con đường học vấn của ba tôi. Ngày bạn bè lũ lượt kéo nhau đi thi đại học, ba tôi ngồi trong góc nhà, nuốt thầm nước mắt, lẳng lặng đốt tất cả: học bạ, bằng cấp, giấy tờ...Hẳn là trong đám lửa ngày hôm ấy có cả ước mơ tuổi trẻ của ba tôi.

 

Tôi tự hỏi đă có bao nhiêu tuổi trẻ VN bị chôn vùi sau ngày 30/4 đen tối ấy?

 

Thế rồi ba tôi quyết định đi vượt biên để t́m đường thoát cho bản thân và gia đ́nh. Đêm đến, ba tôi gánh dầu cho ông chủ ghe để xin đổi 1 suất đi, v́ bà nội ko chạy nổi tiền. Nhưng trớ trêu thay, việc bại lộ, du kích xă kéo đến, bắn chết rất nhiều người. “Một chị bế em bé bị trúng đạn vào đầu, ngă xuống chết ngay, đứa bé khóc dữ lắm mà ko biết ra sao nữa” - ba tôi luôn nói câu này mỗi khi kể lại. Hẳn là tiếng khóc của đứa trẻ đă day dứt rất nhiều trong tâm trí ba tôi.

 

Tôi tự hỏi đă có bao nhiêu đứa trẻ trở thành cô nhi v́ thủ đoạn thanh trừng của CS sau ngày 30/4 đen tối ấy?

 

Ba tôi c̣n vượt biên 2 lần nữa nhưng đều thất bại.

 

Để đổi lấy thời hạn tù của ông nội được rút ngắn, ba tôi phải tham gia sinh hoạt đoàn, bác gái tôi phải đi “thanh niên xung phong”. Hai năm sau, họ trả tự do cho ông nội tôi. Ngày trở về, khi biết con trai, con gái v́ ḿnh mà phải luồn cúi kẻ thù, ông nội tôi quá phẫn uất, bèn ra sau vườn, đào t́m khẩu súng (ông đă chôn trong ngày 30/4) và định tự tử. Thật may mắn là bà nội phát hiện ra kịp thời và ngăn cản ông. Bà nội và các cô, chú phải quỳ xuống van lạy ông và khóc lóc thảm thiết ông mới bỏ ư định tự sát.

 

Tôi tự hỏi đă có bao nhiêu người lính VNCH phải sống khổ, sống nhục dưới bàn tay trả thù tàn bạo của CS?

 

Ba tôi cưới mẹ năm 1983. Ba tôi phải ở rể v́ ông bà ngoại chỉ c̣n mỗi ḿnh mẹ tôi. Hai người anh trai của mẹ đều là lính VNCH và đă hy sinh năm 1972.

 

Ba anh em tôi lần lượt ra đời trong khó nghèo. Đến khi tôi ra đời năm 1987, “cơ chế bao cấp” được xóa bỏ, đời sống có đôi chút dễ thở hơn.

 

Đối với những đứa trẻ được sinh ra trong thời “bao cấp” như anh em tôi th́ thứ đồ chơi nào cũng là niềm mơ ước mà chẳng bao giờ có được, khi mà cha mẹ c̣n phải vất vả chạy ăn từng bữa. Năm tôi 5 tuổi, vào dịp tết trung thu, ở phường tổ chức hội rước đèn cho trẻ em. Mỗi đứa trẻ trong phường sẽ được tặng 1 cái lồng đèn khi đến dự hội. Khỏi phải nói anh em tôi háo hức cỡ nào, v́ chúng tôi đang có cơ hội lần đầu tiên được...có được một cái lồng đèn! Nhưng niềm hy vọng bé nhỏ ấy bị tắt ngấm ngay khi ba tôi nói với mẹ:

 

- Không cho đứa nào đi hết! Chúng nó định dạy con tôi: “trung thu trăng sáng như gương, bác hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng” chứ ǵ. Tôi không mắc lừa chúng nó đâu!

 

Lúc ấy, trong đầu óc trong sáng của đứa bé 5 tuổi chỉ có sự giận dỗi mà thôi. Tối hôm đó, tôi ở trong nhà nh́n qua khe cửa, thấy bọn trẻ đang xếp thành hàng dài rước đèn quanh các con hẻm, tôi bỗng ̣a lên khóc nức nở. Ba tôi nói bằng giọng nghiêm khắc nhất:

 

- Phải luôn ghi nhớ không bao giờ được nhận không cái ǵ của chúng nó!

 

Mẹ tôi đă nhắc lại câu nói này cho tôi, v́ lúc đó tôi c̣n quá nhỏ nên không hiểu điều ba tôi nói.

 

Tôi tự hỏi đă có bao nhiêu đứa trẻ trải qua tuổi thơ trong nghèo đói, túng thiếu sau ngày 30/4 đen tối ấy?

 

Rồi anh em tôi cũng lớn lên, trưởng thành bằng mồ hôi nước mắt của cha mẹ. Là đứa được gia đ́nh đánh giá cao nhất về năng lực học vấn, tôi được bà ngoại dành cho cả khoản tiền tiết kiệm của bà để học đại học. Ngày tôi bắt đầu vào đại học, ba tôi căn dặn đủ thứ. Nhưng ba nhắc lại 3 điều cơ bản mà ba vẫn dạy anh em tôi từ bé:

 

1. Phải luôn nhớ: không bao giờ đội trời chung với Cộng sản.

2. Phải luôn nhớ mối thù mất nước.

3. Phải sống hiên ngang và đi bằng chính đôi chân của ḿnh.

 

Tôi vô cùng tự hào v́ tôi đă sống như lời ba tôi dạy. Tôi trải qua những năm tháng đại học bằng một cách không thể xuất sắc hơn, tôi học thật tốt và bồi đắp cơ sở chính trị cho bản thân để chống lại chủ thuyết Cộng sản. Ngày ra trường, khi đám bạn c̣n đang chạy t́m việc, mấy đứa có thân thế c̣n đang lo nhờ vả, th́ tôi - một đứa con gái nhà “ngụy quân ngụy quyền” đă được một công ty lớn bậc nhất trong nước tuyển dụng ngay bằng chế độ “cầu hiền”.

 

Tôi tự hỏi đă có bao nhiêu người cha dạy con cái phải nhớ nỗi Quốc hận về ngày 30/4 đen tối và biến nỗi hận ấy thành ư chí để sống hiên ngang ngay giữa ḷng địch?

 

Khi tôi bắt đầu nói với ba nhiều hơn về cách mạng hoa lài, mùa xuân Ả rập, về các phong trào đấu tranh dân chủ, về những tù nhân lương tâm bị sát hại,...ba tôi trả lời, vẫn với giọng nghiêm khắc:

- Đừng có nóng vội, manh động mà thiệt mạng oan!

 

Tôi phân trần:

- Tại v́ dân ḿnh ai cũng sợ nên Cộng sản mới tồn tại 39 năm ṛng.

#

Ba tôi nói bằng giọng đanh thép nhất:

 

- Đừng có nghĩ ngu xuẩn như thế! Dân miền Nam không bao giờ hèn nhát. Chỉ là chưa đến lúc thôi. Khi “có chuyện” th́ một xác dân đổi 3 xác cộng sản!

 

Ba của con ơi, có lời này của ba th́ con ko c̣n lo sợ ǵ nữa rồi! Con gái cảm ơn ba!

 

Tôi tự hỏi dân tộc ta phải trải qua thêm bao nhiêu lần ngày 30/4 đen tối th́ thanh b́nh thật sự mới đến trên đất nước này?

 

 

Katie Phan

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính