Cuối Năm nói chuyện Ỷ Thiên Đồ Long Kư

 

K2 Lê Tân Dương



 

Thời tiết cuối năm trên vùng Tây Bắc Hoa Kỳ thường bao giờ cũng lạnh và mưa. Nhiều khi tuyết phủ trắng đất trời. Không gian lúc nào cũng một màu xám xịt ảm đạm khiến ḷng người cũng buồn theo và dễ chạnh nhớ đến những ngày xưa cũ. Tôi ngồi đọc lại Ỷ Thiên Đồ Long Kư của Kim Dung. Đọc đến đoạn Trương Vô Kỵ cùng Tiểu Siêu đuổi theo Viên Chân (Hổn nguyên Phích lịch thủ Thành Khôn) xuống tận đường hầm bí mật ở Quang Minh Đỉnh. Cũng nhờ bị Viên Chân lừa nên Vô Kỵ mới có cơ duyên t́m thấy 2 bộ xương khô của vợ chồng giáo chủ Minh giáo Dương Kính Thiên. Rồi lấy đươc bí kiếp Càn Khôn Đại Na Di Tâm Pháp. Do chưa kịp đọc và học bí kiếp nên chưa thể mở được cánh cửa đá che đường hầm để thoát ra. Nhưng nhờ nghe tiếng hát Tiểu Siêu qua bài kệ nói về kiếp đời nhân thế mà hiểu được việc ḿnh phải làm để thoát nạn. Tôi vừa đọc vừa liên tưởng về kiếp đời lận đận của chúng ta hơn 40 năm nay. Tôi trích lại mấy ḍng kệ trong bài ca của Tiểu Siêu gởi các bằng hữu thân quư đọc để cùng cảm khái về kiếp đời:


Chớ nên cau mặt nhíu mày.

Cũng đừng vỗ ngực ta hay, ta giàu.

Đẹp giàu phỏng được bao lâu.

Ngày nào xanh tóc, giờ đầu bạc phơ.

Giàu sang khôn khéo có thừa.

Khác chi nghèo khó, đần ngu vậy mà.

Có người th́ cũng có ta.

Xưa nay, đây đó, vốn là như nhau.

Cỏi trần kẻ trước người sau.

Cuối cùng cũng đến cái cầu xuôi tay.


Bản dịch bài kệ trong sách Ỷ thiên Đồ Long kư của Kim Dung quả nhiên không được hay nếu chỉ nói riêng về văn chương cú pháp. Có điều ư tưởng và triết lư th́ rất rơ ràng, sâu xa và dễ hiểu. Không biết có ứng nghiệm được chút nào vào cuộc đời của chúng ta hay không.


Riêng “cái cầu xuôi tay” là chỗ đứng của ông thần Tô-bia. Dân kaki chúng ḿnh ngày trước ớn nhất ông thần nước mặn nầy. Trong bất cứ trận chiến ác liệt nào, nếu phe ta có người tử trận là y như rằng gă thần tô bia xuất hiện. Tôi đặt tên cho gă là tử thần mặt trắng. Lúc xưa nhiều anh em trong phe ta đă từng nghe, từng biết. Một số lớn đă từng đối mặt hoặc từng đi thăm vị thần xui xẻo nầy. Tôi từng gặp gă hai lần. Lần đầu ở vùng Suối Cụt Củ Chi. Lần đó nhờ nhanh tay nổ súng trước nên gă mặt trắng bỏ chạy về phía Bầu Điều. Lần thứ hai ở mặt trận Bàu Me Trảng Bàng. Trong lửa khói mịt mù, gă bỗng xuất hiện đột ngột. Trong lúc bất ngờ, gă bấm ng̣i nổ một trái 61 đă được gài nguỵ trang sát bên vệ đường. Tiếng nổ chát chúa của quả đạn đă hất bắn tôi ra xa mấy mét. Tôi bất tỉnh từ lúc đó. Lư B2 sau nầy lúc nằm chung mấy tháng ở TYV Cộng Ḥa, kể lại là nguyên tấm lưng của tôi bị nát bét, da thịt bầy nhầy đầy tro bụi đen thui thấy mà ghê và hắn cứ nghĩ là tôi đă chết.


Chưa vừa ư, gă mặt trắng sau đó chừng nửa giờ ghé thăm luôn hai ông bạn sĩ quan chung đơn vị. H́nh như tôi bị hôn mê bất tỉnh cả giờ đồng hồ. Đến khi lơ mơ tỉnh lại v́ tiếng động cơ nổ quá lớn trong tiếng gầm rít của chiếc trực thăng đang xé gió, tôi thấy ḿnh đang nằm trên băng ca trong một chiếc trực thăng tản thương, thân thể bị bó chặt. Đờ đẩn đưa mắt sang bên, tôi mơ mơ hồ hồ thấy thẩm quyền Delta đang ngồi nhăn mặt đau đớn. Tay ôm chặt đầu gối đă được băng bó một khối to bự cở gấp hai ba lần đ̣n bánh tét lớn cuối năm. Ở góc trên, Lư B2 đang đau đớn rên siết, nguyên một chân phải của hắn bị nẹp cứng ngắt từ háng đến bàn chân. Máu ở chân hắn thấm đẩm qua mấy lớp vải ga quấn chặt bên ngoài. Địch đă lấy của Lư hết nửa bàn chân. Delta gượng cười trong đau đớn như an ủi, chia sẻ cùng tụi tôi.


Vẫn chưa hết chuyện. Gă thần mặt trắng c̣n ŕnh rập lảng vảng theo tụi tôi suốt mấy tuần liền ở Tổng Y Viện Cộng Ḥa. Cứ mỗi lần chợp mắt, tôi lại thấy gă lấp ló khuôn mặt trắng toát trên đầu giường. May nhờ mấy ông tu-bíp tài giỏi của TYV Cộng Ḥa tận t́nh cứu chữa. Lại được mấy em gái hậu phương mang Thánh hỏa lệnh vào thăm thường xuyên, nói cười vui vẻ nên gă mặt trắng có vẻ bồn chồn, cau có và bực tức. Mấy ngày sau gă lặn mất tiêu không buồn trở lại nói câu từ biệt.


Đó là chuyện của dĩ văng, tôi tô vẽ chút chút để làm quà mua vui cuối năm. Thực ra cho đến bây giờ, tôi vẫn biết, trước sau ǵ gă mặt trắng cũng sẽ thăm viếng ḿnh lần nữa (bất quá tam mà). Chỉ không biết là khi nào mà thôi. Vă lại ḿnh già rồi đâu có cần tránh né gă làm ǵ nữa cho thêm mệt xác. Hai tay gă thường cầm 6 miếng ván gồm 4 dài 2 ngắn, 1 chiếc búa và một mớ đinh. Phía sau có một tên tiểu đồng tóc chúm ba trái đào, đang lâm râm niệm chú cầu nguyện một điều ǵ đó. H́nh như chú tiểu đồng đang hát một câu trong bài nhạc của Phạm Duy: “Đừng lặng thinh, có tiếng chày tiếng búa nện đinh. Đừng toả hương, khói hương vàng che khuất người thương”. Không chừng nội dung cũng giống hai câu thơ của thi sĩ Nguyên Sa Trần Bích Lan lúc c̣n thả thơ t́nh ở Sài G̣n.


Lúc ra đi hai chân anh đàng trước

Mắt theo sau c̣n vương vất cuộc đời…


Buổi chiều gần hết năm, ngẫm chuyện nhân sinh, thấy anh em chúng ta hơn 40 năm qua đă nếm trăi đủ mùi vị của kiếp sống. Hào hùng bằng cả trái tim tuổi trẻ cũng có, bởi lũ chúng ḿnh yêu nước đâu có thua ai. Nhưng trái tim tội nghiệp cũng đă chịu đựng biết bao hờn căm kể cả nhục nhằn đau khổ một cách oan nghiệt sau ngày mất nước. Thế mới biết tại sao chúng ta c̣n sống ngày nào là c̣n măi vương vất với cuộc đời đầy những chuyện phức tạp và mâu thuẩn chung quanh. Hạnh phúc và đau thương, hờn căm rồi phẩn nộ, buồn vui và tan hợp.


Tôi viết đến mấy chữ “Tan hợp” ở trên th́ đọc được e-mail của chị Ngọc Đóa, phu nhân của người bạn cùng khóa 2 Phan Gia Khương. Chị báo tin chồng đang trong t́nh trạng sức khỏe rất xấu. Khương đang suy kiệt và gần như hôn mê tại pḥng ICU của một bệnh viện ở Nam Cali. Tôi đọc thư báo tin rất ngắn gọn của chị mà ḷng chùng xuống trong bàng hoàng. Bịnh t́nh của Khương đă diễn biến phức tạp từ nhiều năm nay và chị đă phải bỏ hết công việc để có thời gian săn sóc Khương. Và dù bận rộn chăm sóc Khương, chị vẫn liên lạc với chúng tôi trên Mail Group của Khóa, đôi khi c̣n pha chút dí dơm v́ sợ các bạn lại ưu tư nhiều về bênh t́nh của Khương trong những ngày cuối năm. Tôi mạn phép chị để trích lại nguyên văn lá thư báo tin của chị (Feb.07/2015) về t́nh trạng sức khỏe của Khương cho các bạn K2 của tôi c̣n lưu lạc khắp bốn phương trời. Chị viết:


Hôm qua sức khỏe anh Khương trở xấu, phổi gần như không làm việc.
Bác sĩ phải đặt máy thở như năm 2009 đã làm, và cho thuốc mê để anh nằm yên.
Anh đang được theo dõi rất kỹ vì huyết áp hơi thấp.

Xin cám ơn sự quan tâm, lo lắng của tất cả quý anh chị. Xin mọi người cầu nguyện cho anh sớm "tốt nghiệp"   ICU và được chuyển sang phòng bệnh thường.
Kính chúc quý anh chị một weekend vui vẻ, bình an, và chuẩn bị các thứ để đón Tết Ất Mùi.


Quý mến,

Bà xã Phan Gia Khương (Ngọc Đóa Post)


Chị gắn bó với ông bạn Biệt Động Quân đồng môn của tôi từ những ngày gian khổ năm xưa cho đến bây giờ như keo sơn và h́nh bóng. Nhiều khi tôi tự nhủ thầm: Gă bằng hữu Biệt Động nầy quả nhiên có phước. Nhớ Khương là nhớ những ngày lang thang ở Sài G̣n đợi chờ tin tức háo hức, dồn dập từ những người bạn đang ở Hoa Kỳ báo về. Cứ vài tuần, mấy đứa lại gặp nhau để chia sẽ tin tức buồn vui. Đuờng Trần Quốc Toản, ngă tư Duy Tân gần trường Luật, công viên trước dinh Độc Lập cũ là những điểm hẹn thường xuyên trước ngày giă từ Sài G̣n.


Khương ơi! Nhớ có lần ngồi uống nước ở công viên ngă tư hồ con rùa, tao có nói với mầy: Chúng ta đâu có đầu thai lầm thế kỷ, sao tuổi thanh xuân phải chịu nhiều thiệt tḥi và tủi nhục. Đó là chuyện của ngày xưa, tưởng đă lăng quên th́ lại nhớ. Bây giờ th́ cầu chúc cho mầy. Nếu được. Hăy trở lại những ngày xưa cũ dù chỉ một lần. Ở đó ước vọng tuổi thanh xuân lại được đốt lên lần nữa.


Hai mươi tuổi ta bước vào chiến sự

Cháy tuổi thơ và ước vọng tương lai

Đất nước từng đêm vang tiếng thở dài

Bỏ đèn sách ta đi làm chiến sĩ.


Rất đơn giản không rườm rà triết lư

Không giáo điều, không vay mượn tào lao.

Mai kia ḥa b́nh hết chuyện binh đao

Trả súng đạn rồi giă từ cuộc chiến.

(LêTấnDương. Đêm Lâm Vồ độc thoại)


Chưa có dịp trả súng đạn để giă từ cuộc chiến. Đất nước chưa có ḥa b́nh thưc sự như ước vọng th́ miền Nam thân yêu đă bị thất thủ trước những người Cộng sản phương Bắc. Đất nước ch́m ngập trong điêu tàn, dân chúng cả nước bị đói khổ triền miên suốt hơn hai thập kỷ. Chúng ta thua trận và chịu nhiều đau thương lẽ ra không đáng có. Mất nước là điều đau khổ lớn nhất của một dân tộc, nhất là đối với giới sĩ phu. Nhưng trách ai? Người xưa thường nói “Tiên trách kỷ, hậu trách bỉ ” nên chuyện mất nước đừng nên vội vàng đổ lỗi cho ai. Phải coi lại ḿnh và phải tự trách ḿnh trước. Chúng ta làm chính trị có vẻ tài tử mà không đặt nặng tính chuyên chính. Ngược lại, Cộng Sản luôn quỷ quyệt, thủ đoạn. Họ có nhiều mánh khoé lọc lừa, không cần chữ tín và thừa tàn bạo. Trận tổng công kích Tết Mậu Thân 1968 do Cộng sản miền Bắc phát động ngay trong thời gian c̣n hiệu lực hưu chiến là một thí dụ điển h́nh. Họ không biết ngượng trong thủ thuật mị dân. Họ đă thắng nhưng chân lư không ở với họ. Mọi việc đúng sai trong cuộc chiến Quốc Cộng nồi da xáo thịt 21 năm, trước ngày Sài G̣n thất thủ 30/4/1975 rồi sẽ có lịch sử mai sau chứng minh. Ta chỉ đau xót một điều là Sài G̣n đă mất. Đau xót hơn nửa là thành phố thân yêu đă bị thay tên mặc dù vẫn biết là tạm thời.


Tháng tư Sài G̣n đầy nước mắt

Em đứng gọi ai giữa đất trời

Gạo vo bằng máu xương của Mẹ

Mẹ Việt Nam giọt lệ đầy vơi.


Tháng tư tro bếp tàn chưa nhỉ

Mà lửa hận ḷng vẫn c̣n sôi

Lửa tháng tư chưa khô ḍng lệ

Ta gọi thầm em, Sài G̣n ơi. !

(LêTấnDương. Tháng tư, Sá G̣n và Em)


Chúng ta th́ sao? Những người từng chịu đau khổ nhiều năm dài trong kiếp sống hờn căm ở các trại tù tập trung Nam Bắc. Sau thời gian tù đày, cuộc sống lại gian nan lận đận hơn trong một xă hội đầy tính đố kỵ và phân ranh nặng nề về ư thức hệ.


Nhưng ông trời cũng rất công bằng. Không để ai bị thiệt tḥi bao giờ. Và sau những đau thương th́ chúng ta cũng may mắn được ít nhiều niềm vui trong những năm cuối đời. Ít nhất chúng ta cũng may mắn hơn những chiến hữu c̣n sống lưu lạc, đói khổ trên quê nhà. Bằng hữu chúng ta chắc chắn ai ai cũng phải nhỏ lệ khi nh́n thân thể tật nguyền của anh chị em thương phế binh VNCH đang phải lê cuộc sống đau thương những năm cuối đời. Hơn ai hết, chúng ta hăy mở rộng ṿng tay và tấm ḷng ra cưu mang, giúp đỡ trực tiếp hoặc gián tiếp những mảnh đời bất hạnh của anh chị em thương phế binh Quân lực VNCH c̣n sống đau khổ ở quê nhà.


Lại nói về câu chuyện trong sách Kim Dung và chuyện của bằng hữu chúng ḿnh. Những thất bại ban đầu của Minh giáo trong sách Kim Dung là do những tranh chấp  ngôi vị giáo chủ. Từ đó phát sanh nghi kỵ, bất ḥa giữa mấy tên chóp bu tả hữu sứ, tứ đại pháp vương, ngũ tảng nhân, ngũ hành kỳ sau khi giáo chủ mất tích. Chuyện tan hàng mất nước của chúng ta hơn bốn thập niên trước biết đâu cũng không ngoại lệ. Mặc dù chúng ta, thế hệ trẻ hơn chưa đến giai đoạn nắm giữ vận mạng đất nước thay lớp đàn anh th́ bánh xe lịch sử đă đổ. Câu chuyện của chúng ta hơn chuyện của Kim Dung đúng một chữ trong ư nghĩa thất bại. Minh giáo trong sách Kim Dung chỉ mới bị “nát” chứ chưa đến t́nh trạng “nát bét” như chúng ta mấy chục năm trước. Ḿnh quá dở hay đó là sự an bài của lịch sử. Chắc là cả hai. Trong đó cái dở của chúng ta chắc chắn phải nhiều hơn. Phải nh́n thấy điều đó, đừng đổ hết tội cho lịch sử và vận mạng dân tộc.


Cuối năm nói chuyện sách vở cho vui. Tôi gọi nôm na là chuyện văng cuối năm. Thực ra, nói như thi sĩ gốc nhà binh cùng thời với chúng ta th́

 

 

Đọc sách nửa đời chưa sáng ư

Băo bùng tơi tả cánh mơ bay

Ngh́n câu nguyện ước tan theo mộng

Ráng đỏ mây phai nắng cuối ngày

(Tường Linh. Khúc ca quy ẩn)


Thưa các bằng hữu thân quư của tôi. Chưa đến Giao Thừa mà đă mường tượng âm  vang tiếng chuông tiễn năm của Vương Cung Thánh Đương Sài G̣n đầy náo nức một thời nào rất xa trong tâm tưởng. Những ngày cuối năm, thường chúng ta hay có thói quen nghĩ ngợi về những chuyện xưa cũ, về những người thân yêu, cuộc đời và những biến đổi thăng trầm trong đời sống.


Nhớ quá quê nhà đêm ba mươi Giao Thừa thuở tuổi c̣n xuân. Nhớ quá bếp lửa ấm áp chiều cuối năm. Trong cái rộn ră của không gian. Giữa cái tất bật của thời gian. Chúng ta rộn ràng trong nỗi nhớ với h́nh ảnh năm cùng tháng tận. H́nh ảnh bàn thờ tổ tiên với hương trầm nghi ngút đêm trừ tịch. Chậu cúc vàng, cành đào tươi thắm. Những hồi ức bỗng gơ cửa chạy về như nước lũ khiến chúng ta nhớ thương muốn chảy tràn nước mắt. Đêm Olympia lạnh buốt. Thèm một ngọn lửa ấm áp năm xưa, ngồi canh nồi bánh chưng cho Mẹ trong những ngày tuổi thơ trăng chờ mắt biếc. Ngọn lửa rộn ràng niềm vui sum họp.  Ngọn lửa chiếu sáng cả một thời thanh xuân, tóc xanh mộng mị. Ngọn lửa làm sôi sục bao ước mơ cho đời, cho ḿnh.


Đă nhiều năm rồi, tôi vẫn chưa được hưởng cái tết mang ư nghĩa sum họp ở quê nhà. Hơn 6 năm trong các trại tù giữa rừng sâu, núi thẳm. Ḿnh không than oán cuộc đời v́ thời gian tù đày không là bao so với nhiều bằng hữu khác.  Nhưng tiếc cho tuổi hoa niên bị hoang phí. Đă không làm được ǵ nhiều cho ḿnh, cho gia đ́nh, cho đời mà phải chôn vùi ước vọng giữa rừng sâu một cách vô tích sự. Hơn 10 năm sống lận đận trên chính quê hương của ḿnh để rồi sau đó, lạc loài hơn 20 năm trên mảnh đất xứ người. Tính ra thời gian của những cái tết quê nhà c̣n ít hơn những cái tết không quê nhà, mà sao mỗi năm cứ đến cái khỏanh khắc năm cùng tháng tận, ḿnh lại cứ cứ bồn chồn và nghĩ ngợi vu vơ. Người xưa thường nói cáo chết ba năm cũng quay đầu về núi. Đám lận đận bên trời như chúng ḿnh th́ biết sao đây.


Sáng Mồng Một Tết. Thức dậy. Nh́n quanh. Vẫn thấy một ngày như mọi ngày! Trong nhà tuy vẫn có bánh chưng, kẹo mứt, rượu trà, hoa quả nhưng sao tất cả đều xa lạ, lạnh lùng và vô cảm. Nếu cửa có mở ngày đầu năm mới, không phải để đón ngọn gió xuân thơm ngát hương trầm hay cái mùi nồng nàn cực kỳ quyến rũ của dây pháo Tết đang nổ đ́ đùng quanh nhà. Hoặc để nghe cái rộn ràng Nguyên Đán đầy ước mơ tuổi nhỏ đang thấm vào từng hơi thở mùa Xuân. Thay vào đó, chỉ để đón ngọn gió tháng Giêng lạnh buốt thổi tạt vào nhà. Quanh nhà là rừng thông và mưa lạnh. Tết ở xứ người không mang ư nghĩa Nguyên đán như ḿnh vẫn mong chờ mỗi năm lúc c̣n thơ ấu. Đă mất tăm cái rộn rả đợi chờ, cái nao nức một thời trẻ dại chờ nghe tiếng pháo rộn ràng đêm Giao thừa. Tôi lại viết những ḍng cuối năm:


Thấy trong nắng, dấu ngày tàn đang mất

Bóng chim xưa gục chết nẻo sương mờ

Ta cúi xuống nh́n ḍng sông quá khứ

Chảy muộn phiền làm đẫm ướt nguồn thơ


Ta với người cùng một loài viễn khách

Nửa cuộc đời t́m kiếm chuyện hư vô

Ngày cuối năm ta nh́n ta trên vách

Dấu tiếng cười trong men rượu sầu khô

(LêTấnDương. Độc thoạị)


Qua một ngày. Hết một năm. Cuối một đời. Những h́nh ảnh đó thực ra chỉ là những khái niệm về độ dài của thời gian. Thời gian th́ vô h́nh và bất biến nhưng không gian lại hữu h́nh và mang nhiều khác biệt. Không gian có thể tồn tại và có thể thay đổi nhưng thời gian th́ tuyệt đối không. Như vậy làm sao có thể đem cái hữu h́nh của không gian để đánh đổi cái vô h́nh bất biến của thời gian. Trong chúng ta, ai cũng có dĩ văng và ai cũng thương tiếc thời gian đă mất nhưng mấy ai t́m lại được kỷ niệm đă qua. Bởi v́ không ai có thể tắm hai lần trên cùng một ḍng sông. Ngay như gă điên Tiệm Nguyên trong Bích Nham Lục từng vác xuổng chạy vào Pháp đường để t́m linh cốt tiên sư, nhưng giữa lớp sóng ba đào ngập trời, gă có t́m được ǵ đâu. Hoặc giả khôn ngoan hơn một chút, hóa thân thành một nhân vật của Marcel Proust trong “À la Recherche du Temps Perdue” đi t́m thời thương tiếc đă qua. Nhưng rồi có t́m được không, hay tất cả chỉ là mộng tưởng và ảo giác.


Tôi vẫn nhớ trong những năm miệt mài vui chơi ở các giảng đường Đại học Sài G̣n, tôi đă có dịp đọc qua vải bản dịch Việt ngữ các tác phẩm “The Stranger” hay “Exile and the Kingdom” của Albert Camus mới cảm nhận được thân phận con người qua ư niệm lưu đày và quê nhà. Đọc đă lâu, rồi sống qua một quảng đường dài của lịch sử dân tộc với những biến động bất ngờ của chiến tranh. Rồi tiếp sau đó là những thay đổi về thể chế chính trị và văn hóa xă hội. Bây giờ chiêm nghiệm lại, mới hiểu được tại sao có những người phải sống bi quan như bị lưu đày trên chính quê hương của ḿnh. Hôm nay, gần cuối năm, nghĩ về quê nhà và thân phận lữ khách của chính ḿnh, mới thấy tiếc nhớ những kỷ niệm ngọt ngào ấm êm thuở xưa. Những kỷ niệm đẹp với người thân, gia đ́nh, bạn hữu về những mùa Tết năm xưa mà bây giờ đă bị đánh mất vĩnh viễn.


Buổi sáng, trời có chút nắng ấm, tôi khoác áo lạnh ra sau nhà sửa lại mấy ṿi nước tưới đă meo mốc ngủ vùi mấy tháng trời trong tuyết lạnh. Thấy hai cây anh đào đă bắt đầu đâm nụ và sắp nở hoa. Tự dưng nhớ mấy câu thơ thật đẹp h́nh như cũng được viết từ một thành phố có tên rất đẹp nằm cạnh bờ hồ Washington.


Tháng Hai ra vườn nghe gió

Vực lên mấy khóm hoa gầy

Hỏi con chim sâu trong tổ,

Ước ǵ trên những cánh bay...

(Trần Mộng Tú. Ngày Tháng Ngậm Ngùi)


Làm con chim sâu nhỏ th́ mộng ước rất nhiều, giống như mộng ước đời người giữa tuổi thanh xuân. Tuổi của chúng ta hiện tại đă vượt qua ranh giới dành cho những ước mơ to lớn ngày mai. Điều an ủi c̣n lại cho cuộc sống chúng ta chính là chút kỷ niệm nhỏ mong manh về bằng hữu, người thân, gia đ́nh và quê nhà.

 

Olympia Feb 18/2015
K2 Lê Tân Dương

 

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính