Suy tư về những h́nh ảnh của quư vị cựu tù nhân Chính trị Quảng Nam-Đà Nẵng
Hàn Giang Trần Lệ Tuyền
Mùa Hè năm nay, Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Quảng Nam-Đà Nẵng đă tổ chức ngày Hội Ngộ lần thứ 03 vào ngày 27/5/2012. Mặc dù đă được Trung tá - Bác sĩ Phùng Văn Hạnh cho biết và khuyên tôi nên cố gắng sắp xếp thời gian để tham dự Ngày Hội Ngộ, để được tái ngộ cùng quư vị Cựu tù Chính trị Quảng Nam-Đà Nẵng, mà đă một thời đồng cam, cộng khổ qua các nhà tù tại Quảng Nam-Đà Nẵng. Và tôi cũng đă cố gắng, mặc dù vậy, nhưng đă ba lần Hội Ngộ rồi, mà tôi vẫn không thể tái ngộ cùng quư vị. V́ thế, hôm nay, tôi viết bài này, để xem như một lời tạ lỗi, và xin quư vị hăy xem như Hàn Giang Trần Lệ Tuyền đă, đang hiện diện cùng quư vị, như một thuở nào, trong suốt những năm tháng dài ở trong nhà tù “cải tạo” của chế độ Cộng sản Việt Nam.
Hôm nay, là mùa Thu tại Âu Châu, nh́n những chiếc lá vàng rơi rơi ngoài khung cửa, tôi bỗng nhớ lại những lời thơ của cụ Nguyễn Du:
“Rừng phong Thu đă nhuộm mầu quan san”.
Lời thơ thật buồn, nhưng cũng thật tuyệt vời, dẫu đó là một cuộc chia ly. Chia ly, như những cựu tù “cải tạo”, ít nhất, đă từng qua một lần của cuộc chia ly trong đời, và chính cuộc chia ly đó, mà có những người đă không ngờ: “Ai hay vĩnh quyết là ngày đưa nhau!”,như ngày xưa ấy, ngày 30/4/1975, khi người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Ḥa đă phải giă từ mái ấm gia đ́nh, để đi “tŕnh diện” tại các “Ủy ban Quan quản”; để rồi sau đó, là những tháng năm dài phải chịu cảnh tù đày trong các nhà tù “cải tạo”!
Giờ đây, khi ngoài kia, “Rừng phong Thu đă nhuộm mầu quan san”, th́ bên song cửa, tôi ngồi lần giở từng trang của cuốn Kỷ Yếu 2012 - Cựu Tù Nhân Chính Trị Quảng Nam-Đà Nẵng. Và tôi bỗng quên mất cái sầu thảm của cái “rừng phong Thu” ấy, mà thấy vui, v́ đă nhận được cả hai cuốn Kỷ Yếu. Đầu tiên là cuốn do anh Phạm Lộc, Phó Hội trưởng đă gửi cho tôi qua địa chỉ của anh Nguyễn Đức Chung, Chủ nhiệm trang Web Hồn Việt: hon-viet.co.uk và cuốn thứ hai do anh Tạ Mộng Tân, Hội trưởng đă gửi cho tôi qua anh chị Thế Huy, trong lần anh chị Thế Huy đă gặp gỡ quư anh trong Hội tại Hoa Kỳ. Và sau hai cuốn Kỷ Yếu, th́ hôm qua, 18/10/2012, tôi cũng vừa nhận được hai DVD ghi lại những h́nh ảnh của Ngày Hội Ngộ Cựu tù Chính trị Quảng Nam-Đà Nẵng, cũng do anh Phạm Lộc gửi qua địa chỉ của anh Nguyễn Đức Chung.
Và giờ đây, ở giây phút này, mỗi lần giở từng trang của cuốn Kỷ Yếu và nh́n lại những h́nh ảnh trong ngày Hội Ngộ, là từng kỷ niệm của ngày xưa lại cứ hiện về trong kư ức, và đă hiện rơ ra trước mắt của ḿnh, dù hôm nay, khi nh́n những h́nh ảnh của quư vị, tôi rất mừng, v́ dù đă lớn tuổi, nhưng trông mạnh khỏe, tươi vui hơn nhiều. Nhưng đồng thời, tôi không làm sao cầm được những ḍng nước mắt; nhưng trong ḍng nước mắt mừng cho quư vị đă được b́nh phục, lại có pha lẫn những nỗi xót đau khi liên tưởng đến những vị đă vĩnh viễn ra đi nơi xứ người, hoặc đă nằm sâu dưới ḷng đất lạnh ngay khi mới ra khỏi nhà tù “cải tạo” v́ bệnh tật và kiệt sức !!!
Nhưng trên tất cả, vẫn là những vị cựu tù đă bỏ ḿnh tại “Hố ông Hức”, là vùng đất đă được “ban giám thị” của trại tù chọn là “nghĩa địa” của những người tù “cải tạo”.
Tôi không bao giờ quên cái “nghĩa địa” này. Bởi ngày ấy, trong suốt thời gian ở trong trại, tôi đă cố t́nh, để t́m mọi cách, để đến gần “nghĩa địa”, với mục đích, để t́m lại nơi Bác ruột của tôi, là Ông Trần Thắng, đă bị du kích CS bắt trói dính với các ông Nguyễn Phước Linh, ông Huỳnh Lượng, ông Lê Kinh, cụ Lê Uẩn, em Nguyễn Văn Tùng. Tôi vẫn nhớ, một ngày tang thương đă chụp phủ xuống gia đ́nh tôi, khi Cha ruột của tôi, ông Trần Tăng, đă bị tên Huỳnh Thuyên, trung đội trưởng du kích bắn chết, mà gia đ́nh chúng tôi không được chôn cất, mà c̣n bị bắt cả nhà tôi đưa vào rừng, rồi giam dưới hầm đất, để rồi sau đó, có những đêm mưa, Mẹ tôi phải ngồi canh và tát nước, v́ sợ ngước ngập hầm, th́ cả nhà sẽ bị chết hết! Và cả gia đ́nh tôi đă phải sống dưới hầm đất cho đến ngày được anh Huỳnh Xanh đă mở cuộc hành quân vào để giải cứu được cả gia đ́nh tôi; và cho đến bây giờ, tôi vẫn ước mong có một phép lạ nào đó, để cho tôi t́m lại được di cốt của Bác ruột tôi và tất cả các vị đă bị du kích VC bắt cùng lúc với Bác tôi rồi đưa đi vào “Trại Cải Tạo Đá Trắng”, là tiền thân của “Trại cải tạo T.154”, tức “Trại cải tạo Tiên Lănh”, nằm tại thôn 3, xă Phước Lănh, quận Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Sau ngày 30/4/1975, đă bị đổi lại thành xă “Tiên Lănh”.
Và chính v́ muốn t́m lại nơi chôn cất của Bác ruột tôi, cho nên tôi đă hết sức cố gắng để đến cho được “nghĩa địa Hố ông Hức”. Nhưng tôi đă t́m trong vô vọng, v́ sau khi đă nh́n tất cả tên họ trên những tấm gỗ nhỏ trên những ngôi mộ, nhưng không t́m thấy được tên họ của Bác tôi, cũng như các vị đă từng bị du kích VC trói chung với Bác tôi, rồi biệt tích kể từ ngày ấy!
Tuy nhiên, tôi đă có được một cái “diễm phúc” là đă đến ngay được ngôi mộ của vị anh hùng cựu tù “cải tạo” Trần Quang Trân, anh đă bị “ṭa án” của CSVN kết án tử h́nh, và đă bị công an xử bắn tại “Hố ông Hức”. Tôi đă ba lần đứng trước ngôi mộ của anh Trần Quang Trân. Anh Trân được chôn cất riêng trên ngọn đồi của “Hố ông Hức”, bên cạnh một cây cổ thụ, tên họ của anh đă được khắc trên một tấm gỗ, được cắt ra từ thân của một gốc cây rắn chắc, có những h́nh vân khá đẹp, chứ không thô sơ như những ngôi mộ khác. Có lẽ, đó là tấm ḷng của người cựu tù đă được “cán bộ” giao cho công việc “dựng bia mộ” của anh Trần Quang Trân. Và chính tôi, tôi đă đem những hạt giống của một loài Thạch Thảo mầu trắng, hái từ bờ rào sân của “cơ quan cán bộ phân trại nữ”, rồi trong một lần đi cắt “bổi” tôi đă lén đem lên gieo ở chân mộ của anh Trần Quang Trân, mà nếu quư vị cựu tù ngày xưa ở các bộ phận lẻ như “tổ đắp nước, tổ rau, tổ ḷ rèn…” đă có lần đến đó, th́ chắc chắn đă thấy những chùm hoa Thạch Thảo mầu trắng tinh khôi đă nở ở phía dưới chân ngôi mộ của vị anh hùng Trần Quang Trân!
Tôi vẫn nhớ, và sẽ không bao giờ quên được những năm tháng bị tù đày cùng quư vị, v́ Trời bắt tôi phải nhớ dai, nên có lẽ, trong quư vị tôi là người c̣n nhớ đến tất cả những kỷ niệm trong suốt thời gian đau thương ấy. Tôi vẫn c̣n nhớ đến từng cái tên của mỗi cánh đồng ruộng lúa śnh lầy, những đám ruộng nhỏ, lớn có bao nhiêu mét vuông, những “chỉ tiêu” phải “đạt” từ cấy, gặt, đốn vác củi, đốn và gánh “bổi”, tức phân lá xanh, mỗi “chỉ tiêu” là bao nhiêu mét vuông, mét khối… Tôi vẫn nhớ những ngọn đồi trồng sắn, những con đường quanh co, ngoằn ngoèo đất đá lởm chởm, những con suối với những chỏm đá lớn, nhỏ,và những cây hoa rừng đua nhau khoe sắc, bên những gịng nước trong xanh chảy qua giữa hai cánh rừng vào những buổi sáng tinh mơ, mờ ảo mù sương, hoặc vào những buổi chiều, dưới lớp ráng hỏa hoàng rực rỡ hiện ra ở cuối chân trời; và v́ thế, nên đă có lần, đi trên ngọn đồi từ Đồng Mộ về đến Đồng Cừ sau khi “lao động đạt chỉ tiêu” dù đang ở tù, nhưng khi ngước nh́n lên bầu trời, tôi đă thấy tất cả đều quá đẹp. Th́ ra, Tạo Hóa đă ban cho thế nhân những bức tranh thật kỳ vĩ này, để những con người như chúng ta, c̣n có thể quên bớt đi những đớn đau, khổ nhục, dù chỉ thoáng qua, v́ đang phải bị giam ḿnh trong cảnh tù đày, giữa những lớp kẽm gai oan khiên, nghiệt ngă của nhà tù đă được khoác lên với mỹ từ: “Cải tạo”!
Làm sao quên được,.. tôi vẫn nhớ, ngày đó, có lần tôi đă đem những bức tranh của Tạo Hóa ấy và những người cựu tù, để ghép lại thành những vần thơ, mà đă được quư anh phổ thành những nhạc khúc, và đă được một giọng ca nổi tiếng của trại tù, là anh Nguyễn Châu (Châu Lúa-Châu cấy giây) đă hát, hát nho nhỏ trong mỗi lần “lao động” trên những cánh đồng ruộng nước, mà chúng ta, những cựu tù, quanh năm, suốt tháng, từ những mùa Hè nắng như đổ lửa, đến những mùa Đông giá rét xuyên da, cắt thịt; nhưng tất cả đă từng phải dầm cả nửa thân ḿnh dưới những đám ruộng ngập nước śnh lầy, tới ngực, tới bụng làm mồi cho những bầy đỉa, v́ có khi chúng đă đục xuyên qua lớp áo quần,để hút máu của người tù, vốn đă gầy yếu v́ đói khát, lại càng thêm kiệt sức!!!
Trở lại với h́nh ảnh của quư vị cựu tù “cải tạo” trong Ngày Hội Ngộ, 27/5/2012. Nh́n vào những h́nh ảnh trong Kỷ Yếu, cũng như trong DVD. Những khuôn mặt thân thiết ngày xưa, bây giờ, có người ít thay đổi. Riêng có một người đă thay đổi, mà nếu không nh́n trong Kỷ Yếu, th́ có gặp mặt, cũng chưa chắc tôi có thể nh́n ra được, người đó là Thiếu tá Châu Quang Chương. Làm sao tôi có thể quên được h́nh ảnh của Thiếu tá Châu Quang Chương mỗi lần bị “bệnh đột xuất” nằm dài trên những bờ ruộng, mà có lần, tôi đă nói với Trung tá Nguyễn Văn Chước, “nhà trưởng” nhà 08 rằng, tôi sợ anh Chương sẽ chết. Nhưng anh Chước nói với tôi: “Ổng không chết đâu, đừng sợ”.
Mà “ổng không chết” thật, v́ bây giờ, Thiếu tá Châu Quang Chương đă thay đổi, trông khỏe mạnh rất nhiều, tôi chân thành chúc mừng cho Thiếu tá Chương và gia đ́nh vậy. Nhưng chưa hết, c̣n nhiều, nhiều lắm, song v́ khó có thể kể hết, nên nhân đây, tôi muốn nói đến h́nh ảnh của anh chị Đại úy Nguyễn Văn Phúc- chị Nguyệt. Tôi vẫn nhớ, ngày xưa, trong thời gian Đại úy Phúc phục vụ tại Trại An Phước, tôi đă gặp anh trong những lần đi vào Pḥng Văn Khang của Trại An Phước, thuộc C1, Lực Lượng Đặc Biệt, KBC 3425; sau này, được “cải tuyển” thành Tiểu đoàn 77, Biệt Động Quân Biên Pḥng, KBC 7545. Những “cơ duyên” ngày ấy, đă khiến cho tôi gắn bó với Lực Lượng Đặc Biệt; v́ thế, khi ở trong tù, lúc anh ở đội “cấp dưỡng” (nhà bếp) cho đến khi làm “thợ rừng” (đốn gỗ) ở Đồng Mộ, anh Phúc đă thường lo lắng cho tôi, v́ thấy tôi bị “tập trung cải tạo” quá lâu. Anh Phúc cũng có lần kể về chị Nguyệt, mà theo tôi được biết, chị Nguyệt vợ của anh Phúc đă sống đúng nghĩa theo tấm gương: “Tiết hạnh khả phong” trong suốt thời gian anh Phúc chồng chị, đang phải ngồi tù “cải tạo”!
Và, đến đây, có lẽ tôi phải nói qua vài nét về những “sinh hoạt” trong nhà tù, để cho các vị không ở trong trại của chúng tôi được biết: Trại “cải tạo” Tiên Lănh, với “danh số T.154”, là hậu thân của “Trại cải tạo đá Trắng” vào thời gian 1960 đến 1975. Đây là một trại chuyên về nông nghiệp, nên những cựu tù tại đây, đều phải làm những công việc rất nặng nhọc như vào những vụ lúa, th́ trại nam tù, th́ phải thay trâu, ḅ, để cày, cuốc cho nữ tù cấy, gặt…. Và v́ hai trại tù, nam-nữ gần nhau, nên hàng ngày nam nữ tù thường xuyên “lao động” cũng gần nhau, có khi nam nữ tù cùng “lao động” chung một đám ruộng; nếu nam tù “trang khỏa” không kịp cho nữ cấy, c̣n các anh làm nhanh, th́ nam “trang khỏa” đám ruộng trên, nữ cấy đám ruộng dưới. Ngoài công việc cày cấy, đến mùa gặt, th́ nữ gặt, nam phải bó lúa cho nữ tù gánh, v́ nữ bó lúa không chặt, khiến cho lúa đổ tung tóe, là bị công an “đánh cho biết lễ độ”! C̣n mỗi khi trại hết củi, th́ nam tù đốn củi cho nữ tù vác xuống, chất thành từng khối, đến khi nào đủ “tiêu chuẩn” theo mét khối… Nói chung, với chuyên nghề nông, th́ nam nữ tù đều phải làm cho đến khi nào “đạt chỉ tiêu” th́ mới được nghỉ. C̣n nếu không “đạt” th́ riêng nữ tù phải bị một h́nh phạt, mà đối với nữ tù, là một cực h́nh đáng sợ nhất. Đó là, nếu “không đạt chỉ tiêu” th́ mỗi buổi chiều về trại sẽ bị phạt “không được tắm”!
Nhắc lại những cảnh oan khiên, nghiệt ngă này, tôi không làm sao quên dược những buổi chiều bị phạt không được tắm, nên khi về pḥng, không ai có thể ăn nổi chén sắn độn cơm, v́ cả thân thể hôi hám bởi mồ hôi lẫn với śnh lầy; bởi vậy, cho nên khi leo lên chiếc sạp gỗ, là chẳng ai ngủ cho trọn giấc, mà những tiếng khóc như xé ḷng cứ vang lên đến đứt ruột, đứt gan. Nhưng chưa hết, v́ dù phải chịu đói, phải mất ngủ; song sáng sớm hôm sau, đúng sáu giờ, tất cả mọi cựu tù nam-nữ đều phải thức dậy, để chuẩn bị lên đồi cuốc đất trồng sắn với “tiêu chuẩn” vừa cuốc vừa trồng mỗi người là 500 (năm trăm hom sắn một ngày); hoặc cấy lúa, với “kỷ thuật” 8x8, nghĩa là mỗi cây lúa đều phải cách nhau 8 cm2; và với “tiêu chuẩn” là ba người một sào ruộng mỗi ngày (một sào theo cách tính tại miền Trung là 500 m2). Nói chung, tất cả đều phải “lao động đạt chỉ tiêu”, th́ mới được nghỉ. Chính v́ thế, nên đến khi các cựu tù được nghỉ, th́ cũng là lúc những con gà của “nhà chăn nuôi” của trại cũng vừa kéo nhau để lên chuồng!
Trên đây, là những ḍng tôi muốn nhắc lại một phần nhỏ của những đau thương ngày cũ, để cho tất cả quư vị cựu tù sẽ cùng nhau hồi tưởng lại những ǵ mà ḿnh đă phải trải qua, để rồi chắc sẽ thấy ḿnh gần nhau hơn, để đừng bao giờ quên những năm tháng phải gánh chịu những cảnh đọa đày trong các nhà tù “cải tạo”…!
Và cuối cùng, v́ biết rằng, dẫu có viết cho đến cả ngh́n trang hay bao nhiêu cuốn sách, th́ cũng không bao giờ diễn đạt cho vừa với những tâm t́nh của những cựu tù, đă một thời cùng chung cảnh ngộ đau thương trong các trại “cải tạo”; bởi trong kư ức của mỗi người, đă đầy ắp những h́nh ảnh và kỷ niệm từ những tháng năm dài trong nỗi khốn cùng tuyệt vọng, cho đến tận hôm nay, khi được t́m thấy tự do trên những mảnh đất tạm dung ở nơi đất khách, xứ người. Thế rồi sau bao nhiêu năm Trời xa cách, để mỗi năm sẽ được Hội Ngộ một lần, để cùng nhau hồi tưởng bao nhiêu những biến cố tang thương, dâu bể đă qua, và để rồi chỉ biết nh́n nhau rưng rưng lệ. V́ thế, nhân đây, tôi xin trích lại một đoạn cuối của Ban Biên Tập của Kỷ Yếu Cựu Tù Chính Chính Trị Quảng Nam-Đà Nẵng, trong lần Hội Ngộ lần thứ 03/27/5/2012, mà có lẽ là những ḍng sẽ khiến cho những cựu tù chưa có được cuốn Kỷ Yếu trong tay sẽ thấy bồi hồi xúc động, những ḍng ấy như sau:
“Không biết sau ngày Hội Ngộ lần thứ 3 này, chúng ta c̣n có cơ hội gặp lại nhau lần nữa hay không, bởi v́ “Tuổi đời đă leo lên tới đỉnh, Bắt đầu xuống dốc bên kia”.
“Không biết ai c̣n, ai mất, chúng ta, mỗi người lần lượt rồi cũng phải ra đi về miền cát bụi, và cũng sẽ bị lăng quên theo thời gian!!!
Những ḍng đă trích ở trên, sao nghe như những lời trăn trối sau cùng của những cựu tù đă bị vĩnh viễn bỏ ḿnh nơi “nghĩa địa Hố Ông Hức”; c̣n có bị “lăng quên theo thời gian” hay không, th́ có lẽ, chúng ta, tất cả những cựu tù “cải tạo” ở khắp bốn phương trời, cũng đă không c̣n điều ǵ để hối tiếc; bởi v́, quư vị đă từng giă từ những mái học đường, xa gia đ́nh, bằng hữu, từ bỏ cả một thời thanh xuân, trai trẻ, đi theo tiếng gọi của Tiền Nhân, lên đường dấn thân vào những nơi địa đầu giới tuyến, đêm đêm ngồi trên những vọng gác nh́n ánh hỏa châu hoặc đă băng ḿnh giữa những tiếng đạn pháo và khói lửa mịt mùng, đem chính máu xương của ḿnh để hoàn thành sứ mạng của người con dân nước Việt khi non sông ch́m trong cơn nguy biến, để bảo vệ tự do, bảo vệ đồng bào, và giành lại từng tấc đất của Quê Hương!
Chính v́ những lẽ ấy, nên chúng ta, những cựu tù “cải tạo” không có một điều ǵ để phải hối tiếc, dẫu “mỗi người lần lượt rồi cũng phải ra đi về miền cát bụi, và cũng sẽ bị lăng quên theo thời gian!”; bởi nếu Tạo Hóa có cho chúng ta được làm lại từ đầu, để được chọn lựa, th́ có lẽ trong chúng ta, có đa số những người cựu tù “cải tạo” đều muốn trở thành những Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Ḥa, nguyện hy sinh chính tuổi thanh xuân của ḿnh để bảo vệ một chính thể vốn đẹp, như những ḍng thơ thật đẹp, đẹp trọn vẹn ở mọi thời, và đẹp măi măi cho đến ngàn sau:
Đẹp thay Chính Thể Cộng Ḥa,
Vui thay tiếng hát câu ca Thanh B́nh.
Cộng Ḥa như ánh B́nh Minh,
Như gịng nước mát, như t́nh lúa xanh.
Pháp Quốc, 20/10/2012
Hàn Giang Trần Lệ Tuyền