Thủ Tướng Ngô Đ́nh Diệm

 

Hà Minh Thảo

 


Chúng tôi viết những bài này để :

- tưởng nhớ Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm, người đă dành lại Độc Lập cho Tổ Quốc, xây dựng Đất Nước về mọi mặt và đem lại An B́nh cho Đồng Bào ;

- đáp yêu cầu của những người Việt muốn biết những ǵ đă xảy ra trên Quê Hương Miền Nam Việt Nam thời khai sáng nền Cộng ḥa Việt Nam ;

- ghi lại những ǵ bản thân ḿnh biết năm 1963 đă đưa đến cái chết của vị Tổng thống dân cử, để nhà nước Mỹ cướp ‘quyền Dân Tộc tự quyết’ để đưa Việt Nam Cộng ḥa vào tay cộng sản Bắc Việt. Họ lợi dụng chiêu bài ‘V́ nhân quyền’ để tiếp tay bạo quyền chống lại nạn nhân chế độ độc tài. Khi Obama sang Việt Nam năm 2016, Ted Osius, đại sứ hai nước (mang hai cờ trên áo) đă mời những người đ̣i nhân quyền có tiếng đến gặp Tổng thống Obama, nhưng ông đă ‘nhắm mắt’ để công an trấn áp dă man và bắt đi cho đến khi cuộc ‘xem mặt Obama’ chấm dứt, ‘côn đồ’ thả các vị này ra. Huề. Hiện nay, Tổng thống Trump sắp đến Việt Nam, các vị này bắt đầu bị làm khó dễ lại. Khi v́ Tiền và Quyền, bọn ‘tư bản’ lẫn ‘cộng sản’ đều xấu giống nhau và chúng rất thân thiện với nhau.


Do đó, những tin tức được viết ra đây, chúng tôi đều xác tín là ‘Sự Thật’ và, nếu có điều ǵ không hợp ư quư vị, chúng tôi xin được thứ tha.



I.- QUỐC TRƯỞNG BỔ NHIỆM THỦ TƯỚNG. 

 

 


Trong hồi kư ‘Le Dragon d’Annam’ (Con Rồng Việt Nam’, Quốc trưởng Bảo Đại cho thấy ông rất quư trọng ông Ngô Đ́nh Diệm và đă mời ông này lập chính phủ tới 4 lần và ông chỉ nhận 2 lần :


1.- Lần đầu năm 1933, v́ muốn thực hiện chương tŕnh cải cách hầu khôi phục dần chủ quyền Việt Nam, vua Bảo Đại đă đặt Ngô Đ́nh Diệm vào chức vụ thượng thư bộ Lại (Nội Vụ) đứng đầu nội các kiêm tổng thư kư hội đồng hỗn hợp Việt Pháp về ‘Canh Tân’ do nhận thấy : « Tôi cho vời một viên quan tỉnh trẻ tuổi nhất là Ngô Đ́nh Diệm, lúc ấy làm Tuần Vũ tỉnh Phan Thiết, để đảm trách bộ Lại. Diệm năm ấy mới 31 tuổi, nổi tiếng là thông minh liêm khiết. Đây là một người quốc gia bảo thủ… ». V́ thấy người Pháp không đáp ứng những yêu cầu của ông về canh tân nên chỉ vài tháng sau Ngô Đ́nh Diệm đă từ chức để phản đối, mặc dù nhà vua cố thuyết phục ông nên tiếp tục. Khi bất đắc dĩ phải chấp thuận cho ông từ chức nhà vua bảo ông Diệm: ‘Mong rằng sự ra đi của quan Thượng sẽ mở mắt cho người Pháp’… Lúc đó, Bảo Đại đă chỉ kỳ vọng ở ông Diệm khi viết ‘Ngô Đ́nh Diệm đi rồi, tôi hoàn toàn thất vọng’.


2.- Lần thứ tư và cũng là lần chót ngày 18.06.1954 khi hội nghị Genève đang khai diễn, với viễn ảnh đen tối, nếu không nói là tuyệt vọng, cho giải pháp Bảo Đại và phe quốc gia, Quốc Trưởng lại một lần nữa t́m đến ‘người mà tôi tin cẩn’. Ông đă thuật lại đầu đuôi câu chuyện như sau:


« …Tôi cho vời Ngô Đ́nh Diệm và bảo ông ta:

– Cứ mỗi khi tôi cần thay đổi chính phủ, tôi lại phải gọi đến ông. Ông th́ lúc nào cũng từ chối. Nay t́nh thế rất bi đát, đất nước có thể bị chia cắt làm đôi. Ông cần phải lănh đạo chính phủ.


– Thưa Hoàng thượng, không thể được ạ. Ông ta đáp. Tôi xin tŕnh Ngài là sau nhiều năm suy nghĩ, tôi đă quyết định. Tôi định đi tu…


– Tôi kính trọng ư định của ông. Nhưng hiện nay tôi kêu gọi đến ḷng ái quốc của ông. Ông không có quyền từ chối trách nhiệm của ḿnh. Sự tồn vong của Việt Nam buộc ông như vậy.


Sau một hồi yên lặng cuối cùng ông ta đáp:

–Thưa Hoàng thượng, trong trường hợp đó, tôi xin nhận sứ mạng mà Ngài trao phó.


Cầm lấy tay ông ta, tôi kéo sang một pḥng bên cạnh, trong đó có cây thánh giá. Trước thánh giá tôi bảo ông ta:

– Đây Chúa của ông đây, ông hăy thề trước chân dung Chúa là giữ vững đất nước mà người ta đă trao cho ông. Ông sẽ bảo vệ nó để chống lại bọn Cộng sản, và nếu cần, chống luôn cả người Pháp nữa.


Ông ta đứng yên lặng một lúc lâu, rồi nh́n tôi, sau nh́n lên Thánh giá, ông nói với giọng nghẹn ngào:

–Tôi xin thề. »


Quốc trưởng Bảo Đại đă trao cho Ngô Đ́nh Diệm toàn quyền dân sự và quân sự để có thể đối phó với t́nh h́nh cực kỳ khó khăn lúc ấy.


Sau khi hội kiến với các nhân sĩ và chức sắc tôn giáo Việt Nam đang có mặt ở Pháp, kể cả ông Ngô Đ́nh Luyện là bạn học với Bảo Đại từ hồi c̣n nhỏ, Bảo Đại đă triệu Ngô Đ́nh Diệm từ đan viện Saint–André de Bruges (Bỉ) để đến gặp ông ta tại lâu đài Thorenc ở Cannes. Như vậy, việc giao trọng trách cho Ngô Đ́nh Diệm là quyết định riêng của Bảo Đại không có sự tham ư với người Pháp. Chỉ có hội ư với một người Mỹ mà Bảo Đại quen biết và tin tưởng là ông Bedell Smith, một đại diện Mỹ trong phái đoàn Mỹ ở Genèvre. Hai hôm sau, Bảo Đại thông báo sự bổ nhiệm và giới thiệu ông Ngô Đ́nh Diệm cho Tướng Ely, Cao ủy Pháp tại Việt Nam.


Sau đó, ông Diệm có buổi ra mắt và họp báo tại Hôtel Palais d’Orsay (Paris). Trong thời gian lưu lại Pháp, ông Diệm thuê một pḥng ngủ rẻ tiền, không nhà tắm ở Hôtel de la Gare, gần khu phố nghèo nàn gần nhà ga xe lửa Austerlitz. Đây cũng là bằng chứng về con người và nhân cách của ông Ngô Đ́nh Diệm.


Ngày 26.06.1954, ông Diệm bay về Sài G̣n, cùng với Hoàng thân Bửu Lộc, Thủ tướng xuất nhiệm, để trao lại quyền hành cho ông Diệm.

 


II.- THỦ TƯỚNG NHẬM CHỨC.

 


Tại sân bay Tân Sơn Nhất, khi ông Ngô Đ́nh Diệm xuống máy bay- mặc dù có sự chuẩn bị chu đáo của những người ủng hộ ông Diệm- chỉ có khoảng 500 người đón tiếp ông mà phần đông thuộc giới Công Giáo và các thành viên Tổng liên đoàn Lao công Việt Nam. Một dấu hiệu không mấy tốt cho vị Thủ tướng trong hoàn cảnh này. Trong hoàn cảnh cực kỳ bấp bênh và rối loạn bên bờ vực thẳm về chính trị, quân sự, kinh tế và xă hội. Lúc bấy giờ chỉ cần ổn định được t́nh thế th́ đă xứng đáng là một vị cứu tinh rồi.


Chánh phủ Bửu Lộc chỉ bàn giao lại dinh Gia Long và sở Nội dịch với năm bảy chiếc xe cũ kỹ, với một tiểu đội cảnh sát canh gác. Vài hôm sau, Thủ tướng bay ra Hà nội để xem xét t́nh h́nh và tiếp xúc chánh khách miền Bắc để mời tham gia chính phủ và Nội các được tŕnh diện quốc dân đồng bào ngày 07.07.1954. Trong đó, ông Ngô Đ́nh Diệm là Thủ tướng kiêm Tổng trưởng bộ Quốc pḥng và Nội vụ. Tuy nhiên, ông không có trong tay Quân đội (Tướng Nguyễn văn Hinh, Tổng Tham mưu trưởng, nắm giữ) và Công an Cảnh sát do B́nh Xuyên chỉ huy.

 


III.- NHỮNG BIẾN CỐ ĐÁNG GHI TRONG NĂM 1954.


1.- Điện Biên Phủ thất thủ.


Tin Điện Biên Phủ mất vào ngày 07.05.1954, chẳng những làm thất vọng nhiều người Pháp mà c̣n tạo một bầu không khí tuyệt vọng nơi những người Việt quốc gia, trong đó có Bảo Đại, và cả người Mỹ.


2.- Hội nghị Genève 1954


Hội nghị Genève 1954 được khai mạc ngày 26.04.1954 tại Thành phố Genève (Thụy Sỹ) để bàn về vấn đề khôi phục hoà b́nh tại Triều Tiên và Đông Dương. Nhưng vấn đề Triều Tiên không đạt được kết quả, nên từ ngày 08.05.1954, vấn đề Đông Dương được đưa ra thảo luận, dưới sự đồng chủ tọa của Anthony Eden (trưởng đoàn Anh) và Viacheslav Molotov (trưởng đoàn Liên bang Xô viết) với các phái đoàn : Pháp, Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa, Lào, Campuchia, Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa.


Hiệp định đ́nh chỉ chiến sự tại Việt Nam và Lào được kư bởi đại diện của hai lực lượng quân sự chính có liên quan, là Thiếu tướng Delteil (Pháp) và Tạ Quang Bửu (Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa) có nội dung chính như sau :


- Ngừng bắn ở Việt Nam và trên toàn chiến trường Đông Dương.

 

- Sông Bến Hải, vĩ tuyến 17, được dùng làm giới tuyến quân sự tạm thời chia Việt Nam làm hai vùng tập kết quân sự. Chính quyền và quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa tập trung về miền Bắc; Chính quyền và quân đội khối Liên hiệp Pháp tập trung về miền Nam. - 300 ngày là thời gian để chính quyền và quân đội các bên hoàn thành việc tập trung. Dân chúng được tự do đi lại giữa 2 miền.

 

- Mỗi bên quản lư lănh thổ Hiệp định chia cho ḿnh cho đến khi tổ chức Tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam.


- Thành lập hai cơ quan kiểm soát: Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đ́nh chiến (tiếng Anh: International Control Commission, ICC; tiếng Pháp:

ommission Internationale pour la Surveillance et le Contrôle, CISC) gồm Ấn Độ, Ba Lan và Canada, với Ấn Độ làm chủ tịch và Ban Liên hợp (tiếng Anh: Joint Commission; tiếng Pháp: Commission Mixte) gồm Pháp và Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa.


Trưởng đoàn Quốc gia Việt Nam, Trần Văn Đỗ, phản đối sự chia cắt đất nước bất cứ ở đâu và đă không kư vào bản hiệp định. Hoa Kỳ cũng không kư.

Cuối cùng, v́ tranh căi và mặc cả vào buổi chiều ngày 20.07.1954, Hiệp ước đ́nh chiến chỉ được soạn thảo xong và kư kết sau 12 giờ đêm, tức qua sáng 21.07.1954, nên đồng hồ ở trụ sở nơi họp vẫn giữ nguyên ở 12 giờ đêm 20.07.1954. Ngày 21.0-07-54, khi Tổng thống Eisenhower họp báo để giải thích hiệp định Genève cho quốc dân Mỹ, th́ bên ngoài đă có một nhóm sinh viên Việt Nam biểu t́nh lên án các cường quốc chia đôi đất nước của họ.

3.- Cuộc di cư từ Bắc vào Nam.


Trong khi chính phủ Pháp đưa 36,000 quân viễn chinh Pháp vào Nam th́ chính phủ Việt Nam, với sự trợ giúp phương tiện của Hoa kỳ và Pháp, phụ trách việc tiếp đón và t́m nơi tạm trú cho trên 800 ngàn đồng bào di cư từ Bắc vào Nam. Nếu công an và bộ đội cộng sản không ngăn chận bằng vơ lực, th́ số người di cư chắc chắn đă c̣n tăng cao hơn. Thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm cho lập phủ Tổng Uỷ Di Cư.


Bản thân chúng tôi nhớ lại, lúc đó, được nghỉ học một thời gian ngắn v́ trường được dùng làm nơi tạm trú và, khi đi học lại, các lớp học phải đón ba nhóm học sinh khác nhau : sáng, trưa và chiều. Tại các nhà thờ, v́ lúc đó chưa thể dâng lễ đồng tế, nên chỉ một Linh mục dâng Thánh Lễ tại bàn thờ chính và, đồng thời, có thể có Linh mục khác dâng Thánh Lễ tại bàn thờ phụ với người giúp lễ bắt buộc.


4.- Đem lại Độc Lập cho Tổ Quốc.


Để cho Toàn Dân được Dân Chủ th́, trước hết, Tổ Quốc phải được Độc Lập tức Chủ quyền Quốc gia phải được ngoại bang tôn trọng và người dân có Tự Do. Khi đó, mỗi Công Dân mới có thể tham gia bầu người đại diện cho ḿnh Lănh đạo Đất Nước. Bởi thế, Thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm phải tiến hành :


a./ Tiếp thu Dinh Norodom.


Khi từ Pháp về nước, Thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm cư ngụ và làm việc tại dinh Gia Long như các Thủ tướng tiền nhiệm trong khi Cao ủy Đông dương (Haut-commissaire de France en Indochine đại diện chính phủ Pháp để ‘cai trị’ vùng đất thuộc địa. Trước 1945, chức này có tên là Toàn quyền Đông dương, Gouverneur-général de l'Indochine Française với nhiều quyền hành hơn) ở tại Dinh Norodom, rộng lớn hơn, biểu hiện quyền người Pháp ở Việt Nam. Do đó, Thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm phải dành cho được nơi này.


Ngày 07.09.1954, Dinh Norodom được bàn giao giữa Cao ủy Pháp, Thống tướng 5 sao Paul Ely, và Thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm. Khi đó, quốc kỳ Pháp được hạ xuống và cờ Việt Nam được kéo lên. Thủ tướng Diệm cho đổi tên thành Dinh Độc Lập.


b./ Dành quyền chỉ huy Quân đội.


Ngày Song thất (7 tháng 7) năm 1954, khi Thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm thành lập Nội các, giới quan sát chánh trị quốc tế nhận định chánh phủ không thọ quá 6 tháng v́ ông Diệm, tuy kiêm nhiệm Tổng trưởng Quốc pḥng lẫn Nội vụ, nhưng không nắm được Quân đội và Cảnh sát. Các lực lượng này đặt dưới sự chỉ huy của Tướng Nguyễn văn Hinh, Tổng Tham mưu trưởng, và ông Lê văn Viễn, tức Bảy Viễn, thủ lănh B́nh Xuyên, đều là đàn em của Tướng Ely, Cao ủy Pháp.


Ngày 09.09.1954, Tướng Hinh dùng đài phát thanh Pháp Á để chỉ trích Thủ tướng và đ̣i cải tổ chánh phủ. Ngày 11.09.1954, Thủ tướng Diệm ra lệnh tướng Hinh phải đi Pháp trong ṿng 24 tiếng, với nhiệm vụ khảo sát tổ chức quân đội Pháp trong ṿng 6 tuần. Tướng Hinh từ chối và phản đối bằng cho một tiểu đội thiết giáp chạy quanh dinh Độc lập và dùng đài phát thanh chống chánh phủ. Tướng Hinh gởi thư yêu cầu sự can thiệp của Bảo Đại.


Ngày 20.09.1954, 9 trên 18 Tổng, Bộ trưởng lo sợ t́nh h́nh, đệ đơn xin từ chức. Nhưng Đại tá Landsdale (CIA) và Toà Đại sứ Hoa kỳ đă giúp ông Diệm giải quyết được cuộc khủng hoảng. Đại sứ Heath nói với tướng Hinh Hoa kỳ sẽ ngưng viện trợ quân sự và Đại tá Landsdale tặng hai vé phi cơ đi Manila cho hai sĩ quan tham mưu của tướng Hinh. Sau đó, Thủ tướng cử tướng Lê văn Tỵ thay tướng Hinh trong chức vụ Tổng Tham mưu trưởng Quân đội.


Sự khó khăn khác lại đến với Thủ tướng Diệm v́ ông từ chối đề nghị của Đại sứ Heath và tướng O’Daniel, trưởng đoàn cố vấn quân sự Mỹ, yêu cầu ông giữ tướng Hinh lại trong Quân đội. Do đó, Đại sứ Heath thay đổi thái độ, gửi điện tín về Washington để tố cáo Thủ tướng Diệm bất tài và cần thay đổi. Tuy nhiên, Tổng thống Dwight D. Eisenhower và Hội đồng an ninh Quốc gia cùng Lưỡng viện Quốc hội lại thấy ông Diệm có thể lănh đạo mặt trận chống Cộng ở Đông nam Á châu, nên bác bỏ đề nghị của đại sứ Heath và Tổng thống gửi tướng Lawton Collins, đặc sứ sang Sài g̣n với thư của Tổng thống Mỹ xác nhận ủng hộ Thủ tướng Diệm và đề nghị thảo luận với ông một chương tŕnh viện trợ kinh tế và quân sự qui mô hơn.


Chuyện lại chẳng may, hai tướng Collins và Ely, Cao ủy Pháp, quen nhau từ Đệ nhị Thế chiến và Ely đă chi phối được Collins. Nên, ngày 08.12.1954, hai ông vào hội kiến Thủ tướng Diệm tại dinh Độc lập và yêu cầu bổ nhiệm ông Phan huy Quát làm Tổng trưởng Quốc pḥng và Bảy Viễn làm Tổng trưởng Nội vụ. Ông Diệm từ chối, tướng Collins nổi giận và đề nghị chính phủ Hoa kỳ đưa Bảo Đại về và ủng hộ Phan huy Quát làm Thủ tướng thay ông Diệm. Nếu không thực hiện được điều này, th́ Mỹ nên rút ra khỏi Việt Nam.

Đọc xong tường tŕnh này, Tổng thống Eisenhower và Bộ trưởng Ngoại giao Foster Dulles thật hoang mang, lưỡng lự. Hai ông mời Thượng nghị sĩ Mike Mansfield (Dân chủ, đối lập) đến ṭa Bạch ốc để hội ư và ông nầy bác thỉnh cầu của tướng Collins v́ Thủ tướng Diệm đang hành động tích cực. Ngày 14.12.1954. Tổng thống Eisenhower chỉ thị cho tướng Collins tiếp tục viện trợ cho Việt Nam và ủng hộ Thủ tướng Diệm.


c. Độc lập về tài chính. Ngày 30.12.1954, chánh phủ Pháp và đại diện 3 nước Việt-Miên-Lào kư Hiệp định Paris, theo đó, Pháp nh́n nhận toàn vẹn chủ quyền tài chánh và tiền tệ của 3 nước Việt-Miên-Lào và có hiệu lực kể từ ngày 02.01.1955. Kết quả là từ nay, ngân khoản viện trợ của các nước được chuyển thẳng vào trương mục của Việt Nam, chứ không phải qua Ngân hàng Pháp quốc (Banque de France) như trước đó. Từ đây, chánh phủ Việt Nam toàn quyền quản lư ngân sách quốc gia.


Mặc dù c̣n nhiều khó khăn trước mắt, nhưng những thành quả đạt được trong 6 tháng qua thật đáng khích lệ, Thủ tướng Ngô đ́nh Diệm cho tổ chức Thánh Lễ đêm Giáng sinh ngày 24.12.1954 ngoài sân sau dinh Độc lập, để tạ ơn Thiên Chúa.

 


IV.- NHỮNG BIẾN CỐ ĐÁNG GHI NĂM 1955.


1./ Thực thi chủ quyền tài chính.


Từ ngày 02.01.1955, chính phủ Ngô đ́nh Diệm trực tiếp nhận viện trợ từ các nước khác, không phải qua Pháp. Do đó, ngân sách quốc gia chi trả lương cho quân nhân và công chức, tức quân đội tùy thuộc chính phủ.


Ngày 21.01.1955, Thủ tướng yêu cầu Pháp chấm dứt việc huấn luyện Quân đội Quốc gia Việt Nam và, ngày 11.02.1955, tướng Agostini (Pháp) và tướng Lê văn Tỵ, Tổng tham mưu trưởng, kư văn kiện chuyển toàn trách nhiệm về Quân đội cho chính phủ Việt Nam. Điều này không làm cho một số sĩ quan thân Pháp lâu nay hài ḷng. Bây giờ, họ phải nhận lương hàng tháng từ Thủ tướng Ngô đ́nh Diệm và làm việc với sự cố vấn của sĩ quan Hoa kỳ. Ngoài ra, trong số họ, có những kẻ đă đánh giết những dân ta kháng chiến chống Pháp từ 1945 khi họ phục vụ trong quân đội hay công an Pháp như Trần văn Đôn, Lê văn Kim, Dương văn Minh, Mai hữu Xuân, Trần thiện Khiêm, Đặng văn Quang, Đỗ Mậu… Ngày 12.02.1955, chính phủ thâu hồi lại quyền quản trị thương cảng Sài G̣n từ tay người Pháp.


2./ Sự hợp tác của các giáo phái.


Vào năm 1955, Pháp ngưng viện trợ các giáo phái Cao đài, Ḥa hảo và B́nh xuyên để xây dựng các lực lượng quân sự khoảng 20 ngàn quân, mua khí giới và c̣n có một số tiền mặt khá quan trọng khác. Bây giờ, họ phải cần sự tài trợ từ ngân sách quốc gia, tức phải xin chánh phủ Ngô đ́nh Diệm. Đây là là yếu tố quan trọng nhứt để định đoạt thái độ các giáo phái đối với ông Diệm, vị Thủ tướng hợp pháp. Nhờ đó, ông Diệm đă thành công trong việc chấn chỉnh Quân đội và chấm dứt các giáo phái vơ trang do thực dân Pháp dựng nên để chống Cộng.


Ngày 14.01.1955, đại tá Nguyễn Văn Huệ (Ḥa hảo), tham mưu truởng của tuớng Trần văn Soái, đem 3.500 người về với Quân đội Việt Nam. Ngày 13.02.1955, Lực lượng Kháng chiến Liên Minh Quốc gia do tuớng Tŕnh Minh Thế (Cao Đài) dẫn 5.000 quân về ủng hộ Thủ tướng Diệm. Các binh sĩ dưới quyền ông được sát nhập vào Quân đội Quốc gia, và ông Thế mang quân hàm Thiếu tướng. Ngày 10.03.1955, Thiếu tá Nguyễn Văn Đầy với 5.000 quân. Tướng Nguyễn Giác Ngộ, Lưc lượng Dân xă Ḥa hảo, đă hứa đem 8.000 quân về, ngày 23.02.1955, nhưng chỉ thực hiện trong tháng 5, sau khi B́nh Xuyên phải đầu hàng và Bảy Viễn trốn qua Pháp.


3./ B́nh Xuyên tan ră.


a. Bài trừ tứ đổ tường.

 
Ngày 01.01.1955, giấy phép mở ṣng bạc Đại Thế giới (Grande Monde) hết hạn. Nhưng Thủ tướng kư nghị định chấm dứt quyền khai thác cờ bạc tại Đại thế giới và măi dâm tại B́nh khang của B́nh xuyên v́ chủ trương của chánh phủ là bài trừ tứ đổ tường (cờ bạc, rượu chè, trai gái và hút á phiện), khiến họ không c̣n nguồn thu tài chính duy nhất. Trong đó, mỗi ngày, họ phải nộp cho Quốc trưởng Bảo Đại một triệu đồng (khoảng 28.500 Mỹ kim).


[Ṣng bạc Đại Thế Giới do Toàn quyền Pháp Thierry d’Argenlieu cho phép mở năm 1946, mặc dù Bác sĩ Nguyễn Văn Thinh cầm đầu chánh phủ Nam kỳ phản đối. Các Hoa kiều Chợ lớn trúng thầu trong hai năm đầu, trả 200 ngàn đồng mỗi ngày. Sau đó, người Hoa từ Áo Môn khai thác thêm vũ trường với vũ nữ và gái điếm hạng sang, trả 400 ngàn đồng/ngày. Năm 1950, Bảo Đại can thiệp để ông Lê Văn Viễn (Bảy Viễn), cầm đầu B́nh Xuyên, được Pháp phát lương để nắm quyền Chợ lớn và nhiều quận thuộc tỉnh G̣ công. Ông chịu trả cho Bảo Đại 100 ngàn đồng/ngày, cho bà Từ Cung (mẹ Bảo Đại) 100 ngàn đồng/ngày, cho Nguyễn Đệ (bí thư Bảo Đại) 10 ngàn đồng/ngày. Ngoài ra, Bảo Đại c̣n cử ông Lai Văn Sang, đàn em Bảy Viễn làm Tổng Giám đốc Công an Cảnh sát Quốc gia. Tháng 02.1952, Bảo Đại phong Bảy Viễn quân hàm Thiếu tướng. Bảy Viễn c̣n là chủ ṣng bạc Kim Chung (Cloche d'Or).]


Thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm cũng yêu cầu Bảo Đại thâu hồi lại đạo dụ cử Lai Văn Sang làm Tổng Giám đôc công an, cảnh sát để ông cử một người khác thay. Trong thông điệp trả lời, Bảo Đại xác nhận sự tín nhiệm nơi ông Diệm trong chức vụ Thủ tướng, nhưng không đề cập ǵ đến yêu cầu trên. Nhưng, quyết định lành mạnh hóa xă hội này sẽ làm cho Bảy Viễn và Bảo Đại mất một mối lợi to lớn khiến họ sẽ cùng thực dân Pháp liên minh với nhau để đối phó với vị Thủ tướng đang được ḷng dân.


b. Mặt trận Thống nhứt Toàn lực Quốc gia.


Do sự thúc đẩy của Bảo Đại và thực dân Pháp, ngày 05.05.1955, Bảy Viễn mời đại diện các giáo phái họp tại Chợ Lớn với lư do là miền Nam cần một chính phủ tốt hơn là chính phủ do Diệm ‘điên’ cầm đầu. Do đó, ông khuyên các giáo phái và B́nh Xuyên đoàn kết để đ̣i nắm giữ các bộ then chốt về tài chánh, kinh tế và để ông Diệm chỉ làm vị mà thôi. Với tham vọng có thêm quyền hành và tiền bạc, các ‘tư tưởng lớn’ gặp nhau để đồng ư thành lập ‘Mặt trận Thống nhứt Toàn lực Quốc gia’. Họ cử Hộ pháp Phạm Công Tắc (Cao Đài) làm Chủ tịch và ông Lê Quang Vinh (Ḥa Hảo, tự Ba Cụt) làm Tư lệnh quân sự. Tham dự phiên họp, c̣n có ông Nguyễn Đệ (Bảo Đại), các chính trị gia Nguyên tôn Hoàn (đảng Đại việt miền Nam), Phan Quang Đán (đảng Dân chủ), Hồ Hữu Tường… và hai tướng Cao Đài Tŕnh Minh Thế (đă về hợp tác với ông Diệm) và Nguyễn Thành Phương (đang chuẩn bị về hợp tác chánh phủ).


Hoa kỳ không muốn thấy Mỹ chi tiền mà Pháp thao túng chính truờng Việt Nam, ngày 08.03.1955, Tổng thống Eisenhower tái xác nhận vẫn tiếp tục ủng hộ Thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm nếu phải bác bỏ yêu sách của Mặt trận và gởi bản sao tuyên bố cho Bảo Đại. Ngày 22.03.1955, Mặt trận gởi tối hậu thư cho Thủ tướng Diệm và cho thời hạn 5 ngày sau phải thỏa măn các yêu sách của họ. Nếu không, họ sẽ thi hành những biện pháp cần thiết. Trong đáp thư, Ngô Thủ tướng sẵn sàng điều đ́nh với mặt trận v́ tất cả những người yêu nước đều được mời gọi để xây dựng một quốc gia bền vững và thịnh vượng. Rất tiếc, Mặt trận bác bỏ lời mời này. B́nh Xuyên đặt súng cối, dọa bắn vào dinh Độc Lập, nếu Thủ tướng Diệm từ chối các yêu sách của họ.

Đầu Xuân 1955, Đạo quân Ngự lâm quân (những quân nhân bảo vệ Quốc trưởng Bảo Đại, quân số cấp trung đoàn) do tướng Nguyễn Văn Vỹ chỉ huy hợp tác với B́nh Xuyên. Hành động đó buộc Thủ tướng Diệm phải ngưng chức Tổng Thanh tra Quân đội mà chính ông Diệm đă cử lối sáu tháng trước. Ngày 27.03.1955, thừa lịnh Thủ tướng, đại tá Đỗ cao Trí tiến chiếm Bộ Chỉ huy Công an Cảnh sát do B́nh Xuyên nắm giữ.


c. T́nh h́nh Thủ đô Sài g̣n trở nên căng thẳng.


Sáng 29.03.1955, v́ muốn kiểm chứng các tin đồn sai sự thật do những người chống ông Diệm tung ra về tinh thần Quân đội, đại tá Lansdale và trung úy Redick (CIA) đến gặp ông Diệm tại dinh Độc Lập. Ông Lansdale nhận thấy t́nh trạng trong Dinh Độc Lập không giống như lúc tướng Nguyễn Văn Hinh dọa đảo chánh. Tiểu đoàn pḥng vệ đang bố trí tác chiến v́ tin B́nh Xuyên sắp tấn công. Oâng xem xét lại hệ thống điện thoại vô tuyến vừa được thiết lập cạnh pḥng ông Diệm, để ông liên lạc với các nơi trong trường hợp sự liên lạc b́nh thường bị cắt đứt. Ông cũng cho ông Diệm biết ông được lệnh không đến dinh Độc Lập và chỉ sử dụng hệ thống vô tuyến này nếu xảy ra sự xung độ giữa những người Việt Nam. Sau đó, ông Diệm trải một bản đồ Saigon–Chợ Lớn trên bàn và chỉ cho ông Lansdale những nơi được báo cáo là B́nh Xuyên đă đặt súng cối để bắn vào dinh Độc Lập. Đại tá Lansdale nhận thấy ông Diệm rất b́nh tĩnh và tự chủ v́ nắm vững t́nh h́nh và biết ḿnh làm theo lương tâm, chứ không v́ tiền bất chính.

Ngày 31.03.1955, trong một buổi lễ long trọng, tướng Cao Đài Nguyễn thành Phương hướng dẫn 8.000 binh sĩ diễn hành trong sân dinh Độc Lập và tuyên hứa ủng hộ chính phủ Ngô Đ́nh Diệm.


Từ cuối tháng 03.1955, nhiều Tổng trưởng đă từ chức, kể cả các tướng Cao Đài, Ḥa Hảo và Ngoại trưởng Trần văn Đỗ hay Tổng trưởng kế hoạch Nguyễn văn Thoại cũng như các viên chức cao cấp do Pháp bổ nhiệm. Một số chỉ huy quân sự cũng cho biết rằng họ không muốn can dự vào nội chiến. Trung tuần tháng 04.1955, Quân đội chính phủ cũng như B́nh Xuyên củng cố các vị trí chiến đấu với những bao cát, hàng rào dây thép gai và tăng cường binh sĩ. Các lực lượng Pháp cũng đi vào Sài g̣n, đậu chiến xa bên lề đường để bảo vệ lính B́nh Xuyên di chuyển tự do. Nhiều đoạn đường, người dân lưu thông ở giữa đường và, hai bên đường, lính hai nh́n nhau quan sát. Người Pháp c̣n lập ra một khu vực Pháp, sát cạnh dinh Độc Lập.


Ngày 24.04.1955, Thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm cải tổ Nội các với sự tham gia của tướng Trần Văn Soái và ông Lương Trọng Tường (Ḥa hảo) và tướng Nguyễn Thành Phương (Cao đài). Ngày 25.04.1955, Thủ tướng kư sắc lệnh ngưng chức Tổng giám đốc Công an Cảnh sát của ông Lai Văn Sang, Tổng giam đốc Cảnh sát Quốc gia và cử Đại tá Nguyễn Ngọc Lễ thay thế.


Hai tướng Ely (Pháp) và Collins (Hoa kỳ) yêu cầu Thủ tướng đề nghị để giải quyết vấn đề giáo phái, gồm 5 điểm chính:


- Chính phủ trở thành lâm thời và liên hiệp với một số người chống ông Diệm.


- Thủ tướng Diệm sẽ cứ một Tổng Giám đốc Công an Cảnh sát, được chính phủ liên hiệp và phe B́nh Xuyên chấp nhận để khỏi đổ máu.


- Một hội đồng lâm thời, sẽ được đề cử và nhóm họp vào ngày 15.05.1955, mỗi giáo phái đề cử 60 đại biểu, dân di cư 10, ông Diệm 10. Hội đồng lâm thời này sẽ góp ư kiến với Bảo Đại nên cử ai làm Thủ tướng.


- Một hội đồng tối cao danh dự gồm lănh tụ các giáo phái.


- Hai người em trai của ông Diệm là ông Ngô đ́nh Nhu và ông Ngô đ́nh Luyện phải rời xứ trong thời gian này.


Một cách khách quan, chúng ta đều thấy các đề nghị này là những giải pháp để hai tướng Pháp và Mỹ Collins thực thi chính sách thực dân cố hữu của Pháp hầu loại trừ ông Diệm khỏi trách nhiệm phục vụ Tổ quốc và Dân tộc mà Bảo Đại đă tha thiết yêu cầu ông nhận ngày 16.06.1954.


d. Chiến cuộc bùng nổ.


Người Pháp đă dự phần quan trọng vào cuộc nổi loạn của B́nh xuyên nhằm bảo vệ quyền lợi của họ thời hậu Hiệp định Genèvre 20.07.1954. Theo đó, v́ bị kiệt quệ và thất trận tại Điện biên phủ, Thủ tướng Mendés France phải kư chia đôi lănh thổ Việt Nam, nhưng họ vẫn hy vọng để tướng Ély và các xí nghiệp kỹ nghệ Pháp tiếp tục khai thác và bóc lột tài nguyên quốc gia Việt Nam ít nhất trong 2 năm nữa và, sau đó, sẽ thương lượng với người cộng sản chiếm phần đất này. Nhưng, khi Thủ tướng Diệm nắm quyền, th́ không như bao Thủ tướng thời Pháp khác, ông bảo vệ tài nguyên quốc gia v́ đó tài sản thuộc sở hữu của toàn dân trong nhiều thế hệ, chứ không thuộc về ông hay đảng phái nào. Những thứ khác cũng vậy, người Pháp không thể hưởng lợi gián tiếp bằng cấp môn bài cho B́nh xuyên hay Hoa kiều (người Trung hoa sống tại Việt Nam) thu lợi tức trên tiền bạc, thân xác đàn bà và sức khỏe người Việt v́ quyền này từ nay hành sử bởi một vị Thủ tướng đạo đức. Bởi thế, thực dân Pháp phải liên kết với mọi thành phần ‘không ưa ông Diệm do mất quyền lợi’ khác như B́nh xuyên, cộng sản… để chống lại Thủ tướng Diệm. Người Mỹ Lawton Collins cũng vậy mà thôi !


Đêm 29.03.1955, thừa lệnh Bảy Viễn, quân B́nh xuyên bất ngờ bắn bích kích pháo (súng cối, mortier) vào dinh Độc lập. Người Pháp muốn dùng dịp này để cảnh cáo Thủ tướng Ngô đ́nh Diệm. Chúng tăng cường quân Pháp lên đến 30.000 trong vùng Sài g̣n–Chợ lớn, chưa kể các đơn vị tại vùng ngoại ô. Pháp cung cấp vơ khí mới và 3 pháo thuyền nhỏ để B́nh xuyên hoạt động trên các sông vùng này. Trong khi, ông Diệm muốn chuyển quân về Sài g̣n th́ tướng Ély không cấp phương tiện chuyên chở. Quân đội Pháp rất hạn chế cấp nhiên liệu như xăng nhớt cho các đơn vị Quân đội quốc gia.


Ông Diệm cố gắng thảo luận với nhiều nhân vật người Việt và ngoại quốc, như Đại tá Lansdale, về những biện pháp nào để tránh xung đột giữa B́nh xuyên và chính phủ. Trong khi đó, Bảy Viễn chỉ biết đ̣i hỏi sự giải nhiệm ông Diệm như điều tiên quyết v́ ông biết ông Diệm, người đặt vấn đề liêm chính và đạo đức cho đất nước lên trên hết, không bao giờ chấp nhận sự làm giàu do độc quyền kinh doanh cờ bạc, đĩ điếm và hút sách. Bây giờ, Bảy Viễn, với sự hổ trợ của Bảo Đại và thực dân Pháp, muốn dùng bạo lực để nắm chính quyền. Do đó, nhiều đơn vị Quân đội, trong có 5 tiểu đoàn Dù (gồm 2 tiểu đoàn người Nùng), dưới quyền đại tá Đỗ cao Trí, và binh sĩ của tướng Thế, đại tá Huê và thiếu tá Đày khoảng 4.500 người.


Trưa 28.04.1955, quân B́nh xuyên lại pháo kích vào dinh Độc lập. Binh sĩ Dù tấn công vào trại B́nh xuyên trên đại lộ Galliéni (tức Trần hưng Đạo, Sài g̣n) và tại Đại thế giới.


Trong t́nh h́nh trận chiến bắt đầu, từ Cannes, Bảo Đại gởi điện tín :

 

- triệu hồi Thủ tướng Diệm và tướng Lê Văn Tỵ qua Pháp để tường tŕnh về t́nh h́nh trong nuớc ;

 

- bổ nhiệm tướng Nguyễn Văn Vỹ, tư lệnh Ngự lâm quân Đà lạt, làm Tổng Tham mưu Quân đội quốc gia, được toàn quyền sử dụng mọi phuơng tiện cần thiết để giải quyết cuộc tranh chấp giữa Thủ tướng Diệm và các giáo phái.

Vào giữa trưa, Thủ tướng Diệm điện thoại mời đại tá Lansdale vào dinh Độc Lập gấp để nói là Ông vừa nhận được tin từ Hoa thịnh đốn cho biết là Tổng thống Eisenhower đă đồng ư để tướng Collins thay đổi chính sách về Việt Nam và thay thế chánh phủ Ông bằng một chính phủ liên hiệp. Ông Diệm nh́n thẳng mặt ông Lansdale và hỏi rằng: ‘tin này có đúng hay không ?’. Ông Lansdale trả lời ông không tin và sẽ điện về hỏi, nhưng phải mất nhiều giờ. Ông Diệm cũng cho biết là đang xảy ra những vụ nổ súng trên đường phố và B́nh xuyên đă được Pháp viện trợ cho súng cối 81 ly để nhắm vào dinh Độc Lập.


Trước sự liên kết giữa Bảo Đại, tướng Ély và tướng Collins để chống lại chánh phủ của ông, Thủ tướng Ngô đ́nh Diệm buộc ḷng phải đối phó bằng cho lệnh phản công. Trại B́nh xuyên trên đại lộ Galliéni nói trên, quân chánh phủ đă thắng dễ dàng một tiểu đoàn B́nh xuyên, chiến binh đă chạy tán loạn vứt bỏ mũ bê rê xanh lục đầy đường.


Các đơn vị Quân đội quốc gia, tinh thần chiến đấu anh dũng, đánh vào vị trí B́nh Xuyên tại trường trung học Pétrus Trương vĩnh Kư đă bắt được 37 người Pháp đánh phụ B́nh xuyên và cũng chiếm khu ṣng bạc Đại Thế giới. Đại tá Lansdale lái xe thị sát nhiều nơi trong Thủ đô Sài g̣n–Chợ lớn, để báo cáo t́nh h́nh B́nh xuyên chiến bại về trung ương t́nh báo CIA tại Hoa kỳ ở Langley, Virginia. Tuy nhiên, Cao ủy Pháp và ṭa đại sứ Mỹ tại Saigon đă gởi báo cáo về Paris và Washington cho biết t́nh thế trái ngược, do chiến dịch truyền thông xuyên tạc dữ dội của người Pháp tại Sài g̣n. Bởi vậy, Bộ Ngoại giao Hoa kỳ phải điện xin thông tin từ đại tá Lansdale về ông Diệm c̣n sống, cầm đầu chính phủ và được Quân đội ủng hộ. Những điều đó cũng được xác nhận bởi Sĩ quan tùy viên lục quân tại Ṭa đại sứ Mỹ và tướng O’Daniel, trưởng đoàn cố vấn quân sự MAAG (Military Assistance Advisory Group).


Trưa 28.04.1955, đại tá Lansdale, có trung úy Redick tháp tùng, đến gặp ông Diệm tại dinh Độc Lập. Nơi này, như một băi chiến trường : ngoài vườn dinh có nhiều lỗ do trái phá nổ đào ra, nhiều bức tường trúng các mảnh trái phá. Thủ tướng tiếp hai ông trong một pḥng nhỏ, gần pḥng ngủ của ông. Ông cho họ biết Quân đội quốc gia đang làm chủ t́nh thế và cho họ xem điện tín mà Bảo Đại, đă giận dữ lắm, nói ông Diệm làm Thủ tướng để đoàn kết và phục vụ an ninh của dân Việt Nam. Trái lại, ông Diệm đă bất tuân, nay đă hủy hoại t́nh thân hữu với nước Pháp và đang đưa người Việt yêu chuộng ḥa b́nh vào cuộc chiến tranh ghê tởm huynh đệ tương tàn… Do đó, khi nhận được điện tín này, ông Diệm phải đáp chuyến phi cơ đầu tiên rời Sài g̣n đi Pháp tŕnh diện Quốc trưởng và giao quyền chính phủ cho tướng Nguyễn văn Vỹ.


Thủ tướng Diệm nói với hai sĩ quan Mỹ : « Quyền hành chính phủ phải dùng để phục vụ Dân tộc. Tôi dành lại quyền công an cảnh sát từ B́nh xuyên là đúng v́ lâu nay họ làm giàu với sự độc quyền về cờ bạc, đĩ điếm và thuốc phiện. Nếu tôi rời Sài g̣n đi Pháp, quyền hành sẽ lọt vào tay Bảy Viễn và B́nh xuyên, việc này là một đại họa cho Dân tộc. Chính quyền không thể đặt nền tảng trên các tệ đoan mà dân chúng khinh chê và phải có căn bản vững chắc về liêm chính, dân chúng mới tham dự sinh hoạt quốc gia. Nếu không làm như thế, là không có tự do. »


Lúc đó, ông Nhu vào và cho biết biết đài phát thanh B́nh xuyên đang loan nội dung bức điện tín của Bảo Đại khiến ông Diệm dứt khoát không đi để ở lại lănh đạo chính phủ. Về đến Ṭa đại sứ, ông Lansdale tường tŕnh cho xử lư Randy Kider, tạm thế quyền Đại sứ khi tướng Collins, bị triệu về Hoa kỳ từ ngày 23.04.1955, và báo cáo cho trung ương CIA.


Ngày 30.04.1955, tướng Nguyễn Văn Vỹ, với sự hậu thuẫn của Ngự lâm quân Đà lạt, kéo về đóng quanh dinh Độc lập để đ̣i Thủ tướng trao cho ông quyền làm Tổng Tham mưu Quân đội quốc gia. Nhưng ông không thành công v́ bị Đơn vị pḥng vệ Dinh và quân Cao đài của Tŕnh minh Thế chận đường để tước khí giới. Thất bại, tướng Vỹ bỏ về Đà lạt.


Chiều ngày 29.04.1955, Cao ủy Pháp Ély vận động ngưng chiến để cứu nguy cho B́nh xuyên nhưng thất bại. Do đó, ông cho 400 xe bọc sắt chạy rầm rộ qua các đường phố Sài g̣n để thị uy. Quân đội quốc gia tiếp tục đánh bật quân B́nh xuyên ra khỏi Chợ lớn rồi tiếp tục truy kích đến Rừng sát, bắt buộc phải đầu hàng. Trên đường truy đuổi B́nh xuyên ra khỏi Sài g̣n–Chợ lớn, tướng Tŕnh minh Thế bị bắn tử thương trên cầu Tân Thuận ngày 03.05.1955 trong khi ông chỉ huy cuộc tiến quân qua cầu (Pháp đă thú nhận họ sát hại tướng Thế để trả thù cho Thiếu tướng Charles Chanson đă bị Hắc y ám sát năm 1951 tại Sa đéc ? – Ông Diệm bật khóc, nước mắt dàn dụa khi nghe tin tướng Thế chết.). Bảy Viễn trốn sang Cambodge và đi Pháp sinh sống.

e. Thủ tướng Ngô đ́nh Diệm t́m sự ủng hộ của Quốc dân Đồng bào ?


Để đối phó với Quốc trưởng, Thủ tưởng Diệm đă khôn ngoan t́m được một lực lượng mạnh mẽ và chính đáng để đương đầu : Quốc dân. Nhân biến cố cướp quyền này, Hội đồng Nhân dân Cách mạng ra đời và, sau đó, tuyên cáo yêu cầu truất phế Bảo Đại và mời ông Diệm thành lập chánh phủ khác để đối phó với t́nh trạng khẩn trương.


Hoa kỳ hân hoan về sự chiến thắng của Thủ tướng Diệm, quá sự mong đợi của họ. Đến nay, do có hai nguồn báo cáo có nhiều bất đồng, nên dù ủng hộ ông Diệm, họ vẫn hồ nghi về sự thành công của nhà chính trị mang sắc thái tu sĩ này. Ngoại trưởng Mỹ Foster Dulles cho rằng ông hy vọng thành công cứu được miền Nam khỏi cộng sản chỉ một phần mười. Nhiều nhận định bi quan và rất bi quan khác cũng được các chính trị gia thuộc Hành pháp và Lập pháp Hoa kỳ đưa ra, kể cả bản tường tŕnh của Đại sứ Donald Heath ngày 17.12.1954 về khả năng thành công của ông Diệm v́ ‘có mọi bằng cớ cho thấy rằng người Pháp không muốn ông Diệm thành công’.


‘Quốc dân Đồng bào’ lúc đó là những ai? Thủ tướng không t́m sự ủng hộ của ‘Cần lao Nhân vị Cách mạng’ mà cần một lực lượng đại diện cho Toàn dân chủ Đất Nước. Do đó, Người triệu tập ngay Đại diện các Chánh đảng và những Nhân sĩ Quốc gia (Trần quốc Bữu, Trần trung Dung, Trần chánh Thành, có cả hai bác sĩ Bùi kiện Tín và Huỳnh kim Hữu) vào ngày 29.04.1955, để xin ư kiến: ‘Nên tuân lệnh Quốc trưởng Bảo Đại triệu qua Pháp hay không?’. Hành vi này ngụ ư đặt Hội nghị trước một sự chọn lựa dứt khoát: ‘Bảo Đại’ hay ‘Ngô đ́nh Diệm’ ?


Phiên họp khai mạc lúc 10 giờ tại pḥng khánh tiết dinh Độc lập, Thủ tướng nói vài lời cám ơn và cho biết lư do mời họp. Ông trở lên lầu để các thành viên hội nghị tự do thảo luận. Hội nghị bắt đầu làm việc bằng bầu: ông Nguyễn bảo Toàn, bí thư Dân xă đảng (Ḥa hảo), làm Chủ tọa và ông Phạm việt Tuyền, kư giả, làm thư kư. (Sáng nay có 3 trái pháo kích B́nh xuyên bắn vào dinh Độc lập và một trái nổ ngay đúng lúc Hội nghị bắt đầu làm việc).

Trong phần phát biểu, ông Nhị Lang, đại diện Mặt trận Quốc gia Kháng chiến Việt Nam, đứng lên tuyên bố (đại ư) : Bảo Đại ở ngoại quốc là Quốc trưởng vô dụng cần trút bỏ quyền hành lănh đạo quốc gia của ông. Sài g̣n đang có biến, dân chúng đang xôn xao, lo sợ, tại sao Bảo Đại chọn ngay lúc nầy để buộc Thủ tướng phải bỏ nước sang Pháp xa xôi kia, hầu ‘tham khảo ư kiến?’ Xin thảo luận ngay việc truất phế Bảo Đại. Đến đây, tuy hội nghị sửng sốt trước đề nghị táo bạo này, nhưng đại tá Hồ Hán Sơn, đại diện tướng Cao đài Nguyễn Thành Phương, đứng lên và tuyên bố : Việt Nam Phục Quốc hội đồng ư và đừng bận tâm tới triệu thỉnh vô lư của Bảo Đại mà hăy đồng tâm làm cách mạng, chấm dứt ngay vai tṛ Quốc trưởng của Bảo Đại.


Sau đó, hội nghị bầu một Ủy ban Cách mạng Quốc gia, gồm 3 nhân vật : ông Nguyễn bảo Toàn, Chủ tịch, ông Hồ hán Sơn, Phó chủ tich, Nhị Lang làm Tổng thư kư. Nhờ sự đóng góp ư kiến của mọi thành viên tham dự, sau một giờ soạn thảo, Ủy ban hoàn thành bản Kiến nghị. Sau đó, Chủ tịch Nguyễn bảo Toàn đọc hai lần, 52 người đều chấp nhận và kư tên. Khi đó, Chủ tịch lên lầu mời Thủ tướng xuống nghe kết quả hội nghị.


Ông Diệm vào pḥng họp với vẻ lo buồn, Chủ tịch Ủy ban, cảm động và quả quyết đọc lớn : « Thay mặt cho toàn thể Hội nghị, tôi xin tŕnh Thủ tướng kết quả Hội nghị là bản Kiến nghị gồm 3 điểm :

 

1.- Truất phế Quốc trưởng Bảo Đại ;


2.- Giải tán Chánh phủ Ngô đ́nh Diệm ;


3.- Ủy nhiệm chí sĩ Ngô đ́nh Diệm thành lập chánh phủ mới để trừng trị bọn phiến loạn B́nh xuyên, thu hồi chủ quyền quốc gia, yêu cầu triệt thoái quân đội viễn chinh Pháp và tổ chức bầu cử quốc dân đại hội.


Làm ngày 29, tháng 04, 1955


Đại diện 18 chánh đảng và đoàn thể cùng 34 nhân sĩ kư tên. »


Nghe đến ‘Truất phế Quốc trưởng Bảo Đại’, mặt ông Diệm đỏ lên rồi từ từ biến sắc, lặng người, tay nhận bản kiến nghị và cố gắng lấy lại b́nh tỉnh, hết sức chẫm răi nói : « Xin quí ngài cho tôi… có thời giờ suy nghĩ kỹ về vấn đề trọng đại nầy! Xin cám ơn quí ngài! ». Hội nghị đă kết thúc và giải tán lúc 17 giờ.


Thủ tướng Ngô đ́nh Diệm bị đặt trước một sự đă rồi và cuộc Cách mạng bắt đầu tuy nơi Người, ông vẫn c̣n nghĩ đến một chế độ Quân chủ lập hiến. Nhưng để hợp với ư đại diện Quốc Dân, ông phải cùng họ tiến đến một chế độ Cộng ḥa cho Việt Nam.


Thủ tướng Ngô đ́nh Diệm cải tổ chính phủ ngày 10.05.1955 và tuyên bố tổ chức tuyển cử Quốc hội Lập hiến dự trù vào ngày 04.03.1956.


d. Thu hồi Chủ quyền về ngoại giao


Hai tuần sau khi tướng Collins rời Saigon để trở về chức vụ cũ tại Liên Minh Bắc Đại Tây Dương, Đại sứ Hoa kỳ mới G. Frederick Rheinhardt đến Sài g̣n. Ông tuyên bố thực thi chính sách của Hoa kỳ là ủng hộ chính phủ hợp pháp Ngô Đ́nh Diệm.


Trong phiên họp ngày 11.05.1955, ngoại trưởng Mỹ Foster Dulles yêu cầu không nên để vấn đề Việt Nam làm sứt mẻ mối bang giao Pháp–Mỹ và đề nghị Pháp hăy tiếp tục ủng hộ ông Diệm cho đến khi Quốc hội được bầu ra và quyết định về cơ cấu chính trị có thể bao gồm ông Diệm hay không. Ngoại trưởng Anh MacMillan cũng ủng hộ đề nghị Hoa kỳ v́ đặc phái viên Anh quốc tại Đông Nam Á đă báo cáo rằng ông Diệm đă chiến thắng và ông Diệm nên được ủng hộ.


Sau khi thấy ngoại trưởng Anh đồng ư với ngoại trưởng Mỹ, nên Thủ tướng Pháp Edgar Faure cũng chấp thuận theo và nhấn mạnh rằng chính phủ Ngô đ́nh Diệm phải được mở rộng, tổ chức tuyển cử Quốc hội sớm, cần giải quyết vấn đề giáo phái, chấm dứt sự tuyên truyền chống Pháp, giữ Bảo Đại làm quốc trưởng, các viên chức Mỹ làm hại bang giao Pháp–Mỹ như Edward Lansdale phải bị triệu hồi về nước và Hoa kỳ bảo đảm các quyền lợi, kinh tế, văn hóa và tài chánh của Pháp tại miền Nam. Ông Dulles đáp : nói chung, ông đồng ư với các ư kiến của Thủ tướng Pháp, nhưng cần biết rằng ông Diệm không phải là bù nh́n của Hoa kỳ, nên ông không thể bảo đảm các vấn đề liên hệ với Việt Nam được. Kết quả, từ đó, Pháp và Hoa kỳ đă có những chính sách khác nhau về Việt Nam.


Trong thực tế, chính phủ Pháp bối rối v́ chính phủ Diệm đă đưa ra hồ sơ ‘các hành động giúp B́nh xuyên và chống chính phủ của quân đội Pháp’. Một số sĩ quan Pháp làm cố vấn cho B́nh xuyên bị bắt giữ tại trận, đài phát thanh B́nh xuyên đă được đặt trong một doanh trại Pháp, một xe cứu thương Pháp bị bắt quả tang chở vũ khí cho B́nh xuyên khi chiến sự đang tiếp diễn… Do đó, Thủ tướng Diệm dứt khoát đ̣i chánh phủ Pháp phải triệu hồi về nước những thủ phạm nói trên.


Nhân cơ hội Cao ủy Pháp Paul Ély măn nhiệm và về Pháp ngày 20.06.1955, Thủ tướng Diệm yêu cầu Pháp chỉ cử Đại sứ và phải được Việt Nam chấp nhận trước như các nước khác. Ngoài ra, ông cũng yêu cầu Pháp rút hết các lực lượng quân sự về nước. Quân nhân Pháp cuối cùng rời lănh thổ Việt Nam vào ngày 28.04.1956.

 


Hà Minh Thảo

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính