Hải Chiến giữa Hải Quân VNCH và Tàu Cộng trong
khu vực Hoàng Sa
Friday,
January 18, 2008
(Tưởng nhớ
74 chiến sĩ hải quân VNCH
hy sinh bảo vệ tổ quốc ngày 19/01/1974)
Sưu tầm của
Gs.
Nguyễn Lư-Tưởng


Trong hai ngày 12 và 13 tháng 1,
2008 vừa rồi, chúng tôi được trực tiếp với Phó Đề Đốc (Chuẩn Tướng) Hồ
Văn Kỳ Thoại, nguyên tư lệnh Vùng I Duyên Hải, phụ trách lănh hải thuộc
5 tỉnh địa đầu giới tuyến (Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Tín,
Quảng Ngăi)... là người đă ra lệnh tấn công tàu của Trung Cộng khi chúng
xâm nhập lănh hải của Việt Nam Cộng Ḥa trong khu vực đảo Hoàng Sa năm
1974. Đây là một biến cố độc nhất vô nhị, biểu dương tinh thần chiến đấu
bất khuất để bảo vệ giang sơn tổ quốc của người chiến sĩ hải quân VNCH,
một nước nhỏ dám chống lại một cường quốc mạnh gấp mấy chục lần...
Ngày 18 tháng 1, 1974, tàu hải quân VNCH đă phát hiện có tàu lạ xuất
hiện trong phạm vi lănh hải của VNCH gần đảo Hoàng Sa, hải quân trung tá
hạm trưởng liền báo cáo về Bộ Chỉ Huy Vùng I Duyên Hải đặt tại bán đảo
Sơn Chà (Đà Nẵng) do Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại làm tư lệnh. Sau đó, có
nhiều tàu chiến khác và nhiều thuyền đánh cá cùng xuất hiện, tiến đến
khu vực gần đảo Hoàng Sa. Vị tư lệnh hải quân VNCH tại Vùng I đă cho gọi
thêm 3 tàu khác đến tăng cường pḥng thủ. Đó là :
- Khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ4) do Hải Quân Trung Tá Vũ Hữu San làm
hạm trưởng.
- Tuần dương hạm Trần
B́nh Trọng (HQ5) do Hải Quân Trung Tá Phạm Trọng Quỳnh làm hạm trưởng.
- Tuần dương hạm Lư
Thường Kiệt (HQ16) do Hải Quân Trung Tá Lê Văn Thự làm hạm trưởng.
- Và hộ tống hạm Nhựt
Tảo (HQ10) do Hải Quân Trung Tá Ngụy Văn Thà làm hạm trưởng.
Ngoài lực lượng hải quân bảo vệ khu hải đảo này ra, chúng ta c̣n có một
đơn vị địa phương quân thuộc tiểu khu Quảng Nam thường xuyên trú pḥng
trên đảo.
Phía hải quân VNCH yêu cầu tàu của Trung Cộng rút ra khỏi lănh hải VNCH
nhưng tàu Trung Cộng càng đến gần, áp sát bên tàu của VNCH và tỏ thái độ
khiêu khích, dùng loa gọi qua tàu VNCH chửi mắng bằng tiếng Hoa và tiếng
Anh... Trong khi đó rất nhiều tàu đánh cá (có vơ trang) của Trung Cộng
từ xa cũng đang trực chỉ đảo Hoàng Sa... Các hạm trưởng của VNCH báo cáo
về Bộ Tư Lệnh, trong lúc đó Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đang có mặt
tại Đà Nẵng nên Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại đă tŕnh sự việc lên tổng
thống là vị tư lệnh tối cao của quân đội VNCH và xin ư kiến quyết định.
Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu trả lời “hăy dùng các biện pháp khôn ngoan
và mềm dẻo để giải quyết, nhưng cũng phải cương quyết bảo vệ chủ quyền
lănh thổ, lănh hải của VNCH”.
Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại liền hội ư với các hạm trưởng của hải quân
VNCH đang đối đầu với hải quân Trung Cộng. Mọi người đều đi đến kết
luận: so sánh tương quan lực lượng hai bên th́ chúng ta không bằng 1/5
bên địch. Nếu địch tấn công trước th́ chúng ta có thể bị thiệt hại 100%
và lúc đó chúng ta sẽ hoàn toàn thất bại. Trước sau ǵ cũng sẽ đụng độ,
điều tốt nhất là lợi dụng yếu tố bất ngờ (v́ phía hải quân Trung Cộng
cho rằng tàu của hải quân VNCH sẽ không bao giờ giám tấn công tàu Trung
Cộng)... v́ thế chúng ta phải tấn công trước.
Lúc 10 giờ sáng ngày 19 tháng 1 năm 1974, tất cả 4 tàu của VNCH đồng
loạt nổ súng, tấn công ào ạt vào tàu Trung Cộng. Kết quả: hộ tống hạm
Kronstadt 274 của Trung Cộng bị ch́m, toàn bộ sĩ quan tham mưu của Trung
Cộng tử thương. Chiếc Kronstadt 271 bị hư hại nặng, ủi băi, sau đó bị
phá hủy. Hạm trưởng tử thương. Hai trục lôi hạm 389 và 396 bị hư hại
nặng, ủi băi và sau đó bị phá hủy. Bốn ngư thuyền chở quân bị ch́m...
Giáo Sư Trần Đại Sĩ, giám đốc Trung Quốc Sự Vụ của Viện Pháp Á cho biết:
hải quân VNCVH đă bắn ch́m chiếc Soái Hạm (tàu chỉ huy) của Trung Cộng
có 24 sĩ quan tử thương gồm: Đô Đốc Phương Quang Kinh, tư lệnh phó hạm
đội Nam Hải của hải quân Trung Cộng tử trận (lúc đó ông có mặt trên Soái
Hạm Kronstadt 274 do Hải Quân Đại Tá Quan Đức, làm hạm trưởng). Hải Quân
Đại Tá Quan Đức tử trận. Hải Quân Đại Tá Vương Kỳ Uy, hạm trưởng hộ tống
hạm Kronstadt 271 tử trận. Hải Quân Trung Tá Triệu Quát, hạm trưởng trục
lôi hạm 389 tử trận. Hải Quân Đại Tá Diệp Mạnh Hải, hạm trưởng trục lôi
hạm 396 tử trận. Hải Quân Thiếu Tá Tôn Quân Anh, hạm trưởng phi tiễn
đỉnh 133 Komar trang bị hỏa tiễn địa-địa, tử trận. Hải Quân Thiếu Tá Mạc
Quang Đại, hạm trưởng phi tiễn đỉnh 137, tử trận. Hải Quân Thiếu Tá Tạ
Quỳ, hạm trưởng phi tiễn đỉnh 139, tử trận. Hải Quân Thiếu Tá Ngụy Như,
hạm trưởng phi tiễn đỉnh 145, tử trận. Và 6 hải vận hạm chở quân bị
ch́m. (GS Trần Đại Sĩ cho biết đă t́m thấy tên các sĩ quan hải quân của
Trung Cộng tử trận trên các bia mộ tại nghĩa trang của quân đội Trung
Cộng).
Hải quân Trung Cộng phản công bắn ch́m hộ tống hạm Nhựt Tảo (tàu HQ10)
của VNCH, Trung Tá Ngụy Văn Thà và anh em sĩ quan đă hy sinh theo tàu
tất cả 58 người. Các tàu HQ4, HQ5, HQ16 bị hư hại nhẹ, được đưa về Sài
G̣n sửa chữa, về sau tiếp tục hoạt động trở lại. Cố Hải Quân Trung Tá
Ngụy Văn Thà tốt nghiệp trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang, khóa 12 Đệ
Nhất Song Ngư...
Danh sách các chiến sĩ hải quân hy sinh gồm có:
- HQ Trung Tá Ngụy Văn Thà, hạm trưởng - HQ Thiếu Tá Nguyễn Thanh Trí,
hạm phó - HQ Trung Úy Vũ Văn Bang - Trung Úy Ngô Chí Thành (cơ khí) -
Trung Úy Huỳnh Duy Thạch (cơ khí hàng hải thương thuyền) - HQ Trung Úy
Vũ Đ́nh Huân
- HQ Trung Úy Nguyễn Văn Đông - HQ Thiếu Úy Lê Văn Đơn - HQ Thiếu Úy
(khuyết danh) - HQ Thiếu Úy Nguyễn Phúc Xạ - Thượng Sĩ Châu (quản nội) -
Thượng Sĩ Lễ (vận chuyển) - Trung Sĩ Nguyễn Tấn Sĩ (cơ khí) - Trung Sĩ
Lê Anh Dũng (thám xuất)
- Trung Sĩ Trung (điện tử) - Trung Sĩ Vương Thương (giám lộ) - Trung Sĩ
Tuấn (quản kho) - Trung Sĩ Nam (trọng pháo) - Hạ Sĩ Lê Văn Tây (vận
chuyển) - Hạ Sĩ Trứ (trọng pháo) - Hạ Sĩ Hùng (trọng pháo) - Hạ Sĩ Ngô
Văn Ơn (giám lộ) - Hạ Sĩ Trứ (vận chuyển) - Hạ Sĩ Nguyễn Thành Danh - Hạ
Sĩ Nguyễn Văn Duyên (quản kho) - Hạ Sĩ Đỗ Văn Long - Thủy thủ Đức (trọng
pháo) - Thủy thủ Thanh (điện tử) - Thủy thủ Thi Văn Sinh (trọng pháo) -
Thủy thủ Mến (trọng pháo) - Thủy thủ Hoàng Đ́nh Mai (cơ khí)... Và 26
chiến sĩ hải quân mất tích.
Khi cuộc hải chiến xảy ra giữa VNCH và Trung Cộng, hạm đội của Mỹ ở gần
đó mà không can thiệp, mặc dù họ chính thức là “đồng minh” của Việt Nam
Cộng Ḥa. Ngoài ra, trong khi các chiến sĩ hải Quân VNCH bị ch́m tàu
đang lênh đênh trên biển th́ tàu của hải quân Hoa Kỳ cũng có mặt trong
vùng này mà không cứu... Như vậy, chính họ đă không tôn trọng luật hàng
hải “khi gặp tàu bị đắm, th́ tàu khác phải cứu người chết đuối trên
biển, dù đó là bạn hay thù”. Chúng ta nên nhớ rằng trước đó, tổng thống
Hoa Kỳ là Richard Nixon đă qua thăm Trung Cộng và đă có chủ trương hợp
tác với Trung Cộng rồi!
Sau khi hải quân VNCH rút lui khỏi vùng biển Hoàng Sa th́ quân Trung
Cộng đổ bộ lên đảo, bắt hết lính địa phương quân của tiểu khu Quảng Nam
trú pḥng trên đảo và ngang nhiên treo cờ Trung Cộng, phá bỏ các di tích
như bia đá tuyên bố chủ quyền, nhà cửa và cơ quan hành chánh của Việt
Nam Cộng Ḥa. Chủ quyền trên các đảo Hoàng Sa (Trường Sa), Tây Sa đă
thuộc về Việt Nam từ thời các chúa Nguyễn trong thế kỷ 17, các tàu buôn
ngoại quốc và các nhà truyền giáo cũng đă công nhận điều đó. Thời Gia
Long và Minh Mạng (tiền bán thế kỷ 19) đă lập đội quân kiểm soát ở các
đảo này. Vào hậu bán thế kỷ 19, khi Pháp chiếm nước ta th́ hai đảo này
do hải quân Pháp kiểm soát và có tên trên bản đồ Việt Nam gọi là đảo
Paracel va Spartley... trên đảo có đài khí tượng, có bia đá ghi chủ
quyền... Năm 1950, sau khi Pháp trao trả độc lập cho Việt Nam, thủ tướng
Việt Nam (thời Bảo Đại) đă công khai xác nhận “chủ quyền của nước Việt
Nam” trên các đảo này trước 50 quốc gia tham dự hội nghị quốc tế về lănh
hải mà không có quốc gia nào phản đối.
Vừa rồi, Trung Cộng đă thiết lập đơn vị hành chánh mới và tuyên bố vùng
đảo Hoàng Sa (trước 1975 thuộc tỉnh Quảng Nam) và Tây Sa (trước 1975
thuộc tỉnh B́nh Tuy) thuộc huyện Tam Sa tỉnh Hải Nam của Trung Quốc.
Đồng bào trong nước và hải ngoại lên tiếng phản đối Trung Cộng xâm lăng
trong khi chính quyền CS Việt Nam im lặng và cho công an đàn áp sinh
viên Sài G̣n, Hà Nội biểu t́nh chống Trung Cộng! Ngay khi Hồ Chí Minh
c̣n sống, ngày 14 tháng 9, 1958, Phạm Văn Đồng đă gửi thư cho Chu Ân
Lai, thủ tướng Trung Cộng, “chấp nhận quyết định của Trung Quốc” có
nghĩa là chấp nhận 12 hải lư từ bờ biển Trung Quốc trong đó có đảo
Trường Sa của Việt Nam thuộc về Trung Quốc... Đó là hành động bán nước
của của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Hiện tại, tập đoàn lănh đạo Cộng Sản
Việt Nam không bảo vệ được lănh thổ, lănh hải của tổ tiên chúng ta để
lại, đành cúi đầu chấp nhận hành động xâm lăng của đàn anh Trung Cộng.
Gương bất khuất của 58 chiến sĩ hải quân VNCH, hy sinh tính mạng v́ ḷng
trung thành với tổ quốc, quyết bảo tâm bảo vệ đất nước thật xứng đáng là
con cháu Ngô Quyền, Lư Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang
Trung... đă từng đánh tan bọn xâm lăng phương Bắc.
Ngày 19 tháng 1 năm 2008, kỷ niệm 34 năm trận hải chiến giữa hải quân
VNCH và Trung Cộng (19/1/1974-19/1/2008) trên vùng biển Đông (khu vực
Hoàng Sa), chúng ta thành tâm tưởng niệm anh linh 58 chiến sĩ hải quân
đă hy sinh và quyết tâm tranh đấu để bảo toàn lănh thổ, lănh hải của
nước Việt Nam do ông cha để lại.
Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu bài Văn Tế Các Chiến Sĩ Đă Hy Sinh
Trong Trận Hải Chiến Hoàng Sa 1974 của tác giả Trần Quán Niệm và Phạm Tứ
Lang:
Văn Tế Anh Hùng Tử Sĩ
(34 Năm Ngày Giỗ Trận Hải Chiến Hoàng Sa)
Đây Hoàng Sa! Đây Hoàng Sa!
Trận hải chiến lẫy
lừng trong lịch sử
Bảo vệ quốc gia - Vẹn
toàn lănh thổ
Vinh quang thay - Hải
lực Việt oai hung
Giữa biển khơi, bao
chiến sĩ hy sinh
Máu tô thắm dệt thành
trang hùng sử
Ba mươi bốn năm xưa
Một ngày rực lửa
Trung Cộng ngang tang
Xua chiến hạm tính
nuốt trôi đảo Việt
Nào soái hạm, trục
lôi, hộ tống
Nào phi tiễn đỉnh,
nào hải vận hạm chở quân (1)
Tiến ầm ầm, dậy sóng
biển Đông
Hải đội xung kích hải
quân ta
Trực chỉ Hoàng Sa
Quần đảo hoang sơ, ẩn
hiện khói sương mờ
Nằm án ngữ nơi bao
lơn nước Việt
Lănh hải xa, bao đời
ông cha ta trấn thủ
Bia đá rành rành, văn
bản vẫn c̣n ghi
Thế mà nay, quân xâm
lược lăm le
Loài cuồng khấu, ôm
giấc mơ Nam tiến
Ta sẵn sàng nghênh
chiến
Dù lực lượng lệch
chênh
Dàn đội h́nh quần
thảo một phen
Quyết không hổ danh
Hậu duệ Ngô Quyền,
Trần Hưng Đạo
Lực lượng ta:
Trần Khánh Dư (khu
trục hạm)
Trần B́nh Trọng, Lư
Thường Kiệt (tuần dương hạm),
Nhựt Tảo (hộ tống
hạm) oai phong (2)
Biển động sóng cuồng
Súng gầm khạc lửa
Chiến hạm địch quay
cuồng bốc cháy (3)
Bộ Tham Mưu tan xác
banh thây
Đô đốc, tá, úy, hạ sĩ
quan, đoàn viên (4)
Thương vong vô số kể
Địch cố thoát ṿng
vây
Điên cuồng chống trả
Hộ tống hạm Nhựt Tảo
trúng pháo kích
Lửa cháy bùng thượng
tầng kiến trúc
Nhiều ổ súng ngả
nghiêng
Đài chỉ huy tan nát
Trung Tá Hạm Trưởng
Ngụy Văn Thà (5)
Dáng dấp thư sinh -
Chỉ huy quyết liệt
Dạn dày hải nghiệp -
Sói biển phong sương
Bị trọng thương,
quyết theo tàu vào ḷng biển
Thiếu Tá Hạm Phó
Nguyễn Thành Trí
Trọng thương nhưng
tinh thần bất khuất
Xin được chết theo
tàu
Hạm trưởng lắc đầu:
“Anh phải đi
Xuồng đào thoát cần
một vị chỉ huy
Hăy để một ḿnh tôi ở
lại!”
Ôi khẳng khái
Những anh hùng biển
cả
Chiến sĩ hải quân oai
hùng bắn tới viên đạn cuối
Trước khi ch́m vào
ḷng biển mẹ mênh mông
32 sĩ quan, hạ sĩ
quan và đoàn viên
đă vị quốc vong thân
26 mất tích
Ngày hôm nay, 19
Tháng Giêng năm 2008
Nhớ ngày các anh em
đă xả thân v́ tổ quốc
Chúng tôi, bạn bè
cùng trang lứa
Quân chủng hải quân,
t́nh chiến hữu năm xưa
Trước bàn thờ bài vị
trang nghiêm
Ba mươi bốn năm ngày
giỗ trận
Thắp nén nhang thơm
tưởng niệm
Dâng ly rượu lễ chí
thành
Cúi mong các bạn hiển
linh
Hồn thiêng về đây
chứng giám
Xin được nghiêng ḿnh
vinh danh
Những anh linh tử sĩ
anh hùng:
Hải Quân Trung Tá Hạm
Trưởng Ngụy Văn Thà (5)
Hải Quân Thiếu Tá Hạm
Phó Nguyễn Thành Trí
Hải Quân Trung Úy Vũ
Văn Bang
Trung Úy Cơ Khí Ngô
Chí Thành
Trung Úy Cơ Khí Hàng
Hải Thương Thuyền
Huỳnh Duy Thạch
Hải Quân Trung Úy Vũ
Đ́nh Huân
Hải Quân Trung Úy
Nguyễn Văn Đông
Hải Quân Thiếu Úy Lê
Văn Đơn
Một Hải Quân Thiếu Úy
không rơ tên
Hải Quân Thiếu Úy
Nguyễn Phúc Xạ
Thượng Sĩ Quản Nội
Trưởng Châu
Thượng Sĩ Vận Chuyển
Lễ
Trung Sĩ Cơ Khí
Nguyễn Tấn Sĩ
Trung Sĩ Thám Xuất Lê
Anh Dũng
Trung Sĩ Điện Tử
Trung
Trung Sĩ Giám Lộ
Vương Thương
Trung Sĩ Quản Kho
Tuấn
Trung Sĩ Trọng Pháo
Nam
Hạ Sĩ Vận Chuyển Lê
Văn Tây
Hạ Sĩ Trọng Pháo Trứ
Hạ Sĩ Trọng Pháo Hùng
Hạ Sĩ Giám Lộ Ngô Văn
Ơn
Hạ Sĩ Vận Chuyển Trứ
Hạ Sĩ Nguyễn Thành
Danh
Hạ Sĩ Quản Kho Nguyễn
Văn Duyên
Hạ Sĩ Đỗ Văn Long
Thủy thủ Trọng Pháo
Đức
Thủy thủ Điện Tử
Thanh
Thủy thủ Trọng Pháo
Thi Văn Sinh
Thủy thủ Trọng Pháo
Mến
Thủy thủ Cơ Khí Đinh
Hoàng Mai
Và hai mươi sáu chiến
hữu hải quân mất tích
Nhớ chư linh xưa
Tung hoành dọc ngang
- biển Đông vùng vẫy
Lướt sóng ḱnh ngư -
Giữ ǵn lănh hải
Hỡi ơi!
Một ngày biển Đông
sóng dậy
Hải âu găy cánh trùng
dương
Các anh đi
Để nhớ để thương
Cho mẹ, cho cha, cho
vợ, cho con, cho anh, cho em
Cho bạn bè các cấp
Gương tuẫn quốc, muôn
đời ghi sử sách
Ḷng hy sinh, sáng
măi đến ngh́n thu
Trước bàn thờ
Đèn nến lung linh
Hương trầm ngào ngạt
Hồn linh thiêng về
chứng giám ḷng thành
Con Rồng, cháu Lạc hy
sinh
Xứng danh liệt tổ,
liệt tông
Tổ quốc muôn đời ghi
nhớ
Cung duy - Thượng
hưởng
Chú thích:
(1) Lực lượng
HQ địch: - Hộ tống hạm Kronstadt 271, Hạm Trưởng HQ Đại Tá Vương Kỳ Uy
tử trận - Kronstadt 274 Hạm Trưởng HQ Đại Tá Quan Đức tử trận, chiến hạm
nay là soái hạm trên có chở Đô Đốc Phương Quang Kinh, tư lệnh phó hạm
đội Nam Hải của HQ Trung Cộng. Trong trận chiến, ông và toàn Bộ Tham Mưu
tháp tùng tử trận - Trục lôi hạm 389, Hạm Trưởng HQ Trung Tá Triệu Quát
tử trận - Trục lôi hạm 396, Hạm Trưởng HQ Đại Tá Diệp Mạnh Hải tử trận -
4 phi tiễn đỉnh (PTĐ) Komar trang bị hỏa tiễn địa-địa, đó là - PTĐ 133,
Hạm Trưởng HQ Thiếu Tá Tôn Quân Anh - PTĐ 137 Hạm Trưởng HQ Thiếu Tá Mạc
Quang Đại - PTĐ 139 Hạm Trưởng HQ Thiếu Tá Tạ Quỳ - PTĐ 145 Hạm Trưởng
HQ Thiếu Tá Ngụy Như và 6 Hải vận Hạm chở quân.
(2) Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ4 Hạm Trưởng HQ Trung Tá Vũ Hữu San -
Tuần Dương Hạm Trần B́nh Trọng HQ5, Hạm Trưởng HQ Trung Tá Phạm Trọng
Quỳnh - Tuần Dương Hạm Lư Thường Kiệt HQ16 Hạm Trưởng HQ Trung Tá Lê Văn
Thư - Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo HQ10 Hạm Trưởng HQ Thiếu Tá Ngụy Văn Thà.
(3) Tổn thất chiến cụ:- Kronstadt 274 ch́m với toàn bộ sĩ quan tham mưu
tử thương (liệt kê ở phần (4) - Kronstadt 271 hư hại nặng, ủi băi, sau
đó bị phá hủy, hạm trưởng tử thương - Hai trục lôi hạm 389 và 396 hư hại
nặng, ủi băi và sau đó bị phá hủy - 4 ngư thuyền chở quân bị ch́m, không
rơ thiệt hại nhân mạng.
(4) Tổn thất nhân mạng: Trung Cộng tử thương 24 sĩ quan gồm 1 đô đốc, 7
đại tá, 7 trung tá, 2 thiếu tá, 7 cấp úy. Số hạ sĩ quan và đoàn viên
không rơ (ước chừng các dữ kiện trong (1), (2), (3) dựa theo tài liệu
của GS Trần Đại Sĩ, giám đốc Trung Tâm Quốc Sự Vụ của Viện Pháp Á thuyết
tŕnh về Lịch Sử Việt Nam và việc cắt lănh hải. Ông t́m thấy tên các sĩ
quan HQ Trung Cộng tử trận, ghi trên mộ bia tại nghĩa trang của quân đội
Trung Cộng.
(5) Cố HQ Trung Tá Ngụy Văn Thà tốt nghiệp trường Sĩ Quan Hải Quân Nha
Trang, khóa 12 Đệ Nhất Song Ngư - Hộ tống hạm Nhựt Tảo HQ10 bị ch́m,
HQ4, HQ5, HQ16 hư hại nhẹ, sau khi sửa chữa đă hoạt động trở lại.