Người muôn năm cũ!

 

Đoàn Xuân Thu 

 

 

Thưa hồi xưa, đường Hai Bà Trưng bắt đầu từ bến Bạch Đằng, trên sông Sài G̣n, nơi có Công trường Mê Linh, đặt tượng của Hai Bà do Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế, chạy dài khoảng 2967 mét, tới cầu Kiệu, Phú Nhuận!

 

Theo địa phương chí, con đường nầy đă từng thay tên đổi họ tới mấy lần!

 

Thời Pháp, tên Impériale, rồi năm 1870, đổi là Nationale. Và từ ngày mùng 4 tháng Tư, năm 1902, đổi là đường Paul Blanchy, để tưởng nhớ một ông Tây mũi lơ, tai to, mặt bự vừa mới đi bán muối.

 

Lúc ông Ngô Đ́nh Diệm c̣n làm Thủ tướng, ngày 22, Tháng Ba, năm 1955, con đường nầy được mang tên là Hai Bà Trưng cho tới măi tận bây giờ.

 

Ôi nhớ xưa! Mỗi chiều tan học, từ trường Petrus Kư, trên đường Cộng Ḥa được anh ḿnh chở trên chiếc xe đạp cọc cạch, dọc theo đường Hồng Thập Tự, hồi xưa Tây nó gọi là đường Cao (Route Haute) v́ nó ở trên cao. Tới đường Hai Bà Trưng th́ chiếc xe đạp quẹo trái, bắt đầu đổ dốc ‘phẻ re’ về Cầu Kiệu, bắc qua kênh Nhiêu Lộc.

 

“Nhớ khi xưa anh chở em, Trên chiếc xe đạp cũ. Áo ướt đẫm mồ hôi những trưa hè… Quay đều quay đều quay đều, thương hoài những ṿng xe.”

 

Về tới Bưu Điện Tân Định là chuông nhà thờ đổ, giục bà con giáo dân đi lễ trong ráng chiều hấp hối!

 

Trời sắp tối và những ngọn đèn cao áp thủy ngân bắt đầu bật cháy cho một quăng đường Hai Bà Trưng thơ ấu của tôi trong Sài thành hoa lệ.

 

o0o

 

Thưa nhắc tới khúc đường Hai Bà Trưng Tân Định là tôi nhớ tới tiệm ḥm Tobia. Hồi c̣n con nít, sợ chết lắm, mà bây giờ già tôi cũng sợ… sợ chết như xưa đó thôi! Nên cái ǵ có ‘lan can’ tới người chết như: nhà xác của bịnh viện, tiệm bán ḥm hay nghĩa trang là tui sợ hết ráo.

 

Tiệm ḥm Tobia nầy nếu từ phía Sài G̣n chạy vô, qua khỏi đường Hiền Vương một chút là nó nằm bên tay phải, trước khi đến Bưu điện Tân Định, và tiệm bán đèn trần Bùi Huy Mong.

 

Tiệm ḥm nầy chủ yếu phục vụ cho bà con người Công Giáo; nên nó ở gần nhà thờ Tân Định đấy thôi.

 

Nhưng tại sao tiệm ḥm mà lại đặt tên Tây vầy cà?

 

Thưa ông Tôbia, trong Kinh Thánh, một người chuyên đi nhặt xác chết về khâm liệm rồi chôn cất. Cho dù người chết là ai, một kẻ tha phương cầu thực hay kẻ bị án tử h́nh. Cho dù nhà vua đă ra chiếu chỉ cấm đoán ǵ cũng mặc.

 

Chỉ v́ việc làm nhân đạo này mà ông bị bắt bớ, bị kết án. Ngay chính vợ ông, người đầu ấp tay gối cũng chế giễu khi ông bị mù ḷa, bị tán gia bại sản. Thiên hạ c̣n cho rằng ông là một kẻ khùng điên.

 

Vậy mà ông Tobia vẫn vững ḷng với trái tim tràn đầy nhân hậu đối với tha nhân, cho dù đó chỉ là những cái xác chết vô thừa nhận đă khô queo, cong quắt.

 

o0o

 

Tiệm ḥm Tobia nầy đă ngẫu nhiên trở thành một chứng nhân lịch sử. Chứng kiến một tội ác thí Vua khủng khiếp của nước Việt Nam ḿnh thời hiện đại.

 

Thưa chiều ngày mùng 2, tháng Mười Một, năm 1963, ông Trần Trung Dung nguyên Bộ trưởng Quốc Pḥng, (cháu rể, kêu Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm bằng Cậu), đă gọi điện thoại đến ông chủ tiệm ḥm Tobia.

 

“Tổng thống, và ông Cố vấn Nhu đă bị giết trong chiếc thiết vận xa M113 mang số 80.989, theo lệnh của ông Dương Văn Minh.”

 

Sau đó, ông Dung nhờ tiệm ḥm Tobia mang hai chiếc quan tài đến bịnh viện Saint Paul, trên đường Phan Thanh Giản, để lo việc tẩm liệm cho hai người.

Cảnh sát, quân cảnh đứng gác ở các chốt, trước cổng nhà xác của bịnh viện nằm trên đường Tú Xương. Rồi một chiếc xe hồng thập tự, kiểu Dodge nhà binh, thắng lết bánh, đỗ xịch lại.

 

Bà Soeur mở cánh cửa nhà xác ra. Hai chiếc băng ca được khiêng vào. Trong nhà xác chỉ có một ngọn đèn vàng lù mù leo lét treo lơ lửng trên trần.

 

“Nằm trên băng ca là thi thể vị Tổng thống kính mến của nền Đệ nhất Cộng Ḥa! Cả bộ complet đẫm đầy những máu. V́ trên đầu của Tổng thống có một vết thương sâu từ dưới ót trổ lên đỉnh đầu.

 

Những người lo việc tẩm liệm, khiêng xác Người lên, đặt trên một bệ đá bằng cẩm thạch có lót hai lớp vải trắng. Rồi lấy bông g̣n và băng gạc nhúng đầy alcohol, nhẹ nhàng, cẩn thận lau sạch các vết máu, rồi sửa sang áo quần của Tổng thống lại cho chỉnh tề.

 

Bà chủ tiệm ḥm nhét vào tay Tổng thống một xâu chuỗi hột mân côi, rồi lâm râm đọc kinh cầu nguyện cho linh hồn người quá cố.

 

Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm vừa mới chết, ḿnh c̣n dịu nhỉu, nên hai bàn tay Người khép lại khá dễ dàng để giữ xâu chuỗi; như thể Người đang lim dim đọc kinh, lần hạt.

 

Người nằm đó vẻ thản nhiên trong im lặng; dường như Tổng thống đang ch́m trong giấc ngủ ngàn thu, b́nh an, không muộn phiền, mà cũng chẳng khổ đau… ?!”

 

Khâm liệm xong, cái Hội đồng Quân nhân Cách mạng nầy ra lịnh chuyển hai xác anh em Tổng thống vào bộ Tổng Tham mưu, âm thầm chôn trong khuôn viên trại Trần Hưng Đạo, cạnh chùa An Quốc.

 

Sau đó thấy êm êm, cái Hội đồng Quân nhân Cách mạng phản loạn nầy lại ra lệnh cho ông Chủ tiệm ḥm Tobia đem hai hài cốt của Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm và Cố vấn Ngô Đ́nh Nhu về chôn ở nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, đường Hai Bà Trưng, Tân Định.

 

Lệnh chỉ được phép lóng cát phủ dày lên mặt mộ cho bằng phẳng. Không được phép ghi tên tuổi, ngày tháng trên bia mộ ǵ cả.

 

o0o

 

nguoi muon nam cu 03

 

Rồi năm 75, Sài G̣n thất thủ. Việt Nam Cộng Ḥa sụp đổ.

 

Nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi bị VC giải tỏa để lấy đất xây Công viên Lê Văn Tám, một nhân vật do Trần Huy Liệu bịa đặt ra, thời Chiến tranh Đông Dương.

 

Hài cốt của Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm và Cố vấn Ngô Đ́nh Nhu lại bị buộc phải di tản ra tới nghĩa trang Lái Thiêu (B́nh Ḥa, Thuận An, B́nh Dương!) Bia mộ cũng chỉ được đề là: “GIOAN BAOTIXITA HUYNH” và “GIACÔBÊ ĐỆ”.

 

Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm đă bị giết một cách dă man bởi tṛ đời bất trung, bội phản; nhưng không phải ai cũng muối mặt như thế đâu.

 

Có bà Soeur, người từng theo sát di hài của Tổng thống, từ khi cải-táng cho đến khi xây cất phần mộ xong xuôi, đến lúc gần lâm chung, bà trăng trối xin được chôn gần mộ phần của Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm để tiếp tục hầu hạ Người. Thiệt là một trung thần bất sự nhị quân.

 

o0o

 

Ngày 26 Tháng Mười, năm 1963, ngày Quốc khánh cuối cùng của Chế độ Đệ nhất Việt Nam Cộng Ḥa, học tṛ được nghỉ học. Mấy hôm sau đi học, vô cất xe đạp ở dăy nhà chứa xe, bên dăy hàng sao ngang hông trường, tôi đă thấy lính Nhảy dù đứng gác ở đó.

 

Rồi ngày mùng Một, tháng Mười Một, năm 1963, cuộc đảo chánh phản loạn đă diễn ra. Tới 11 giờ trưa, ngày hôm sau, th́ đài Phát thanh Sài G̣n, Hội đồng Quân nhân Cách mạng thông báo là Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm và Cố vấn Ngô Đ́nh Nhu đă tự sát.

 

Chuyện bịa đặt nầy, dân không ai tin cả. V́ Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm, một người Công Giáo ngoan đạo; mà đạo Công Giáo cấm tín đồ tự sát.

 

Lại nhớ kỷ niệm. Năm 1962, lúc c̣n học lớp Nhứt, trường Tiểu học Bàn Cờ trong Cư xá Đô Thành. Cứ mỗi ngày Thứ Năm, đám học tṛ nhỏ xếp hàng để mỗi đứa được cho uống miễn phí một ly sữa bột của Viện trợ Mỹ, Usaid.

 

Rồi khi vào Đệ thất Petrus Kư, đám học tṛ nhỏ tụi tui, được nhà trường cho lên một chiếc xe bus, chạy u qua cầu Tân Thuận để đi coi xưởng dệt.

 

Một lănh tụ lo cho dân từng li từng tí như thế th́ làm ǵ có cái chuyện gia đ́nh trị ác ôn ǵ đó chớ?! Một lănh tụ không tư túi ǵ cho cá nhân ḿnh hết. Sống thanh bạch. Chết thanh liêm.

 

Rồi sau nầy lớn lên, nhớ lại những ngày thơ dại của tôi, hồi c̣n do Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm lănh đạo, là những ngày no đủ bên Ba, bên Má, bên anh, bên em, đẹp nhứt đời người… kể luôn cho tới bây giờ.

 

Ai công hầu ai khanh tướng? Rồi cũng một nắm cỏ khâu xanh ŕ. Nhưng điều đó không có nghĩa là hết. Lịch sử sẽ cho biết ai làm đúng? Ai làm sai? Ai công? Ai tội với nhân dân?

 

Những người đă nhúng tay vào máu trong cuộc đảo chánh, thí Vua ngày đó, leo lên sân khấu làm những tṛ nhăng nhố cho đến nỗi làm mất cả miền Nam th́ làm sao c̣n mặt mũi nào mà ăn nói được ǵ với người đă khuất?!

 

“Ôi! Người muôn năm cũ! Hồn ở đâu bây giờ?”

 

 

Đoàn Xuân Thu

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính