60 năm Đảo Chính 1-11-1963 lật đổ nền Đệ Nhất Cộng Ḥa Ngô Đ́nh Diệm

(Phần 2)

 

Cù Mai Công 

 

 

 

V- CUỘC ĐẢO CHÍNH 20 TIẾNG VÀ “HẬU CỨ CHÍNH TRỊ” ÔNG TẠ

 

Sau khi phản đảo chính 1-11-1963 thất bại và bị Hội đồng Quân nhân Cách mạng của tướng Dương Văn Minh tước binh quyền, ông Dzinh đă từ dinh tư lệnh Sư đoàn ở Sa Đéc về ở cư xá Lữ Gia, Phú Thọ, cạnh nhà nữ tài tử Kiều Chinh.

 

Đây không phải là lần đầu tiên ông Dzinh phản đảo chính cứu Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm, người đồng hương huyện Lệ Thủy, Quảng B́nh của ḿnh. Ba năm trước, ngày 11-11-1960, ông Dzinh, lúc ấy là trung tá, tư lệnh phó kiêm tham mưu trưởng của Sư đoàn 21 bộ binh cũng từ miền Tây mang một pháo đội 105 cùng đại úy Lưu Yểm, tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1/33 của Sư đoàn 21 bộ binh, kéo về Sài G̣n nhổ chốt Phú Lâm do Tiểu đoàn 8 nhảy dù trấn giữ; thẳng đường về Dinh Độc Lập dẹp tan cuộc đảo chính do đại tá Nguyễn Chánh Thi cầm đầu.

 

Đại tá Bùi Dzinh khi là tư lệnh Sư đoàn 9 năm 1962.
(Ảnh: Trần Đức Cầu – trên đường Gia Long, Qui Nhơn.
Ông Cầu là anh ruột của cô Trà Giang, nữ diễn viên điện ảnh khi đó ở miền Bắc.)

 

Ở cư xá Lữ Gia, năm học 1963-1964, các con ông như Bùi Dzũng, học nội trú lớp đệ ngũ – nay là lớp 8, cùng hai em trai: Cường, lớp đệ thất (lớp 6) và B́nh, lớp nh́ (lớp 4) trường Đắc Lộ (nay là Trường trung học cơ sở Ngô Quyền, Tân B́nh) ở gần ngă tư Bảy Hiền. Anh trai tôi cùng tuổi, cùng khối học, cùng nội trú với Bùi Thanh B́nh, con ông Bùi Dzinh ở đây. Anh B́nh là con trai thứ tư của ông Dzinh, sau này học khoá 31 Trường Vơ bị Sĩ quan Đà Lạt.

 

Anh Bùi Thanh B́nh, sinh viên khóa 31 Trường Vơ bị Quốc gia Đà Lạt,
con trai thứ tư của đại tá Bùi Dzinh, xưa học cùng lớp ở trường Đắc Lộ (nay là Trường trung học cơ sở Ngô Quyền, Tân B́nh) với anh tôi.
(Ảnh gia đ́nh cung cấp)

 

Năm 1964, ông Dzinh mướn nhà thầu Vũ Thịnh xây ngôi nhà đầu tiên ở Khu chỉnh trang/ vườn cao su Phú Thọ trên đường Nguyễn Văn Thoại (nay là đường Lư Thường Kiệt) nh́n xéo sang khu đất nay là chợ Tân B́nh. Đối diện bên kia đường là nhà của đại tá Quỳnh, chỉ huy trưởng Trường sĩ quan Chiến tranh chính trị Đà Lạt.

 

Xây nhà cho ḿnh nhưng ông Dzinh cũng xây dựng một kế hoạch cho đại sư. Nỗi tiếc thương “ông cụ” (Tổng thống Diệm) trong ông vẫn cháy bỏng. Và ngày 19-2-1965, ông ra tay: Cùng đại tá Phạm Ngọc Thảo tham gia cuộc đảo chính nhằm lật đổ tướng Nguyễn Khánh. Cuộc đảo chính do thiếu tướng Lâm Văn Phát chỉ huy. Cụ thể, ông đă cùng trung tá Lê Hoàng Thao mang quân từ Long An chiếm trại Lê Văn Duyệt (Bộ Tư lệnh Biệt khu thủ đô, nay là Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh). Trung tướng Trần Văn Minh, tư lệnh Biệt khu Thủ đô bị quản thúc tại đây gần một ngày đêm.

 

Leader of bloodless coup Col. Ngoc Thao Pham, which ousted Nguyen Khanh as Premier.
(Photo by Robert W. Kelley/The LIFE Picture Collection/Getty Images)

Đại tá Phạm Ngọc Thảo (ngồi) trong cuộc đảo chính lật đổ tướng Nguyễn Khánh 19-2-1965.
(Nguồn: Robert W. Kelley – LIFE)

 

Theo một tài liệu mà đại tá Thảo nắm được, Mỹ và Nguyễn Khánh đă thỏa thuận sẽ ném bom xuống miền Bắc vào 20-2-1965, v́ vậy cuộc đảo chính sẽ tiến hành ngày 19-2-1965. 

 

Quân đảo chính ngày 19-2-1965 chiếm Nha Vô tuyến truyền thanh.
(Nguồn: LIFE)

 

Trong cuộc đảo chính này, quân đảo chính mang 45 xe tăng, thiết giáp cùng, các đơn vị địa phương quân, lực lượng Trường bộ binh Thủ Đức và chủ lực là Trung đoàn 46 thuộc Sư đoàn 25, chiếm trại Lê Văn Duyệt, Đài phát thanh Sài G̣n, bến Bạch Đằng và phi trường – Căn cứ Không quân Tân Sơn Nhứt.

 

Xe tăng, xe thiết giáp của quân đảo chính ngày 19-2-1965
đi qua ngă tư Phú Nhuận.
Đường giữa ảnh là Vơ Di Nguy (nay là Phan Đ́nh Phùng), hướng về cầu Kiệu.
(Nguồn: LIFE)

 

Tướng không quân Nguyễn Cao Kỳ đưa máy bay cứu Nguyễn Khánh, bay ra Vũng Tàu. Không rơ chuyện ǵ trong nội bộ phe đảo chính mà trên tờ tin Việt Tiến (in ronéo, phát bí mật), đại tá Phạm Ngọc Thảo, bút hiệu Lê Minh, viết: “Chúng tôi v́ không muốn đổ máu mà hơn nữa ngay từ phút đầu đă thấy có sự chia rẽ và tranh giành nhau, nên tôi đă cho lệnh chấm dứt cuộc chính biến vào lúc 20 giờ ngày 19-2 và coi như 20 giờ làm chủ thủ đô đă chấm dứt”.

 

Cuộc đảo chính thất bại. Tuy nhiên, cùng với nhiều cuộc biểu t́nh phản đối, ông tướng có cḥm râu dê rất vui Nguyễn Khánh buộc phải lưu vong với chức danh “đại sứ lưu động”. Ông tướng này rất “tếu”. Theo anh Lê Văn Nuôi, trong bài viết “Xé hiến chương Vũng Tàu và buộc Nguyễn Khánh từ chức” trên báo Tuổi Trẻ ngày 20-4-2005, khi bị sinh viên biểu t́nh, hô “Đả đảo độc tài quân phiệt!”, tướng Nguyễn Khánh “cũng một tay vung lên, một tay cầm micro: “Đả đảo” (!).

 

Ngày 25-2-1965, tiễn tướng Nguyễn Khánh (đội nón sĩ quan nhạt màu giữa ảnh) đi làm đại sứ lưu động thực chất là lưu vong. Tướng Nguyễn Văn Thiệu độị nón sĩ quan nhạt màu bên trái tướng Khánh.
Viên sĩ quan tùy viên chín đời thủ tướng VNCH Nhan Hữu Hậu (chấm xanh) là sui gia một gia đ́nh bên giáo xứ Lộc Hưng – Ông Tạ.

(Nguồn: LIFE)

 

Một hội đồng tướng lĩnh lập ra, do Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ cầm đầu, ra lệnh tướng Lâm Văn Phát và hai đại tá Bùi Dzinh, Phạm Ngọc Thảo và 12 sĩ quan khác ra tŕnh diện trong 24 tiếng.

 

Hầu hết đào thoát (bỏ trốn). Ngày 26-4-1965, Ṭa án Quân sự tuyên bố “tử h́nh khiếm diện” (vắng mặt) bốn sĩ quan chủ chốt của cuộc đảo chính: tướng Lâm Văn Phát, hai đại tá Bùi Dzinh, Phạm Ngọc Thảo và trung tá Lê Hoàng Thao.

 

Đại tá Bùi Dzinh bị kết án tử h́nh với tội danh “chuyên viên đảo chính và sử dụng quân đội bất hợp pháp”. Ông Dzinh chạy về vùng Ông Tạ, ẩn náu ở ḷ bánh ḿ nhà ông Dần trên một con hẻm nhỏ cùng bên, gần trường Mai Khôi tôi học. Sau đó, ông sang Nhà hưu dưỡng các linh mục trong khuôn viên nhà thờ Chí Ḥa cách đó vài chục mét.

 

Đường Chử Đồng Tử xưa có ḷ bánh ḿ ông Dần,

nơi trú ẩn của đại tá Bùi Dzinh sau đảo chính thất bại.
Bên phải xưa là trường Mai Khôi tôi học từ 1971 – 1973
(nay là Trường tiểu học Bành Văn Trân).
(Nguồn ảnh: Cù Mai Công)

 

Bị lùng sục ráo riết, ông chạy về nhà một ông trùm giáo xứ Lạng Sơn ở Xóm Mới (G̣ Vấp) một thời gian. Ông bị bắt ở đây, đưa về tạm giam ở Tổng nha Cảnh sát Quốc gia – Sài G̣n trước khi bị giải sang khám Chí Ḥa tháng 5-1965.

 

Chính quyền tịch thu nhà của ông ở đường Nguyễn Văn Thoại. Vợ con ông nhờ người cậu ruột là trung tá Lư Trọng Lễ (sau này là dân biểu tỉnh B́nh Long rồi làm tỉnh trưởng Khánh Ḥa thời Đệ nhị Cộng ḥa Nguyễn Văn Thiệu) ở dăy nhà lầu đối diện hồ tắm Cộng Ḥa mua căn nhà số 203B đường Lê Văn Duyệt nối dài (sau năm 1967 đổi số 207 rồi cuối cùng là số 211 đường Phạm Hồng Thái, Gia Định – nay là Cách Mạng Tháng Tám); nhờ người d́ đứng tên và ở đó từ tháng 9-1965 cho tới giờ.

 

Căn nhà ở đầu đường Sở Mỹ (nay là đường Lê Minh Xuân) và Nguyễn Văn Thoại, xéo chợ Tân B́nh, được chính quyền Sài G̣n trả lại năm 1967 sau khi miễn án tử h́nh, trả tự do cho ông – nhân dịp Tổng thống Thiệu ban hành hiến pháp nền Đệ nhị Cộng ḥa.

 

Gia đ́nh ông ở chính là ngôi nhà đối diện hồ tắm Cộng Ḥa cho đến khi đi nước ngoài cuối năm 1980. Căn nhà luôn đóng kín cửa phía đường Cách Mạng Tháng Tám. Khách ra vào bằng cửa sau. Bà cựu đại tá Bùi Dzinh tướng to cao, phúc hậu. Cùng số phận đau buồn, trước khi định cư ở Pháp, hai bà cựu phu nhân hai đại tá Lê Quang Tung (nhà cách đó hơn trăm thước, trong hẻm An Tôn – nay là hẻm 947 Cách Mạng Tháng Tám) và Bùi Dzinh thường qua lại thăm viếng nhau…

 

Đại tá Phạm Ngọc Thảo thoạt đầu cũng trốn về vùng Ông Tạ, với che chở của linh mục Nguyễn Quang Lăm, chủ bút báo Xây Dựng và sau này là chánh xứ tiên khởi giáo xứ Xây Dựng trên đường Thánh Mẫu (nay là Bành Văn Trân). Đại tá Thảo vốn gốc Công giáo. Cha Lăm cho biết: “Tôi biết chắc những người có dụng ư loại trừ Thảo không muốn chuyện bắt bớ kéo dài, kéo theo nhiều chuyện lôi thôi. Bởi họ không thể không biết đại tá Phạm Ngọc Thảo rất được cảm t́nh và sự che chở của nhiều chức sắc cao cấp Công giáo”.

 

Linh mục Nguyễn Quang Lăm, chủ bút báo Xây Dựng.
(Nguồn: LIFE)

 

Và thế là đại tá Phạm Ngọc Thảo bị bắt nhanh chóng và sát hại dă man. Lúc đó, linh mục Nguyễn Quang Lăm với bút danh Thiên Hổ đă đăng loạt bài điều tra 40 kỳ về cái chết của đại tá Thảo. Mười năm sau, năm 1974, nhà báo linh mục Thiên Hổ c̣n viết một loạt bài nhiều kỳ trên báo Ḥa B́nh, lại nêu nghi can đă giết đại tá Thảo.

 

Tướng Sáu “lèo” Nguyễn Ngọc Loan trước sau không nhận ḿnh là thủ phạm. Ngày 20-12-2012, trong bài viết “Cái chết bi thảm và sứ mệnh hoàn hảo”của anh Hoàng Hải Vân trên báo Thanh Niên, linh mục Nguyễn Quang Lăm kể, đă từng hỏi Nguyễn Cao Kỳ: “Hồi đó mọi người đều nói tướng Nguyễn Ngọc Loan tự tay giết chết Phạm Ngọc Thảo. Mà tướng Loan từng là người thân cận của ông?”. Nguyễn Cao Kỳ đă trả lời: “Tôi không biết ông Loan có giết ông Thảo hay không, nhưng mọi quyết định đều do ông Thiệu”.

 

Có lẽ cha Lăm và nhiều vị chức sắc Công giáo không nghĩ đại tá Thảo là sĩ quan t́nh báo bên kia. Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm có thể cũng vậy, dù trước đó, ông Dương Văn Hiếu, chỉ huy Đoàn Công tác Đặc biệt Miền Trung (cơ quan t́nh báo, phản gián của Ngô Đ́nh Cẩn do Dương Văn Hiếu và Nguyễn Tư Thái phụ trách) đă bí mật theo dơi đại tá Phạm Ngọc Thảo, đề nghị Tổng thống Diệm lưu ư.

 

Đoàn Công tác Đặc biệt Miền Trung từng bắt một loạt sĩ quan t́nh báo chủ chốt phía bên kia: Các ông Trần Quốc Hương (tức Mười Hương – chỉ huy chỉ huy mạng lưới t́nh báo), Vũ Ngọc Nhạ, Lê Hữu Thúy, Nguyễn Vĩnh Nghiệp, đại tá Lê Câu (chỉ huy Quân báo miền Nam)…

 

Nhà ông Hiếu ở đầu một con hẻm nhánh bên trái của hẻm vô nhà thờ An Lạc (nay là 686 Cách Mạng Tháng Tám) vùng Ông Tạ, cách nhà linh mục – nhạc sư Kim Long một căn. Con trai đầu của ông tên Thuận. Mấy bố con đều vui vẻ, ḥa nhă với bà con lối xóm.

Sau đảo chính 1-11-1963, do là chỉ huy một đơn vị của cố vấn miền Trung Ngô Đ́nh Cẩn, ông Hiếu Dương Văn Hiếu bị bắt, tù khổ sai chung thân ở Côn Đảo. Nhưng một năm sau, ông được thả, về buôn bán thuốc tây mưu sinh. Tối 28-4-1975, ông Hiếu và Thuận, con trai lớn di tản cùng trung tướng Nguyễn Văn Là, cựu tổng giám đốc Cảnh sát Quốc gia. Hơn chục năm sau, ông bảo lănh vợ và tám con c̣n lại, định cư ở San Jose, California, Mỹ.

 

Riêng tướng Phát ra tŕnh diện, bị Hội đồng Kỷ luật Quân đội tước cấp bậc, buộc ra khỏi Quân đội vào tháng 10-1965. Trung tá Lê Hoàng Thao sau cũng được tha bổng và rời quân ngũ. 

 

 

VI-  SAU ĐẢO CHÍNH 1-11-1963 

 

Chiều 24-10-1955, ở Dinh Độc Lập, thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm
đón đại tá Dương Văn Minh – chỉ huy trưởng chiến dịch Hoàng Diệu
tiễu trừ B́nh Xuyên trở về.
(Ảnh tư liệu)

 

Sau cuộc đảo chính 1-11-1963, ai cũng biết là liên tục hơn một chục cuộc đảo chính, phản đảo chính khác của nhiều nhóm sĩ quan. Đó là những ngày Sài G̣n không yên ổn, cho tới khi nền Đệ nhị Cộng ḥa Nguyễn Văn Thiệu ngày 1-11-1967 được ra mắt – đúng bốn năm sau đảo chính 1-11-1963. 

 

Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm (h́nh giữa, hàng trên)
và các sĩ quan liên quan (đảo chính lẫn phản đảo chính) ngày 1-11-1963 trên báo nước ngoài thời điểm đó.
Cầm đầu là tướng Dương Văn Minh (hàng trên, bên trái).
Danh sách này thiếu nhiều. Ví dụ: Đại tá Bùi Dzinh, đại tá Lê Quang Tung…
Và cũng dư. Ví dụ: thống tướng Lê Văn Tỵ đang bịnh nặng, không dính líu ǵ.
(Ảnh tư liệu)

 

Nhưng dù thể chế nào, ai lănh đạo, thông tin về cuộc đảo chính vẫn úp mở, không rơ khi các lănh đạo miền Nam lúc ấy ít nhiều liên quan với đảo chính 1-11, và cả sự ràng buộc, kỵ húy của đề tài này khi các sĩ quan đảo chính vẫn cầm quyền.

 

Sau đó là 30-4-1975, đây cũng vẫn là đề tài “nhạy cảm” với đủ mọi thông tin khác nhau, nhất là từ những quan chức, tướng lĩnh Việt Nam Cộng ḥa ở nước ngoài chỏi nhau chan chát cho tới giờ. Thực hư khó xác định. Đó là chưa kể có thông tin không rơ ràng từ chính những “người trong cuộc”, có khi để bào chữa cho ḿnh.

 

Chẳng hạn, cái chết của anh em đại tá Lê Quang Tung – thiếu tá Lê Quang Triệu, thông tin chủ yếu từ các tác giả Việt ở nước ngoài, người nói bị đâm, kẻ nói bị bắn; thủ phạm có người nói đại úy Nguyễn Văn Nhung đâm, có vị dẫn lời tướng Lê Văn Nghiêm nói, do một Quân cảnh gác pḥng họp bắn… Ai cũng khăng khăng ḿnh đúng.

 

Những thông tin thật có thể vẫn c̣n đó trong hồ sơ “mật” của nhà nước lẫn cá nhân. Vậy nên chỉ có thể nói những ǵ đă được ghi nhận chính thức. Chẳng hạn như tại sao ông cố vấn Ngô Đ́nh Cẩn là dân Công giáo nhiệt thành sau khi bị xử tử, lại chôn ở nghĩa trang Bắc Việt của Phật giáo (nay là khu vực chùa Phổ Quang trên đường Phổ Quang; sát bên khu vực Bộ Tổng tham mưu Việt Nam Cộng ḥa – nay là Bộ tư lệnh Quân khu 7)?

 

Nghĩa trang Bắc Việt bên hông Bộ Tổng tham mưu
(nay là Bộ Tư lệnh Quân khu 7) năm 1969,
là nơi chôn cất ông Ngô Đ́nh Cẩn, cách nhà tôi hơn nửa cây số,
nay là khu vực chùa Phổ Quang trên đường Phổ Quang.
(Nguồn Ảnh: George Lane)

 

Gần đây, có một tập sách viết về bà Ngô Đ́nh Thị Hiệp (chị gái ông Cẩn, mẹ của hồng y Nguyễn Văn Thuận), tác giả là Nguyễn Văn Châu ghi lại từ lời kể của bà Hiệp.

 

Xin trích đăng:

«Trong một lần đến thăm ông Cẩn trong tù, ông Cẩn đă nói với bà Hiệp: “Chắc chắn họ sẽ kết án tử h́nh em. Khi em chết, em muốn được chôn trong một đất chùa Phật”.

Bà Hiệp đă thốt lên: “Em sẽ không chết, chính Đức Giáo hoàng đă can thiệp cho em. Đại sứ Cabot Lodge đă hứa với Đức Giáo hoàng rằng mạng sống của em sẽ được tha”.

Ông Cẩn nh́n bà với ánh mắt dịu dàng và nói: “Đừng tin lời đại sứ Lodge, giống như chị đă từng tin lời anh Diệm về sự an toàn của gia đ́nh. Đức Giáo hoàng ở rất xa. Em cần những lời cầu nguyện và phước lành của Ngài nhiều hơn là sự can thiệp của Ngài. Dù sao th́ em cũng sẽ chết, trong tù hoặc phải đối mặt với đội xử bắn. Nhưng hăy hứa với em rằng chị sẽ chôn em trong khuôn viên một chùa Phật giáo.”

(…) Bà Hiệp bật khóc nức nở không ḱm được. Bà hỏi Cẩn: “Em đă nói chuyện với cha giải tội, cha Thịnh về quyết định này?” Ông Cẩn mỉm cười: “Cha bị sốc lúc đầu, nhưng sau đó ông ấy đă hiểu”. Bà Hiệp hỏi: “Chùa nào sẵn sàng đón tiếp xác em? Chẳng phải tất cả Phật tử đều chống lại em?”

Ông Cẩn nh́n bà Hiệp một lúc lâu mới trả lời: “Có nhiều Phật tử hơn chị tưởng, những người hiểu được anh Diệm. Giờ đây họ im lặng trước sự hận thù xung quanh. Nhưng chúng ta sẽ t́m thấy trong số đó có những con người dũng cảm. Họ cũng muốn làm ǵ đó để chuộc lỗi v́ sự căm ghét khủng khiếp này. Chị sẽ t́m thấy nhiều tu sĩ Phật giáo ở Sài G̣n, những người sẽ vui ḷng chôn cất hài cốt của em một cách đàng hoàng sau khi em chết”.

Ngày 8 tháng 5 năm 1964, ông Cẩn bị bắn ngay trước một nhóm nhỏ người, trong đó có một vị trụ tŕ Phật giáo và một linh mục người Việt. Vị linh mục này là con đỡ đầu của ông Cẩn.

(… Sau khi xử tử xong) bà Hiệp quay sang hỏi vị trụ tŕ Phật giáo: “Thưa thầy, thầy đă làm tất cả những sự chuẩn bị cần thiết chưa?”. Vị trụ tŕ gật đầu: “Thưa bà, chúng tôi rất vinh dự được làm một lễ chôn cất đàng hoàng nhất cho ông Cố Vấn. Ông sẽ t́m thấy sự b́nh yên trên khuôn viên chùa của chúng tôi, theo mong muốn của ông ấy”. V́ vậy, cùng ngày hôm đó, ḥa thượng đă mang di thể ông Cẩn trở về chùa trong một quan tài đơn sơ và chôn cất ông trong khuôn viên của chùa Mutuality pagoda».

 

Mutuality pagoda tức chùa Phổ Quang trong nghĩa trang Bắc Việt. Nghĩa trang này có từ ít nhất đầu thập niên 1920. Từ nhà tôi trên đường Thoại Ngọc Hầu (nay là Phạm Văn Hai), đi thẳng lên đầu đường, băng qua khu đất hoang nay là công viên Hoàng Văn Thụ hơn trăm thước là tới khu nghĩa trang này. Thi thể ông Cẩn nằm đây. Cho tới giữa thập niên 1980, khi nhiều nghĩa địa, nghĩa trang ở Sài G̣n phải giải tỏa th́ cải táng, chuyển sang nghĩa trang Lái Thiêu cùng với di cốt hai anh Diệm – Nhu của ḿnh cũng cải táng từ nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi (nay là công viên Lê Văn Tám).

 

Bộ Tổng tham mưu QL-VNCH năm 1969.
Bên trái ṭa nhà ở giữa (Trung tâm Hành quân) là khu nghĩa trang Bắc Việt và chùa Phổ Quang.

(Nguồn: terrybair2012)

 

Tập sách không ghi vị ḥa thượng là ai. Lúc đó, trụ tŕ chùa Phổ Quang là ḥa thượng Thích Trí Dũng. Từ năm 1959, hòa thượng đă nuôi dưỡng các cán bộ chiến sĩ Biệt động thành; năm 1960 bị chính quyền Ngô Đình Diệm giam giữ ba tháng tại bót Hàng Keo vì bị tình nghi hoạt động Cách mạng. Sau 1975, ḥa thượng được Nhà nước trao Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhì; được suy tôn thành viên Hội đồng Chứng minh Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

 

Biên lai nguyệt liễm của nghĩa trang Bắc Việt năm 1952.
(Ảnh tư liệu)

 

Ngày 2-11-1971, sau tám năm lật đổ nền Đệ nhất Cộng ḥa, chính quyền Việt Nam Cộng ḥa lần đầu tiên cho phép tổ chức tưởng niệm, lễ giỗ Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm và bào đệ Ngô Đ́nh Nhu công khai tại nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi.

 

Sáng hôm ấy, đại tá Bùi Dzinh được cựu trung tá Trần Thanh Chiêu trong ban tổ chức tưởng niệm thông báo trước đă lái xe chở theo con trai là Bùi Dzũng đến dự buổi lễ này.

 

Trung tá Trần Thanh Chiêu, nhà A6 cư xá sĩ quan Chí Ḥa (nay là cư xá Bắc Hải) – vùng Ông Tạ; nguyên tư lệnh Sư đoàn 21 Bộ binh, năm 1960, Quân Giải phóng xâm nhập và lấy đi một số vũ khí tại căn cứ Trảng Sụp do một trung đoàn thuộc Sư đoàn 21, đóng ở đây. Ông bị Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm cách chức tư lệnh sư đoàn, thay bằng đại tá Trần Thiện Khiêm. Ông Chiêu dân Quảng Nam, tánh t́nh cương trực và khí phách, nhận lỗi, không phàn nàn, oán trách một lời. Sau được tổng thống Diệm tín nhiệm trở lại, giao làm chỉ huy trưởng Lực lượng Bảo an và Dân vệ – tiền thân binh chủng Địa phương quân và Nghĩa quân.

 

Thời Đệ nhị Cộng ḥa, sau khi giải ngũ, gia đ́nh trung tá Trần Thanh Chiêu dọn nhà về khu ngă tư Bảy Hiền, cạnh nghĩa địa Quân đội Pháp, gần trường Quốc gia nghĩa tử (nay là Trường cao đẳng Lư Tự Trọng), thuộc vùng phụ cận Ông Tạ.

 

Hai cha con ông Bùi Dzinh đậu xe gần salon ôtô Trường Can (chủ là thiếu tá Trương Định) trên đường Hiền Vương, đi bộ đến trước cổng chính nghĩa trang. Nơi đây, từ chín giờ sáng đă có hàng ngàn người tụ tập, phần lớn là bà con Bắc 54 các nơi: Ông Tạ, Trung Chánh (Hóc Môn), Gia Kiệm, Dốc Mơ, Hố Nai… đến bằng xe đ̣, xe Lam.

 

V́ số người quá đông nên lính gác và cảnh sát không cho phép vào bên trong nghĩa trang thăm viếng, cầu nguyện. Có lẽ đă tính trước, ban tổ chức đă cho dựng ngay một bàn thờ lộ thiên phía trong, sát cổng chính vào nghĩa trang. Thánh lễ cầu hồn được tổ chức theo nghi thức đọc kinh của đạo Công giáo do một linh mục chủ tế và mọi người thầm lặng cầu nguyện. Anh Bùi Dzũng cho biết, nh́n thấy có những ḍng nước mắt rơi.

 

Buổi lễ kết thúc xế trưa. Các ông đại tá Bùi Dzinh, Đỗ Văn Diễn, Trương Văn Chương… vốn là những chiến hữu cùng tham gia vụ chính biến (bất thành) ngày 19-2-1965 nhằm lật đổ tướng Nguyễn Khánh đă cùng ăn trưa ở nhà hàng L’Admiral, phía sau trụ sở Quốc Hội (nay là Nhà hát lớn).

 

Cùng lúc đó, trước mắt tôi, một thằng nhỏ chín tuổi, nhiều xe hoa diễu hành, phát loa dọc các con đường ở khu Ông Tạ như Thoại Ngọc Hầu (nay là Phạm Văn Hai), Phạm Hồng Thái (nay là Cách Mạng Tháng Tám)… suy tôn và đ̣i phục hồi sự thật, danh dự cho ông Diệm…

 

Năm 1973, mười năm sau đảo chính 1-11, một số sách viết về cuộc đảo chính hé mở một phần được xuất bản ở Sài G̣n: “Nhật kư Đỗ Thọ” (sĩ quan tùy viên của Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm), “Làm thế nào để giết một tổng thống”… Bán rất chạy. Hè 1973, bác ruột tôi năm đó từ Nouméa, Calédonie (thuộc địa Pháp) về Sài G̣n thăm em (tức ba tôi) và gia đ́nh em đă kêu tôi đi mua cho ông những tập sách này. Mua về, tôi cũng đọc ké.

 

Nhà thờ Cha Tam, nơi Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm
dự thánh lễ cuối cùng của đời ḿnh.
(Nguồn: Trần Việt Đức)

 

(Ảnh: Cố sự Quán)

 

Khi vào học lớp Sáu P1 niên khóa 1973 – 1974 Trường trung học Tân B́nh/Nguyễn Thượng Hiền, ngồi cạnh tôi là Đặng Duy Đạo, nhà ở Tân Việt trên ngă tư Bảy Hiền. Trong không khí chính trị đ̣i phục hồi danh dự cho Tổng thống Diệm lúc ấy, Đạo rủ tôi lên nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi thăm mộ hai anh em ông Diệm – Nhu. Nếu tôi nhớ không lầm, mộ hai ông gần cuối một con đường trong nghĩa trang, bên phải. Hai ngôi mộ thấp, chỉ cao hơn mặt đất chừng hai, ba tấc; không bia mộ; chỉ ghi “ông Huynh”, “ông Đệ”.

 

Những ngày lễ của Tam nhật Các thánh ấy, trong mắt tôi, một thằng con nít vùng Ông Tạ, đầy oan khiên, máu và nước mắt.

 

 

Cù Mai Công
Tháng 11-2023

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính