Tướng Leclerc có thái độ với Hồ Chí Minh

 

Bút Sử

 

 

Một tấm  h́nh nổi tiếng: Hồ Chí Minh (HCM) và đại diện chính phủ Pháp – Đại Sứ Jean Sainteny và Tướng Leclerc – sau khi hai bên kư Hiệp Ước Sơ Bộ ngày 6/3/1946. Họ cụng ly uống rượu chúc mừng nhau. Nhưng vài tháng sau th́ thái độ của Leclerc lại thay đổi hoàn toàn đối với HCM. Phần sau đây chứng minh tại sao.

 

Leclerc, HCM, Sainteny

 

Hiệp Ước Sơ bộ tổng quát nói về sự thỏa thuận giữa chính phủ Pháp và chính phủ của HCM, Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa. Nên ghi nhận là giai đoạn chính phủ lâm thời này nằm trong tay của phe thiên tả thuộc Đảng Cộng Sản Pháp chủ tịch là Maurice Thorez và Đảng Xă Hội do Felix Gouin. Hai nhân vật Leclerc và Sainteny chỉ là kẻ thừa hành.

 

Hiệp Ước bao gồm điều khoản về quân đội Pháp được đóng tại miền Bắc 5 năm, hành chánh, tài chánh, và thống nhất. Tựu chung th́ điều khoản về quân đội th́ nước Pháp nắm t́nh thế chủ động. Riêng về điều khoản “thống nhất 3 kỳ” là việc HCM quan tâm v́ nó có thể quyết định sự nghiệp và vai tṛ của người quốc tế cộng sản HCM khi toàn cơi lănh thổ Việt Nam nằm trong tay của phe cánh của ông ta, theo đường hướng đề ra của khối Liên Sô. Hơn hết là chính phủ của HCM chưa được nước nào công nhận, Liên Sô th́ bận rộn bành trướng ở Âu Châu,  cho nên HCM mang Pháp cộng sản về miền Bắc để được Pháp công nhận. Ngày hôm sau, 7/3/1946, Pháp công nhận Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa tại một buổi lễ ra mắt tại Hà Nội. Cũng ngay từ thời điểm này, người dân bắt đầu xuống đường chống đối HCM và Pháp.

 

Việc “thống nhất 3 kỳ” ghi trong hiệp ước đă bị thất bại. HCM cũng đă đoán trước sự không thành này trước khi qua Pháp vào đầu tháng 6/1946. Tại Pháp, Hồ vẫn cố gắng vận động với phe đắc cử lănh đạo bởi Thủ Tướng Georges Bidault, đồng thời họp hành liên tiếp với phe Đảng Xă Hội, tiêu biểu là ông Marius Moutet, Bộ Trưởng Thuộc Địa sắp bị mất chức. Lấy lại quốc hội từ phe thiên tả thành công, một trong những lư do là có sự vận động ráo riết của ông Thống Đốc Đông Dương Thierry d’Argenlieu. Ngay tại miền Bắc Việt Nam, d’Argenlieu đă gặp HCM vài lần để bàn về Hiệp Ước Sơ Bộ và thẳng thắn nói với Hồ rằng ông ta chống hoàn toàn cái hiệp ước đó v́ nó không thông qua sự đồng thuận của Nam và Trung Kỳ cũng như của Miên Lào, nó chỉ là sự thương lượng làm ra giữa hai bên chính phủ lâm thời Pháp thiên tả và HCM.

 

Vào tháng 4/1946 khi có cuộc họp tại Đà Lạt với phe d’Argenlieu, Vơ Nguyên Giáp đại diện chính phủ HCM đi dự. Giáp khi ra khỏi buổi họp đă nói rằng “chiến tranh không thể tránh khỏi”. Thế th́ HCM cũng đă biết như vậy. Đó là quốc hội Pháp sẽ vào tay đảng phái cộng ḥa (The Popular Republican Movement) sau cuộc bầu cử quốc hội xảy ra vào 2/6/1946. Người lănh đạo chính phủ là Georges Bidault, một nhân vật rất cứng tay với cộng sản.

 

Trong tâm trạng c̣n nước c̣n tát, HCM mong khi qua Pháp sẽ c̣n khối xă hội chủ  nghĩa và cộng sản giúp đỡ, nhưng tựu chung th́ 4 tháng bên Pháp HCM lẽo đẽo tưng bốc “nước Pháp mới”, mặt khác lại họp hành với Moutet “sáng tạo” ra kế hoạch Tạm Ước Modus Vivendi, 14/9/1946, mang về miền Bắc để câu giờ trước khi cuộc chiến xảy ra do nước Pháp chủ động tái chiếm Đông Dương, mà Hoa Kỳ là chủ chốt tiếp trợ. Moutet thuộc Đảng Xă Hội, c̣n những bạn bè của Hồ trong Đảng Cộng Sản Pháp th́ lại tránh mặt, chỉ thấy nhóm Moutet và Sainteny giúp đỡ Hồ. Một nhà báo thuộc khối cộng sản Leon Trotsky hỏi HCM tại sao giết Tạ Thu Thâu (đệ tứ quốc tế cộng sản) th́ Hồ trả lời rằng những ai không theo đường lối của ông sẽ bị bẻ găy ngay. Điều này nghĩa là bên Liên Sô Stalin ra chỉ thị sát hại hết lănh đạo khối Trotsky th́ ở Việt Nam HCM cũng phải làm theo y vậy.

 

Trở lại với Leclerc. Vào 7/1946 khi HCM đang tại Pháp, Sainteny có tổ chức một buổi tiệc tại nhà. Khách mời đa phần là những nhân vật nổi tiếng trong chính phủ Pháp, và dĩ nhiên là có HCM. Nhưng người nổi tiếng có công giải phóng Paris sau bốn năm bị Nazi chiếm đóng, cũng là người cụng ly chúc mừng Hiệp Ước Sơ Bộ cùng Sainteny và HCM  đă không có mặt – tướng Leclerc.

 

Những cây viết ngoại quốc hay cho rằng HCM có tiếng là hay dùng mưu chước mềm dẽo, lời lẽ tha thiết để thuyết phục đối phương. Hồ có món quà tặng nhờ Sainteny trao lại cho Leclerc, nhưng rồi cũng không có kết quả. Thế là Leclerc đă khám phá ra bản chất thật của HCM nên đă có thái độ khác với Hồ.

 

Những người trong khối Đảng Xă Hội đă chỉ trích Leclerc khi ông ta có hành vi thân thiện và ủng hộ phe HCM-Sainteny qua sự kiện Hiệp Ước Sơ Bộ. Một sự hổ thẹn cho Leclerc khi chứng kiến cảnh duyệt binh chung của Pháp và Việt Minh ngày 22/3/1946 tại Hà Nội, dân chúng chỉ hoan hô phe quân đội Việt Minh và làm ngơ trước đoàn lính Pháp. Chuyện dễ hiểu, bởi v́ Pháp đă tuyên bố rời khỏi Việt Nam, xé Ḥa Ước 1884,  sau khi bị Nhật đảo chánh vào 3/1945. Vua Bảo Đại tuyên bố Việt Nam độc lập, rồi đến 6/3/1946 HCM lại rước Pháp về và kư Hiệp Ước Sơ Bộ. Ngoài đường phố Hà Nội dân chúng hô la “Hồ Chí Minh bán nước!” mà nhà báo Pháp Jean Lacouture đă từng chứng kiến. Người dân mừng v́ đă khỏi ách thực dân th́ một năm sau lại thấy đoàn quân Pháp rần rộ trở về, nhưng người ta đâu biết rằng đó là phe “đồng chí” của HCM v́ nước Pháp đă lọt vào tay Đảng Cộng Sản và Xă Hội trong giai đoạn này.

 

Ngày hôm sau, 23/3/1946, tướng Leclerc rời khỏi Hà Nội và giao quyền điều hành quân đội cho tướng Jean-Etienne Valluy.

 

Georgette Elgey published in her République des illisions a letter from Leclerc to Maurice Schumann, dated June 8, 1946, in which he states that he had proof, through intercepted documents, of Ho Chi Minh’s deceitfulness. (Ho Chi Minh and His Vietnam, Jean Sainteny, page 82)

 

Bà Georgette Elgey đă phát hành République des Illusions, trong đó có đăng lá thư của tướng Leclerc gởi cho Maurice Schumann, đề ngày 8/6/1946. Trong thư Leclerc xác định rằng ông đă có bằng chứng, qua những tài liệu bị chặn, về sự gian trá của Hồ Chí Minh.

 

Tài liệu đó là ǵ? Tác giả Sainteny cho rằng đó chính là lá thư HCM gởi cho các đồng chí của ông ta ngay trước khi sang Pháp, ngày 31/5/1946. Sainteny: I believe Leclerc was referring mainly to the letter  from Ho to his disciples, dated May 31, just before his departure to France, stating that they should be ready for any eventuality. (page 82) – Tôi tin Leclerc đại ư nói đến lá thư của Hồ gởi cho các đồng chí, thư đề ngày 31 tháng 5, ngay trước khi buổi khởi hành sang Pháp. Thư đề ra rằng họ nên chuẩn bị khi bất cứ t́nh huống ǵ có thể xảy ra.

 

Chúng tôi đang t́m copy của lá thư gốc đó. Như cách diễn đạt của Sainteny ở trên, một cách chung chung người ta có thể hiểu rằng HCM trong t́nh huống chuẩn bị chiến tranh với Pháp nếu Pháp tuyên chiến, và chấp nhận chiến tranh với Pháp tới cùng. Trước khi cuộc chiến bắt đầu vào 12/1946, chính phủ Pháp đă cho Tướng Jean Fonde nói chuyện với Vơ Nguyễn Giáp là hăy suy nghĩ kỹ có nên chiến tranh với Pháp hay không, nếu HCM từ bỏ đường lối nhuộm đỏ Đông Dương th́ Pháp không tái chiếm, Việt Nam được độc lập. Ông Giáp trả lời ngay rằng có chết cả triệu dân Việt vẫn phải chiến tranh v́ tất cả phục vụ cho mục tiêu chính trị. Cả Sainteny cũng khuyên HCM như vậy, nhưng Hồ nhất quyết làm theo kế hoạch quốc tế cộng sản đưa ra.

 

Leclerc thấy ra điều đó ở HCM. Hồ không có mục tiêu muốn nước Việt Nam độc lập mà ông ta chỉ thủ đoạn dùng khẩu hiệu, tuyên truyền, bưng bít, mị dân để trở thành một lănh tụ cộng sản ở Đông Dương. HCM qua Pháp ve vuốt tất cả các thế lực, thiên tả và chống cộng, cũng chỉ muốn ḱm giữ sự cai trị. “Double dealing” chữ mà Sainteny dùng cho Hồ, một tên hai mang. Thế nên, sau kết quả cuộc bầu cử quốc hội 2/6/1946, tướng Leclerc đă viết thư cho ông Maurice Schumann (sau này là Bộ Trưởng Ngoại Giao, 1969-1973), như  đă đề cập phần trên, là nên đề pḥng tên cộng sản quốc tế HCM.

 

Leclerc đă lánh mặt trên chính trường tại Paris, đặc biệt là giai đoạn HCM sang Pháp vận động từ 6 – 9/ 1946. Tướng Leclerc bị thiệt mạng trên chuyến công tác bằng máy bay tại Algeria, vào 11/1947.

 

 

Bút Sử

 

Sources: Ho Chi Minh and His Vietnam, Jean Sainteny, 1972; Ho Chi Minh A Biography, Pierre Brocheux, 2007; Britain in Vietnam, Peter Neville, 2007.

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính