Hồ chí Minh có chống Pháp giành độc lập không?

 

Bút Sử

 

 

Đảng Cộng Sản Việt Nam cho rằng Hồ Chí Minh là một người thương dân lo nước, cả đời chỉ biết đấu tranh, không màng đến chuyện lấy vợ sinh con… Từ 1945 đến nay, những đánh bóng này vẫn c̣n vang dội, nhất là trong nước với bức màng che phủ và hệ thống thông tin một chiều. Huyền thoại được tạo dựng bởi những tiểu huyền thoại. “Sự Thật về Hồ Chí Minh” là phim tài liệu dài gần 2 tiếng đa phần tŕnh bày về con người Hồ Chí Minh, những hệ quả ông để lại, những hành động và “sáng tạo” của Đảng Cộng Sản Việt Nam khi đề cập tới nhân vật lănh đạo của họ.

 

Những chứng minh ông không ra đi “t́m đường cứu nước” mà chỉ v́ hoàn cảnh xuất ngoại để nuôi bản thân. Thân sinh ông là Nguyễn Sinh Sắc bị mất chức quan tại triều đ́nh Huế v́ khi say rựơu đă làm ra quyết định đánh chết một người dân, và ông phải xuôi Nam t́m phương sống khác. Các sử gia đă đưa ra nhiều tài liệu từ các văn khố cho thấy Hồ Chí Minh đă ăn ở với nhiều phụ nữ, trong số đó có cô Nông Thị Xuân và cô đă bị sát hại chỉ v́ muốn làm vợ chính thức của ông Hồ. Phim tŕnh bày tội ác ông Hồ khi phát động chiến thuật Cải Cách Ruộng Đất. Vụ ngụy tạo Hồ là danh nhân văn hoá thế giới khi UNESCO chưa hề vinh danh, vụ làm sai đi ngày chết đă được chứng minh rất khoa học. Phim cũng đă đánh tan luận điệu cho rằng Hồ Chí Minh có tư tưởng mà trong nước đă và đang bắt buộc tuổi trẻ phải học. Tư cách một gian hùng được phơi bày khi các học giả cho thấy “Ngục Trung Nhật Kư” không phải của Hồ Chí Minh làm ra, vụ ngụy tạo ra ngày sinh nhật v.v..

 

Dĩ nhiên DVD này không thể đưa ra hết trọn vẹn về Hồ Chí Minh, một con người có một không hai trong lịch sử. Có phải tất cả chúng ta, mặc dù đă nghe đă đọc một số tội ác của ông Hồ, nhưng thật dễ hiểu và rơ ràng hơn sau khi xem phim này. Có phải chúng ta đang mong tuổi trẻ trong nước được cơ hội biết ra sự thật về một người mà họ in trong đầu là “Bác Hồ kính yêu.” Được như thế có lẽ mỗi ngựi trong chúng ta tự làm cái cái ǵ đó trong khả năng để tiến tŕnh vạch trần huyền thoại mau kết thúc.

 

Ở đây, theo đà vạch trần huyền thoại, người viết xin tŕnh bày thêm một “tiểu huyền thoại” về nhân vật lănh tụ của Đảng Cộng Sản Việt Nam – Hồ Chí Minh có công chống Pháp giành độc lập.

 

Sau khi đă bị thất bại không được Hoa Kỳ công nhận 2/9/1945, Hồ Chí Minh đă tương kế tựu kế làm ra Hiệp Ước Sơ Bộ kư với Sainteny ngày 6/3/1946 để mang Pháp về cai trị tiếp, cùng Pháp chia chát quyền lợi, nhất là được Pháp công nhận và dùng bàn tay Pháp để triệt hạ các đảng phái quốc gia. Đây là giai đoạn nước Pháp cầm quyền bởi Đảng Xă Hội thân cộng dẫn đầu bởi thủ tướng Felix Gouin (1/1946 – 6/1946).

 

Đến cuối 5/1946 t́nh h́nh lại khác đi. Nước Pháp đang thay đổi thành phần lănh đạo thuộc phe hữu, không thân cộng lănh đạo bởi thủ tướng Georges Bidault. Bởi thế mới có vụ thống đốc D’argenlieu lên Hà Nội gặp Hồ Chí Minh để nói về Hiệp Ước Sơ Bộ và cuộc họp tại Fontainebleau sắp diễn ra bên Pháp. D’argenlieu chống đối Hồ Chí Minh quyết liệt khi biết trong Hiệp Ước Sơ Bộ có điều khoản “thống nhất ba kỳ” và ông đă sáng suốt thấy âm mưu nhuôm đỏ luôn miền Trung và Nam. Thế nên để mua chuộc lấy ḷng hay đánh phủ đầu D’argenlieu, ông Hồ đă ra lệnh cho treo giăng biểu ngữ, hoa đèn khắp thành phố cho là mừng sinh nhật lănh tụ Hồ Chí Minh. Câu chuyện này đă được ông Vũ Thư Hiên kể trong phim tài liệu nói trên.

 

Như vậy th́ đủ biết ông Hồ trong lúc này đang lo sợ bởi v́ phe cánh nắm quyền bên Pháp đang là đối thủ của ông. Hiệp Ước Sơ Bộ đă không được thực hiện trọn vẹn, mặc dù cũng v́ hiệp ước này mà có ít nhất 6 ngàn dân Hà Nội và nhiều thành viên của các đảng phái chính trị bị Pháp và Việt Minh sát hại. Phong trào chống thực dân Pháp từ 1945 trở về trước hoàn toàn khác với giai đoạn chống Pháp đầy mâu thuẫn từ 1946. Pháp của năm 1946 và đồng minh Hoa Kỳ phải đương đầu với thế lực bành trướng làn sóng đỏ của Stalin ở Âu Châu và Hồ Chí Minh, Mao Trạch Đông ở Á Châu…

 

Hồ Chí Minh ra lệnh Phạm Văn Đồng hướng dẫn phái đoàn sang Pháp dự hội nghị Fontainebleau để bàn vấn đề Việt Nam ngày 28/5/1946, nhưng ông biết chắc sẽ thất bại. Hồ Chí Minh đi riêng để t́m cách vận động dù rất yếu ớt. Từ 5/1946 đến 9/1946, ông đă gặp nhiều đảng viên cộng sản bên Pháp để t́m cách giúp ông, nhưng cuối cùng th́ những người này cũng phải nói rằng nước Pháp đang coi Hồ Chí Minh là đối thủ.

 

 

 

Giáo sư William Duiker, tác giả “Ho Chi Minh A Life” đưa ra h́nh chụp khác thường (trên) của Hồ Chí Minh khi đang đến Paris liên quan tới hội nghị tại Fontainebleau. Ông ghi (trang 426):

 

In early June 1946, the French representative Jean Sainteny escorted Ho Chi Minh from Biarritz to Paris to attend the peace conference at Fontainebleau. Here Ho and Sainteny await the arrival of their plane at the airport in Paris. Sainteny, in his memoirs, noted that Ho Chi Minh appeared exceptionally nervous on the occasion. – Đầu tháng 6/1946, đại diện nước Pháp Jean Sainteny hướng dẫn Hồ Chí Minh từ thành phố Biarritz đến Paris để dự cuộc họp về hoà b́nh tại Fontainebleau. Đây (trong h́nh này) Hồ và Sainteny chờ máy bay tại phi trường Paris. Sainteny, trong hồi kư của ông, đă ghi nhận là Hồ Chí Minh tỏ ra rất lo sợ một cách dị thường trên vấn đề Fontainebleau.

 

H́nh ảnh một ông Hồ được đề cao và tôn trọng bị phản lại khi tác giả ngựi Pháp Pierre Brocheux trong cuốn “Ho Chi Minh A Biography” cho người đọc thấy một Hồ Chí Minh bị khinh thường. Hồ đến dự Lễ Độc Lập 14/7/1946. Người ta đặt ghế cho ông ngồi gần thủ tướng Bidault, nhưng ông Bidault tỏ ra không thíện cảm với Hồ và đă  kéo ghế của ḿnh xuống chút để không ngồi ngang hàng với “địch thủ, và sau đó ghế của Hồ được lệnh dời xuống vài hàng .” Hiện tượng buồn cười này đă được Jacques Dumaine ( lo về sắp xếp, protocol) đăng trên báo sau đó.Giáo sư Brocheux viết (trang 120) về những tuyên bố của Hồ Chí Minh:

 

The Fontainebleau Conference came to a sudden halt. The night before Ho was to return to Vietnam, Salan said to him – and Ho must have known it was true – “We are going to fight each other, and it will be very difficult.” Indeed, Ho had told Sainteny and Marius Moutet, “If we have to fight, we will fight…You will kill ten of us and we will kill one of you, but you will be the ones who grow tired.”- Cuộc họp Fontainebleau bị tạm ngưng. Đêm trước khi Hồ trở về Việt Nam, ông Salan nói với ông ta – và ông Hồ phải đă phải biết đó là sự thật – “Chúng ta sẽ đánh nhau, và nó sẽ rất là khó khăn.” Hơn nữa, Hồ đă nói với Sainteny và Marius Moutet “Nếu chúng tôi phải đánh, chúng tôi sẽ đánh…Các ông sẽ giết chúng tôi 10 người và chúng tôi sẽ giết các ông có 1, nhưng các ông sẽ là những người trở nên mệt mỏi.”

 

Người ta đă thấy rơ bản chất sắc máu trong ông Hồ. Ông chủ trương dùng chiến thuật “biển người” và “tiêu thổ kháng chiến” trong chiến tranh để đạt tới mục đích tối hậu là thực hiện chế độ cộng sản.Thế nên hằng triệu thanh niên miền Bắc đă là con vật thiêu thân qua chính sách của ông.

 

Sainteny là thành viên Đảng Xă Hội, cũng như Marius Moutet. Hai người này đă thật sự giúp ông Hồ, ngay cả cũng trong đêm gặp tướng Salan, ông Hồ đến nhà Moutet rất khuya để ép Moutet kư cái gọi là “Tạm Uớc Fontainebleau 14/9/1946” hay gọi là “Modus Vivendi” khi Moutet lúc đó là Bộ Trưởng Thuộc Địa, không đại diện quốc hội Pháp. Điều nầy nói lên mưu chước Hồ Chí Minh, khi hết phương cứu chữa th́ dùng cách câu giờ. Ông mang “tạm ước” kư giữa hai cá nhân về Việt Nam gạt dân chúng là nước Pháp đă kư với ông. Như vậy th́ ông đă hạ ḿnh bằng mọi cách để được nằm trong “liên hiệp Pháp” cho Pháp hiện diện tại Việt Nam để tiếp tục cai tri. Thế th́ sao gọi là chống Pháp? Dù vận động ḷn cúi cách mấy Pháp cũng không chiu. Cuối cùng th́ Hồ Chí Minh cũng phải chuẩn bị chiến tranh với Pháp, và khi ấy th́ ông hô hào bằng những văn thư kêu gọi toàn dân chống Pháp, và ông thừa biết Pháp lúc này không phải Pháp thực dân hay xâm lược, mà Pháp của màu sắc chính trị mới sau thế chiến thứ 2 chấm dứt.

 

Giáo sư Brocheux nhận xét rằng khi bốn tháng ông Hồ ở Pháp về vụ Fontainebleau, ông Hồ đă ghi lại những hiện tượng trong năm 1946.

 

Brocheux ghi (trang 122):

He also noted international events that were important to him, like the declaration of independence in the Philippines in July 1946 and the U.S. atomic test on Bikini Atoll. But was it through ignorance or courtesy that he failed to mention the French evacuation of Lebanon and Syria in 1946, when France was forced to give up its colonialist claims in the Middle East? – Ông ta đồng thời ghi nhận những hiện tượng trên thế giới quan trọng đối với ông, như ngày tuyên bố độc lập của Philippines vào tháng 7/1946 và thử nghiệm bom nguyên tử Hoa Kỳ tại Bikini Atoll. Nhưng có phải do ngu dốt hay tế nhị mà ông ta đă không ghi nhận Pháp rút ra khỏi Lebanon và Syria vào 1946, khi nước Pháp bị ép phải bỏ những thỉnh cầu về quyền thuộc điạ tại Trung Đông?

 

Nước Pháp cũng như các nước có thuộc địa khác, trong giai đoạn 1946, đă trao trả độc lập lại cho tất cả các nước bị làm thuộc địa th́ dĩ nhiên Việt Nam không ngoại lệ. Hơn nữa, trước đó, 11/3/1945, sau khi Nhật đảo chánh Pháp, vua Bảo Đại đă xé hoà ước 1884 kư với Pháp và đă tuyên bố Việt Nam độc lập. Như lời Brocheux trên, Hồ Chí Minh đă cố t́nh “quên” vụ Pháp trả độc lập cho Lebanon và Syria vào 1946, trước khi chiến tranh hai bên xảy ra vào 12/1946, bởi v́ nếu nêu lên sự thật Pháp đánh Hồ không phải với mục đích thực dân hay xâm lược th́ chắc chắn không huy động được quần chúng chống Pháp.Tóm lại, v́ tham vọng biến Việt Nam thành một chư hầu của quốc tế cộng sản mà ông Hồ Chí Minh đă bất chấp thủ đoạn. Hồ Chí Minh đă muốn biến cuộc chiến 1946-1954 từ ư thức hệ thành thực dân, thành xâm lược. Ông biết chắc nhăn hiệu “chống thực dân” và “chống xâm lược” th́ toàn dân mới hưởng ứng, c̣n nếu nói ra sự thật Pháp chống ông v́ ông là tên quốc tế cộng sản sừng sỏ th́ chắc chắn sẽ bất lợi.

 

Như vậy th́ huyền thoại Hồ Chí Minh có công chống Pháp giành độc lập cần được phanh phui nhiều hơn cho tuổi trẻ được rơ. Dù lịch sử bị cộng sản bóp méo, xuyên tạc, nhưng phảng phất trong những chi tiết, người ta có thể dùng nó làm đối chiếu với những tài liệu khác để t́m ra một kết luận cho riêng ḿnh. Chiến tranh 1946-1954 chỉ là những trận chiến của cuộc chiến tranh ư thức hệ kéo dài tới 30/4/1975. Cố tổng thống Hoa Kỳ Nixon và Reagan là hai nhân vật am tường về cộng sản và có chính sách đối đầu rất có hiệu quả. Nixon, tác giả “No More Vietnam”, đă viết (trang 31):

“An obsessive fear of associating with European colonial powers blinded successive American administrations to a very simple fact: Communism, not colonialism, was the principal cause of the war in Indochina.” – Sự lo lắng về liên hệ với những thế lực thực dân Âu Châu đă làm lu mờ sự thành công của chính phủ Mỹ về một vấn đề rất đơn giản, đó là: Chủ nghĩa cộng sản, không phải thực dân, là nguyên do chính của cuộc chiến tại Đông Dương.

 

 

Bút Sử

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính