Ai đă dựng lên Khmer Đỏ

 

Bút  Sử

 

 

Ngày 8 tháng 4, 2009, trưởng nhà tù của Khmer đỏ là ông Kaing Guek Eav, tự là “Duch”, đă khai với toà án Liên Hiệp Quốc xử về tội diệt chủng, rằng chính ông đă vận động thu nhận giới trẻ nông dân huấn luyện trở thành những tên hành hung và sát nhân. Ông Duch đă thú tội diệt chủng và công nhận đă sát hại trên 15,000 người qua cổng nhà tù Tuol Sleng S-21 mà ông đă chỉ huy.  Duch được coi như nhân vật giết người có hạng, tội xếp hàng sau Pol Pot, người đă chết v́ bệnh vào 16 tháng 4, 1998. Ngoài ra, c̣n 4 cựu lănh đạo Khmer Đỏ hiện cũng đang bị giam chờ ngày xét xử.

 

Cuộc thảm sát tại Campuchia được thế giới biết qua h́nh ảnh một “killing field” bắt đầu từ 1975-1979 đă làm chết 1.7 triệu dân.  “The Killing Field” cũng là tên một phim Anh thực hiện vào 1984 về cuộc thảm sát khủng khiếp này. Trong phim một người Campuchia là nạn nhân c̣n sống sót,  bác sĩ Haing S. Ngor, đóng vai chánh.

 

Phiên toà đầu tiên của Liên Hiệp Quốc xử tội Duch xảy ra vào ngày  17 tháng 2, 2009. Nạn nhân rất nhiều, nhưng toà đă chọn 28 nguyên đơn tố tụng. Một vài điều đáng ghi nhận liên quan tới phiên toà này. Vào tháng 12, 2008, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đă cung cấp 14 cuốn phim tài liệu nói về chế độ Khmer Đỏ cho trung tâm tài liệu Campuchia tại Phnom Penh.

 

Trên đài RFI vào ngày 7 tháng 1, 2009, kư giả Phạm Phan tại Phnom Penh tường tŕnh về buổi lễ kỷ niệm ngày cộng sản Việt Nam đưa quân sang đánh đuổi Khmer Đỏ để “giải phóng” Campuchia. Ông kư giả đại ư nói:

 

Người ta hết lời ca ngợi công ơn v́ công cuộc giải phóng; nhưng có điều không một ai đề cập tới: Ai đă dựng nên Khmer Đỏ?

 

Cũng trên đài RFI, ngày 18 tháng 2, 2009, đại tướng cộng sản Lê Đức Anh, một thời là Chủ Tịch Nước,  trả lời phỏng vấn nhân phiên toà xử ông Duch đang diễn ra. Kư giả  tường thuật lời Lê Đức Anh:

 

Không xét xử là đồng nghĩa với việc bảo vệ tội ác của những kẻ đă dựng nên chế độ diệt chủng, ngay cả khi nhiều thành viên của chế độ tàn bạo đó đă chết.

 

Nghe xong, người viết chợt bàng hoàng nhớ ra một vài điều và tự hỏi: Ông Lê Đức Anh, như lời nói trên chứng tỏ một người có nhân tính và lẽ công bằng, thế nhưng cách nay hơn 30 năm ông có dám tuyên bố những lời như trên?

 

Tại Việt Nam, sau vụ Pol Pot và chiến tranh biên giới Việt Trung 1979, có xuất bản cuốn sách tựa đề “Trung Quốc-Việt Nam-Campuchia” của tác giả người Úc Burchett Wilfred.  Trong đó có đề cập tới một nhân vật tên Phạm Văn Ba của phe cộng sản, nguời có trách nhiệm huấn luyện Pol Pot. Ông Ba nói: (trang 68)

 

Xa-lốt-xa tức Pol Pot được phân công vào ban dân vận do tôi lănh đạo. Y được cử đi học tại trường dành cho cán bộ đảng.

 

Đầu năm 1975, Pol Pot sang cầu viện lănh đaọ Đảng Cộng Sản Việt Nam. Burchett Wilfred viết: (trang 174)

 

Pol Pot đến Hà Nội, ban lănh đạo Việt Nam hứa với Pol Pot: Chúng tôi sẽ “giải phóng” Saigon, chúng tôi giúp các bạn “giải phóng” Phông Phênh. Sau đó Việt Nam gửi sang pháo 130 ly và 122 ly kềm theo các khẩu đội pháo (tức bộ đội người VN)

…Phạm Văn Ba là Đại Sứ của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà bên cạnh chánh phủ Pol Pot tại Phôm Phênh trên hai năm. Từ năm 1975 đến 1977 tức trong khoảng thời gian cao điểm của cuộc tàn sát tại Kampuchia.

 

Về Phạm Văn Ba, trong cuốn “Thực Trạng của cuộc Chiến Tranh Việt Nam” xuất bản 1995, tác giả Lương Thành Nỉ ghi: (trang 277)

Tức nhiên ông Phạm Văn Ba và Đảng Cộng Sản Việt Nam chẳng hề lên tiếng tố cáo Pol Pot trong lúc này, thậm chí c̣n lời lẽ qua lại để tán thưởng, chúc tụng nhau, bốc thơm cho nhau…

 

Thử tự hỏi, 14 cuốn phim tài liệu về tội ác Khmer Đỏ mà Hà Nội gửi cho chánh phủ Campuchia có phần Pol Pot được huấn luyện bởi Đảng Cộng Sản Việt Nam hay không? Chắc chắn kẻ chiến thắng Cộng Sản Việt Nam thay đổi và bóp méo lịch sử, thủ tiêu các chứng cứ, giả nhân giả nghĩa, ngay cả dám tuyên bố những điều coi như là “tự chạy tội” của Lê Đức Anh. Ông cho là “không xét xử là đồng nghĩa với việc bảo vệ tội ác của những kẻ đă dựng lên chế độ diệt chủng…” Nhưng chính Đảng Cộng Sản Việt Nam đă góp tay dựng nên Pol Pot mới có cái tội ác này. Lừa gạt và che mắt thế giới coi như sở trường của người cộng sản bất chấp sự nghịch lư. Áp dụng lời tuyên bố của Lê Đức Anh th́ có phải Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam cần đem ra xét xử v́ chính họ là tội ác.

 

Tội ác của Đảng đă và đang kéo dài đến ngày hôm nay.  Hằng triệu dân Việt đă chết bởi bàn tay sắt của Đảng qua việc: Cải Cách Ruộng Đất, Nhân Văn Giai Phẩm, Thảm Sát Mậu Thân, vụ thảm sát học sinh tại Cai Lậy, vụ thảm sát Làng Ba Chúc phạm vi biên giới Việt Campuchia …và hằng ngàn những hiện tượng, những vụ tội ác dă man đă xảy ra không thể kể hết trên mảnh đất Việt Nam từ ngày Hồ Chí Minh mang chủ nghĩa ngoại lai vào. Nếu không có Hồ Chí Minh th́ đă không có hơn ba triệu mạng người hai miền Nam Bắc chết v́ cuộc chiến do chính Hồ tạo ra, không có gần triệu mạng bỏ thây trên biển đông khi trốn chạy chế độ cộng sản…

 

Nay, tháng 4, 2009, Đảng đang cúi đầu dâng nạp giang sơn của tổ tiên cho đàn anh Trung Cộng để bảo vệ ngôi vị được làm tay sai, được c̣n cai trị hơn 80 triệu dân mất hết quyền làm người.

 

Nay ông Lê Đức Anh dám mạnh miệng cho rằng phải xét xử những kẻ dựng ra chế độ tội ác sau khi chế độ Khmer Đỏ đă lụi tàn. Vậy có phải nó cũng đồng nghĩa với việc một ngày nạ đó chế độ Cộng Sản tại Việt Nam bị giải thể th́ cũng có một nhân vật nào đó nêu ra những ư nghĩ như ông.

 

Một lănh tụ độc tài vô nhân như Pol Pot, được đóng góp tạo ra từ Hà Nội, đă tiêu diệt một phần tư dân số, nếu chế độ này càng kéo lâu dài th́ càng tàn hại đất nước dân tộc Campuchia. C̣n các ông thầy của Pol Pot?  Các lănh đạo của chế độ cộng sản độc tài toàn trị tại Việt Nam th́ sao? Họ đă kéo dài nền thống trị trên 60 năm miền Bắc, trên 30 năm miền Nam, với quá nhiều chết chóc, đau thương, thống khổ… Khmer Đỏ của Campuchia đă vào quá khứ, c̣n dân Việt đang  chờ 15 ông Đảng Đỏ được giải trừ càng sớm càng tốt,  trước khi họ bị đem ra trước toà án quốc tế xử về tội ác chiến tranh.

 

(Nguồn từ ” Thực Trạng của cuộc Chiến Tranh Việt Nam“, tác giả Lương Thành Nỉ)

 

Khi bài viết này được đăng lên mạng vài ngày th́ đă có một đọc giả đăng góp thêm một tài liệu vô cùng bổ ích có liên quan tới vụ Làng Ba Chúc ở Tiền Giang. Để có một cái nh́n chính xác và mạch lạc hơn về thời gian tính và những hiện tượng xảy ra từ đầu năm 1975 cho tới sau 30/4/1975, chúng tôi xin đưa ra những nhận xét sau đây:

 

Như trên đă tŕnh bày Cộng Sản Việt Nam và Pol Pot vẫn c̣n cùng phe, đầu năm 1975 Pol Pot đến Hà Nội xin viện trợ và đă được Hà Nội hứa hẹn. Nhưng khoảng hơn hai năm sau th́ hai bên trở thành thù nghịch và tại sao? Nhân chứng c̣n sống đă kể lại cho biết chính bộ đội Cộng Sản Việt Nam đă giả dạng lính Khmer Đỏ lùa dân làng Ba Chúc vào các chùa và khu tập thể để sát hại rồi đổ tội cho lính Khmer Đỏ.

 

Ông Lương Thành Nỉ, tác giả cuốn “Thực Trạng Chiến Tranh Việt Nam” cũng đă ghi sơ qua một trường hợp tương tự như vụ Làng Ba Chúc đă xảy ra tại Tây Ninh. Ông ghi, trang 307:

 

Việc làm này cũng giống như hồi năm 1979, muốn lấy cớ để tiến đánh Khmer Đỏ trên đất Kamphuchia, họ đem pháo đặt ngay trên biên giới giữa hai nước hoặc bên trong lănh thổ năm ba cây số để bắn vào một số làng mạc Việt Nam gần biên giới. Đặc biệt “chúng” tàn ác nhắm bắn vào vùng tôn giáo Cao Đài, gây thảm cảnh cho quần chúng đạo….Nghe nói ở miền Tây đối với Phật Giáo Hoà Hảo họ cũng dùng thủ đoạn đó, rồi đổ thừa cho Pol Pot xâm lăng, nên phải tiến công triệt hạ nó để bảo vệ tổ quốc và đồng bào. Một số nông dân v́ nghèo khổ lang thang đi kiếm củi hoặc đào lượm miểng bom đem về bán mua gạo sống đở qua ngày, họ gặp phải bộ đội pháo của Bác Hồ từ miền Bắc vạ “giải phóng” đang bắn, chạy không kịp họ bị bắt thủ tiêu (?!) để bịt mối. Nhưng cũng có người chạy thoát được nên về kể lại cho người khác nghe.“

 

Khi đang viết bài này th́ chúng tôi có liên lạc với ông Nỉ để hỏi thêm về vụ Tây Ninh. Ông cho biết sau khi ra tù 1981, ông “lang thang” làm thầy thuốc Nam với mục đích t́m hiểu thêm t́nh h́nh, ông đă gặp một vài nhân chứng về vụ Cộng Sản Việt Nam dựng pháo di động để pháo vào thị xă Tây Ninh và các khu lân cận. Pháo này đặt tại Rừng Nhum, gần ranh giới Campuchia cách thị xă trên dưới 15 cây số, và một số pháo di động khác đặt tại Giồng Nần, cùng hướng Rừng Nhum hướng sâu vào nội địa Tây Ninh.

 

Ông Nỉ đưa ra kết luận:Cộng Sản Việt Nam tạo ra vụ pháo kích vào khu dân cư Tây Ninh và vùng Toà Thánh Cao Đài Tây Ninh và đổ tội cho Khmer Đỏ để từ đó có lư do tấn công qua Campuchia mănh liệt hơn. Con số nạn nhân chết và bị thương tại Tây Ninh sau vụ này chưa biết rơ là bao nhiêu. Lúc này Cộng Sản Việt Nam được lệnh Liên Sô đẩy lùi Khmer đỏ. Khmer Đỏ lúc đó đang nhận viện trợ từ Trung Cộng. Vụ Trung Cộng tấn công vào 6 tỉnh miền Bắc 1979 được coi như một bài học hăm dọa Cộng Sản Việt Nam.

 

Ông Nỉ c̣n phân tích thời gian tính trong vụ này: Ông Phạm Văn Ba làm đại sứ cộng sản tại Campuchia từ 1975 đến 1977, lúc lực lượng Pol Pot đang hoành hành. Như vậy th́ ông Ba phải về nước khoảng cuối năm 1977, sau lúc có những trận pháo kích này và từ đó hai bên thật sự trở thành đối thủ.

 

(Nguồn từ “Thực Trạng của cuộc Chiến Tranh Việt Nam” tác giả Lương Thành Nỉ)

 

 

Bút Sử

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính