Lao động

 

Bs. Phùng Văn Hạnh

 

 

Một yếu tố biến trại cải tạo CS thành cực h́nh, giết dần ṃn người tù là chế độ lao động. Có đọc “một ngày của Ivan Desinovich” và “quần đảo Goulag”của Solzhenitsyn, hồi kư về nhà tù Tuanhe, Xinan Trung Quốc, mới thấy các chế độ toàn trị khai thác lao động tù nhân một cách dă man chưa từng có. Cộng sản thường nói là: “lao động là vinh quang”. Song chúng dùng lao động như một h́nh phạt. Giáo sư sử học Phạm huy Thông nói với Hồ chí Minh là ở nước ta vấn đề giai cấp ở nông thôn gần như không có, v́ từ xưa đến nay, đất công điền chiếm hơn 90% diện tích dất trồng trọt và được chia đều cho nông dân, th́ họ Hồ dọa ngay: “phải đưa chú mầy đi lao động để hiểu rơ nông thôn hơn”. Dĩ nhiên là ông giáo sư nọ teo ngay và rút lui ư kiến. Trại cải tạo hóa thành một nông trường lớn ở giữa rừng, mang lại trước nhất là cho bộ máy công an nhiều lợi tức. Xe tải lớn của ty công an tỉnh thường xuyên lên chở gạo, heo ḅ, trứng, rau, gà vịt về để chia nhau xử dụng. Ngày tết trại viên đan hàng trăm lồng nhốt gà để biếu các ông lớn. Tất cả của cải ấy do trại viên làm và bị bóc lột thậm tệ, v́ trại viên ăn sắn là chính, gạo mỗi ngày chưa đến một lon mỗi đầu người. Ăn với nước muối hoặc mắm cái pha loăng với nước. Nói là tạo ra một xă hội không bóc lột mà chính ḿnh lại bóc lột. Trại tù được gọi bằng một danh từ “Trại cải tạo”, nghĩa là trại viên được giáo dục uốn nắn để trở nên công dân XHCN. Nhưng thực tế là CS Việt Nam đă bắt chước khuôn rập chế độ tập trung Goulag của Nga và Tàu, một phương tiện tiêu diệt dă man những thành phần chống đối hoặc không thích phuơng thức áp đặt tổ chức XHCN Lúc tôi c̣n lưu dung tại Bệnh Viện Đà-Nẵng, một sáng đi ăn phở, t́nh cờ gặp Bác sĩ Giám đốc (mới từ Hà-Nội chuyển vào) trong tiệm phở. Ông đi với vợ và đứa con gái. Lúc cùng ngồi ăn, có vài người ăn mày đến năn nỉ chừa thức ăn thừa lại cho họ. Tôi bằng đến nói nhỏ với chủ quán kêu mấy người ăn mày lại ngồi một bàn riêng và dọn phở cho họ ăn, sau đó tôi sẽ trả tiền. Với hành động đó tôi ngầm cho bác sĩ cách mạng rằng: các anh nói đến nhân đạo song lại không có phương tiện để thực hiện. Vả lại trong ḷng có thật thương người nghèo khổ, có ḷng từ bi, mới nói đến chuyện thiết lập một xă hội công b́nh bác ái. Mà h́nh như họ chỉ muốn có một giai cấp công nhân giàu mạnh, c̣n những người ăn mày chắc không có trong chương tŕnh họ.

 

Giai cấp công nhân th́ chỉ có đảng viên. Chứ đại đa số công, nông cũng sống trong thiếu thốn, nghèo cực. Y như là họ lợi dụng danh nghiă mà thôi. Với danh nghĩa một giai cấp công nhân tưởng tượng, trại tập trung được thiết lập do sáng kiến của Lénin, là để tiêu diệt kẻ thù giai cấp bằng lao động chết bỏ, và những phương pháp trấn áp dă man nhất. Sự thật là để thiết lập một chính quyền cho giai cấp mới, cho một triều đại phong kiến mới. Lénin là một Nga hoàng mới trong điện Kremlin. Lịch sử cho thấy loài người tiến bộ là nhờ có bộ óc thông minh. Chính giới trí thức dẫn dắt nhân loại đến văn minh, khoa học, sản xuất cao, chứ không phải là công nhân Tiên lănh gồm cả trại Na sơn, Thôn năm, trại nữ v.v.. có đến 5000 (năm ngàn) người lao động. Công việc hàng ngày gồm nông nghiệp, chăn nuôi, tiểu công nghệ. Nông nghiệp canh tác nhiều ruộng nấc thang. Công việc đồng án cổ truyền chẳng thay đổi mấy từ đời Hồng bàn từ gieo mạ, cày bừa cấy lúa, phát bờ, làm cỏ, rải phân. Rồi đến mùa lúa chín, gặt, gánh lúa về trại. Rồi những đêm thức đến khuya để đạp lúa. Rồi phơi lúa, gánh nhập kho. Ruộng làm được hai mùa, nên trại viên đầu tắt, mặt tối quanh năm, suốt tháng làm như cái máy.

 

Thời gian đi như trong sương mù u uất. Ăn không no, làm không nghĩ. Trên con đường lao động nô lệ nầy, biết bao nhiêu người đă gục ngă. Bài báo mới đây của kư giả Scott Johnson ước tính 80.000 tù cải tạo đă chết v́ chế độ nghiệt ngă trong trại tập trung Việt cộng. Cũng nên kể các nữ trại viên chính trị và h́nh sự ( đĩ điếm,bụi đời ) đă c̣ng lưng cấy lúa, làm cỏ, đă bơi trong ruộng lầy không đáy mùa mưa lạnh,. Trường hợp cày ruộng không phải bằng trâu mà bằng người cũng xảy ra ở đây. Trồng rẩy th́ đúng làm giống người Thượng: bắt đầu là phát rẩy, đốt rẩy, rồi gieo lúa, bắp, đậu. Phát rẩy là một quang cảnh khó quên Hàng trăm trại viên, tay cầm rựa sắp hàng dài dưới chân núi. Trước mặt là cánh rừng hoang sơ, bạt ngàn, xanh nghít, cây cao vút. Các cây nhỏ chặt bỏ trước, rồi những thân cây có đường kính dưới 10cm. Đ̣an người tiến tới đâu cây ngă rạp xuống. Sau khi cả triền núi đă quang đảng th́ bắt đầu hạ chói, nghĩa là dùng ŕu hạ những thân cây lớn hơn 10cm. Cả một vùng chát chúa tiếng ŕu, tiếng hô coi chừng cây đỗ. Những cây cổ thụ đỗ xuống nghe rầm rầm vang dội. Phải dọn một ṿng đai trống trơn không có cành lá rộng 10 m quanh đám rẩy để khi đốt rẩy không cháy lan vào rừng. Đốt rẩy là một phí phạm năng lượng và tài sản quốc gia đáng kể. Bao nhiêu gỗ biến thành tro.(Chung quanh trại Tiên lănh, rừng bị phá đi có đến 15km đường bán kính. Bởi thế mùa lụt nước lũ băng băng gây thiệt hại lớn lao, chết chóc ở đồng bằng.) Đợi chừng một tuần lễ cho cành lá khô bớt rồi đốt rẩy. Ngọn lửa cao đến 10m, khói mịt mù. Tiếng nỗ lách tách liên hồi. Sức nóng tỏa ra. Trại viên thỉnh thoảng lại dùng sào dài xáo đống cây lá cháy cho hết. Mồ hôi tầm tă. Khát nước rát cổ. Một tuần lễ sau, bắt đầu trồng lúa. Nam trại viên sắp hàng dài, tay cầm chày có đầu bịt sắt, chọt lỗ. Nữ trại viên theo sau, tay cầm chén lúa, cúi xuống, thả vào lỗ 4,5 hạt lúa. Thường sau mùa lúa rẩy là trồng sắn. Mỗi người một cái cuốc, đào lỗ cách nhau 50cm, bỏ hom sắn nghiêng 45 độ, rồi lấp đất lại. Có khi trồng bắp. Kỷ thuật cũng gần như trồng lúa. Ở những giải đất bồi ven sông thường trồng đậu phụng. Sợ trại viên đói ăn đậu giống, cán bộ hay trộn phân người vào, song vẫn có kẻ phủi phủi rồi ăn v́ quá đói!

 

Những trại viên tiến bộ, hoặc cấp bậc thấp, không có tỏ dấu hiệu chống đối, thường được chọn vào các toán chăn nuôi, phụ trách trại gà, trại vịt, trại heo nuôi heo giống và heo ăn thịt, trại chăn nuôi trâu và ḅ. Ngoài ra có toán cấp dưỡng lo nấu ăn và nấu nước uống. Toán thợ nề lo xây cất nhà. Toán thợ rừng vào rừng sâu đốn và xẻ gỗ. Có một lần họ đă hạ một cây lim đường kính gần 4m. Công việc cả tháng mới xong và làm mẻ vô số ŕu. Toán mộc đóng bàn ghế cho cơ quan công an. Toán rèn, rèn rựa,mác, cuốc,xuổng để làm nông. Toán kho lo kế toán và thu nhập sản phẩm trại vào kho. Toán rau trồng rau và bầu bí cung cấp rau cho cơ quan và trại. Tổ đan gồm những người già và ốm yếu lo đan đát thúng mủng, chẻ lạt mùa gặt, chẻ và đan mây. Tổ xe lái xe vận tải chở hàng từ trại xuống đồng bằng hay ngược lại.

 

Nói chung, người ta thường nói nước sông công tù. Tài nguyên nhân lực cho không. Cho ăn th́ ít, mà ép phải lao động tối đa. Kinh tế trong nước càng đi xuống th́ càng cần nhiều tù nhân sản xuất không công để cung ứng cho bộ máy công an. Nếu không có sức ép của Mỹ, bao vây kinh tế, th́ dễ ǵ họ thả những người cải tạo ra. Chung qui họ rêu rao, không có biển máu, song hành hạ sống dở, chết dở, khai thác triệt để sức lao động, quả là thâm hiểm vô cùng. Theo luật pháp khi xă hội tước quyền tự do của một cá nhân và giam giữ họ, đồng thời xă hội có trách nhiệm về an sinh người ấy, nghĩa là cho ăn uống đầy đủ, săn sóc y tế đàng hoàng. Chỉ có luật rừng mới đối đải tù nhân như vậy. Lúc ra tù, trại phát cho tôi 60 đồng, nói là tiền công lao động của 12 năm tù. Sao có chuyện mĩa mai đến thế! Trong ư họ là chúng tôi bắt giam anh, và cưỡng bách anh lao động. Chúng tôi đă cho anh ăn, ở, dạy dỗ nên người. Công anh chúng tôi cũng trả rồi. Nhân đạo đến từng chi tiết!

 

Lao động mệt gần chết, thế mà c̣n tranh thủ: “làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm, làm thêm ngày nghỉ”! Việc đồng án chiếm hết thời gian ban ngày. Thế th́ xây hồ cá Bác Hồ, nhà thủy tạ, đập thủy điện làm tranh thủ ban đêm vậy. Làm sao quên được những tối dưới ánh sáng đuốc bập bùng, hàng trăm trại viên khiêng những trạc đất nặng, từ ḷng hồ leo lên lưng đồi. Đến 11giờ đêm, sau 4 giờ làm việc, mới về nghỉ. Tranh thủ cả tháng. Mùa gặt tranh thủ đạp lúa. Đầu mùa tranh thủ nhổ mạ, lột đậu. Cuối tuần làm lao động XHCN. Âu châu chiều thứ sáu đă được nghỉ C̣n XHCN làm bảy ngày. Thế mà sản xuất vẫn kém! Lao động có ǵ khó đâu. Chỉ cần cấp đủ năng lượng, và nghỉ ngơi bồi dưỡng. Ta thấy ở Bắc Mỹ, người ta lao động cật lực, song ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi dài hạn, đi du lịch thường xuyên. Thấy tôi nhổ sắn với găng tay, cán bộ cấm và bắt làm như mọi người. Họ đâu cần năng suất, họ muốn đầy đọa. Họ là những nông dân, cứ tưởng tôi làm việc dở. Tôi đă gặt thi với một tên dẫn giải kh́ nó trề môi, chê tôi. Tôi đă gặt vượt lên nó nửa lối. Nó bỏ lên bờ, giận dữ.Tôi đă nhổ mạ với tốc độ cao, chỉ nhờ hợp lư hóa các cử động, bỏ đi các động tác dư thừa.

 

Sức chịu đựng con người, ở trại cải tạo gần như là một phép lạ. Mệt mà vẫn lê lết làm cho đến cùng, rồi cũng vượt qua. Tuy nhiên biết bao nhiêu tuổi trẻ hao phí, tài năng thui chột, và lắm kẻ đă ra đi vĩnh viễn. Sau đây là bài thơ về cái mệt ấy:

“Mệt. Cảm giác ấy, ngày xưa họa hoằn, ta mới biết. Sao bây giờ cứ bám riết lấy ta.

 

Sáng tờ mờ kiểng thức ngân nga.

Giấc ngủ trở trăn, mệt không muốn dậy.

Rửa mặt qua loa, mặc đồ lao động.

Sắn độn cơm, nước muối chan vào.

Răng cỏ lung lay, nhai nuốt thều thào.

 Ăn cũng mệt, xưa kia là cái thú.

Ra cổng sắp hàng, vật vờ đếm số.

Chạy lấn tranh nhau dành dụng cụ tốt cho ḿnh.

Buổi sáng mai hồng, cây cỏ tươi xanh,

Chim hót líu lo, gọi người cùng vui ngày mới.

Muốn hát cùng chim, nhưng hỡi ôi mệt không chịu nổi.

Phân gánh trên vai, lại phải leo đồi,

Chân bước run run, thở muốn hụt hơi

Đến Đồng Mộ, nằm dài trên bờ cỏ.

Trời xanh biếc cao, gió sớm mai mát rợi.

Nhắm mắt vài giây, cho cơn mệt tiêu tan,

Nhưng bọn cán bộ ác ôn hối phải đi làm.

Lại một ngày chặt bờ, rải phân, ṃ cỏ.

Nửa buổi đói meo, ră rời, mồ hôi đổ.

Mau lấy ra miếng đường nhỏ lận lưng.

Bỏ vào mồm, dịu ngọt quá chừng:

Quà yêu thương vợ thăm nuôi tiếp tế

Dù xa cách, em cùng anh, ngọt bùi, chia xẻ

Cùng dự phần đói mệt với anh.

Trời đứng trưa, hơi nước ruộng nồng, tanh.

Nắng rát trên lưng, mệt đà muốn xỉu

May nhà trưởng truyền lịnh trên cho nghỉ

Vào b́a rừng, ngồi tựa gốc cây.

Mở lon gô, cơm sắn nửa gô đầy

Chan nước muối, uể oải nhai, cố nuốt

Nuốt tủi cực, ê chề, đắng cay, chua xót

Công việc buổi chiều trong mệt mỏi lê thê.

Ngày đă tàn, lếch thếch kéo nhau về.

Mỗi người c̣ng lưng, trên vai cây củi

Tranh thủ vác về cho Cấp dưỡng

Mặc rừng xanh thẵm, mặc suối reo vui

Lầm lũi tù đi, mong chóng đến nơi.

Ăn hối hả, c̣n đi tranh thủ.

Như cái máy, khiêng đất đào đi đổ.

Miệng đắng, mồ hôi, mệt bám riết không rời.

11 giờ đêm, nghỉ việc, thở phào.

Rửa vội vă đi nằm, nền xi-măng lạnh toát.

Nhai trệu trạo miếng chuối khô, phiêu diêu trong chốc lát

Giấc ngủ chờn vờn, thân thể ẩm ê.

Bạn tù hai bên, rên, ngáy, nói mê.

Mệt dai dẵng, thấm vào từng thớ thịt.”

 

Để biết bộ máy đàn áp công an CS hiệu quả thế nào, chỉ cần so sánh một tù binh Kỳ Sơn ngày nhập trại và một năm sau. Lúc vào c̣n mập mạp, mặt c̣n đầy, má chưa tóp, quần áo lành lặn, áo trận dày bền, nịt da, giày đinh. Một năm sau ốm tong teo, má tóp, da xanh bủng, áo quần rách mướp, buộc vá tùm lum. Mỗi năm được phát hai bộ bà ba màu xám vải ta mỏng, c̣n áo quần nhà binh, giày, đồng hồ bút máy bị tịch thu hết. Lao động th́ nặng nề, mồ hôi tầm tả, áo vải ta rách rất mau. Thế rồi có kỷ nghệ mài kim, vá áo quần với bao tải.

 

... Từ một sĩ quan biến thành ăn mày đói rách. Lần bại trận nầy thật triệt để thảm thương. Có thơ tự vịnh rằng:

 

Khi anh nhập trại công an

Tù binh qui chế đổi sang tù thường

Xuống xe quần áo đàng hoàng

Áo trận, nịt lính, chân mang đôi giày

Da rám nắng, má c̣n đầy

Dáng người khỏe mạnh, chân tay no tṛn

Một năm sau, anh chỉ c̣n

Bộ xương cách trí, lưng c̣ng, da nhăn,

Mặt mày hốc hác bủng xanh

Áo quần rách mướp như anh ăn mày

Lao động vất vả hằng ngày

Ăn uống thiếu thốn đói quay ṃng ṃng

 

Trong lao động thường ngày, thỉnh thoảng có vụ đi mây.

 

Đi mây không phải là “đi mây, về gió” như những ông tiên nâu, mà là đi bứt mây. V́ trại hàng ngày cần mây để đan trạc, giỏ, hay lạt mùa gặt, nên mây ở rừng gần hết dần. Khi tôi đi mây, th́ phải đi rất xa. Phải leo lên những dốc dài 5 km. Vào những rừng hoang sơ, lội qua những suối trong veo, róc rách, chui qua những bụi bờ rậm rạp, luồn dưới những cây cổ thụ sum sê, để đi t́m giây mây. Mây mọc dài, có khi đến 100m, choàng lên những cây cổ thụ. Nếu gặp may chỉ một giây mây là đủ một gánh mây Đó là những giây mây già, xoắn tṛn chồng lên trên mặt đất có khi cao ngang ngực. Chặt giây mây ra từng đoạn dài 2m bó thành hai bó. Xóc đ̣n vào giữa mỗi bó và túm đầu trên hai bó lại, tạo thành chữ A. Kê vai vào vạch ngang chữ A gánh về điểm hẹn, thường là ở bên ḍng suối. Cùng nhau mở cơm sắn bới theo, ăn trưa. Rồi tiếp tục xuống núi, về trại. Đi mây cũng nhọc nhằn, đổ mồ hôi, sôi nước mắt nhưng thích ở chỗ vào rừng hoang sơ, cảm giác tự do gây hưng phấn, nói to, hoặc hát một ḿnh thoải mái. Đất nước quá đẹp và trù phú, nhưng trong tay bọn cộng sản, thế nào cũng có ngày, chúng biến rừng hoang sơ thành đồi trọc.

 

Nói đi mây, th́ phải nói tổ đan v́ mây đi về là để tổ đan dùng. Tổ nầy gồm những người già và bệnh tật kinh niên, trong ấy có ông Trịnh Thể là một nhân vật ṇng cốt của Quốc dân Đảng Đà-Nẵng. Ông là một giáo sư rất được học tṛ mến thương và kính nể. Những ngày tù đày đă làm cho ông suy yếu đi nhiều, và ông chết không lâu sau khi ra trại. Ông là một người thầy gương mẫu như cụ Trần văn Hương, tiết tháo, tư cách. Tổ đan cung cấp cho lao động những vật dụng như trạc gánh sắn, đ̣n gánh, rổ rá cho cấp dưỡng, lồng nhốt gà vịt cho chăn nuôi, lạt mây bó lúa cho mùa gặt. Nói chung là sự bóc lột lao động của tuổi già, người yếu đau tật nguyền, đáng lư phải được nghỉ ngơi Trong lao động thợ rừng cũng đóng góp nhiều công sức, cung cấp không biết bao nhiêu là gỗ tốt cho trại và nhất là cho bọn cán bộ công an tham nhũng từ trên xuống dưới, lấy gỗ tốt về làm nhà, hoặc bắt trại viên đóng bàn ghế, tủ, giường riêng cho ḿnh. Nhưng thợ rừng được ăn uống đầy đủ, v́ họ có thể bẫy thú rừng, cải thiện thoải mái, v́ sống ngoài trại, nên họ có đủ sức khỏe để lao động nặng. Trại mộc nằm ngoài bờ rào trại, nhưng thợ mộc tối phải vào ngủ trong trại. Công việc họ phần lớn là phục vụ cho cán bộ và ty công an.

 

Ngoài ra trại chăn nuôi cũng rất quan trọng. Nuôi trâu để cày, nuôi ḅ, heo, gà vịt để lấy thịt song tù nhân th́ ăn thịt một năm có hai lần. Sản xuất thịt là để cung ứng cho công an từ trại cho đến ty. Ngoài ra c̣n bán ra thị trường để thu tiền cho qũy sản xuất trại. Nhưng biết bao nhiêu của cải vật chất, thành quả lao động của tù lọt vào tay bọn công an CS tham nhũng.

 

 

Bác sĩ Phùng Văn Hạnh

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính